Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học phổ thông Giáo án cả năm môn hóa học lớp 10 (mới nhất) hoàng lê...

Tài liệu Giáo án cả năm môn hóa học lớp 10 (mới nhất) hoàng lê

.DOCX
136
240
138

Mô tả:

Ngày soạn: 24/08/2017 Tiết PPCT: 01 ÔN TẬP ĐẦU NĂM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Củng cố các kiến thức đã học ở lớp 8 và 9: - Các khái niệm: nguyên tử, nguyên tố hóa học, hóa trị. - Các công thức tính các đại lượng hóa học: mol, tỉ khối, nồng độ dung dịch. - Phân loại các hợp chất vô cơ. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng giải các dạng bài tập: - Về cấu tạo nguyên tử. - Tìm hóa trị, lập công thức hợp chất - Nồng độ dung dịch. - Viết và cân bằng các phản ứng vô cơ. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp Đàm thoại kết hợp sử dụng bài tập 2. Phương tiện III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Bảng phụ, hệ thống bài tập 2. Học sinh Ôn tập kiến thức hóa học lớp 8, 9. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định, kiểm tra bài cũ, vào bài mới - Kiểm tra bài cũ - Vào bài mới 2. Nội dung bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: (5 phút) GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: - Thành phần cấu tạo của nguyên tử? - Khối lượng nguyên tử? - Định nghĩa nguyên tố hóa học? HS trả lời các câu hỏi, GV bổ sung và hoàn thiện. Giáo viên: Lê Văn Hoàng NỘI DUNG I. NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé tạo nên các chất. Nguyên tử được cấu tạo gồm 2 phần: hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ mang điện tích âm. Hạt nhân gồm proton mang điện dương và nơtron không mang điện. Lớp vỏ gồm electron mang điện âm. - Do khối lượng ng electron rất nhỏ so với khối lượng proton và nơtron nên khối lượng nguyên tử được coi là khối lượng của hạt nhân. Trường THPT Diễn Châu 2 - Nghệ An - Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số hạt proton trong hạt nhân. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học như nhau. II. HÓA TRỊ Hoạt động 2: (10 phút) - GV: Hóa trị là gì? HS: Là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác. - GV: Nêu hóa trị của một số nguyên tố, nhóm nguyên tử. HS: Lấy ví dụ. - GV: Nêu quy tắc hóa trị? - Quy tắc hóa trị: HS nêu quy tắc hóa trị bằng lời và công thức. a b AxBy ax = by - GV lấy ví dụ một số chất, yêu cầu HS vận dụng quy tắc hóa trị tính hóa trị của một số nguyên tố, nhóm nguyên tử. HS vận dụng. Hoạt động 3: (10 phút) III. CÁC ĐẠI LƯỢNG HÓA HỌC GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: 1. Mol - Mol là gì? Mối quan hệ giữa số mol với số hạt, - Mol là lượng chất có chứa N = 6.1023 nguyên tử khối lượng, thể tích tại đktc? hoặc phân tử của chất đó. - Công thức tính tỉ khối của chất khí? - Công thức: - Công thức tính nồng độ mol và nồng độ phần V m n n trăm cùng với các công thức tính các đại lượng 22,4 M liên quan. A n HS trả lời các câu hỏi, GV bổ sung và hoàn thiện. N 2. Tỉ khối của chất khí M M dA  A dA  A B MB kk 29 3. Nồng độ dung dịch - Nồng độ phần trăm (C%) là số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch. m C %  ct x100% m dd Hoạt động 4: (15 phút) GV yêu cầu HS hoàn thành các yêu cầu sau: Giáo viên: Lê Văn Hoàng - Nồng độ mol (CM) cho biết số mol chất tan có trong 1 lit dung dịch. n CM  V IV. PHÂN LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ - Oxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa Trường THPT Diễn Châu 2 - Nghệ An - Phân loại hợp chất vô cơ? - Định nghĩa, công thức chung, nêu ví dụ các hợp chất vô cơ? - Tính chất hóa học, minh họa bằng PTHH? HS thảo luận theo nhóm, trình bày. GV bổ sung, hoàn thiện. học khác. Oxit bazơ: CaO, Fe2O3 . . . tác dụng với dung dịch axit tạo muối và nước Oxit axit: CO2, SO2. . . tác dụng với dung dịch bazơ tạo muối và nước - Axit là hợp chất gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit. Ví dụ: HCl, H2SO4 . . . tác dụng với bazơ, oxit bazơ, kim loại trước H, muối. - Bazơ là hợp chất gồm kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH). Ví dụ: NaOH, Cu(OH)2 . . .tác dụng với axit tạo muối và nước. - Muối là hợp chất gồm kim loại liên kết với gốc axit. Ví dụ: NaCl, K2CO3 . . . có thể tác dụng với axit, dung dịch bazơ. 3. Củng cố và dặn dò (5 phút) - Củng cố: Cho các chất SO2, Na2O, HCl, KOH, CaCO3, H2O. Cho các chất tác dụng với nhau theo từng đôi một, viết các PTHH xảy ra. - Dặn dò: Chuẩn bị bài 1: Thành phần nguyên tử. Giáo viên: Lê Văn Hoàng Trường THPT Diễn Châu 2 - Nghệ An Ngày soạn: 25/08/2017 Tiết PPCT: 02 CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ BÀI 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Biết được : - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm; Kích thước, khối lượng của nguyên tử. - Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron. - Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron. 2. Kĩ năng - So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron. - So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử. 3. Trọng tâm Nguyên tử gồm 3 loại hạt: p, n, e (kí hiệu, khối lượng và điện tích). II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp Đàm thoại, nêu vấn đề, hoạt động nhóm. 2. Phương tiện III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Hình 1.3, 1.4 (SGK). 2. Học sinh Chuẩn bị bài mới. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định, kiểm tra bài cũ, vào bài mới (2 phút) - Kiểm tra bài cũ: - Vào bài mới 2. Nội dung bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: ( 10 phút) NỘI DUNG I. THÀNH PHẦN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ 1. Electron - GV: Năm 1897, Tôm-xơn đã phát hiện ra tia âm - Đặc tính của tia âm cực: Là chùm hạt có khối cực, có các đặc tính sau: … lượng, chuyển động với vận tốc lớn, mang điện HS tiếp thu, dựa vào sự dẫn dắt của giáo viên để tích âm. nhận xét đặc tính của tia âm cực. Hạt tạo thành tia âm cực là electron, kí hiệu là e. GV: Hạt tạo thành tia âm cực là các electron. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho biết khối - Khối lượng: me = 9,1094.10-31 kg. lượng và điện tích của electron. Điện tích: qe = -1,602.10-19 C (coulomb) = -1 (đvđt âm, kí hiệu là – eo). Giáo viên: Lê Văn Hoàng Trường THPT Diễn Châu 2 - Nghệ An Hoạt động 2: ( 5 phút) - GV: Năm 1911, Rơ-dơ-pho đã cho các hạt α bắn phá một lá vàng mỏng. HS theo dõi hình 1.4 và hướng dẫn của GV để nêu ra các nhận xét. GV bổ sung, kết luận. Hoạt động 3: (10 phút) - GV: Proton được tìm ra vào năm nào, bằng thí nghiệm gì? HS: Năm 1918, Rơ-dơ-pho đã bắn phá hạt nhân nguyên tử nitơ bằng hạt α. - Nêu khối lượng, điện tích của proton? HS trả lời. - GV: Nơtron được tìm ra vào năm nào, bằng thí nghiệm gì? HS: Năm 1932, Chat-uých đã bắn phá hạt nhân nguyên tử beri bằng hạt α. - Nêu khối lượng, điện tích của nơtron? HS trả lời. - GV yêu cầu HS kết luận về cấu tạo hạt nhân nguyên tử. HS kết luận. Hoạt động 4: ( 15 phút) 2. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử - Nguyên tử có cấu tạo rỗng, phần mang điện tích dương có khối lượng lớn, kích thước rất nhỏ so với nguyên tử, được gọi là hạt nhân. - Xung quanh hạt nhân có các e chuyển động rất nhanh tạo nên lớp vỏ nguyên tử. 3. Cấu tạo hạt nhân nguyên tử - Proton: Khối lượng: mp = 1,6726. 10-27 kg. Điện tích: qp = + 1,602. 10-19 C. = 1+ hay eo. - Nơtron: Khối lượng: mn ≈ mp. Điện tích: qn = 0. - Hạt nhân nguyên tử tạo thành bởi các proton và nơtron. Số p = Số e II. KÍCH THƯỚC VÀ KHỐI LƯỢNG CỦA NGUYÊN TỬ 1. Kích thước - GV: Để biểu thị kích thước nguyên tử, người ta - Biểu thị kích thước nguyên tử bằng: dùng đơn vị nm hoặc A0. 1nm = 10- 9 m HS tiếp thu. 1A0 = 10-10 m. - GV: Đường kính nguyên tử khoảng 10-10 m, của 10-1 nm =10.000 hạt nhân khoảng 10-5 nm còn của electron và - 10-5 nm lần → Cấu tạo rỗng. proton khoảng 10-8 nm. HS tính tỉ lệ kích thước của nguyên tử so vớ kích thước hạt nhân. Nhận xét. - GV thông tin: Nguyên tử nhỏ nhất là nguyên tử hiđro, có bán kính 0,053 nm. HS tiếp thu. 2. Khối lượng nguyên tử - GV: Để biểu thị khối lượng nguyên tử, phân tử - Đơn vị khối lượng nguyên tử: và các hạt proton, nơtron, electron, người ta sử 1 1 dụng đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu u (hay 12 mC = 12 . 19,9265.10-27 kg đvC). Cho biết mC = 19,9265.10-27 kg, tính khối 1u = = 1, 6605.10-27 kg. lượn 1u, từ đó tính khối lượng của các hạt cơ bản me ≈ 0,00055u, mp ≈ 1u, mn ≈ 1u. theo đơn vị u. Giáo viên: Lê Văn Hoàng Trường THPT Diễn Châu 2 - Nghệ An HS tính toán. - GV cho HS quan sát bảng 1: Khối lượng và điện - me << mp, mn nên mnguyên tử ≈ mP + mN. tích của các hạt tạo nên nguyên tử, cùng với kết quả vừa tính toán được, yêu cầu HS nhận xét khối lượng của electron so với khối lượng của proton và nơtron. Từ đó rút ra công thức gần đúng của khối lượng nguyên tử. 3. Củng cố và dặn dò (3 phút) - Củng cố: Nguyên tử Na có 11e, 12n. Tính khối lượng nguyên tử Na theo đơn vị kg và u. - Dặn dò: Làm bài tập 1 – 5 (SGK) và chuẩn bị bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị (Tiết 1). Giáo viên: Lê Văn Hoàng Trường THPT Diễn Châu 2 - Nghệ An Ngày soạn: 01/09/2017 Tiết PPCT: 03 BÀI 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – ĐỒNG VỊ (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Hiểu được : - Nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân. - Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử. - Kí hiệu nguyên tử là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt nơtron. 2. Kĩ năng - Xác định số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử ngược lại. 3. Trọng tâm - Đặc trưng của nguyên tử là điện tích hạt nhân (số p). Nếu có cùng điện tích hạt nhân thì các nguyên tử đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học. - Cách tính số p, e, n. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp Đàm thoại, nêu vấn đề, hoạt động nhóm. 2. Phương tiện III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Hệ thống ví dụ, bài tập. 2. Học sinh Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định, kiểm tra bài cũ, vào bài mới (5 phút) - Kiểm tra bài cũ: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử nguyên tố X là 46, trong đó số nơtron nhiều hơn số proton là 1. Tìm số hạt proton, electron, nơtron trong nguyên tử. - Vào bài mới 2. Nội dung bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: (15 phút) NỘI DUNG I. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ 1. Điện tích hạt nhân - GV: Proton mang điện tích 1+, vậy nếu hạt nhân - Hạt nhân có Z proton → Điên tích hạt nhân: Z+. có Z proton thì điện tích là bao nhiêu? Số đơn vị điện tích hạt nhân: Z. HS: Z+. GV: Số đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z. - GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ số đơn vị điện - Z = số p = số e. tích hạt nhân và số hạt proton, eletron. Giáo viên: Lê Văn Hoàng Trường THPT Diễn Châu 2 - Nghệ An HS trả lời, lấy ví dụ minh họa. - GV: Số khối A được xác định như thế nào? HS nêu ra định nghĩa và công thức tính số khối. - GV yêu cầu HS tính số khối của nguyên tử X ở phần bài cũ. HS tính số khối, lấy các ví dụ khác. - GV: Biết số khối và số đơn vị điện tích hạt nhân Z, tìm số proton, nơtron, electron? Áp dụng với: Nguyên tử A: A = 35, Z = 17. Nguyên tử B: A = 37, Z = 17. Nguyên tử C: A = 32, Z = 16. HS nêu công thức, tính toán. GV kết luận. Hoạt động 2: (20 phút) 2. Số khối - Số khối: A = Z + N - P = E = Z, N = A – Z. Áp dụng: Nguyên tử A: P = E = 17, N = 35 – 17 = 18. Nguyên tử B: P = E = 17, N = 37 – 17 = 20. Nguyên tử C: P = E = 16, N = 32 – 16 = 16. II. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 1. Định nghĩa - GV: Tính chất hóa học của nguyên tố phụ thuộc - Nguyên tố hóa học gồm những nguyên tử có vào số electron trong nguyên tử, do đó phụ thuộc cùng điện tích hạt nhân. vào số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử. Yêu cầu HS nêu định nghĩa nguyên tố hóa học. HS nêu định nghĩa nguyên tố hóa học. - GV yêu cầu HS xác định những nguyên tử nào trong ví dụ đã cho thuộc cùng một nguyên tố hóa học. HS xác định: Nguyên tử A, B thuộc cùng một nguyên tố hóa học (Clo). 2. Số hiệu nguyên tử - GV: Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của - Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một một nguyên tố được gọi là số hiệu của nguyên tố nguyên tố được gọi là số hiệu của nguyên tố đó, đó, kí hiệu là Z. kí hiệu là Z. HS tiếp thu. 3. Kí hiệu nguyên tử A - GV nêu cách kí hiệu nguyên tử. ZX HS tiếp thu. Trong đó: X: Kí hiệu hóa học của nguyên tố. - GV yêu cầu HS, viết kí hiệu nguyên tử của các nguyên tử trong ví dụ đã cho. HS viết kí hiệu nguyên tử. - GV yêu cầu HS làm ví dụ: Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, nơtron và electron của các nguyên tử có kí hiệu sau đây: Z: Số hiệu nguyên tử. A: Số khối 4 18 39 56 234 2 He, 8 O, 19 K, 26 Fe, 90Th Giáo viên: Lê Văn Hoàng Trường THPT Diễn Châu 2 - Nghệ An 3. Củng cố và dặn dò (5 phút) - Củng cố: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 180, trong đó số hạt mang điện bằng 58,89% tổng số hạt. Xác định kí hiệu nguyên tử X. - Dặn dò: Làm bài tập 1, 2, 4 (SGK) và chuẩn bị bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học – Đồng vị (Tiết 2). Giáo viên: Lê Văn Hoàng Trường THPT Diễn Châu 2 - Nghệ An Ngày soạn: 01/09/2017 Tiết PPCT: 04 BÀI 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – ĐỒNG VỊ (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Hiểu được : - Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố. 2. Kĩ năng - Xác định số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử ngược lại. - Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị khi biết tỉ lệ phần trăm số nguyên tử và ngược lại. 3. Trọng tâm - Đặc trưng của nguyên tử là điện tích hạt nhân (số p). Nếu có cùng điện tích hạt nhân thì các nguyên tử đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học, khi số n khác nhau sẽ tồn tại các đồng vị. - Cách tính số p, e, n và nguyên tử khối trung bình II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp Đàm thoại, nêu vấn đề, hoạt động nhóm. 2. Phương tiện III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Hệ thống ví dụ, bài tập. 2. Học sinh Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định, kiểm tra bài cũ, vào bài mới (10 phút) - Kiểm tra bài cũ: Bài 1: Xác định số hiệu nguyên tử, số khối, số proton, electron, nơtron của các nguyên tử có kí 1 H, 13 C, 16 O, 63 Cu hiệu nguyên tử: 1 6 8 29 . Bài 2: Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử X là 82 hạt và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Xác định kí hiệu nguyên tử X. - Vào bài mới 2. Nội dung bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: (10 phút) 16 8 17 8 NỘI DUNG III. ĐỒNG VỊ 18 8 - GV: Xét ba nguyên tử A , B , C . Ba nguyên tử này có thuộc cùng một nguyên tố hóa học hay không? Nhận xét về số nơtron và số khối của 3 nguyên tử. HS trả lời. Giáo viên: Lê Văn Hoàng Trường THPT Diễn Châu 2 - Nghệ An - GV: Hiện tượng trên được gọi là đồng vị. HS phát biểu định nghĩa đồng vị. - GV lấy ví dụ về 3 đồng vị của hiđro: 1 2 3 Proti 1 H Đơteri 1 H Triti 1 H - Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton, nhưng khác về số nơtron, do đó số khối khác nhau. - Ví dụ: Hiđro có 3 đồng vị: 1 2 3 Proti 1 H Đơteri 1 H Triti 1 H - GV: Hiện nay có khoảng 340 đồng vị tự nhiên, khoảng 2400 đồng vị nhân tạo. Nhiều đồng vị nhân tạo được sử dụng trong y hoc, nông nghiệp, nghiên cứu khoa học. HS liên hệ thực tế, lấy ví dụ. Hoạt động 2: (20 phút) IV. NGUYÊN TỬ KHỐI VÀ NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. 1. Nguyên tử khối - GV: Đơn vị khối lượng nguyên tử ký hiệu là gì? 1 HS: Đơn vị u. 1u = 12 mC. - GV: Như vậy, khối lượng nguyên tử C là 12u. - Nguyên tử khối cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng Hãy nêu nguyên tử khối của C đã học ở THCS? nguyên tử. HS: Nguyên tử khối của C là 12. m GV dẫn dắt HS định nghĩa nguyên tử khối. NTK = 1u - GV: Một nguyên tử có Z proton và N nơtron. - mnt = mp + mn + me ≈ mp + mn Tính nguyên tử khối của nguyên tố đó. = Z.mp + N.mn HS tính nguyên tử khối theo sự hướng dẫn của ≈ Z.1u + N.1u GV và kết luận. m nt → NTK = 1u = Z + N Tính một cách gần đúng, nguyên tử khối coi như bằng số khối. 2. Nguyên tử khối trung bình - GV: Nhiều nguyên tố hóa học tồn tại nhiều A x +A x +...+A n x n A= 1 1 2 2 đồng vị, nên nguyên tử khối của các nguyên tố x1 +x 2 +...+x n này chính là nguyên tử khối trung bình của các Ai: nguyên tử khối của đồng vị i. đồng vị. GV đưa ra công thức tính. xi: % hoặc tỉ lệ số nguyên tử đồng vị i. HS tiếp thu. - Ví dụ: - GV nêu ví dụ trong SGK, hướng dẫn HS tính 35.75,77+37.24,23 nguyên tử khối trung bình. A Cl = 100 = 35,5. HS tính nguyên tử khối trung bình. 63 - GV hướng dẫn HS làm ví dụ sau: - Gọi % số nguyên tử đồng vị 29 Cu là x 63 65 Đồng có hai đồng vị 29 Cu và 29 Cu . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Tính phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị. Giáo viên: Lê Văn Hoàng 65 % số nguyên tử đồng vị 29 Cu là 100 – x. 63x + 65.(100 - x) 100 Ta có: = 63,54 → x =73. Trường THPT Diễn Châu 2 - Nghệ An Vậy: % số nguyên tử đồng vị lượt là 73% và 27%. 63 29 Cu và 65 29 Cu lần 3. Củng cố và dặn dò (5 phút) - Củng cố: Bài 1: Nguyên tử A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52 và có số khối là 35. Xác định kí hiệu nguyên tử A. 35 37 Bài 2: Clo có 2 đồng vị 17 Cl , 17 Cl . Viết các công thức các phân tử clo có thể có và tính phân tử khối của từng loại phân tử trên. - Dặn dò: Làm bài tập 3, 6, 7, 8 (SGK) và chuẩn bị bài 3: Luyện tập: Thành phần nguyên tử. Giáo viên: Lê Văn Hoàng Trường THPT Diễn Châu 2 - Nghệ An Ngày soạn: 08/09/2017 Tiết PPCT: 05 BÀI 3: LUYỆN TẬP: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Củng cố kiến thức về: - Thành phần cấu tạo nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, kích thước, khối lượng, điện tích các hạt. - Định nghĩa nguyên tố hóa học, kí hiệu nguyên tử, đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng xác định số p, n, e và nguyên tử khối khi biết kí hiệu nguyên tử. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp Đàm thoại, hoạt động nhóm. 2. Phương tiện III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Hệ thống bài tập. 2. Học sinh Ôn tập kiến thức về thành phần nguyên tử. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định, kiểm tra bài cũ, vào bài mới (2 phút) - Kiểm tra bài cũ: - Vào bài mới 2. Nội dung bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: (5 phút) GV cho các nhóm HS thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: - Thành phần cấu tạo nguyên tử? Khối lượng và điện tích của các hạt? - Số hiệu nguyên tử, đồng vị là gì? - Ký hiệu nguyên tử được viết như thế nào? HS thảo luận và trả lời. Hoạt động 2: (33 phút) GV yêu cầu HS làm các bài tập sau: Bài 1: Phát biểu sau đây đúng hay sai? 1. Trong một nguyên tử luôn luôn có số proton bằng số electron và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân. 2. Tổng số proton và số electron trong hạt nhân Giáo viên: Lê Văn Hoàng NỘI DUNG A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 1. Nguyên tử tạo nên bởi electron và hạt nhân. Hạt nhân tạo nên bởi proton và nơtron 2. Trong nguyên tử, số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số proton = số electron 3. Số hiệu nguyên tử Z và số khối A đặc trưng cho nguyên tử B. BÀI TẬP Bài 1: 1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5Đ. Trường THPT Diễn Châu 2 - Nghệ An được gọi là số khối. 3. Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử . 4. Số proton bằng số đơn vị điện tích hạt nhân. 5. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron. Bài 2: (Bài 1 SGK) Bài 2: (Bài 1 SGK) mN = m7p + m7n + m7e = 7. 1,6726.10-24 + 7.1,6748.10-24 + 7.9,1094.10-28 = 23,4382.10-24 g. Bài 3: Những nguyên tử nào sau đây thuộc cùng Bài 3: Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố một nguyên tố hóa học? Tính số p, n, e của các hóa học: A và C; B và E; D và G; F. nguyên tử đó? 20 10 A, 22 11 B, 22 10 C, 24 12 D, 23 11 E, 56 26 F, 26 12 G Bài 4: (Bài 6 SGK) GV yêu cầu thêm tính phân tử khối của các phân tử. Bài 5: (Bài 2 SGK) GV bổ sung câu hỏi: b. Tính phần trăm khối lượng đồng vị KClO3, biết Cl = 35,5, O = 16. 39 19 K trong Bài 4: (Bài 6 SGK) Phân tử 65 29 Cu O Phân tử khối 81 65 29 Cu 178 O 82 16 8 65 29 18 8 Cu O 83 63 29 Cu 168 O 63 29 Cu 178 O 79 63 29 Cu 188 O 80 81 Bài 5: (Bài 2 SGK) a. 39.93,258 + 40.0,012 + 41.6,730 AK = 100 = 39,135. b. % khối lượng đồng vị 39.93, 258% 122, 635 = 29,66 % 39 19 K trong KClO3: 3. Củng cố và dặn dò (5 phút) - Củng cố: Bài 1: Phân tử MX3 có tổng số hạt cơ bản là 120, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 40. Tìm phân tử khối của MX3. - Dặn dò: Làm bài tập 3, 4, 5 (SGK) và chuẩn bị bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử. Giáo viên: Lê Văn Hoàng Trường THPT Diễn Châu 2 - Nghệ An Ngày soạn: 09/09/2017 Tiết PPCT: 06 BÀI 4: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Biết được: - Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định, tạo nên vỏ nguyên tử. - Trong nguyên tử, các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp (K, L, M, N). - Một lớp electron bao gồm một hay nhiều phân lớp. Các electron trong mỗi phân lớp có mức năng lượng bằng nhau. 2. Kĩ năng Xác định được thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, số phân lớp (s, p, d, f) trong một lớp. 3. Trọng tâm - Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử. - Lớp và phân lớp electron. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp Đàm thoại, nêu vấn đề, hoạt động nhóm, trực quan. 2. Phương tiện III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Mô hình mẫu hành tinh nguyên tử. 2. Học sinh Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định, kiểm tra bài cũ, vào bài mới (5 phút) - Kiểm tra bài cũ: - Vào bài mới: Vỏ nguyên tử được tạo nên bởi hạt nào? HS trả lời. Các electron ở lớp vỏ nguyên tử chuyển động như thế nào? 2. Nội dung bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: (15 phút) NỘI DUNG I. SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ - GV chiếu mô hình mẫu hành tinh nguyên tử cho - Mô hình mẫu hành tinh nguyên tử: Electron HS quan sát và nhận xét. chuyển động quanh hạt nhân nguyên tử theo HS nhận xét về sự chuyển động của các electron. những quỹ đạo hình bầu dục hay hình tròn. GV bổ sung thông tin. - GV chiếu mô hình nguyên tử theo quan niệm - Theo quan niệm hiện đại: Các electron chuyển hiện tại cho HS quan sát và nhận xét. động rất nhanh quanh hạt nhân nguyên tử không Giáo viên: Lê Văn Hoàng Trường THPT Diễn Châu 2 - Nghệ An HS nhận xét. GV bổ sung: Vùng không gian xung quanh hạt nhân mà xác suất có mặt electron là lớn nhất (khoảng 90%) được gọi là obitan nguyên tử (AO). HS tiếp thu. Hoạt động 2: (20 phút) - GV: Các electron chuyển động không theo quỹ đạo nhất định nhưng không phải hỗn loạn mà vẫn tuân theo quy luật nhất định. - GV chia nhóm HS thảo luận rồi lên bảng trình bày về lớp và phân lớp electron về khái niệm, kí hiệu, số phân lớp trong mỗi lớp. HS thảo luận và trình bày. theo những quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử. II. LỚP ELECTRON ELECTRON VÀ PHÂN LỚP 1. Lớp electron - Gồm những electron có mức năng lượng gần bằng nhau. - Các electron phân bố vào vỏ nguyên tử từ mức năng lượng thấp đến mức năng lượng cao (từ trong ra ngoài): n= 1 2 3 4 5 6 7 Tên lớp K L M N O P Q 2. Phân lớp electron - Mỗi lớp chia thành các phân lớp. - Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau. - Có 4 loại phân lớp: s, p, d, f. - Lớp thứ n có n phân lớp: Lớp n = 1 (K) có 1 phân lớp 1s. Lớp n = 2 (L) có 2 phân lớp 2s, 2p. Lớp n = 3 (M) có 3 phân lớp 3s, 3p, 3d. ... 3. Củng cố và dặn dò (5 phút) - Củng cố: GV cùng HS củng cố kiến thức toàn bài học. - Dặn dò: Làm bài tập 1 – 4 và chuẩn bị bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử (Tiết 2). Giáo viên: Lê Văn Hoàng Trường THPT Diễn Châu 2 - Nghệ An Ngày soạn: 10/09/2017 Tiết PPCT: 07 BÀI 4: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Biết được: - Trong nguyên tử, các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp. - Một lớp electron bao gồm một hay nhiều phân lớp. Các electron trong mỗi phân lớp có mức năng lượng bằng nhau. - Số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp. 2. Kĩ năng Xác định được thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, số phân lớp (s, p, d, f) trong một lớp, số electron tối đa trong mỗi phân lớp, lớp. 3. Trọng tâm - Lớp và phân lớp electron. - Số electron tối đa trong mỗi phân lớp, lớp. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp Đàm thoại, nêu vấn đề, hoạt động nhóm. 2. Phương tiện III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Bảng phụ. 2. Học sinh Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định, kiểm tra bài cũ, vào bài mới (5 phút) - Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm, kí hiệu lớp và phân lớp? Số phân lớp trong mỗi lớp? - Vào bài mới: 2. Nội dung bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: (35 phút) NỘI DUNG III. SỐ ELECTRON TỐI ĐA TRONG MỘT PHÂN LỚP, MỘT LỚP - GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK, cho biết số Phân lớp s p d f Số electron tối đa 2 6 10 14 elctron tối đa trong một phân lớp. HS trả lời. - GV: Phân lớp có đủ số electron tối đa gọi là phân lớp electron bão hòa. HS tiếp thu và lấy ví dụ về phân lớp bão hòa và phân lớp chưa bão hòa. - GV hướng dẫn HS hoàn thành bảng. Giáo viên: Lê Văn Hoàng Trường THPT Diễn Châu 2 - Nghệ An HS thảo luận. Lớp Phân lớp Số electron tối đa của phân lớp Số electron tối đa của lớp K (n = 1) 1s 2 L (n = 2) 2s 2p 2 2 = 1.12 1s2 - GV yêu cầu HS tính số electron tối đa trên N (n = 4). HS: Số electron tối đa trên lớp N: 2.42 = 32. - GV: Lớp có đủ số electron tối đa gọi là electron bão hòa. HS tiếp thu và lấy ví dụ về lớp bão hòa và chưa bão hòa. - GV yêu cầu HS làm ví dụ: Xác định số 14 7 electron của N , HS làm ví dụ. 24 12 Mg . 6 3s M (n = 3) 3p 3d 2 6 10 8 = 2.22 2s22p6 18 = 2.32 3s23p63d10 n 2n2 lớp lớp lớp lớp Ví dụ: 14 7 N 24 12 Mg : Z = 7. Lớp K (n = 1) có 2 e, lớp L (n = 2) có 5 e → 2 lớp electron. : Z = 12. Lớp K (n = 1) có 2 e, lớp L (n = 8) có 5 e, lớp M (n = 3) có 2 e → 3 lớp electron. 3. Củng cố và dặn dò (5 phút) 32 40 - Củng cố: Phân bố electron trong lớp vỏ của nguyên tử : 16 S , 20 Ca . - Dặn dò: Làm bài tập và chuẩn bị bài 5, 6 (SGK) và chuẩn bị bài 5: Cấu hình electron nguyên tử. Giáo viên: Lê Văn Hoàng Trường THPT Diễn Châu 2 - Nghệ An Ngày soạn: 21/09/2017 Tiết PPCT: 08 BÀI 5: CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Biết được: - Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử. - Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên. - Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng: Lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron (ns 2np6), lớp ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng heli có 2 electron). Hầu hết các nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng. Hầu hết các nguyên tử phi kim có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng. 2. Kĩ năng - Viết được cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố hoá học. - Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất hoá học cơ bản (là kim loại, phi kim hay khí hiếm) của nguyên tố tương ứng. 3. Trọng tâm - Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử. - Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử. - Đặc điểm cấu hình của lớp electron ngoài cùng. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp Đàm thoại, nêu vấn đề, hoạt động nhóm. 2. Phương tiện III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Sơ đồ phân bố mức năng lượng của các lớp và phân lớp. 2. Học sinh Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định, kiểm tra bài cũ, vào bài mới (2 phút) - Kiểm tra bài cũ: - Vào bài mới 2. Nội dung bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: (5 phút) I. THỨ TỰ CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG - GV cho HS quan sát sơ đồ phân bố mức năng TRONG NGUYÊN TỬ lượng của các lớp và phân lớp. HS quan sát sơ đồ. - GV: Các electron trong nguyên tử ở trạng thái Giáo viên: Lê Văn Hoàng Trường THPT Diễn Châu 2 - Nghệ An cơ bản lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao. HS tiếp thu. - GV: Hãy sắp xếp dãy thứ tự các mức năng - Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử: lượng trong nguyên tử. 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s ... HS sắp xếp. - GV: Khi điện tích hạt nhân tăng thì có sự chèn mức năng lượng. Ví dụ: 4s < 3d, 5s < 4d, … HS tiếp thu và ghi nhớ. II. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ Hoạt động 2: (18 phút) 1. Cấu hình electron nguyên tử - GV : Cấu hình electron là gì ? Khái niệm: Biểu diễn sự phân bố electron trên các HS nghiên cứu SGK nêu khái niệm. phân lớp thuộc các lớp khác nhau. - GV: Nêu quy ước viết cấu hình electron? Cách viết cấu hình electron nguyên tử: HS nêu quy ước. - Bước 1: Xác định số electron. - GV hướng dẫn HS các bước viết cấu hình Mg (Z = 12): e = 12. electron bằng ví dụ cụ thể. - Bước 2: Các electron lần lượt phân bố vào các HS tiếp thu qua một số ví dụ. phân lớp theo chiều tăng mức năng lượng trong nguyên tử. 1s22s22p63s2. - Bước 3: Viết cấu hình elctron biểu diễn sự phân bố electron trên các lớp thuộc các phân lớp khác nhau. 1s22s22p63s2. - GV yêu cầu HS viết cấu hình electron của các Ví dụ: nguyên tử: Cl (Z = 17), Fe (Z = 56). Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 HS vận dụng viết cấu hình elctron. Fe (Z = 26): 1s22s22p63s23p63d64s2. - GV hướng dẫn cách viết gọn cấu hình electron. - GV nêu khái niệm electron cuối cùng, từ đó nêu - Electron cuối cùng là electron có mức năng khái niệm các nguyên tố s, p, d hay f. lượng cao nhât. HS tiếp thu và lấy ví dụ. Hoạt động 3: (5 phút) 2. Cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên - GV yêu cầu HS viết cấu hình electron cho một tố đầu số nguyên tố có Z từ 1 đến 20. HS viết cấu hình electron. - GV giới thiệu bảng trong SGK. Hoạt động 4: (10 phút) 3. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng - GV yêu cầu HS cho biết các nguyên tố trong - Lớp ngoài cùng có nhiều nhất 8 electron. các ví dụ là kim loại, phi kim hay khí hiếm, sau - Các nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng và đó xác định số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử He: Khí hiếm. nguyên tử. - Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng HS nhận xét. là nguyên tử nguyên tố kim loại (trừ H, He, B). Giáo viên: Lê Văn Hoàng Trường THPT Diễn Châu 2 - Nghệ An
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan