Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp tăng thu từ dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt ...

Tài liệu Giải pháp tăng thu từ dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam - chi nhánh vũng tàu

.PDF
108
63321
161

Mô tả:

-i- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ***** ĐỖ NGUYỄN HẠ VÂN GIẢI PHÁP TĂNG THU TỪ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009 -i- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ***** ĐỖ NGUYỄN HẠ VÂN GIẢI PHÁP TĂNG THU TỪ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VŨNG TÀU CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ - TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009 -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hỗ trợ từ Thầy hướng dẫn Trần Huy Hoàng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Người viết, Đỗ Nguyễn Hạ Vân - ii - LỜI CÁM ƠN Xin ghi lại nơi đây lòng biết ơn chân thành, sâu sắc của tôi đến Thầy Trần Huy Hoàng – người đã định hướng, giúp tôi phát hiện đề tài và hướng dẫn tận tình, thấu đáo trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Xin cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức và khơi gợi trong tôi niềm ham mê nghiên cứu trong suốt thời gian tôi theo học lớp Cao học Tài chính – Ngân hàng khóa 16. Tôi cũng xin cảm ơn các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu đã có những công trình nghiên cứu trên lĩnh vực tài chính – ngân hàng đã tiếp sức cho tôi về thông tin, tư liệu để tôi hoàn thành đề tài này. TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2009 Đỗ Nguyễn Hạ Vân - iii - MỤC LỤC Trang bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng biểu, biểu đồ Lời mở đầu CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG 1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại ...........................................................Trang 1 1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại .....................................................Trang 1 1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại ..............................................Trang 2 1.2 Các loại hình dịch vụ ngân hàng thương mại ..............................................Trang 3 1.2.1 Khái niệm dịch vụ ngân hàng ...........................................................Trang 3 1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng ......................................................Trang 3 1.2.3 Phân loại dịch vụ phi tín dụng ..........................................................Trang 4 1.2.3.1 Dịch vụ phi tín dụng truyền thống ......................................Trang 5 i, Thanh toán trong nước ...................................................Trang 5 ii, Thanh toán quốc tế .........................................................Trang 5 iii, Kinh doanh ngoại hối .....................................................Trang 6 iv, Dịch vụ ủy thác ..............................................................Trang 7 v, Dịch vụ giữ hộ và ký gửi ...............................................Trang 7 vi, Dịch vụ truyền thống khác .............................................Trang 8 1.2.3.2 Dịch vụ phi tín dụng hiện đại .............................................Trang 8 i, Dịch vụ thẻ .....................................................................Trang 8 ii, Dịch vụ quản lý tiền mặt ..............................................Trang 10 iii, Dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet Banking – Home Banking – Phone Banking – Mobile Banking – PC Banking) Trang 10 iv, Dịch vụ thông tin tư vấn ..............................................Trang 10 - iv - v, Dịch vụ địa ốc ..............................................................Trang 13 vi, Dịch vụ ngân hàng giám sát .........................................Trang 13 vii, Giao dịch các công cụ phái sinh ..................................Trang 14 viii, Môi giới đầu tư chứng khoán .......................................Trang 15 1.3 Bài học kinh nghiệm từ một số ngân hàng thương mại trong nước ...........Trang 15 Kết luận chương 1 ..........................................................................................Trang 20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CƠ CẤU THU NHẬP TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM – CHI NHÁNH VŨNG TÀU 2.1 Sơ lược về vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng TàuTrang 21 2.2 Ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập .......................Trang 23 2.2.1 Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng ....................................Trang 23 2.2.2 Cơ hội ..............................................................................................Trang 23 2.2.3 Thách thức ......................................................................................Trang 24 2.2.4 Điểm mạnh ......................................................................................Trang 25 2.2.5 Điểm yếu .........................................................................................Trang 25 2.3 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của VCB Vũng Tàu ................Trang 26 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh tại VCB Vũng Tàu 2005-2009...................Trang 27 2.4.1 Mạng lưới hoạt động .......................................................................Trang 27 2.4.2 Hoạt động huy động vốn .................................................................Trang 28 2.4.2.1 Tốc độ tăng trưởng ...........................................................Trang 29 2.4.2.2 Thị phần huy động vốn .....................................................Trang 29 2.4.2.3 Cơ cấu huy động vốn ........................................................Trang 30 2.4.3 Hoạt động tín dụng .........................................................................Trang 31 2.4.3.1 Tốc độ tăng trưởng ...........................................................Trang 32 2.4.3.2 Thị phần ............................................................................Trang 32 2.243.3 Chất lượng tín dụng .........................................................Trang 32 2.2.4.4 Cơ cấu dư nợ .....................................................................Trang 33 2.4.4 Hoạt động bảo lãnh .........................................................................Trang 35 -v- 2.4.5 Hoạt động dịch vụ ...........................................................................Trang 35 2.4.5.1 Kinh doanh ngoại tệ ..........................................................Trang 36 2.4.5.2 Thanh toán quốc tế ...........................................................Trang 38 2.4.5.3 Thanh toán trong nước ......................................................Trang 40 2.4.5.4 Thanh toán và phát hành thẻ..............................................Trang 41 2.4.5.5 Dịch vụ ngân quỹ...............................................................Trang 43 2.4.5.6 Hoạt động dịch vụ khác .....................................................Trang 43 2.5 Kết cấu nguồn thu tại VCB Vũng Tàu .......................................................Trang 44 2.5.1 Thu nhập từ hoạt động tín dụng – bảo lãnh ....................................Trang 45 2.5.2 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng ...................................Trang 47 2.6 Đánh giá khả năng cạnh tranh của VCB Vũng Tàu trong hoạt động dịch vụ ngân hàng với các ngân hàng thương mại cùng địa bàn .....................................Trang 48 2.6.1 Điểm mạnh ......................................................................................Trang 48 2.6.2 Điểm yếu .........................................................................................Trang 49 2.7 Các nguyên nhân làm hạn chế trong việc nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ phi tín dụng của VCB Vũng Tàu ...........................................................................Trang 53 2.7.1 Nguyên nhân khách quan ................................................................Trang 53 2.7.2 Nguyên nhân chủ quan ...................................................................Trang 54 Kết luận chương 2 ..........................................................................................Trang 56 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG THU TỪ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VŨNG TÀU 3.1 Định hướng phát triển của VCB Vũng Tàu ...............................................Trang 57 3.1.1 Dự báo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2015.... .......................................................................................................Trang 57 3.1.2 Chiến lược phát triển của VCB Việt Nam đến năm 2015 ...............Trang 58 3.1.3 Chiến lược phát triển của VCB Vũng Tàu đến năm 2015...............Trang 59 3.2 Giải pháp tăng thu từ dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu ...............................................................Trang 60 - vi - 3.2.1 Thâm nhập thị trường và thu hút khách hàng .................................Trang 60 3.2.2 Mở rộng thị trường và quản lý khách hàng ....................................Trang 61 3.2.3 Phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến .........................................Trang 65 3.2.4 Phát triển các dịch vụ ngân hàng tận nơi ........................................Trang 66 3.2.5 Hoàn thiện và mở rộng các sản phẩm dịch vụ sẵn có .....................Trang 67 3.2.6 Phát triển dịch vụ mới .....................................................................Trang 70 3.2.7 Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ .......................................................Trang 70 3.2.8 Phát triển công nghệ thông tin ........................................................Trang 71 3.2.9 Nâng cao chất lượng và quản lý nguồn nhân lực ...........................Trang 72 3.2.10 Xây dựng chiến lược Marketing ...................................................Trang 75 3.2.11 Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng .................................Trang 75 3.3 Giải pháp hỗ trợ ..........................................................................................Trang 76 3.3.1 Kiến nghị với VCB Việt Nam ........................................................Trang 76 3.3.1.1 Xây dựng nhóm sản phẩm dịch vụ theo đối tượng khách hàng ........ ............................................................................................Trang 76 3.3.1.2 Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại – phù hợp – an toàn ....................................................................................Trang 76 3.3.1.3 Chuẩn hóa quy trình – mẫu biểu trong hệ thống .................Trang 76 3.3.1.4 Xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp, phân minh ....................Trang 77 3.3.1.5 Xây dựng biểu phí, lãi suất, tỷ giá phù hợp với tình hình kinh tế ..... ............................................................................................Trang 77 3.3.1.6 Tăng cường công tác xây dựng thương hiệu, hình ảnh VCB............. ............................................................................................Trang 78 3.3.2 Kiến nghị với NHNN, các Bộ, Ngành, Chính phủ .................................Trang 78 Kết luận chương 3 ...........................................................................................Trang 80 KẾT LUẬN .....................................................................................................Trang 81 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - vii - DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACB Ngân hàng TMCP Á Châu AGRIBANK Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam ANZ BANK Australia Newzeland Bank ATM Automatic Teller Machine BIDV Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam CTCP Công ty cổ phần DNNN Doanh nghiệp Nhà nước DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam EXIMBANK Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam FPT Công ty là Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT L/C Thư tín dụng NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHNT Việt Nam Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam NHNT Vũng Tàu Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Vũng Tàu OCEAN BANK Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương PTSC Công ty cổ phần dịch vụ dầu khí PVD Tổng công ty cổ phần Khoan và dịch vụ khoan dầu khí PVGAS Tổng công ty khí Việt Nam - Công ty TNHH một thành viên PVN Tập đoàn dầu khí quốc gia SACOMBANK Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín TCTD Tổ chức tín dụng TECHCOMBANK Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương VCB HCM Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN TP.Hồ Chí Minh VCB Việt Nam Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - viii - VCB Vũng Tàu Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu VIB Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế VNPT Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam VIETSOVPETRO Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro WTO Tổ chức thương mại thế giới - ix - DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Thu nhập từ hoạt động dịch vụ thuần của một số ngân hàng Bảng 2.1: Số dư huy động vốn của VCB Vũng Tàu giai đoạn 2005 – 2009 Bảng 2.2: Thị phần huy động vốn của VCB Vũng Tàu 2005 – 2009 Bảng 2.3: Dư nợ cho vay tại VCB Vũng Tàu giai đoạn 2005 – 2009 Bảng 2.4: Thị phần tín dụng của VCB Vũng Tàu 2005 – 2009 Bảng 2.5: Doanh số mua bán ngoại tệ của VCB Vũng Tàu giai đoạn 2005 – 2009 Bảng 2.6: Tình hình phát hành và thanh toán thẻ của VCB Vũng Tàu 2005 – 2009 Bảng 2.7: Thu nhập – Chi phí tại VCB Vũng Tàu 2005 – 2009 -x- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Hoạt động bảo lãnh của VCB Vũng Tàu giai đoạn 2005 – 2009 Biểu đồ 2.2: Hoạt động thanh toán quốc tế của VCB Vũng 2005 – 2009 Biểu đồ 2.3: Hoạt động thanh toán trong nước của VCB Vũng Tàu 2005 – 2009 Biểu đồ 2.4: Kết cấu thu nhập tại VCB Vũng Tàu 2005 – 2009 - xi - LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo xu hướng phát triển của ngành ngân hàng trên thế giới, doanh thu tập trung chủ yếu vào hoạt động dịch vụ. Tại các nước trong khu vực, tỷ trọng thu từ hoạt động phi tín dụng của NHTMCP thường từ 25% trở lên và đối với những ngân hàng lớn trên thế giới, tỷ trọng này là hơn 60%. Tại Việt Nam, theo thông tin được đưa ra tại hội thảo kinh doanh VietAbroader Business Conference 2008 tổ chức tại TP.HCM, 95% doanh thu của các ngân hàng thương mại Việt Nam tập trung vào lĩnh vực tín dụng. Chính vì phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động truyền thống là cấp tín dụng nên năm 2008, khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện một số biện pháp như: tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, bán tín phiếu bắt buộc cho các ngân hàng thương mại, khống chế mức tăng trưởng tín dụng 30% để thắt chặt tiền tệ nhằm chống lạm phát đã tác động rõ đến doanh thu, lợi nhuận và uy tín của các ngân hàng. Hoặc xét trong tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ và lan rộng đến Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam với tình trạng lạm phát cao và có dấu hiệu đình trệ đã tác động tiêu cực đến doanh thu từ lĩnh vực tín dụng của các ngân hàng thương mại. Với áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng khi các ngân hàng nước ngoài đã chính thức được phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam và hoạt động như một ngân hàng nội địa, thì bên cạnh những khó khăn, thách thức đó còn là yêu cầu được đặt ra ngày càng cao từ phía khách hàng ở các hoạt động dịch vụ phi tín dụng với những sản phẩm vốn được xem là ít hấp dẫn, kém phong phú, chưa linh hoạt … Giờ đây, các ngân hàng thương mại cần nhìn lại mình và đề ra hướng đi thích hợp để đảm bảo hiệu quả kinh doanh cũng như đạt đến mức phát triển bền vững cho chính mình và góp phần tạo nên sự bình ổn của thị trường tài chính của quốc gia. VCB đang hướng đến mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính – ngân hàng có quy mô lớn trong khu vực mà VCB Vũng Tàu là một chi nhánh trong hệ thống. VCB Vũng Tàu cũng là một trong những chi nhánh ngân hàng có thời gian hoạt động lâu năm nhất và giữ vai trò chủ lực trên địa bàn với những đóng góp quan trọng cho - xii - ngành ngân hàng tỉnh BRVT. Tuy nhiên, VCB Vũng Tàu vẫn chưa thể tận dụng hết năng lực tài chính, kinh nghiệm, uy tín của mình để thay đổi nhanh cơ cấu nguồn thu. Xuất phát từ những đòi hỏi mang tính thực tiễn và nhu cầu cấp thiết ở VCB Vũng Tàu, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu hóa, xu thế phát triển của nền kinh tế có sự quản lý gián tiếp của Chính phủ, tôi chọn đề tài: “Giải Pháp Tăng Thu Từ Dịch Vụ Phi Tín Dụng Tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi Nhánh Vũng Tàu” với mong muốn góp phần vào sự phát triển bền vững của chi nhánh. Đề tài nghiên cứu này dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn sau: 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại, các loại hình dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại, tầm quan trọng và lợi ích từ việc nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ với bối cảnh hội nhập kinh tế. - Tìm hiểu các yếu tố tác động đến hoạt động dịch vụ phi tín dụng tại VCB Vũng Tàu. Đề tài tập trung phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh, phân tích cơ hội, thách thức của VCB Vũng Tàu trong hoạt động thu dịch vụ so với các NHTM cùng địa bàn. - Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm gia tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của VCB Vũng Tàu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng kết hợp với so sánh sự tăng trưởng và tỷ trọng hoạt động dịch vụ phi tín dụng của VCB Vũng Tàu; đánh giá thị phần, định mức hiệu quả và mức độ cạnh tranh của từng dịch vụ so với các NHTM trên địa bàn. - Phạm vi nghiên cứu: kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng tại VCB Vũng Tàu giai đoạn 2005 – 2008, quý 1/2009. Ngoài ra, đề tài còn đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng, môi trường pháp lý, … 4. Phương pháp nghiên cứu - xiii - - Sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh, phân tích. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng trong giai đoạn hội nhập. Dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2005 – 2008, quý I/2009 là cơ sở để phân tích và đề xuất các giải pháp để tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của VCB Vũng Tàu. - Nguồn số liệu: thu thập và xử lý thông tin qua hai nguồn: + Dữ liệu nội bộ tại VCB Việt Nam và VCB Vũng Tàu: kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2005 – 2008, quý I/2009 của VCB Vũng Tàu, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo thu nhập – chi phí, Báo cáo quyết toán, … + Dữ liệu của các NHTM trên địa bàn được cung cấp bởi NHNN Tỉnh BRVT. + Thu thập dữ liệu, thông tin từ các nguồn: các bài viết, bài báo, bài phân tích của các chuyên gia kinh tế – Thầy Cô, thông tin thương mại, báo cáo thường niên, … 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: - Ý nghĩa khoa học: hệ thống những lý luận về ngân hàng thương mại, về sản phẩm dịch vụ ngân hàng. - Ý nghĩa thực tiễn: đề xuất các giải pháp dựa trên các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại giúp VCB Vũng Tàu duy trì thế mạnh về hoạt động dịch vụ ngân hàng vốn là một thị trường đầy tiềm năng. Qua đó, góp phần tăng tỷ trọng thu dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của VCB Vũng Tàu nói riêng và hệ thống VCB nói chung để có thể phát triển bền vững. -1- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG 1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại Khoảng 3.500 năm trước công nguyên, cư dân trên thế giới đã biết gởi tiền, các đồ vật quý cho địa chủ, lãnh chúa, nhà thờ, … để phòng xảy ra mất mát khi các định chế nhà nước, pháp luật chưa rõ ràng, trộm cắp xảy ra khắp nơi. Đến kỳ hạn, họ lấy tài sản ra và trả công cho việc cất giữ. Đó là hình thái sơ khai của ngân hàng. Sau đó, vào khoảng 2.000 năm trước công nguyên, những người “giữ tiền” này đã nghiễm nhiên trở thành chủ ngân hàng khi có hai phát kiến quan trọng xảy ra: - Xuất hiện hình thức thanh toán chứng thư xác nhận tiền có gởi ở ngân hàng. - Chủ ngân hàng có thể đem tiền gửi cho thương nhân vay và lấy lời. Khoản tiền lời này chia cho những người gởi tiền và chủ ngân hàng. Và cứ thế ngân hàng được hình thành đến hôm nay. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa, ngân hàng thương mại (NHTM) đã hình thành. Đầu tiên, NHTM là trung gian tài chính chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế. NHTM đảm nhận việc luân chuyển vốn giữa người cho vay và người đi vay theo phương thức gián tiếp. Sự tồn tại về mặt số lượng và chất lượng của NHTM đã khẳng định tốc độ phát triển của nền kinh tế trong một quốc gia. Tại Việt Nam, có khá nhiều định nghĩa về NHTM và hoạt động NHTM như: NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nhiệm vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán (Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990). NHTM là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các -2- mục tiêu kinh tế của Nhà nước (Khoản 2 Điều 1, Nghị định chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000). Mặc dù có nhiều cách nhìn khác nhau, nhưng tựu trung lại NHTM là cầu nối giữa người gởi tiền và người đi vay cũng như phục vụ cho mọi nhu cầu vốn xuất hiện trong xã hội. Như vậy, có thể định nghĩa một cách khái quát như sau: NHTM là loại hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ với các hoạt động chủ yếu là huy động vốn, cho vay, đầu tư và các hoạt động dịch vụ khác nhằm tối đa hóa lợi nhuận. 1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại NHTM thực hiện hai chức năng cơ bản: trung gian tín dụng; trung gian thanh toán và cung ứng các dịch vụ ngân hàng. - Trung gian tín dụng: Đây là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NHTM vì góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. NHTM với vai trò trung gian huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế chuyển thành các khoản tín dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế – xã hội, cá nhân, … đầu tư thúc đẩy quá trình tái sản xuất phát triển. Trong quá trình cấp tín dụng, ngân hàng thẩm định lại thông tin để hạn chế tình trạng “thông tin bất cân xứng” giữa các khách hàng. Điều này làm tăng hiệu quả thị trường, tạo khả năng sinh lợi cho ngân hàng – nơi có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm đánh giá các dự án đầu tư. Khi thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng và thanh toán trong hệ thống ngân hàng, các NHTM có khả năng tạo ra một lượng tiền mới gọi là bút tệ góp phần phục vụ cho nhu cầu chu chuyển và phát triển của nền kinh tế. - Trung gian thanh toán – cung ứng các dịch vụ ngân hàng Thay mặt khách hàng, NHTM đứng ra thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại thông qua việc cung cấp thêm các dịch vụ khác hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh chủ yếu của mình và góp phần gia tăng đáng kể nguồn thu cho ngân hàng mà không chịu sự tác động của chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, lãi suất, .... Để việc thanh toán diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, an toàn, tiết kiệm chi phí, NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều -3- hình thức thanh toán như: ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc, thẻ thanh toán, … Khi các NHTM thực hiện tốt chức năng này sẽ làm giảm khối lượng tiền mặt lưu hành, giảm chi phí in tiền, vận chuyển, bảo quản, … góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển tiền – hàng, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. 1.2 Các loại hình dịch vụ ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm dịch vụ ngân hàng Dịch vụ ngân hàng là một loại hình cơ bản trong số các loại hình dịch vụ tài chính, đây cũng là loại hình dịch vụ xuất hiện sớm nhất. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển đa dạng về chủng loại và phong phú về hình thức. Tại Việt Nam hiện nay, vẫn chưa có một khái niệm chính thức về dịch vụ ngân hàng. Có thể hiểu dịch vụ ngân hàng theo nghĩa rộng là tất cả các dịch vụ mà hệ thống ngân hàng có thể cung cấp cho nền kinh tế. Theo Luật Các Tổ chức tín dụng do Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 1997 và sửa đổi năm 2004, dịch vụ ngân hàng cũng đã được đề cập tới tại khoản 1 và khoản 7 điều 20, nhưng không có định nghĩa và giải thích cụ thể. Theo Luật, toàn bộ “hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng” được bao hàm cả ba nội dung: nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. WTO đưa ra định nghĩa: “một dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính được một nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp”. Trong Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, cũng nêu lên cách phân loại dịch vụ ngân hàng tương tự như WTO. Nói chung, mặc dù ở Việt Nam, khái niệm dịch vụ ngân hàng chưa được đề cập tới một cách đầy đủ trong Luật các Tổ chức tín dụng nhưng theo thông lệ quốc tế, dịch vụ ngân hàng có thể hiểu là toàn bộ các dịch vụ liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối, ... mà hệ thống các ngân hàng cung ứng cho nền kinh tế. 1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng -4- Các loại dịch vụ nói chung và dịch vụ ngân hàng nói riêng đều có những đặc điểm chung là: - Tính vô hình: đây là đặc điểm chủ yếu để phân biệt sản phẩm dịch vụ ngân hàng với các sản phẩm của ngành sản xuất vật chất khác trong nền kinh tế quốc dân. Đặc điềm này làm cho việc đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng trở nên khó khăn ngay cả khi khách hàng đang sử dụng chúng. Vì thế, các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng rất chú trọng đến việc củng cố niềm tin đối với khách hàng bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường quảng bá hình ảnh, uy tín. - Tính không thể tách biệt hay không chia cắt: là đặc điểm phát sinh do quá trình cung cấp dịch vụ và quá trình sử dụng dịch vụ xảy ra đồng thời. Mặt khác, quá trình cung ứng dịch vụ này được tiến hành theo những qui định nhất định, không có sản phẩm dở dang, dự trữ lưu kho, mà sản phẩm được cung ứng trực tiếp cho người sử dụng khi và chỉ khi khách hàng có nhu cầu và đáp ứng những điều kiện của nhà cung cấp. Đặc tính này sẽ chi phối việc xác định giá cả dịch vụ (lãi, phí) nhằm đảm bảo cả người sử dụng và tổ chức cung ứng dịch vụ cùng tồn tại, cùng có lợi và phát triển bền vững. - Tính không ổn định và khó xác định: vì một sản phẩm dịch vụ ngân hàng dù lớn hay bé (xét về qui mô) đều không đồng nhất về thời gian, cách thức, điều kiện thực hiện vì vậy rất khó xác định. Chất lượng của mỗi sản phẩm dịch vụ ngân hàng được cấu thành bởi nhiều yếu tố như uy tín của ngân hàng, công nghệ, trình độ nhân viên, khách hàng, ... mà đặc biệt quan trọng là uy tín của ngân hàng cung cấp dịch vụ. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ, nhưng lại thường xuyên biến động nên không ổn định, khó xác định chính xác. 1.2.3 Phân loại dịch vụ phi tín dụng Trong phạm vi nghiên cứu của bài luận văn, người viết chỉ đề cập đến dịch vụ phi tín dụng của NHTM. Vì thế, các khái niệm “dịch vụ”, “sản phẩm dịch vụ” được nêu sau đây để chỉ các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại. -5- 1.2.3.1 Dịch vụ phi tín dụng truyền thống i, Thanh toán trong nước Các giao dịch thương mại, kinh tế, … được kết thúc bằng việc thanh toán. Khách hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt hay thanh toán qua ngân hàng. Khách hàng thường sử dụng thanh toán bằng tiền mặt đối với những giao dịch nhỏ lẻ, giá trị giao dịch thấp. Để an toàn, dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện, khách hàng sẽ chọn thanh toán qua ngân hàng với những giao dịch với giá trị lớn, bị hạn chế về địa lý. Thanh toán qua ngân hàng đem lại những lợi ích sau: - Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hóa. - An toàn cho khách hàng - Tăng nguồn vốn cho ngân hàng để mở rộng đầu tư vào các quá trình tái sản xuất - Giảm tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm chi phí phát hành giúp kiềm chế lạm phát và tiêu cực xã hội - Tiết kiệm thời gian giao dịch, chi phí lưu thông tiền - Đẩy mạnh khoa học – công nghệ phát triển, tạo điều kiện phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng. - Khách hàng được hưởng lãi từ số dư tài khoản tại ngân hàng. Có rất nhiều phương thức thanh toán qua hệ thống ngân hàng như: thanh toán bằng ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, … Ngoài ra, còn có các giao dịch thanh toán giữa các ngân hàng như: thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước, thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng, thu hộ – chi hộ giữa các ngân hàng, … Mặc dù trong từng giao dịch của loại hình dịch vụ này đem lại mức thu khá khiêm tốn cho ngân hàng nhưng do khối lượng giao dịch lớn nên tổng phí thu được là khá lớn. Ngoài ra, nhờ dịch vụ thanh toán mà các ngân hàng sẽ khai thác được nguồn tiền gửi của khách hàng với chi phí thấp. ii, Thanh toán quốc tế Khi tham gia các giao dịch thương mại vượt biên giới, các khách hàng đã sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng như một lời đảm bảo từ phía ngân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng