Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải quyết tranh chấp tên miền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới ...

Tài liệu Giải quyết tranh chấp tên miền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam

.PDF
112
149
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGHIÊM THỊ KIM OANH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÊN MIỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGHIÊM THỊ KIM OANH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÊN MIỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 60 38 01 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. BÙI XUÂN NHỰ HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nghiêm Thị Kim Oanh MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÊN MIỀN VÀ TRANH CHẤP TÊN MIỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ..................................................................................... 7 1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tên miền ........................................ 7 1.1.1. Khái niệm về tên miền ......................................................................... 7 1.1.2. Cấu tạo tên miền ................................................................................. 10 1.2. Mối liên hệ của tên miền đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.......................................................................................... 15 1.3. Xu hướng phát triển tên miền liên quan đến các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ .................................................................. 22 1.4. Tranh chấp liên quan đến các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ ................................................................................................. 25 1.4.1. Khái niệm tranh chấp tên miền và tranh chấp tên miền liên quan đến các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ ....................................... 25 1.4.2. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp tên miền liên quan đến các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ ........................................................... 26 1.4.3. Các dạng tranh chấp tên miền liên quan đến các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ ............................................................................ 33 Tiểu kết Chương 1 ......................................................................................... 36 Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÊN MIỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM .....................................................................................38 2.1. Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền gTLDs và UDRP ..... 39 2.1.1. Lịch sử hình thành quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến tên miền gTLDs và nội dung chính sách chính sách UDRP ....... 39 2.1.2. Nội dung quy định về giải quyết tranh chấp theo UDRP .................. 41 2.1.3. Thực tiễn giải quyết tranh chấp tên miền thông qua UDRP .............. 44 2.2. Quy định của một số quốc gia về giải quyết tranh chấp về tên miền nói chung và tên miền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ nói riêng ...................................................................................... 49 2.2.1. Các quốc gia không có chính sách giải quyết tranh chấp tên miền riêng .......................................................................................... 49 2.2.2. Các quốc gia áp dụng quy chế giải quyết tranh chấp tên miền của ICANN ........................................................................................ 50 2.2.3. Các quốc gia có chính sách giải quyết tranh chấp tên miền riêng được xây dựng dựa trên Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất của ICANN .............................................................. 51 2.3. Một số điểm đáng lưu ý trong chính sách giải quyết tranh chấp tên miền tại một số quốc gia trên thế giới ............................. 61 Tiểu kết Chương 2 ......................................................................................... 67 Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÊN MIỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM ............................... 69 3.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về tên miền và giải quyết tranh chấp tên miền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ ............. 69 3.1.1. Hệ thống các quy định về tên miền và giải quyết tranh chấp tên miền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ ............................................ 69 3.1.2. Thẩm quyền cơ quan nhà nước trong việc cấp phát tên miền và giải quyết tranh chấp tên miền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ ... 76 3.2. Thực tiễn tranh chấp và giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ ......................................................................... 79 3.2.1. Thực tiền tranh chấp tên miền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ ....... 79 3.2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp tên miền liên quan đến quan đến quyền sở hữu trí tuệ .................................................................... 83 3.3. Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện các quy định của Việt Nam về giải quyết tranh chấp tên miền liên quan đến quyền ở hữu trí tuệ ...................................................................................... 88 3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật tên miền liên quan đến các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ ........................................................... 88 3.3.2. Hoàn thiện hệ thống cơ quan nhà nước về giải quyết tranh chấp tên miền liên quan các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ ............... 93 3.3.3. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và đào tạo pháp luật để nâng cao ý thức của công chúng và doanh nghiệp trong việc bảo vệ đăng ký tên miền..................................................................... 96 Kết luận Chương 3 ........................................................................................ 99 KẾT LUẬN .................................................................................................. 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 102 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Từ/cụm từ được viết tắt GQTC Giải quyết tranh chấp gTLDs Tên miền cấp cao nhất dùng chung (generic top-level domain) ICANN Internet quốc tế (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers). NOIP Cục Sở hữu trí tuệ SHTT Sở hữu trí tuệ TCGQTC Tổ chức giải quyết tranh chấp TTLT Thông tư liên tịch UDRP Chính sách thống nhất giải quyết tranh chấp tên miền (Uniform DomainName Dispute-Resolution Policy) WIPO Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tên miền với chức năng ban đầu chỉ là một cái tên dễ nhớ và dễ nhận biết giúp người sử dụng định danh một địa chỉ trên Internet một cách dễ dàng. Tên miền là một tài sản vô hình nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, trở thành một công cụ góp phần nhận biết về nguồn gốc thương mại của một doanh nghiệp hoặc một sản phẩm. Cũng chính vì sự phát triển lớn mạnh chức năng nhận diện nguồn gốc thương mại mà tên miền có thể đã xung đột với các quyền sở hữu trí tuệ đã tồn tại trước khi có môi trường Internet. Tên miền được các tổ chức và cá nhân đăng ký sử dụng nhằm mục đích thông qua đó góp phần quảng bá về tổ chức, sản phẩm, dịch vụ, tiến hành các hoạt động thương mại và phi thương mại trong môi trường Internet toàn cầu. Các tên miền hoạt động phải đáp ứng được một số yêu cầu trong đó quan trọng nhất là tính duy nhất của tên miền. Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thương mại điện tử cũng như cá nhân, doanh nghiệp thì một tên miền độc đáo, dễ nhớ sẽ giúp cho người tiêu dùng tìm đến doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn. Có thể nói đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng tranh chấp và xung đột tên miền ngày càng tăng, và phức tạp trong những năm gần đây. Hiện nay đang nở rộ tình trạng trục lợi bằng tên miền. Có hai xu hướng là “đầu cơ tên miền” hoặc “chiếm dụng tên miền”. Đó là việc đăng ký trước một số tên miền mà dự đoán, kỳ vọng sẽ chuyển nhượng được với giá trị lớn. Hay một số cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng sự dễ dàng đăng ký tên miền đi đăng ký trước với chủ đích khống chế một tên miền trùng của nhãn hiệu nổi tiếng nhằm lợi dụng uy tín nhãn hiệu đó để cạnh tranh. Hoặc từ đó gây cản trở việc quảng bá nhãn hiệu, gây áp lực buộc chủ nhãn hiệu nhận chuyển nhượng lại. Do đó, tranh chấp tên miền trên thế giới xảy ra vô cùng phức tạp. 1 Có thể kể đến vụ tranh chấp xảy ra tên miền ebay.com.vn giữa Công ty eBay Inc. (Mỹ) chuyên kinh doanh dịch vụ đấu giá qua mạng và thương mại điện tử, hiện là chủ nhãn hiệu hàng hóa “EBAY”, được đăng ký bảo hộ tại VN với Công ty TNHH Mộc Mỹ TP.HCM - chủ thể đăng ký, sử dụng tên miền ebay.com.vn đến nay vẫn chưa đến hồi kết. Công ty eBay đã đăng ký trên 2.500 tên miền có chứa cụm từ “eBay” trên khắp thế giới, trong đó có bảy tên miền đăng ký tại VN. Nhưng trong số đó không có tên miền ebay.com.vn. Tương tự, các vụ khiếu nại việc cấp phát tên miền cấp hai “.vn” với các nhãn hiệu hàng hóa nhãn hiệu nổi tiếng như Heineken, Visa, Trung Nguyên, Tiger Beer, Ford... Mặc dù tên miền hiện nay chưa phải là đối tượng bảo hộ của Luật Sở hữu trí tuệ nhưng có mối quan hệ mật thiết với quyền sở hữu trí tuệ tuy nhiên những quy định pháp luật về tên miền, giải quyết tranh chấp tên miền quy định rải rác trong các văn bản pháp luật, chưa giải quyết được các vấn đề phát sinh trong thực tiễn xã hội, việc thực thi chưa nhận được sự đồng thuận và thống nhất của các bộ, ngành gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quá trình giải quyết khiến các hành vi tranh chấp tên miền xảy ra ngày càng nhiều, phức tạp. Trong khi đó, nhận thức về tên miền của đại đa số người sử dụng cũng như các nhà cung cấp dịch vụ thông tin còn rất hạn chế. Thậm chí có nhiều nhà cung cấp còn cố ý không chấp hành các quy định của pháp luật về nghĩa vụ đối với tên miền để thu lợi bất hợp pháp đồng thời các quy định pháp luật về tên miền còn chưa hoàn thiện, việc tiệm cận giữa yêu cầu thực tế với các quy định pháp luật giải quyết tranh chấp tên miền luôn là một vấn đề thách thức lớn. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn về tranh chấp về tên miền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đang là vấn đề nhức nhối của nhiều quốc gia trong 2 đó có Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu, phân tích chính sách, thông lệ quốc tế về giải quyết tranh chấp tên miền liên quan đến quyền sở hữu là điều cần thiết từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, giải pháp để khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này, góp phần ngăn chặn tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đang gia tăng. Với những lý do đó, học viên đã lựa chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp tên miền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Những tranh chấp tên miền trùng hay tương tự gây nhầm lẫn đang có xu hướng gia tăng, tranh chấp tên miền là vấn đề đặt ra đối với tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Xuất phát từ ý nghĩa và tính thời sự của vấn đề, có nhiều công trình nghiên cứu và có những báo cáo, tài liệu nghiên cứu dưới những góc độ nghiên cứu khác nhau: - Xử lý tên miền vi phạm luật sở hữu trí tuệ. Thực tiễn pháp luật và đề xuất hoàn thiện của Thạc sỹ Phạm Văn Toàn – Trưởng Phòng Thanh tra 2, Bộ Khoa học và Công nghệ đăng trên trang tin điện tử. - So sánh chính sách giải quyết tranh chấp tên miền của một số quốc gia ASEAN và kinh nghiệm cho Việt Nam của TS. Phan Ngọc Tâm, tạp chí nghiên cứu lập pháp số 2/2012. - Giải quyết tranh chấp tên miền “.vn” của Việt Nam của LS.TS Nguyễn Hoàn Thành; - Pháp luật Việt Nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu: Luận văn Thạc sĩ luật học, /Nguyễn Thị Hồng Linh; - Giải quyết tranh chấp tên miền interner Việt Nam/ Nguyễn Viết Thịnh. - Tuy nhiên, riêng vấn đề nghiên cứu giải quyết tranh chấp tên miền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ tại một số quốc gia trên thế giới và cùng 3 với việc phân tích thực trạng pháp luật tại Việt Nam để rút ra kinh nghiệm thì hiện nay chưa có luận văn nào đi sâu nghiên cứu cả về vấn đề pháp luật và thực tiễn. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Giải quyết tranh chấp tên miền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" không bị trùng lặp với các công trình đã công bố. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ những vấn đề nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về tên miền và giải quyết tranh chấp tên miền, nghiên cứu chính sách, cơ chế giải quyết tranh chấp tên miền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới, thực tiễn giải quyết tranh chấp về tên miền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới từ đó từ đó liên hệ thực trạng giải quyết tranh chấp về tên miền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và rút ra những bài học nhằm tháo gỡ những khó khăn và hoàn thiện pháp luật. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn cần có những nhiệm vụ sau đây:  Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tên miền, tranh chấp tên miền liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;  Phân tích quy định của một số quốc gia trên thế giới về giải quyết tranh chấp tên miền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ;  Đánh giá thực trạng hệ thông pháp luật và tình hình thực tiễn về giải quyết tranh chấp tên miền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, so sánh về chính sách giải quyết tranh chấp ở Việt Nam với chính sách và thực tiễn quốc tế, rút ra những thiếu sót và đưa ra định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là pháp luật, quy định tại một số quốc gia trên thế 4 giới về giải quyết tên miền trên thế giới, văn bản pháp luật của Việt Nam, tài liệu lý luận về giải quyết tranh chấp tên miền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. - Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề về giải quyết tranh chấp tên miền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ sẽ được nghiên cứu trong phạm vi các quy định giải quyết tranh chấp trên thế giới: WIPO và một số nước trên thế giới và các văn bản liên quan đang hiện hành của Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn này tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó đặc biệt coi trọng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích các vấn đề về tên miền nói chung và tên miền liên quan đến các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ khái quát những nội dung cơ bản của từng vấn đề được nghiên cứu trong luận văn; - Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số nước trên thế giới. Qua đó, phân tích nét tương đồng và đặc thù của pháp luật Việt Nam và rút ra các bài học điểm đáng lưu ý, kinh nghiệm áp dụng; - Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật Việt Nam qua từng giai đoạn về tên miền liên quan đến các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam; - Phương pháp thống kê được thực hiện trong quá trình khảo sát thực tiễn về đăng ký tên miền nói chung và tên miền liên quan đến các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ nói riêng. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài - Luận án đã làm rõ về những vấn đề cơ bản về tên miền, tranh chấp tên miền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Đây là khái niệm không mới nhưng 5 nhận thức của người dân, doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; - Trong giai đoạn hiện này, giải quyết tranh chấp tên miền liên quan sở hữu trí tuệ trên thế giới và trong đó có Việt Nam ngày càng nhiều do đó luận văn chọn không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về những nội dung cơ bản về tên miền, các tranh chấp tên miền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ mà còn tập trung nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp trên miền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ tại một số quốc gia trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đưa ra kiến nghị, giải pháp nhằm tháo gỡ nhằm hoàn thiện pháp luật và tháo gỡ những khó khăn trong công tác thực thi giải quyết tranh chấp. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn được cơ cấu thành 03 chương với các nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến tên miền và tranh chấp tên miền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Chương 2: Các quy định về giải quyết tranh chấp tên miền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ tại một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam. Chương 3: Thực trạng và hoàn thiện các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp tên miền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÊN MIỀN VÀ TRANH CHẤP TÊN MIỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tên miền 1.1.1. Khái niệm về tên miền - Trong khoa học về tin học Tên miền là một danh từ dịch theo kiểu nghĩa của từng từ một (Word by Word) từ tiếng anh là (Domain Name). Tên miền (Domain Name) là sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng Internet thông qua tên tương ứng với địa chỉ IP của máy tính đó. Việc nhận dạng này được thực hiện thông qua hệ thống tên miền (Domain Name [28]. Có thể hiểu tên miền là sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng Internet, nói cách khác tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng Internet. Tên miền là một chuỗi các ký tự trong bảng chữ cái Alphabet được sắp xếp giống như tên riêng và có hoặc không có ý nghĩa, là một tên chỉ bao gồm các số 0 đến 9 và các ký tự alpha (a,b,c,...) được sử dụng như một định danh máy tính riêng biệt trên Internet. Tên miền cho phép người sử dụng Internet gõ vào một tên như google.com hay mangvn.org,... để định danh thay cho một con số địa chỉ như 12.10.28.80. Tên miền được sử dụng để định danh địa chỉ Internet (IP) của một máy chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm "." [21]. Ví dụ: tên miền www.google.com có địa chỉ IP tương ứng là 207.238.252.88; tên miền www.facebook.com có địa chỉ IP tương ứng là 66.220.152.19… Theo định nghĩa (RFC 1034, được cập nhật bằng RFC 1123) thì: tên miền - domain được tạo thành từ các nhãn không rỗng phân cách nhau bằng dấu chấm (.); những nhãn này giới hạn ở các chữ cái ASCII từ a đến z (không phân biệt hoa thường), chữ số từ 0 đến 9, và dấu gạch ngang (-), 7 kèm theo những giới hạn về chiều dài tên và vị trí dấu gạch ngang. Đó là dấu gạch ngang không được xuất hiện ở đầu hoặc cuối của nhãn, và chiều dài của nhãn nên trong khoảng từ 1 đến 63 và tổng chiều dài của một tên miền không được vượt quá 255 [23]. Cách định nghĩa về tên miền như đã nêu ở trên của RFC có ưu điểm đó là đã chỉ ra được yếu tố kỹ thuật của tên miền nhưng định nghĩa này sẽ không được phép sử dụng nhiều ký tự thường thấy trong các ngôn ngữ không phải tiếng Anh, và không có các ký tự nhiều byte trong đa số ngôn ngữ châu Á và không thể chỉ ra được mục đích, bản chất của tên miền hiện đại trong môi trường internet toàn cầu hiện đại là công cụ quảng bá kinh doanh phát triển cho doanh nghiệp. Như vậy, trên phương diện về khoa học tin học, tên miền ban đầu chỉ là là sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng Internet, là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng Internet. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, tên miền không đơn thuần chỉ là địa chỉ định danh của các máy chủ trên mạng internet mà đã trở thành một công cụ kinh doanh đắc lực cho doanh nghiệp.Tên miền được các tổ chức và cá nhân đăng ký sử dụng vào mục đích quảng bá về tổ chức, sản phẩm, dịch vụ của mình và tiến hành các hoạt động thương mại trong môi trường Internet toàn cầu. Mục đích chính của tên miền là để cung cấp một hình thức đại diện, hay nói cách khác, dùng những tên dễ nhận biết, thay cho những tài nguyên Internet mà đa số được đánh địa chỉ bằng số. Cách nhìn trừu tượng này cho phép bất kỳ tài nguyên nào (ở đây là website) đều có thể được di chuyển đến một địa chỉ vật lý khác trong cấu trúc liên kết địa chỉ mạng, có thể là toàn cầu hoặc chỉ cục bộ trong một mạng intranet, mà trên thực tế là đang làm thay đổi địa chỉ IP. Với việc cho phép sử dụng địa chỉ dạng chữ cái không trùng nhau thay 8 cho dãy số, tên miền - domain cho phép người dùng Internet dễ tìm kiếm và liên lạc với các trang web và bất kỳ dịch vụ liên lạc dựa trên IP nào khác. Tính uyển chuyển của hệ thống tên miền cho phép nhiều địa chỉ IP có thể được gán vào một tên miền, hoặc nhiều tên miền đều cùng chỉ đến một địa chỉ IP. Điều này có nghĩa là một máy chủ có thể có nhiều vai trò (như lưu trữ nhiều website độc lập), hoặc cùng một vai trò có thể được trải ra trên nhiều máy chủ. Một địa chỉ IP có thể được gán cho vài máy chủ, như trong mạng anycast [25]. - Theo khoa học pháp lý Tên miền (Domain Name) theo WIPO được định nghĩa là: “Domain names are the human-friendly forms of Internet addresses, and are commonly used to find web sites” [23]. Định nghĩa trên của WIPO có thể được tạm dịch là: “Tên miền là tên thân thiện của các địa chỉ Internet và thường được sử dụng để tìm các website”. Có thể thấy khái niệm này đã chỉ ra được bản chất của tên miền đó là định danh các địa chỉ internet nhưng khái niêm chưa chỉ ra được bản chất của tên miền là sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng Internet cũng như sự liên quan của tên miền nói chung với các đối tượng sở hữu trí tuệ nói riêng. Khái niệm về tên miền Internet Việt Nam được quy định tương tự như tên miền quốc tế. Tại Thông tư 09/2008/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, tên miền được định nghĩa là: Tên được sử dụng để định danh địa chỉ Internet của máy chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm “.” ” và sử dụng tên miền là việc gắn tên miền đó với địa chỉ Internet (địa chỉ IP) của máy chủ đang hoạt động phục vụ các ứng dụng trên mạng hoặc để bảo vệ nhãn hiệu, tên dịch vụ, tên tổ chức khỏi bị chiếm dụng [3]. Theo quy định tại khoản 4, Điều 2, Thông tư 19/2014/TT-BTTTT quy định: “Tên miền là tên được sử dụng để định danh địa chỉ Internet của máy 9 chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bởi dấu chấm "."”. Có thể lấy ví dụ như ví dụ như tenten.vn; Runsystem.net; Onamae.com... [5]. Như vậy, có thể thấy hai khái niệm được đề cập tại Thông tư 09/2008/TTBTTTT và Thông tư 19/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra được bản chất của tên miền là sự định danh các địa chỉ internet giống như địa nghĩa của WIPO và RFC nhưng chưa chỉ ra được bản chất của khái niệm tên miền cũng như sự mối liên hệ giữa tên miền với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ nói riêng. Trên thực tế sở hữu trí tuệ góp phần thúc đẩy công việc kinh doanh trong xã hội còn tên miền bảo vệ thúc đẩu quyền sở hữu trí tuệ trong xã hội ảo trên mạng Internet. Do đó khái niềm chưa chỉ ra được tên miền không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu Trí tuệ hay mối quan hệ tên miền đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý. 1.1.2. Cấu tạo tên miền Tên miền bao gồm nhiều thành phần cấu tạo nên cách nhau bởi dấu chấm (.) ví dụ home.vnn.vn là tên miền máy chủ Web của VDC. Thành phần thứ nhất "home" là tên của máy chủ, thành phần thứ hai "vnn" thường gọi là tên miền mức hai (second domain name level), thành phần cuối cùng "vn" là tên miền mức cao nhất (top level domain name) hoặc trong tên miền 24h.com.vn: Thành phần thứ nhất "24h" là tên của máy chủ, thành phần thứ hai "com" thường gọi là tên miền mức hai (second domain name level), thành phần cuối cùng "vn" là tên miền mức cao nhất (top level domain name). + Tên miền mức cao nhất (Top- level Domain "TLD") là phần cuối cùng của một tên miền Internet; hay nói cách khác, nó là những chữ đi sau dấu chấm cuối cùng của một tên miền. Ví dụ, trong tên miền www.vídụ.com, tên miền cấp cao nhất là com (hoặc COM, vì tên miền không phân biệt dạng chữ) [29]. Như vậy tên miền cấp cao hay còn được gọi tắt là tên miền quốc gia 10 theo định nghĩa như Wiki nêu trên là một tên miền cấp cao nhất Internet, được dùng hoặc dự trữ cho một quốc gia hoặc một lãnh thổ phụ thuộc. Tổ chức cấp phát số hiệu Internet (Internet Assigned Numbers Authority - IANA) hiện chia tên miền cấp cao nhất thành 3 loại: [23].  Tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD): Được sử dụng bởi một quốc gia hoặc lãnh thổ phụ thuộc. Tên xác định tên miền quốc gia dài 2 ký tự, và tất cả các tên miền cấp cao nhất có 2 ký tự đều là tên miền quốc gia. Việc tạo ra và ủy quyền cho các tên miền quốc gia được thực hiện bởi Tổ chức cấp phát số hiệu Internet (Internet Assigned Numbers Authority, IANA), với một số ngoại lệ nhất định được ghi ở dưới tương ứng với mã quốc gia ISO 3166-1 alpha-2 được duy trì bởi Liên Hiệp Quốc. Nó có hai ký tự, ví dụ: “.vn” cho Việt Nam, “.cn” cho Trung Quốc, “.us” cho Hoa Kỳ, “.uk” cho Vương quốc Anh...  Tên miền cấp cao nhất dùng chung (gTLD): bao gồm các tên miền sau:.COM;.NET;.EDU;.ORG;.INT;.BIZ;.INFO;.NAME;.PRO;.AERO;.MU SEUM;.COOP và những tên miền chung cấp cao nhất khác theo quy định của IANA. Tên miền cấp cao nhất dùng chung thường được dùng bởi một kiểu tổ chức nào đó. Ví dụ như: .COM: Dành cho tổ chức,doanh nghiệp, cá nhân hoạt động thương mại. .BIZ: Dành cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, tương đương với”.COM”. .EDU: Dành cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới giáo dục, đào tạo. .GOV: Dành cho các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương. .NET: Dành cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chức 11 năng về mạng nói chung. .ORG: Dành cho các tổ chức chính trị, xã hội và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến lĩnh vực chính trị, xã hội. .INT: Dành cho các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. .AC: Dành cho các tổ chức nghiên cứu và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu. .PRO: Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong những lĩnh vực có tính chuyên ngành cao. .INFO: Dành cho các tổ chức cung cấp các nguồn dữ liệu thông tin về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan tới lĩnh vực cung cấp các nguồn dữ liệu thông tin và thông tin cá nhân. .HEALTH: Dành cho các tổ chức y tế, dược phẩm và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới lĩnh vực y tế, dược phẩm. .NAME: Dành cho tên riêng của cá nhân tham gia hoạt động Internet Bên cạnh đó, Tên miền dùng chung được chia nhỏ thành các tên miền cấp cao nhất có tài trợ (sTLD), như.aero,.coop và.museum, và tên miền cấp cao nhất không có tài trợ (uTLD), như.biz,.info,.name và.pro [29].  Tên miền cấp cao nhất hạ tầng (iTLD): Tên miền cao nhất .arpa được coi tên miền duy nhất được xác định thuộc loại này, và .root cũng có thểtồn tại nhưng không biết lý do. Tuy nhiên tên miền này thường không mang tính thông dụng và được ít các tổ chức hay cá nhân sử dụng. + Tên miền mức hai (Second Level): Đối với các quốc gia nói chung tên miền mức hai này do Tổ chức quản lý mạng của quốc gia đó định nghĩa, có thể định nghĩa khác đi, nhiều hơn hay ít đi nhưng thông thường các quốc gia vẫn định nghĩa các Lĩnh vực kinh tế, xã hội của mình tương tự như các lĩnh vực dùng chung nêu trên. Ví dụ như COM.VN,.BIZ.VN [23]. + Các cấp tên miền khác dưới tên miền cấp 2 12 Tiếp sau tên miền cấp 2 là các tên miền cấp dưới được viết ngay bên trái tên miền cấp hai. Có thể có tên miền cấp 3, cấp 4, cấp 5, v.v., không có giới hạn. Ví dụ về một tên miền hiện đang tồn tại với bốn cấp tên miền là www.sos.state.oh.us. Đối với tên miền “.vn”: Tên miền “.vn” là tên miền quốc gia cấp cao nhất dành cho Việt Nam và là tên miền cấp 2 của Việt Nam. Tên miền cấp 3 là tên miền dưới ".vn" bao gồm tên miền cấp 3 không phân theo lĩnh vực và tên miền cấp 3 dùng chung (gSLD) phân theo lĩnh vực, những tên miền khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định [9]. Các tên miền thuộc phạm vi ưu tiên bảo vệ là các tên miền “.vn” liên quan tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia (bao gồm: a/ Tên miền là tên các địa bàn quan trọng thuộc khu vực biên giới, tên các đảo, quần đảo, tên biển, vùng biển Việt Nam; b/ Tên miền là tên các địa danh của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới; c/ Tên miền là tên gọi của tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Công đoàn Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam...; d/ Các tên miền liên quan đến hoạt động bảo đảm an ninh, quốc phòng, ngoại giao của đất nước; đ/ Các tên miền khác cần được bảo vệ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông) [33].  com.vn Dành cho tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại.  biz.vn Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh, tương đương với tên miền com.vn.  edu.vn Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.  gov.vn Dành cho các cơ quan, tổ chức nhà nước ở trung ương và 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất