Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế...

Tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

.PDF
12
344
70

Mô tả:

Giải Quyết Tranh Chấp TMQT Nhóm 3 Tiểu luận Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế 1 Giải Quyết Tranh Chấp TMQT Nhóm 3 Phần 1: Cơ Sở Lý Luận I.Thương mại quốc tế  Thương mại quốc tế là hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia với nhau. Hoạt động đó là hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa riêng biệt giữa các quốc gia  Ngày nay khi quá trình phân công lao động Quốc tế đang diễn ra hết sức sâu sắc thì thương mại Quốc tế trở thành một qui luật tất yếu khác quan và được xem như là một điều kiện Tiền đề cho sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Thực tế cho thấy, không một quốc gia nào có thể tồn tại chứ chưa nói gì đến phát triển nếu tự cô lập mình không quan hệ với kinh tế thế giới. Thương mại quốc tế trở thành vấn đề sống còn vì nó cho phép thay đổi cơ cấu sản xuất và nâng cao khả năng tiêu dùng của dân cư một quốc gia.  Thương mại quốc tế một mặt phải khai thác được mọi lợi thế tuyệt đối của đất nước phù hợp với xu thế phát triển và quan hệ kinh tế quốc tế. Mặt khác, phải tính đến lợi thế tương đối có thể được theo quy luật chi phí cơ hội. Phải luôn luôn tính toán cái có thể thu được so với cái giá phải trả khi tham gia vào buôn bán và phân công lao động quốc tế để có đối sách thích hợp. Vì vậy để phát triển thương mại quốc tế có hiệu quả lâu dài cần phải tăng cường khả năng liên kết kinh tế sao cho mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn 2 Giải Quyết Tranh Chấp TMQT Nhóm 3 II. Tranh chấp thương mại quốc tế Khái niệm  Là tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia chủ yếu xuất phát từ việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong các điều ước quốc tế về thương mại  Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.  Tranh chấp trong kinh doanh : được diễn ra giữa các chủ thể tham gia kinh doanh. Cụ thể, đó là những tranh chấp phát sinh trong các khoản đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.  Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia tiếp nhận đầu tư : Loại hình tranh chấp này nảy sinh trong việc thực hiện các hợp đồng BTO, BT, BOT, thực hiện các điều ước quốc tế về khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương và đa phương  Tranh chấp giữa các quốc gia trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về thương mại song phương và đa phương  Tranh chấp giữa các quốc gia với các thiết chế kinh tế quốc tế trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về thương mại đa phương III. Các loại tranh chấp trong thương mại quốc tế Tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa Tranh chấp trong hợp đồng xây dựng Tranh chấp trong hợp đồng đại lý 3 Giải Quyết Tranh Chấp TMQT Nhóm 3 Cung ứng dịch vụ, bảo hiểm, khai thác, tài chính ngân hàng… IV. Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế Ở đâu có hoạt động kinh doanh thương mại thì ở đó có khả năng phát sinh tranh chấp. Tranh chấp là hệ quả tất yếu xảy ra trong hoạt động kinh doanh, vì vậy giải quyết các tranh chấp phát sinh được coi là tự thân của các quan hệ kinh tế. Ở góc độ khái quát chung, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh chính là việc lựa chọn các hình thức, biện pháp thích hợp để giải toả các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột lợi ích giữa các bên, tạo lập lại sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau :  Nhanh chóng, thuận lợi, không làm hạn chế, cản trở các hoạt động kinh doanh.  Khôi phục và duy trì các quan hệ hợp tác, tín nhiệm giữa các bên trong kinh doanh.  Giữ bí mật kinh doanh, uy tín của các bên trên thương trường.  Ít tốn kém nhất. Việc giải quyết tranh chấp thương mại giữa các quốc gia có thể thực hiện theo các phương pháp khác nhau:  Thương lượng  Hòa giải  Trọng tài thương mại  Tòa án thương mại 4 Giải Quyết Tranh Chấp TMQT Nhóm 3 1. Thương lượng Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tham gia cùng nhau bàn bạc, tự giàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh. Ưu điểm: Thương lượng có sự thuận tiện, linh hoạt, đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém, không ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý Nhược điểm: Thương lượng thành công hay không phụ thuộc vào sự hiểu biết, thái độ, thiện chí hợp tác của các bên. Kết quả thương lượng không được đảm bảo cơ chế pháp lý nào dẫn đến tính ràng buộc không cao 2. Hòa giải Là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba đóng vai trò trung gian để hỗ trợ hoặc giúp đỡ các bên giải quyết tranh chấp phát sinh Ưu điểm: Hòa giải có sự thuận tiện, linh hoạt, đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém, không ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý Nhược điểm: Kết quả của hòa giải là sự thỏa thuận, chấp nhận của các bên có tranh chấp, phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên và không có ràng buộc pháp lý nào 3. Trọng tài thương mại quốc tế  Trọng tài quốc tế là một phương pháp giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài, trong đó các bên tranh chấp thỏa thuận, lập ra hoặc chỉ định ra một bên thứ ba và giao cho bên thứ ba được quyền phán xét tranh chấp của họ, phán xét này buộc các bên phải thực hiện 5 Giải Quyết Tranh Chấp TMQT Nhóm 3  Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp luật quy định  Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện a. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp TMQT bằng trọng tài Nguyên tắc thỏa thuận Nguyên tắc độc lập khách quan khi giải quyết tranh chấp Nguyên tắc giữ bí mật nội dung vụ việc tranh chấp Nguyên tắc chung thẩm: quyết định trọng tài có hiệu lực thi hành ngay, các bên không có quyền kháng cáo b. Các loại trọng tài thương mại quốc tế Trọng tài vụ việc:  Trọng tài vụ việc (Trọng tài Ad – hoc) là hình thức trọng tài được lập ra để giải quyết những tranh chấp cụ thể khi có yêu cầu và tự giải thể khi giải quyết xong tranh chấp đó.Đặc điểm cơ bản của trọng tài vụ việc là không có trụ sở, không có bộ máy giúp việc và không lệ thuộc vào bất cứ một quy tắc xét xử nào. Về nguyên tắc, các bên đương sự khi yều cầu trọng tài Ad-hoc xét xử có quyền lựa chọn thủ tục, các phương thức tiến hành tố tụng Trọng tài thường trực:  Trọng tài thường trực (còn gọi là quy chế) là những trọng tài có hình thức tổ chức, có trụ sở ổn định, có danh sách trọng tài viên và hoạt động theo 6 Giải Quyết Tranh Chấp TMQT Nhóm 3 điều lệ riêng. Phần lớn các tổ chức trọng tài lớn, có uy tín trên thế giới đều được thành lập theo mô hình này dưới các tên gọi như Trung tâm trọng tài, Ủy ban trọng tài, Viện trọng tài, Hội đồng trọng tài quốc gia và Quốc tế. Trọng tài thường trực có quy chế tố tụng riêng và được quy định rất chặt chẽ. Về cơ bản, các đương sự không được phép lựa chọn thủ tục tố tụng  Hiện nay có hơn 100 tổ chức trọng tài quốc tế thường trực ở các quốc gia (việt Nam: VIAC, Mỹ: AAA…) c. Ưu điểm: Thủ tục tiện lợi, linh hoạt, nhanh chóng Phán quyết của trọng tài thường khách quan, chính xác, độ tin cậy cao Giữ bí mật thông tin tranh chấp trong hợp đồng thương mại Quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm 4. Tòa án thương mại quốc tế Là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước, nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế Trong quá trình giải quyết các tranh chấp kinh doanh, tòa án phải tuân theo một trình tự, thủ tục nhất định mà pháp luật đã quy định  Ở hầu hết các nước trên thế giới, thủ tục tố tụng tòa án áp dụng cho các tranh chấp trong kinh doanh được dựa trên nền tảng thủ tục tố tụng dân sự cùng với một số quy định đặc thù cho phù hợp với hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như : về hội đồng xét xử, về thời gian của các trình tự tố tụng, 7 Giải Quyết Tranh Chấp TMQT Nhóm 3 … Do vậy, ở các quốc gia này người ta không hình thành luật tố tụng riêng cho các tranh chấp trong kinh doanh mà chỉ có luật về tố tụng dân sự.  Tố tụng tòa án là thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh của Tòa án – một cơ quan Nhà nước, hoạt động xét xử của nó mang tính quyền lực Nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và đóng vai trò là cơ quan bảo vệ pháp luật  Phán quyết của tòa án được đảm bảo thi hành và thủ tục giải quyết của Tòa án rất chặt chẽ, rất phức tạp và không thể thay đổi được. Phán quyết của tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị hoặc có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm  Trong tố tụng tòa án, các phiên tòa xét xử thường được tổ chức công khai, bản án được công bố rộng rãi Ưu điểm:  Phán quyết của tòa án được đảm bảo thi hành  Đảm bảo thực thi đúng quy định của pháp luật, được pháp luật bảo vệ Nhược điểm: Tốn kém chi phí, mất nhiều thời gian Thông tin các bên tố tụng công khai, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh 8 Giải Quyết Tranh Chấp TMQT Nhóm 3 Phần 2: Thực Trạng Tranh Chấp Thương Mại Quốc Tế Tại Việt Nam I. Thực trạng tranh chấp thương mại quốc tế tại việt nam Theo Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), trong số các vụ tranh chấp, có đến 79% trường hợp có yếu tố liên quan đến nước ngoài, phát sinh chủ yếu do hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác ký kết quá đơn giản và sơ sài. Các hợp đồng ký kết thường thiếu các biện pháp phòng ngừa rủi ro. II. Những hạn chế trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại việt nam 1. Những hạn chế từ phía doanh nghiệp trong nước Các doanh nghiệp chưa có thái độ tích cực đúng mức khi phát sinh tranh chấp Thiếu hiểu biết về pháp luật và tập quán thương mại quốc tế Kỹ năng giao dịch và đàm phán thực hiện hợp đồng rất yếu, chưa ý thức được tác dụng và tầm quan trọng của tư vấn pháp lý chuyên môn Hoạt động giao thương trên thị trường quốc tế cho thấy những yếu kém trầm trọng của đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam 2. Đội ngũ luật sư trong nước còn yếu Thiếu nhiều kỹ năng Đào tạo còn yếu 9 Giải Quyết Tranh Chấp TMQT Nhóm 3 3. Không biết nên chọn trọng tài hay tòa án  Hiện nay, việc giải quyết các tranh chấp ở Việt Nam chủ yếu được xét xử thông qua hệ thống toà án và trung tâm trọng tài. Thực tế, hệ thống toà án đã trở nên quá tải, dẫn đến tăng lượng vụ tồn đọng, không kịp giải quyết, do đó làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng hủy phán quyết trọng tài một cách tràn lan tại Việt Nam đang khiến nhiều doanh nghiệp e ngại  Việt Nam có 7 trung tâm trọng tài, trong đó lớn nhất là trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhiều thống kê, số vụ việc mà các trung tâm trọng tài giải quyết chỉ chiếm chưa đến 1% so với tòa án Có 2 nguyên nhân cơ bản, thứ nhất là người dân vẫn tin tưởng vào hệ thống tòa án bởi tính quyền lực toàn diện của nó. Ở Việt Nam, chỉ có tòa án mới đầy đủ thẩm quyền nhân danh Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Mặc dù giải quyết tranh chấp thì không nhất thiết phải nhân danh Nhà nước đầy đủ như vậy nhưng nếu là phán quyết mà được nhân danh toàn diện thì người ta vẫn thích thú và yên tâm hơn; Thứ hai, khi giải quyết tranh chấp thì cần phải thu thập chứng cứ, mà công việc thu thập chứng cứ ở Việt Nam luôn khó khăn, bắt nguồn từ chính thói quen, văn hóa của người Việt Nam không chú trọng đến hồ sơ, giấy tờ, thậm chí giấy tờ còn được thiết kế không hoàn toàn đúng thực tế giao dịch dân sự nên việc thu thập chứng cứ rất khó khăn. Khi tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước đi thu thập chứng cứ thì dễ dàng hơn nhiều so với các đương sự tự mình thu thập chứng cứ 10 Giải Quyết Tranh Chấp TMQT Nhóm 3 Phần 3: Giải Pháp Những giải pháp hạn chế tranh chấp thương mại quốc tế  Việt Nam cần sớm tham gia Công ước của Liên hiệp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, để hỗ trợ doanh nghiệp trong các giao dịch buôn bán quốc tế, các đối tác nước ngoài sẽ không thể chèn ép, bắt các doanh nghiệp trong nước áp dụng luật nước họ hoặc luật nước ngoài  Tăng chất lượng hoạt động giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại qua các hình thức: thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án  Hệ thống các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại một cách quy củ để tránh sự chồng chéo, trùng lặp giữa các quy định của pháp luật cho một số vấn đề giải quyết tranh chấp, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự rõ ràng của các quy định, tránh tình trạng các quy định của luật thể hiện một cách chung chung để điều chỉnh một lĩnh vực.  Hoàn thiện quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp theo hướng gọn nhẹ mang lại hiệu quả cao.  Khi ký các hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp cần lưu ý đến vấn đề giải quyết tranh chấp ở đâu, như thế nào… trong trường hợp xảy ra tranh chấp  Doanh nghiệp cần hiểu rõ về luật tranh chấp thương mại, luật quốc tế hoặc mua bảo hiểm cũng là kênh đảm bảo an toàn, tránh rủi ro cho doanh nghiệp khi có tranh chấp  Nâng cao khả năng giải quyết các vụ việc của trọng tài: trọng tài phải nâng cao trình độ của mình lên và hạ chi phí xuống, để các doanh nghiệp chủ động tìm đến 11 Giải Quyết Tranh Chấp TMQT Nhóm 3 khi có tranh chấp thương mại, đặc biệt là phải tăng chất lượng dịch vụ để có tính hữu hiệu hơn so với giải quyết tại toà 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan