Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học phổ thông Giáo án bài thề nguyền ngữ văn 10...

Tài liệu Giáo án bài thề nguyền ngữ văn 10

.PDF
3
6221
145

Mô tả:

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10 Đọc thêm: THỀ NGUYỀN ( Trích: Truyện Kiều - Nguyễn Du ) A/ Mục tiêu bài dạy: - Giúp học sinh hiểu được đoạn trích Thề nguyền là 1 bài ca tình yêu đầy lãng mạn, lí tưởng, ước mơ táo bạo của Nguyễn Du qua đêm thề nguyền thơ mộng và thiêng liêng giữa Thúy Kiều - Kim Trọng. - Nghệ thuật kể, tả kết hợp với ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật mang những đặc tính riêng. - Trân trọng và cảm thông với những tình cảm của Thúy, đặc biệt là mối tình Kim-Kiều. B/ Tiến trình dạy học I/ Ổn định II/ Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Hình ảnh người anh hùng Từ Hải qua đoạn trích: Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du). III/ Bài mới Đỉnh cao của mối tình say đắm thủy chung của Thúy Kiều - Kim Trọng là đoạn thơ kể về đêm thề nguyền của hai người. Đây cũng là đỉnh cao nghệ thuật tả cảnh tả tình của thiên tài văn học Nguyễn Du. Hoạt động của thầy - trò Nội dung cần đạt I/ Tiểu dẫn 1- Vị trí (sgk) 2- Bố cục: - 1 HS đọc đoạn trích và nêu bố cục - Từ câu 1 đến câu 4: Thúy Kiều lại sang nhà Kim của đoạn trích. Trọng. - Từ câu 5 đến câu 10: Tư thế, cảm giác của Kim Trọng khi thấy Thúy Kiều bước vào. - Từ câu 11 đến câu 14: Thúy Kiều giải thích lí do sang nhà Kim Trọng. - Còn lại: Cảnh thề nguyền. II/ Đọc - hiểu: ( GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong Sgk ). 1/ Nhận xét dụng ý nghệ thuật các + Các từ : vội, xăm xăm, băng không chỉ diễn tả tâm từ: vội, xăm xăm, băng trong hai trạng và tình cảm của Thúy Kiều mà còn diễn tả sự câu thơ đầu? khẩn trương, vội vã của nàng trong hành động táo bạo, đột xuất, bất ngờ với chính nàng. 2/ Không gian thơ mộng và thiêng + Kim Trọng đang thiu thiu, mơ màng dưới ánh trăng liêng của cuộc thề nguyền được và ngọn đèn hiu hắt, tiếng bước chân khe khẽ, êm nhẹ Nguyễn Du miêu tả như thế nào? của người yêu đến gần. Cách dùng hình ảnh ước lệ rất đẹp, rất sang: giấc hòe, bóng trăng xế, hoa lê, giấc mộng đêm xuân..... Tất cả đều diễn tả tâm trạng bâng khuâng, bàng hoàng, nửa tỉnh nửa mơ của Kim Trọng khiến chàng khó tin là sự thực Thúy Kiều đang hiện diện trước Kim Trọng. Thực ra Thúy Kiều cũng có tâm trạng như Kim Trọng. - Cuộc thề nguyền diễn ra với đủ các hình thức lễ nghi nhưng rất vội vàng: Hai mái đầu xanh cùng ngước lên trời cao, có vầng trăng chứng dám lời thề gắn bó keo sơn, son sắc của Kim-Kiều, chứng dám tình yêu tự nguyện và chung thủy của họ: Đinh ninh..........song song và lời thề: Trăm năm......đến xương + Tình cảm thủy chung và thiêng kiêng. Lời thề luôn ám ảnh, canh cánh bên lòng. Lời thề ấy là lời hứa thiêng liêng với người mình yêu, trước đất trời lời thề 3/ Liên hệ với đoạn trích “Trao ấy không thể đổi thay. Vì vậy khi phải phụ lời thề nguyền để báo hiếu cha mẹ và cứu em trai, Thúy Kiều Duyên” để chỉ ra tính chất lôgic luôn nhớ đến Kim Trọng trong buổi thề nguyền thiêng nhất quán trong quan niệm về tình liêng đó với tâm trạng đau xót, tiếc thương khôn tả. yêu của Thúy Kiều? Việc Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng đã phần nào làm dịu đi nỗi đau mất mát không thể bù đắp nổi của mối tình Kim-Kiều. Tóm lại: - Đoạn trích chứng tỏ quan niệm mới mẻ, táo bạo của tác giả trong tình yêu, trong ước mơ tình yêu lứa đôi tự do. - Đoạn trích chứng minh tình cảm say đắm, mãnh liệt và chủ động, trong sáng , thiêng liêng của Kim-Kiều. GV nêu kết luận: Đặc biệt là Thúy Kiều với khát vọng, và tình yêu đầu tiên thơ mộng, lãng mạn, táo bạo như muốn vượt lên tất cả để đương đâu với số phận, số mệnh và tương lai phía trước. đoạn trích trở thành bản tình ca bất diệt về tình yêu Kim-Kiều. IV/ Củng cố Bài ca bất diệt về tình yêu Kim-Kiều trong đoạn trích: Thề nguyền V/ Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ............................................................
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan