Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Giáo án mĩ thuật 6 chuẩn ktkn_bộ 12...

Tài liệu Giáo án mĩ thuật 6 chuẩn ktkn_bộ 12

.DOC
89
645
89

Mô tả:

Giáo án MT 6 Tuần 1 Tiết 1 : Bài 1 - Vẽ trang trí Ngày soạn: Ngày dạy CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC A.Mục tiêu 1.Kiến thức : Hs hiểu biết về hoạ tiết trang trí dân tộc và ứng dụng của nó 2.Kỹ năng: HS vẽ được một số hoạ tiết trang trí dân tộc và tô màu theo ý thích 3.Thái độ : Học sinh nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, nhận ra vẻ đẹp của nghệ thuật miền xuôi và miền núi . B.Phương pháp -Quan sát vấn đáp trực quan, gợi mở - Luyện tập, thực hành nhóm C.Chuẩn bị 1) GV: -Bộ đồ dùng dạy học MT 6 -Tranh về chạm khắc gỗ Việt nam - Tài liệu tham khảo"Lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học" của Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Thái Lai - Hình minh hoạ hướng dẫn cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc 2) HS:-Tranh ảnh liên quan đến bài học. - Giấy , chì , màu , tẩy D.Tiến trình dạy học I.Ổn định lớp (1') : Kiểm tra sĩ số II.Kiểm tra bài cũ III. Bài mới : (38') 1.Đặt vấn đề : Trang trí là một phần quan trọng của cuộc sống , phản ánh sự phát triển hay trì trệ của xã hội. Trang trí là bộ môn quan trọng trong môn học mĩ thuật. Bài hôm nay giới thiệu cho các em biết về hoạ tiết dân tộc cách chép và trang trí chúng . 2.Triển khai bài : Hoạt động của Giáo viên và Học Sinh Nội dung Hoạt động 1 : Quan sát- nhận xét ? Gv giới thiệu một số công trình kiến trúc, đình chùa và chỉ rõ các hoạ tiết ở trang phục dân tộc bằng đĩa hình hoặc tranh trực tiếp 1 Năm học 2012 – 2013 I – QUAN SÁT, NHẬN XÉT CÁC HỌA TIẾT TRANG TRÍ Giáo án MT 6 ? Các hoạ tiết này được trang trí ở đâu - Đây là những hoạ tiết trang trí trên trống đồng, trên váy áo người dân tộc ?Chúng có hình dáng chung như thế nào? ? Hoạ tiết trang trí thường thể hiện nội dung gì , do ai sáng tác ? Đường nét của hoạ tiết đó như thế nào ? Các hoạ tiết đó được sắp xếp theo nguyên tắc nào ? Em có nhận xét gì về màu sắc của các hoạ tiết dân tộc. 1.Hình dáng : hình vuông, hình tròn, hình tam giác 2.Nội dung : Là các hình hoa lá, mây,sóng nước, chim muông được khắc trên gỗ, vẽ trên vải trên gốm sứ. 3.Đường nét : Mềm mại, uyển chuyển phong phú nét vẽ giản dị, khúc chiết 4. Bố cục : Cân đối, hài hoà thường đói xứng xen kẻ hoặc nhắc lại 5. Màu sắc : Rực rỡ , tươi sáng hoặc hài hoà. Hoạt động 2 : Cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc Gv : Khi quan sát- nhận xét phải tìm ra hình dáng chung của hoạ tiết . ? Sau khi có hình dáng chung ta phải làm gì G yêu cầu HS phân tích các bước minh hoạ trên ĐDDH *GV kết luận, bổ sung. II – CÁCH CHÉP HỌA TIẾT DÂN TỘC B1: Quan sát, nhận xét tìm ra đặc điểm của hoạ tiết (vẽ hình dáng chung của hoạ tiết) B2: Phác khung hình và đường trục B3: Phác hình bằng nét thẳng B4 : Hoàn thiện bài vẽ và tô màu * GV ra bài tập, học sinh vẽ bài - GV bao quát lớp, hướng dẫn , chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được - Hướng dẫn một vài nét trực tiếp lên bài của những em vẽ yếu Hoạt động 3: Thực hành II – THỰC HÀNH + Chọn và chép một hoạ tiết trang trí dân 2 Năm học 2012 – 2013 Giáo án MT 6 tộc sau đó tô màu theo ý thích. + Kích thước 8 x 13 cm + Màu tuỳ thích. IV- Đánh giá - Củng cố:(4') - Gv thu một số bài vẽ của HS (4-5 bài ) yêu cầu hs nhận xét về ? Hình dáng của hoạ tiết như thé nào ? Bố cục của hoạ tiết ? Màu sắc của hoạ tiết - GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những em trả lời tốt, động viên những ẻmtả lời chưa tốt. V- Dặn dò: (2') - Chép hoạ tiết trang trí ở nhà - Chuẩn bị bài 2 - Sưu tầm tranh ảnh về mĩ thuật Việt nam thời kì cổ đại. - Giấy A4, bút nét to… * RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… 3 Năm học 2012 – 2013 Giáo án MT 6 Tuần 2 Ngày soạn: Tiết 2: Bài 2 – Thường thức mĩ thuật Ngày dạy : SƠ LƯỢC MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ CỔ ĐẠI A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS được củng cố thêm kiến thức về lịch sử Việt Nam thời kì cổ đại 2. Kỹ năng: HS trình bày được các sản phẩm mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại và những đặc điểm cũng như công dụng của chúng . 3. Thái độ : HS trân trọng nghệ thuật của cha ông B. Phương pháp: - Quan sát- vấn đáp -trực quan - Luyện tập - thực hành nhóm C. Chuẩn bị : 1 GV: Tranh mĩ thuật ĐDDH6 -Tài liệu tham khảo mĩ thuật của người Việt, bảo tàng mĩ thuật Việt nam, tranh ảnh về Mỹ thuật cổ đại, Tranh trống đồng cỡ lớn, bản đồ khu vực châu á 2. HS: Giấy, chì, màu, tẩy -Bài viết về mĩ thuật cổ Việt Nam -Tranh ảnh mĩ thuật Việt Nam -Giấy RôKi , bút nét to D. Tiến hành I.Ổn định lớp (1') : Kiểm tra sĩ số II-Kiểm tra bài cũ(2') ? Nêu cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc III- Bài mới (36') 1 Đặt vấn đề: Thời kì cổ đại qua đi để lại cho mĩ thuật Việt Nam những sản phẩm vô giá. Đó là những sản phẩm về điêu khắc chạm khắc mạng đậm nét hào hùng và tinh thần dân tộc sâu sắc . 2. Triển khai bài : Hoạt động của Giáo viên và Học Sinh Nội dung Hoạt động 1 : Sơ lược về bối cảnh lịch sử GV chỉ trên bản đồ vị trí đất nước Việt Nam : là một trong những cái nôi loài người có sự phát triển liên tục qua nhiều thế kỉ . 4 Năm học 2012 – 2013 I – SƠ LƯỢC VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ Giáo án MT 6 ? Thời kì lịch sử Việt nam được phân chia làm mấy giai đoạn + 3 giai đoạn: -Thời kì đồ đá: XH Nguyên thuỷ -Thời kì đồ đồng: Cách đây khoảng 40005000 năm -Thời đại Hùng Vương với nền văn minh lúa nước đã phản ánh sự phát triển của văn hoá - xã hội trong đó có mĩ thuật. Hoạt động 2 : Sơ lược về Mỹ thuật Việt Nam thời kì cổ đại ? Hình vẽ mặt người được khắc ở đâu *Hình mặt người trên vách hang đồng nội ? Nêu những đặc điểm của hình vẽ mặt người ? Nêu nghệ thuật diễn tả của chạm khắc thời kì đồ đá * Đặc điểm nghệ thuật: Góc nhìn chính diện, đường nét dứt khoát rõ ràng, bố cục cân xứng,tỉ lệ hài hoà ? Kể tên những dụng cụ đồ đồng của mĩ thuật Việt Nam -Gv hướng dẫn cho HS xem tranh trên ĐDDH II – SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ CỔ ĐẠI 1. Mĩ thuật thời kì đồ đá *Hình mặt người trên vách hang đồng nội -Khắc gần cửa hang, trên vách nhủ ở độ cao từ 1,5m đến 1,75m vừa với tầm mắt và tầm tay con người -Phân biệt được nam hay nữ, các mặt người đều có sừng, cong ra hai bên 2. Mĩ thuật thời đồ đồng GV yêu cầu HS thực hành theo phương -Trải qua 3 giai đoạn : Phùng pháp nhóm Nguyên,Đồng Đậu, Gò Mun -Công cụ : Rìu,dao găm, giáo mác,mũi lao ? Trình bày xuất xứ của trống đồng Đông được chạm khắc và trang trí đẹp mắt Sơn -Đồ trang sức và tượng nghệ thuật "Người ? Vì sao trống đồng Đông Sơn được coi là đàn ông bằng đá" (Văn Điển- Hà Nội) trống đồng đẹp nhất Việt Nam *Trống đồng Đông Sơn + Ở Đông Sơn (Thanh Hoá), nằm bên bờ ? NT trang trí mặt trống và tang trống có gì sông Mã đặc biệt +Nghệ thuật trang trí đẹp mắt giống với các trống đồng trước đó đặc biệt là trống đồng Ngọc Lữ ? Bố cục của mặt trống dược trang trí như +Nghệ thuật chạm khắc đặc biệt thế nào +Bố cục là những vòng tròn đồng tâm bao ? Những hoạt động của con người chuyển lấy ngôi sao nhiều cánh ở giữa động như thế nào *Là sự kết hợp giữa hoa văn hình học với ? Đặc điểm quan trọng nhất của nghệ thuật chữ S và hoạt động của con người, chim Đông Sơn là gì? thú rất nhuần nhuyễn hợp lí. +Chuyển động ngược chiều kim đồng hồ +Chuyển động ngược chiều kim đồng hồ 5 Năm học 2012 – 2013 Giáo án MT 6 gợi lên vòng quay tự nhiên , hoa văn diễn tả theo lối hình học hoá +Hình ảnh con người chiếm vị trí chủ đạo. gợi lên vòng quay tự nhiên , hoa văn diễn tả theo lối hình học hoá +Hình ảnh con người chiếm vị trí chủ đạo. IV- Đánh giá - Củng cố:(4') Trò chơi ô chữ có 7 hàng ngang, 11 hàng dọc và 7 gợi ý 1.Thời kì mĩ thuật đầu tiên trong xã hội nguyên thuỷ 2.Tên gọi chung của rìu, giáo mác, lao .....( 6 chữ cái ) 3.Tượng người đàn ông tiêu biểu cho mĩ thuật thời đồ đồ đồng(7 chữ cái ) 4.tượng ngưòi trên vách hang đồng nội được khắc ở đâu(7..") 5.Hoa văn chủ yếu trang trí trên mặt trống đồng (4..") 6.Hình ảnh này chiếm vị trí chủ đạo trong trang trí (8...") 7.Một trong 3 giai đoạn cao nhất của mĩ thuật thời đồ đồng (5...") đ c c c ử a h c o n n g ò h a h g m ồ c â n ữ ừ u Đ Ô n N g S Ơ N á g c ụ đ è n i V.Dặn dò : (2') -Học thuộc bài cũ - Chuẩn bị bài 3- Sơ lược về luật xa gần - Mỗi nhóm từ 2-3 em chuẩn bị 2 tờ giấy A2 - Đọc trước bài Luật xa gần - Giấy, chì, tẩy * RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… 6 Năm học 2012 – 2013 Giáo án MT 6 Tuần 3 Tiết 3: Bài 3 - Vẽ theo mẫu Ngày soạn: Ngày dạy: SƠ LƯỢC VỀ LUẬT XA GẦN A. Mục tiêu: 1. Kiến thức : HS hiểu thế nào là luật xa gần, những điểm cơ bản của luật xa gần 2.Kỹ năng : HS biết vận dụng luật xa gần để quan sát , nhận xét vật mẫu trong các bài học 3.Thái độ : HS yêu quý vẻ đẹp thiên nhiên thông qua việc học môn luật xa gần B. Phương pháp: - Vấn đáp - gợi mở - Luyện tập- thực hành C. Chuẩn bị 1.GV: - Tranh ảnh minh hoạ về luật xa gần, bài mẫu cho HS tham khảo - Tranh ảnh về con đường, hàng cây, phong cảnh, góc phố - Bài mẫu của HS năm trước 2. HS: -Sưu tầm một số tranh ảnh về luật xa gần - Giấy chì, mẫu thật D.Tiến hành: I.Ổn định lớp (1') : Kiểm tra sĩ số II- Kiểm tra bài cũ(2') :? Trình bày những tác phẩm tiêu biểu của Mỹ thuật cổ đại Việt Nam III- Bài mới (36'): 1. Đặt vấn đề: Khi đứng trước một khoảng không gian bao la rộng lớn : Cánh đồng, con sông, dãy phố, hàng cây, cảnh vật cáng xa thì càng nhỏ và mờ dần , những cảnh vật gần thì lại rõ ràng to hơn , màu sắc đậm đà hơn. 2.Triển khai bài: Hoạt động của Giáo viên và Học Sinh Nội dung Hoạt động 1: Quan sát nhận xét * GV cho HS xem những bức tranh hàng I.Quan sát- nhận xét cây con sông, dãy phố ? So sánh 2 hình ảnh về độ mờ rõ của * Vật ở gần : To,cao rộng và rõ hơn, màu chúng sắc đậm đà hơn +GV minh hoạ lên bảng những đồ vật đã * Vật ở xa : Nhỏ, thấp,hẹp mờ, màu sắc thì chuẩn bị sẵn hoặc treo những đồ vật đó lên nhạt hơn so với vật ở trước 7 Năm học 2012 – 2013 Giáo án MT 6 ? Tại sao vật này lại lớn hơn vật kia dù trong thực tế nó hoàn toàn giống nhau về kích thước Gv : Để trả lời câu hỏi này chúng ta bước sang phần 2 (GV chuyển hoạt động và ghi bảng) * Vật trước che khuất vật sau " Gần to xa nhỏ, gần rõ xa mờ " Hoạt động 2 : Những điểm cơ bản của luật xa gần ? Đường tầm mắt là gì GV cho hs xem đường tầm mắt ở cao và đường tầm mắt ở thấp ? Đường tầm mắt phụ thuộc vào yếu tố gì (Khi đứng ở vị trí cao thì đường tầm mắt ở thấp và ngược lại) ? Điểm tụ là gì (GV treo đd cho HS thấy sau đó minh hoạ các trường hợp điểm tụ ) II.Đường tầm mắt và điểm tụ 1. Đường tầm mắt : Là đường thẳng nằm ngang với tầm mắt người nhìn phân chia mắt đất với bầu trời hay mặt nước với bầu trời gọi là đường chân trời . - ĐTM phụ thuộc vào độ cao thấp của vị trí người vẽ 2. Điểm tụ : Các đường thẳng song song với mặt đất càmg xa càng thu hẹp cuối cùng tụ lại ở một điểm gọi là điểm tụ . Hoạt động 3: Thực hành * Gv ra bài tập, Hs vẽ bài * Gv bao quát lớp, hướng dẫn cho những em vẽ còn yếu. III – THỰC HÀNH +Vẽ các trường hợp ĐTM đi qua thân hộp, vẽ ở vị trí ĐTM cao và thấp +Vẽ điểm tụ của một hình hộp chữ nhật IV. Củng cố: (5') - GV yêu cầu các HS lên bảng vẽ điểm tụ của các vật mẫu , xác định ĐTM của mẫu (2 em hs ) - Yêu cầu học sinh nhận xét bài vẽ ( đúng hay chưa ) - GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những em vẽ được , khuyến khích những em làm chưa được. V.Dặn dò : (2') -Tập xác định ĐTM của những mẫu vật đơn giản , tập vẽ điểm tụ - Chuẩn bị bài 4-Cách vẽ theo mẫu , chuẩn bị que đo, dây dọi ( Thế nào là vẽ theo mẫu, vẽ như thế nào, nêu cách vẽ theo mẫu các đồ vật cơ bản.) -Mẫu thật ( Cốc và quả, phích thuỷ) - Giấy, chì, màu, tẩy… 8 Năm học 2012 – 2013 Giáo án MT 6 * RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… 9 Năm học 2012 – 2013 Giáo án MT 6 Tuần 4 Tiết 4: Bài 4 - Vẽ theo mẫu Ngày soạn: Ngày dạy: CÁCH VẼ THEO MẪU A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS hiểu khái niệm vẽ theo mẫu, cách vẽ theo mẫu 2. Kỹ năng: HS biết nhìn mẫu để vẽ, phân biệt được vẽ theo trí nhớ và vẽ theo mẫu 3. Thái độ : HS yêu quý vật mẫu thông qua bố cục đường nét , trân trọng những tạo vạt của cha ông. B. Phương pháp: - Quan sát- vấn đáp -trực quan - Luyện tập - thực hành C. Chuẩn bị : 1 GV: Vật mẫu cụ thể : Cốc, hình hộp, hình trụ tranh minh hoạ ĐDMT6 - Các bước vẽ theo mẫu, que đo, dây dọi - Bài mẫu của học sinh lớp trước 2. HS: Giấy, chì, màu, tẩy D. Tiến hành I - Ổn định tổ chức:(1') Kiểm tra sĩ số II-Kiểm tra bài cũ(2') ? Nêu những điểm cơ bản của luật xa gần III- Bài mới (36') 1.Đặt vấn đề: GV đưa ra một vật mẫu cụ thể để trên bàn GV cho các em quan sát sau đó cất đi và yêu cầu các em vẽ thì đó là vẽ theo trí nhớ hay tưởng tượng. Còn nếu nhìn vật và vẽ lại thì gọi là vẽ theo mẫu .? Vậy thì vẽ theo mẫu có cách vẽ như thế nào 2. Triển khai bài : Hoạt động của Giáo viên và Học Sinh Nội dung Hoạt động 1 : Thế nào là vẽ theo mẫu 10 Năm học 2012 – 2013 Giáo án MT 6 ? Thế nào là vẽ theo mẫu ? Tại sao khi cất mẫu đi, HS tiếp tục vẽ thì lại không được coi là vẽ theo mẫu + GV minh hoạ cái cốc từ nhiều góc độ khác nhau ? Vì sao cùng là chiếc cốc,ta lại thấy nó có hình dáng khác nhau I – THẾNÀO LÀ VẼ THEO MẪU? *.Khái niệm -Vẽ theo mẫu là vẽ lại mẫu bày trước mặt -Khi cất mẫu đi, ta chỉ hình dung lại hình dáng và đặc điểm của mẫu ở trong đầu vì thế gọi là "Vẽ theo trí nhớ , Vẽ theo trí tưởng tượng" -Do ta nhìn từ nhiều góc độ khác nhau : Có góc chỉ thấy đáy, có góc thấy phần miệng cốc lớn hơn, có góc thấy đựơc quai và thân cốc.... + GV: Muốn vẽ theo mẫu thì phải biết được cách vẽ như thế nào? * Cô trò ta chuyển qua phần 2 Hoạt động 2 : Cách vẽ II – CÁCH VẼ THEO MẪU -GV treo ĐDDH hưóng dẫn cho HS vẽ các vật mẫu : Lá, hoa, quả, cốc, hình khối cơ bản ? Sau khi quan sát mẫu, chúng ta làm gì ? Muốn vẽ chính xác các vật mẫu chúng ta phải tiến hành theo những bước nào B1: Phác khung hình (nhìn ngắm mẫu thật kĩ sau đó đo tỉ lệ chiều cao so với chiều ngang của chúng rồi phác khung hình chung. B2 : Xác định tỷ lệ bộ phận( Dùng que đo và đo theo sự hướng dẫn cách so sánh tỷ lệ của các bộ phận trên mẫu) B3 : Phác hình bằng nét thẳng ( Cầm bút chì phác nét một cách thoải mái sau khi đã xác định được tỷ lệ của các bộ phận mẫu ) B4: Vẽ chi tiết (dùng dây dọi so sánh lại các tỷ lệ thẳng đứng thêm một lần nữa và vẽ nét mẫu vật.) B5 : Vẽ đậm nhạt( Tạo độ đậm nhạt cho các vật mẫu dựa vào ánh sáng và không gian ) *GV hướng dẫn HS cách cầm que đo, sử 11 Năm học 2012 – 2013 B1: Phác khung hình B2 : Xác định tỷ lệ bộ phận B3 : Phác hình bằng nét thẳng B4: Vẽ chi tiết B5 : Vẽ đậm nhạt Giáo án MT 6 dụng dây dọi, cách phác bằng chì ? Ta phải vẽ đậm nhạt như thế nào ( GV minh hoạ các cách vẽ đậm nhạt) GV cho HS xem những bài vẽ của năm trước Hoạt động 3 : Thực hành * GV ra bài tập, học sinh vẽ bài - GV bao quát lớp, hướng dẫn , chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được III- THỰC HÀNH - Vẽ theo mẫu : Chiếc lá, ca nước, hình hộp lập phương, hình cầu, - Kích thước: đường kính dài 10 - 12 cm. - Chất liệu: chì đen - Hướng dẫn một vài nét trực tiếp lên bài của những em vẽ yếu IV- Đánh giá - Củng cố:(4') - GV thu một số bài vẽ của học sinh ( 4-5 bài) Có bài vẽ tốt, và những bài vẽ chưa tốt - Yêu cầu học sinh nhận xét về ? Nhận xét về kích thước của mẫu vẽ ? Mẫu vật bài vẽ là mẫu vật gì ? Bố cục sắp xếp cân đối hay chưa ? Đường nét của hình vẽ như thế nào - GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích những bài vẽ kém chất lượng. V.Dặn dò : (2') -Tiếp tục hoàn thành bài vẽ ở nhà - Chuẩn bị bài 5 - Cách vẽ tranh đề tài - Mỗi tổ chuẩn bị một số tranh đề tài Cảnh đẹp thiên nhiên, đề tài cuộc sống -ảnh chụp các tranh vẽ (nếu có ) - Giấy, chì, màu, tẩy… * RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… 12 Năm học 2012 – 2013 Giáo án MT 6 Tuần 5 Tiết 5. Bài 5 - Vẽ tranh Ngày soạn: Ngày dạy: CÁCH VẼ TRANH ĐỀ TÀI A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS hiểu về cách vẽ tranh đề tài, tìm hiểu những đề tài có trong thực tế, trong cuộc sống. -HS nắm được những kiến thức cơ bản để tìm bố cục tranh 2. Kỹ năng: HS thực hiện được cách vẽ tranh đề tài 3. Thái độ : HS cảm thụ và nhận biết các hoạt động trong đời sống. B. Phương pháp: - Quan sát- vấn đáp -trực quan - Luyện tập - thực hành C. Chuẩn bị : 1 GV: Tranh mĩ thuật ĐDDH, tranh tham khảo của hoạ sĩ, - Các bước vẽ tranh đề tài về thiên nhiên - Bài mẫu của học sinh lớp trước 2. HS: Giấy, chì, màu, tẩy D. Tiến hành I.Ổn định lớp (1') : Kiểm tra sĩ số II-Kiểm tra bài cũ III- Bài mới (38') 1 Đặt vấn đề: Cuộc sống tạo ra cái đẹp, cái đẹp có trong cuộc sống.Chính vì thế, cuộc sống trong đời thường vốn dĩ đã phong phú được đưa vào tranh lại càng sinh động và hấp dẫn hơn. Chính vì thế chúng ta phải biết cách thể hiện những đề tài đó thông qua bài học hôm nay : Cách vẽ tranh đề tài. 2. Triển khai bài : Hoạt động của Giáo viên và Học Sinh Hoạt động 1 : Tranh đề tài 13 Năm học 2012 – 2013 Nội dung Giáo án MT 6 *GV treo ĐDDHMT 6 ? Em biết gì về đề tài ? Tranh đề tài thường đề cập đến những nội dung gì ?Những hoạt động gì đang diễn ra quanh cuộc sống của chúng ta I – TRANH ĐỀ TÀI 1.Nội dung tranh - Đa dạng, phong phú với những dạng đề tài khác nhau a) Đề tài về thiên nhiên: phong cảnh miền núi, miền biển, đồng bằng, trung du.... b) Đề tài về cuộc sống : +Hoạt động diễn ra trong gia đình,trong nhà trường và ngoài xã hội : lễ hội, học tập thi đua, lao động vệ sinh, ca múa hát. -GV treo các loại tranh đề tài lên bảng ? Bố cục tranh được thể hiện như thế nào 2.Bố cục: sinh động hấp dẫn, có mảng ? Cách sắp xếp các hình mảng ra sao chính, mảng phụ rõ ràng ? Nhận xét về hình vẽ của các bức tranh đó 3.Hình vẽ: mang tính khái quát, về con người nhưng lại cụ thể về hoạt động nhằm mục đích làm rõ nội dung tranh , hình vẽ phụ bổ trợ cho hình vẽ chính tạo nên sự sinh động hài hoà. ? Màu sắc của các bức tranh trên như thế 4. Màu sắc: tuỳ theo cảm xúc của người nào vẽ. *Gv giới thiệu một số bài vẽ của các bạn * Khái niệm : Tranh đề tài là tranh thể hiện có màu sắc đẹp và nổi bật. những đề tài trong cuộc sống Hoạt động 2 : Cách vẽ II - CÁCH VẼ TRANH ? Sau khi tìm bố cục ta phải làm gì ? Nêu các bước cơ bản của bài vẽ tranh phong cảnh ? GV treo ĐD dạy học thể hiện các bước bài vẽ tranh phong cảnh B1- Tìm bố cục (Phác hình mảng chính và mảng phụ) B2- Vẽ hình (Chi tiết chính, vẽ thêm các chi tiết phụ khác cho phù hợp) B3-Vẽ màu (Theo cảm xúc và sáng tạo). Bước 1: Tìm bố cục 14 Năm học 2012 – 2013 Giáo án MT 6 Bước 2: Vẽ hình -GV cho học sinh xem một số bài vẽ mẫu của hoạ sĩ Bước 3: Vẽ màu Hoạt động 3 : Thực hành * GV ra bài tập, học sinh vẽ bài - GV bao quát lớp, hướng dẫn , chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được II – THỰC HÀNH - Vẽ một bức tranh đề tài -Kích thước: 18x25 cm - Chất liệu: Tuỳ ý - Hướng dẫn một vài nét trực tiếp lên bài của những em vẽ yếu IV- Đánh giá - Củng cố:(4') - GV thu một số bài vẽ của học sinh ( 4-5 bài) Có bài vẽ tốt, và những bài vẽ chưa tốt - Yêu cầu học sinh nhận xét về ? Nội dung của bức tranh đề tài ? Bố cục của bài vẽ như thế nào 15 Năm học 2012 – 2013 Giáo án MT 6 ? Đường nét của bức tranh ra sao ? Hình vẽ của bức tranh ? Màu sắc của các bức tranh như thế nào - GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích những bài vẽ kém chất lượng. V.Dặn dò : (2') -Tiếp tục hoàn thành bài vẽ ở nhà - Chuẩn bị bài 6-Cách sắp xếp bố cục trong trang trí - Mỗi tổ chuẩn bị một vật được trang trí ( Khăn tay, đường diềm, hinh vuông....) - Giấy, chì, màu, tẩy * RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… 16 Năm học 2012 – 2013 Giáo án MT 6 Tuần 6 Tiết 6. Bài 6 - Vẽ trang trí Ngày soạn: Ngày dạy: CÁCH SẮP XẾP BỐ CỤC TRONG TRANG TRÍ A. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp học sinh biết khái niệm trang trí, cách sắp sếp bố cục hoạ tiết trong trang trí. 2. Kỹ năng : Biết cách sắp xếp bố cục bài trang trí cơ bản hoặc ứng dụng 3. Thái độ: Yêu quý vẻ đẹp của những vật mẫu, cảm nhận được vẻ đẹp của chúng qua trang trí. B. Phương pháp -Quan sát, vấn đáp, trực quan -Luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống C.Chuẩn bị: 1.GV:- Một số đồ vật có hoạ tiết trang trí - đồ dùng cách sắp xếp bố cục trong trang trí -Bài vẽ của học sinh năm trước 2. HS :- Sưu tầm tranh ảnh của các vật mẫu được trang rí - Giấy, chì, màu, tẩy D.Tiến hành I.Ổn định lớp (1') : Kiểm tra sĩ số II.Kiểm tra bài cũ (2'): Thu và nhận xét bài "cách vẽ tranh đề tài" III.Bài mới (36'): 1.Đặt vấn đề : Cuộc sống càng phát triển, nhu cầu thẩm mĩ của con người càng cao . Các đồ vật sử dụng trong cuộc sống hôm nay đều được trang trí một cách độc đáo và tinh tế. Bài trang trí đẹp không những thể hiện ở hoạ tiết và màu sắc mà trước hết phải được thể hiện ở bố cục. 2. Triển khai bài Hoạt động của Giáo viên và Học Sinh Nội dung Hoạt động 1 :Quan sát - nhận xét * GV cho HS xem một số đồ vật được trang trí : dĩa , vải hoa, khăn bàn.... ? Trang trí là gì 17 Năm học 2012 – 2013 I – THẾ NÀO LÀ CÁCH SẮP XẾP TRONG TRANG TRÍ * Trang trí : Là cách sắp xếp bố cục, hoạ tiết , màu sắc làm cho đồ vật đẹp hơn. Giáo án MT 6 ?Trong trang trí các mảng hình có bằng nhau không ? Hoạ tiết được sắp xếp như thế nào , hình dáng chúng có giống nhau không ? Hoạ tiết được vẽ tả thực hay cách điệu ? Các hoạ tiết giống nhau thì được vẽ như thế nào -Các mảng hình không bằng nhau -Hoạ tiết được sắp xếp tự do hoặc theo nguyên tắc nhất định, hình dáng chúng có thể giống hoặc khác nhau - Hoạ tiết đơn giản hoặc được cách điệu tạo nên sự sinh động và hấp dẫn. -Các hoạ tiết giống nhau được vẽ bằng nhau và tô màu giống nhau. Hoạt động 2 : Một vài cách sắp xếp trong trang trí * GV treo ĐD minh hoạ một vài cách sắp xếp hoạ tiết trong trang trí ? Thế nào là nhắc lại ? Trình bày cách sắp xếp hoạ tiết xen kẻ ? Đối xứng là sắp xếp như thế nào * GV kết luận bổ sung( Mảng hình không đều sử dụng trong trang trí ứng dụng ) II – MỘT VÀI CÁCH SẮP XẾP TRONG TRANG TRÍ 1. Nhắc lại -Là cách lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hoạ tiết 2.Xen kẻ -Sử dụng hoạ tiết này xen kẻ với hoạ tiết kia tạo nên sự nhịp nhàng cân đối. 3. Đối xứng -Các hoạ tiết hoặc các nhóm hoạ tiết đối xứng nhau qua trục hoặc qua nhóm hoạ tiết trung tâm. 4.Mảng hình không đều Trang trí theo sở thích 18 Năm học 2012 – 2013 Giáo án MT 6 Hoạt động 3 : Cách làm bài trang trí -GV cho HS xem những hình trang trí cơ bản ? Tìm trục đối xứng của các hình vuông, hình tròn ? Nêu cách tìm những mảng hình chính và phụ III – CÁCH LÀM BÀI TRANG TRÍ CƠ BẢN B1: Kẻ trục đối xứng B2: Tìm các mảng hình B3: Vẽ hoạ tiết B4: Vẽ màu ? Nêu cách làm bài trang trí Hoạt động 4: Thực hành -GV ra bài tập, HS thực hành - Gv ra yêu cầu thi vẽ nhanh vẽ đẹp giữa 4 nhóm - GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được - Mỗi nhóm chọn 5 bài vẽ đẹp nhất để chấm trong tiết học IV - THỰC HÀNH - Sắp xếp bố cục của một hình vuông và một hình tròn - Giấy A4 - Màu : Sáp, nước IV.Củng cố - Đánh giá (4'): - GV thu một só bài vẽ của học sinh( 4-5) bài, yêu cầu hs nhận xét về cách sắp xếp bố cục , hoạ tiết, màu sắc của bài vẽ - GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích những em vẽ chưa được. V.Dặn dò (2'): - Hoàn thành bài vẽ ở nhà ( Sắp xếp bố cục cho hình tròn theo 2 cách trang trí tự do,và theo nguyên tắc) - Chuẩn bị bài 7-Vẽ theo mẫu : Mẫu dạng hình hộp và hình cầu - Mỗi tổ chuẩn bị một bộ mẫu đẹp * RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… 19 Năm học 2012 – 2013 Giáo án MT 6 Tuần 7 Tiết 7. Bài 7 - Vẽ theo mẫu Ngày soạn: Ngày dạy: MẪU CÓ DẠNG HÌNH HỘP VÀ HÌNH CẦU (Vẽ hình ) A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh biết được cấu trúc của hình hộp và hình cầu, sự thay đổi hình dáng của chúng khi ở các vị trí khác nhau 2. Kỹ năng : HS vẽ được hình hộp và hình cầu, các vật dụng tương tự. 3. Thái độ: Yêu quý vẻ đẹp của những vật mẫu qua bố cục đường nét. B. Phương pháp: - Quan sát, vấn đáp, trực quan - Luyện tập, thực hành C.Chuẩn bị: 1.GV: - Đồ dùng dạy học tự làm (hình hộp và hình cầu ) - Bài mẫu vẽ hình hộp và hình cầu của học sinh lớp trước - Bài mẫu của hoạ sĩ 2.HS : giấy, chì, màu, tẩy D.Tiến hành I.Ổn định lớp (1') : Kiểm tra sĩ số II.Kiểm tra bài cũ (2'): Kiểm tra đồ dùng học tập của HS III. Bài mới (36'): 1.Đặt vấn đề : Chúng ta đã học " cách vẽ theo mẫu ở bài 4 ".Hôm nay chúng ta tập vẽ các mẫu vật đơn giản đó là hình hộp và hình cầu. 2. Triển khai bài Hoạt động của Giáo viên và Học Sinh Nội dung Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét I – QUAN SÁT, NHẬN XÉT * Gv cho HS xem những dạng bố cục khác nhau ? Em hãy nhận xét về cách sắp xếp bố cục -Bày mẫu có xa gần và thuận mắt, hợp lí của các bức tranh trên( GV bổ sung kết luận rút ra đặc điểm của những bố cục hợp lí ) ?Khung hình chung của mẫu là khung hình -Khung hình : chữ nhật đứng 20 Năm học 2012 – 2013
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan