Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ GIải pháp thúc đẩy dịch vụ giao nhận vận tải tại công ty tnhh đầu tư thương mại ...

Tài liệu GIải pháp thúc đẩy dịch vụ giao nhận vận tải tại công ty tnhh đầu tư thương mại chung anh

.DOCX
43
211
76

Mô tả:

IẢI PHÁP THÚC ĐẨY DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI CHUNG ANH
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................3 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ LOGISTICS QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY GA VIỆT NAM-CHI NHÁNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013-2016........................................................................................................................... 4 1.1. Tổng quan về công ty TNHH đầu tư thương mại Chung Anh..................................4 1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH đầu tư thương mại Chung Anh................4 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH đầu tư thương mại Chung Anh............................................................................................................................. 4 1.1.2.1. Thông tin chung.........................................................................................4 1.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty...........................................................5 1.1.2.4. Đặc điểm lĩnh vực hoạt động của công ty..................................................7 1.2. Các nhân tố ảnh hướng đến thúc đẩy dịch vụ giao nhận vận tải tại công ty TNHH đầu tư thương mại Chung Anh........................................................................................8 1.2.1. Nhân tố bên ngoài công ty................................................................................8 1.2.1.1. Môi trường tự nhiên...................................................................................8 1.2.1.2. Môi trường kinh tế.....................................................................................8 1.2.1.3. Môi trường công nghệ..............................................................................10 1.2.1.4. Môi trường chính trị pháp luật.................................................................10 1.2.2. Nhân tố bên trong công ty...............................................................................11 1.2.2.1. Nguồn lực tài chính..................................................................................11 1.2.2.2. Nguồn nhân lực........................................................................................13 1.2.2.3. Trang thiết bị, cơ sở vật chất....................................................................15 1.2.2.4. Trình độ và khả năng quản lý...................................................................15 1.3. Thực trạng thúc đẩy dịch vụ giao nhận vận tải tại công ty TNHH đầu tư thương mại Chung Anh.giai đoạn 2013-2016...........................................................................15 1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH đầu tư thương mại Chung Anh.giai đoạn 2013-2016..........................................................................................15 1.3.1.1. Thị trường và khách hàng.........................................................................15 1 1.3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH đầu tư thương mại Chung Anh.giai đoạn 2013-2016..........................................................................16 1.3.2. Nội dung thúc đẩy dịch vụ giao nhận vận tải tại công ty TNHH đầu tư thương mại Chung Anh.giai đoạn 2013-2016.......................................................................19 1.3.2.1. Mở rộng thị trường theo chiều rộng.........................................................19 1.3.2.2. Mở rộng thị trường theo chiều sâu...........................................................19 1.3.3. Biện pháp thúc đẩy dịch vụ giao nhận vận tải tại công ty TNHH đầu tư thương mại Chung Anh.giai đoạn 2013-2016.......................................................................19 1.3.3.1. Biện pháp mở rộng theo chiều rộng.........................................................19 1.3.3.2. Biện pháp mở rộng theo chiều sâu...........................................................20 1.4. Đánh giá hoạt động thúc đẩy dịch vụ giao nhận vận tải tại công ty TNHH đầu tư thương mại Chung Anh.giai đoạn 2013-2016...............................................................21 1.4.1. Những mặt đạt được........................................................................................21 1.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó..............................................22 1.4.2.1. Những hạn chế.........................................................................................22 1.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế đó....................................................................23 CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI CHUNG ANH ĐẾN NĂM 2020.........27 2.1. Phương hướng thúc đẩy dịch vụ giao nhận vận tải tại công ty TNHH đầu tư thương mại Chung Anh đến năm 2020......................................................................................27 2.2. Cơ hội và thách thức trong việc thúc đẩy dịch vụ giao nhận vận tải tại công ty TNHH đầu tư thương mại Chung Anh đến năm 2020..................................................28 2.2.1. Cơ hội trong việc mở rộng thị trường..............................................................28 2.2.2. Thách thức trong việc mở rộng thị trường.......................................................29 2.3. Giải pháp thúc đẩy dịch vụ giao nhận vận tải tại công ty TNHH đầu tư thương mại Chung Anh đến năm 2020............................................................................................31 2.3.1. Giải pháp đối với công ty................................................................................31 2.3.2. Kiến nghị đối với nhà nước.............................................................................40 KẾT LUẬN..................................................................................................................... 42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................43 2 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là quốc gia đang nổi lên với nền kinh tế phát triển năng động và có tốc độ tăng trưởng cao thứ 2 thế giới. Các tổ chức kinh tế, tài chính trên thế giới đã đưa ra những đánh giá và sự báo rất khả quan về sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong thời gian tới. Cùng với sự phát triển kinh tế là quá trình chúng ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Dấu mốc quan trọng cho quá trình này là nước ta đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới. Đóng góp cho sự phát triển chung của nền kinh tế có nhiều ngành kinh doanh khác nhau. Trong đó ngành dịch vụ giao nhận vận tải là một ngành dịch vụ còn mới mẻ mới xuất hiện tại nước ta trong khoảng 20 năm trở lại đây nhưng đây là ngành dịch vụ được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng rất cao trong thời gian tới cùng với sự tăng trưởng của hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó dịch vụ giao nhận vận tải còn là ngành phù hợp với điều kiện của nước ta và có thể tận dụng ưu thế về vị trí địa lí để phát triển thành ngành kinh tế có khả năng cạnh tranh cao và trên thị trường quốc tế và có đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân. Hiện nay trên thị trường có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải. Trong đó công ty TNHH đầu tư thương mại Chung Anh là công ty hàng đầu của nước ta trong lĩnh vực này. Trong thời gian gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình mở của hội nhập kinh tế thì Chung Anh đã gặp nhiều khó khăn, mặc dù đã có nhiều nỗ lực và cố gắng nhưng quá trình phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải của công ty còn chưa thật sự có hiệu quả cao. Với mong muốn có thể góp một phần vào quá trình phát triển thị trường giao nhận vận tải tại công ty nói riêng và nước ta nói chung nên em đã chọn đề tài: "Thúc đẩy dịch vụ giao nhận vận tải tại công ty TNHH đầu tư thương mại Chung Anh" 3 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ LOGISTICS QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY GA VIỆT NAM-CHI NHÁNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013-2016 1.1. Tổng quan về công ty TNHH đầu tư thương mại Chung Anh 1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH đầu tư thương mại Chung Anh Tên doanh nghiệp:Công Ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Chung Anh Mã số thuế:2700711997 Tình trạng hoạt động:Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT) Nơi đăng ký quản lý:Chi cục Thuế Thành phố Ninh Bình Địa chỉ:Số nhà 05, Ngõ 2, đường Tôn Đức Thắng, phố 11, Phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình, Ninh Bình Điện thoại:0913292491 Đại diện pháp luật: Hà Đăng Phường Địa chỉ người ĐDPL:Số nhà 05, Ngõ 2, đường Tôn Đức Thắng, phố 11-Phường Đông Thành-Thành phố Ninh Bình-Ninh Bình Ngày cấp giấy phép:26/06/2016 Ngày bắt đầu hoạt động:25/06/2016 Ngày nhận TK:20/06/2016 Năm tài chính:2016 Số lao động:200 Cấp Chương Loại Khoản:3-754-070-075 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH đầu tư thương mại Chung Anh 1.1.2.1. Thông tin chung Ngành nghề kinh doanh  C14100 May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú); (Ngành chính) C25920 Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại F42900 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác G4641 Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép G4649 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình 4 G4662 Bán buôn kim loại và quặng kim loại G4663 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng H4933 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ H5224 Bốc xếp hàng hóa L68100 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê C3100 Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế N82990 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu C16210 Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác C16220 Sản xuất đồ gỗ xây dựng C1629 Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện 1.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thị trường; Thực hiện đầy đủ các cam kết đối với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ lợi ích với các chủ thể kinh doanh theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi; Bảo toàn và tăng trưởng vốn, mở rộng kinh doanh; Bảo vệ môi trường, bảo vệ sản xuất, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội; Chấp hành pháp luật, thực hiện chế độ hạch toán thống kê thống nhất và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước. Thực hiện chức năng lưu chuyển hàng hóa. Sản xuất ra sản phẩm là khâu đầu tiên, nhưng sản phẩm mới chỉ là sản phẩm ở trạng thái khả năng, chỉ khi nào sản phẩm được đưa vào quá trình sử dụng (trong sản xuất hoặc tiêu dùng cá nhân) thì sản phẩm mới thực sự trở thành sản phẩm và quá trình sản xuất mới hoàn thành. Thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa một cách chuyên nghiệp, các doanh nghiệp thương mại tổ chức quá trình lưu thông một cách hợp lý, nhanh chóng, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp thương mại là người cung ứng hàng hóa cho khách hàng, do đó cần phải quan tâm đến giá trị sử dụng của hàng hóa (sử dụng như thế 5 nào? Sử dụng làm gì? Đối tượng sử dụng? Thời gian và địa điểm mua bán?) và chi phí lưu thông hàng hóa để có giá cả hợp lý, khách hàng có thể chấp nhận được. Chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông. Quá trình sản xuất theo nghĩa rộng gồm 4 khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi (lưu thông) và tiêu dùng. Bốn khâu này có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau trong đó mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng là mối quan hệ cơ bản nhất. Kinh doanh thương mại nằm ở khâu trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối, mộtbên là tiêu dùng sản phẩm. Trong quá trình trao đổi hàng hóa, lưu thông sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng, các doanh nghiệp thương mại phải thực hiện phân loại, chọn lọc, đóng gói, vận chuyển, dự trữ, bảo quản sản phẩm, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, sửa chữa, lắp ráp, bảo hành sản phẩm…Đây chính là chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong quá trình lưu thông. Chức năng này nhằm hoàn thiện sản phẩm ở dạng tốt nhất để sản phẩm thích hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Như vậy, kinh doanh thương mại có chức năng lưu thông hàng hóa là chức năng kinh tế chủ yếu, nhưng gắn rất chặt chẽ với chức năng kỹ thuật sản phẩm, tức là chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông. Mặt khác, trong quá trình thực hiện lưu thông hàng hóa, các doanh nghiệp thương mại còn phải thực hiện việc tổ chức sản xuất, đầu tư, khai thác tạo nguồnhàng để tạo ra các sản phẩm thay thế hàng ngoại nhập có giá cả phải chăng để chủ động trong nguồn hàng và thích hợp với nhu cầu của khách hàng. Chức năng dự trữ hàng hóa và điều hòa cung – cầu. Chức năng của kinh doanh thương mại là mua bán hàng hóa vào để cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng chất lượng, số lượng, ở những nơi thuận tiện cho khách hàng. Nhờ có hàng hóa dự trữ mà doanh nghiệp thương mại có thể thỏa mãn đầy đủ, kịp thời về nhu cầu hàng hóa của khách hàng. Nhờ có hệ thống mạng lưới rộng (kho, trạm, cửa hàng, quầy hàng, siêu thị, đại lý…) mà doanh nghiệp thương mại có thể đảm bảo thuận lợi cho khách hàng mua những hàng hóa cần thiết, vừa tiết kiệm được thời gian, vừa không phải đi quá xa. Để thỏa mãn nhu cầu và khả năng của khách hàng, doanh nghiệp thương mại phải mua những mặt hàng có chất lượng tốt, đúng yêu cầu của khách hàng, nhưng phải ở nơi 6 có nguồn hàng phong phú, nhiều, rẻ, sau khi cộng với chi phí lưu thông đưa đến thị trường bán, khách hàng vẫn có thể chấp nhận được. Điều này, một cách tự nhiên, kinh doanh thương mại thực hiện việc điều hòa cung cầu từ nơi có hàng hóa nhiều, phong phú, rẻ đến nơi có hàng hóa ít, khan hiếm, đắt hoặc mua hàng khi thời vụ và bán hàng quanh năm, cung cầu hàng hóa được điều hòa. 1.1.2.4. Đặc điểm lĩnh vực hoạt động của công ty. Hoạt động kinh doanh thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa các thương nhân có liên quan bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc thực hiện chính sách kinh tế xã hội. Thương nhân có thể là cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự hay các hộ gia đình, tổ hợp tác hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo quy định của pháp luật. Hoạt động kinh doanh thương mại có chức năng tổ chức và thực hiện việc mua bán trao đổi hàng hoá, cung cấp các dịch vụ nhằm phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Hoạt động kinh doanh thương mại là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. * Hoạt động kinh doanh thương mại có những đặc điểm sau: - Về hoạt động: Hoạt động kinh tế cơ bản là lưu chuyển hàng hoá (Lưu chuyển hàng hoá là sự tổng hợp các hoạt động thuộc quá trình mua bán trao đổi và dự trữ hàng hoá ). - Về hàng hoá: Hàng hoá trong kinh doanh thương mại gồm các loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất và phi vật chất mà doanh nghiệp mua về với mục đích để bán. - Về phương thức lưu chuyển hàng hoá: Hoạt động kinh doanh thương mại có 2 hình thức lưu chuyển chính là bán buôn, bán lẻ. - Về tổ chức kinh doanh: có thể theo nhiều mô hình khác nhau như tổ chức bán buôn, bán lẻ, công ty kinh doanh tổng hợp, công ty môi giới, công ty xúc tiến thương mại... - Về sự vận động của hàng hoá; sự vận động của hàng hoá không giống nhau, tuỳ thuộc vào nguồn hàng và ngành hàng (hàng lưu chuyển trong nước, hàng xuất nhập 7 khẩu..). Do đó chi phí thu mua và thời gian lưu chuyển hàng hoá cũng khác nhau giữa các loại hàng. 1.2. Các nhân tố ảnh hướng đến thúc đẩy dịch vụ giao nhận vận tải tại công ty TNHH đầu tư thương mại Chung Anh. 1.2.1. Nhân tố bên ngoài công ty 1.2.1.1. Môi trường tự nhiên VN có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý rất thuận lợi cho vận tải quốc tế, nằm ở khu vực chiến lược trong vùng Đông Nam Á. Bờ biển trải dài trên 2.000 km, có nhiều cảng nước sâu, các sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt xuyên quốc gia và mạng lưới giao thông là tiền đề khả quan để phát triển. Giống như các quốc gia trong khu vực có bờ biển dài như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Phillipin, Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa trên tuyến vận tải đường biển thông với nhiều hướng từ Trung Đông, Châu Âu, Châu Mỹ đến Nhật Bản, Nga. Với khoảng 100 cảng dài đều từ Bắc vào Nam, Việt Nam có điều kiện giao thông thuận lợi để đón hàng từ các quốc gia láng giềng gồm Lào, Campuchia, Trung Quốc đi quốc tế. Trong thống kê của Ngân hàng thế giới ( Worldbank ) về khả năng cung cấp dịch vụ logistics của các quốc gia, Việt Nam được đánh giá không thua kém so với các nước trong khu vực về khả năng vân tải quốc tế (Internationl shipment). Những năm gần đây, Chính Phủ Việt Nam đã bắt đầu quan tâm xây dựng cảng nước sâu đón tàu trọng tải lớn và đầu tư hệ thống giao thông đường bộ, kho bãi một cách quy mô và chuyên nghiệp. Sự đi vào hoạt động của Cảng Quốc tế Cái Mép – Thị Vải năm 2009 với khả năng đón trọng tải 160.000 DWT chạy thẳng tới các cảng Châu Mỹ, Châu Âu không chỉ thúc đẩy xuất nhập khẩu nội địa mà còn đặt nền tảng đầu tiên cho sự hội nhập cho ngành vận chuyển Việt Nam vào với sân chơi quốc tế. 1.2.1.2. Môi trường kinh tế Dịch vụ giao nhận vận tải nhằm vận chuyển hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh, khi mà nền kinh tế có sự tăng trưởng cao hoặc chững lại sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường. Tăng trưởng kinh tế sẽ mở rộng quy mô của sản xuất kinh doanh. Khối lượng hàng hoá cần vận chuyển và lưu thông cũng sẽ tăng và thúc đẩy hoạt động giao 8 nhận vận tải. Do đặc thù của dịch vụ giao nhận vận tải liên quan chặt chẽ đến cơ sở hạ tầng cùng hệ thống kho tàng bến bãi của ngành vận tải nên sự phát triển thị trường của dịch vụ này chịu ảnh hưởng của sự phát triển ngành vận tải. Hàng hóa muốn vận chuyển thông suốt, nhanh chóng thì hệ thống giao thông phải đảm bảo trong một quốc gia và trên thế giới. Khu vực nào hay quốc gia nào trên thế giới mà có hệ thống đường xá và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành giao thông tốt thì thị trường dịch vụ giao nhận vận tải tại đó sẽ có cơ hội phát triển cao và hiệu quả. Ngược lại nếu thực hiện đẩy mạnh phát triển dịch vụ giao nhận vận tải mà sự đồng bộ của hệ thống giao thông vận tải không cao thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trên thế giới đang diễn ra xu thế lớn là toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại. Sự phát triển của mỗi quốc gia cũng sẽ chịu ảnh hưởng của sự phát triển của sự phát triển kinh tế thế giới. Dịch vụ giao nhận vận tải phụ thuộc nhiều vào hoạt động kinh doanh buôn bán quốc tế. Do vậy mà sự phát triển của thị trường phụ thuộc rất lớn vào sự tăng trưởng của thương mại quốc tế. Quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia với nhau sẽ thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên, những ưu đãi về thuế quan và nhiều ưu đãi khác sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải. Đối với sự phát triển của thị trường dịch vụ giao nhận vận tải thì đòi hỏi phải có sự đầu tư tương đối lớn và đồng bộ, do quy mô hoạt động của thị trường là rất lớn và rộng trên phạm vi thế giới cần kỹ thuật nghiệp vụ cao theo kịp với xu thế giao nhận vận tải của thế giới. Mặt khác muốn phát triển thị trường tốt thì các doanh nghiệp lại phải có cơ sở vật chất kỹ thuất tương đối tốt cùng với hệ thống kho tàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển chuyên dụng để kinh doanh. Với quy mô đầu tư lớn như vậy thì ít có doanh nghiệp có đủ khả năng đầu tư. Do vậy sự phát triển của thị trường phụ thuộc rất lớn vào sự đầu tư của Nhà nước về hệ thống cơ sở vật chất như cảng biển, cảng hàng không, nâng cấp các kho tàng, bến bãi cùng nhiều ưu đãi để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường. Sự phát triển của thị trường còn phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp lớn trên thế giới cùng cung cấp dịch vụ. Đó hầu hết là các doanh nghiệp lớn hoạt động lâu đời và có rất nhiều kinh nghiệm trong giao nhận vận tải quốc tế, bên cạnh là họ 9 có đội ngũ thực hiện giao nhận rất chuyên nghiệp. Điều này sẽ tạo nhiều khó khăn cho doanh nghiệp đi sau muốn phát triển thị trường dịch vụ này. 1.2.1.3. Môi trường công nghệ Đối với vận chuyển hàng không: Sự đổi mới ngày càng nhanh về mặt công nghệ trong vận tải hàng không đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không, giảm chi phí khai thác, tác động đến ghế suất của các hãng hàng không trên thế giới và xuất hiện nhu cầu tài trợ để mua máy bay mới. Hiệu quả đạt được như trên trước hết là nhờ vào sự phát triển của động cơ phản lực. Ngày nay, ngày càng nhiều máy bay thế hệ mới ra đời hiện đại hơn nhiều so với các máy bay thế hệ cũ trước đó. Những máy bay này có chỉ số kinh tế kỹ thuật tốt nhất, tiện sử dụng cho người lái, tạo được sự tin cậy ngày càng cao của khách hàng với những đòi hỏi ngày càng cao. Việc áp dụng những vật liệu mới trong chế tạo máy bay, cải tiến cách thức thiết kế khoang hành khách, giảm tiếng ồn khi vận hành máy bay, tiết kiệm nhiên liệu… cùng với việc áp dụng công nghệ tin học mới trong việc chế tạo, khai thác và bảo dưỡng máy bay đã đưa lại cho ngành vận tải hàng không một bộ mặt mới trong ngành vận tải thế giới. Cùng với những bước tiến lịch sử của ngành hàng không thế giới, hàng không Việt Nam cũng đang từng bước đổi mới để hoàn thiện mình và hoà nhập với hàng không khu vực và thế giới, góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực giao nhận hàng không còn non trẻ. 1.2.1.4. Môi trường chính trị pháp luật Sự ổn định chính trị, xã hội của mỗi quốc gia không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia đó phát triển mà còn là một trong những yếu tố để các quốc gia khác và thương nhân người nước ngoài giao dịch và hợp tác với quốc gia đó. Những biến động trong môi trường chính trị, xã hội ở những quốc gia có liên quan trong hoạt động giao nhận sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu. Thị trường dịch vụ giao nhận vận tải cũng là thị trường hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân nên sẽ chịu ảnh hưởng bởi đường lối phát triển thị trường và cơ chế thị trường 10 của Nhà nước. Mỗi quốc gia có đường lối phát triển kinh tế khác nhau, thể chế chính trị khác nhau và do vậy quan điểm về phát triển, định hướng thị trường sẽ có những điểm khác nhau và trong đó nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường dịch vụ giao nhận vận tải. Đặc điểm của thị trường dịch vụ giao nhận vận tải là mang tính quốc tế cao. Muốn phát triển thị trường có hiệu quả thì cần có mối quan hệ tốt về chính trị và kinh tế. Thực tế thì các quốc gia có quan hệ chính trị và ngoại giao tốt thì sự thuận lợi trong giao nhận và vận tải là điều dễ nhận thấy. Bên cạnh đó các quốc gia này còn giành cho nhau những ưu đãi để thúc đẩy mối quan hệ và thị trường dịch vụ giao nhận vận tải sẽ phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng. Nếu quan hệ chính trị của hai quốc gia và khu vực không được tốt thì nó sẽ cản trở hoạt động buôn bán và thị trường dịch vụ giao nhận vận tải cũng khó mà phát triển được. Nhân tố luật pháp cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thị trường dịch vụ giao nhận vận tải, mỗi quốc gia có hệ thống luật pháp riêng biệt. Trong xu thế hiện nay tuy luật pháp các quốc gia thường tuân thủ các quy tắc buôn bán quốc tế nhưng trong các quy định, hệ thống luật pháp vẫn có những bảo hộ hay những ưu đãi cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia đó. Sự phát triển của thị trường dịch vụ giao nhận vận tải cũng chịu ảnh hưởng bởi những quy định đó. Thông thường các quốc gia có quy định rất chặt chẽ về thủ tục hải quan, quá cảnh hàng hóa tạo ra một số khó khăn cho các công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải. Trừ một số quốc gia trong cùng khu vực hoặc các khối liên kết như Asean, EU…sẽ giành cho nhau một số ưu đãi, tạo thuận lợi cho giao thương giữa các quốc gia. Do vậy mà khi tiến hành các biện pháp phát triển thị trường thì các doanh nghiệp phải tính đến yếu tố luật pháp để có chiến lược phát triển cho phù hợp. 1.2.2. Nhân tố bên trong công ty 1.2.2.1. Nguồn lực tài chính Nguồn vốn luôn là yếu tố đầu tiên, quan trọng, có thể nói là điều kiện cần của một doanh nghiệp. Nguồn vốn nhỏ, không thể đáp ứng được việc mở rộng hoạt động, phát triển doanh nghiệp, ngay cả việc duy trì hoạt động cũng cần phải có một lượng vốn nhất định. Đối với dịch vụ giao nhận vận tải, nguồn vồn đầu tư cho phát triển dịch vụ sẽ là điều 11 kiện tiền đề cho phát triển dịch vụ vận tải cả về quy mô và chất lượng. Từ nguồn vốn đầu tư cho phát triển để mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng, tuyển dụng thêm lao động để mở rộng các dịch vụ giao nhận vận tải hiện tại, khai thác thêm các dịch vụ khác. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển dịch vụ giao nhận vận tải này còn là chi phí cho điều tra thị trường, tổ chức các chương trình thu hút khách hàng, khuyến khích nhân viên làm việc. Ngoài ra nguồn vốn đầu tư cho phát triển dịch vụ giao nhận vận tải còn là yếu tố mang tính đảm bảo về khả năng tài chính, tạo lập sự tin tưởng của khách hàng vào công ty để tác động đến việc quyết định của khách hàng giao việc giao nhận vận tải cho công ty. Bảng 1.1. số vốn công ty Chủ tiêu Đơn vị 2013 2014 2015 2016 163.000 248.000 256.000 265.000 148.000 225.680 217.600 201.400 15.000 22.320 38.400 63.600 90,7 90,1 85 76 40.400 45.600 48.700 60.500 1. Vật chất + Vốn ngân sách cấp Triệu đồng + Vốn tự bổ sung Triệu đồng + Tổng vốn ngân sách/Tổng vốn cố định % 2.Vốn lưu động + Vốn ngân sách cấp + Vốn tự bổ sung Triệu đồng 34.340 36.480 43.830 48.400 + Vốn vay ngân hàng Triệu đồng 6.060 9.120 4.870 12.100 + Tổng vốn ngân sách/Tổng vốn lưu động. Triệu đồng 0 0 0 0 % 85 80 90 80 3.Doanh thu Triệu đồng 76.020 99.408 194.192 + % so với năm trước % 139,2% 130,76 104,8 4. Nộp NSNN. Triệu đồng 3.149 4.300 4.000 + % so với năm trước % 99% 136 93 5.Lợi tức thực hiện Triệu đồng 1.423 3.865 4.300 + % so với năm trước % 3,8 2,71 1,11 54.578 3.155 374 12 Nguồn: Công ty TNHH đầu tư thương mại Chung Anh - Phòng Kế toán Qua số liệu trong bảng trên chúng ta có nhận xét chung là tình hình tài chính của Công ty là tương đối khả quan, các chỉ số trên cho thấy hoạt động của Công ty đang trên đà phát triển mạnh. - Vốn kinh doanh: (vốn cố định và lưu động) năm sau cao hơn năm trước. - Vốn kinh doanh chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp, vốn tự bổ sung có xu hướng tăng cao chứng tỏ Công ty có tích luỹ để đầu tư phát triển. - Công ty luôn chủ động về tài chính không vay vốn ngân hàng. Doanh thu vận tải và các khoản nộp ngân sách Nhà nước tăng liên tục qua các năm chứng tỏ tình hình kinh doanh của Công ty là rất khả quan. Với khả năng tài chính tương đối mạnh Công ty có thể thực hiện được các chương trình đầu tư phát triển, đầu tư xây dựng cơ bản tiêu biểu là năm 2016 công ty đã đầu tư xây dựng cơ bản trên 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, vì nguồn vốn ngân sách cấp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh nên Công ty cũng chịu sự phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn này mà ảnh hưởng đến sự năng động, tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, là một công ty có sự tiếp cận nhanh nhạy với sự phát triển của thị trường, Công ty đã không ngừng đổi mới bản thân cũng như các dịch vụ của mình để đảm bảo được vị thế của mình trên thị trường và khẳng định mình trên thị trường Việt Nam, cũng như trên thị trường quốc tế. 1.2.2.2. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực đối với bất cứ doanh nghiệp dịch vụ nào cũng đều là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp đó trên thương trường. Đội ngũ nhân lực phải đảm bảo cả về số lượng cũng như chất lượng thì doanh nghiệp mới có thể làm tốt công tác phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải, nếu chỉ đáp ứng được về quân số mà không đảm bảo được trình độ của nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải thì doanh nghiệp cũng không thể đứng vững trên thương trường đầy tính cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh đó nếu không đáp ứng được số lượng cán bộ công nhân viên đảm trách thì doanh nghiệp cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh như là không thể bao quát hết khối lượng công việc do thiếu nhân sự, không đảm bảo tiến độ công việc nếu như thiếu nhân công…Do vậy cần một đội ngũ nhân lực đủ về số lượng và chất lượng 13 cho công tác phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải của doanh nghiệp. Một nguồn nguồn nhân lực tốt, chất lượng sẽ là tiền đề cho sự phát triển và tăng cường mạnh mẽ của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập WTO, cần có những giải pháp cụ thể cho nguồn nhân lực trong doanh nghiệp để thúc đẩy sự phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải trước những khó khăn thách thức trong thời gian tới. Là một trong những công ty hàng đầu ở Việt Nam, là thể nói Công ty là nơi tập trung nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Đội ngũ cán bộ đều được đào tạo tại các trường Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Giao thông Vận tải... một số cán bộ đã qua các khoá đào tạo nghiệp vụ trong và ngoài nước. Đặc biệt nổi bật về đội ngũ cán bộ công nhân viên là những cán bộ tuổi đời bình quân còn khá trẻ (dưới 30 tuổi chiếm 41,3%, từ 30 đến 40 tuổi chiếm 32,1 %), số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ cao là 51,3% và đây trở thành một ưu thế mà không phải công ty nào cũng có, tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ làm công tác quản lý cũng chiếm tỷ lệ khá lớn so với các doanh nghiệp khác, năm 2009 là 30,2%. Đó là do đặc điểm phải đảm nhận một số công tác quản lý đối với các chi nhánh các công ty liên doanh nên tỷ lệ cán bộ làm công tác quản lý cao. Để giảm tỷ lệ này xuống công ty đã phải có những nỗ lực rất lớn trong việc đổi mới chính sách quản lý, sắp xếp lại các phòng ban nhằm đạt được hiệu quả công việc tối đa với số lượng công nhân viên tối thiểu. Bảng 1.2. cơ cấu nhân lực Tổng Theo giới Theo vị trí số tính công tác Theo trình độ Theo độ tuổi Nam Nữ Q.lý KD Dưới ĐH Đại học Trên ĐH <30 30-40 >40 Số LĐ (người) 230 130 100 64 166 74 106 54 95 74 61 Tỷ lệ (%) 100 56 44 27,8 72,1 32,1 46 23,4 41,3 32,1 26,5 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ 14 1.2.2.3. Trang thiết bị, cơ sở vật chất Sự yếu kém, lạc hậu và quá tải về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, phương tiện vận tải đường bộ cũng như hệ thống các kho tàng và công nghệ thông tin chưa hỗ trợ hiệu quả nên chi phí khá cao,. Hạ tầng cơ sở và các trang thiết bị dành cho vận tải còn yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ; hệ thống kho bãi quy mô nhỏ, rời rạc; các phương tiện, trang thiết bị như xe nâng hạ hàng hoá, dây chuyền, băng tải, phương tiện đóng gói mã hóa, hệ thống đường ống, đèn chiếu sáng... nói chung còn thô sơ, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động này. Điều này đã làm cho chi phí của dịch vụ cao lên, làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như hiệu quả của dịch vụ. 1.2.2.4. Trình độ và khả năng quản lý 1.3. Thực trạng thúc đẩy dịch vụ giao nhận vận tải tại công ty TNHH đầu tư thương mại Chung Anh.giai đoạn 2013-2016 1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH đầu tư thương mại Chung Anh.giai đoạn 2013-2016 1.3.1.1. Thị trường và khách hàng Với thị trường trong nước thì Công ty đã thiết lập ở các tỉnh, thành phố quan trọng là đầu mối để phát triển thị trường đó là: Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay đều đã tiến hành cổ phần hoá và quá trình kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải đã có hiệu quả cao. Hàng năm, ngoài văn phòng công ty thì các chi nhánh đã đóng góp khoảng 90% doanh thu. Trên thị trường nội địa thì Công ty là đơn vị hoạt động rất có hiệu quả trong việc giao nhận hàng hoá và Công ty có uy tín cao cũng như chất lượng dịch vụ nhưng doanh thu hàng năm theo ước tính thì cũng chỉ khoảng 30% trong tổng doanh thu thu được từ hoạt động giao nhận vận tải, điều này là do giá trị hợp đồng cũng như lợi nhuận của dịch vụ giao nhận vận tải trong nước là không lớn. Mặc dù vậy với sự tăng trưởng cao của nền kinh tế trong thời gian tới thì thị trường nội địa thực sự là một thị trường tiềm năng và cơ hội để phát triển dịch vụ giao nhận vận tải là rất cao. 15 Bảng 1.3: Doanh thu hoạt động giao nhận vận tải nội địa của công ty Đơn vị: tỷ đồng Năm Tổng DT nội địa DT từ giao nhận DT từ vận tải 2013 40,99 26,23 14,76 2014 49,57 31,72 17,85 2015 2016 62,41 81,14 39,94 51,929 22,47 29,211 Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu. 1.3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH đầu tư thương mại Chung Anh.giai đoạn 2013-2016 Bảng 1.4. kết quả kinh doanh Các hình thức giao nhận 2013 Giá trị 2014 Tỷ lệ Giá trị 2015 Tỷ lệ (%) Giá trị (%) 2016 Tỷ lệ Giá trị (%) Tỷ lệ (%) Giao nhận bằng đường 45.210 55,51 55.100 61,38 57.411 59,37 54.245 58,43 22.014 27,03 24.280 27,04 15.241 15,76 14.411 15,52 bằng đường 14.217 17,45 10.380 11,56 24.046 28,86 24.176 26,04 hàng không Tổng 81.441 100 89.760 100 96.698 100 92.832 100 biển Giao nhận bằng đường bộ Giao nhận Số liệu ở bảng đã cho thấy rằng hàng hóa quốc tế xuất khẩu được vận chuyển bằng đường biển có giá trị lớn nhất qua cả bốn năm từ năm 2013-2016, tăng mạnh từ 45.210 triệu đồng năm 2013 tới 55.100 triệu đồng năm 2014, tăng hơn 9.590 triệu đồng chỉ trong vòng một năm. Tuy nhiên từ năm 2014 tới năm 2015, sự chênh lệch này có xu hướng giảm dần và chỉ còn lại 2.311 triệu đồng, nhưng vẫn thể hiện sự tăng trưởng về giá trị vào năm 2015. Do ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới mà số lượng hàng hóa được Công ty giao nhận đã giảm một cách đáng kể, 3.166 triệu đồng phần trăm của giao nhận hàng hóa 16 quốc tế bằng đường biển mà năm 2016 đạt được là 58,43% tăng so với năm 2014 và 2015 nhưng giảm so với năm 2016. Đứng thứ hai là giao nhận bằng đường bộ, các mặt hàng được giao nhận qua các container, tàu hỏa là chủ yếu với giá trị chỉ bằng một nửa so với giao nhận bằng đường biển.  Năm 2013 giá trị giao nhận là 22.014 triệu đồng chiếm 27,03%  Năm 2014, con số này chỉ tăng là 0.01%, khác xa so với hình thức giao nhận bằng đường biển, tỉ trọng chiếm trong tổng thể các hình thức không chênh lệch mấy so với năm 2005 và mức độ tăng trưởng chỉ là 2.266 triệu đồng.  Năm 2013, giá trị này đã giảm xuống chỉ còn 15.241 triệu vì mức độ tăng trưởng của nền kinh tế, mở rộng giao lưu với các nước khác trên thế giới, và dịch vụ bằng đường bộ trở nên kém linh hoạt hơn các hình thức khác  Chính vì vậy, năm 2016 hình thức này chỉ chiếm 15,52% tương ứng với giá trị giao nhận là 14.411 triệu đồng giảm tương đối so với 3 năm trước. Cuối cùng là giao nhận hàng hóa quốc tế qua đường hàng không, loại hình này mới phát triển vài năm gần đây theo nhu cầu nhanh chóng, gọn nhẹ và tốc độ đối với những hàng hóa nhạy cảm, không để lâu theo thời gian và theo yêu cầu của khách hàng.  Năm 2013, do sự phát triển vượt bậc về công nghệ, và phương tiên, nên nhu cầu sử dụng loại hình vận chuyển này đã tăng lên một mức đáng kinh ngạc hơn gấp 2 lần so với năm 2014, đạt mức giá trị là 24.046 triệu chiếm 28,86%.  Năm 2016, công ty vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định, với giá trị là 24.176 triệu đồng tăng nhẹ so với năm 2015. Bảng 1.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Đơn vị: Tỷ VNĐ. Các chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Doanh số 176,095 206,918 251,315 296,204 17 Lợi nhuận 49,234 59,676 52,457 55,020 Nộp ngân sách 21,233 27,854 30,689 53,153 Thu nhập bình quân(Tr đ) 2,572 2,793 3,313 3,500 Bảng 1.6: Số lượng hợp đồng Công ty đã ký kết trong thời kì 2013-2016 Đơn vị: Triệu đồng Năm Hợp đồng giao nhận bằng Hợp đồng giao nhận Số hợp đồng đường biển Trị giá 122.817,0 2013 224 2014 2015 347 478 6 163.865 178.438 2016 374 189.921 Tỷ trọng (%) Số hợp đồng Trị giá 101 61.254 49,87 189 214 95.457 98.210 58,25 55,03 184 97.140 51,14 Nguồn: Phòng Tổng Hợp 1.3.2. Nội dung thúc đẩy dịch vụ giao nhận vận tải tại công ty TNHH đầu tư thương mại Chung Anh.giai đoạn 2013-2016 1.3.2.1. Mở rộng thị trường theo chiều rộng Ổn định và mở rộng thị trường thực chất là các nỗ lực của doanh nghiệp nhằm củng cố mối quan hệ chặt chẽ thường xuyên với khách hàng cũ, thiết lập mối quan hệ với khách hàng mới. + Mở rộng thị trường theo chiều rộng nghĩa là lôi kéo khách hàng mới, khách hàng theo khu vực địa lý, tăng doanh số bán với khách hàng cũ. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ Phân loại theo mối quan hệ giữa người mua và người bán 18 Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt thì việc ổn định và mở rộng thị trường đối với các doanh nghiệp là điều kiện cần thiết để tồn tại . Nếu ổn định được xem là cách thức "phòng thủ" thì mở rộng thị trường là một phương pháp "tấn công để phòng thủ" cố gắng giữ vững "miếng bánh" - phần mà thị trường đẫ trao cho mình. 1.3.2.2. Mở rộng thị trường theo chiều sâu + Mở rộng thị trường theo chiều sâu nghĩa là phân đoạn cắt lớp thị trường để thoả mãn nhu cầu muôn hình muôn vẻ của con người, mở rộng chiều sâu là qua sản phẩm để thoả mãn từng lớp nhu cầu để từ đó mở rộng theo vùng địa lý. Đó là vừa tăng số lượng sản phẩm bán ra, vừa tạo nên sự đa dạng về chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Đó là việc mà doanh nghiệp giữ vững, thậm chí tăng số lượng sản phẩm cũ đã tiêu thụ trên thị trường đó. Sự đa dạng hoá về chủng loại mặt hàng và nâng cao số lượng bán ra và mở rộng thị trường theo chiều sâu. 1.3.3. Biện pháp thúc đẩy dịch vụ giao nhận vận tải tại công ty TNHH đầu tư thương mại Chung Anh.giai đoạn 2013-2016 1.3.3.1. Biện pháp mở rộng theo chiều rộng * Thị trường nội địa. Với thị trường trong nước thì Công ty đã thiết lập hầu hết các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố quan trọng là đầu mối để phát triển thị trường đó là: Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay các chi nhánh đều đã tiến hành cổ phần hoá và quá trình kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải đã có hiệu quả cao. Hàng năm, ngoài văn phòng công ty thì các chi nhánh đã đóng góp khoảng 90% doanh thu. Trên thị trường nội địa thì Công ty là đơn vị hoạt động rất có hiệu quả trong việc giao nhận hàng hoá và Công ty có uy tín cao cũng như chất lượng dịch vụ nhưng doanh thu hàng năm theo ước tính thì cũng chỉ khoảng 30% trong tổng doanh thu thu được từ hoạt động giao nhận vận tải, điều này là do giá trị hợp đồng cũng như lợi nhuận của dịch vụ giao nhận vận tải trong nước là không lớn. Mặc dù vậy với sự tăng trưởng cao của nền kinh tế trong thời gian tới thì thị trường nội địa thực sự là một thị trường tiềm năng và cơ hội để phát triển dịch vụ giao nhận vận tải là rất cao. Bảng 1.7 Doanh thu hoạt động giao nhận vận tải nội địa của công ty Đơn vị: tỷ đồng 19 Năm Tổng DT nội địa DT từ giao nhận DT từ vận tải 2013 40,99 26,23 14,76 2014 49,57 31,72 17,85 2015 62,41 39,94 22,47 2016 81,14 51,929 29,211 * Thị trường quốc tế: Hiện nay Công ty đã có hoạt động giao nhận tại nhiều lãnh thổ và khu vực trên thế giới. Doanh thu hàng năm vào khoảng 70% trong tổng số doanh thu về dịch vụ giao nhận vận tải. Các thị trường chính của Công ty là: + Khu vực Đông Nam Á chủ yếu là các nước Asean. + Khu vực Đông Bắc Á với thị trường chính là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. + Khu vực Nam Á với Ấn Độ và Pakistan. + Khu vực Tây Âu chủ yếu là các nước EU25. + Khu vực Đông Âu. + Khu vực Châu Mỹ có Hoa Kỳ, Cu Ba… 1.3.3.2. Biện pháp mở rộng theo chiều sâu Xây dựng chiến lược phát triển thị trường. Thị trường giao nhận vận tải với sự gia tăng ngày càng lớn không chỉ về số lượng các công ty tham gia kinh doanh mà còn cả về các loại hình sản phẩm dịch vụ đã tạo nên một môi trường kinh doanh luôn có những biến động lớn và mức độ cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Để thích nghi với tình hình thị trường mới, tránh được rủi ro và tổn thất trong kinh doanh, công ty cần có chiến lược phát triển thị trường cho thời điểm trước mắt và lâu dài. Chiến lược phát triển của công ty thực chất là chương trình hành động tổng quát hướng tới việc bảo vệ và mở rộng thị phần của công ty trên thương trường. Chiến lược khi đưa ra nên lấy ý kiến của toàn bộ cán bộ công nhân viên để có thể tập hợp được sức mạnh và trí tuệ của tập thể cùng phấn đấu cho mục tiêu chung của toàn công ty. Hiện nay công ty cũng như nhiều công ty khác cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải trên thị trường, tuy đã chú trọng trong việc tìm ra những phương hướng trong phát triển thị trường nhưng thực sự chưa xây dựng chúng thành một chiến lược phát triển thị trường thực sự, có hệ thống và khoa học so với các doanh nghiệp nước ngoài. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng