Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Mầm non Giáo án lqvt nhận biết to nhỏ 24 36 tháng tuổi...

Tài liệu Giáo án lqvt nhận biết to nhỏ 24 36 tháng tuổi

.DOC
4
433
141

Mô tả:

GIÁO ÁN THAO GIẢNG Chủ đề: Những con vật đáng yêu Chủ đề nhánh: Một số con vật sống trong rừng Môn: Nhận biết phân biệt Đề tài: Nhận biết phân biệt to – nhỏ Lớp: Nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi Thời gian: 15-20 phút Người dạy: Ngày soạn: 12/ 12/ 2019 Ngày dạy: 16/12/2019 I.Mục đích – yêu cầu : 1. Kiến thức : - Trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về độ lớn của 2 đối tượng. - Trẻ biết sử dụng từ “to hơn – nhỏ hơn” - Trẻ biết phân biệt màu sắc của đối tượng. 2. Kĩ năng: - Rèn cho trẻ biết phân biệt “to hơn – nhỏ hơn”. - Rèn kĩ năng quan sát, phân biệt. 3. Giáo dục: - Trẻ có ý thức học tập, chú ý trong giờ học. II.Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị môi trường hoạt động: a. Không gian tổ chức: Lớp học thoáng mát, đủ ánh sáng cho cô và trẻ hoạt động . b. Đồ dùng phương tiện: * Đồ dùng của cô: 2 cái giỏ mây. 1 giỏ có buộc nơ màu xanh, 1 giỏ có buộc nơ màu vàng. - 2 chú gấu: 1 chú gấu to mặc áo màu đỏ, 1 chú gấu nhỏ mặc áo màu vàng. - Chuyện: Ai đáng khen nhiều hơn. - Cho trẻ : Mỗi trẻ 1 rổ có: 2 cây nấm (nấm màu đỏ to, nấm màu vàng nhỏ), 2 bông hoa (hoa to màu đỏ, hoa nhỏ màu vàng). III. Phương pháp: * Phương pháp: Làm mẫu, thực hành và luyện tập. IV. Tiến hành tổ chức “hoạt động chơi- tập có chủ đích”: 1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức: - Cho trẻ đọc bài thơ “gấu qua cầu” Các con vừa bài thơ nói về con gì? (con gấu) 1 - Con voi là động vật sống ở đâu?(trong rừng) - Ngoài gấu ra thì con biết có con vật gì sống trong rừng nữa? - Cho 1 – 2 trẻ kể. - Có rất nhiều loại động vật sống trong rừng, mỗi loài đều có một vẻ đẹp và lợi ích khác nhau, nhưng đa số chúng đều là những động vật quý hiếm. Vì vậy, chúng ta phải yêu quý và sau này khi lớn lên các con phải biết bảo vệ những loại động vật sống trong rừng. 2. Hoạt động 2: Ôn Nhận biết phân biệt một và nhiều: Cô để 1 con gấu mẹ và 3 con gấu con cho trẻ quan sát sau đó hỏi trẻ: - Có một gấu mẹ hay nhiều gấu mẹ? - Có một gấu con hay nhiều gấu con? Cô chốt lại: Có một gấu mẹ và nhiều gấu con. 3. Hoạt động 3: Trẻ nhận biết phân biệt biểu tượng“to hơn – nhỏ hơn”: - Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe một câu chuyện rất hay về anh em nhà “gấu”. Đó là truyện “Ai đáng khen nhiều hơn”. Bây giờ cô sẽ kể cho lớp mình nghe nhé. - Cô kể chuyện chậm rãi nhẹ nhàng: Ở một nhà kia có 2 anh em gấu sống cùng mẹ. Bố đi làm xa nên cậu nào cũng muốn tỏ ra mình là đứa con ngoan nhất và đáng khen nhiều nhất. Biết chuyện, gấu mẹ bảo 2 anh em: Sáng nay, các con được nghĩ học, Gấu anh lên rừng hái cho mẹ 10 chiếc nấm hương, còn gấu em ra đồng hái cho mẹ 10 bông hoa. Đường xa các con đi nhớ phải cẩn thận nhé”. Gấu mẹ đưa 2 anh em mỗi người một cái giỏ. - Cô đưa 2 cái giỏ ra và hỏi trẻ: Các con nhìn xem cô có gì đây nào? - Cái giỏ nào to hơn? Cái giỏ nào nhỏ hơn? - Cô đặt giỏ nhỏ vào miệng giỏ to và cho trẻ quan sát và nhận xét. Cô giải thích cho trẻ hiểu. - Cô giơ giỏ to có nơ xanh trẻ nói “to hơn” - Cô giơ giỏ nhỏ có nơ màu vàng trẻ nói “nhỏ hơn” - Cô kể tiếp: Anh em nhà gấu cầm giỏ để đi hái nấm gấu anh mặc áo màu đỏ còn gấu em mặc áo màu vàng. - Cô đưa hai chú gấu ra cho trẻ quan sát và nhận xét Cô hỏi trẻ: Gấu nào to hơn? Gấu nào nhỏ hơn? Cô đặt 2 chú gấu lên bàn và cho chú gấu em trốn đằng sau gấu anh. Cho trẻ quan sát và nhận xét. - Vì sao con biết gấu anh to hơn, gấu em nhỏ hơn ? - À đúng rồi gấu anh to hơn gấu em vì khi gấu em trốn sau lưng gấu anh thì gấu anh đã che kín gấu em các con không sao nhìn thấy gấu em nữa, còn gấu anh không trốn được sau gấu em vì gấu em nhỏ hơn nên không che kín được gấu anh. 2 Cô chỉ vào gấu anh – trẻ nói “to hơn” Gấu mặc áo đỏ – trẻ nói “to hơn” Cô chỉ vào gấu em – trẻ nói “ nhỏ hơn Gấu mặc áo vàng – trẻ nói “nhỏ hơn” - Cô kể tiếp: Thế là 2 anh em nhà gấu mỗi người cầm 1 cái giỏ vào rừng hái hoa và hái nấm đem về tặng mẹ. - Các con có muốn đi hái hoa và nấm giúp anh em nhà gấu không? * Bé cùng so sánh: Nhưng trước khi giúp an hem nhà gấu thì bây giờ cô mời bạn Ngân lên đây. - Các con quan sát và trả lời cho cô biết cô Thắm và bạn Ngân ai “to hơn” ai “nhỏ hơn”? - So sánh: Giữa bạn Long và bạn Tâm Bạn Long và bạn tâm ai “to hơn”, ai “nhỏ hơn”? 4. Hoạt động 4: Thi xem ai nhanh Cô hỏi : Gấu mẹ dặn gấu em làm gì? - Gấu em ra đồng và hái được rất nhiều hoa. Các con hãy giúp gấu em xếp hoa nào? - Cho trẻ xếp 2 bông hoa ra trước mặt. - Hoa nào to hơn? Hoa nào nhỏ hơn? - Khi cô nói hoa màu đỏ, trẻ giơ hoa màu đỏ và nói “to hơn”. Cô nói hoa màu vàng trẻ giơ hoa màu vàng và nói “nhỏ hơn” - Cho trẻ bỏ hoa vào rổ. - Cô hỏi: Mẹ đã dặn gấu anh hái gì? - Gấu anh cũng đã hái được rất nhiều nấm. Các con hãy giúp gấu anh xếp nấm nào. - Trẻ xếp 2 cây nấm ra trước mặt. - Nấm màu gì to hơn? Nấm màu gì nhỏ hơn? - Khi cô nói nấm màu đỏ, trẻ giơ nấm màu đỏ và nói “to hơn”. Cô nói nấm màu vàng trẻ giơ nấm màu vàng và nói “nhỏ hơn” - Hoặc cô nói “to hơn” trẻ giơ nấm màu đỏ, “nhỏ hơn” trẻ giơ nấm màu vàng. - Cho trẻ bỏ nấm vào rổ. 5. Hoạt động 5: Hãy làm cho đúng - Cô kể tiếp: Vậy là 2 anh em gấu đã hái được nhiều nấm và hoa về tặng mẹ rồi. Bây giờ các con hãy giúp anh em gấu mang hoa và nấm về nhà nhé. Các con nhớ lấy nấm to – hoa to bỏ vào giỏ to. Nấm nhỏ - hoa nhỏ bỏ vào giỏ nhỏ. - Chia trẻ làm hai đội đi qua đường ngoằn ngoèo đem hoa và nấm bỏ vào giỏ. - Cho trẻ vừa đi vừa hát “phi ngựa” và cất hoa và nấm. 3 - Cô quan sát nhắc nhở trẻ chơi. - Cô kể tiếp: Gấu mẹ rất vui khi thấy gấu anh và gấu em đã hái được nhiều hoa và nấm mang về. Gấu mẹ xoa đầu 2 con và bảo : “Các con của mẹ ngoan lắm, mẹ khen các con”. * Kết thúc: - Cho trẻ đọc bài thơ “gấu qua cầu” và ra ngoài. 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan