Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giáo án chí khí anh hùng

.PDF
3
2613
99

Mô tả:

Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ CHÍ KHÍ ANH HÙNG (Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Ước mơ công lí của Nguyễn Du gửi gắm qua hình tượng nhân vật Từ Hải, một con người có phẩm chất và chí khí phi thường. - Sáng tạo đặc sắc trong việc xây dựng hình tượng anh hùng Từ Hải. 2. Kĩ năng - Củng cố kĩ năng đọc – hiểu một đoạn thơ trữ tình. - Biết cảm thụ và phân tích những câu thơ hay. 3. Thái độ - Giáo dục tình yêu thương con người và ước mơ công lí. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo. - Sách thiết kế giáo án. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Sử dụng phối hợp các phương pháp: đàm thoại, gợi mở, giảng bình, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Trong đoạn trích Nỗi thương mình, những câu thơ nào khiến em xúc động nhất? Hãy phân tích? 3. Dạy bài mới 1 Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về đoạn trích - Hãy nêu vị trí đoạn trích. - Đọc diễn cảm đoạn trích. Xác định bố cục đoạn trích? Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản - Từ Hải ra đi trong hoàn cảnh nào? - Từ Hải ra đi vì lí do gì? - Theo em, Từ Hải là con người như thế nào qua hai câu đầu? - Tại sao Thúy Kiều lại muốn đi theo Từ Hải? - Lời hứa hẹn của Từ đối với Kiều thể hiện điều gì? - Thái độ và cử chỉ của Từ Hải được tác giả miêu tả như thế nào? - Qua nhân vật Từ Hải Nguyễn Du muốn gửi gắm điều gì? 2 NỘI DUNG BÀI DẠY I. Tìm hiểu chung 1. Vị trí đoạn trích - Từ Hải là người cứu Kiều thoát khỏi cảnh ô nhục. Hai người sống hạnh phúc bên nhau được nửa năm thì Từ Hải lại ra đi vì sự nghiệp lớn. - Đây là đoạn trích nói về cuộc chia tay giữa Từ Hải với Thúy Kiều. 2. Bố cục - 4 câu đầu: Khát vọng lên đường của Từ Hải. - 12 câu tiếp: Lí tưởng anh hùng của Từ Hải. - 2 câu cuối: Từ Hải ra đi. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Khát vọng lên đường của Từ Hải - Hoàn cảnh ra đi:  Cuộc sống vợ chồng đang nồng nàn, đằm thắm. - Lí do ra đi:  Từ Hải là một trượng phu: người đàn ông có tài năng xuất chúng.  Từ Hải đã động lòng bốn phương :ý chí muốn làm nên sự nghiệp lớn.  Khát khao được vẫy vùng, tung hoành bốn phương là một sức mạnh tự nhiên không gì có thể ngăn cản nổi. 2. Lí tưởng anh hùng của Từ Hải - Thúy Kiều một lòng một dạ muốn theo chồng mình:  Phận gái chữ tong, chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi - Từ Hải đã từ chối mong muốn của Thúy Kiều:  Tâm phúc tương tri: hai người đã hiểu nhau sâu sắc  Sao chưa dứt khỏi nữ nhi thường tình: khuyên Thúy Kiều vượt lên chính mình để trở thành vợ một người anh hung  Hứa hẹn ngày trở về vinh quang: + Mười vạn tinh binh, tiếng chiêng dậy đất: khí chất anh hùng của kẻ trượng phu + Mặt phi thường: ước mơ anh hùng + Bốn bể không nhà: ẩn dụ ->chí khí tung hoành ngang dọc. 3. Từ Hải ra đi - Câu 19: quyết tâm lên đường lập chí lớn - Câu 20: hình ảnh gió mây bằng đã đến kì dặm khơi => Khẳng định quyết tâm và tự tin vào thành công. Thể hiện lí tưởng của một kẻ anh hùng khao khát lập nên một sự nghiệp có ý nghĩa III. Tổng kết 1. Giá trị nghệ thuật - Hình ảnh ước lệ kết hợp với cảm hứng vũ trụ. Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ Hoạt động 3: Tổng kết - Hãy cho biết những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích? - Giá trị nội dung của đoạn trích là gì? - Qua đoạn trích này, em học tập được điều gì? Thanh niên ngày nay có thể học được chí khí tự tin của Từ Hải. Nhưng chí khí không có nghĩa là anh hùng rơm, tự tin không đồng nghĩa với ngộ nhận và chủ quan. Hoạt động 4: Củng cố. - Động từ mạnh: thoắt, lên đường thẳng rong, dậy đất, dứt áo... - Nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật thông qua lời nói và hành động. 2. Giá trị nội dung Qua đoạn trích, Nguyễn Du đã thể hiện thái độ khẳng định và ngợi ca đối với người anh hùng Từ Hải. Từ Hải không phải là người anh hùng hiện thực mà là hình tượng người anh hùng lãng mạn mang dấu ấn quan niệm của tác giả. IV. Tổng kết: ghi nhớ sgk/ 114 V. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ 1. Củng cố: - Anh hùng theo quan niệm xưa là người phi thường. Theo anh (chị), ngôn ngữ và cách tả Từ Hải trong đoạn trích đã nêu lên nét phi thường như thế nào? 2. Dặn dò: - Học thuộc lòng đoạn thơ. - Soạn bài mới: Đọc thêm “Thề nguyền”. VI. RÚT KINH NGHIỆM Giáo viên hướng dẫn Bình Dương, ngày 09 tháng 03 năm 2015 Giáo sinh thực tập Mai Thị Bích Vân Đinh Thị Tường Vy 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan