Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải quyết tranh chấp về hđmb hàng hoá qua thực tiễn xét xử của toà án nhân dân ...

Tài liệu Giải quyết tranh chấp về hđmb hàng hoá qua thực tiễn xét xử của toà án nhân dân tại hà nội

.PDF
84
188
54

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA ........................................6 1.1.Khái quát về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa .......................................6 1.2 Khái quát pháp luật điều chỉnh giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa ..........................................................................................................................21 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................................................................................24 2.1. Các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại tòa án ..........................................................................................................24 2.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại tòa án nhân dân thành phố Hà Nội ............................................................................................51 Chương 3. YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI TÒA ÁN ................................................................70 3.1 Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa ..........................................................................................................70 3.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa .................................................................................................................71 3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa tại tòa án hiện nay ..................................................................................76 KẾT LUẬN ..............................................................................................................79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................80 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số liệu giải quyết án tranh chấp HĐMB hàng hóa trong tổng án kinh doanh thương mại giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tại TAND quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. ..............................................................................................52 Bảng 2.2. Số liệu giải quyết án tranh chấp HĐMB hàng hóa trong tổng án kinh doanh thương mại giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tại TAND thành phố Hà Nội ............................................................................................................................52 Bảng 2.3. Số liệu giải quyết án tranh chấp HĐMB hàng hóa trong tổng án kinh doanh thương mại giải quyết theo thủ tục phúc thẩm tại TAND thành phố Hà Nội ......................................................................................................................53 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn đổi mới trong mọi lĩnh vực như về kinh tế, chính trị, xã hội và các lĩnh vực khác. Các giao dịch trong xã hội diễn ra hàng ngày rất đa dạng, pháp luật khó có thể điều chỉnh được toàn bộ các quan hệ trong cuộc sống.Thông thường các bên lựa chọn hình thức giao dịch thông qua hợp đồng. HĐMB hàng hóa là một trong những loại hợp đồng đặc trưng và phổ biến nhất trong hoạt động kinh doanh thương mại, là thỏa thuận của hai bên gồm bên mua và bên bán nhằm đạt được lợi ích mà các bên mong đợi khi thiết lập hợp đồng.Theo thời gian, hoạt động mua bán hàng hoá ngày càng phát triển đa dạng, nhiều sắc màu với sự tăng lên về số lượng hàng hoá, số lượng người tham gia kinh doanh. Ngày nay, mua bán hàng hoá không chỉ diễn ra giữa bên mua và bên bán trong nước mà phạm vi kinh doanh lan rộng ra phạm vi thế giới. Cùng với đó, các tranh chấp thương mại nói chung và HĐMB hàng hoá nói riêng ngày càng gia tăng về số lượng cũng như sự phức tạp của từng vụ việc đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật điều chỉnh toàn diện cũng như cơ chế giải quyết nhanh gọn, làm sao để không ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của các bên. Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh nói chung và đối với loại HĐMB hàng hoá nói riêng gồm thương lượng, hoà giải, Trọng tài và Toà án. Các bên được tự do thỏa thuận hình thức này hay hình thức khác để giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Việc giải quyết các tranh chấp HĐMB hàng hóa tại TA đóng vai trò rất quan trọng trong việc góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và đặc biệt là góp phần đưa đất nước phát triển đi lên như mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đề ra. Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước, là địa bàn thu hút đầu tư mạnh mẽ của các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Cùng với các hoạt động khác, hoạt động kinh doanh thương mại tại đây diễn ra sôi nổi trong đó có các hoạt động mua bán hàng hoá. Những năm gần đây, các tranh chấp về HĐMB hàng hoá tại 1 địa bàn thành phố Hà Nội có sự gia tăng khá nhanh. Hiện nay, do đó địa bàn thành phố Hà Nội được mở rộng, nhiều khu công nghiệp được các nhà đầu tư xây dựng, hoạt động mua bán hàng hoá diễn ra đa dạng hơn với rất nhiều doanh nghiệp mới được thành lập trên địa bàn thủ đô. Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định khá đầy đủ về trình tự, thủ tục thụ lý và xét xử đối với các loại tranh chấp trong đó có tranh chấp về HĐMB hàng hoá. Tuy nhiên, để công tác giải quyết án đối với các tranh chấp mua bán hàng hoá của TAND tại Hà Nội đạt được hiệu quả cao hơn nữa đòi hỏi phải có sự hoàn thiện về nhiều mặt, trong đó có việc hoàn thiện các quy định của pháp luật, về chính sách, về nguồn lực cán bộ, về điều kiện cơ sở vật chất. Xuất phát từ nhận thức trên, tác giả lựa chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp về HĐMB hàng hoá qua thực tiễn xét xử của Toà án nhân dân tại Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như: - TS Nguyễn Văn Dũng (2001), (chủ nhiệm đề tài), Đề tài cấp Bộ: “Tính đặc thù trong thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, lao động-Những vấn đề lý luận và thực tiễn”,[12] Tòa Kinh tế TAND tối cao - 2001; Đỗ Cao Thắng (2004), Đề tài cấp bộ: “Những giải pháp nâng cao năng lực và chất lượng xét xử các tranh chấp thương mại tại TAND”[37] Tòa Kinh tế; Trương Thị Hà, Luận văn thạc sỹ: “Giải quyết tranh chấp HĐMB hàng hoá theo thủ tục sơ thẩm tại TAND thành phố Hà Nội”[18]; Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội; Phan Trần Duy Khiêm – Đại học Cần Thơ “Pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa trong nước: lý luận và thực tiễn;[21] Các bài viết trong các tạp chí chuyên ngành của TAND tối tao, Bộ Tư pháp. Đã có nhiều công trình và bài báo nghiên cứu về vấn đề này nhưng nhìn chung các công trình, bài báo mới chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề chung, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu, chuyên biệt về việc giải quyết tranh chấp HĐMB hàng hoá tại TA nói chung và TAND tại Hà Nội nói riêng. Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu 2 về “Giải quyết tranh chấp HĐMB hàng hoá qua thực tiễn xét xử của Toà án nhân dân tại Hà Nội” là một vấn đề có tính cấp thiết và có tính thời sự. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về HĐMB hàng hóa, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của TA theo quy định của pháp luật hiện hành. Thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết các tranh chấp HĐMB hàng hóa tại TAND tại thành phố Hà Nội, đúc rút những kết quả, những bất cập, hạn chế và xác định rõ nguyên nhân của những bất cập, hạn chế đó. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra những yêu cầu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp về HĐMB hàng hóa tại TAND trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ: - Làm rõ khái niệm, đặc điểm của HĐMB hàng hoá; - Làm rõ khái niệm, đặc điểm về tranh chấp HĐMB hàng hoá. - Làm rõ các yếu tố tác động và vai trò của việc giải quyết tranh chấp về HĐMB hàng hóa. - Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng giải quyết các tranh chấp về HĐMB hàng hoá theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm của TAND tại Hà Nội, đúc rút những kết quả, bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế đó. - Xác định yêu cầu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp từ HĐMB hàng hóa tại TAND ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về HĐMB hàng hóa, tranh chấp và thẩm quyền quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMB hàng hóa tại TA. Thựa tiễn áp dụng giải quyết tranh chấp HĐMB hàng hóa tại TAND thành phố Hà Nội theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm. 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMB hàng hóa, trong đó tập trung nghiên cứu các quy định tại LTM năm 2005, Luật Tổ chức TAND năm 2013 và BLTTDS năm 2015 về vấn đề này. Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp từ HĐMB hàng hóa tại TAND thành phố Hà Nội. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, logic, phương pháp thống kê... để giải quyết các nội dung nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong luận văn. 6. Ý nghĩa luận và thực tiễn của luận văn - Về phương diện lý luận : Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về HĐMB hàng hoá, tranh chấp HĐMB hàng hoá và giải quyết tranh chấp HĐMB hàng hoá theo pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của một số quốc gia trên thế giới nhằm đúc rút một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu trên phương diện lý luận và từ thực tiễn giải quyết tranh chấp của TAND tại thành phố Hà Nội góp phần hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐMB hàng hóa theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm của TA, góp phần nâng cao nhận thức của những người làm thực tiễn, để áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn công tác của tác giả cũng như các cán bộ làm công tác xét xử tại các Toà án. Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy về hơp đồng mua bán hàng hóa và giải quyết tranh chấp về HĐMB hàng hóa. 4 7. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa và pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp hợp đồng mua bán hàng hóa. Chương 2: Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Chương 3:Yêu cầu và những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại tòa án. 5 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 1.1.Khái quát về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa 1.1.1.Nhận diện hợp đồng mua bán hàng hóa 1.1.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bánhàng hóa. Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Hoạt động mua bán hàng hóa mang các dấu hiệu về chủ thể, đối tượng, mục đích,...Hình thức pháp lý của mua bán thực hiện thông qua việc ký kết và thực hiện các hợp đồng. Theo đó, HĐMB hàng hóa là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán hàng hóa, bên mua và bên bán cùng nhau ký kết HĐMB hàng hóa để bên bán giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hóa, còn bên mua thì có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho bên bán để nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa. Mua bán hàng hóa bao gồm mua bán hàng hóa trong nước và mua bán hàng hóa quốc tế. Mua bán hàng hóa có đối tượng hiện hữu tại thời điểm mà các bên ký kết, thực hiện hợp đồng và cũng có HĐMB hàng hóa trong tương lại (HĐMB hàng hóa qua Sở giao dịch). Các loại hợp đồng có điểm tương đồng và có những điểm khác nhau về đối tượng, chủ thể, hình thức hợp đồng. Các quy định về hợp đồng được điều chỉnh bởi các nguồn luật khác nhau như Điều ước quốc tế, luật quốc gia, tập quán, thói quen, án lệ ,…Ví dụ Theo Điều 1 Phụ lục của Công ước La Haye 1964 [22] về “Luật thống nhất về thiết lập mua bán hàng hóa quốc tế các động sản hữu hình” thì HĐMB hàng hóa quốc tế là HĐMB hàng hóa được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại đóng trên lãnh thổ các quốc gia khác nhau nếu có một trong các điều kiện sau: 6 Thứ nhất: hợp đồng liên quan đến vật mà trong thời gian ký kết hợp đồng vật đó được chuyên chở hoặc phải được chuyên chở từ lãnh thổ của quốc gia này đến lãnh thổ của quốc gia khác; Thứ hai, hành vi chào hàng và hành vi chấp nhận chào hàng được thực hiện trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau; Thứ ba, việc giao hàng được thực hiện trên lãnh thổ của một quốc gia khác với quốc gia nơi tiến hành hành vi chào hàng hoặc hành vi chấp nhận chào hàng. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn được quy định tại Công ước Viên 1980 của Liên Hiệp quốc về HĐMB hàng hóa quốc tế. Công ước Viên 1980 mặc dù không đưa ra bất kỳ định nghĩa nào về HĐMB hàng hóa quốc tế, tuy nhiên, Công ước Viên quy định: Công ước này áp dụng cho các HĐMB hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau. Áp dụng trong hai trường hợp cụ thể là: 1) Khi các quốc gia này là thành viên của Công ước; 2) Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật áp dụng là luật của các nước thành viên công ước này. Ở Việt Nam, HĐMB hàng hóa quốc tế được biết đến trong nhiều văn bản với các tên gọi khác nhau như HĐMB ngoại thương (Quy chế tạm thời số 4794/TN-XNK ngày 31-7-1991 của Bộ Thương nghiệp- Bộ Công thương ngày nay), HĐMB hàng hóa với thương nhân nước ngoài (LTM Việt Nam năm 1997), hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa (LTM 2005). 1.1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa Với tư cách là hình thức pháp lý của quan hệ mua bán hàng hóa, HĐMB hàng hóa có những đặc điểm sau đây: * Về chủ thể của HĐMB hàng hóa Chủ thể của HĐMB hàng hóa được thiết lập chủ yếu giữa các thương nhân.Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Như vậy, chủ thể của HĐMB hàng hóa gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài. Chủ thể trong quan hệ HĐMB hàng hóa ít nhất một bên phải là thương nhân, bên còn lại có thể không có tư cách thương nhân. Chủ thể của hợp đồng là một trong các điều kiện để 7 xác định HĐMB hàng hóa có hiệu lực pháp luật. Người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền sẽ dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu. * Về hình thức của HĐMB hàng hóa Hình thức của hợp đồng MBHH có thể do các bên lựa chọn hoặc theo quy định của pháp luật. HĐMB hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại HĐMB hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Như vậy, về hình thức, HĐMB hàng hóa có thể được thiết lập theo cách thức mà hai bên thể hiện được sự thỏa thuận về việc mua bán hàng hóa giữa các bên. Pháp luật cho phép các bên có quyền tự thỏa thuận với nhau những điều khoản không trái với quy định của pháp luật. So với Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 thì đây là một sự tiến bộ, theo hướng có lợi hơn cho các chủ thể tham gia hợp đồng, bởi Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế quy định, hợp đồng kinh tế (bao gồm cả HĐMB hàng hóa) chỉ được thực hiện bằng hình thức duy nhất là văn bản. Đối với HĐMB hàng hóa quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và một số điều ước quốc tế như Công ước Rome 1980 về áp dụng luật đối với nghĩa vụ hợp đồng, pháp luật Việt Nam và các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với nước ngoài đều không đưa ra một quy định riêng. Các nước đều có những quy định đòi hỏi HĐMB hàng hóa quốc tế chỉ hợp pháp khi thỏa mãn các điều kiện nhất định như hợp đồng phải được ký kết dưới hình thức văn bản (hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương), lời nói hay hành vi nhất định. Đối với hình thức của hợp HĐMB hàng hóa quốc tế, một số quy định không mang tính bắt buộc mà mang tính lựa chọn. Quy định chỉ rõ không yêu cầu các bên phải ký, xác nhận bằng văn bản hoặc phải tuân thủ bất kỳ yêu cầu nào về mặt hình thức của hợp đồng, nghĩa là không quy định bắt buộc về hình thức của HĐMB hàng hóa quốc tế. Các bên có thể dùng bất kỳ phương tiện nào, kể cả lời khai nhân chứng để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng, tuy nhiên các quy định tại Công ước Viên cũng cho thấy rằng, nếu nước thành viên mà trong pháp luật của nước đó đòi hỏi hợp đồng 8 phải được ký kết hoặc phê chuẩn dưới hình thức văn bản thì điều quy định này của pháp luật nước thành viên đó phải được tôn trọng. Theo Điều 1.2 PICC (nguyên tắc không bắt buộc về hình thức của hợp đồng - No Form Required), việc giao kết HĐMB hàng hóa quốc tế không đòi hỏi phải tuân theo bất kỳ điều kiện nào về hình thức. Tuy nhiên, theo Điều 1.4 của PICC về những quy phạm bắt buộc - Mandatory Rules thì “Bộ nguyên tắc này không hạn chế những quy phạm bắt buộc, có nguồn gốc quốc gia, quốc tế phù hợp với các quy phạm có liên quan của tư pháp quốc tế”, tức là nguyên tắc tự do về hình thức của hợp đồng có thể bị hạn chế bởi các quy định của pháp luật quốc gia hoặc pháp luật quốc tế. Theo đó, nếu trong pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế có liên quan bắt buộc hình thức của HĐMB hàng hóa quốc tế phải được xác lập bằng văn bản thì các bên sẽ phải tuân theo quy định này. Pháp luật Việt Nam quy định hình thức của HĐMB hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Trong đó, hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp pháp luật Việt Nam quy định ngoài việc HĐMB hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản thì còn phải được đăng ký, phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới có hiệu lực, ví dụ như đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài thì phải được sự phê duyệt của Bộ Khoa học và Công nghệ; ngoài ra HĐMB hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa thì hình thức của hợp đồng cũng bắt buộc phải bằng văn bản. * Về đối tượng của HĐMB hàng hóa HĐMB hàng hóa có đối tượng là hàng hóa. Hàng hóa bao gồm: a) tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; b) những vật gắn liền với đất đai. Với cách hiểu như vậy, hàng hóa là đối tượng của HĐMB hàng hóa có thể là hàng hóa hiện đang tồn tại, hiện hữu hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông trong thương mại. So với quy định của LTM 1997 thì đối tượng của hợp đồng đã được mở rộng hơn. Không dừng lại ở việc liệt kê các loại hàng hóa là đối tượng của hợp đồng, LTM 2005 quy định theo 9 hướng ngày càng mở rộng đối tượng của HĐMB hàng hóa cho phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước. Liên quan đến việc quy định hàng hóa là đối tượng của HĐMB hàng hóa, pháp luật của các quốc gia cũng như các điều ước có các quy định khác nhau phù hợp với pháp luật cũng như tập quán của mỗi nước.Tuy nhiên, tất cả đều có xu hướng mở rộng các đối tượng là hàng hóa được phép lưu thông trong thương mại. Ở nước ta, ngoài quy định về các loại hàng hóa được lưu thông trong thương mại nêu trên, Chính phủ ban hành cụ thể danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện và điều kiện để kinh doanh các loại hàng hóa này. Ngoài ra, trong một số trường hợp nhất định, các cơ quan chức năng có thẩm quyền được phép áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với hàng hóa lưu thông trong nước, theo đó hàng hóa được lưu thông trong nước có thể áp dụng một hoặc các biện pháp buộc phải thu hồi, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép lưu thông đối với một trong các trường hợp sau: 1) Hàng hóa đó là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh; 2) Xảy ra tình trạng khẩn cấp. Công ước Viên 1980 của Liên hiệp quốc về HĐMB hàng hóa quốc tế chỉ loại trừ (không áp dụng) đối với việc mua bán một số loại hàng hóa như chứng khoán, giấy đảm bảo chứng từ và tiền lưu thông, điện năng, phương tiện vận tải đường thủy, đường không, phương tiện vận tải bằng khinh khí cầu. Theo pháp luật Hoa kỳ, hàng hóa bao gồm mọi thứ có thể dịch chuyển được (quyền sở hữu) vào thời gian xác định theo HĐMB hàng hóa; hàng hóa có thể là hàng hóa đã có ở hiện tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai. * Về nội dung của HĐMB hàng hóa Nội dung của HĐMB hàng hóa là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền; còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. 10 Theo Công ước Viên 1980 về HĐMB hàng hóa quốc tế thì bên cạnh các điều khoản đối tượng và giá cả, điều khoản về số lượng hàng hóa cũng được coi là điều khoản chủ yếu, bắt buộc của HĐMB hàng hóa, ngoài ra các bên có thể thỏa thuận và ghi vào hợp đồng những điều khoản khác. 1.1.2. Nhận diện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa hàng hóa và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá 1.1.2.1. Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa Tranh chấp thương mại, trong đó có tranh chấp về HĐMB hàng hóa là thuật ngữ quen thuộc trong đời sống kinh tế xã hội ở các nước trên thế giới. Khái niệm này mới được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở nước ta trong mấy năm gần đây. Hệ thống pháp luật Việt Nam đã từng tồn tại những khái niệm khác nhau để biểu đạt loại tranh chấp này. Mặc dù không xây dựng được một khái niệm chuẩn mực về tranh chấp kinh tế, nhưng Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/3/1994[34] và Nghị định số 116/CP ngày 5/9/1994 cũng đã liệt kê các tranh chấp được coi là tranh chấp kinh tế, thuộc thẩm quyền giải quyết của TA kinh tế và trọng tài kinh tế. Tranh chấp HĐMB hàng hoá được hiểu là những xung đột, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể hợp đồng đó. Những xung đột này có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào trong toàn bộ quá trình diễn ra quan hệ HĐMB hàng hoá.Về bản chất, mỗi tranh chấp xét cho cùng đều phản ánh những xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể. Tranh chấp về HĐMB hàng hóa phải hội đủ các yếu tố sau đây: - Thứ nhất, tranh chấp về HĐMB hàng hóa trước hết là những mâu thuẫn (bất đồng) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ hợp đồng. - Thứ hai, những mâu thuẫn (bất đồng) đó phải phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại. - Thứ ba, những mâu thuẫn (bất đồng) đó phát sinh chủ yếu giữa các thương nhân. Như vậy, không phải bất cứ một tranh chấp HĐMB hàng hóa nào cũng đều là tranh chấp kinh doanh, thương mại. Một tranh chấp về HĐMB hàng hóa được coi là 11 tranh chấp kinh doanh thương mại khi cả hai bên hoặc một trong hai bên có đăng ký kinh doanh và đều phải có mục đích lợi nhuận, nếu hai bên đều có đăng ký kinh doanh nhưng chỉ cần một bên không vì mục đích lợi nhuận thì cũng không phải là tranh chấp kinh doanh thương mại. Do vậy, việc xét xử các vụ án tranh chấp về HĐMB hàng hóa của TAND tại Hà Nội nói riêng và ở TAND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nói chung trên địa bàn cả nước được phân cho hai Tòa chuyên trách riêng biệt là Tòa Dân sự và Tòa Kinh tế. 1.1.2.2. Những nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa Nguyên nhân chủ quan Một nguyên nhân dẫn đến tranh chấp về HĐMB hàng hóa là do sự chủ quan của các bên trong việc thiết lập hợp đồng. Trong thực tế kinh doanh, việc các bên gặp gỡ trực tiếp để tiến hành đàm phán và ký hợp đồng không phải lúc nào cũng thực hiện được. Để ký kết một hợp đồng hoặc thực hiện một thương vụ, có trường hợp các bên thường chỉ trao đổi rất nhanh thông tin dưới hình thức văn bản (đơn chào hàng, đơn đặt hàng, hợp đồng, tài liệu kỹ thuật.) qua Telex, Fax, thư tín hoặc thậm chí có trường hợp không có văn bản đầy đủ. Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ thì không có vấn đề gì đáng nêu ra, tuy nhiên nếu có bất cứ một khó khăn nào phát sinh thì những thiếu sót, sơ hở của một trong các bên dù nhỏ cũng có thể là nguyên nhân phát sinh tranh chấp. Bởi vậy, trước khi tiến hành ký kết bất cứ hợp đồng nào, việc soạn thảo chặt chẽ các văn bản hoặc HĐMB, những phụ lục kèm theo như tài liệu kỹ thuật hay miêu tả về hàng hoá. phải được đặc biệt coi trọng. Mọi chi tiết chưa rõ ràng cần phải được làm sáng tỏ ngay để tránh phát sinh những tranh chấp và thiệt hại không đáng có. Tranh chấp phát sinh từ HĐMB hàng hóa có thể phát sinh do ý chí chủ quan của các chủ thể trong hợp đồng. Nhiều hợp đồng hiện nay phát sinh tranh chấp là do khi ký kết, người ký kết không đủ tư cách đại diện chủ thể, ký hợp đồng với những nội dung, điều khoản không được pháp luật cho phép, nên khi thực hiện, tất yếu sẽ dẫn đến những vướng 12 mắc, buộc phải sửa hoặc hủy hợp đồng dẫn đến những thiệt hại của các bên làm phát sinh tranh chấp. Nhiều doanh nghiệp vì yếu tố lợi nhuận trước mắt mà đàm phán, soạn thảo hợp đồng một cách vội vã, mang tính hình thức, nội dung sơ sài hoặc mập mờ tối nghĩa, thiếu sự cân nhắc kỹ càng dẫn đến nguy cơ xảy ra tranh chấp rất cao. Các doanh nghiệp cần phải hạn chế việc này, bởi HĐMB hàng hóa cần phải được soạn thảo với nội dung đầy đủ, cụ thể, chứa đựng các điều khoản cần thiết và dự liệu được các cách thức xử lý với các tình huống có thể phát sinh là cách tốt nhất để ngăn ngừa những bất đồng, tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Thực tế cho thấy, ngay trong việc ký kết và thực hiện HĐMB hàng hóa quốc tế, nguyên nhân chủ quan dẫn tới việc phát sinh tranh chấp có thể do những nguyên nhân như: Năng lực của doanh nghiệp trong quan hệ thương mại quốc tế còn nhiều hạn chế. Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn trẻ, kinh nghiệm thương mại quốc tế không nhiều trong khi các chủ thể nước ngoài trong mối quan hệ này thường có tiềm lực và rất nhiều kinh nghiệm trên thương trường. Do sự thiếu hiểu biết về pháp luật và tập quán thương mại quốc tế. Nhiều doanh nghiệp rơi vào tranh chấp do chưa tìm hiểu kỹ, thiếu các thông tin về đối tác hoặc do ý thức tuân thủ hợp đồng, pháp luật của doanh nghiệp chưa tốt. Vì vậy, trong quá trình thực hiện, họ cố tình thực hiện không đúng những điều khoản đã cam kết, lý do dẫn đến việc này có thể là trong quá trình thực hiện hợp đồng đã phát sinh những khó khăn nhưng vì yếu tố lợi nhuận mà họ thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các điều khoản của hợp đồng dẫn đến phát sinh tranh chấp. Nguyên nhân khách quan Sự biến động của những yếu tố như giá cả, tỷ giá, cung cầu ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các bên. Trên thực tế, chỉ cần một biến động nhỏ về tỷ giá có thể làm doanh nghiệp bị lỗ, dẫn đến không chịu thanh toán hoặc mất khả năng thanh toán, hoặc từ chối mua hàng như đã ký kết trong hợp đồng và làm phát sinh tranh chấp. Thị trường là một trong những nhân tố rất quan trọng đối với hoạt động mua bán hàng hóa. Biến động của thị trường có thể tạo điều kiện cho doanh 13 nghiệp kiếm được lãi chồng chất nếu họ tận dụng được cơ hội. Tuy nhiên, chính thị trường nhiều khi cũng đẩy doanh nghiệp đến ngõ cụt buộc phải vi phạm hợp đồng. Nhiều sự kiện bất khả kháng xảy ra ngẫu nhiên trong thực tế sau khi hai bên đã ký kết hợp đồng. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra ngẫu nhiên ngoài khả năng kiểm soát của con người. Sự kiện bất khả kháng là một trong những yếu tố được xem xét để miễn trách nhiệm. Đối với HĐMB hàng hóa quốc tế, ngoài những nguyên nhân trên, một trong các nguyên nhân khác có thể làm phát sinh tranh chấp là: Do HĐMB hàng hóa quốc tế là hợp đồng liên quan đến ít nhất hai hệ thống pháp luật của hai quốc gia, ngoài ra còn có thể liên quan đến tập quán quốc tế điều chỉnh các quan hệ HĐMB hàng hóa quốc tế, các bên ký kết lại không tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi ký kết hợp đồng dẫn đến việc ký kết hợp đồng không đúng, không đầy đủ, dẫn đến cách hiểu không thống nhất làm phát sinh tranh chấp giữa các bên; Do sự thay đổi chính sách và pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế. Sự thay đổi này ảnh hưởng tới hoạt động thương mại theo hướng có lợi hoặc bất lợi cho doanh nghiệp. 1.1.2.3.Khái niệm và đặc điểm của giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa Khái niệm giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh nói chung và trong HĐMB hàng hoá nói riêng là việc sử dụng các cách thức, các phương pháp và tiến hành các hoạt động nhất định để loại trừ hoặc khắc phục các tranh chấp đã phát sinh, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan, đảm bảo sự ổn định và phát triển của môi trường kinh doanh lành mạnh. Hoạt động kinh doanh nói chung và giao dịch mua bán hàng hóa nói riêng được thiết lập giữa các chủ thể với mục đích lợi nhuận ( là những lợi ích kinh tế). Cũng chính vì mục đích này, nên luôn tiềm ẩn những tranh chấp tất yếu thường trực. Các bên chủ thể liên quan luôn tin tưởng và hy vọng tranh chấp không sảy ra khi xác lập giao dịch, tuy nhiên khi các tranh chấp phát sinh từ HĐMB hàng hóa, hoạt động kinh doanh của 14 các chủ thể sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên sẽ không được đảm bảo và thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội. Do vậy, tính cần thiết phải đặt ra là phải giải quyết những tranh chấp trên để tạo điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa diễn ra bình thường, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, qua đó bảo vệ môi trường kinh doanh. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh nói chung và trong HĐMB hàng hoá nói riêng là việc sử dụng các cách thức, các phương pháp và tiến hành các hoạt động nhất định để loại trừ hoặc khắc phục các tranh chấp đã phát sinh, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan, đảm bảo sự ổn định và phát triển của môi trường kinh doanh lành mạnh. Nhận thấy rằng, mục đích của giải quyết tranh chấp HĐMB hàng hóa là làm chấm dứt tranh chấp. Do vậy, việc các bên sử dụng bất cứ cách thức và phương pháp nào trừ trường hợp luật cấm, mà có thể loại trừ hoặc khắc phục tranh chấp đều có thể hiểu, cách thức và phương pháp đó chính là phương thức giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, dù là hình thức nào đi chăng nữa cũng phải là phương thức giải quyết tranh chấp thỏa đáng, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và phải đáp ứng được nhu cầu của các bên tranh chấp trong quan hệ HĐMB hàng hóa. Đặc điểm giải quyết tranh chấp HĐMB hàng hóa Thứ nhất, giải quyết tranh chấp HĐMB hàng hóa được thực hiện dựa trên cơ sở yêu cầu của các bên tranh chấp: HĐMB hàng hóa là quan hệ được pháp luật điều chỉnh bằng phương pháp thỏa thuận, bình đẳng khi các bên tham gia vào quan hệ đó, vậy khi phát sinh tranh chấp từ quan hệ trên việc đầu tiên mà các bên tranh chấp quan tâm là lựa chọn phương thức nào để chấm dứt tranh chấp, tranh chấp của các bên sẽ được giải quyết từ dựa trên yêu cầu hay sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ tranh chấp. Vì nói cho đến cùng khi các bên xác lập HĐMB hàng hóa để phục vụ cho lợi ích của mình, do vậy pháp luật cũng dành sự định đoạt (ý chí, lựa chọn, thỏa thuận) cho chủ thể trong quan hệ tranh chấp về phương thức giải quyết nó. Thứ hai, giải quyết tranh chấp HĐMB hàng hóa là một thủ tục được thực hiện theo một trình tự nhất định: Để chấm dứt xung đột tranh chấp trong HĐMB hàng hóa 15 các bên có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp mà trình tự, thủ tục được pháp luật quy định chặt chẽ (thủ tục tố tụng trọng tài; thủ tục tố tụng TA), hoặc có thể lựa chọn những phương thức đơn giản hơn, nhanh chóng hơn, mà không phải tuân theo bất cứ một thủ tục mang tính luật định nào, trong trường hợp này trình tự giải quyết sẽ do các bên tự đưa ra và tiến hành theo. Thứ ba, giải quyết tranh chấp HĐMB hàng hóa được thực hiện thông qua bốn phương thức cơ bản như: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại, TAND. Trong số các phương thức này thì thương lượng và hòa giải, trọng tài thương mại là các phương thức giải quyết tranh chấp không mang ý chí quyền lực nhà nước (không nhân danh quyền lực nhà nước như phán quyết của TA) mà chủ yếu được giải quyết do các bên tự tổ chức (thương lượng, hòa giải ngoài tố tụng) hoặc phán quyết của bên thứ ba độc lập do các bên lựa chọn theo thủ tục linh hoạt. Phương thức giải quyết tranh chấp còn lại là phương thức giải quyết tranh chấp mang ý chí quyền lực nhà nước được TA tiến hành theo những thủ tục và trình tự chặt chẽ, nghiêm ngặt. 1.1.2.4. Sự tương đồng và khác biệt giữa giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa và giải quyết tranh chấp khác. Về sự tương đồng: Giải quyết tranh chấp HĐMB hàng hóa cũng giống như việc giải quyết các tranh chấp các loại tranh chấp khác như: tranh chấp tài sản, tranh chấp về dịch vụ …, đều là việc sử dụng các cách thức, các phương pháp và tiến hành các hoạt động nhất định để loại trừ hoặc khắc phục các tranh chấp đã phát sinh, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan. Với việc coi BLDS năm 2015 là “đạo luật gốc” thì chúng ta thấy rằng[4], nhiều vấn đề về HĐMB hàng hóa được điều chỉnh bởi pháp luật không có sự khác biệt so với HĐMB tài sản trong dân sự. Bên cạnh đó, để phù hợp với bản chất thương mại của HĐMB hàng hóa, một số vấn đề như chủ thể của hợp đồng, hình thức của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ HĐMB hàng hóa, chế tài và việc giải quyết tranh chấp trong HĐMB hàng hóa được quy định trong pháp LTM là sự phát triển tiếp tục những quy định của pháp luật dân sự về HĐMB tài sản. 16 Về sự khác biệt: Việc giải quyết tranh chấp ở mỗi loại hợp đồng cũng có những điểm khác biệt dễ nhận biết, cụ thể: Đối tượng của việc giải quyết tranh chấp HĐMB hàng hóa hẹp hơn so với các loại HĐMB tài sản. Chủ thể trong HĐMB tài sản rộng hơn chủ thể trong HĐMB hàng hóa khi mọi tổ chức, cá nhân đầy đủ năng lực, có nhu cầu mua bán tài sản đều có thể là chủ thể của HĐMB tài sản. Mục đích của HĐMB hàng hóa chủ yếu là để kinh doanh thu lợi nhuận cho các thương nhân. Chỉ phần nào đó phục vụ mục đích tiêu dùng và các mục đích khác cho cả thương nhân và những chủ thể không phải thương nhân tuỳ theo mong muốn và nhu cầu của họ trong từng thời điểm. Còn với HĐMB tài sản có thể nhằm nhiều mục đích khác nhau như : kinh doanh, tiêu dùng, tặng, cho, làm từ thiện hoặc do sở thích… Về mặt hình thức của HĐMB hàng hóa: Ưu tiên hình thức thể hiện bằng văn bản nhằm giảm rủi ro, đảm bảo tính rõ ràng, và có bằng chứng khi xảy ra tranh chấp. Đối với HĐMB tài sản có thể đa dạng với nhiều hình thức tùy thuộc vào đối tượng, chủ thể và mục đích trong HĐMB tài sản. Về mặt nội dung của HĐMB hàng hóa là nêu cao nghĩa vụ đảm bảo sở hữu trí tuệ. Riêng với HĐMB tài sản k hông có quy định cụ thể về vấn đề đảm bảo sở hữu trí tuệ. 1.1.2.5. Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàn hóa Thương lượng, Hòa giải, Trọng tài hay TA là những phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên lựa chọn. Thương lượng là việc các bên giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp tự bàn bạc, tự dàn xếp nhằm tháo gỡ những bất đồng phát sinh và tìm giải pháp chung để giải quyết những bất đồng, tranh chấp của mình. Đặc trưng của cơ chế giải quyết tranh chấp này được thực hiện thông qua việc các bên tranh chấp gặp nhau, tự bàn bạc và đi đến quyết định; quá trình thương lượng của các bên cũng không chịu bất kỳ sự ràng buộc của quy tắc pháp lý hay bất kỳ quy định nào mang tính khuôn mẫu; 17 việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên mà không có cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên. Do vậy, ưu điểm của phương thức này là các bên tự thu xếp về thời gian, trình tự và kết quả giải quyết mà không phải tuân theo quy tắc hành chính chính thống nào và cũng không bị ràng buộc bởi kết quả thương lượng nếu không tự nguyện. Các bên tham gia cũng không chịu bất kỳ một khoản chi phí trung gian nào vì trong thương lượng không có sự có mặt của bên thứ ba. Các bên cũng chủ động được về thời gian và đảm bảo được bí mật kinh doanh, uy tín nghề nghiệp, vị thế cũng như danh dự của các bên.Việc thương lượng thành công giúp duy trì mối quan hệ giữa các đối tác trên cơ sở thiện chí và hợp tác. Chính vì những ưu điểm trên mà thương lượng là biện pháp giải quyết tranh chấp được doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn và sử dụng. Qua tìm hiểu, tác giả cũng thấy rằng có nhiều doanh nghiệp dù trong hợp đồng không có điều khoản giải quyết tranh chấp hoặc có nhưng không lựa chọn phương thức thương lượng nhưng khi có tranh chấp, họ vẫn sử dụng phương thức này để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên thì phương thức giải quyết bằng thương lượng giữa các bên cũng có một số hạn chế như giá trị thi hành của biên bản thương lượng phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên mà không có tính bắt buộc như phán quyết của toà án hay trọng tài; nguy cơ một bên phải chịu thiệt thòi khi thương lượng là rất lớn trong trường hợp giữa các bên chênh lệch về kinh nghiệm, vị trí trên thương trường; biện pháp này cũng có thể bị doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ lạm dụng khi cố tình thương lượng để trì hoãn, kéo dài thời gian qua thời hiệu khởi kiện. Hoà giải là phương pháp giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba do các bên lựa chọn để làm trung gian trợ giúp cho các bên tìm kiếm giải pháp tối ưu cho việc giải quyết tranh chấp. Đây là phương pháp được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới bởi đặc điểm nổi bật là các bên tranh chấp có thể xây dựng quyết định của chính mình, bên thứ ba chỉ đóng vai trò giúp các bên giao tiếp, không quyết định về vụ việc và không có sức mạnh để áp đặt giải pháp. Trong quá trình đó, các bên có toàn quyền trong việc kiểm soát mâu thuẫn hay tranh chấp phát trinh, thiết lập những giải pháp và tạo thêm những thoả thuận mới phù hợp với họ. Ưu điểm rõ rệt của phương thức giải 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan