Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp và kiến nghị giải quyết vấn đề lấn chiếm lề đường tại tphcm...

Tài liệu Giải pháp và kiến nghị giải quyết vấn đề lấn chiếm lề đường tại tphcm

.DOCX
22
253
102

Mô tả:

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Đặt vấn đề············································································································1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu····························································································1 1.3. Câu hỏi nghiên cứu·····························································································2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI·························································2 2.1. Trật tự lề đường tại TPHCM···············································································2 2.1.1. Những quy định chung về việc quản lí và sử dụng lề đường tại TPHCM·····2 2.1.2. Chân dung người kinh doanh lề đường và đặc điểm kinh doanh của họ······3 2.2. Chính sách của nhà nước về việc lấn chiếm lề đường········································5 CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH TRẬT TỰ LỀ ĐƯỜNG TẠI TPHCM··························8 3.1. Thực trạng trật tự lề đường tại TPHCM····························································8 3.2. Kết quả khảo sát của nghiên cứu trước về trật tự lề đường tại TPHCM·······12 3.3. Nguyên nhân của tình hình lấn chiếm lề đường···············································13 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LẤN CHIẾM LỀ ĐƯỜNG TẠI TPHCM························································································16 4.1. Giải pháp·············································································································16 4.2. Kiến nghị của nhóm····························································································18 KẾT LUẬN················································································································· 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO·························································································21 ThS. Lê Công Tâm Kinh tế đô thị CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Đặt vấn đề Một trong những tồn tại lớn trong trật tự an toàn giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác là trật tự lòng lề đường vẫn diễn biến phức tạp. Như chúng ta biết, trật tự lề đường là một phần quan trọng trong lối sống đô thị, bởi vì những nhà mặt tiền đường, trật tự lề đường là những hình ảnh đầu tiên đập vào mắt du khách quốc tế cũng như người từ các tỉnh thành khác đến Thành phố. Từ lâu các nhà quản lí đô thị và người dân đã giải quyết mâu thuẫn giữa lối sống văn minh, trật tự đô thị và đời sống của một bộ phận nhân dân nghèo sống nhờ vào việc buôn bán ở lòng lề đường. Tình trạng lấn chiếm lòng lề đường làm nơi buôn bán gây ùn tắc, kẹt xe, mất an toàn giao thông, làm mất mỹ quan đô thị…là vấn đề không mới, nó đã tồn tại từ hàng chục năm nay, song lại là một thực tế rất đáng quan tâm vì chúng ta đã thực hiện nhiều biện pháp kể cả biện pháp trấn áp song tình hình này ngày càng phát triển; có nơi tuy cảnh sát trật tự đã dẹp nhiều lần nhưng sau đó người bán hàng vẫn quay lại chỗ cũ. Vậy điều gì đã dẫn đến tình trạng trên hay nói cách khác nguyên nhân nào khiến người dân lấn chiếm lòng lề đường làm nơi buôn bán bất chấp những nổ kực chấn chỉnh của ngành chức năng? Thực trạng này đã diễn biến như thế nào? Những người lấn chiếm lòng lề đường là ai, từ đâu đến, đặc điểm của họ là gì? Và chính quyền Thành phố đã có những biện pháp nào để khắc phục tình trạng trên? Đó cũng chính là lí do của đề tài này. Thông qua việc tìm hiểu và đánh giá, nhóm sẽ làm rõ hơn những thắc mắc đã được nêu trên, bên cạnh đó đề xuất một số kiến nghị để khắc phục vấn đề đã nêu nhằm góp một phần nhỏ vào việc xây dựng một Thành phố văn minh, sạch đẹp, là trung tâm tài chính lớn nhất của cả nước. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung: Tình hình lấn chiếm lòng lề đường tại Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp.  Mục tiêu cụ thể: - Khát quát thực trạng về vấn đề lấn chiếm vỉa hè, lề đường nhằm vào mục đích buôn bán của người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Miêu tả chân dung của những người buôn bán ở vỉa hè, lòng lề đường. Nhóm 5 Trang 1 ThS. Lê Công Tâm 1.3. - Kinh tế đô thị Tìm hiểu những nguyên nhân của việc lấn chiếm vỉa hè, lề đường để kinh doanh. Đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục vấn đề nêu trên. Câu hỏi nghiên cứu Trật tự lề đường diễn biến như thế nào ở Thành phố Hồ Chí Minh? Chân dung của những người lấn chiếm lòng lề đường và đặc điểm kinh doanh của họ được miêu tả như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn đến tình hình lấn chiếm lề đường? Biện pháp nào để giải quyết lấn chiếm lề đường tại Thành phố Hồ Chí Minh? CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Trật tự lề đường tại TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh là một Thành phố trẻ với sự phát triển nhanh chóng, ngày càng hội nhập với sự phát triển chung của đất nước, đó là một Thành phố năng động, là trung tâm tài chính, kinh tế, văn hóa quan trọng của cả nước. Trong tiến trình hội nhập và ngày càng phát triển đó cũng kéo theo hàng loạt vấn đề gây bức xúc trong xã hội, mà một trong số đó là việc một bộ phận dân cư lấn chiếm lòng lề đường để buôn bán, điều này mang tính thời sự, diễn ra ngày càng khó kiẻm soát, tuy mức độ khác nhau nhưng nói chung vỉa hè, lòng đường ở quận, huyện nào trên địa bàn Thành phố cũng lộn xộn. Chúng ta đều biết rằng, lề đường có chức năng chính là phục vụ lợi ích công cộng, là lối đi cho người dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều đô thị trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh, lề đường là nơi giao thoa nhiều lợi ích khác nhau từ người bán hàng rong đến những người tận dụng mặt tiền trước nhà mình để kinh doanh, cho thuê buôn bán. Tình trạng này ngày càng trở nên phổ biến và khó quản lí, nó đang diễn ra một cách ngang nhiên vô tội vạ ngay trước sự bất lực của cơ quan chức năng. Chính vì thế, đòi hỏi phải cấp bách phải giải quyết triệt để vì nó đã và đang gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến trật tự, mỹ quan đô thị, gây cản trở giao thông mà còn là một hình ảnh xấu trong tiến trình xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đô thị văn minh, sạch đẹp. 2.1.1. Những quy định chung về quản lí và sử dụng lề đường tại TPHCM Theo quyết định số 1818/QĐ-UB- QLĐT ngày 13-6-1994 của Ủy ban nhân dân thành phố. Điều 1.- Lề đường (vỉa hè) là không gian được giới hạn bởi lòng đường và các công trình xây dựng hợp pháp, dùng cho sự đi lại của người đi bộ và bố trí một số công Nhóm 5 Trang 2 ThS. Lê Công Tâm Kinh tế đô thị trình đô thị (hệ thống cung cấp điện, nước, thoát nước, điện thoại, biển hiệu giao thông, thảm cỏ cây xanh phục vụ công đồng đô thị…). Bề rộng lề đường tính từ đường biên bộ vỉa hè đến đường biên các công trình xây dựng hợp pháp (gọi tắt là lộ giới). - Lòng đường (gồm mặt cầu, mặt đường) là phần đất và không gian nằm giữa 2 lề đường giành cho các phương tiện giao thông đi lại và bố trí một số công trình đô thị. Điều 2.- Lòng đường, lề đường do Nhà nước quản lý. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm hoặc gây hư hại đến lòng đường, lề đường. Mọi tổ chức, cá nhân trong trường hợp cần thiết phải sử dụng tạm thời lòng đường, lề đường đều phải xin phép cơ quan có thẩm quyền (quy định tại điều 4) và phải nộp lệ phí sử dụng. Điều 3.- Tổ chức, cá nhân, sau khi hết thời hạn đựơc phép sử dụng tạm thời lòng, lề đường, phải tự giải tỏa chướng ngại vật, phải sửa chữa, khôi phục ngay nguyên trạng phần hư hại (nếu có). Điều 4.- Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Giám đốc Sở Giao thông công chánh cấp giấy phép sử dụng tạm thời lòng đường, lề đường để làm rào chắn, phá dỡ, xây dựng, sửa chữa công trình, đào lòng, lề đường để thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật (cấp thoát nước, điện, điện thoại…). - Ủy ban nhân dân Quận, Huyện cấp giấy phép sử dụng tạm thời lề đường để tổ chức một số dịch vụ kinh doanh nhỏ (giữ xe, sửa xe 2 bánh…) tại một số khu vực, tuyến đường theo quy hoạch được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. - Việc cấp giấy phép tạm thời sử dụng lề đường theo qui hoạch được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, phải đảm bảo chừa lại một khoảng cách nhất định dành cho người đi bộ tối thiểu là 1,5m. Nghiêm cấm việc cấp phép sử dụng lề đường đối với lề đường có chiều rộng dưới 1,5m. Lấn chiếm lề đường có thể được hiểu là việc sử dụng lề đường của một số đối tượng nào đo nhằm vào những mục đích khác nhau một cách tự phát, không phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển của Thành phố. 2.1.2. Chân dung người kinh doanh lề đường và đặc điểm kinh doanh của họ Qua một cuộc điều tra phỏng vấn quy mô nhỏ của Viện Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh, cứ 3 người kinh doanh trên lề đường thì có 2 người là phụ nữ và tỉ lệ người ngoài tuổi lao động gần 10% trên tổng số người kinh doanh trên lề đường. đây là những đối tượng khó tìm việc ở những khu vực khác. Về trình độ văn hóa thì có khoảng 30% trình độ cấp 1, 41% cấp 2 và 23% cấp 3, có gần 6% người mù chữ. Về Nhóm 5 Trang 3 ThS. Lê Công Tâm Kinh tế đô thị trình độ chuyên môn thì 92,5% trong số họ hầu như không có tay nghề gì cả, số có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 3,5%.  Nếu xét về nguồn gốc có trên 55% trong số họ sinh ra tại Thành phố (trong đó số người có thời gian cư trú từ 10 năm trở lên thì chiếm 84%).  Về hoàn cảnh gia đình, 65% trong số họ đã có gia đình, 20% độc thân và số còn lại ở tình trạng li dị, ly thân, góa bụa nhưng phải nuôi con cái.  Hơn 90% trẻ em dưới 15 tuổi trong các hộ gia đình kinh doanh lề đường cong đi học. Về sở hữu nhà ở, 65% trong số họ có nhà riêng, khoảng 10% phải đi thuê mướn, số còn lại là ở nhờ. Về chất lượng nhà ở thì 80% ở nhà từ cấp 4 trở lên, số còn lại ở trong những căn nhà tạm bợ. Các loại đồ dùng sinh hoạt trong gia đình như ti vi, cassette, tủ lạnh…đều ở mức thấp hơn mức bình quân chung của Thành phố (theo công bố của Cục Thống Kê Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1996). Theo tiêu thức phân loại của Cục Thống Kê Thành phố, họ có thể xếp vào mức còn khó khăn hoặc tạm ổn. Đa số họ thay đổi công việc khá thường xuyên và địa điểm hành nghề ngay khi chưa có sự can thiệp của nhà nước (do không ổn định công việc, chỗ ở và chịu sự điều tiết của quy luật cung cầu…). Kinh tế lề đường thuộc kinh tế cá thể ở mức thấp nhất. Trong cơ cấu những ngành buôn bán và dịch vụ thì tỷ lệ dịch vụ chỉ khoảng 13%, cong lại là buôn bán đủ các loại mặt hàng, trong đó kinh doanh ăn uống chiếm tỷ lệ khá lớn. Đó là những ngành nghề không đòi hỏi tay nghề cao, gần như “ai làm cũng được”. Thu nhập của người kinh doanh vỉa hè mặc dù không khai báo đầy đủ, cũng cho thấy con số khá cao từ vài năm ba triệu một tháng mà vốn bỏ ra làm ăn không nhiều, các chi phí về thuê mướn lao động phụ giúp, mặt bằng, thuế, lệ phí…hầu như không đáng kể. Nếu so sánh với mức thu nhập bình quân chung của doanh nghiệp dịch vụ và tư nhân, cá thể ở Thành phố cùng nhóm hàng thì chênh lệch không lớn, chỉ kém khoảng 10%. Hơn thế nữa, phần lớn trong số họ đều mong muốn tiếp tục làm ăn ở lề dườngdưới sự sắp xếp hợp tình hợp lí của chính quyền. Những thay đổi một công việc gì khác đối với họ đều chưa có gì rõ rang. Họ có thể suy nghĩ một hướng khác cho mình vì những hạn chế về vốn và trình độ. Phần lớn những người buôn bán ở lề đường với những mặt hàng thông thường như rau củ, trái cây, cơm bình dân, bánh mì…dọc theo những con đường thường tập trung trước các cổng bệnh viện, trường học, gần chợ, khu tập thể sinh viên, công nhân trong các công ty xí nghiệp, nơi có nhiều lao động nghèo hay những nơi có nhiều Nhóm 5 Trang 4 ThS. Lê Công Tâm Kinh tế đô thị người qua lại…,phần lớn họ là dân góp từ tứ xứ lên Thành phố lập nghiệp, buôn bán nhỏ với đồng vốn ít ỏi và thường kiếm đồng lời để trang trải cuộc sống hàng ngày. Họ tụ tập thành nhóm đông người để lập ra một cái chợ buôn bán (gọi là chợ tự phát) để tìm kiếm nguồn thu chủ yếu cho mình và gia đình. Chính vì vậy, khi các đơn vị chức năng vận động, dẹp bỏ các chợ… thì họ lảng tránh đi một nơi khác. Đến khi không có mặt lực lượng chức năng, mọi chuyện trở lại như cũ. Trước hết, vì giá các mặt hàng phải chăng, dễ lựa chọn, phù hợp với túi tiền và lối sinh hoạt, tiết kiệm thời gian của công nhân. Tôi bắt gặp rất nhiều người bán trái cây dưới lòng đường dọc theo con đường Nguyễn Văn Cừ trước trường Khoa học tự nhiên cho đến khu Nowzon, họ đều là đồng hương của nhau từ một vùng quê nắng gió nghèo khó ở miền Trung. Theo Ông Lê Hoàng Hà, Phó Chủ tịch UBND quận Gò Vấp chia sẻ: Quận Gò Vấp có khoảng 50% dân số là người nhập cư. Đại đa số những người này không có việc làm ổn định nên đều “bám” lấy vỉa hè, lòng lề đường để mưu sinh. Giống như quận Gò Vấp, quận 2 cũng có rất nhiều dân nhập cư. Phần lớn trong số họ không tham gia sinh hoạt với địa phương nên không nắm được chủ trương của quận, của Thành phố. Xử phạt họ vì những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, họ sẵn sàng chuyển chỗ ở, qua nơi khác kinh doanh. Mặc dù các ngành chức năng quận đã nhiều lần nhắc nhở, xử phạt nhưng tình trạng họp chợ tự phát vẫn tiếp diễn. Dẹp chợ tự phát cũng có nghĩa là phải giải quyết công ăn việc làm cho những lao động này. Việc này đòi hỏi phải nhiều cơ quan, ban ngành cùng tham gia giải quyết. Các giải pháp chỉ khả thi khi chúng được thực hiện đồng bộ và cần nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ thực hiện các giải pháp. 2.2. Chính sách của nhà nước về việc lấn chiếm lề đường Mức xử phạt cho hành vi lấn chiếm long lề đường. Theo quy định tại điều 15 Nghị định 34/2010/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 71/2012/NĐ-CP thì: Điều 15. Xử phạt cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3 và Điểm e Khoản 4 Điều này; Nhóm 5 Trang 5 ThS. Lê Công Tâm Kinh tế đô thị 2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ vào mục đích canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến an toàn công trình và an toàn giao thông; b) Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông. 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị; b) Dựng lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này; c) Họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa, sửa chữa xe, rửa xe, đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc thực hiện các hoạt động, dịch vụ khác trái phép trên lòng đường đô thị, hè phố gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 4, Điểm c Khoản 5, Điểm a Khoản 6 Điều này; d) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị; b) Tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong hành lang an toàn đường bộ; c) Tự ý gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình đường bộ; d) Sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ làm nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng khác; đ) Dựng lều quán, công trình tạm thời khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ; Nhóm 5 Trang 6 ThS. Lê Công Tâm Kinh tế đô thị e) Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố; g) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05 m 2 đến dưới 10 m2 làm nơi trông, giữ xe. 5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường trong đô thị; b) Trồng cây xanh trên đường phố không đúng quy định; c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m 2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe. 6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe; b) Dựng biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ không được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản; c) Mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính. 7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình kiên cố khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ. 8. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 và Khoản 7 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc phải dỡ bỏ các công trình xây dựng, biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn vật liệu, chất phế thải, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.” Tuy nhiên, nghị định vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều người dân cho rằng công tác tuyên truyền về Nghị định 71 đến người dân còn hạn chế chính vì vậy mới có hiện tượng dù đã được áp dụng song nhiều người vẫn chưa biết đến sự ra đời của Nghị định này. Trong khi đó việc xử phạt còn chưa triệt để, còn gây nhiều mâu thuẫn với người dân, có trường hợp còn gây xô xát giửa người dân và các cơ quan chức năng.Có những trường hợp xử lý tình trạng lấn chiếm lòng lề đường bằng cách rượt đuổi, không cho Nhóm 5 Trang 7 ThS. Lê Công Tâm Kinh tế đô thị phép buôn bán như nhiều địa phương hiện vẫn làm, khó mang lại hiệu quả như mong muốn. Khi lực lượng chức năng vừa đi khỏi hiện trường là người buôn bán lại xuất hiện trở lại. Công tác quản lý còn chưa đồng bộ, dẹp được chỗ này thì lại xuất hiện chỗ khác. Cách nay 3 năm, TPHCM cho phép sử dụng lòng lề đường để thu phí, với chủ trương trên, những người lâu nay có nguồn lợi từ lòng đường, vỉa hè ở TPHCM chắc chắn sẽ hoan nghênh vì sự lấn chiếm này đã được hợp thức hóa. Nghĩa là họ đóng phí thì coi như là sở hữu lòng lề đường đó. Một khi là sở hữu thì họ tìm mọi cách khai thác triệt để quyền sở hữu đó, hơn nữa giá cho thuê hoặc phí quá rẻ thì họ khai thác để có nhiều lợi hơn. Tuy nhiên kết quả đạt được lợi thì ít, còn hại lại nhiều. Ở những tuyến đường có vỉa hè từ 4 mét trở lên, người dân thuê giữ xe và còn tổ chức mua bán làm dịch vụ mọi thứ không khác nào như cái chợ vỉa hè. Từ chủ trương đó đã tạo thêm điều kiện cho những hộ dân mặt tiền đường và những người buôn bán tổ chức kinh doanh trên vỉa hè, lòng đường cũng coi đó là sở hữu của mình. Họ chiếm toàn bộ vỉa hè để mua bán, khách đến ăn uống hoặc mua hàng hóa nào đó để xe dưới lòng đường làm cho đường vốn đã nhỏ, nay bị thu hẹp lại và thường xuyên gây ra ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Các cấp chính quyền địa phương, nhất là phường, xã lâu lâu tổ chức đi kiểm tra thì vỉa hè, lòng đường có thoáng hơn nhưng sau khi không có lực lượng đi kiểm tra thì tình hình lấn chiếm lòng lề đường lại xảy ra. CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH TRẬT TỰ LỀ ĐƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Thực trạng trật tự lề đường tại Thành phố Hồ Chí Minh Trong những năm gần đây tình hình chiếm dụng lề đường khá phổ biến, có nơi trở thành như một chợ trời cho dù công an trật tự nhiều lần giải tỏa song sau đó tình trạng lấn chiếm lề đường vẫn tái phát. Dạo một vòng quanh Thành phố, chỉ một số ít các đại lộ thuộc khu trung tâm như: Lê Lợi, Lê Duẩn, Nguyễn Huệ, Đồng Khởi,... là sạch đẹp, thoáng mát, khách bộ hành có thể thoải mái đi trên các vỉa hè, lề đường để tham quan cảnh đẹp Thành phố; các con đường còn lại, hầu như lề đường đều bị chiếm dụng làm nơi để xe, bày, hàng hóa, buôn bán... chiếm hết lối đi của khách bộ hành. Vỉa hè không chỉ bị hàng hóa, xe cộ lấn chiếm mà góp phần vào đó là cả rác nữa. Nhất là xung quanh các khu vực chợ, hàng tấn rác thải tràn ngập ra đường chờ hốt. Bảng cấm tụ tập buôn bán ở nhiều khu vực hầu như không có tác dụng. Mặc dù tại các Nhóm 5 Trang 8 ThS. Lê Công Tâm Kinh tế đô thị địa phương đã có xe của lực lượng công an, dân phòng phường đi tuần tra, thu gom hàng buôn bán lấn chiếm nhưng hình như vẫn không đủ sức đẩy lùi tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường. Hiện tượng đuổi đầu này chạy đầu kia là chuyện thường ngày, nhất là ở các khu vực lấn chiếm giữa các quận, phường giáp ranh nhau. Việc lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường làm nơi kinh doanh buôn bán thường hay gây ra tình trang kẹt xe. Trước cổng các khu công nghiệp (KCN), công ty, xí nghiệp ở các quận, huyện ngoại thành TP.HCM như: KCN Tân Tạo, Linh Trung, Thủ Đức, lực lượng bán hàng lấn chiếm vỉa hè, lề đường còn xuống tận lòng đường bày bán quần áo, túi xách, rau, thịt,…chiếm hết lối đi của công nhân lức tan ca, công nhân phải tràn ra đường đi, trong khi đó những xe khách, tải, container vẫn chạy với tốc độ chóng mặt, tai nạn giao thông xảy ra là chuyện không thể tránh khỏi được. Nội thành như thế, vùng ven còn lộn xộn hơn. Trên một khu vực rộng lớn kéo dài từ đường Nguyễn Văn Bảo, Nguyễn Văn Nghi đến Dương Quảng Hàm của quận Gò Vấp gần như chỗ nào cũng… họp chợ. Chợ lấn ra gần tới giữa đường. Nhiều người buôn bán ở đây còn đầu tư kệ bán hàng “nghiêm chỉnh” chứ không “dã chiến” như ở khu vực trung tâm. Để cụ thể hơn nữa trong việc khắc họa “bức chân dung sinh động” của vấn đề lấn chiếm vỉa hè, lề đường để buôn bán, chúng ta sẽ cùng khám phá một số địa điểm sau: Từ khoảng 4 giờ cho đến tối, trên các con đường như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Văn Cừ, 3/2, An Dương Vương,...trở nên nhộn nhịp, sôi nổi với kẻ bán người mua. Hàng hóa bày bán trên vỉa hè chủ yếu là hàng “xôn”, các loại quần áo, giày dép, túi xách, thắt lưng, nón, đồ gia dụng... Có những con đường được gọi là phố thời trang nổi tiếng như Nhóm 5 Trang 9 ThS. Lê Công Tâm Kinh tế đô thị Hai Bà trưng, Nguyễn Trãi... với những cửa tiệm chuyên bán quần áo, giày dép thời trang, nhưng cứ chiều đến là lại có thêm vài chục "quầy" hàng lưu động với quần áo, túi xách ngồi ngay trên vỉa hè, trước các cửa tiệm, các shop này bày bán. Hàng quần áo, giày dép, túi xách ở đây có nhiều mẫu mã, kiểu loại, màu sắc rất đẹp, hợp thời trang nhưng lại vừa túi tiền của khách hàng, vì vậy mà lượng khách hàng mua hàng ở “shop vỉa hè” còn đông hơn trong shop chính hiệu. Có thể nói chỗ nào có người mua là nơi đó có người bán nên hầu hết các vỉa hè, lòng lề đường trên địa bàn Thành phố là những địa điểm lý tưởng cho người dân tận dụng lấn chiếm để buôn bán. Nhất là ở xung quanh các chợ, bệnh viện, công ty, xí nghiệp,... Dọc hai bên tuyến đường Phan Xích Long, các biển quảng cáo quán nhậu chen vai sát cánh cùng quán karaoke và quán cà phê. Dân nhậu đến đây tập trung nhiều vào các quán ốc, lẩu vì giá cả phải chăng và vì hầu hết các quán đều mở đến 24 giờ, thậm chí tới sáng hôm sau. Tương tự, “cung đường nhậu” Thành Thái (phường 14 và 15, quận 10) lâu nay trở thành điểm đến lý tưởng của dân nhậu hải sản khi trên đoạn đường chưa đầy 1 km nhưng có đến 6 quán nhậu hoành tráng. Quán ốc T.M có đến hai địa điểm nằm nghênh ngang hai bên đường, chiếm vỉa hè cả trăm mét. Đường Nguyễn Tri Phương, đoạn gần Trường Đại học Kinh tế (quận 10). Nơi đây có dãy quán nhậu P.V, Q.T không chỉ bày bán bên kia đường mà chủ quán còn giành luôn phần vỉa hè phía đối diện phục vụ khách. Bị phản ánh nhiều, lực lượng chức năng cũng đôi lần rảo qua nhưng mọi hoạt động chỉ tạm lắng một lúc để rồi sau đó đâu lại vào đấy. Đoạn đường Hoàng Sa, gần cầu Trần Khánh Dư (phường Tân Định, quận 1) cũng tập trung gần chục quán nhậu san sát nhau. Tối đến, ngã ba đi vào đường Cù Lao bị chiếm dụng làm nơi xếp bàn nhậu, người dân đi xe máy vào đành phải đi đường khác. Nhóm 5 Trang 10 ThS. Lê Công Tâm Kinh tế đô thị Chị Hoàng Thị Mai (ngụ đường Trường Sa, quận Phú Nhuận) lắc đầu ngao ngán: “20 giờ tối hôm trước đã thấy họ nhậu, đến sáng hôm sau ra mở cửa vẫn thấy họ ngồi đó. Hằng ngày, từ 15 giờ trở đi, tuyến đường Nguyễn Trãi (thuộc phường 3 và phường 2, quận 5) trở thành điểm mua sắm quen thuộc của giới trẻ với đủ loại hàng thời trang như nón, dây nịt, mũ bảo hiểm... được bày bán tràn lan trên vỉa hè, tràn xuống cả lòng đường. Người bán thấy khách đến vội lao ra mời chào, khách mua hàng vô tư đậu xe dưới lòng đường bất chấp tiếng còi xe khó chịu của người đi đường. Càng về tối, việc mua bán càng tấp nập. Tương tự, đường Hùng Vương (phường 9, quận 5) phía sau chợ An Đông, vỉa hè quá nhếch nhác khi các mặt hàng đồ cũ như mũ bảo hiểm, điện thoại, giày dép được bày bán kéo dài một đoạn hơn 30m, thỉnh thoảng người bán mệt mỏi trải giấy báo nằm dài trên vỉa hè. Đường Nguyễn Biểu (đoạn chung cư Nguyễn Biểu, phường 1, quận 5), nhiều quán ốc hoạt động huyên náo từ 18 giờ đến rạng sáng hôm sau. Thực khách thoải mái dựng xe lấn chiếm lòng lề đường, còn phục vụ quán vô tư chạy qua chạy lại bưng bê phục vụ khách. Điểm “nóng” trước Bệnh viện Chợ Rẫy trên đường Nguyễn Chí Thanh (một bên là phường 4, quận 11 và một bên là phường 12, quận 5), tình hình cũng không khá hơn, nhất là phía quận 11, người bán hàng rong chiếm hết vỉa hè để bày hàng, cộng thêm khách mua hàng tràn xuống đường khiến đoạn đường luôn bát nháo. Tương tự, vỉa hè đường Phạm Thế Hiển (phường 3, quận 8), các hàng quán như ốc, lẩu…bày biện hoành tráng từ 18 giờ trở đi, hoạt động tấp nập, đặc biệt vào những ngày cuối tuần. Trước cổng Học viện Hành chính Quốc gia, đội quân bán đồ bảo vệ laptop, vỏ điện thoại và những đồ phụ kiện linh tinh khác bao vây kín vỉa hè, lấn xuống cả lòng đường. Đội quân này cũng phủ kín khu vực lòng đường, vỉa hè trước cổng Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học trên đường Sư Vạn Hạnh (quận 10). Vỉa hè đường Sư Vạn Hạnh bị lấn chiếm triệt để hơn ở khu vực trước cửa Bệnh viện Nhân dân 115. Vào buổi tối, khu vực này vô cùng sầm uất với hàng loạt quầy hàng bán nước uống, thức ăn bày kín trên vỉa hè, “đẩy” người đi bộ xuống lòng đường. Điều đáng nói là tuyến đường 3 Tháng 2, Sư Vạn Hạnh đều nằm trong danh sách 10 tuyến đường trọng điểm về trật tự an toàn giao thông năm 2012 của quận 10. Sau 1 năm thực hiện giải quyết tình trạng buôn bán, đỗ xe, giữ xe lấn chiếm lòng đường, vỉa hè thì nay tình trạng này tái diễn. Nhóm 5 Trang 11 ThS. Lê Công Tâm Kinh tế đô thị Còn rất nhiều tuyến đường, địa điểm khác ở khu vực trung tâm Thành phố cũng như vùng ven đều rơi vào tình cảnh nhếch nhác tương tự. 3.2. Kết quả khảo sát nghiên cứu trước về trật tự lề đường tại Thành phố Hồ Chí Minh Theo ước đoán của viên Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005, có khoảng 100.000 đến 120.000 người hoạt động kinh doanh trên lề đường. Ngoài ra có khoảng từ 40.000 đến 50.000 người buôn bán rong xe đẩy. Như vậy, sơ bộ ước tính số người buôn bán ở lề đường và lưu động có thể lên đến 150.000 đến 170.000 người, chiếm gần 10% tổng số lao động của toàn Thành phố. Theo cảnh sát trật tự Thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng vi phạm vi tắc trật tự đô thị diễn ra hầu hết 940 con đường của Thành phố. Thành phố có 3,5 triệu m 2 lề đường. Cho dù lề đường rộng 2m hay 7-8m cũng đều bị lấn chiếm một phần làm nơi sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…tại các quận nội thành, hơn 60 ngàn hộ kinh doanh có nhà mặt đường hầu như đều sử dụng lề đường, khoảng không lề đường để bày hàng hóa, để xe, làm mái che, đặt bảng hiệu, hộp đèn….xung quanh và trước cổng 138 chợ, 718 trường học các cấp, 53 bệnh viện, 36 rạp hát, thạm chí trên mặt cầu, gầm cầu của 225 cây cầu cũng đều bị chiếm dụng làm nơi buôn bán. Có hơn 800 bãi xe 2 bánh, 4 bánh khai thác ở lề đường. kết quả của những nhà nghiên cúu trước đây cho thấy, qua khảo sát 2.470 tụ điểm phức tạp về trật tự công cộng, tại 51 tuyến đường Thành phố cấm buôn bán lưu động, có 1.700 trường hợp bán hàng rong vi phạm quyết định 682/UBND/TP. Tính riêng địa bàn các quận 1,3,4 có 23 ngàn trường hợp vi phạm trật tự đô thị, 1/3 là người các tỉnh khác đến Thành phố lấy lề đường làm “kinh tế vỉa hè” và tại 12 tuyến trung tâm Thành phố: Nguyên Huệ, Lê Lợi, Cách Mạng tháng tám…có 1900 trường hợp thường xuyên vi phạm trật tự lề đường. Đáng chú ý, có nhiều cơ quan, đơn vị cho dựng kiốt để cho thuê kinh doanh, hoặc đục tường, trổ cửa mở cửa hàng, cửa hiệu tùy tiện, làm bồn xăng sai quy định (đường Nguyễn Văn Cừ, An Dương Vương, Lý Thường Kiệt có 58 trường hợp đục tường trổ cửa). Thành phố có 514 cây xăng, thì có 254 cây xăng đặt bồn bơm xăng sát mép đường. Tương ứng với hàng ngàn hộ kinh doanh là hàng ngàn mái che, biển hiệu, hộp đèn ngổn ngang chiếm khoảng không lề đường. 3.3. Nguyên nhân của tình hình lấn chiếm lề đường Tình hình lấn chiếm lề đường là do những nguyên nhân cơ bản sau: a) Kinh tế lề đường là một tồn tại lịch sử Nhóm 5 Trang 12 ThS. Lê Công Tâm Kinh tế đô thị Buôn bán, làm dịch vụ ở lề đường (vỉa hè) là một thực tế khách quan tồn tại từ lâu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Ngay từ lúc Sài Gòn được hình thành như một đô thị, trên lề đường ở Thành phố đã xuất hiện các dịch vụ kinh doanh. Trong thời kỳ chiến tranh, nhiều người dân nông thôn bị dồn lên Thành phố, với tay nghề kém cỏi và ít vốn, họ đã làm dịch vụ. Kinh doanh trên lề đường để kiếm sống. Sau giải phóng, những cuộc biến đổi kinh doanh xã hội cũng đã chia một bộ phận lao động không thích hợp với cấu trúc mới (với thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa), bổ sung vào khu vực lề đường, mà lúc đó biểu hiện rõ nhất là các chợ trời. những năm gần đây, ảnh hưởng của chính sách đổi mới, nhiều ngành nghề phát triển, nhiều sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực, một số lượng lớn dân từ nơi khác về nhập cư Thành phố cũng đã góp phần phát triển dần lên, cho đến nay thì kinh tế lề đường chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Thành phố. b) Tình hình mất cân đối giữa cung và cầu nguồn nhân lực Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước cho nên Thành phố đã thu hút những nguồn lao động nhập cư từ nơi khác đến. Tuy các cơ sở quốc doanh, tư nhân, các khu công nghiệp, khu chế xuất đã giải quyết được một số lượng lao động lớn song vẫn còn đông người chưa có việc làm. Đối với những người không có đủ vốn để có một chỗ làm ăn ổn định, những người thất nghiệp, già yếu, một số người nghỉ hưu…họ phải ra lề đường làm kinh doanh dịch vụ để kiếm sống hoặc làm tăng thu nhập cho gia đình. c) Sự tiện lợi trong mua bán ở lề đường Sau ngày miền nam giải phóng, mật độ dân số tăng nhanh, hệ thống xe buýt công cộng xuống cấp và giảm nhanh, các xe đạp, xe gắn máy ngày càng phát triển. người dân đô thị ngày nay với phương tiện xe gắn máy chủ yếu ngoài việc dùng nó để đến nơi làm việc, còn dùng để mua sắm những vật dụng thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày và giải quyết các dịch vụ ăn uống, sủa chữa, mua sắm. Buôn bán ở lề đường còn là dạng mua bán nhỏ lẻ, hoạt động gần như suốt ngày, rất tiện lợi cho nhu cầu của người dân. Sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ, thể hiện qua các việc chú ý đến các nhu cầu vụn vặt của đời sống hằng ngày đã tạo điều kiện cho người tiêu dùng. Về phía người bán, làm dịch vụ thì lề đường là môi trường thuận lợi không phải thuê mướn, không phải chịu các loại thuế, phí và có được một thị trường người tiêu dùng rộng lớn. Mặt khác, thói quen ăn uống, mua bán, sinh hoạt trên vỉa hè còn tồn tại trong nếp nghĩ của phần lớn người dân. Nhóm 5 Trang 13 ThS. Lê Công Tâm Kinh tế đô thị d) Quy hoạch đô thị chưa thực hiện tốt Thành phố hồ Chí Minh có lịch sử hình thành từ hàng trăm năm trước, đi từ một đô thị nhỏ lớn dần lên, kết nối với các trung tâm khác là Chợ Lớn và Gia Định. Do vậy, tính tự phát trong việc phát triển các phân khu chức năng như trung tâm thương mại, khu dân cư, khu sản xuất…là rất rõ. Những năm gần đây Thành phố có chủ trương phát triển nhiều trung tâm để phân tán mức độ tập trung. Cấp quận chưa đủ sức hình thành các khu mua bán lớn nên lại bị phân tán theo các trục đường và các lề đường. Quy hoạch khu hành chánh, trường học, chợ, cửa hàng…không theo khu vực mà phân tán theo mặt tiền đường cho nên làm việc gì người dân cũng phải “xuống đường”. e) Sự bất cập trong công tác quản lí nhà nước Trong một thời gian dài, chúng ta buông lơi việc quản lí lề đường. Việc thực hiện Nghị định 36/CP của Chính phủ và Chỉ thị 50 của Ủy ban Nhân dân Thành phố cho thấy những kết quả đạt được còn thấp. Trong quản lí lề đường thiếu sự thống nhất giữa các cấp các cơ quan có liên quan, thiếu sựu chỉ đạo thống nhất và thường xuyên. Ví dụ: có những điểm cảnh sát trật tự thành phó dẹp các hộ kinh doanh lề đường song họ lại đóng thuế hoa chi, đóng góp cho một số quỹ của phường nên được phường cho phép hoặc làm ngơ cho kinh doanh buôn bán. Một số cơ quan, đơn vị kinh tế, kinh doanh thuê người bán sản phẩm tràn ra đường (nón, quần áo, giàu dép, tủ thuốc lá…) gây mất trật tự hoặc không có chỗ để xe, người đến làm việc phải để xe ngoài đường…mức phạt để xe ở lề đường thấp hơn nhiều so với thuê mặt bằng để xe cho nên chủ sẵn sàng đóng tiền phạt để tồn tại. Việc thành lập lực lượng trật tự đô thị ở địa phương quận huyện châm được triển khai, một số nơi thành lập được nhưng họat động chưa mạnh, chưa chỉ đạo chặt chẽ để thực hiện nhiệm vụ giải quyết trật tự lề đường và duy trì ổn định ngay ở địa bàn phường, quận. Tình trạng vi phạm lấn chiếm lòng lề đường vẫn còn lặp đi lặp lại phức tạp, giải tỏa chưa thực sự đi liền với sắp xếp lại, do đó chưa có nề nếp và duy trì chưa vững chắc. Công tác giải tỏa và xử lí vi phạm trật tự lề đường chủ yếu do Cảnh sát trật tự làm trong khi quân số thiếu nhiều, không đủ sức đảm đương trật tự trên địa bàn rộng. Tình hình dân nhập cư vào Thành phố ngày một tăng cao, công tác quản lí người nhập cư chưa chặt chẽ. Do đó, xử lí vi phạm hành chính với số này rất khó khăn, xử lí, giải tỏa ngừơi này xong, người mới từ nơi khác đến lấn chiếm. Nhóm 5 Trang 14 ThS. Lê Công Tâm Kinh tế đô thị Tuy công tác tuyên truyền vận động đã được các cấp, các ngành quan tâm tổ chức thực hiện, song chưa được thường xuyên liên tục, sự phối hợp các ngành, các cấp chưa đồng bộ, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp và chưa phát huy được báo đài và lĩnh vực tuyên truyền giáo dục về trật tự đô thị. Vẫn còn tình trạng khi có lực lượng tuần tra kiểm soát đến thì việc chấp hành tương đối nghiêm nhưng khi lực lượng này đi qua họ lại tiếp tục lấn chiếm buôn bán nhất là vào giờ chiều và tối. Tại nhiều địa bàn, do việc kiểm tra mang tính chiếu lệ, qua loa, không thường xuyên, khiến một số người dân "lấn tới" lấn chiếm vỉa hè. Khi được hỏi về vấn đề này, nhiều lãnh đạo phường phàn nàn rằng, lập lại trật tự vỉa hè gặp nhiều khó khăn, bất cập, phức tạp nên cấp phường không giải quyết được...Sự thiếu ý thức của người dân và buông lỏng quản lý của chính quyền các cấp dẫn đến tình trạng vỉa hè bị chiếm dụng không còn chỗ cho người đi bộ. Không những thế, việc buông lỏng quản lý khiến vỉa hè bị "chia lô", biến thành chợ ẩm thực, quán giải khát, "đại siêu thị"….Trách nhiệm thuộc về các quận, phường (dù đã được phân cấp quản lý vỉa hè). Nguyên nhân chủ yếu là do chủ tịch phường ngại khó, ngại va chạm với dân. Nhiều chủ tịch phường không biết sắp xếp như thế nào khi có tới 3 - 4 hộ dân sống trong ngõ và mặt phố đều muốn kinh doanh hàng ăn trên vài mét vuông vỉa hè. Một vấn đề đặt ra là, nếu sắp xếp vỉa hè cho các hộ bán hàng ăn, uống thì có sắp xếp cho các hộ kinh doanh mặt hàng khác không? Cũng có phường cho rằng, việc sắp xếp hàng ăn, uống trên vỉa hè không quá khó nhưng việc quản lý rất nan giải, trong khi các chế tài xử lý đều thiếu...Những tồn tại trên là do sự quản lý lỏng lẻo, kiểm tra, xử lý thiếu kiên quyết của các phường. Ban ngày, vỉa hè bị các điểm trông xe, bán hàng ăn xé nát. Ban đêm, vỉa hè biến thành nơi bán hàng, để xe đến 2, 3h sáng. f) Ý thức của một bộ phận người dân còn nặng nề lợi nhuận, xem nhẹ luật pháp Có người sau khi không sử dụng mặt bằng lề đường nữa, họ cho người khác thuê lại xem lề đường là sở hữu của riêng họ. Do đó, ý thức chấp hành trật tự lòng lề đường của một sô ngừoi dân và mộ số cán bộ nhân viên còn thấp. Họ luôn chạy theo lợi nhuận bất chấp đem lại những khó khăn, bất tiện cho người khác. Ngoài ra, trên thực tế, nhiều hộ dân sống tại mặt đường, mặt phố cho rằng vỉa hè là tài sản riêng của gia đình mình. Do đó, họ ngang nhiên để xe, bày hàng bán chiếm hết vỉa hè nên không còn diện tích sắp xếp cho các hộ khác... Không chỉ vậy, những giờ cao điểm, ở các ngã tư, những người đi xe gắn máy còn chạy lên cả lề đường, lấn vạch phân ranh luồng chạy ngược chiều để qua mặt những ngừoi đến trước đang chờ đèn xanh gây nên cảnh mất trật tự, ùn tắc giao thông. Nhóm 5 Trang 15 ThS. Lê Công Tâm Kinh tế đô thị CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LẤN CHIẾM LỀ ĐƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 4.1. Giải pháp Thực hiện Nghị định 36/CP, sự chỉ đạo của Thành ủy, Uỷ ban Nhân dân Thành phố và công an Thành phố, Cảnh sát trật tự đã giải quyết lấn chiếm lề đường với các biện pháp sau: a) Khảo sát, lập kế hoạch. Lực lượng Cảnh sát trật tự đã xác định được 224 tuyến trọng điểm (cấp Thành phố có 22 tuyến trọng điểm), bao gồm:  Các tuyến ở khu vực trung tâm Thành phố (Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hàm Nghi).  Các tuyến cửa ngõ Thành phố (Điện Biên Phủ, Hùng Vương, Cách Mạng Tháng Tám, Nguyễn Thiện Thuật…).  Các tuyến liên quận, các tuyến trung tâm có các cơ quan chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quận huyện.  Xác định 1.200 tụ điểm ở các địa bàn công cộng (bến xe, nhà ga, chợ, trường học…) Ban chỉ đạo giải tỏa được thành lập, có 9 ngành chức năng phối hợp giải quyết (tùy tuyến đường: có tuyến do Cấp quận chủ trì, có tuyến, tụ điểm ít phức tạp thì do Cấp phường chủ trì). Ban chỉ đạo cấp quận (hoặc phường) phân công rành mạch từng phần việc cho mỗi ngành:  Ngành giao thông công chánh: xem xét việc sử dụng lề đường theo giấy phép.  Ngành thương mại: xem xét giấy phép kinh doanh.  Văn hóa thông tin: tuyên truyền, xem xét pano, biển hiệu.  Công an: đôn đốc, giám sát, và xử lý vi phạm.  Kiểm soát quân sự: xử lý xe quân sự vi phạm.  Tổ dân phố, Đoàn Thanh Niên, Hội Phụ nữ: vận động, giáo dục, thuyết phục… b) Công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục. Đây là tiền đề quan trọng. Về phương pháp luận, làm được bước này, chính là chúng ta đang xây nhà từ móng. Bởi ý thức quyết định hành vi. Trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ, nhất là đối tượng học sinh, sinh viên. Nhóm 5 Trang 16 ThS. Lê Công Tâm Kinh tế đô thị Phòng Cảnh sát trật tự đã phối hợp bàn bạc với 13 cơ quan chủ quản của các chợ, bến xe, bệnh viện, trường học, công viên, rạp hát về biện pháp sắp xếp, giữ gìn trật tự xung quanh khu vực địa bàn của các cơ quan nói trên để đảm bảo sạch đẹp, thông thoáng, không ùn tắc giao thông. Phòng Cảnh sát trật tự đã trực tiếp phát 5000 tấn bản đồ hướng dẫn quy định tuyến đường hạn chế lưu thông và cấm dừng đậu xe 3 bánh, xe đẩy bán hàng rong, phát 1800 bản cho các hộ kinh doanh có mặt tiền cam kết không lấn chiếm lòng lề đường, thông báo mời 208 trường hợp buôn bán, lập bãi giữ xe vi phạm nhiều lần đến cơ quan để giải thích và yêu cầu cam kết tự sắp xếp, không vi phạm. Kiểm tra và vận động 90 điểm quán ăn uống giải khát không bán quá giờ quy định. Lực lượng cảnh sát giao thông, trật tự công cộng quận, huyện tổ chức phối hợp với các ngành, cơ quan chức năng và đoàn thể như: văn hóa thông tin, công an phường, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Nhà trường, khu phố, tổ dân phố… tuyên truyền vận động bằng các hình thức: sử dụng xe loa, tổ chức các buổi tập huấn, thi tìm hiểu về luật lệ giao thông, quy tắc giữ gìn trật tự công cộng, họp tổ dân phố, kẻ vẽ áp phích, khẩu hiệu bướm… để tuyên truyền, vận động hướng dẫn nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản nghị định của Chính phủ và tham gia công tác giữ gìn trật tự giao thông, trật tự lề đường. Nhiều đơn vị đã tích cực làm tốt như: quận 1, 3, 5, 6, 8, Tân Bình, Phú Nhuận, Nhà Bè, Càn Giờ, Củ Chi nên kết quả đạt khá. Qua tuyên truyền, ý thức chấp hành pháp luật của người dân đã được nâng dần lên. Nhiều người dân cũng tỏ rỏ thái độ, quan điểm đấu tranh với những hành vi vi phạm bằng cách viết đơn phản ánh lền báo đài và cơ quan chức năng để các tổ chức này có biện pháp giải quyết. Tuy vậy, công tác tuyên truyền chưa thực hiện thường xuyên, có lúc còn mang nặng hình thức, chưa có sức giáo dục, thuyết phục. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng còn ít cả về số lượng, thời lượng, chưa nâng cao chất lượng nên tác dụng chưa mạnh. c) Kiểm tra xử lý Sau khi đã tuyên truyền, vận động, các lực lượng đồng loạt ra quân lập lại trật tự lòng lề đường, đã hướng dẫn nhân dân giải tỏa 4.970 ki-ốt, 16.700 mái che, 8.500 bảng hiệu quảng cáo, hộp đèn, 12.000 quầy sạp, lều quán, sắp xếp lại 500 bĩa xe, giải tỏa hơn 200 điểm tập kết rác, ổn định trật tự ở cổng 138 chợ, giải tỏa hết số buôn bán lấn chiếm hành lang an toàn của hơn 200 gầm cầu, giải tỏa 55 tụ điểm ở cổng bệnh viện, trường học, giải tỏa 136 chợ tạm, chợ cóc, phạt 320.000 vụ, tịch thu 84.000 đồ vật các Nhóm 5 Trang 17 ThS. Lê Công Tâm Kinh tế đô thị loại. Lập thêm 30 “chợ tạm” chuyển gần 2000 trường học buôn bán tạm; hầu hết 60.000 hộ có nhà mặt tiền đường đã để hàng hóa vào trong nhà. Giải quyết vi phạm trật tự đô thị ở cổng trường học: hành vi vi phạm chủ yếu là buôn bán vặt ( ăn uống, giải khát, sách, báo), tụ tập đưa rước học sinh gây ùn tắc giao thông ở cổng trường. Lực lượng cảnh sát trật tự trực tiếp làm việc với ban giám hiệu các trường, xây dựng phong trào “cổng trường sạch đẹp, an toàn” với các chỉ tiêu: + Không cho lập bãi xe ở lề đường. + Mở cổng để phụ huynh vào sân, hướng dẫn để xe vào hẻm chờ đón học sinh. + Học sinh ăn uống, mua, bán ở cổng trường sẽ bị trừ điểm thi đua. + Tổ chức cho học sinh ra về lệch giờ. + Mở thêm cổng phụ ( nếu có điều kiện). + Phối hợp công an, tổ cờ đỏ, dân phòng hướng dẫn phụ huynh đậu xe đúng quy định. Một số trường học đã thực hiện tốt: Lê Qúy Đôn, Lê Lợi, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong… Đối với các địa bàn công cộng khác như: bến xe, chợ, công viên… lực lượng cảnh sát trật tự đều thống nhất với Ban quản lý địa bàn công cộng, sắp xếp, quy định các trường họp kinh doanh, buôn bán, quản lý, nắm chắc số dịch vụ “ xe ôm”, kinh doanh đứng công năng trong công viên, góp nhiều ý kiến cho ban quản lý đề ra nội quy phù hợp với với đặc thù của địa bàn công cộng. 4.2. Kiến nghị của nhóm - Thành lập một ban chuyên trách về an toản giao thông bao gồm cả lề đường, bảng hiệu giao thông, đèn …Nhân viên của ban này sẽ tuần tra thường xuyên các khu vực và xử lý các vi phạm an toàn giao thông như lấn chiếm lề đường, đào đường không phép tạo những cái bẫy... - Cần quy định cụ thể trách nhiệm từng ngành để đảm bảo trật tự lòng lề đường. Trong thời gian vừa qua các giải pháp để lập lại trật tự lòng lề đường đã được đưa ra rất nhiều - từ cấp Thành phố đến quận, huyện, các sở ngành – thế nhưng hiệu quả vẫn chưa cao, vì chưa quy định được trách nhiệm cụ thể của từng ngành do vậy, khi từng đợt các lực lượng, các ban ngành phối hợp triển khai xử lý xong việc lấn chiếm lòng lề đường vỉa hè để buôn bán, thì sau đó vẫn tiếp tục tài diễn và không ai chịu trách nhiệm. Chúng ta biết muốn cử lý vấn đề này đòi Nhóm 5 Trang 18 ThS. Lê Công Tâm Kinh tế đô thị hỏi các ngành phải có đầy đủ thẩm quyền, chức năng có thể xử phạt ngay nếu các hộ gia đình, cá nhân hoặc tổ chức cố tình vi phạm luật, để thực hiện điều đó phải là cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, Thanh tra xây dựng, nhưng hiện nay cấp quận, huyện ,thị xã, các phòng ban chức năng không có Thanh tra chuyên ngành giao thông, xây dựng, mà chỉ có trên sở chuyên ngành cấp tỉnh, Thành phố như Sở xây dựng, Sở Giao thông vận tải, dây chính là việc thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước cấp quận, huyện. Vì vậy các ngành chức năng phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi nhiệm vụ đã được phân công rạch ròi. Cụ thể: Phần lòng đường là trách nhiệm của cảnh sát giao thông xử lý các loại xe, phương tiện đậu đổ những nơi không cho phép lấn chiếm lòng đường; phần lề đường là trách nhiệm của thanh tra giao thông cử lý các hộ gia đình, cá nhân hay tổ chức vi phạm trong buôn bán, làm nơi bãi đậu xe trên lỏng đường vải hè; lãnh vực xây dựng trách nhiệm vủa Thanh tra xây dựng, Điện lực xử lý các hộ gia đình, cá nhân hay tổ chứa sây dựng nhà ở vật kiến trúc không có giấy phép xây dựng, vi phạm hành lang an toan đường bộ, đường điện, Còn đối với các tuyến đường quốc lộ trong cả nước do Bộ giao thông vận tải trực tiếp quản lý thì trách nhiệm chính lả thanh tra giao thông trực thuộc Khu quản lý đường bộ, Tổng cục đường bộ Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông và chính quyền các dịa phương trong vấn đề xử lý vi phạm lấn chiếm lòng lề đường và xây dựng trái phép… - Phạt nặng về hành chánh với những người vi phạm lần 1. - Đối với những người vi phạm lần thứ 2, phạt nặng, tịch thu giấy phép buôn bán của căn nhà đó trong thời hạn 6 tháng hay 1 năm (tức là căn nhà đó sẽ không được sử dụng mặt tiền cho dù ai đứng tên kinh doanh). Vi phạm lệnh cấm kinh doanh sẽ bị tịch thu tất cả hàng hóa, phương tiện sử dụng kinh doanh. - Mỗi địa phương nên qui định những điểm bán cố định cho người dân. Việc xác định vị trí những điểm này phải thực hiện trên cơ sở nghiên cứu, rà soát lại tình hình buôn bán của người dân và hoạt động giao thông vận thải trong khu vực. Không nên đưc ra những vị trí buôn bán không thuận lợi vì như thế người dân sẽ không vào buôn bán. Thế nhưng, cũng không dễ dãi để ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn giao thông. Một khi đã xác định được những điểm có thể kinh doanh, ngành chức năng nên công khai cho người dân biết. Đa số người dân buôn bán hàng rong đều là người nghèo, do đó, trước mắt không nên thu bất cứ 1 khoản phí nào đối với người vào buôn bán. Nhóm 5 Trang 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng