Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh yên bái...

Tài liệu Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh yên bái

.DOC
184
59
91

Mô tả:

Ng« V¨n Hanh LuËn ¸n th¹c sü MỞ ĐẦU 1 - TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mọi quốc gia. Đặc biệt, nó chiếm giữ một vai trò, vị trí to lớn đối với quá trình phát triển một đất nước có nền kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu như nước ta: Một nước mà nền kinh tế dựa trên sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, với hơn 80% dân số sống ở nông thôn. Đảng và Nhà nước ta đã định hướng chiến lược phát triển đưa đất nước đến năm 2020, về cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Và để đi tới mục tiêu đó thì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là con đường tất yếu mà trọng tâm và trước hết là phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Thực tiễn thành công về kinh tế của nhiều nước cho thấy họ đều có bước đi bắt đầu từ kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn đã và đang được sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước, của các cấp các ngành, của toàn dân. Trong đó sự quan tâm của các nhà kinh tế thể hiện trong việc thực hiện các công trình nghiên cứu về quan hệ giữa đầu tư và phát triển nông nghiệp nông thôn, về khoa học quản lý kinh tế, về các chính sách cho nông nghiệp, nông thôn là hết sức cần thiết cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. 1 Ng« V¨n Hanh LuËn ¸n th¹c sü Yên Bái là một tỉnh miền núi nghèo, đời sống nhân dân còn rất nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn còn kém xa so với các tỉnh miền xuôi. Bên cạnh đó, nhiều tiềm năng thế mạnh còn chưa được khai thác và phát huy, vì thế đã làm chậm đi tốc độ phát triển kinh tế, tích luỹ trong nông nghiệp, nông thôn cho nền kinh tế của tỉnh là chưa đáng kể. Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV đã xác định cần chuyển dịch cơ cấu của tỉnh là: Nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ nông nghiệp, kinh tế nông thôn luôn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để phát triển nông nghiệp, nông thôn Yên Bái đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của nhiều ngành, nhiều cấp một cách đồng bộ. Trong đó vai trò của các ngân hàng thương mại, nhất là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là hết sức quan trọng thể hiện trong việc cấp tín dụng cho nhu cầu vốn phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Với ý nghĩa đó, đề tài: “Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Yên Bái ” là thực sự cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. 2 - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Làm nổi bất được vai trò của tín dụng ngân hàng với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đánh giá thực trạng tín dụng ngân hàng với quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, từ đó 2 Ng« V¨n Hanh LuËn ¸n th¹c sü đề ra được các giải pháp tín dụng ngân hàng chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Yên Bái. 3 - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. Tín dụng ngân hàng đối với quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. 4 - PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái đáp ứng quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Yên Bái. 5 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, khái quát hoá, phương pháp so sánh và phân tích tổng hợp để làm sáng tỏ các vấn đề về tín dụng ngân hàng với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Yên Bái và tìm các giải pháp thích hợp, hữu hiệu. 6 - NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN. - Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản, những nhân tố tác động đến sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và vai trò của nông nghiệp nông thôn trong nền kinh tế quốc dân. - Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. 3 Ng« V¨n Hanh LuËn ¸n th¹c sü - Luận án đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng của nông nghiệp, nông thôn Yên Bái và thực trạng tín dụng ngân hàng đối với quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Yên Bái. - Luận án đã đề xuất các giải pháp về tín dụng ngân hàng nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Yên Bái và các giải pháp tạo hậu thuẫn cho tín dụng ngân hàng phát huy hơn nữa vai trò thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển. 7 - KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 3 chương. Chương I: Tín dụng ngân hàng đối với quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chương II: Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Yên Bái. Chương III: Các giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Yên Bái. 4 Ng« V¨n Hanh LuËn ¸n th¹c sü CHƯƠNG I TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN. 1.1 NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ. 1.1.1 NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 1.1.1.1 KHÁI NIỆM NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mọi quốc gia. Sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm cho cuộc sống con người; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, hàng hoá cho xuất khẩu. Theo nghĩa hẹp thông thường thì nông nghiệp được hiểu chỉ có 2 ngành là trồng trọt và chăn nuôi. Theo nghĩa rộng nông nghiệp còn bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngư nghiệp. Nói đến nông thôn, trước hết người ta thường hiểu đó là một vùng, khu vực có phạm vi không gian cụ thể nhất định, mà bao trùm ở đó là cuộc sống cộng đồng nông dân với hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về nông thôn được chấp nhận rộng rãi. Thường người ta hay so sánh nông thôn với đô thị trên một số tiêu chí về số lượng dân cư, mật độ dân số, trình độ dân trí thực trạng cơ sở hạ tầng. Nhưng rõ ràng các tiêu chí trên là chưa xác đáng, bởi có 5 Ng« V¨n Hanh LuËn ¸n th¹c sü sự khác nhau ở từng quốc gia. Có ý kiến đưa ra những tiêu chí về phát triển sản xuất hàng hoá, về mức độ hoạt động thị trường để phân biệt nông thôn với đô thị. Những ý kiến này chưa thỏa đáng vì nó phụ thuộc vào cơ chế kinh tế ở mỗi quốc gia. Như vậy với một vài tiêu chí đơn lẻ chưa thể phản ánh hết được một cách đầy đủ về nông thôn khi mà ở nó có nhiều mối quan hệ chặt chẽ với nhau và điều đó cho phép ta có thể khái niệm về nông thôn như sau: Nông thôn là một vùng, một khu vực trong đó một cộng đồng chủ yếu là nông dân hay những cư dân không phải là nông dân mà cuộc sống của họ gắn bó với nông nghiệp. Là nơi có mật độ dân số, trình độ dân số, cơ sở hạ tầng, trình độ sản xuất hàng hoá và tiếp cận thị trường thường thấp hơn so với đô thị. Quốc gia nào cũng có nông thôn và thành thị, vì thế trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước bao giờ cũng hình thành nên hai khu vực kinh tế là khu vực kinh tế nông thôn, và khu vực kinh tế thành thị, nó bổ xung và hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. Trước kia ta thường hiểu kinh tế nông thôn chỉ đơn thuần là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nhưng thực tiễn cho thấy, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ và quản lý ngày một cao thì kinh tế nông thôn không phải chỉ có vậy mà nó còn được phát triển cả về công nghiệp và dịch vụ. Như vậy khái niệm kinh tế nông thôn và sự biểu đạt một cách tổng thể nhất các hoạt động kinh tế - xã hội được diễn ra ở 6 Ng« V¨n Hanh LuËn ¸n th¹c sü cả nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn. 1.1.1.2 - NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN: Đối tượng sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống sinh vật (cây trồng, vật nuôi ) chúng sinh trưởng và phát dục theo những quy luật riêng. Các quy luật sinh vật hoạt động tự phát mà con người không thể ngăn cản được và cũng không thể can thiệp thô bạo các quá trình sinh vật. Con người muốn có kết quả về sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có sự nghiên cứu và nhận thức được các quy luật sinh vật để vận dụng thích hợp vào sản xuất. Nông nghiệp là một hệ thống sinh vật - kỹ thuật, đặc tính sinh học đã làm quá trình xã hội hoá. Sản xuất nông nghiệp không giống công nghiệp. Nó luôn chứa đựng mâu thuẫn khách quan giữa tồn tại kinh tế hộ mang tính độc lập tương đối với việc nâng cao sản xuất nông nghiệp trên cơ sở của quá trình tích tụ, tập trung và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở của quá trình tích tụ, tập trung và chuyên môn hoá. Hoạt động sản xuất nông nghiệp là sự đan kết của hai quá trình tái sản xuất tự nhiên của sinh vật và tái sản xuất kinh tế với sự tham gia trực tiếp của con người. Quá trình tái sản xuất tự nhiên của sinh vật là liên tục, hoàn chỉnh, không thể chia cắt về 7 Ng« V¨n Hanh LuËn ¸n th¹c sü không gian, thời gian theo yêu cầu sinh học của từng cây con. Quá trình này đòi hỏi tái sản suất về kinh tế mà trực tiếp là các hoạt động kinh tế có sự đan kết tương ứng. Như vậy sản xuất nông nghiệp cần phải có một chủ thể cụ thể thường xuyên chăm sóc cây trồng vật nuôi. Những người chủ đó phải thực sự làm chủ đối với quá trình sản xuất. Quan hệ của họ với tư liệu sản xuất trong nông nghiệp phải là quan hệ gắn bó trực tiếp, họ phải là người chủ của chúng. Ruộng đất là tư liệu sản xuất cơ bản hàng đầu và đặc biệt, không thể thay thế được trong nông nghiệp. Hoạt động sản xuất nông nghiệp có sự không trùng khớp hoàn toàn giữa thời gian sản xuất và thời gian lao động, vì vậy nó có tính thời vụ rõ rệt không thể xoá bỏ được. Tính thời vụ được biểu hiện: Trong thời vụ sản xuất thì sức lao động, tư liệu sản xuất được sử dụng không đồng đều ( lúc cần nhiều, lúc cần ít ) sự không ăn khớp giữa chi phí sản xuất ở mỗi khâu và thu nhập ở từng khâu ấy luôn phải gắn với sản phẩm cuối cùng. Do đặc tính sinh học, do tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp thì muốn nâng có hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cần phải thực hiện chuyên môn hoá đi đôi với phát triển tổng hợp, phải có sự thống nhất giữa đơn vị sản xuất và đơn vị phân phối. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại trở thành những hình thức tổ chức sản xuất thích hợp thoả mãn yêu cầu đó. Đặc điểm nông nghiệp nông thôn nước ta: 8 Ng« V¨n Hanh LuËn ¸n th¹c sü * Nông nghiệp Việt Nam là một nền nông nghiệp lạc hậu. - Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp lạc hậu, lực lượng sản xuất còn non yếu, đại bộ phận là lao động thủ công, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý còn thấp kém. - Sản xuất nông nghiệp còn chưa thoát khỏi tự cấp tự túc đặc biệt là những vùng nông thôn miền núi. * Thu nhập của nông dân thấp, đời sống mọi mặt của họ còn hết sức khó khăn. * Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đang được từng bước súc tiến và đã mang lại một số thành tựu đáng kể, song vẫn còn gặp không ít khó khăn: - Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn còn ở tốc độ chậm ( Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ mới chiếm 20% trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. ) Tỷ trọng trồng trọt trong nông nghiệp vẫn cao: năm 1999 là 80,5% . - Đã thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn còn mới nên một số vấn đề: + Thành phần kinh tế nhà nước trong nông nghiệp nông thôn phát huy hiệu quả chưa cao + Thành phần kinh tế hợp tác đang trong quá trình củng cố kiện toàn, nhiều HTX hình thành mới hoặc chuyển đổi hướng sản xuất kinh doanh nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu 9 Ng« V¨n Hanh LuËn ¸n th¹c sü cầu đòi hỏi của sự phát triển nông nghiệp nông thôn của nông dân, xã viên. + Thành phần kinh tế hộ đã được coi là một đơn vị kinh tế tự chủ nhưng thực tế thì môi trường kinh tế còn chưa phù hợp để tạo thuận lợi cho kinh tế hộ phát triển. + Các thành phần kinh tế khác chưa phát triển. - Đầu tư cho nông nghiệp nông thôn những năm ngần đây đã nhiều hơn nhưng chưa làm chuyển biến được một cách mạnh mẽ sự lớn mạnh của lực lượng sản xuất: Các tài sản cố định trong nông nghiệp nông thôn chưa tạo được sự cân đối giữa máy móc thiết bị và súc vật cày kéo, trình độ cơ giới hoá còn thấp. - Quỹ đất đai còn hạn hẹp, bình quân đất nông nghiệp chỉ có 0,7 ha/1lao động vào loại thấp nhất thế giới. Ruộng đất giao khoán tạo sự manh mún, chia cắt không thuận lợi cho cơ giới hoá và công nghệ sinh học. - Thị trường nông thôn kém phát triển.Cơ sở hạ tầng nông thôn nhất là miền núi còn thấp kém, chưa đầy đủ và không đồng bộ về số lượng, kém về chất lượng theo yêu cầu sử dụng. 1.1.2- VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN: Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người luôn gắn liền với những hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Hoạt 10 Ng« V¨n Hanh LuËn ¸n th¹c sü động lao động sản xuất; Hoạt động khoa học - kỹ thuật, hoạt động chính trị, tôn giáo: Hoạt động văn hoá - xã hội... xã hội càng phát triển, càng văn minh thì các hoạt động đó diễn ra càng phong phú với một trình độ cao hơn. Điều hiển nhiên thấy được rằng: Con người trước khi hình thành các hoạt động đó đều phải có sự tiêu tốn một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Điều đó đòi hỏi người ta phải sản xuất, trong đó sản xuất nông nghiệp là hết sức cần thiết và quan trọng. Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, với gần 80% dân số là nông dân, 70% lực lượng lao động của cả nước là làm nông nghiệp, giá trị sản phẩm nông nghiệp chiếm 40% tổng giá trị của ngành sản xuất vật chất ... Càng làm nổi bật nên vai trò, vị trí của nông nghiệp nông thôn trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò đó là đặc biệt quan trọng, nó thể hiện: a - Nông nghiệp, nông thôn là nơi tập trung các ngành kinh tế: Lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp chế biến chiếm giữ một vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ba ngành sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, nông thôn, chiếm tỷ trọng trên 27 % trong cơ cấu kinh tế. Kể từ năm 1997 về trước, nông nghiệp đã tạo ra trên 40% thu nhập quốc dân và hiện nay tạo ra gần 30% GDP và hơn 45% 11 Ng« V¨n Hanh LuËn ¸n th¹c sü giá trị suất khẩu trong cả nước. Qua nông nghiệp nhà nước luôn có nguồn thu ổn định trực tiếp thông qua thuế sử dụng đất nông nghiệp tuy không lớn nhưng nó mang lại ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế trong bước đường đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. Không những thế, nông thôn ngày nay đang được chú trọng đặt các cơ sở sản xuất công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến nông lâm sản. Ngoài lợi ích kinh tế, nó còn góp phần làm trong sạch hơn môi trường trong các đô thị. b - Nông nghiệp nông thôn là cơ sở, điều kiện để đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp và dịch vụ. Với gần 60 triệu dân sinh sống ở vùng nông thôn nước ta hiện nay, điều đó đã làm cho nông nghiệp, nông thôn trở thành một thị trường rộng lớn của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Có thể thấy được rằng: Sức mua của người nông dân, nhu cầu tư liệu sản xuất để phát triển nông nghiệp, nông thôn có vai trò quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến quy mô và tốc độ phát triển công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ phát triển công nghiệp và dịch vụ chỉ nhanh và mạnh, quy mô lớn khi mà sức mua của xã hội tăng lên trong đó sức mua của người nông dân chiếm giữ một tỷ trọng lớn do thu nhập và đời sống của họ tăng lên. c - Nông nghiệp nông thôn là nguồn cung cấp nhân lực để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nông nghiệp, nông thôn là khu vực kinh tế rộng lớn, chiếm khoảng 70% lao động cả nước, đó là nơi cung cấp nguồn nhân 12 Ng« V¨n Hanh LuËn ¸n th¹c sü lực chủ yếu của đất nước - Công cuộc tái thiết và phát triển kinh tế nước nhà đòi hỏi trước hết ở việc phát triển nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế để từ đó giải phóng và sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào này. Đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn trong chiến lược phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay. d - Nông nghiệp nông thôn là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho cuộc sống con người và nguồn lực cho công nghiệp. Cái tất yếu ngàn đời để bảo tồn và phát triển sự sống con người đó là lương thực, thực phẩm và rõ ràng nơi cội gốc sản sinh ra lương thực, thực phẩm chính là nông nghiệp. Công nghiệp phát triển và nhất là công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp ngày càng phát triển thì nông nghiệp, nông thôn là nơi chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho quá trình phát triển công nghiệp đó. Và vì thế quy mô và tốc độ phát triển nông nghiệp nông thôn có tính quyết định đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến. e - Nông nghiệp nông thôn góp phần bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và vùng nông thôn chiếm hầu hết diện tích bề mặt của đất nước. Việc phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ có vị trí quan trọng trong duy trì, phát triển và bảo vệ môi trường thiên nhiên trong sạch, bảo đảm hệ cân 13 Ng« V¨n Hanh LuËn ¸n th¹c sü bằng sinh thái. Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa quanh năm, điều đó có ảnh hưởng thuận lợi đến sự phát triển toàn diện và đa dạng nền nông nghiệp. Vấn đề đặt ra trong việc phát triển đó là phải xây dựng một cơ cấu cây trồng hợp lý vừa có hiệu quả kinh tế vừa tránh được sự huỷ hoại môi trường, môi sinh. g - Phát triển nông nghiệp là góp phần tạo ra nguồn ngoại tệ mạnh để nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghiệp tiên tiến nhằm rút ngắt thời gian công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Là một nước nông nghiệp lại có điểm xuất phát thấp, công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển tương xứng với yêu cầu, 80% dân cư vẫn lấy nông nghiệp làm nghề chính và thu nhập chủ yếu từ đó thì vấn đề phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nó không những tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao để tăng thu nhập ngoại tệ mạnh tạo nguồn ngoại tệ đổi lấy những máy móc tiến bộ và kỹ thuật công nghệ mới từ nước ngoài mà còn tạo ra những tiền đồ bên trong để phát triển công nghiệp và dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn, làm thay đổi phương thức canh tác của người nông dân, nâng cao dân trí và nâng cao tay nghề cho lao động nông nghiệp. Tổng kim gạch xuất khẩu của Việt Nam qua các năm 1995 đến 1998 là 5.449 triệu USD, 7256 triệu USD, 9.185 triệu USD 14 Ng« V¨n Hanh LuËn ¸n th¹c sü và 9.360 triệu USD, trong đó giá trị kim gạch xuất khẩu hàng nông lâm thuỷ sản và tỷ trọng là năm 1995, 2.550 triệu USD, bằng 46,3%; Năm 1996 là 3.069 triệu USD bằng 42,3%; năm 1997 là 3.239 triệu USD bằng 35,3%; Năm 1998 là 3.324 triệu USD bằng 35,5%. 1.1.3 - NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN: Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Với những đặc điểm của nông nghiệp nông thôn thì sự phát triển nông nghiệp nông thôn là phụ thuộc vào nhiều nhân tố đa dạng và phức tạp: Có thể phân chia thành các nhân tố cơ bản sau: - Nhân tố vốn: Cũng như mọi ngành sản xuất vật chất khác, xản xuất nông nghiệp muốn hoạt động và phát triển được thì yếu tố quan trọng hàng đầu là phải có vốn. Vốn tham gia vào tất cả các khâu trong quá trình sản xuất. Các công đoạn sản xuất. Các khâu sản xuất muốn tiến triển đều và thuận lợi thì sự đáp ứng vốn đủ và kịp thời là có tính quyết định. Hiện nay nền sản xuất nông nghiệp nước ta đang còn ở trình độ thấp, lạc hậu, lao động thủ công còn phổ biến, cơ sở hạ tầng nông thôn còn thấp kém ... vì thế, vốn chính là nhân tố quan trọng hàng đầu rất cần thiết, tín dụng ngân 15 Ng« V¨n Hanh LuËn ¸n th¹c sü hàng đã đang và sẽ là nguồn cung ứng vốn cho yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn. - Điều kiện tự nhiên: Đối tượng sản xuất nông nghiệp là những sinh vật sống, nó tồn tại và phát triển theo quy luật tự nhiên gắn liền với điều kiện tự nhiên. Chính vì thế mà điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết có ý nghĩa rất to lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Nếu thuận lợi thì giảm được phí cho những yếu tố đầu vào mà vẫn tạo ra được sản phẩm có độ rủi ro thấp; Chi phí ít để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh. - Kinh tế - tổ chức: Nhóm nhân tố này có liên quan rõ rệt đến thị trường và khả năng quản lý phát triển sản xuất, khơi tăng và phát huy được nguồn nội lực sẵn có. Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Thấy rõ được rằng hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước có tác động rất lớn đến phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, chính sách phát triển kinh tế nông thôn, chính sách khuyến khích xuất khẩu và đầu tư, chính sách ruộng đất, chính sách trợ giá đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, chính sách bảo hộ cho sản phẩm nông nghiệp, chính sách phân vùng kinh tế, hình thành những vùng chuyên môn hoá có quy mô ngày càng lớn. - Khoa học kỹ thuật: 16 Ng« V¨n Hanh LuËn ¸n th¹c sü Khoa học kỹ thuật luôn là những nhân tố có tác dụng lớn đến việc tăng năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực lai tạo giống, sản xuất phân bón, thức ăn, công nghệ sản xuất chế biến, chất lượng hạ tầng cơ sở vào quá trình sản xuất đã làm cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn có những bước tiến dài đem lại hiệu quả kinh tế cao. Không những phục vụ đủ cho nhu cầu trong nước mà còn đưa sản phẩm nông nghiệp chiếm lĩnh được thị phần trên thị trường khu vực và trên thế giới. - Hợp tác và phân công lao động: Mỗi một nước khác nhau cũng như mỗi vùng, mỗi khu vực trong phạm vị một nước thì nhu cầu về điều kiện sản xuất là đa dạng và phong phú, nó đòi hỏi phải có sự trao đổi kết quả hoạt động ra bên ngoài ở mức độ, phạm vi khác nhau. Thực tế đã chứng minh sự hợp tác trong sản xuất nông nghiệp đã đáp ứng được kịp thời yêu cầu của tính thời vụ. Hơn nữa trong lợi thế so sánh yêu cầu phải có quá trình tham gia vào phân công lao động dưới nhiều hình thức để nhằm tăng khả năng thích ứng và phù hợp với điều kiện, truyền thống, lợi thế riêng có của nông nghiệp ở mỗi vùng, mỗi khu vực trong phạm vi một nước cũng như trong khu vực và trên thế giới. Nước ta, với số dân lao động dồi dào, chủ yếu sống ở nông thôn, vẫn có truyền thống cần cù thông minh, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học công nghệ mới, cùng với giá nhân công thấp, 17 Ng« V¨n Hanh LuËn ¸n th¹c sü nếu được nâng cao thể lực, dân chí và tay nghề, khắc phục được những thói quen sản xuất nhỏ thì đó là nguồn lực rất quan trọng và là một lợi thế để phát triển nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng nền nông nghiệp sinh thái, đa canh, đa dạng hoá sản phẩm, tăng nhanh nông sản hàng hoá. Nhu cầu về điều kiện sản xuất là đa dạng và phong phú nó đòi hỏi phải có sự trao đổi kết quả hoạt động bên ngoài ở mức độ phạm vi khác nhau. Thực tế đã chứng minh sự hợp tác trong sản xuất nông nghiệp đã đáp ứng kịp thời yêu cầu của tính thời vụ - Hơn nữa trong lợi thế so sánh yêu cầu phải có quá trình tham gia vào phần công lao động dưới nhiều hình thức để nhằm tăng khả năng thích ứng và phù hợp với điều kiện, truyền thống lợi thế riêng có của nông nghiệp ở mỗi vùng, mỗi khu vực trong phạm vi một nước cũng như trong khu vực và trên toàn thế giới. 1.1.4 - NHU CẦU VỐN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÀ CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ. 1.1.4.1 - NHU CẦU VỐN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Trong quá trình phát triển của tất cả các nước thì vốn luôn luôn là vấn đề bức súc, nổi cộm. Nước ta, với điểm xuất phát thấp thì nhu cầu vốn cho thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đất nước và nhất là cho công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn luôn có sự 18 Ng« V¨n Hanh LuËn ¸n th¹c sü lệch pha khá lớn giữa nhu cầu và khả năng cung ứng vốn. Thực trạng “ đói vốn” trong trong nông nghiệp, nông thôn hiện nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển các ngành ghề trong nông nghiệp, đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp, đến việc xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ... Theo dự tính của nhiều nhà kinh tế được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tổng hợp lại cho thấy, để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn từ nay tới năm 2010 thì lượng vốn cần đầu tư hàng năm vào khoảng 2,5 tỷ USD. Với một lượng vốn cần lớn nhiều như vậy thì rõ ràng vấn đề đặt ra là phải có nhiều chính sách phù hợp, vừa khơi tăng nội lực, vừa thu hút đầu tư nước ngoài ... để đáp ứng được cho yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đây là sự đòi hỏi cần thiết. 1.1.4.2 - CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN: - Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Tăng đầu tư vốn đáp ứng cho yêu cầu phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn hiện nay là yếu tố rất cần thiết. Trong các nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn thì nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thường có vai trò quan trọng nhất. Vấn đề đặt ra trong tất cả các nguồn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn không phải là đầu tư bao nhiêu mà là đầu tư 19 Ng« V¨n Hanh LuËn ¸n th¹c sü như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thường được đầu tư vào sản xuất nông nghiệp dưới hai dạng trực tiếp và gián tiếp. Việc đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn thông qua các chương trình hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nông dân là một bộ phận quan trọng ứng với từng thời kỳ cụ thể. Song mục tiêu của đầu tư vào nông nghiệp phải được xác định là có tạo ra được một nền sản xuất hàng hoá hay không, có phát triển được một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại hay không: Tức là có xây dựng và nâng cao năng lực của cả hệ thống sản xuất nông nghiệp được không thì vấn đề đặt ra cho đầu tư vốn từ ngân sách nhà nước là phương cách đầu tư gián tiếp cho sản xuất nông nghiệp. Tức là đầu tư vào các hoạt động phục lợi ích chung của nền nông nghiệp như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, đầu tư cho nghiên cứu khoa học, công nghệ sinh học ... xu hướng chung thì việc đầu tư gián tiếp có tỷ trọng ngày càng tăng. Đây chính là điều kiện quan trọng để phát huy những mặt mạnh của các yếu tố khác nhằm có một năng lực phát triển nông nghiệp bền vững. Việc đầu tư gián tiếp, nhất là đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế thường có thời gian thu hồi vốn chậm cho nên các nguồn vốn khác chưa thể có điều kiện tham gia đầu tư, vì thế vốn từ ngân sách nhà nước vào lĩnh vực nông nghiệp là đặc biệt quan trọng. - Nguồn vốn đầu tư của dân cư. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng