Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Giáo án gdcd 6 hk1_cktkn_bộ 2...

Tài liệu Giáo án gdcd 6 hk1_cktkn_bộ 2

.DOC
57
185
83

Mô tả:

HỌC KỲ I Ngày soạn: 21/8/2013 Ngày giảng: 22/8/2013 Tiết1 - Bài 1: TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quí nhất của mỗi con người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển4 tốt - Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. - Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân. 2. Kĩ năng: - Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và người khác. - Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. - Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó. 3. Thái độ: Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Chuẩn bị của GV: : - Tranh ảnh . - Tục ngữ, ca dao về chăm sóc sức khoẻ. 2. Chuẩn bị của HS: : - SGK, vở ghi. - Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi, theo câu hỏi trong SGK III. TIẾN TRÌNH BÀI DAY: 1. Kiểm tra bài cũ (1’): Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở và bài mới của HS. * Đặt vần đề vào bài mới (1’): Ông cha ta thường nói: “ Có sức khoẻ là có tất cả. Sức khoẻ quí hơn vàng”. Nếu được ước muốn đầu tiên của con người đó là sức khoẻ. Vậy để hiểu được ý nghĩa của sức khoẻ và tự chăm sóc sức khoẻ. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiết 1 - bài 1: “Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể”. 2. Dạy nội dung bài mới (37’): Hoạt động của GV và HS GV HS ? HS ? HS ? Ghi bảng 1. Tìm hiểu truyện (12'): Yêu cầu HS đọc truyện trong SGK. Theo “ Mùa hè kì diệu” hình thức phân vai. Thảo luận nhóm: N1+2: Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua? Minh được đi tập bơi và biết bơi. + Chân tay rắn chắc. + Dáng đi nhanh nhẹn. + Như cao hẳn lên. N3+4: Vì sao Minh lại có điều kì diệu ấy? Vì tập bơi (được thầy giáo hướng dẫn cách luyện tập thể thao). N5+6: Theo em để có được sức khoẻ tốt, làm cho cơ thể khoẻ mạnh em sẽ làm gì? 1 HS Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể ? Em hãy nêu cách tự chăm sóc rèn luyện thân thể cho mình? HS * Chăm sóc thân thể: + Vệ sinh cá nhân. + Ăn uống điều độ. + Không hút thuốc lá GV - Tự rèn luyện thân thể: Tập thể dục, thể thao hàng ngày (chạy, nhảy, bơi, đá bóng, đánh cầu lông) ? Sức khoẻ đối với chúng ta có đáng quí không? Vì sao? HS Trả lời và đọc bài học. 2. Nội dung bài học (18'): a) Thân thể, sức khoẻ là vốn quí nhất đối với mỗi con người, không gì có thể thay thế được. Mỗi người phải biết giữ gìn, tự chăm sóc, rèn luyện để có thân thể, sức khỏe tốt: ? * Liên hệ: Trong lớp ta các em đã biết - Vệ sinh cá nhân, ăn uống chăm sóc, rèn luyện thân thể chưa? Vì sao? điều độ, thường xuyên tập ? Vậy để có sức khoẻ tốt, không bị ốm chúng thể dục thể thao để có sức ta cần phải làm gì? khoẻ ngày càng tốt hơn. ? Khi cảm thấy trong người không được khoẻ - Cần tích cực phòng bệnh, em sẽ làm gì? khi mắc bệnh phải tích cực HS ... Nói với bố mẹ, người lớn kịp thời chữa chữa cho khỏi bệnh. trị. HS * Thảo luận: (6 nhóm) P.H.T ? N1+2: Sức khoẻ đối với học tập? HS Giúp người minh mẫn, học tập tốt, đạt kết quả cao trong học tập ? N3+4: Sức khoẻ đối với lao động? HS Lao động khoẻ mạnh đạt được năng suất ? N5+6: Sức khoẻ đối với các hoạt động? HS Đạt kết quả cao. GV * Liên hệ, tích hợp Bảo vệ môi trường: Bên cạnh việc tự chăm sóc sức khoẻ thì bảo vệ mơi trường cũng là một vấn đề ảnh hưởng rất lớn đối với sức khoẻ. ? Làm thế nào để bảo vệ môi trường luôn trong sạch? HS Không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi. Quét dọn thường xuyên gia đình, truờng học, khu dân cư. GV Nhấn mạnh: Môi trường trong sạch ảnh 2 hưởng tốt đến sức khoẻ của con người vì vậy chúng ta cần giữ gin vệ sinh cá nhân, làm trong sạch môi trường sống ở nhà, ở trường,... ? Vậy sức khoẻ có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta. Thấy bạn mình chưa biết chăm sóc, rèn luyện thân thể em sẽ làm gì? HS Giúp bạn bằng cách nói nhỏ với bạn (vệ b) Ý nghĩa: sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo, móng chân, - Việc tự chăm sóc, rèn móng tay luyện thân thể giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, cân đối, có sức chịu đựng dẻo dai, thích nghi được với sự biển đổi của môi trường để làm việc và học tập có hiệu quả. GV Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể là trách - Giúp chúng ta sống lạc nhiệm, là bổn phận của mỗi HS quan, yêu đời. HS - Đọc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Trình bày tóm tắt nội dung bài học (kĩ năng trình bày 1 phút) 3. Bài tập (7'): *Bài a: bảng phụ * Bài a: (tr - 4) - HS đọc bài tập trong SGK - làm bài tập - - câu 4 sai. H/S n.xét -> GV bổ sung. ? *Bài b: Kể việc làm chứng tỏ em biết tự * Bài b: (tr - 4) chăm sóc sức khoẻ bản thân? - Dậy đúng giờ, tập thể dục buổi sáng đếu đặn tắm gội, ăn mặc sạch sẽ * Bài c: (tr – 4) - Viêm phổi, dạ dày, bệnh ? *Bài c: Nêu tác hại của việc nghiện thuốc gan lá, rượu, bia đến sức khoẻ của con người? - Giảm tuổi thọ, giảm trí nhớ 3. Củng cố, luyện tập (5’): - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em cho biết những hoạt động cụ thể ở địa phương em về rèn luyện sức khoẻ? * GV Liên hệ, tích hợp thuế: Để làm bể bơi cho Minh hàng ngày đến bơi, cũng như các công trình thể thao, văn hóa công cộng Nhà nước cần có nguồn kinh phí (thuế): Thuế tạo nguồn tài chính để Nhà nước chi cho các mục đích chung. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’): - Học thuộc nội dung bài học trong SGK và vở ghi. - Làm bài tập d trang 4. - Chuẩn bị bài “Siêng năng, kiên trì”. Trả lời phần gợi ý trong SGK. 3 Ngày soạn: 28/8/2013 Tiết 2 - Bài 2: Ngày giảng: 29/8/2013 SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì. 2. Kĩ năng: - Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động. - Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày. 3. Thái độ: Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Phiếu học tập; Bài tập trắc nghiệm. - Truyện kể về các tấm guơng danh nhân siêng năng, kiên trì. 2. Chuẩn bị của HS: - SGK + vở ghi. - Các tấm guơng về siêng năng, kiên trì. III. TIẾN TRÌNH BÀI DAY: 1. Kiểm tra bài cũ (5’): 2 em. *Hỏi: Em hãy trình bày kế hoạch luyện tập thể dục - thể thao của bản thân em? * Đáp: HS trả lời kế hoạch đã chuẩn bị nhà -> GV nhận xét, bổ sung. * Đặt vần đề vào bài mới (1’): Bảng phụ "Tân và Toàn là 2 anh em trai, bố đi bộ đội xa. Mọi việc trong gia đình đều do 2 anh em tự xoay sở. Hai anh em rất ngoan, giúp mẹ mọi việc trong nhà: Rửa bát, quét nhà, giặt giũ, cơm nuớc.Hai anh em rất cần cù, chịu khó học tập, năm nào cũng đạt học sinh giỏi" ? Câu chuyện trên nói lên đức tính gì của hai anh em? (Là đức tính siêng năng, kiên trì). Vậy để hiểu được thế nào là siêng năng, kiên trì, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 2. Dạy nội dung bài mới (34’): Hoạt động của GV và HS GV Yêu cầu HS đọc truyện trong SGK. Bác Hồ của chúng ta biết mấy thứ tiếng? HS Trả lời ? Bác Hồ đã tự học tiếng nuớc ngoài như thế nào? (khi đang làm phụ bếp, ở Luân đôn, tuổi đã cao). HS - Làm phụ bếp: + Tự học thêm 2 giờ. + Nhờ thủy thủ giảng bài. + Viết vào tay vừa làm vừa học. - Ở Luân đôn: + Tự học ở vuờn hoa. + Đến nhà giáo sư học. 4 Ghi bảng 1. Truyện đọc (12’): “Bác Hồ tự học ngoại ngữ” GV ? HS ? HS ? HS ? HS ? HS GV ? HS ? HS ? HS - Tuổi cao: Tra từ điển; Nhờ nguời nuớc ngoài => Vừa học, vừa kiếm sống, vừa tìm hiểu cuộc sống các nuớc, tìm hiểu đuờng lối cách mạng Cần cù, chịu khó, tự giác làm việc đều đặn Vậy em hiểu thế nào là siêng năng? Trả lời Em hãy nêu một tấm gương thể hiện đức tính siêng năng? VD: Hải tự học bài, làm bài tập đầy đủ truớc khi đến lớp, không cần ai nhắc nhở. Tuấn tham gia lao động đều đặn, cố gắng đạt kết quả tốt ... Trong quá trình tự học Bác Hồ đã gặp những khó khăn gì? Không đuợc học theo truờng, lớp tự học. Truớc những khó khăn, Bác Hồ đã vuợt qua như thế nào? - Tranh thủ vừa làm vừa học. - Không nản lòng, vuợt qua mọi khó khăn, tìm mọi cách để học. - Quyết tâm học đến cùng. Vậy em hiểu thế nào là đức tính kiên trì? Trả lời bài học Bác Hồ học tiếng nuớc ngoài từ khi còn trẻ cho đến khi già vẫn học gặp đầy khó khăn gian khổhọc duợc nhiều thứ tiếng nhu vậy là nhờ sự siêng năng kiên trì. Em hãy kể một tấm guơng thể hiện tính kiên trì trong học tập hay lao động ở truờng, lớp, xóm VD: Đầu năm học, chữ bạn Hà rất xấu. Sau một thời gian luyện viết, bạn đã viết đuợc chữ rất đẹp * Thảo luận: (4 nhóm) N1+2: Tìm những biểu hiện đức tính siêng năng, kiên trì? Chăm chỉ, cần cù, chịu khó, miệt mài N3+4 Những hành vi trái với siêng năng, kiên trì? - Trái với siêng năng: Lời nhác, không muốn làm việc, hay lần lữa, trốn tránh công việc, ỷ lại vào người khác hoặc đùn đẩy việc cho người khác. - Trái với kiên trì: hay nản lòng, chóng chán, 5 2. Nội dung bài học (17’): *) Siêng năng: Là đức tính cần có của con người, thể hiện sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc một cách thường xuyên, đều đặn, không tiếc công sức. *) Kiên trì: Là sự quyết tâm làm đến cùng, không bỏ dở giữa chừng dù gặp khó khăn, gian khổ hoặc trở ngại. làm được đến đâu hay đến đó, không quyết tâm và thường không đạt được mục đích gì cả. ? Nguời có tính siêng năng, kiên trì trong công việc sẽ đạt kết quả như thế nào? HS Đạt đuợc kết quả cao trong mọi việc. 3. Bài tập (5’): * Bài a (tr- 6): Bảng phụ Bài a (Tr-6): - HS làm bài, GV nhận xét, bổ sung - Đáp án đúng: 1, 2. 3. Củng cố, luyện tập (5’): Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học 4. Huớng dẫn HS tự học ở nhà (1’): - Học thuộc bài; Làm bài tập: d SGK – Tr6 - Chuẩn bị tiếp nội dung phần còn lại. --------------------------------------------------------------------------------------Ngày soạn: 10/9/2013 Tiết 3 - Bài 2: Ngày giảng: 12/9/2013 SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ (TIẾP) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì. 2. Kĩ năng: - Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động. - Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày. 3. Thái độ: Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Chuẩn bị của GV: Các tấm guơng siêng năng, kiên trì, danh nhân, ca dao, tục ngữ 2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, làm bài tập. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ (5’): 1em * Hỏi: Thế nào là đức tính siêng năng, kiên trì? Lấy ví dụ? * Đáp án – biểu điểm: +(5đ) Siêng năng: Là đức tính cần có của con người, thể hiện sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc một cách thường xuyên, đều đặn, không tiếc công sức. +(5đ) Kiên trì: Là sự quyết tâm làm đến cùng, không bỏ dở giữa chừng dù gặp khó khăn, gian khổ hoặc trở ngại. * Đặt vần đề vào bài mới (1’): Tiết truớc các em đã hiểu được thế nào là siêng năng, kiên trì. Vậy siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta cô cùng các em cùng tìm hiểu tiêp bài “Siêng năng, kiên trì”. 2. Dạy nội dung bài mới (33'): 6 Hoạt động của GV và HS ? HS ? HS ? HS ? HS ? HS ? HS ? Ghi bảng 2. Nội dung bài học (Tiếp) (20’): * Thảo luận nhóm: N1+2: Tìm những biểu hiện của đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập? - Đi học chuyên cần. - Chăm chỉ làm bài tập. - Có kế hoạch học tập N3+4: Tìm những biểu hiện của đức tính siêng năng, kiên trì trong lao động? - Chăm làm việc nhà. - Không bỏ dở công việc. - Không ngại khó. - Miệt mài với công việc. - Tìm tòi sáng tạo. Hoàn thành tốt công việc N5+6: Tìm những biểu hiện của đức tính siêng năng, kiên trì trong các hoạt động khác? - Năng luyện tập thẻ dục thể thao. - Đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội. - Bảo vệ môi trường. - Đến vùng sâu, vùng xa xoá đói giảm nghèo. Siêng năng, kiên trì giúp gì cho chúng ta khi thực hiện các công việc? * Ý nghĩa: Siêng năng, kiên Lấy ví dụ về sự thành đạt của HS giỏi ở trì giúp con người thành trường, nhà khoa học trẻ... công trong công việc, trong cuộc sống: Con người muốn tồn tại phải siêng năng, kiên trì lao động để tạo ra của cải vật chất, xây dựng cuộc sống; nếu không không đạt được mục đích gì và trở thành kẻ ăn bám gia đình và xã hội, cuộc sống sẽ trở nên Em hãy tìm những biểu hiện trái với siêng vô nghĩa. năng, kiên trì? Tự lấy VD: - Nói nhiều, làm ít. - Lời biếng, ỉ lại. - Cẩu thả, hời hợt. - Đùn đẩy, trốn tránh Cần có thái độ như thế nào đối với nguời có những biểu hiện đó? Phê phán. Là HS cần rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì như thế nào? 7 HS Chăm chỉ học tập, lao động, trong mọi việc 3. Bài tập (13’): GV Yêu cầu HS lên bảng làm *Bài tập trắc nghiệm: bảng phụ - HS đọc yêu cầu bài tập. Đánh dấu x vào những việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì. * Bài tập trắc nghiệm x- Học bài, làm bài xong mới đi ngủ. x- Sáng nào cũng dậy sớm ôn bài. - Tú chỉ làm những bài tập dễ. - Nam chỉ học bài khi bố mẹ nhắc nhở. *Bài b: * Bài b (tr-6): ? Kể việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì - Học sinh tự kể. của em? * Bài c (tr-6): *Bài c: - Học sinh tự kể. ? Kể 1 tấm gương kiên trì, vượt khó trong học tập mà em biết? *Bài d: * Bài d (tr-6): ? Tìm một số câu ca dao, tục ngữ về siêng - Năng nhặt chặt bị. năng, kiên trì? - Cần cù bù thông minh. - Tay làm hàm nhai. - Siêng làm thì có, siêng học thì hay. - Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi. * Sắm vai: - Miệng nói tay làm - HS lên sắm vai. - HS tự xây dựng lời thoại Tình huống: "Hoa rủ Hồng đi chơi không học bài" GV Yêu cầu HS nhận xét Nhận xét, tuyên dương HS sắm vai tốt 3. Củng cố, luyện tập (5’): - Yêu cầu HS lên bảng tự đánh giá quá trình rèn luyện tính siêng năng, kiên trì của mình 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’): - Học thuộc nội dung bài học 3 trong SGK. - Sưu tầm các câu tục ngữ, ca dao về siêng năng, kiên trì. - Lập bảng đánh giá quá trình rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì. - Chuẩn bị xem trước bài 3: Tiết kiệm (trang 7) 8 Ngày soạn: 17/9/2013 Tiết 4 - Bài 3: Ngày giảng: 19/9/2013 TIẾT KIỆM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được thế nào là tiết kiệm - Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm 2. Kĩ năng: - Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và người khác - Biết đưa ra cách xử lý phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian, công sức trong các tình huống. - Biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian một cách hợp lí, tiết kiệm. 3. Thái độ: Ưa thích lối sống tiết kiệm, không thích sống xa hoa, lãng phí. II. CHUẨN BỊCỦA GV VÀ HS: 1. Chuẩn bị của GV: Những mẩu chuyện về tấm gương tiết kiệm, những vụ việc làm thất thoát tài sản của Nhà nước. 2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới; Sưu tầm câu ca dao, tục ngữ về tiết kiệm. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ (5’): Cả lớp: Nhận xét phiếu tự đánh giá Quá trình rèn luyện đức tính siêng năng của HS; cho điểm một số em. * Đặt vấn đề vào bài mới (1'): Một người biết chăm chỉ làm việc để có thu nhập cao. Nhưng nếu không biêt tiết kiệm thì cuộc sống vẫn bị nghèo khổ. Vậy, để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc chúng ta phải làm như thế nào? tìm hiểu bài học hôm nay các em sẽ được giải đáp. 2. Dạy nội dung bài mới (35'): Hoạt động của GV và HS Ghi bảng 1. Truyện đọc (10’): HS Đọc truyện trong SGK theo hình thức phân “Thảo và Hà” vai. ? Khi mẹ muốn thưởng tiền cho Thảo, Thảo đã nói như thế nào với mẹ? HS - Thảo nói: + Gạo nhà mình hết rồi. + Mẹ để tiền đó mà mua gạo. ? Qua lời nói đó em có nhận xét gì về cách cư xử và cách dùng tiền của Thảo? HS Biết chi tiêu hợp lý, đúng mức. ? Cách chi tiêu của Thảo thể hiện đức tính gì? HS Đức tính: Tiết kiệm. GV Nếu sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất là biết quý trọng sức lao động của mình và xã hội ? Vậy em hiểu như thế nào là tiết kiệm? 2. Bài học (19’): * Tiết kiệm: là biết sử dụng hợp lý, đúng mức của cải, vật 9 ? HS GV ? HS ? HS ? HS GV ? HS GV chất, thời gian, sức lực của Nêu những việc làm thể hiện sự tiết kiệm mình và của người khác. của em cho gia đình, nhà trường và xã hội? - Giữ gìn dồ dùng học tập cẩn thận; - Giữ gìn bàn ghế, bảng, lớp học; - Tắt quạt, điện khi không ở trong lớp; - Có ý thức bảo vệ khi đi tham quan công viên, bảo tàng... Nhấn mạnh: Số tiền mẹ định thưởng cho Thảo đó là tiền công đan giỏ của Thảo nhưng Thảo không đòi hỏi để mua gạo việc làm hợp lý. Thảo biết sử dụng tiền hợp lý, đúng mực, còn Hà thì sao? Em hãy phân tích diễn biến hành vi của Hà trước khi đến nhà Thảo? HS thảo luận theo nhóm, các nhóm báo cáo kết quả. + Mẹ thưởng tiền cho con. + Cầm tiền chạy ngay sang nhà Thảo. -> Hà vui mừng không suy nghĩ gì khi cầm tiền và tiêu tiền của mẹ. Sau khi nghe lời nói của Thảo với mẹ, Hà có suy nghĩ gì? Không vòi tiền mẹ nữa, phải tiết kiệm. Em có nhận xét gì về cách chi tiêu của Thảo và Hà? - Thảo chi tiêu hợp lí, đúng mức. - Hà nhận ra bài học quí báu từ Thảo là phải tiết kiệm. * Liên hệ, lồng ghép và giáo dục HS học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Kể chuyện Bác Hồ sinh hoạt, ăn uống. Và nhấn mạnh: - Bác Hồ luôn sử dụng hợp lí, đúng mức của cải vật chất. - Sự tiết kiệm trong tiêu dùng của Bác thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của xã hội. Tiết kiệm có phải là keo kiệt, bủn xỉn không? Vì sao? Trả lời Nhấn mạnh: - Nếu sử dụng tiền bạc, của cải một cách hạn chế quá đáng, dưới mức cần thiết => Hà tiện, keo kiệt. 10 GV ? HS ? HS GV ? HS GV ? HS - Nếu tiêu phí tiền bạc, của cải, sức lực, thời gian quá mức cần thiết => Xa hoa, lãng phí. - Tiết kiệm không phải là keo kiệt, bủn xỉn. - Keo kiệt là hạn chế chi tiêu một cách quá mức dễ làm hỏng việc. Kể chuyện “ Đến chết vẫn hà tiện”. Theo em chỉ tiết kiệm vật chất đã đủ chưa? Vì sao? Tiết kiệm vật chất không chưa đủ mà phải tiết kiệm cả thời gian và công sức: Phải biết sắp xếp thời gian, công sức làm việc sẽ có hiệu quả cao hơn. *Thảo luận: *1."Có một ông giám đốc nọ chi tiêu hợp lí, đúng mức. Trong công việc cơ quan chi tiêu thoải mái. Ông cho rằng chỉ cần tiết kiệm trong gia đình là đủ" Em có đồng ý với cách chi tiêu đó không? Vì sao? - Không đồng ý với cách chi tiêu của ông giám đốc. - Vì: Ông chỉ biết tiết kiệm cho gia đình mình mà không biết tiết kiệm cho xã hội, cho cơ quan *2. "Mẹ cho Tâm tiền đi mua sách, còn thừa Tâm trả lại cho mẹ" Em có nhận xét như thế nào về bạn Tâm? - Tâm biết tiết kiệm cho gia đình biết quý * Ý nghĩa: trọng kết quả lao động của bố mẹ. - Về đạo đức: Là một phẩm chất tốt đẹp, thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình và của xã hội, quý trọng mồ hôi, công sức, trí tuệ con người. Nếu sống hoang phí dễ dẫn con người đến chỗ hư hỏng, sa ngã. - Về kinh tế: Tiết kiệm giúp ta tích lũy vốn để phát triển kinh tế gia đình, đất nước. * Tích hợp bảo vệ môi trường và tiết kiệm - Về văn hóa: Tiết kiệm thể tài nguyên thiên nhiên: hiện lối sống có văn hóa. Các hình thức tiết kiệm có tác dụng bảo vệ môi trường như thế nào? Hạn chế sử dụng đồ dùng làm bằng các chất khó phân huỷ (đồ dùng bằng nilon, đồ nhựa, 11 GV ? HS GV ? HS ? HS GV ? HS trong sản xuất: tận dụng và tái chế đồ dùng bằng vật liệu cũ, thừa hỏng, khai thác hợp lý tiết kiệm các nguồn tài nguyên (ví dụ: như: rừng, động, thực vật, khoáng sản). - Tiết kiệm của cải vật chất và tài nguyên thiên nhiên là góp phần giữ gìn cải thiện môi trường. - Làm giảm lượng rác thải ra môi trường, tránh suy kiệt tài nguyên mất cân bằng sinh thái. Em đã tiết kiệm như thế nào? Vào khi nào? - Cần thực hành tiết kiệm ở mọi nơi, mọi lúc: (ví dụ như: giữ gìn đồ dùng được lâu bền, tiết kiệm nước sạch...). Tiết kiệm rất cần vì đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Lớp chúng ta các bạn đã biết tiết kiệm cho gia đình, lớp, trường chưa? Nêu việc làm cụ thể? Đã biết tiết kiệm: Biết giữ gìn sách vở bàn ghế, điện, nước Nếu có bạn chưa tiết kiệm em sẽ làm gì? Nhắc nhở các bạn cùng tiết kiệm. * Liên hệ tích hợp thuế: Khi sử dụng các tài sản công cộng, mỗi chúng ta phải có trách nhiệm tiết kiệm, vì lãng phí tiền của ngân sách Nhà nước là lãng phí tiển của chúng ta. (Thuế là một phần thu nhập của nhân dân đóng cho Nhà nước) Em hãy lấy ví dụ các câu thành ngữ nói về tiết kiệm? Trình bày qua tìm hiểu bài ở nhà 3. Bài tập (6’): * Bài 1: - Đáp án: 1, 3, 4. * Bài 2: - Ăn chơi, đua đòi, phá hoại của công; Dẫn đến nghiện ngập, tù tội. HS đọc và làm bài tập. GV nhận xét, bổ sung 3. Củng cố, luyện tập (3’): Khoanh tròn vào câu ca dao tục ngữ nói về sự lãng phí: 1. "Giầu đâu những kẻ ngủ trưa Sang đâu những kẻ ngủ trưa tối ngày" 12 2. "Áo cũ để vận trong nhà Áo mới để vận ra đi ngoài đường" Đáp án đúng: câu 1 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’): - Học thuộc nội dung bài học trong SGK và trong vở ghi; Làm bài tập c. - Sưu tầm câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về tiết kiệm; Chuẩn bị bài 4. --------------------------------------------------------------------------------------Ngày soạn: 24/9/2013 Ngày giảng: 26/9/2013 Tiết 5 - Bài 4: LỄ ĐỘ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được thế nào là lễ độ. - Hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ với mọi người. 2. Kĩ năng: - Biết nhận xét, đánh giá hành vi của mình, của người khác về lễ độ trong giao tiếp, ứng xử. - Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện lễ độ trong các tình huống giao tiếp. - Biết cư xử lễ độ với mọi người xung quanh 3. Thái độ: Đồng tình ủng hộ các hành vi cư xử lễ độ với mọi người; không đồng tình vời những hành vi thiếu lễ độ. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Chuẩn bị của GV: Chuyện kể, tục ngữ, ca dao, bài tập trắc nghiệm. 2. Chuẩn bị của HS: Học bài và làm bài tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ (5’): 1 em. * Hỏi: Em hãy cho biết thế nào là tiết kiệm? Kể một việc làm thể hiện sự tiết kiệm của em cho gia đình? (lớp, nhà trường). * Đáp án - Biểu điểm: + (5d) Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải, vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác… + (5d) Kể được một việc làm thể hiện sự tiết kiệm. * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều mối quan hệ, trong các mối quan hệ đó đều có những phép tắc qui định cách ứng xử giao tiếp với nhau. Qui tắc đạo đức đó gọi là lễ độ. Vậy để hiểu được thế nào là lễ độ? Lễ độ được biểu hiện như thế nào? và có ý nghĩa ra sao? Tiết học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu bài… 2. Dạy nội dung bài mới: Hoat động của GV và HS Ghi bảng 1. Truyện đọc (11’): GV Yêu cầu HS đọc truyện trong SGK (phân “Em Thuỷ” vai) và nhận xét. ? Em hãy kể những việc làm của Thuỷ khi khách đến nhà? HS - Chào mời khách; - Giới thiệu khách với bà; - Kéo ghế mời khách ngồi; 13 - Pha trà mời khách; - Xin phép và nói chuyện…; - Giới thiệu bố mẹ; Vui vẻ kể chuyện học, hoạt động Đội…; - Tiễn khách và hẹn gặp lại. ? Em có nhận xét gì về cách cư xử đó của bạn Thuỷ? HS Biết tôn trọng bà và khách. GV Thuỷ nhanh nhẹn khéo léo, lịch sự khi tiếp khách, làm vui lòng khách, để lại ấn tượng tốt đẹp là HS ngoan, ? Vậy em hiểu thế nào là lễ độ? HS Trả lời bài học. 2. Nội dung bài học (17’): * Khái niệm: Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người ? Lấy ví dụ thể hiện sự lễ độ của em đối với khác. mọi người? HS VD: - Chào hỏi khi gặp người quen. - Xưng hô đúng mực với mọi người. - Chào hỏi bố mẹ khi đi học… HS *Thảo luận: ? N1+2: Tìm những biểu hiện thể hiện sự lễ độ của em đối với cha mẹ ,anh, chị, em, cô, chú..? HS - Với cha mẹ: Tôn kính, biết ơn, vâng lời. - Với anh chị em: Quý trọng, đoàn kết - Với cô, dì, chú, bác: Quý trọng gần gũi. - Với người già, lớn tuổi: Kính trọng, lễ phép ? N3+4: Tìm những hành vi trái với lễ độ? HS Nói năng cộc lốc, thái độ nghêng ngang … ? Qua phần thảo luận trên, em hãy cho biết lễ độ được biểu hiện như thế nào? HS Biểu hiện qua lời nói, cử chỉ, dáng điệu, nét mặt ... Cụ thể như: biết chào hỏi, thưa gửi, biết cám ơn, xin lỗi, biết nhường bước, biết giữ thái độ đúng mức, khiêm tốn ở nơi công cộng ... GV * Tình huống: (Bảng phụ) "Hà luôn lễ phép, vâng lời cha mẹ, thầy, cô và anh, em trong gia đình. Nhưng bên ngoài xã hội Hà nói năng cục cằn, thô lỗ" ? Em có đồng ý với cách cư xử đó của Hà không? Vì sao? HS Không đồng ý với cách xử lý đó của Hà. Vì 14 Hà chưa lễ độ ở mọi nơi, mọi lúc; Chưa có đạo đức, văn hoá. ? Nếu cứ như vậy Hà có được mọi người yêu quí không? HS Hà không được mọi ng yêu quý ? Sống có lễ độ mang lại ý nghĩa gì cho chúng ta? HS Trả lời bài học. * Ý nghĩa: - Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, sự quan tâm với mọi người. - Lễ độ là biểu hiện của người có văn hoá, có đạo đức, có lòng tự trọng, do đó được mọi người quý mến. - Làm cho quan hệ giữa mọi ? Là HS có cần rèn luyện tính lễ độ không? người trở nêm tốt đẹp, xã hội Em sẽ rèn luyện như thế nào? văn minh, tiến bộ. HS Học hỏi các quy tắc, cách ứng sử có văn hoá. Tránh hành vi vô lễ… 3. Bài tập (6’): *Bài a: bảng phụ * Bài a (tr-11) GV gọi HS lên bảng làm bài tập -> HS nhận - Đáp án đúng: 1, 3, 5, 6. xét -> GV bổ xung. - Thiếu lễ độ: 2, 4, 7, 8. *Bài b: * Bài b (tr-11) HS 1 em đọc bài tập - Vì Thanh không chào, ? Vì sao chú bảo vệ lại gọi Thanh lại hỏi như không hỏi, không xin phép vậy? khi vào cơ quan. ? Em có nhận xét gì về cách cư xử của - Cư xử chưa đúng mực… Thanh? - Chào chú bảo vệ xin phép ? Nếu em là Thanh em sẽ nói như thế nào…? gặp mẹ… cảm ơn. 3. Củng cố, luyện tập (4’): GV đưa ra một số câu ca dao, tục ngữ và cho HS chọn câu ca dao, tục ngữ về tính lễ độ: 1. Cá không ăn muối cá ươn Con cãi cha mẹ trăm đường con hư 2. Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con 3. Chổi cùn cắp nách khăng khăng Hễ ai nói đến thì văng ngàn vàng (Đáp án: 1, 2 Đúng) Và chốt lại nội dung bài học. 4. Hướng dẫn HS học ở nhà (1’): - Học thuộc nội dung bài học SGK + vở ghi. - Làm bài tập c, sưu tầm câu ca dao, tục ngữ. - Chuẩn bị bài 5 (trang 12) 15 Ngày soạn: 01/10/2013 Tiết 6 - Bài 5: Ngày giảng: 03/10/2013 TÔN TRỌNG KỶ LUẬT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được thế nào là tôn trọng kỉ luật. - Nêu được ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật. - Biết được: Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên của gia đình, tập thể, xã hội. 2. Kĩ năng: - Tự đánh giá được ý thức tôn trọng kỉ luật của bản thân và bạn bè - Biết chấp hành tốt nền nếp trong gia đình, nội quy của nhà trường và những qui định chung của đời sống cộng đồng và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện. 3. Thái độ: Tôn trọng kỉ luật và tôn trọng những người biết chấp hành tốt kỉ luật. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Chuẩn bị của GV: Chuyện kể, tục ngữ, ca dao, bài tập trắc nghiệm. 2. Chuẩn bị của HS: SGK+ vở ghi, chuẩn bị bài mới. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ (5’): 1 em. * Hỏi: Thế nào là lễ độ? Lấy ví dụ biểu hiện sự lễ độ của em đối với ông bà, cha mẹ. Những ý nào sau đây thể hiện câu trả lời đúng (khoanh tròn) A- Đi xin phép về chảo hỏi; B- Nói leo trong giờ học; C- Nghỉ học một ngày không xin phép; D- Gặp thầy giáo cũ đứng nghiêm chào. * Đáp án - Biểu điểm: - (5đ): Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác. - (2đ): VD: Trước khi đi học và đi học về Hà luôn chào bố mẹ. - (3đ): Đán án đúng: A, D * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Nhà trường đã yêu cầu các lớp trang trí theo quy định. Trong đó có "Nội quy học sinh". Nội quy đó mong các em không vi phạm để cùng nhau học tập, rèn luyện tốt. Đó chính là kỉ luật. Tiết học hôm nay các em cùng tìm hiểu bài 5. 2. Dạy nội dung bài mới: Hoat động của GV và HS GV Yêu cầu HS đọc truyện ? Em thấy Bác Hồ đã tôn trọng những quy định chung như thế nào? HS - Cởi dép đi vào nhà; - Đi theo sự hướng dẫn của vị sư; - Đến từng gian thờ thắp hương; - Gặp đèn đỏ Bác bảo chú lái xe dừng lại… ? Trên đường đi công tác Bác đã nói như thế nào với chú lái xe? 16 Ghi bảng 1. Truyện đọc (12’): “ Giữ luật lệ chung” HS Bác nói “phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông”. ? Qua những việc làm lời nói trên của Bác, em thấy Bác Hồ là người như thế nào? HS Bác tự giác chấp hành đúng quy định chung của tập thể, của xã hội. ? Việc thực hiện đúng những quy định chung đó thể hiện đức tính gì của Bác Hồ? HS Tôn trọng kỉ luật. ? Vậy em hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật? HS Trả lời bài học. 2. Nội dung bài học (17'): * Khái niệm: Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc; chấp hành sự GV * Liên hệ, lồng ghép và giáo dục HS học tập phân công của tập thể như và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí lớp học, cơ quan, doanh Minh: nghiệp ... Dù ở cương vị là chủ tich nước, nhưng Bác Hồ vẫn luôn tôn trọng nội quy, quy định chung. HS Thảo luận: (Phiếu học tập) ? N1+2: Tìm những biểu hiện tôn trọng kỉ luật trong gia đình? HS Ngủ dạy đúng giờ. Đồ đạc nhăn nắp, đúng quy định. Đi học về nhà đúng giờ. Thực hiện đúng giờ tự học ? N3+4: Tìm những biểu hiện tôn trọng kỉ luật trong nhà trường? HS Đi học đúng giờ; trật tự nghe giảng; học bài và làm bài tập đầy đủ; chú ý nghe giảng; không làm việc riêng ... ? N5+6: Tìm những biểu hiện tôn trọng ngoài xã hội? HS Giữ gìn trật tự chung như nơi hội họp, trên tàu xe; đảm bảo nội quy tham quan; không vứt rác bừa bãi; thực hiện nếp sống văn minh ... ? Ngoài nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp ra những nơi khác có kỉ luật không? Lấy ví dụ. HS Bất cứ ở đâu cũng có những quy định yêu cầu mọi người phải tôn trọng và thực hiện. VD: + Rạp chiếu bóng: không được hút thuốc; + Công viên: cấm bẻ cây, hái hoa; + Nhà bảo tàng: không được sờ vào các hiện 17 vật. ? Những hành vi thiếu tự giác trong việc thực hiện kỉ luật? HS Tham gia sinh hoạt đội một cách bắt buộc. Quay cóp trong giờ kiểm tra… ? Việc tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta? HS Góc học tập gọn gàng, sạch sẽ; trong lớp: Chú ý nghe giảng, học và làm bài tập đầy đủ * Ý nghĩa: và vậy kết quả cao... - Đối với bản thân: Tôn trọng và tự giác tuân theo kỉ luật, con người sẽ cảm thấy thanh thản, vui vẻ, sáng tạo trong học tập, lao động. - Đối với gia đình và xã hội: Nhờ tôn trọng kỉ luật thì gia đình, nhà trường và ? Xã hội càng phát triển đòi hỏi con người càng xã hội sẽ có nề nếp, kỉ phải có ý thức kỉ luật, tôn trọng kỉ luật có tác cương; mới có thể duy trì dụng gì? và phát triển. HS Bảo vệ lợi ích của cộng đồng, lợi ích của bản thân. GV * Mở rộng, Liên hệ tích hợp thuế: Mọi công dân có nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước. Vì vậy, khi công dân chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế cũng là sự tôn trọng kỉ luật. ? Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa tôn trọng kỉ luật và tôn trọng pháp luật? HS Tôn trọng kỉ luật - Quy định, nội quy. - Do gia đình, tập thể, xã hội đề ra. - Nhắc nhở phê bình Tôn trọng pháp luật - Quy tắc xử sự chung - Nhà nước đặt ra. - Bắt buộc phải thực hiện - Xử phạt theo quy định. ? Em hãy cho biết khẩu hiệu nào yêu cầu chúng ta nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật? HS “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” ? Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của ai? HS Ở đâu cũng có kỉ luật, dù ở cương vị nào, lửa * Tôn trọng kỉ luật là tuổi nào hay ở đâu cũng có kỉ luật ... trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình, tập thể và xã hội 18 ? * Bài a: Những hành vi nào thể hiện tính kỉ luật? ? * Bài b: Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? 3. Bài tập (6'): * Bài a (tr-13): Thể hiện tính kỉ luật: 2, 6, 7. * Bài b (tr-13): - Không đồng ý với ý kiến đó. Vì kỉ luật là điều kiện đảm boả cho mội người tự do và được phát triển. 3. Luyên tập, củng cố (3’): - HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết hậu quả của những việc làm sau: + Đi học không đúng giờ. + Nghỉ học không xin phép - GV chốt lại nội dung bài học. 4. Hướng dẫn HS học ở nhà (1’): - Học thuộc nội dung bài học trong SGK + vở ghi. - Làm bài tập c SGK. - Chuẩn bị bài 6. ---------------------------------------------------------------------------------Ngày soạn: 09/10/2013 Tiết 7 - Bài 6: Ngày giảng: 10/10/2013 BIẾT ƠN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được thế nào là biết ơn? - Nêu được ý nghĩa của lòng biết ơn. 2. Kĩ năng: - Biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo của bản thân và bạn bè xung quanh. - Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp để thể hiện sự biết ơn trong các tình huống cụ thể. - Biết thể hiện sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng, liệt sĩ, ... của bản thân bằng những việc làm cụ thể. 3. Thái độ: - Quý trọng những người đã quan tâm, giúp đỡ mình - Trân trọng, ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Chuẩn bị của GV: Tìm câu ca dao, tục ngữ về lòng biết ơn; bảng phụ. 2. Chuẩn bị của HS: SGK+ vở ghi; Chuẩn bị bài mới. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ (5’): 1 em. * Hỏi: Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Nêu những việc làm thể hiện sự tôn trọng kỉ luật của em ở trường, lớp, nơi công công? * Đáp án– biêủ điểm: - (6đ): Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc; chấp hành sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan, doanh nghiệp ... 19 - (4đ): VD: Đi học đúng giờ; trật tự nghe giảng; học bài và làm bài tập đầy đủ; chú ý nghe giảng; không làm việc riêng ...; Giữ gìn trật tự chung như nơi hội họp, trren tàu xe; đảm bảo nội quy tham quan; không vứt rác bừa bãi; thực hiện nếp sống văn minh ... * Đặt vấn đề vào bài mới (3’): GV đưa ra bảng phụ: Em hãy cho biết chủ đề của những ngày kỷ niệm sau và cho biết ý nghĩa mục đích của kỉ niệm đó? - Ngày 10- 3 âm lịch -> Ngày giỗ tổ Hùng Vương: Vua Hùng có công dựng nước. - Ngày 27-7 -> Ngày thương binh liệt sĩ: Nhớ ơn công lao những người đã hy sinh cho độc lập dân tộc. - Ngày 8-3 -> Ngày quốc tế phụ nữ... - Ngày 20-11 -> Ngày Nhà giáo Việt Nam.... Tất cả những việc làm đó của chúng ta đều thể hiện lòng biết ơn. Vậy để hiểu thế nào là lòng biết ơn chúng ta cùng tìm hỉêu bài hôm nay. 2. Dạy nội dung bài mới (32'): Hoạt động của GV và HS GV ? HS ? HS ? HS ? HS ? HS Ghi bảng 1. Truyện đọc (10’): “Thư của một học sinh cũ” Yêu cầu HS đọc truyện SGK. * Thảo luận nhóm -N1+2: Thầy giáo Phan đã giúp đỡ chị Hồng như thế nào? - Giúp chị Hồng rèn viết… - Khuyên “nét chữ và nết người”. -N3+4: Chị Hồng đã có những việc làm và ý định gì để tỏ lòng biết ơn thấy? - Ân hận vì làm trái ý thầy. - Quyết tâm rèn viết bằng tay phải. - Luôn nhớ kỉ niệm, lời dạy của thầy. - Hơn 20 năm vẫn nhớ thầy… -N5+6: Vì sao chị Hồng k quên thầy giáo cũ cho dù cách xa đã hơn 20 năm? Vì chị Hồng biết ơn sự chăm sóc, dạy dỗ của thầy. Qua những việc làm và suy nghĩ của chị Hồng nói lên đức tính gì? Lòng biết ơn Vậy em hiểu thế nào là biết ơn? Trả lời bài học 2. Nội dung bài học (16'): a) Khái niệm: - Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công đối với dân 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan