Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Tiểu học Giáo án LTVC - Tuần 15...

Tài liệu Giáo án LTVC - Tuần 15

.DOCX
4
255
121

Mô tả:

Thứ ba, ngày 28 tháng 11 năm 2017 LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 29) MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết tên một số đồ chơi, trò chơi, 2. Kỹ năng: Phân biệt được những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại. Nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi 3. Thái độ: Có thái độ chơi tích cực, vui vẻ.  GD: Lựa chọn những đồ chơi, trò chơi có ích, đảm bảo an toàn cho mình và cho bạn trong khi chơi. II/ Chuẩn bị: GV: - Bài soạn trên máy. Tranh minh hoạ các trò chơi trang 147, 148 SGK. - Bảng phụ, phiếu bài tập. HS: SGK, VBT Tiếng Việt. III/ Các họat động dạy – học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: Nêu mục đích yêu cầu tiết học. Hoạt động 2: Luyện tập Mục tiêu: HS tìm được từ, hiểu nghĩa của các từ và ý nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ trong bài. Bài 1: Kể tên đồ chơi, trò chơi có trong hình. – 1 HS đọc yêu cầu. GV yêu cầu HS suy nghĩ và ghi câu trả lời vào vở bài tập. Sau đó trao đổi, chia sẻ kết quả với bạn cùng bàn. GV hỏi kết quả làm việc của 1 vài nhóm. Tổ 1 & 2: Làm hình 1, 2, 3. Tổ 3 & 4: Làm hình 4, 5, 6. Tổ chức trò chơi: “Đố bạn”. GV mời 6 nhóm nêu tên của những đồ chơi hoặc trò chơi có trong từng hình vẽ. Cả lớp nhận xét. GV chốt kiến thức và liên hệ giáo dục (Đồ chơi, trò chơi nào không nên chơi).  Hình 1: Đồ chơi: Diều. Trò chơi: Thả diều.  Hình 2: Đồ chơi: Đầu lân, đèn ông sao, trống cơm Trò chơi: Múa lân, rước đèn.  Hình 3: Đồ chơi: Dây, búp bê, bộ xếp hình nhà cửa, đồ chơi nấu bếp Trò chơi: Nhảy dây, cho búp bê ăn, xếp hình nhà cửa, nấu cơm  Hình 4: Đồ chơi: Màn hình, bộ đồ chơi điện tử, viên gạch lắp ráp Trò chơi: Trò chơi điện tử, lắp ghép hình  Hình 5: Đồ chơi: Dây thừng, ná cao su Trò chơi: Kéo co, bắn ná  Hình 6: Đồ chơi: Khăn bịt mắt. Trò chơi: Bịt mắt bắt dê. Bài 2: Tìm thêm một số từ, ngữ chỉ các đồ chơi, trò chơi khác. - 1 HS đọc yêu cầu. - GV yêu cầu HS tìm thêm một số từ ngữ chỉ các đồ chơi, trò chơi khác vào nháp. Sau đó trao đổi, chia sẻ kết quả với bạn cùng bàn. - Thi đua tiếp sức 8 đội (4 – 5 HS/đội). Trình bày vào bảng nhóm. 2 nhóm nhanh nhất sẽ được dán lên bảng. - 2 nhóm nêu kết quả – Lớp nhận xét – GV chốt kiến thức. - HS đọc lại tên một số đồ chơi, trò chơi trên máy chiếu (GV chuẩn bị). Đồ chơi Banh – quả cầu – kiếm – quân cờ - súng phun nước – cầu trượt – đồ hàng – các viên đá, sỏi – que chuyền – mảnh gạch – viên bi – ngựa gỗ… Trò chơi Đá banh – đá cầu – đấu kiếm – cờ vua, cờ tướng – bắn súng phun nước – cầu trượt – chơi đồ hàng – chơi ô ăn quan – chơi chuyền – nhảy lò cò– bắn bi – cưỡi ngựa… Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài tập 3. a) - Từ kết quả bài tập 2, HS nêu tên các đồ chơi, trò chơi bạn nam, bạn nữ ưa thích. - HS làm Phiếu bài tập + 1 HS làm bảng phụ. Sau đó trao đổi, chia sẻ kết quả với bạn cùng bàn. GV hỏi kết quả làm việc của 1 vài nhóm. - HS trình bày kết quả – Lớp nhận xét – GV chốt lại, tuyên dương. Trò chơi thường ưa thích Bạn trai (1) Bạn gái (2) Bạn trai và bạn gái (3) Đá bóng, đấu kiếm, đua xe, bắn bi, lái Búp bê, chơi chuyền, nhảy dây, bày cỗ, Thả diều, trò chơi điện tử, xếp hình, bịt máy bay trên không, nhảy lò cò, chơi ô mắt bắt dê, cầu cờ tướng, … quan, … trượt, đu quay, … b) - Trò chơi có ích và ích lợi của trò chơi đó. - HS Tổ 1 & 2 làm Phiếu bài tập + 1 HS làm bảng phụ. Sau đó trao đổi, chia sẻ kết quả với bạn cùng bàn. GV hỏi kết quả làm việc của 1 vài nhóm. - HS trình bày kết quả – Lớp nhận xét – GV chốt lại, tuyên dương. - HS nêu – GV chốt kiến thức và liên hệ giáo dục. Những đồ chơi, trò chơi có ích Tên đồ chơi, trò chơi Tác dụng Vui Thú vị, khỏe Chu đáo, dịu dàng hơn Rèn sự mạnh dạn Nhanh, khỏe Rèn trí thông minh Thông minh, khéo léo Khỏe, nhanh nhẹn, khéo léo, thông minh c) - Trò chơi có hại và tác hại của trò chơi đó. - HS Tổ 3 & 4 làm Phiếu bài tập + 1 HS làm bảng phụ. Sau đó trao đổi, chia sẻ kết quả với bạn cùng bàn. GV hỏi kết quả làm việc của 1 vài nhóm. - HS trình bày kết quả – Lớp nhận xét – GV chốt lại, tuyên dương. - HS nêu – Gv chốt kiến thức và liên hệ giáo dục.  Lựa chọn những đồ chơi, trò chơi có ích, đảm bảo an toàn cho mình và cho bạn trong khi chơi.         Rước đèn Thả diều Chơi búp bê Đu quay Nhảy dây Cờ vua Xếp hình Đá bóng         Những đồ chơi, trò chơi có hại Tên đồ chơi, trò chơi - Đấu kiếm - Súng cao su - Chơi cù Tác hại - Dễ làm cho nhau bị thương - Giết hại chim, phá hoại môi trường, gây nguy hiểm nếu lỡ tay bắn vào người - Làm người khác bị thương Bài 4: Tìm những từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi. - Cho HS xem video một số trò chơi. - HS tìm từ (GV có thể gợi ý bằng những câu hỏi ngắn gọn) - HS đặt câu với một số từ VD: Nguyễn Hiền rất ham thích trò chơi thả diều. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học. - HS đọc lại tên một số đồ chơi, trò chơi. - Chơi trò chơi: Kết bạn. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ những từ ngữ về đồ chơi và trò chơi đã học. Lựa chọn những đồ chơi, trò chơi có ích, đảm bảo an toàn cho mình và cho bạn trong khi chơi. - Chuẩn bị bài sau.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan