Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Mầm non Giáo án mần non trẻ em truong mam non ga dkhd nha tre...

Tài liệu Giáo án mần non trẻ em truong mam non ga dkhd nha tre

.DOC
21
223
79

Mô tả:

GIÁO ÁN ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Phần giảng viên hoặc giáo viên hướng dẫn duyệt, góp ý Chủ đề: Đồ dùng đồ chơi Lứa tuổi: 24-36 tháng tuổi Lớp: D2 Trường: Mầm non Đức Thượng Số lượng: Cả lớp Thời gian: Cả ngày Ngày soạn: 09/11/2014 Ngày dạy: 13/11/2014 Người thực hiện: Hoàng Hồng Ánh Sinh viên lớp: 12-TCMN-CĐ-A5 A/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1/ Mục đích: - Tổ chức các hoạt động trong ngày một cách hợp lý, có hiệu quả, giữ được nề nếp, thói quen về sinh hoạt, học tập hàng ngày ở lớp. - Cô luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, nội dung truyền thụ tối đa, đầy đủ, đúng phương pháp, trẻ hứng thú học bài. - Trẻ nghe lời cô, làm theo yêu cầu của cô. - Trẻ được hoạt động theo kế hoạch đề ra. - Trẻ thực hiện đúng, đủ nội dung bài dạy học, hứng thú tích cực. 2/ Yêu cầu: - Tiến hành đầy đủ các bước đúng kế hoạch. B/ CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ: I/ Đón trẻ, chơi tự do, thể dục sáng, điểm danh: 1/ Mục đích yêu cầu: - Tạo cảm giác thoải mái khi đến lớp, yêu cô mến bạn, biết quan tâm đến người khác. - Giáo dục cho trẻ biết chào hỏi lễ phép khi đến lớp như chào cô, chào bố mẹ, ông bà, bạn bè, … - Rèn luyện cho trẻ thói quen tự lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, ngăn nắp, gọn gàng. - Thông qua thể dục sáng trẻ được rèn luyện và vận động sức khỏe phát triển thể lực. - Trẻ chơi tự do những trò chơi trẻ thích. - Điểm danh giúp cô nắm được số lượng trẻ trong ngày để báo ăn chính xác. 2/ Đón trẻ (7h-8h): - Cô đến sớm mở cửa thông thoáng phòng học, vệ sinh lớp và khu hành lang sạch sẽ. Cô lau và kiểm tra đồ dùng đồ chơi. - Cô chuẩn bị trước khăn sạch, nước, đồ dùng đồ chơi trước cho trẻ. - Cô đón trẻ với thái độ ân cần, niềm nở tạo cho trẻ niềm vui thích tới lớp, luôn có cảm giác an toàn khi ở bên cô, tạo sự yên tâm cho phụ huynh khi gửi con vào lớp. - Trao đổi nhanh với phụ huynh về một số điều cần thiết để tiện theo dõi, chăm sóc trẻ khi ở trường. - Nhắc trẻ chào cô, chào bạn, chào ông bà, chào bố mẹ, … 3/ Chơi tự do: - Trò chuyện đầu giờ với trẻ về một số đồ dùng đồ chơi của bé ở nhà: Nhà con có những đồ chơi nào? Con thích chơi đồ chơi nào nhất? Đồ chơi nấu ăn có những cái gì? Ở nhà, bạn nào có ô tô đồ chơi không? Đó là loại ô tô gì? Có màu gì? Giáo dục trẻ chơi xong cất gọn gàng. Khi tham gia trò chuyện giáo viên có thể nêu ra những tình huống, câu hỏi để trẻ trả lời giúp trẻ rèn luyện và phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp. - Cho trẻ chơi tự do tại các góc hoặc cho trẻ chơi với đồ chơi. Khi hết giờ nhắc trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. 4/ Thể dục buổi sáng (8h-8h20 phút): - Khởi động: Cô và trẻ làm đoàn tàu: đi các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm, về vòng tròn - Trọng động: + Tay: 2 tay cầm bóng lên cao + Bụng: Cúi người chạm bóng xuống đất + Chân: Ngồi xổm chạm bóng xuóng đất Tay vai – Hai tay đưa bóng lên cao (4x2) Bụng lườn – Cúi người chạm bóng xuống đất (3x2) Chân – Ngồi xổm chạm bóng xuóng đất (3x2) 5/ Điểm danh (8h20 phút-8h30 phút): - Điểm danh bằng hình thức gọi tên gọi đến trẻ nào trẻ đó “dạ” và đánh dấu vào trong sổ. - Trò chuyện về những vấn đề liên quan đến chủ điểm. - Báo xuất ăn cho nhà bếp. II/ Hoạt động học (8h30 phút – 10h30 phút): - Nhận biết tập nói: Đồ dùng của bé (Ba lô, dép) 1/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: a. Kiến thức: - Cung cấp kiến thức cho trẻ. Dạy trẻ nhận biết chính xác: + Tên gọi: Dép, ba lô. + Đặc điểm:  Dép: Có 2 chiếc dép tạo thành 1 đôi. Dép gồm quai dép và đế dép. Được làm từ nhiều chất liệu khác nhau: xốp, cao su, gỗ, nhựa, ... Dép dùng để đi và bảo vệ đôi chân.  Ba lô: Có nhiều ngăn, có quai để đeo, được đóng bởi khóa kéo, được làm từ vải. Ba lô dùng để đựng đồ, đựng quần áo, đựng sữa, ... - Cung cấp cho trẻ các từ mới: Dép, ba lô, đôi dép, quai dép, đế dép, xốp, cao su, gỗ, nhựa, đi, ngăn, quai, khóa kéo, vải, đựng đồ, đựng quần áo, đựng sữa trong các câu trọn vẹn, câu đơn, câu ghép đơn giản, câu mở rộng thành phần. b/ Kỹ năng: - Trẻ nhận biết chính xác tên gọi, đặc điểm, công dụng, chất liệu của dép, ba lô. - Trẻ biết sử dụng các từ mới trong các câu trọn vẹn ở nhiều ngữ cảnh khác nhau. - Trẻ tham gia tập nói tích cực, hứng thú. c/ Giáo dục: - Trẻ hứng thú tham gia học bài cùng cô. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh đồ dùng cá nhân. II/ CHUẨN BỊ: a/ Đồ dùng: - Nhạc bài: Đôi dép. - Các loại đồ dùng của bé: Dép đủ cho cô và trẻ học, ba lô và một số đồ dùng cá nhân khác như: Quần áo, mũ. b/ Hệ thống câu hỏi: - Câu hỏi giúp trẻ nhận biết: là câu hỏi giúp trẻ nhận thức đối tượng. - Câu hỏi giúp trẻ tập nói: là mô hình các câu trả lời của trẻ. c/ Địa điểm - đội hình: - Trẻ ngồi trong lớp học theo đội hình chữ U. d/ Tâm thế: - Trẻ vui vẻ, thoải mái. - Cho trẻ đi vệ sinh trước khi vào giờ học. III/ TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô 1/ Ổn định tổ chức, gây hứng thú. - Cô cho trẻ hát bài hát “Đôi dép”. 2/ Bài mới. 2.1/ Nhận biết tập nói “dép”, “ba lô”. a. Nhận biết tập nói “dép”. - Cô đưa đôi dép ra và hỏi trẻ: + Các con nhìn xem hôm nay cô mang đến tặng cho các con món quà gì đây? + À đây là đôi dép. - Cô cho cả lớp nói to 2 từ “ Đôi dép”. - Cô cho cả lớp phát âm 2-3 lần từ “ Đôi dép”. - Cô cho từng tổ, từng nhóm lên phát âm. - Cô gọi cá nhân 2-3 trẻ đứng lên phát âm. - Cô hỏi trẻ: + Dép dùng để làm gì? - Cô cho cả lớp nói, sau đó gọi 2-3 trẻ đứng lên nói. - Cô cho cả lớp xờ chất liệu của đôi dép.  Cô giải thích: Dép được làm bằng nhựa, cao su, bằng gỗ hoặc bằng xốp. Dép mềm nên đi sẽ không bị đau chân. - Cô mời cả lớp lên lấy dép đi thử và hỏi trẻ: + Các con đi dép thấy như thế nào? Con có thấy đau chân không? + Đi dép giúp đôi chân như thế nào?  Cô giải thích: Dép đùng để đi, khi đi dép sẽ giúp cho đôi chân chúng mình sạch sẽ, các con phải nhớ khi đi ra đường thì phải đi dép để chân chúng mình luôn sạch đẹp và không bị đau chân nhé. b. Nhận biết tập nói “ba lô”. - Cô đưa chiếc ba lô ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ: + Chúng mình đi dép và đeo cái gì ở trên lưng để đến lớp? + Đây là cái gì hả các con? - Cô cho cả lớp phát âm từ “ba lô” 2-3 lần - Cô gọi 2-3 trẻ đứng lên phát âm. - Cô hỏi trẻ: + Ba lô này có màu gì? (màu đỏ) + Ba lô dùng để làm gì? (Đựng quần áo, mũ, sữa….) Hoạt động của trẻ - Trẻ hát. - Dép ạ. - Trẻ nói to: “Đôi dép”. - Trẻ phát âm “Đôi dép”. - Trẻ phát âm “Đôi dép”. - Trẻ phát âm “Đôi dép”. - Dép dùng để đi ạ. - Trẻ nói “Dép dùng để đi”. - Trẻ lên xờ đôi dép. - Thích ạ. Không ạ. - Không bị bẩn ạ, không bị đau chân ạ. - Ba lô ạ. - Ba lô ạ. - Trẻ phát âm “Ba lô”. - Trẻ phát âm “Ba lô”. - Màu đỏ ạ. - Đựng quần áo, sữa, mũ ạ. - Quai đeo, có ngăn đựng. Hoạt động của cô + Ba lô còn có gì nữa? (Có ngăn đựng, có quai đeo) - Sau mỗi câu hỏi của cô, trẻ trả lời, cô cho nhiều trẻ đứng lên trả lời. - Cô cho 2-3 trẻ lên đeo ba lô.  Cô nói: Đây là cái ba lô, ba lô này màu đỏ. Ba lô dùng cho các con đeo khi đến lớp. Ba lô có nhiều ngăn để các con đựng quần áo, mũ, ngăn nhỏ hơn thì các con để sữa. Ba lô được đóng mở bởi khóa kéo này, ba lô còn có quai để các con đeo trên vai nữa đấy. - Ba lô và dép là những đồ dùng chúng mình cần khi đi học và đi ra ngoài đấy, thế nên chúng mình phải biết cất dép và ba lô đúng chỗ này, phải giữ gìn dép và ba lô cẩn thận để dép và ba lô luôn sạch đẹp nhé. - Ngoài dép để đi, ba lô để đựng đồ chúng mình còn đội cái gì trên đầu để đi tới lớp? → Mũ cũng có nhiều loại khác nhau như mũ lưỡi chai, mũ nồi, mũ len. Những chiếc mũ này được làm từ vải, mềm để khi chúng mình đội lên đầu không bị đau đấy. - Chúng mình còn phải mặc gì để đến lớp nhỉ? → Áo có áo cộc tay, áo dài tay, áo sơ mi, áo phông, vải mỏng, vải dày, chất liệu mềm, dễ mặc và quần cũng vậy. Có quần đùi, quần ngố, quần dài với chất liệu vải mềm để chúng mình dễ mặc, không bị đau. Quần áo ngắn, mỏng, mát chúng mình thường mặc vào mùa hè, còn quần áo dài, dày chúng mình thường mặc vào mùa đông để giữ ấm đấy. 2.2/ Nhận biết tập nói “dép”, “ba lô” thông qua trò chơi “Cái gì biến mất” (Chơi 2-3 lần) - Tên trò chơi: Cái gì biến mất. - Cách chơi: Cô để ba lô, mũ, dép, áo, quần ở trên bàn. Khi cô nói “trốn cô”, trẻ nói “cô đâu” và nhắm mắt lại. Lúc đó cô cất 1 đồ dùng ở trên bàn đi rồi yêu cầu trẻ mở mắt ra đoán xem đồ dùng nào đã biến mất và cho trẻ phát âm từ đó 2-3 lần. Cứ như vậy cô cho trẻ chơi đến khi cất hết đồ dùng. - Luật chơi: Khi cô nói “trốn cô” trẻ cúi xuống và nhắm mắt lại. Khi cô nói “cô đâu” trẻ mới được mở mắt và nói “cô đây”. - Tổ chức cho trẻ chơi nhiều lần. * Giáo dục trẻ: Dép và ba lô là đồ dùng cá nhân của các con. Đôi dép giữ vệ sinh cho đôi chân sạch sẽ, còn ba lô thì để các con đựng quần, áo, mũ và sữa khi tới Hoạt động của trẻ - 2-3 trẻ lên đeo ba lô. - Mũ ạ. - Quần áo ạ. - Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi. - Trẻ chơi. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ lớp. Các con nhớ phải giữ gìn cẩn thận. 3/ Kết thúc. - Trẻ đọc thơ - Nhận xét giờ học. - Động viên khen ngợi trẻ. - Chuyển hoạt động: Cô cho trẻ đứng lên và đọc bài thơ “Đi dép” của nhà thơ Phạm Hổ. III/ Hoạt động ngoài trời: 1/ Nội dung: - Hoạt động có chủ đích: Quan sát cây bàng. 2/ Mục đích: - Trẻ biết được đặc điểm bên ngoài của cây bàng (một số bộ phận của cây, màu sắc một số bộ phận của cây, ...). - Phát triển các năng lực trí tuệ ghi nhớ có chủ đích. 3/ Yêu cầu: - Cô phải luôn theo dõi, quan sát trẻ. - Đảm an toàn cho trẻ. - Luôn nhắc nhở trẻ phải nghe theo sự hướng dẫn của cô. 4/ Chuẩn bị: - Địa điểm: Sân trường. - Sạch sẽ, gọn gàng, đảm bảo an toàn cho trẻ. - Trang phục gọn gàng, thuận tiện cho vận động, phù hợp với thời tiết. 5/ Tiến hành: Hoạt động của cô 1/ Hoạt động có chủ đích: Quan sát cây bàng - Xúm xít! Xúm xít! - Giờ chúng mình cùng ngước lên nhìn xem cô cho chúng mình xem điều gì nhé! - Cây gì đây? Có bạn nào biết không? - Đúng rồi! Chúng mình đang đứng dưới cây bàng đấy. - Các con có thấy cây bàng có to không? - Có nhiều lá không? - À lá bàng có màu gì đây? - Đúng rồi lá của cây bàng có màu xanh đấy. Khi lá già thì lá bàng có màu đỏ và màu vàng nữa đấy. - Cô chỉ vào thân cây và hỏi trẻ đây là gì? - Đúng rồi. Thế còn đây là gì? Cô chỉ vào cành và hỏi trẻ. - Bạn nào cho cô biết thân cây và cành cây có màu gì? - Cô khen cả lớp mình, lớp mình rất giỏi. Hoạt động của trẻ - Bên cô, bên cô! - Cây bàng. - Có ạ. - Có ạ. - Màu xanh ạ. - Thân cây ạ. - Cành cây ạ. - Màu nâu ạ. Hoạt động của cô - Thế đứng dưới cây bàng chúng mình có thấy râm mát không? * Củng cố và giáo dục: - Chúng mình vừa được quan sát cây bàng đấy, lá bàng màu xanh, khi lá già lá chuyển sang màu vàng, màu đỏ. Còn thân và cành cây bàng có màu nâu đấy. Đứng dưới cây bàng râm mát vì có nhiều tán lá đan xen vào nhau che đi ánh nắng đấy. Chúng mình có thích cây bàng ko? - Vậy chúng mình làm gì để cây bàng lớn và luôn xanh tốt nhỉ? - Đúng rồi đấy! Giờ sau cô sẽ hướng dẫn chúng mình cách tưới cây nhé! Chúng mình còn không được ngắt lá, bẻ cành của cây đâu nhé! - Giờ các con nối đuôi nhau thành 1 đoàn tàu để dạo quanh sân trường nào. 2/ Tổ chức vận động: “Trời nắng trời mưa” Cho trẻ vận động (2-3 lần) theo lời bài hát. 3/ Chơi tự do: - Chơi các đồ chơi có sẵn ở sân trường. - Chơi với vòng, bóng, phấn. - Trong khi trẻ chơi cô quan sát và sử lý tình huống. * Hồi tĩnh làm chim bay cò bay và nhẹ nhàng đi vào lớp. Hoạt động của trẻ - Có ạ. - Có ạ. - Tưới cây ạ! - Vâng ạ! - Trẻ vận động theo bài “Trời nắng trời mưa”. - Trẻ chơi các trò chơi. IV/ Hoạt động góc: 1/ Nội dung: - Góc đóng vai: Bế em bằng 2 tay, xúc cho em ăn, cho em uống nước. - Góc nấu ăn: Chọn đồ dùng màu xanh, đỏ nấu ăn. - Góc xây dựng: Xây công viên. 2/ Mục đích: - Trẻ biết sử dụng đồ chơi sao cho phù hợp với góc chơi, vai chơi. - Trẻ biết bế em bằng 2 tay, biết sử dụng thìa để xúc cho em ăn và cho em uống nước. - Trẻ biết chọn đồ dùng màu đỏ và màu xanh để nấu ăn. - Trẻ biết dùng gạch xếp cạnh để xây hàng rào xung quanh công viên, … 3/ Kỹ năng: - Bước đầu có kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi theo mục đích. - Phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, hỏi và trả lời câu hỏi một cách rõ ràng mạch lạc, tròn vành rõ chữ. - Phát triển kỹ năng xếp chồng, xếp cạnh, … 4/ Thái độ: - Trẻ vui vẻ, hứng thú trong góc chơi. 5/ Chuẩn bị: - Không gian đủ cho số lượng trẻ. - Đầy đủ dụng cụ, đồ chơi. - Đảm bảo an toàn, sạch sẽ. 6/ Tiến hành: Hoạt động của cô 1/ Ổn đinh tổ chức, định hướng, thăm dò ý tưởng: 1.1/ Ổn định tổ chức: - Cho trẻ hát bài (giờ chơi). 1.2/ Thăm dò định hướng ý tưởng chơi: - Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều góc chơi, chúng mình nhìn xem có những góc chơi nào! - Con sẽ chơi ở góc nào! Ai chơi ở góc nào thì rủ bạn cùng chơi nhé. - Ai thích chơi ở góc xây dựng. - Muốn xây dựng công viên thì làm thế nào? … - Vậy là chúng mình đã tìm được góc chơi của mình rồi. Vậy bạn nào cho cô biết để giữ gìn đồ chơi thật sạch đẹp, không bị hỏng thì chúng mình phải làm gì? - Khi chơi xong chúng mình nhớ cất, dọn đồ chơi về đúng góc chơi thật cẩn thận và gòn gàng nhé. 2/ Cách tiến hành: - Tổ chức cho trẻ về góc chơi. - Cô quan sát và giữ an toàn cho trẻ. - Cô đi về các góc trò chuyện hỏi trẻ. 3/ Kết thúc: - Cô nhận xét giờ chơi. - Cô bật nhạc cho trẻ cất đồ chơi. Hoạt động của trẻ - Trẻ hát. - Trẻ lắng nghe, trả lời câu hỏi của cô. - Trẻ chơi. - Trẻ cất đồ chơi. V/ Giờ ăn (10h30 phút – 11h30 phút) 1/ Mục đích yêu cầu: - Rèn cho trẻ thói quen vệ sinh trước và sau khi ăn. - Thói quen mời cô mời bạn trước khi ăn. - Giáo dục trẻ khi ăn không được nói chuyện, không để cơm rơi vãi, không đùa nghịch khi ăn, ăn phải hết xuất. 2/ Chuẩn bị: - Bàn, ghế, bát, thìa, đĩa đựng khăn, đĩa đựng cháo rơi, cháo chớ. - Khăn lau miệng. 3/ Tiến hành: - Cô cho trẻ rửa tay, lau mặt trước khi ăn. - Cho trẻ ổn định vào bàn ăn. - Cô phát cháo về bàn ăn cho từng trẻ. - Giới thiệu tên món cháo, cô mời trẻ ăn, nhắc trẻ mời cô, mời bạn trước khi ăn. - Tổ chức cho trẻ ăn. - Trong khi cho trẻ ăn cô quan sát, động viên trẻ ăn hết xuất, trẻ nào tự xúc được cô cho trẻ tự xúc, cô động viên trẻ xúc nhanh, xúc gọn không để rơi vãi cháo. - Chú ý trẻ ăn chậm, ăn yếu, trẻ mới ốm dậy, … - Giáo dục thói quen ăn uống cho trẻ, nhắc trẻ không nói chuyện trong khi ăn. VI/ Giờ ngủ trưa (11h30 phút – 14h) - Cô cho trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ. - Chuẩn bị phòng ngủ chu đáo, hợp lý ấm áp vào mùa đông. - Cho trẻ về chỗ nằm, tắt điện, kéo rèm. - Khi trẻ ngủ cô luôn có mặt để trực cho trẻ ngủ an toàn, đủ giấc, chú ý đến những trẻ khó ngủ, xử lý những tình huống có thể xảy ra. - Hết giờ ngủ từ từ đánh thức trẻ dậy. VII/ Giờ ăn quà chiều (14h-15h) - Cho trẻ đi vệ sinh và buộc tóc cho bé gái. - Cô cho trẻ vận động nhẹ nhàng, đi lấy ghế ổn định chỗ ngồi. - Giới thiệu món ăn chiều, nhắc trẻ mời cô mời bạn trước khi ăn. - Quan sát, khuyến khích trẻ ăn hết xuất, không rơi vãi, khi ăn không nói chuyện, giữ vệ sinh ăn uống. - Sau khi trẻ ăn cô cất ghế, cho trẻ đi rửa tay, lau miệng, uống nước. VIII/ Hoạt động chiều (15h-15h45 phút) 1/ Mục đích: - Cho trẻ ôn lại những bài mà đã học vào buổi sáng. - Cho trẻ làm quen với những kiến thức mới mà trẻ chuẩn bị được học. - Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái trước khi được bố mẹ đón về. - Rèn luyện khả năng phát âm chính xác. 2/ Yêu cầu: - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. - Trẻ nhớ bài học buổi sáng đã học. 3/ Tiến hành: - Ôn về chủ đề đồ chơi của bé. - Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề đồ chơi của bé. - Chơi lắp ghép, ghép hoa. IX/ Chơi tự chọn, trả trẻ, vệ sinh cuối ngày (15h45 phút-17h) - Nêu gương cuối ngày. - Trả trẻ, chao đổi nhanh tình hình của trẻ với phụ huynh. - Vệ sinh phòng học, hành lang, dọn dẹp lại đồ dùng đồ chơi, đóng của ra về. GIÁO ÁN ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Phần giảng viên hoặc giáo viên hướng dẫn duyệt, góp ý Chủ đề: Bản thân Lứa tuổi: 24-36 tháng tuổi Lớp: D2 Trường: Mầm non Đức Thượng Số lượng: Cả lớp Thời gian: Cả ngày Ngày soạn: 01/11/2014 Ngày dạy: 07/11/2014 Người thực hiện: Hoàng Hồng Ánh Sinh viên lớp: 12-TCMN-CĐ-A5 A/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1/ Mục đích: - Tổ chức các hoạt động trong ngày một cách hợp lý, có hiệu quả, giữ được nề nếp, thói quen về sinh hoạt, học tập hàng ngày ở lớp. - Cô luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, nội dung truyền thụ tối đa, đầy đủ, đúng phương pháp, trẻ hứng thú học bài. - Trẻ nghe lời cô, làm theo yêu cầu của cô. - Trẻ được hoạt động theo kế hoạch đề ra. - Trẻ thực hiện đúng, đủ nội dung bài dạy học, hứng thú tích cực. 2/ Yêu cầu: - Tiến hành đầy đủ các bước đúng kế hoạch. B/ CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ: I/ Đón trẻ, chơi tự do, thể dục sáng, điểm danh: 1/ Mục đích yêu cầu: - Tạo cảm giác thoải mái khi đến lớp, yêu cô mến bạn, biết quan tâm đến người khác. - Giáo dục cho trẻ biết chào hỏi lễ phép khi đến lớp như chào cô, chào bố mẹ, ông bà, bạn bè, … - Rèn luyện cho trẻ thói quen tự lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, ngăn nắp, gọn gàng. - Thông qua thể dục sáng trẻ được rèn luyện và vận động sức khỏe phát triển thể lực. - Trẻ chơi tự do những trò chơi trẻ thích. - Điểm danh giúp cô nắm được số lượng trẻ trong ngày để báo ăn chính xác. 2/ Đón trẻ (7h-8h): - Cô đến sớm mở cửa thông thoáng phòng học, vệ sinh lớp và khu hành lang sạch sẽ. Cô lau và kiểm tra đồ dùng đồ chơi. - Cô chuẩn bị trước khăn sạch, nước, đồ dùng đồ chơi trước cho trẻ. - Cô đón trẻ với thái độ ân cần, niềm nở tạo cho trẻ niềm vui thích tới lớp, luôn có cảm giác an toàn khi ở bên cô, tạo sự yên tâm cho phụ huynh khi gửi con vào lớp. - Trao đổi nhanh với phụ huynh về một số điều cần thiết để tiện theo dõi, chăm sóc trẻ khi ở trường. - Nhắc trẻ chào cô, chào bạn, chào ông bà, chào bố mẹ, … 3/ Chơi tự do: - Trò chuyện đầu giờ với trẻ về một số bộ phận trên cơ thể: (Cô chỉ vào tay, chân, mắt, mũi, miệng, tai và hỏi trẻ) Đây là cái gì? Tay có thể làm gì? Chân có thể làm gì? Mắt dùng để làm gì? Mũi dùng để làm gì? Miệng dùng để làm gì? Tai dùng để làm gì? Giáo dục trẻ phải biết vệ sinh tay chân sạch sẽ, thường xuyên đánh răng, rửa mặt sạch sẽ. Biết bảo vệ các bộ phận tay, chân, mắt, mũi, miệng, tai nếu không là sẽ bị đau, không nhìn thấy, không nghe được .... Nên khi chơi chúng mình không được đút vật gì vào miệng, vào mũi, vào tai, không được chạy kẻo ngã, ... Khi tham gia trò chuyện giáo viên có thể nêu ra những tình huống, câu hỏi để trẻ trả lời giúp trẻ rèn luyện và phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp. - Cho trẻ chơi tự do tại các góc hoặc cho trẻ chơi với đồ chơi. Khi hết giờ nhắc trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. 4/ Thể dục buổi sáng (8h-8h20 phút): - Khởi động: Cô và trẻ làm đoàn tàu: đi các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm, về vòng tròn - Trọng động: + Tay: 2 tay cầm bóng lên cao + Bụng: Cúi người chạm bóng xuống đất + Chân: Ngồi xổm chạm bóng xuóng đất Tay vai – Hai tay đưa bóng lên cao (4x2) Bụng lườn – Cúi người chạm bóng xuống đất (3x2) Chân – Ngồi xổm chạm bóng xuóng đất (3x2) 5/ Điểm danh (8h20 phút-8h30 phút): - Điểm danh bằng hình thức gọi tên gọi đến trẻ nào trẻ đó “dạ” và đánh dấu vào trong sổ. - Trò chuyện về những vấn đề liên quan đến chủ điểm. - Báo xuất ăn cho nhà bếp. II/ Hoạt động học (8h30 phút – 10h30 phút): NỘI DUNG: 1/ Hoạt động chính: - Dạy hát: “Đôi dép”. 2/ Hoạt động kết hợp: - Nghe hát: “Chiếc khăn tay”. I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1/ Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài hát, hiểu nội dung bài hát. - Trẻ thuộc lời bài hát và hát đúng giai điệu bài hát “ Đôi dép” cùng cô. - Trẻ lắng nghe cô hát và thể hiện cảm xúc của mình vào trong bài hát “chiếc khăn tay”. 2/ Kỹ năng: - Rèn kỹ năng hát đúng giai điệu, nhịp điệu bài hát. - Rèn kỹ năng nghe và cảm thụ âm nhạc cho trẻ. 3/ Giáo dục: - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. - Trẻ biết giữ vệ sinh đồ dùng cá nhân, giữ sạch đôi bàn chân và đôi bàn tay. II/ CHUẨN BỊ: - Nhạc không lời, nhạc có lời bài hát: “ Đôi dép”, “Chiếc khăn tay”; Clip “Chiếc khăn tay” do bé Xuân Mai thể hiện. - Sắc xô, micro, quả cầu bông. - Tranh đôi dép. - Địa điểm: sàn lớp. III/ TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1/ Ổn định tổ chức, gây hứng thú. - Cho trẻ chơi trò chơi “Nu na nu nống” và trò chuyện - Trẻ chơi trò chơi cùng cô. về đề tài. - Chúng mình vừa cùng nhau chơi trò chơi gì? Các con - “Nu na nu nống” ạ. Có ạ. chơi có vui không? - Đi dép, rửa chân ạ, ... - Muốn giữ sạch đôi chân thì các con phải làm gì? → Các con ạ muốn giữ chân sạch đôi chân thì chúng Hoạt động của cô mình phải đi dép trước khi đi ra ngoài. Nếu dép bị bẩn thì chúng mình phải rửa dép thật sạch nếu không là đôi chân của chúng mình cũng bị bẩn theo đấy. - Cô có một bài hát rất là hay nói về đôi dép đấy các con có muốn biết về bài hát này không? - Bây giờ cô mời các con hãy nhẹ nhàng về tổ và ngồi vào ghế nào. 2/ Bài mới. 2.1/ Hoạt động chính: Dạy hát “Đôi dép” * Bước 1: Giới thiệu vào bài. - Cô mang đến cho chúng mình một điều rất thú vị đấy. Chúng mình cùng đi ngủ nhé. - Trời tối, trời tối. - Cô đưa ra bức tranh đôi dép. - Trời sáng, trời sáng. - Cô mang đến cho chúng mình cái gì thế nhỉ? - Trong bức tranh có hình cái gì đây? - Trong bức tranh là hình của đôi dép đấy. Đôi dép thật là đẹp đúng không nào các con? - Hôm nay cô dạy chúng mình hát bài “Đôi dép” của nhạc sĩ Hoàng Kim Định. Chúng mình có thích không nào? * Bước 2: Cô hát cho trẻ nghe 2 lần. - Để hát được bài hát “Đôi dép” thì chúng mình phải chú ý lắng nghe cô thể hiện bài hát trước nhé. - Lần 1: Cô hát trọn vẹn bài hát. Hát xong cô hỏi trẻ: + Cô vừa hát bài hát gì? + Cô vừa hát bài hát “Đôi dép” của nhạc sĩ Hoàng Kim Định đấy. - Để thuộc hơn bài hát “Đôi dép” thì chúng mình hãy cùng nghe cô hát lại bài hát một lần nữa nào. - Lần 2: Cô hát trọn vẹn bài hát với nhạc đệm và có động tác mình họa. Hát xong cô hỏi trẻ. + Chúng mình thấy cô hát có hay không? Chúng mình cùng khen cô nào. + Bạn nào giỏi cho cô biết cô vừa hát bài hát gì? - Cô đưa ra nội dung bài hát: + Bài hát “Đôi dép” nói về lợi ích của đôi dép đối với bàn chân, đôi dép giữ cho bàn chân luôn sạch sẽ, trắng tinh và không bị đau chân khi đi ra ngoài Hoạt động của trẻ - Có ạ. - Trẻ vào nghế ngồi. - Đi ngủ, đi ngủ. - Ò ... Ó ... O ... - Bức tranh ạ. - Dép ạ. - Vâng ạ. - Có ạ. - Trẻ lắng nghe cô hát. - “ Đôi dép” ạ. - Trẻ lắng nghe cô hát. - Có ạ! - Vỗ tay. - “ Đôi dép” ạ. - Trẻ lắng nghe. Hoạt động của cô đường đấy. - Cô vừa thể hiện xong bài hát “Đôi dép” do nhạc sĩ Hoàng Kim Định sáng tác với nhạc đệm và các động tác minh họa đấy. Bây giờ cô đọc chậm lời bài hát, chúng mình cùng lắng nghe và ghi nhớ để có thể hát thật hay, biểu diễn thật đẹp cùng cô nhé. - Cô đọc chậm lời bài hát để trẻ lắng nghe và ghi nhớ. “ Đôi dép, Đôi dép Cháu giữ cho hai chân trắng tinh Đôi dép, Đôi dép Chân cháu trắng tinh, Đôi dép.” + Cô vừa đọc chậm lời bài hát “Đôi dép” cho chúng mình nghe rồi. Chúng mình đã nhớ lời của bài hát và tự tin thể hiện bài hát cùng cô chưa? * Bước 3: Hướng dẫn thuộc bài. - Bây giờ cô cùng các con hát bài hát “Đôi dép” của nhạc sĩ Hoàng Kim Định nhé. - Cô hát cùng trẻ hát 2-3 lần. + Lần 1: Cô bắt nhịp trẻ hát cùng cô. + Lần 2: Cho trẻ hát cùng nhạc đệm. - Nếu trẻ hát tốt thì luân phiên hình thức tập luyện. Nếu trẻ chưa hát được thì cho trẻ hát thêm lần nữa cùng nhạc đệm. (Chú ý sửa sai cho trẻ câu: ... cháu giữ cho...) - Cô chia tổ để trẻ hát theo tổ. - Cô gọi nhóm bạn lên hát. - Cô gọi cá nhân trẻ lên hát. - Khớp nhạc: Cô thấy chúng mình đã hát rất là hay, to rõ ràng, đúng nhịp và còn biết đung đưa theo giai điệu bài hát nữa. Bây giờ cả lớp hát lại bài “Đôi dép” một lần nữa với nhạc thật là to, đúng nhạc và nhớ đung đưa theo giai điệu bài hát nhé. * Bước 4: Củng cố ấn tượng, ghi nhớ tác phẩm. - Cô vừa dạy chúng mình hát bài gì? - Bài hát “Đôi dép” do ai sáng tác? - Các con ạ đôi dép rất quen thuộc với chúng mình phải không nào? Vì vậy các con phải luôn giữ cho đôi dép được sạch sẽ và phải đi dép đều ở 2 chân không được đi dép trái đâu đấy. Về nhà chúng mình nhớ hát lại bài hát này để tặng cho bố mẹ, ông bà ở nhà nhé! 2.2/ Hoạt động kết hợp: Nghe hát “Chiếc khăn tay” Hoạt động của trẻ - Rồi ạ - Vâng ạ. - Cả lớp hát. - Tổ hát. - Nhóm hát. - Cá nhân hát. - Cả lớp hát. - “Đôi dép” ạ. - Nhạc sĩ Hoàng Kim Định ạ. - Vâng ạ. - Vỗ tay. - Có ạ Hoạt động của cô * Bước 1: Giới thiệu vào bài. - Hôm nay cô thấy các con hát rất là hay, còn biết đung đưa theo giai điệu, có bạn còn biết nhún đôi bàn chân nữa đấy. Cô khen cả lớp chúng mình nào! - Để tiếp theo chương trình cô hát tặng các con bài hát “Chiếc khăn tay” các con có thích không? * Bước 2: Cô hát cho trẻ nghe 2-3 lần. - Chúng mình cùng lắng nghe cô thể hiện bài hát “Chiếc khăn tay” với nhạc nhé. - Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe trọn vẹn bài hát với nhạc. + Cô hát có hay không các con? + Chúng mình vừa được nghe cô hát bài hát gì? + Cô vừa hát bài “Chiếc khăn tay” đấy. Bài hát thật là hay với giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm. Chúng mình có muốn nghe cô hát lại một lần nữa bài “Chiếc khăn tay” không? - Lần 2: Cô hát cho trẻ nghe trọn vẹn bài hát với nhạc, bạn nào đã thuộc bài hát thì hát cùng. + Cô vừa hát cho các con nghe bài “Chiếc khăn tay”. Bạn nào giỏi trả lời cho cô biết bài hát “Chiếc khăn tay” nói về một em bé được mẹ may tặng cái gì? + Trên cành hoa mẹ đã thêu gì nhỉ? + Các con rất giỏi. Bạn nào nói cho cô biết bạn nhỏ dùng chiếc khăn tay để làm gì? + Bài hát “Chiếc khăn tay” nói về một bạn nhỏ được mẹ may tặng 1 chiếc khăn tay. Trên chiếc khăn tay mẹ may cành hoa, trên cành hoa mẹ thêu con chim, bạn nhỏ rất vui vì có chiếc khăn tay xinh đẹp để lau bàn tay và giữ sạch hàng ngày đấy. - Các con rất là ngoan đã biết lắng nghe cô thể hiện bài hát “Chiếc khăn tay” và rất giỏi trả lời các câu hỏi của cô rất nhanh. Cô khen tất cả các con. - Cô đã kể với chị Yến Trang về các bạn lớp nhà trẻ D2 chúng mình đấy. Chị Yến Trang nhờ cô gửi tặng chúng mình một video chị ấy thể hiện bài hát “Chiếc khăn tay” đây này! Chúng mình có vui không nào? Cô mời tất cả các con cùng hướng lên màn hình xem bạn Xuân Mai hát bài “Chiếc khăn tay” nhé. → Cho trẻ xem bằng hình. - Chúng mình thấy chị Yến Trang hát có hay không? - Chị Yến Trang vừa hát hay lại vừa múa thật là đẹp Hoạt động của trẻ - Trẻ chú ý nghe cô hát. - Có ạ. - “Chiếc khăn tay” ạ. - Có ạ. - Trẻ chú ý nghe cô hát. - Khăn tay ạ. - Con chim ạ. - Để lau tay và giữ sạch hàng ngày ạ. - Vỗ tay. - Có ạ. - Trẻ xem băng đĩa và hưởng ứng theo lời bài hát. - Có ạ. - Vâng ạ. - “Chiếc khăn tay” ạ. Hoạt động của cô đúng không nào? * Bước 3: Củng cố ấn tượng, ghi nhớ tác phẩm. - Cô vừa hát và cho các con xem video bài hát gì? - Các con nhớ phải chú ý giữ gìn đôi bàn tay cho sạch đẹp, không được nghịch bẩn, không được cho tay vào miệng, sau khi chơi đồ chơi, vẽ, tô màu, sau khi đi vệ sinh chúng mình phải rửa tay thật sạch và lau khô bàn tay để đôi bàn tay luôn được sạch đẹp nhé! Cô thấy chúng mình học rất là ngoan, chăm chú lắng nghe cô hát và còn biết đung đưa thể hiện cảm xúc theo giai điệu của bài hát nữa. Nếu bạn nào thuộc bài hát “Chiếc khăn tay” rồi khi về nhà con nhớ hát lại bài hát này để tặng cho bố mẹ, ông bà ở nhà nhé! 3/ Kết thúc. * Cô kết thúc tuyên dương và khen ngợi động viên trẻ. - Hôm nay, chúng mình đã được cùng nhau hòa mình vào không khí vui tươi của bài hát “Đôi dép” và giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm của bài hát “Chiếc khăn tay”. Cô thấy chúng mình học rất là ngoan, chăm chú lắng nghe cô hát, thuộc lời bài hát rất nhanh và còn biết thể hiện nhiều động tác thật là sinh động theo giai điệu của bài hát, chúng mình còn rất là hăng hái trả lời các câu hỏi của cô nữa. Cô khen cả lớp chúng mình. - Đặc biệt cô khen bạn Khánh Ngọc, bạn Hải Vân, bạn Khánh Duy và bạn Bi Long đã hát rất hay thể hiện rất tốt bài hát “Đôi dép”. Chúng mình cùng khen các bạn nào! - Tuy nhiên, còn một số bạn hơi nhút nhát nên hát hơi nhỏ và khi cô mời lên biểu diễn bạn vẫn cần cô động viên, nhắc bạn nhún nhảy, đung đưa theo giai điệu bài hát đấy. Cô muốn giờ học sau tất cả các con đều hát to hơn, hay hơn, có thêm nhiều động tác sinh động và thể hiện tự tin hơn! Các con có đồng ý không? - Về nhà các con nhớ hát lại bài hát “Đôi dép” với những động tác sinh động, đẹp mắt mà hôm nay cô và các con đã thể hiện cho cả nhà cùng xem nhé! Còn bài hát “Chiếc khăn tay” bạn nào đã thuộc thì thể hiện lại cho mọi người cùng xem nhé! * Chuyển hoạt động: Chúng mình cùng làm chim bay cò bay đi lại nhẹ nhàng rồi cùng nhau bay ra ngoài sân chơi nào. III/ Hoạt động ngoài trời: Hoạt động của trẻ - Vâng ạ. - Trẻ vỗ tay. - Trẻ vỗ tay. - Có ạ. - Vâng ạ. - Trẻ di chuyển nhẹ nhàng, vừa vẫy tay vừa nói “Chim bay, cò bay”. 1/ Nội dung: - Hoạt động có chủ đích: Nhặt lá cây 2/ Mục đích: - Trẻ biết lá xanh ở trên cây, đến khi lá vàng thì sẽ rụng xuống. - Quan sát tìm được lá rụng trên sân. - Giữ gìn vệ sinh môi trường giúp cho nơi mình sống được trong sạch hơn. - Phát triển các năng lực trí tuệ ghi nhớ có chủ đích. 3/ Yêu cầu: - Cô phải luôn theo dõi, quan sát trẻ. - Đảm an toàn cho trẻ. - Luôn nhắc nhở trẻ phải nghe theo sự hướng dẫn của cô. 4/ Chuẩn bị: - Địa điểm: Sân trường. - Sạch sẽ, gọn gàng, đảm bảo an toàn cho trẻ. - Lá vàng, lá xanh khô ráo, sạch sẽ và rổ đựng lá, ghim bấm. - Trang phục gọn gàng, thuận tiện cho vận động, phù hợp với thời tiết. 5/ Tiến hành: Hoạt động của cô 1/ Hoạt động có chủ đích: Nhặt lá cây - Xúm xít! Xúm xít! - Hôm nay cô và các bạn sẽ cùng nhặt những chiếc lá rụng ngoài sân để giúp sân trường mình sạch hơn nhé! - Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài “Em yêu cây xanh”. - Cô dạy trẻ quan sát, tìm những nơi có nhiều lá rụng. - Chúng mình cùng quan sát kỹ xem và nói cho cô biết chúng mình đã nhìn thấy chỗ nào có lá rụng chưa? - Con nhìn thấy ở đâu có lá rụng? - Con còn nhìn thấy ở đâu nữa không? - Bây giờ, cô và các con cùng nhau ra sân nhặt lá rụng để giúp sân trường mình sạch hơn nào. Các con có thích không? - Con đã nhặt được chiếc lá rụng nào chưa? - Chiếc lá rụng con nhặt được có màu gì nhỉ? - Chúng mình cùng nhìn lên cây bàng và nói cho cô biết lá trên cây có màu gì? * Củng cố và giáo dục: Lá khi còn trên cây thì lá có màu xanh để hứng ánh sáng nuôi cây phát triển đấy. Còn khi chiếc lá chuyển sang màu vàng thì lá rụng xuống đất để cho những chiếc lá xanh lại mọc ra. Chúng mình có thích những cây xanh không? Chúng mình không được ngắt lá Hoạt động của trẻ - Bên cô, bên cô! - Vâng ạ. - Trẻ hát. - Rồi ạ. - Gốc cây bàng ạ. - Dưới gốc cây phượng ạ. - Có ạ. - Rồi ạ. - Màu vàng ạ. - Màu xanh ạ. - Nhặt lá rụng. - Có ạ. Hoạt động của cô bẻ cành đâu mà hãy cùng nhau chăm sóc và bảo vệ những cây xanh để cây để cây phát triển, cao lớn tạo ra những bóng dâm che mát cho chúng mình những ngày hè oi nóng này, còn cho những chú chim nhảy nhót trên cành, những bông hoa đẹp ... Cô và chúng mình vừa cùng nhau làm gì? - Bây giờ, từng bạn 1 đưa cô những chiếc lá mà chúng mình vừa nhặt được để cô hóa phép cho những chiếc lá đó biến thành những chiếc mũ xinh đẹp nào. 2/ Tổ chức vận động: “Chó sói xấu tính” - Cách chơi: Cô phụ làm “chó sói” ngồi trên ghế, trẻ làm thỏ đứng cách xa chó sói. Các chú thỏ nhảy đi chơi chụm 2 chân, tay giơ lên đầu vẫy vẫy tiến về phía chó sói đang ngủ và nói “ngủ đấy à chó sói ơi, hãy vểnh tay lên mà nghe chúng tôi hát này, hãy mở mắt ra mà xem chúng tôi đi chơi này, dâ ̣y đi thôi, dậy đi thôi”. Sói mở mắt ra và kêu “hừm” rồi đứng lên chạy đuổi theo các bạn thỏ, thỏ chạy nhanh về nhà của mình. Con thỏ nào chạy châ ̣m sẽ bị sói bắt và đổi làm sói, nếu không bắt được thỏ thì sói lại nhắm mắt chơi tiếp. - Luật chơi: Khi đọc đến câu “Dậy đi thôi, dậy đi thôi” thì sói mở mắt, kêu “Hừm” và chạy đuổi bắt chú thỏ nào chạy chậm mà chưa chạy về tới nhà. Bạn thỏ nào bị sói bắt thì phải đổi đóng làm sói, nếu sói không bắt được thỏ thì sói lại nhắm mắt chơi tiếp. - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. 3/ Chơi tự do: - Chơi các đồ chơi có sẵn ở sân trường. - Chơi với vòng, bóng, phấn. - Trong khi trẻ chơi cô quan sát và sử lý tình huống. * Hồi tĩnh làm chim bay cò bay và nhẹ nhàng đi vào lớp. Hoạt động của trẻ - Nhặt lá vàng ạ. - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi. - Trẻ tham gia chơi. - Trẻ chơi các trò chơi. IV/ Hoạt động góc: 1/ Nội dung: - Góc đóng vai: Mẹ con. Bế con bằng 2 tay, xúc cho con ăn, cho con uống nước. - Góc học tập: Tìm thẻ lô tô (Trẻ tìm thẻ bạn trai và cho vào rổ màu đỏ; tìm thẻ bạn gái cho vào rổ màu xanh); Nối tranh (Cô đưa cho trẻ tờ giấy có in hình một số bộ phận cơ thể: tay, chân, tai, mắt. Trẻ tìm những hình giống nhau và nối bằng bút màu). - Góc truyện tranh: Nghe cô đọc kể, và xem tranh câu chuyện “Câu chuyện của tay phải và tay trái”. 2/ Mục đích: - Trẻ biết sử dụng đồ chơi sao cho phù hợp với góc chơi, vai chơi. - Trẻ biết bế búp bê bằng 2 tay, biết sử dụng thìa để xúc cho búp bê ăn và cho búp uống nước. - Trẻ biết tìm thẻ bạn trai và cho vào rổ màu đỏ; tìm thẻ bạn gái cho vào rổ màu xanh. Trẻ biết tìm những hình giống nhau và nối bằng bút màu. - Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện, biết tác dụng chính của tay phải tay trái, hiểu nội dung câu chuyện; tay phải tay trái đều quan trong như nhau, khi biết phối hợp cả 2 tay để làm việc thì làm gì cũng dễ dàng. 3/ Kỹ năng: - Bước đầu có kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi theo mục đích. - Phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, hỏi và trả lời câu hỏi một cách rõ ràng mạch lạc, tròn vành rõ chữ. - Phát triển kỹ năng cầm bút, chọn hình, nối hình, … 4/ Thái độ: - Trẻ vui vẻ, hứng thú trong góc chơi. 5/ Chuẩn bị: - Không gian đủ cho số lượng trẻ. - Đầy đủ dụng cụ, đồ chơi. - Đảm bảo an toàn, sạch sẽ. 6/ Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1/ Ổn đinh tổ chức, định hướng, thăm dò ý tưởng: 1.1/ Ổn định tổ chức: - Cho trẻ hát bài (giờ chơi). - Trẻ hát. 1.2/ Thăm dò định hướng ý tưởng chơi: - Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều góc chơi, chúng - Trẻ lắng nghe, trả lời mình nhìn xem có những góc chơi nào! câu hỏi của cô. - Con sẽ chơi ở góc nào! Ai chơi ở góc nào thì rủ bạn cùng chơi nhé. - Bạn nào thích chơi ở góc gia đình. - Mẹ bế em bé thì bế như thế nào? - Mẹ cho em bé ăn như thế nào nhỉ? Mẹ dùng gì để bón cho em bé ăn? Mẹ cho em bé ăn gì? … - Vậy là chúng mình đã tìm được góc chơi của mình rồi. Vậy bạn nào cho cô biết để giữ gìn đồ chơi thật sạch đẹp, không bị hỏng thì chúng mình phải làm gì? - Khi chơi xong chúng mình nhớ cất, dọn đồ chơi về đúng góc chơi thật cẩn thận và gòn gàng nhé. 2/ Cách tiến hành: - Trẻ chơi. Hoạt động của cô - Tổ chức cho trẻ về góc chơi. - Cô quan sát và giữ an toàn cho trẻ. - Cô đi về các góc trò chuyện hỏi trẻ. 3/ Kết thúc: - Cô nhận xét giờ chơi. - Cô bật nhạc cho trẻ cất đồ chơi. Hoạt động của trẻ - Trẻ cất đồ chơi. V/ Giờ ăn (10h30 phút – 11h30 phút) 1/ Mục đích yêu cầu: - Rèn cho trẻ thói quen vệ sinh trước và sau khi ăn. - Thói quen mời cô mời bạn trước khi ăn. - Giáo dục trẻ khi ăn không được nói chuyện, không để cơm rơi vãi, không đùa nghịch khi ăn, ăn phải hết xuất. 2/ Chuẩn bị: - Bàn, ghế, bát, thìa, đĩa đựng khăn, đĩa đựng cháo rơi, cháo chớ. - Khăn lau miệng. 3/ Tiến hành: - Cô cho trẻ rửa tay, lau mặt trước khi ăn. - Cho trẻ ổn định vào bàn ăn. - Cô phát cháo về bàn ăn cho từng trẻ. - Giới thiệu tên món cháo, cô mời trẻ ăn, nhắc trẻ mời cô, mời bạn trước khi ăn. - Tổ chức cho trẻ ăn. - Trong khi cho trẻ ăn cô quan sát, động viên trẻ ăn hết xuất, trẻ nào tự xúc được cô cho trẻ tự xúc, cô động viên trẻ xúc nhanh, xúc gọn không để rơi vãi cháo. - Chú ý trẻ ăn chậm, ăn yếu, trẻ mới ốm dậy, … - Giáo dục thói quen ăn uống cho trẻ, nhắc trẻ không nói chuyện trong khi ăn. VI/ Giờ ngủ trưa (11h30 phút – 14h) - Cô cho trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ. - Chuẩn bị phòng ngủ chu đáo, hợp lý ấm áp vào mùa đông. - Cho trẻ về chỗ nằm, tắt điện, kéo rèm. - Khi trẻ ngủ cô luôn có mặt để trực cho trẻ ngủ an toàn, đủ giấc, chú ý đến những trẻ khó ngủ, xử lý những tình huống có thể xảy ra. - Hết giờ ngủ từ từ đánh thức trẻ dậy. VII/ Giờ ăn quà chiều (14h-15h) - Cho trẻ đi vệ sinh và buộc tóc cho bé gái. - Cô cho trẻ vận động nhẹ nhàng, đi lấy ghế ổn định chỗ ngồi. - Giới thiệu món ăn chiều, nhắc trẻ mời cô mời bạn trước khi ăn. - Quan sát, khuyến khích trẻ ăn hết xuất, không rơi vãi, khi ăn không nói chuyện, giữ vệ sinh ăn uống.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan