Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường trần hưng đạo thà...

Tài liệu Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường trần hưng đạo thành phố hạ long quảng ninh (tt)

.PDF
25
178
58

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- LƯU THẾ ĐẠT GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO - THÀNH PHỐ HẠ LONG - QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ HÀ NỘI - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- LƯU THẾ ĐẠT KHÓA 2016-2018, LỚP CH16Q GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO - THÀNH PHỐ HẠ LONG - QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ MÃ SỐ: 60.58.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.KTS ĐỖ TÚ LAN TS.KTS PHẠM THANH HUY HÀ NỘI – 2018 LỜI CÁM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn Khoa Sau đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cùng các thầy cô giáo là giảng viên của khoa đã dảng dạy, giúp tác giả tiếp thu những kiến thức sâu rộng chuyên ngành Quy hoạch vùng và đô thị trong thời gian học tập tại trường để hoàn thành tốt khóa học và luận văn Thạc sỹ. Đặc biệt với lòng kính trọng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo PGS.TS.KTS. Đỗ Tú Lan và thầy giáo TS.KTS. Phạm Thanh Huy đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền thụ những kinh nghiệm, những phương pháp khoa học quý báu để tác giả nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Cuối cùng tác giả xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện và động viên trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian nghiên cứu luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan nội dung trong luận văn “tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Hưng Đạo – TP Hạ Long – Quảng Ninh” này là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả dưới sự hướng dẫn của cô PSG.TS.KTS Đỗ Tú Lan và thầy TS.KTS Phạm Thanh Huy, không sao chép và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu, luận văn, luận án và các tài liệu khoa học đã được công bố trước đây. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lưu Thế Đạt MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 * Lý do chọn đề tài................................................................................................. 1 * Mục đích nghiên cứu. ......................................................................................... 2 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ..................................................................... 2 * Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................. 3 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. .......................................................... 3 * Cấu trúc luận văn. .............................................................................................. 3 B. NỘI DUNG ........................................................................................................ 5 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO – THÀNH PHỐ HẠ LONG – QUẢNG NINH....................................................................................................... 5 1.1 Khái quát tuyến đường Trần Hưng Đạo. ....................................................... 5 1.1.1. Giới thiệu chung. ................................................................................... 5 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.......................................................... 7 1.1.3. Điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa trong khu vực nghiên cứu. .............. 9 1.2. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan hai bên tuyến đường Trần Hưng Đạo. ............................................................................................................ 11 1.2.1. Thưc trạng về cảnh quan đô thị. ........................................................... 11 1.2.2. Thực trạng về kiến trúc công trình. ...................................................... 13 1.2.3 Thực trạng về sử dụng đất, chức năng các công trình, mật độ xây dựng, không gian, tuyến và điểm nhìn trên tuyến đường Trần Hưng Đạo. ............... 18 1.2.4 Thực trạng về các không gian công cộng, không gian cây xanh trên tuyến đường. ........................................................................................................... 22 1.2.5 Thực trạng hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật và các trang thiết bị tiện ích đô thị trên tuyến đường. .................................................................... 25 1.3. Đánh giá chung và các vấn đề cần giải quyết. ............................................. 29 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO - THÀNH PHỐ HẠ LONG - QUẢNG NINH. ..................................................................................... 32 2.1. Các cơ sở pháp lí. .......................................................................................... 32 2.1.1. Các văn bản pháp lý liên quan. ............................................................ 32 2.1.2. Các quy định của Đồ án Quy hoạch đã được phê duyệt. ...................... 35 2.2..Các cơ sở lý thuyết. ....................................................................................... 36 2.2.1. Cơ sở lý luận về không gian kiến trúc cảnh quan. ................................ 36 2.2.2. Cơ sở lý luận về thiết kế đô thị. ........................................................... 37 2.3. Cơ sở thực tiễn. ............................................................................................. 42 2.3.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường. ....................................................... 42 2.3.2. Điều kiện kinh tế. ................................................................................ 43 2.3.3. Yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội. ......................................................... 43 2.3.4. Các định hướng quy hoạch và dự án xây dựng có tác động đến tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường................................................. 46 2.3.5. Vai trò của cộng đồng. ......................................................................... 49 2.4. Các bài học kinh nghiệm trên thế giới và Việt Nam. .................................. 51 2.4.1. Kinh nghiệm trên thế giới. ................................................................... 51 2.4.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam. .................................................................. 57 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO - THÀNH PHỐ HẠ LONG QUẢNG NINH..................................................................................................... 61 3.1. Quan điểm, mục tiêu tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Hưng Đạo.................................................................................................... 61 3.1.1. Quan điểm. ......................................................................................... 61 3.1.2. Mục tiêu. ............................................................................................ 61 3.2.Nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Hưng Đạo. ............................................................................................................ 63 3.3.Các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Hưng Đạo. ............................................................................................................ 64 3.3.1. Phân vùng không gian cảnh quan......................................................... 64 3.3.2. Giải pháp tổ chức không gian điểm nhấn. ............................................ 68 3.3.3. Giải pháp công trình kiến trúc. ............................................................ 69 3.3.4. Giải pháp chiều cao công trình. ........................................................... 72 3.3.5. Giải pháp tổ chức không gian các nút giao thông, hướng nhìn, điểm nhìn ...................................................................................................................... 78 3.3.6. Giải pháp tổ chức không gian mở, cây xanh. ....................................... 80 3.3.7. Giải pháp tổ chức giao thông. .............................................................. 83 3.3.8. Giải pháp tổ chức chiếu sáng ............................................................... 85 3.3.9. Giải pháp tổ chức các trang thiết bị, kỹ thuật đô thị. ............................ 89 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 94 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 94 KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 95 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 96 E. PHỤ LỤC ...................................................................................................... 100 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. TP : Thành phố. 2. PCCC : Phòng cháy chữa cháy. 3. QL : Quốc lộ. 4. UBND : Uỷ ban nhân dân 5. KTCQ : Kiến trúc cảnh quan 6. TM – DV: Thương mại, dịch vụ 7. TXLNT : Trạm xử lý nước thải 8. NVS : Nhà vệ sinh 9. ATGT : An toàn giao thông 10.QHC : Quy hoạch chung DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU Chương I Danh mục các hình ảnh, hình vẽ Hình 1.1 Vị trí tuyến đường Trần Hưng Đạo Hình 1.2 Ranh giới khu vực nghiên cứu Hình 1.3 Hình ảnh TP.Hạ Long khi là xã Mẫu Lệ Hình 1.4 Hình ảnh khai thác than và Hòn Gai thời kỳ năm 1983 Hình 1.5 Cầu Bãi Cháy Hình 1.6 Bản đồ tuyến đường QL18A mới Hình 1.7 Hình ảnh thành phố Hạ Long đang đổi mới Hình 1.8 Biều đồ nhiệt độ thành phố Hạ Long Hình 1.9 Lễ hội âm nhạc và chạy bộ Hình 1.10 Hình ảnh một số công trình hiện đại đặc trưng trên tuyến đường Trần Hưng Đạo Hình 1.11 Hình ảnh các công trình do tập đoàn Vingroup xây dựng Hình 1.12 Hình ảnh các công trình nhà ở hiện trạng Hình 1.13 Hình ảnh mặt đứng tuyến đường và minh họa chiều cao công trình Hình 1.14 Hình ảnh minh họa chiều cao, mặt đứng dãy nhà dân Hình 1.15 Bản đồ thực trạng tuổi thọ và độ bền công trình Hình 1.16 Sơ đồ đánh giá hiện trạng và Biểu đồ cơ cấu hiện trạng sử dụng đất phạm vi nghiên cứu Hình 1.17 Sơ đồ vị trí các công trình trên tuyến đường Hình 1.18 Bản đồ thực trạng mật độ xây dựng công trình Hình 1.19 Bản đồ hiện trạng không gian, tuyến và điểm nhìn Hình 1.20 Hai nút giao thông cửa ngõ Hình 1.21 Thực trạng cây xanh trên tuyến đường Hình 1.22 Thực trạng cây xanh trên tuyến đường Hình 1.23 Mặt cắt ngang tuyến đường Trần Hưng Đạo Hình 1.24 Hiện trạng giao thông Hình 1.25 Vỉa hè đường Trần Hưng Đạo không đồng nhất, chất lượng lát kém Hình 1.26 Hình ảnh thực trạng đường Trần Hưng Đạo được đổ bê tông Hình 1.27 Hình ảnh thực trạng đèn đường trên tuyến đường Trần Hưng Đạo Hình 1.28 Hình ảnh chung cư LIDECO HẠ LONG Hình 1.29 Hình ảnh dự án thương mại Goldland Plaza Hạ Long Hình 1.30 Hình ảnh dự án Times Garden Hạ Long Hình 1.31 Hình ảnh cột đồng hồ thành phố Hạ Long Danh mục các bảng biểu Bảng 1.1 Bảng tổng hợp đánh giá chất lượng kiến trúc và xây dựng các công trình trên tuyến đường Bảng 1.2 Bảng thống kê cây xanh trên tuyến đường Chương II Danh mục các hình ảnh, hình vẽ Hình 2.1 Những yếu tố tạo hình ảnh Kenvin Lynch Hình 2.2 Ví dụ về khu vực Hình 2.3 Ví dụ về cạnh biên Hình 2.4 Ví dụ về nút Hình 2.5 Ví dụ về mối liên hệ Hình 2.6 Hình ảnh chung cư LIDECO HẠ LONG Hình 2.7 Hình ảnh dự án trung tâm thương mại. Hình 2.8 Hình ảnh dự án Times Garden Hạ Long. Hình 2.9 Trục chính thành phố Washington Hình 2.10 Hình ảnh đường phố chính PennsylvaniaAve NW Hình 2.11 Chiều cao, khoảng lùi tòa nhà phố Wall Hình 2.12 Mặt bằng thành phố Brasillia và quảng trường Ba Quyền Hình 2.13 Lực Hình 2.14 Công trình thương mại được bố trí trên những tuyến phố trung tâm Hình 2.15 Công trình TM – DV được bố trí ở những góc ngã tư của tuyến phố Hình 2.16 Phương án đoạt giải nhất của công ty Defrain Souquer DesoAssocies – Pháp (DESO) Danh mục bảng biểu Bảng 2.1: Thống kê khảo sát ý kiến người dân về môi trường sống trên tuyến Bảng 2.2: Tổng hợp số phiếu trên 3 nhóm đối tượng khảo sát Bảng 2.3: Biểu đồ khảo sát ý kiến người dân Bảng 2.4: Biểu đồ khảo sát ý kiến người dân về giao thông liên kết giữa các khu chức năng Chương III Danh mục các hình ảnh, hình vẽ Hình 3.1: Phân đoạn tuyến đường Trần Hưng Đạo Hình 3.2: Công trình điểm nhấn triên tuyến đường Trần Hưng Đạo Hình 3.3: Sơ đồ minh họa giải pháp khoảng lùi công trình cao tầng. Hình 3.4: Sơ đồ vị trí dãy nhà lô phố chỉnh trang. Hình 3.5: giải pháp đề xu cải tạo mặt đứng công trình. Hình 3.6: giải pháp đề xu cải tạo mặt đứng ngân hàng Agribank. Hình 3.7: Minh họa mặt đứng thiết kế một đoạn tuyến phố Hình 3.8: Giải pháp đề xuất màu sắc Hình 3.9:Nút giao thông quan trọng kết nối các tuyến phố Hình 3.10:Nút giao thông ngã năm cột Đồng Hồ. Hình 3.11 :Nút giao thông ngã tư Long Toong. Hình 3.12 :Giải pháp trồng cây tại các khu vực trống. Hình 3.13: Các loại cây thấp tầng sử dụng trong khu vực Hình 3.14 : Sơ đồ hệ thống bến xe bus trên tuyến đường Trần Hưng Đạo. Hình 3.15 : Mặt bằng thiết kế và hình minh họa điểm chờ xe bus Hình 3.16: Hệ thống lối qua đường cho người đi bộ trên tuyến đường Trần Hưng Đạo. Hình 3.17: hình ảnh mình họa lối đi bộ qua đường Trần Hưng Đạo. Hình 3.18 : Minh họa thiết bị điện chiếu sang đường và công trình Hình 3.19 : Minh họa thiết bị điện chiếu sang đường và công trình Hình 3.20 : Hình ảnh trước và sau cải tạo Hình 3.21 : Thiết bị đô thị - thùng rác Hình 3.22 : Bố trí tiện ích đô thị ghế ngồi Hình 3.23 : Các dạng mái che Danh mục bảng biểu Bảng 3.1: Bảng đề xuất khoảng lùi, chiều cao tầng trên tuyến phố 1 A. MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài. - Thành phố Hạ Long nằm trong dải hành lang biển của Vịnh Bắc Bộ và tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với lợi thế về phát triển du lịch kinh tế biển, khoáng sản và hệ thống giao thông thuận tiện. Hạ Long sẽ là điểm phát triển kính tế lớn trong chuỗi đô thị vùng duyên Hải Bắc Bộ của Việt Nam. - Theo quy hoạch chung xây dựng thành phố Hạ Long đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định tuyến đường Trần Hưng Đạo là trục giao thông hết sức quan trọng về giao thông đối ngoại và phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hạ Long. Tuyến đường trần Hưng Đạo hiện tại đang có tốc độ đô thị hóa rất cao, nhiều dự án đã và đang được đầu tư xây dựng, trong tương lai sẽ hình thành một trục cảnh quan tầm cỡ trở thành một trong những trục đường sầm uất và năng động nhất thành phố Hạ Long, đòi hỏi phải kiểm soát chặt chẽ không gian kiến trúc đô thị, đồng thời khớp nối đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật với khu vực xung quanh. Vì vậy để quản lý và kiểm soát về kiến trúc cảnh quan công trình xây dựng hai bên trục đường, các không gian cây xanh, công viên văn hóa công cộng, và quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, giao thông,tại tuyến đường thì việc lập đồ án thiết kế đô thị cho tuyến đường Trần Hưng Đạo là cần thiết, nhằm góp phần xây dựng và phát triển đô thị hiện đại, có bản sắc, nâng cao chất lượng không gian kiến trúc, cảnh quan. - Chính vì vậy, luận văn chọn đề tài nghiên cứu “Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Hưng Đạo – TP Hạ Long – Quảng Ninh ” nhằm đưa ra được giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan phù hợp với những yêu cầu của thành phố đặt ra, khai thác tốt các chức năng và hiện trạng xây dựng trên tuyến đường Trần Hưng Đạo, có kiến trúc cảnh 2 quan hiện đại, khang trang xứng tầm với một tuyến đường kinh tế chính của thành phố trong thời kỳ phát triển mới. * Mục đích nghiên cứu. Đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên tuyến đường Trần Hưng Đạo, tạo dựng tuyến đường có kiến trúc cảnh quan đẹp, hiện đại xứng đáng với sự phát triển của thành phố, góp phần xây dựng hình ảnh đô thị trong tổng thể hình ảnh của TP du lịch Hạ Long. - Trở thành một trong những cơ sở để thu hút đầu tư, phát triển xây dựng tuyến phố bền vững. - Làm cơ sở để quản lý, xây dựng tuyến phố thành một trong những tuyến phố kiểu mẫu, và phát triển năng động nhất Hạ Long. * Đối tượng và phạmvi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu. Không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Hưng Đạo thuộc phường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long,Quảng Ninh. - Phạm vi nghiên cứu. + Ranh giới nghiên cứu được xác định trùng với đường quy hoạch, đường hiện trạng, trùng với chức năng sử dụng đất, hai bên đường phải lấy hết lớp nhà đảm bảo tối thiểu 50m mỗi bên. Phía Nam lấy đến giáp đồi nhà thờ, phía Bắc lấy hết lớp nhà đầu tiên. + Đối với khu nhà ở hiện trạng ranh giới được xác định từ chỉ giới đường đỏ vào hết lớp nhà đầu tiên. + Trục đường giao thông và các công trình trên tuyến Trần Hưng Đạo có điểm đầu giao cắt với đường QL18, điểm cuối giao với đường Trần Quốc Nghiễn tại ngã ba Cảng Cá, thuộc địa bàn phường Trần Hưng Đạo - TP Hạ Long 3 - Tuyến đường chiều dài 1,2km. Tổng diện tích nghiên cứu khoảng 20ha. * Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp, đánh giá thu thập số liệu. - Phương pháp, phân tích, tổng hợp. - Phương pháp so sánh đưa ra đề xuất các giải pháp hợp lý. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. - Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện lý luận về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố. - Ý nghĩa thực tiễn: + Các kết quả phân tích, đánh giá hiện trạng của đề tài góp phần nhận diện các giá trị đặc trưng về kiến trúc cảnh quan của khu vực làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về tuyến đường tại Hạ Long. + Các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đề tài đề xuất là phương án tham khảo cho các đồ án cải tạo, chỉnh trang tuyến đường Hạ Long cũng như các tuyến phố khác trong thành phố có tính chất dịch vụ - du lịch. * Cấu trúc luận văn. Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương: - Chương 1: Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Hưng Đạo - TP Hạ Long, Quảng Ninh. 4 - Chương 2: Cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Hưng Đạo - TP Hạ Long - Quảng Ninh. - Chương 3: Giải pháp tổ chức không kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Hưng Đạo - TP Hạ Long - Quảng Ninh THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 94 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Luận văn đã khát quát được tình hình tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên tuyến đường Trần Hưng Đao - TP Hạ Long, đánh giá được tình hình khách quan và chủ quan của đời sống cũng như hình thái kiến trúc nơi đây. Phân tích những cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Hưng Đạo, các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa lịch sử, các nguồn động lực chính... Đồng thời tổng kết được các nguyên tắc chung về tổ chức không gian KTCQ, quy luật bố cục cảnh quan, các nguyên tắc tổ chức những yếu tố cấu thành nên một trục đường nhằm làm phong phú thêm phương án tổ chức không gian cho tuyến đường. Ngoài ra luận văn còn khái quát tình hình tổ chức cảnh quan trên 1 vài tuyến phố của đô thị tại Việt Nam cũng như trên thế giới để có cái nhìn mang tính chiều sâu, áp dụng rộng rãi cho cho kiến trúc cảnh quan nói chung. Tổng hợp nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó đề xuất các nguyên tắc chung, các giải pháp tổ chức cảnh quan có thể áp dụng cho khu vực nghiên cứu. Luận văn cũng đề xuất các giải pháp quy hoạch chỉnh trang các thành phần cụ thể hình thành nên tuyến đường Trần Hưng Đạo nói riêng và các tuyến đường khác nói chung trong cả nước. Đánh giá chi tiết hiện trạng kiến trúc và hạ tầng trên tuyến đường Trần Hưng Đạo. Xác định được cụ thể từng lô đất về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng công trình 2 bên đường Trần Hưng Đạo. 95 Định hình được hình thức kiến trúc hiện đại và các giải pháp Thiết kế đô thị cho các công trình không đảm bảo điều kiện xây dựng Đưa ra được các giải pháp hạ tầng kỹ thuật và đánh giá tác động môi trường phù hợp. KIẾN NGHỊ Các nhà lãnh đạo địa phương cần ban hành quyết định phù hợp các giải pháp kiến trúc cảnh quan đẻ quản lý, cụ thể để phát triển không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Hưng Đạo trở thành tuyến đường có không gian kiến trúc cảnh quan tốt nhất khu vực. Là điểm nhấn tiêu biểu cho không gian kiến trúc cảnh quan trên tuyến đường Trần Hưng Đạo. Cần xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy cần thiết như: tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình kỹ thuật, quy chế quản lý... để làm cơ sở cho công tác thiết kế, thi công, trang trí cũng như quản lý kiến trúc cảnh quan. Cần tạo cơ chế thích hợp về tổ chức và phương pháp để thu hút và tập hợp sự tham gia của các ngành và các chuyên gia có liên quan cũng như sự tham gia của cộng đồng trong toàn bộ quá trình tổ chức và quản lý kiến trúc cảnh quan hai tuyến đường, từ khâu làm kế hoạch nghiên cứu thiết kế, thi công, trang trí đến quản lý khai thác sử dụng. 96 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, NXB Xây dựng. 2. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2010), Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính Phủ. 3. Nguyễn Việt Châu (1999), “Nhìn nhận về quy hoạch kiến trúc cảnh quan đường phố”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, (số 7/2004). 4. Trần Trọng Hanh (2008), Công tác thực hiện Quy hoạch xây dựng, Nhà xuất bản xây dựng. 5. Nguyễn Tố Lăng (2003), Thiết kế đô thị, Bài giảng Cao học Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 6. Hàn Tất Ngạn (1996), Kiến trúc cảnh quan đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội. 7. Đào Ngọc Nghiêm (2010), Bảo tồn, phát huy giá trị di sản kiến trúc Pháp, Hội nghị Khoa học và 1000 năm Thăng Long. 8. Kim Quảng Quân (2000), Thiết kế đô thị có minh họa, (Đặng Thái Hoàng dịch), Nhà xuất bản Xây dựng. 9. Ngô Huy Quỳnh (2000), Tìm hiểu lịch sử Kiến trúc Việt Nam, NXB Xây dựng. 10. Phan Đăng Trình (2010), 744 năm Kiến trúc thành phố Quảng Ninh, Giải thưởng kiến trúc Quốc gia năm 2010. 11. Ủy ban nhân dân thành phố Quảng Ninh (2013-2015), Quy hoạch phân khu xây dựng các phường Ngô Quyền, phường Năng Tĩnh, phường Trần Đăng Ninh, phường Trần Hưng Đạo, Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan