Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Tiểu học Giáo án lớp 5 năm 2018 2019 t khương tuần 18...

Tài liệu Giáo án lớp 5 năm 2018 2019 t khương tuần 18

.DOC
23
248
78

Mô tả:

Trường TH số 2 An Thủy Giáo án lớp 5 TUẦN 18 Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2018 DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC TOÁN: I.Mục tiêu: Giúp HS biết: - Biết tính diện tích hình tam giác. - Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác để giải toán. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. - Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin. *Các bài tập cần làm: Bài 1 II.Chuẩn bị: Các dạng hình tam giác như trong SGK; ê ke. III.Hoạt động học: A. Hoạt đô ̣ng c bnn 1. Khởi động: - Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiệu bài. 2. Hình thành kiến thức:. *Việc 1: Hình thành quy tắc và CT tính diện tích hình tam giác - Yêu cầu HS lấy hai hình tam giác bằng nhau. Lấy 1 hình rồi cắt theo đường cao để thành hai mảnh. ? Hai hình vừa tạo thành là hình gì? - Yêu cầu ghép hai mảnh 1 và 2 vào hình tam giác còn lại. ? Hình tạo thành là hình gì? - GV thao tác mẫu lại trên hình tam giác. ? Chiều dài của hình chữ nhật ABCD như thế nào so với cạnh đáy DC của hình tam giác? ? Chiều rộng như thế nào so với chiều cao EH của hình tam giác EDC? ? Diện tích hình chữ nhật ABCD như thế nào so với diện tích hình tam giác EDC? ? Diện tích hình chữ nhật ABCD được tính như thế nào? ? Vậy diện tích hình tam giác EDC được tính như thế nào? *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + HS nắm được cách thực hiện các thao tác cắt, ghép hình để hình thành công thức tính diện tích hình tam giác. + Thực hành đúng các thao tác và hình thành được quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác. + Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Nhận xét bằng lời. *Việc 2: Ghi nhớ. ? Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào? - Nhận xét và chốt lại thành quy tắc: Ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2. - Gọi S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao, hãy lập công thức tính diện tích? GV : Nguyễn Thế Khương -1- Năm học : 2018-2019 Trường TH số 2 An Thủy Giáo án lớp 5 - Nhận xét và chốt lại công thức tính diện tích hình tam giác: S = (a x h) : 2 *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Đọc để thuộc quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Bài 1: Tính diện tích hình tam giác. - Cá nhân tự làm vào vở. - Cá nhân đổi chéo vở, kiểm tra kết quả. - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. ? Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào? - Nhận xét và chốt: Quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + HS nắm được quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác. + Vận dụng để giải đúng bài toán. + Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. + Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành. C. Hoạt động ứng dụng: - Hỏi đáp cùng người thân hoặc bạn bè về quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác. - Vận dụng đo độ dài đáy và chiều cao của một đồ vật có dạng hình tam giác và thực hiện tính diện tích của đồ vật đó. TV: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (TIẾT 1) I.Môc tiªu: Giúp HS - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/1 phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2 - 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của BT2. Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3. - Rèn kĩ năng đọc. - GD HS biết trân trọng tình cảm yêu thương giúp đỡ nhau, biết được giá trị của hòa bình và tình cảm của con người với thiên nhiên. - Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình. *HS có năng lực: Đọc diễn cảm bài thơ, bài văn, nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài. II.Chuẩn bị: Phiếu; bảng phụ III.Hoạt động học: A. Hoạt động c bnn: *Khởi động: - Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích. GV : Nguyễn Thế Khương -2- Năm học : 2018-2019 Trường TH số 2 An Thủy Giáo án lớp 5 - Nghe GV giới thiê ̣u bài mới. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Bài 1: Kiểm tra đọc - HĐ cả nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp trong nhóm. - Từng em bốc thăm chọn bài. - Thi đọc trong nhóm, chọn bạn đọc hay. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí. + Đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm đoạn cần đọc. + Trả lời đúng câu hỏi dựa vào nội dung đoạn vừa đọc. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS. *Việc 2: Bài 2: Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm “Giữ lấy màu xanh” - Cặp đôi trao đổi với nhau rồi làm bài vào VBT. - Cá nhân đổi chéo VBT kiểm tra và cùng thống nhất kết quả. - HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp. - Nhận xét và chốt lại: tên bài tập đọc, tác giả và thể loại. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Nêu đúng tên tác giả, tên bài tập đọc và thể loại của các bài tập đọc thuộc chủ điểm: Giữ lấy màu xanh. + Chuyện một khu vườn nhỏ của tác giả Văn Long - Thể loại văn. + Tiếng vọng của tác giả Nguyễn Quang Thiều - Thể loại thơ. + Mùa thảo quả của tác giả Ma Văn Kháng - Thể loại văn. + Hành trình của bầy ong của tác giả Nguyễn Đức Mậu - Thể loại thơ. + Người gác rừng tí hon của tác giả Nguyễn Thị Cẩm Châu - Thể loại văn. + Trồng rừng ngập mặn của tác giả Phan Nguyên Hồng - Thể loại văn. - Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. *Việc 3: Bài 3: Nêu nhận xét về bạn nhỏ và tìm dẫn chứng minh họa cho NX của em. - Cá nhân tự làm bài vào VBT. - HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp. - Nhận xét và chốt lại: Lí lẻ và cách đưa ra dẫn chứng để thuyết phục. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Biết nhận xét về nhân vật và đưa ra dẫn chứng để thuyết phục. - Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS. C. Hoạt đô ̣ng ứng dụng: - Biết đọc một văn bản bất kì với giọng đọc phù hợp. TV: Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2018 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (TIẾT 2) GV : Nguyễn Thế Khương -3- Năm học : 2018-2019 Trường TH số 2 An Thủy Giáo án lớp 5 I.Mục tiêu: Giúp HS: - HS đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học ; tốc độ đọc tối thiểu 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ đoận văn; thuộc 2 - 3 bài thơ, đoạn văn dể nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người theo yêu cầu của bài tập 2. Biết trình bày cảm nhận về cái hay của một số câu thơ theo yêu cầu BT3 - Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ văn học. - HS yêu thích môn Tiếng Việt. - Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình. *HS có năng lực: Đọc diễn cảm bài thơ, bài văn, nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài. II. Chuẩn bị: Phiếu học tập, bảng phụ III.Hoạt động học: A. Hoạt động c bnn: *Khởi động: - Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiê ̣u bài mới. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Bài 1: Kiểm tra đọc - HĐ cả nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp trong nhóm. - Từng em bốc thăm chọn bài. - Thi đọc trong nhóm, chọn bạn đọc hay. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí. + Đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm đoạn cần đọc. + Trả lời đúng câu hỏi dựa vào nội dung đoạn vừa đọc. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS. *Việc 2: Bài 2: Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm “Vì hạnh phúc con người” - Cặp đôi trao đổi với nhau rồi làm bài vào VBT. - Cá nhân đổi chéo VBT kiểm tra và cùng thống nhất kết quả. - HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp. - Nhận xét và chốt lại: tên bài tập đọc, tác giả và thể loại. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Nêu đúng tên tác giả, tên bài tập đọc và thể loại của các bài tập đọc thuộc chủ điểm: Vì hạnh phúc con người. + Chuỗi ngọc lam của tác giả Phun-tơn O-xlơ - Thể loại văn. + Hạt gạo làng ta của tác giả Trần Đăng Khoa - Thể loại thơ. + Buôn Chư Lênh đón cô giáo của tác giả Hà Đình Cần - Thể loại văn. GV : Nguyễn Thế Khương -4- Năm học : 2018-2019 Trường TH số 2 An Thủy Giáo án lớp 5 + Về ngôi nhà đang xây của tác giả Đồng Xuân Lan - Thể loại thơ. + Thầy thuốc như mẹ hiền của tác giả Trần Phương Hạnh - Thể loại văn. + Thầy cúng đi bệnh viện của tác giả Nguyễn Lăng - Thể loại văn. - Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. *Việc 3: Bài 3: Em thích những câu thơ nào nhất? Hãy trình bày cái hay của câu thơ - Cá nhân tự làm bài vào VBT. - HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp. - Nhận xét và chốt lại: Cái hay cái đẹp của câu thơ trong 2 bài thơ ở chủ điểm “Vì hạnh phúc con người”. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Nêu được những câu thơ mình yêu thích và trình bày cảm nhận của mình về cái hay của câu thơ. - Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS. C. Hoạt đô ̣ng ứng dụng: - Biết đọc một văn bản bất kì với giọng đọc phù hợp. TV: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (TIẾT 3) I.Mục tiêu: Giúp HS: - HS đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học; tốc độ đọc tối thiểu 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ đoận văn; thuộc 2 - 3 bài thơ, đoạn văn dể nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường. - Rèn luyện kĩ năng đọc. - Qua việc ôn tập, các em càng thấy được ý thức bảo vệ môi trường, trân trọng tình cảm yêu thương giúp đỡ nhau, tình cảm của con người với thiên nhiên. - Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình. *HS có năng lực: Đọc diễn cảm bài thơ, bài văn, nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài. II. Chuẩn bị: Phiếu học tập, bảng phụ III.Hoạt động học: A. Hoạt động c bnn: *Khởi động: - Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiê ̣u bài mới. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Bài 1: Kiểm tra đọc - HĐ cả nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp trong nhóm. - Từng em bốc thăm chọn bài. - Thi đọc trong nhóm, chọn bạn đọc hay. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí. GV : Nguyễn Thế Khương -5- Năm học : 2018-2019 Trường TH số 2 An Thủy Giáo án lớp 5 + Đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm đoạn cần đọc. + Trả lời đúng câu hỏi dựa vào nội dung đoạn vừa đọc. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS. *Việc 2: Điền những từ ngữ em biết vào bảng sau: Tổng kết vốn từ - Các sự vật trong môi trường: + Sinh quyển (môi trường động, thực vật) + Thủy quyển (môi trường nước) + Khí quyển (môi trường không khí) - Những hành động bảo vệ môi trường: + Sinh quyển (môi trường động, thực vật) + Thủy quyển (môi trường nước) + Khí quyển (môi trường không khí) - Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận về các sự vật sống trong môi trường và những hành động bảo vệ môi trường, thư kí viết kết quả vào bảng phụ. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”. - Nhận xét và chốt lại: Các sự vật sống trong từng môi trường và các hành động để bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp. - Các sự vật trong môi trường: + Sinh quyển: đất, trâu, bò, rau ngót, rau khoai, bàng, phượng, ... + Thủy quyển: suối, biển, đại dương, ao, hồ, sông, kênh rạch, ... + Khí quyển: mây, không khí, khí hậu, trăng, sao, ... - Những hành động bảo vệ môi trường: + Sinh quyển: trồng rừng ngập mặn, phủ xanh đồi trọc, trồng cây, trồng rừng, ... + Thủy quyển: lọc nước thải công nghiệp + Khí quyển: lọc khói công nghiệp *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Tìm đúng các từ ngữ thuộc chủ đề “Môi trường”. Tiêu chí HTT HT CHT 1. Tìm đúng và nhiều các từ vào nhóm thích hợp. 2. Hợp tác tốt 3. Phản xạ nhanh 3. Trình bày đẹp - Phương pháp: Quan sát. - Kĩ thuật: Phiếu đánh giá tiêu chí. C. Hoạt đô ̣ng ứng dụng: - Biết đọc một văn bản bất kì với giọng đọc phù hợp. - Kể cho người thân nghe một số việc làm bảo vệ môi trường và cùng người thân thực hiện giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp. TOÁN: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: Giúp HS biết: - Tính diện tích hình tam giác. Tính diện tích hình tam giác vuông khi biết độ dài độ dài hai cạnh vuông của nó. GV : Nguyễn Thế Khương -6- Năm học : 2018-2019 Trường TH số 2 An Thủy Giáo án lớp 5 - Rèn luyện kĩ năng giải toán áp dụng công thức, quy tắc tính diện tích hình tam giác. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. - Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin. *Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3. II.Chuẩn bị: Bảng phụ III.Hoạt động học: A. Hoạt đô ̣ng c bnn: *Khởi động: - Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiệu bài. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Bài 1: Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy là a và chiều cao là h. a, a = 30,5dm và h = 12dm. b, a = 16dm và h = 5,3m - Cá nhân tự làm vào vở. - Cá nhân đổi chéo vở, kiểm tra kết quả. - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. ? Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào? - Nhận xét và chốt: Quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + HS nắm chắc quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác. + Vận dụng để giải đúng bài toán. + Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. + Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành. *Việc 2: Bài 2: Hãy chỉ ra đáy và đường cao tương ứng đã có trong mỗi hình tam giác vuông - Hai bạn ngồi cạnh nhau thực hiện chỉ ra đáy và đường cao trong mỗi hình tam giác vuông. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. ? Muốn xác định đường cao của hình tam giác, bạn làm thế nào? - Củng cố: Cách nhận biết đáy và đường cao của hình tam giác vuông. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + HS nắm được cách xác định chiều cao và cạnh đáy tam giác vuông. + Thực hành xác định đúng chiều cao và cạnh đáy của các tam giác vuông. + Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. + Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác; tự tin. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. GV : Nguyễn Thế Khương -7- Năm học : 2018-2019 Trường TH số 2 An Thủy Giáo án lớp 5 - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành. *Việc 3: Bài 3: Tính diện tích hình tam giác vuông ABC, DEG. - Cá nhân quan sát hình vuông, xác định độ dài cạnh đáy và chiều cao của hình tam giác. - Cá nhân thực hiện giải vào vở. - Cá nhân đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất cách giải, thống nhất đáp án. - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. ? Muốn tính diện tích hình tam giác vuông ta làm thế nào? - Nhận xét và chốt: Công thức và cách tính diện tích hình tam giác vuông. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + HS nắm được công thức và cách tính diện tích hình tam giác vuông. + Vận dụng để giải đúng bài toán. + Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. + Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành. C. Hoạt động ứng dụng: - Hỏi đáp cùng người thân hoặc bạn bè về quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác. - Vận dụng đo độ dài đáy và chiều cao của một đồ vật có dạng hình tam giác vuông và thực hiện tính diện tích của đồ vật đó. TV: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (TIẾT 4) I.Mục tiêu: Giúp HS: - HS đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học; tốc độ đọc tối thiểu 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ đoạn văn; thuộc 2 - 3 bài thơ, đoạn văn dể nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. Nghe - viết đúng bài chính tả, viết đúng tên riêng phiên âm tiếng nước ngoài và các từ ngữ dễ viết sai, trình bày đúng bài chợ Tasken, tốc độ viết khoảng 95 chữ/15 phút. - Rèn luyện kĩ năng đọc, kĩ năng viết. - HS có ý thức viết rèn chữ, viết rõ ràng và giữ vở sạch đẹp. - Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình. *HS có năng lực: Đọc diễn cảm bài thơ, bài văn, nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài. II.Chunn bị : Bảng phụ III.Hoạt động học: A. Hoạt động c bnn: *Khởi động: - Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiê ̣u bài mới. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Bài 1: Kiểm tra đọc GV : Nguyễn Thế Khương -8- Năm học : 2018-2019 Trường TH số 2 An Thủy Giáo án lớp 5 - HĐ cả nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp trong nhóm. - Từng em bốc thăm chọn bài. - Thi đọc trong nhóm, chọn bạn đọc hay. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí. + Đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm đoạn cần đọc. + Trả lời đúng câu hỏi dựa vào nội dung đoạn vừa đọc. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS. *Việc 2: Bài 2: Nghe - viết: Chợ Ta-sken + Tìm hiểu về bài viết - Cá nhân tự đọc bài viết, 1 em đọc to trước lớp. - Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết và cách trình bày bài viết. - Chia sẻ với GV về cách trình bày. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + Hiểu nội dung bài viết. + Nắm cách trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi. + Viết từ khó - Tìm từ khó viết và trao đổi cùng bạn bên cạnh. - Luyện viết vào nháp, chia sẻ cùng GV. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Phân tích cấu tạo âm vần, phân biệt âm vần dễ lẫn lộn. - Phương pháp: Vấn đáp viết. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. + Viết chính tả - GV đọc bài viết, lưu ý cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết và ý thức luyện chữ viết. - GV đọc từng cụm từ, HS nghe và viết chính tả vào vở. GV theo dõi, uốn nắn. - GV đọc chậm - HS dò bài. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Kĩ năng viết chính tả của HS + Viết chính xác từ khó: Ta-sken, nẹp thêu, xúng xính, vân xanh. + Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp. - Phương pháp: Vấn đáp viết. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét, tôn vinh HS. C. Hoạt đô ̣ng ứng dụng: - Biết đọc một văn bản bất kì với giọng đọc phù hợp. - Tập viết lại những chữ mình chưa hài lòng. - Biết trình bày đúng một văn bản đẹp mắt, khoa học và sáng tạo. GV : Nguyễn Thế Khương -9- Năm học : 2018-2019 Trường TH số 2 An Thủy Giáo án lớp 5 TV: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (TIẾT 5) Đề bài: Hãy viết thư gửi một người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em trong học kì 1. I.Mục tiêu: Giúp HS - Biết viết một lá thư gửi người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của bản thân trong HKI, có đủ 3 phần (phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư), đủ nội dung cần thiết. - Rèn luyện kĩ năng viết thư. - Giáo dục HS tình cảm với người thân. - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ, phát huy tính sáng tạo. II. Chuẩn bị: Phiếu học tập, bảng phụ III.Hoạt động học: A. Hoạt động c bnn: *Khởi động: - Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiê ̣u bài mới. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: HD phân tích đề Đề bài: Hãy viết thư gửi một người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em trong học kì 1. - Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm đề bài, thảo luận: ? Đề bài này thuộc thể loại văn gì? ? Hãy nêu cấu tạo thông thường của một bức thư?. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - Nhận xét và chốt: Một bức thư có đủ 3 phần: + Phần đầu thư: Nêu địa điểm và thời gian viết thư; Chào hỏi người nhận thư. + Phần chính: Nêu mục đích, lí do viết thư. Thăm hỏi tình hình của người nhận thư. Thông báo tình hình của người viết thư. + Phần cuối thư: Nêu lời chúc, lời cảm ơn, lời hứa hẹn. Người viết kí tên và ghi họ tên. ? Nội dung kể chuyện trong bức thư là kể về điều gì? - Nhận xét và chốt: Nội dung kể chuyện trong bức thư. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + Thể loại văn: Viết thư + Nắm chắc cấu tạo của một bức thư: có 3 phần (Phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư). + Cách trình bày của một bức thư. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. *Việc 2: Viết thư GV : Nguyễn Thế Khương - 10 - Năm học : 2018-2019 Trường TH số 2 An Thủy Giáo án lớp 5 - Cá nhân thực hiện viết thư cho người thân. - Nhắc HS bám sát ba phần của một bức thư để trình bày cho đúng hình thức của bức thư. - Lưu ý: Đi sâu vào kể về kết quả học tập hoặc sự tiến bộ về một mặt nào đó, nêu quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ học tập trong học kì 2. - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ về bức thư mình viết. - Nhận xét và sửa sai về lỗi dùng từ, lỗi câu,... Tuyên dương một số bức thư viết hay. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + Trình bày đúng hình thức một bức thư. + Viết được bức thư cho người thân kể đúng những thành tích và cố gắng của mình trong học kì 1 với lời lẽ xưng hô một cách chân thực, thể hiện được tình cảm với người thân. - Phương pháp: Vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét, tôn vinh HS. C. Hoạt đô ̣ng ứng dụng: - Tập viết lại những câu, những phần chưa hài lòng. KHOA HỌC: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT (Theo PP BTNB) I. Mục tiêu: -Kiến thức Nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn, thể lỏng và thể khí. -Kĩ năng :Nhận thức được vai trò của nhiệt trong sự chuyển thể của các chất -Giáo dục HS yêu khoa học,trân trọng thành quả mà các nhà khoa học nghiên cứu ra. II. Chuẩn bị: Nến, nước đá, giá đỡ, bật lửa, vở ghi khoa học, phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học: 1.Khởi động:3' - HĐTQ điều hành tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Xì điện”: -HĐTQ: cùng hs n/xét-đánh giá 2. Hình thành kiến thức: Giới thiệu bài, ghi đề bài *Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề - GV đưa ra một hòn đá lạnh H: Đá lạnh này ở thể gì? H : Đá lạnh ở nhiệt độ cao sẽ chuyển sang thể gì? H: Nước ở thể lỏng khi đun sôi nó bay hơi , hơi nước đó thuộc thể gì? -GV: Một chất có thể có sự chuyển thể, để hiểu rõ điều đó hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học “ Sự chuyển thể của chất” -GV ghi đề bài lên bảng *Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của HS -HS: bằng sự hiểu biết của mình, HS tự ghi tên một số chất thuộc thể lỏng, thể khí, thể rắn vào vở ghi khoa học *Bước 3: Đề xuất câu hỏi GV : Nguyễn Thế Khương - 11 - Năm học : 2018-2019 Trường TH số 2 An Thủy Giáo án lớp 5 - GV yêu cầu HS đặt câu hỏi để tìm hiểu đặc điểm của chất lỏng, chất rắn, chất khí -Chất rắn có đặc điểm gì? -Chất lỏng có đặc điểm gì? -Khí các-bô-níc, ô-xi, ni-tơ có đặc điểm gì? -Ở điều kiện nào thì nước tồn tại ở thể rắn?.... *Bước 4:Tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu -GV phát phiếu học tập, HS thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung ở phiếu - Nội dung phiếu: Khoanh vào ý đúng 1. Chất rắn có đặc điểm gì? a. Không có hình dạng nhất định. b. Có hình dạng nhất định. c. Có hình dạng của vật chứa nó. 2. Chất lỏng có đặc điểm gì? a. Không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy được. b. Có hình dạng nhất định, nhìn thấy được. c. Không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chứa nó, nhìn thấy được. 3. Khí các-bô-níc,ô-xi,ni-tơ có đặc điểm gì? a.Không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy được. b. Có hình dạng nhất định, nhìn thấy được. c. Không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chứa nó. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm làm thí nghiệm để tìm hiểu về sự chuyển thể của chất -HS quan sát đá lạnh tìm hiểu sự chuyển thể của nước từ thể rắn sang thể lỏng - HS đốt nến để biết nến từ thể rắn khi đốt cháy sẽ chuyển sang thể lỏng *Bước 5: Kết luận GV gợi ý HS ghi bài học rút ra vào vở khoa học -Các chất có thể tồn tại ở thể gì? -Khi nhiệt độ thay đỏi, một số chất có thể như thế nào? -HS tự ghi bài học vào vở khoa học - HS trình bày bài học - GV theo dõi, gợi ý để HS hoàn thành bài học vào vở khoa học của mình. *. Củng cố, dặn dò: ( 4-5’) - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Truyền điện” -GV chia lớp thành 4 đội: Thi kể tên các chất + Đội 1: Kể tên các chất ở thể rắn + Đội 2: Kể tên các chất ở thể lỏng + Đội 3: Kể tên các chất ở thể khí + Đội4: Kể tên các chất có thể chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại. GV : Nguyễn Thế Khương - 12 - Năm học : 2018-2019 Trường TH số 2 An Thủy Giáo án lớp 5 B.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Chia sẻ nội dung bài học với người thân Thứ tư ngày 26 tháng 12 năm 2018 LUYỆN TẬP CHUNG TOÁN: I.Mục tiêu: Giúp HS biết: - Giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân. Tìm tỉ số phân trăm của hai số. Làm các phép tính với số thập phân. Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. - Rèn kĩ năng làm dạng kiểm tra: dạng bài trắc nghiệm kết hợp tự luận. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. - Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin. *Các bài tập cần làm: Phần 1, phần 2: Bài 1, bài 2. II.Chuẩn bị: Bảng phụ III.Hoạt động học: A. Hoạt đô ̣ng c bnn: *Khởi động: - Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiệu bài. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Bài 1: Chữ số 3 trong số thập phân 72,364 có giá trị là. A. 3 B. 3 10 C. 3 100 D. 3 1000 Bài 2: Trong bể có 25 con cá, trong đó có 20 con cá chép. Tỉ số % của số cá chép và cá trong bể là: A. 5% B. 20% C. 80% D. 100% - Cặp đôi trao đổi với nhau cách làm rồi cùng làm vào bảng phụ. - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. - Nhận xét và chốt: + Cách xác định giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong STP. + Cách tính giá trị % của hai số. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + HS nắm chắc giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân; cách tìm tỉ số % của 2 số; thực hiện các phép tính với số thập phân; viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. + Thực hành tính đúng các phép tính. + Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. + Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác, tự tin. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành. *Việc 2: Bài 1: Đặt tính rồi tính GV : Nguyễn Thế Khương - 13 - Năm học : 2018-2019 Trường TH số 2 An Thủy Giáo án lớp 5 - Cá nhân tự làm vào vở. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. ? Muốn cộng, trừ, nhân, chia số thập phân, bạn làm thế nào? - Củng cố: Cách đặt tính và cách thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia STP. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + HS nắm chắc cách đặt tính và cách thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. + Thực hành tính đúng các phép tính. + Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. + Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + HS nắm chắc giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân; cách tìm tỉ số % của 2 số; thực hiện các phép tính với số thập phân; viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. + Thực hành tính đúng các phép tính. + Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. + Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác, tự tin. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành. *Việc 3: Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: - Cá nhân thực hiện giải vào vở. - Cá nhân đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất cách giải, thống nhất đáp án. - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. - Nhận xét và chốt: Cách chuyển đổi từ 2 đơn vị đo đại lượng về cùng một đơn vị đo dưới dạng số thập phân. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + HS nắm chắc cách chuyển đổi từ 2 đơn vị đo đại lượng về cùng một đơn vị đo dưới dạng số thập phân. + Thực hành chuyển đổi đúng các số đo đại lượng. + Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. + Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành. C. Hoạt động ứng dụng: - Hỏi đáp cùng người thân hoặc bạn bè về cách chuyển đổi các số đo đại lượng bằng những ví dụ cụ thể. TV: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (TIẾT 6) I.Mục tiêu: Giúp HS: GV : Nguyễn Thế Khương - 14 - Năm học : 2018-2019 Trường TH số 2 An Thủy Giáo án lớp 5 - HS đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học; tốc độ đọc tối thiểu 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ đoận văn; thuộc 2 - 3 bài thơ, đoạn văn dể nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi của bài tập 2. - HS lòng tự hào, ý thức giữ gìn cảnh đẹp của quê hương, đất nước. - Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình. *HS có năng lực: Đọc diễn cảm bài thơ, bài văn, nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài. II.Chuẩn bị: Phiếu; bảng phụ III.Hoạt động học: A. Hoạt động c bnn: *Khởi động: - Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiê ̣u bài mới. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Bài 1: Kiểm tra đọc - HĐ cả nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp trong nhóm. - Từng em bốc thăm chọn bài. - Thi đọc trong nhóm, chọn bạn đọc hay. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí. + Đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm đoạn cần đọc. + Trả lời đúng câu hỏi dựa vào nội dung đoạn vừa đọc. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS. *Việc 2: Bài 2: Đọc và TLCH: Chiều biên giới a, Tìm trong bài thơ một từ đồng nghĩa với từ “biên cư ng” b, Trong khổ thơ 1, các từ đầu và ngọn được dựng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? c, Có những đại từ xưng hô nào được dùng trong bài thơ? d, Viết một câu miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra cho em. - Cặp đôi trao đổi với nhau cách trả lời các câu hỏi và làm vào VBTGK mục a, b, c còn HS có năng lực làm hết cả 5 mục. - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp. ? Thế nào là từ đồng nghĩa? ? Thế nào là từ nhiều nghĩa? - Nhận xét và chốt: Khái niệm từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa và chốt đáp án đúng: *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + Nắm chắc khái niệm từ đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa. + Vận dụng để trả lời đúng các câu hỏi ở SGK: 1. Từ trong bài đồng nghĩa với từ biên cương là biên giới. GV : Nguyễn Thế Khương - 15 - Năm học : 2018-2019 Trường TH số 2 An Thủy Giáo án lớp 5 2.Trong khổ thơ 1, từ đầu và từ ngọn được dùng với nghĩa chuyển. 3. Các đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ là: em và ta. 4. Viết 1 câu miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra, VD: Lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang. - Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Trình bày miệng, nhận xét bằng lời. C. Hoạt đô ̣ng ứng dụng: - Biết đọc một văn bản bất kì với giọng đọc phù hợp. Thứ năm ngày 3 tháng 1 năm 2019(tuần 18) ĐỊA LÝ: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KỲ 1 Thực hiện theo đề chuyên môn TOÁN: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1 (Thực hiện theo đề chuyên môn) TV: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KỲ 1 (ĐỌC) KHOA HỌC: HỖN HỢP I. Mục tiêu: - Đối với HS cả lớp: + Nêu được 1 số VD về hỗn hợp + Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp (tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước & cát trắng..) - Đối với HSKG: Biết cách tạo ra các hỗn hợp II. Đồ dùng dạy học: - Hình minh hoạ SGK - Cát trắng, nước, muối, mì chính, bột tiêu, dầu ăn, gạo, sạn, rá vo III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1.Khởi động:3' - HĐTQ điều hành tổ chức cho các bạn nhắc lại KT: Nêu 1 số VD về 1 số chất ở thể rắn, lỏng, khí? -HĐTQ: cùng hs n/xét-đánh giá 2. Hình thành kiến thức: Giới thiệu bài, ghi đề bài HĐ1:Thực hành tạo 1 hỗn hợp gia vị( 8p) - HĐTQY/c H làm việc nhóm ? Tạo 1 hỗn hợp gia vị gầm muối tinh, mì chính, hạt bột tiêu? ? Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào? ? Hỗn hợp là gì? - Việc 1:Tạo ra hỗn hợp theo y/c dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng - Việc 2: Trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi - Việc 3: Chia sẻ trước lớp HĐ2:Thảo luận (6p) - Y/c H thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi SGK ? Không khí là 1 chất hay hỗn hợp? ? Kể tên 1 số hỗn hợp mà em biết? GV : Nguyễn Thế Khương - 16 - Năm học : 2018-2019 Trường TH số 2 An Thủy Giáo án lớp 5 - Việc 1: Trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi - Việc 2: Đại diện các nhóm trả lời - Chia sẻ trước lớp + Gạo trộn với trấu, cám lẫn gạo, đường lẫn cát…. HĐ3:Tách các chất ra khỏi hỗn hợp(6p) -HĐTQ cử ra 3 đội chơi,chuẩn bị bảng con và khăn quàng để làm cờ báo hiệu -GV nêu cách chơi: chia lớp thành 3 đội chơi, các nhóm thảo luận ghi vào bảng, sau đó phất cờ lắc chuông trước để trả lời. Nhóm nào trả lời nhanh & đúng là thắng cuộc - Đáp án: H1: Làm lắng, H2: Sảy, H3: Lọc HĐ4. Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp( 8p) - GV Giao nhiệm vụ - N1+2: Tách cát trắng ra khỏi nước & cát trắng. - N3+4: Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn & nước - N5+6: Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn Việc 1: Các nhóm thực hành Việc 2: Các nhóm nhận xét chia sẻ - Nhận xét đánh giá KQ các nhóm B.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Chia sẻ nội dung bài học với người thân Thứ sáu ngày 4 tháng 1 năm 2019(tuần 18) HÌNH THANG TOÁN: I.Mục tiêu: Giúp HS - Có biểu tượng về hình thang. Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với các hình đã học. Nhận biết hình thang vuông. - Rèn kĩ năng xác định các yếu tố của hình thang, hình thang vuông; Nhận biết 2 đáy và một đường cao của hình thang. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. - Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin. *Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4. II.Chuẩn bị: Các dạng hình thang như trong SGK; ê ke. III.Hoạt động học: A. Hoạt đô ̣ng c bnn 1. Khởi động: - Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiệu bài. 2. Hình thành kiến thức:. *Việc 1: Đặc điểm của hình thang. GV : Nguyễn Thế Khương - 17 - Năm học : 2018-2019 Trường TH số 2 An Thủy Giáo án lớp 5 - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ “cái thang” ở SGK để nhận ra h/ả của hình thang. - Yêu cầu HS quan sát hình thang ABCD: ? Hình thang ABCD có mấy cạnh? Cạnh AB và cạnh CD gọi là cạnh gì? Cạnh AD và cạnh BC gọi là cạnh gì? Hai cạnh đáy như thế nào với nhau? - Chốt: Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + HS nắm được đặc điểm của hình thang: có một cặp cạnh đối diện song song. + Thực hành nêu đúng cặp cạnh đối diện song song của hình thang. + Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Nhận xét bằng lời. *Việc 2: Đáy và đường cao. - Vẽ đường cao AH và giới thiệu: AH là chiều cao của hình thang ABCD. - Yêu cầu HS nhận xét về quan hệ của đường cao AH và 2 cạnh đáy. - Chốt: Đường cao của hình thang là đoạn thẳng vuông góc với cạnh đáy hình thang. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + HS nắm được đáy và đường cao của hình thang. + Thực hành nêu đúng đáy và đường cao của hình thang. + Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Nhận xét bằng lời. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Bài 1: Hình nào là hình thang? - Hai bạn ngồi cạnh nhau quan sát các hình vẽ và chỉ ra hình thang - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. - Nhận xét và chốt: Cách xác định hình thang. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + HS nắm chắc các yếu tố của hình thang. + Thực hành xác định đúng các hình thang. + Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. + Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác, tự tin. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. *Việc 2: Bài 2: - Nhóm trưởng điều hành các bạn quan sát các hình vẽ và xác định hình nào có 4 cạnh và 4 góc; có 2 cặp cạnh đối diện song; chỉ có một cặp cạnh đối diện song song; có 4 góc vuông. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. - Củng cố: Các yếu tố của hình chữ nhật, hình thoi, hình thang. GV : Nguyễn Thế Khương - 18 - Năm học : 2018-2019 Trường TH số 2 An Thủy Giáo án lớp 5 *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + HS nắm chắc các yếu tố của hình chữ nhật, hình thoi, hình thang. + Thực hành phân biệt đúng hình thang với hình chữ nhật và hình thoi. + Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. + Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác, tự tin. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. *Việc 3: Bài 4: Xác định góc vuông, cạnh bên vuông góc với hai đáy? - Hai bạn ngồi cạnh nhau quan sát xác định góc vuông, cạnh vuông góc với 2 đáy - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. - Củng cố: Khái niệm hình thang vuông. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + HS nắm chắc cách xác định chiều cao của hình thang vuông. + Thực hành xác định đúng chiều cao của hình thang vuông. + Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. + Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác, tự tin. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Hỏi đáp cùng người thân hoặc bạn bè về các đặc điểm của hình thang, hình thang vuông. - Tìm một số đồ vật trong nhà, xung quanh có dạng hình thang, hình thang vuông. ÔL TV EM TỰ ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT TUẦN TUẦN 18 I.Mục tiêu: Giúp HS - Đọc và hiểu truyện “Sự tích hồ Ba Bể”. Hiểu được cách giải thích sự hình thành hồ Ba Bể của người xưa và lòng nhân ái của hai mẹ con trong câu chuyện. Tìm được từ theo cấu tạo từ; tìm được câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến; xác định đúng các thành phần câu trong câu. - Rèn kĩ năng xác định thành phần chính của câu, cảm thụ nội dung bài đọc. - GD HS biết quan tâm, yêu thương mọi người, bạn bè. - Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình. II.Chuẩn bị: - Tranh vẽ mình họa; Bảng phụ III. Hoạt động học. A. Hoạt đông c bnn: *Khởi động: - Nhóm trưởng cho các bạn trong nhóm trao đổi với nhau về vẻ đẹp của hồ Ba Bể. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Nêu được vẻ đẹp của hồ Ba Bể. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. GV : Nguyễn Thế Khương - 19 - Năm học : 2018-2019 Trường TH số 2 An Thủy Giáo án lớp 5 B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Đọc truyện “Sự tích hồ Ba Bể” và TLCH - Cá nhân đọc thầm truyện và tự làm bài vào vở ôn luyện TV. - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp. - Nhận xét và chốt lại ý nghĩa, nội dung của truyện bài “Sự tích hồ Ba Bể”. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Hiểu được nội dung của bài + Câu 1: Trông bà thật gớm ghiếc, thân thể gầy còm, lở loét, mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. + Câu 2: Vì bà gớm ghiếc, thân thể gầy còm, bẩn thỉu, mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. + Câu 3: Bà cho hai mẹ con gói tro rồi bảo rắc quanh nhà để tránh nạn; rồi cắn vỏ trấu thành hai mảnh, đặt xuống nước thành chiếc thuyền để cứu người dân gặp nạn. + Câu 4: Dựa vào nội dung câu chuyện, HS viết được 3 – 4 câu văn miêu tả lại sự hình thành hồ Ba Bể. + Chốt ND bài: Ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện khuyên chúng ta phải biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. - Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. *Việc 2: Tìm trong bài “Sự tích hồ Ba Bể” . a) Các từ: 3 từ đơn; 3 từ ghép; 3 từ phức: b) Các câu: 1 câu kể; 1 câu hỏi; 1 câu cảm; 1 câu khiến: - Nhóm trưởng cho các bạn trong nhóm thảo luận, làm vở ôn luyện TV trang 92. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. ? Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ ghép? Thế nào là từ phức? ... - Nhận xét và chốt lại khái niệm: từ đơn, từ ghép, từ phức; câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + Nắm chắc khái niệm từ đơn, từ ghép, từ phức. + Tìm đúng các từ đơn, từ ghép, từ phức có trong câu chuyện (ít nhất là 3 từ). + Dấu hiện để nhận biết câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến. + Tìm đúng các câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến có trong câu chuyện. - Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. *Việc 3: Xác định các thành phần: CN, VN, trạng ngữ trong các câu sau. a) Hai mẹ con kể chuyện cho mấy người gần đó biết. b) Họ chèo thuyền đi cứu vớt ngững người bị nạn. - Cá nhân đọc thầm yêu cầu của bài tập và làm vào vở tự ôn luyện TV trang 92. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - Chốt: Các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu và cách xác định các bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ, bộ phận trạng ngữ. GV : Nguyễn Thế Khương - 20 - Năm học : 2018-2019
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan