Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp tăng cao và sử dụng hiệu quả vốn tự có tại nhtmcp á châu...

Tài liệu Giải pháp tăng cao và sử dụng hiệu quả vốn tự có tại nhtmcp á châu

.PDF
103
180
117

Mô tả:

-1- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---○--- TRẦN NGỌC HÀ GIẢI PHÁP TĂNG CAO VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN TỰ CÓ TẠI NHTMCP Á CHÂU Chuyên ngành: NGÂN HÀNG Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BÙI KIM YẾN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2009 -2- LỜI CAM ĐOAN ----------Tôi xin cam đoan luận văn “GIẢI PHÁP TĂNG CAO VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN TỰ CÓ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu của tôi trong suốt thời gian qua. TRẦN NGỌC HÀ -3- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng số liệu, biểu đồ và đồ thị Phần mở đầu CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC NGÂN HÀNG............14 1.1. Những vấn đề chung về vốn tự có................................................................. 14 1.1.1 Khái niệm.................................................................................................... 14 1.1.2. Phân biệt vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn chủ sở hữu, vốn tự có.............. 14 1.1.3. Đặc điểm, chức năng vốn tự có..................................................................15 1.1.3.1. Đặc điểm vốn tự có..................................................................................... 15 1.1.3.2. Chức năng vốn tự có................................................................................... 15 1.1.4. Thành phần của vốn tự có (Theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 và quyết định 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007)...............16 1.1.4.1. Vốn cấp I..................................................................................................... 16 1.1.4.2. Vốn cấp II....................................................................................................17 1.2. 1.2.1. Các phương pháp tăng vốn tự có................................................................... 17 Các áp lực buộc ngân hàng phải tăng vốn tự có......................................... 17 1.2.1.1. Các quy định của Chính phủ về vốn pháp định của ngân hàng.................. 17 1.2.1.2. Các áp lực từ hoạt động kinh doanh............................................................18 1.2.2. Cách xác định mức vốn tự có của ngân hàng..............................................18 1.2.2.1. Xác định mức vốn tự có theo giá trị sổ sách - Chuẩn mực kế toán đã được phổ biến (Generally Accepted Accounting Principle – GAAP)................. 18 1.2.2.2. Xác định mức vốn tự có theo Chuẩn mực kế toán quy tắc (Regulatory Accounting Principle – RAP)......................................................................19 -4- 1.2.2.3. Xác định mức vốn tự có theo giá thị trường (Market Value Capital – MVC) .....................................................................................................................19 1.2.3. Hoạch định nhu cầu vốn ngân hàng............................................................. 20 1.2.4. Phương pháp tăng vốn tự có....................................................................... 21 1.2.4.1. Tăng vốn từ nguồn bên ngoài.......................................................................21 1.2.4.2. Tăng vốn từ nguồn bên trong....................................................................... 22 1.3. Hiệu quả sử dụng vốn tự có của các ngân hàng.............................................22 1.3.1. Danh mục tài sản được tài trợ bằng vốn tự có.............................................22 1.3.2. Các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tự có......................................... 23 1.3.2.1. Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return on equity). Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA - Return On Asset). Mối quan hệ giữa ROE và ROA................................................................. 23 1.3.2.2. Thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, mua cổ phần...................................................................................................................... 25 1.3.2.3. Thu nhập trên cổ phiếu (EPS – Earning per share).....................................25 1.3.2.4. Tỷ số giá thị trường trên thu nhập (Hệ số P/E – Price-earning ratio)......... 25 1.3.2.5. Các chỉ số khác........................................................................................... 26 1.3.3. Đảm bảo các hệ số an toàn có liên quan đến vốn tự có của ngân hàng...... 26 1.3.3.1. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu........................................................................... 26 1.3.3.2. Hiệp định Basel về tiêu chuẩn vốn quốc tế và năm hạng mức cho mức độ tư bản hóa của ngân hàng ......................................................................................27 1.3.3.3. Hệ số giới hạn cho vay, bảo lãnh..................................................................... 28 1.3.3.4. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần....................................................................... 28 1.3.3.5. Giới hạn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán .....................................................................................................................29 1.3.3.6. Hệ số giới hạn huy động vốn........................................................................... 29 1.3.3.7. Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản có (H)......................................... 29 1.3.3.8. Giới hạn mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định của TCTD.................................. 30 1.3.3.9. Điều kiện để mở chi nhánh của các TCTD....................................................... 30 -5- Kết luận chương 1...................................................................................... 31 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG TĂNG VỐN TỰ CÓ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TỰ CÓ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU................... 32 2.1. Giới thiệu về ngân hàng Á Châu (ACB) - Vị thế của ACB so với các ngân hàng TMCP khác.........................................................................................32 2.2. Vốn tự có tại ngân hàng Á Châu................................................................. 33 2.2.1. Vốn của ACB giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008................................. 33 2.2.2. Nguyên nhân phải tăng vốn........................................................................ 36 2.2.3. Cách thức tăng vốn......................................................................................36 2.2.3.1. Cách thức tăng vốn của ACB......................................................................36 2.2.3.2. Cách thức tăng vốn năm 2007, 2008 của ACB........................................38 2.2.3.3. Kế hoạch tăng vốn năm 2009 của ACB...................................................... 38 2.2.4. So sánh quy mô vốn tự có ACB với một số NHTMCP.............................. 39 2.3. Hiệu quả sử dụng vốn tự có tại ACB.......................................................... 43 2.3.1. Các hệ số an toàn có liên quan đến vốn tự có tại ACB............................... 43 2.3.1.1. Tỷ lệ an toàn vốn.........................................................................................43 2.3.1.2. Các giới hạn trong mua sắm tài sản cố định, đầu tư và cho vay của ACB.. 46 2.3.1.3. Giới hạn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán.......................................................................................................... 48 2.3.1.4. Hệ số giới hạn huy động vốn....................................................................... 49 2.3.1.5. Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản có (H)...................................49 2.3.1.6. Điều kiện để mở chi nhánh của các TCTD................................................. 49 2.3.2. Các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tự có tại ACB...........................50 2.3.2.1. Lợi nhuận trước thuế so với vốn chủ sở hữu (ROE)....................................50 2.3.2.2. Thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, mua cổ phần............................................................................................................. 54 2.3.2.3. Lợi nhuận sau thuế so với tổng tài sản có (ROA)........................................ 56 2.3.2.4. Các chỉ tiêu khác của ACB.......................................................................... 57 -6- 2.3.3. So sánh với các NH TMCP khác.................................................................59 2.3.3.1. Tỷ lệ an toàn vốn của các TCTD................................................................. 59 2.3.3.2. Các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tự có tại các TCTD................... 61 2.4. Đánh giá khó khăn và thuận lợi của ACB...................................................65 2.4.1. Đánh giá chung những khó khăn, thuận lợi của ACB.................................65 2.4.2. Đánh giá về thực trạng tăng vốn tự có và hiệu quả sử dụng vốn tự có của ACB.............................................................................................................69 2.4.2.1. Về tăng vốn tự có........................................................................................ 69 2.4.2.2. Về sử dụng vốn tự có.................................................................................. 72 Kết luận chương 2...................................................................................... 60 CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG QUY MÔ VỐN TỰ CÓ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TỰ CÓ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU....................................................................................................................... 75 3.1. Các giải pháp nhằm tăng quy mô vốn tự có một cách hiệu quả..................75 3.1.1. Ứng dụng tỷ lệ an toàn vốn trong việc ước lượng vốn tự có cần thiết cho tương lai tại ACB........................................................................................ 76 3.1.1.1. Các bước thực hiện......................................................................................76 3.1.1.2. Xác định thời điểm tăng vốn....................................................................... 81 3.1.1.3. Phương pháp tăng vốn.................................................................................81 3.1.2. Giải pháp tăng vốn cho ACB giai đoạn 2010-2011.................................... 82 3.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tự có......................................................... 87 3.2.1. Tăng lợi nhuận ngân hàng........................................................................... 87 3.2.1.1. Tăng thu nhập thuần từ lãi tiền gửi, cho vay và đầu tư chứng khoán......... 88 3.2.1.2. Về hoạt động dịch vụ................................................................................. 91 3.2.1.3. Hoạt động kinh doanh ngoại hối................................................................ 91 3.2.1.4. Cắt giảm chi phí điều hành hợp lý cũng có thể tăng lợi nhuận................... 91 3.2.1.5. Nhân sự....................................................................................................... 93 3.2.2. Tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu...................................................................94 3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước............................................................94 -7- 3.3.1. Về các văn bản của NHNN có liên quan đến việc tăng vốn tự có của các NHTMCP.................................................................................................... 94 3.3.1.1. Khắc phục nội lực yếu.................................................................................94 3.3.1.2. Giới hạn khi xác định vốn cấp II trong tính tỷ lệ an toàn vốn các TCTD...94 3.3.1.3. Đơn giản hóa thủ tục phát hành cổ phiếu ra công chúng đối với các NHTMCP.................................................................................................... 96 3.3.2. Về các văn bản của NHNN có liên quan đến việc sử dụng hiệu quả vốn tự có của các NHTMCP...................................................................................96 3.3.2.1. NHNN cần có sự thống nhất trong việc tính giới hạn góp vốn, mua cổ phần của các công ty chứng khoán...................................................................... 96 3.3.2.2. NHNN cần xác định rõ khái niệm “Quỹ dự trữ” trong giới hạn góp vốn, đầu tư của TCTD.........................................................................................97 3.3.3. Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý các TCTD của NHNN............. 98 3.3.4. Nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm tra, giám sát các TCTD của NHNN......................................................................................................... 99 Kết luận chương 3..................................................................................... 100 Phần kết luận........................................................................................................... 101 ......................................................................................................................... Tài liệu tham khảo..................................................................................................102 -8- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Asia Commercial Bank) ACBS Công ty Chứng khoán ACB CP Cổ phiếu CTCK Công ty chứng khoán FDIC Tập đoàm Bảo hiểm tiền gửi Liên Bang Mỹ (Federal Deposit Insurance Corporation) NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần QĐ Quyết định TCTD Tổ chức tín dụng TPCĐ Trái phiếu chuyển đổi TTCK Thị trường chứng khoán TTGDCK Thị trường giao dịch chứng khoán TSCRR Tài sản Có rủi ro EXIM NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) SACOM NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) TECHCOM NHTMCP Kỹ Thương (Techcombank) -9- DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 01 (2.1). So sánh một số chỉ tiêu của các NHTMCP năm 2008 Bảng 02 (2.2.1). Vốn điều lệ của ACB giai đoạn 2001-2008 Bảng 03 (2.2.1). Vốn tự có của ACB giai đoạn 2001-2008 Bảng 04 (2.2.4). Vốn điều lệ của các TCTD giai đoạn 2005-2008 Bảng 05 (2.2.4). Vốn chủ sở hữu của các TCTD giai đoạn 2005-2008 Bảng 06 (2.2.4). Cơ cấu vốn chủ sở hữu của các TCTD năm 2008 Bảng 07 (2.3.1.1). Các chỉ tiêu liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn tại ACB giai đoạn 2001-2008 Bảng 08 (2.3.1.2). Vốn tự có của ACB năm 2008. Bảng 09 (2.3.1.2). Giới hạn mua sắm tài sản cố định, đầu tư và cho vay của ACB năm 2008 Bảng 10 (2.3.2.1). Hiệu quả tài sản và vốn chủ sở hữu của ACB Bảng 11 (2.3.2.2). Các khoản đầu tư chứng khoán, góp vốn mua cổ phần của ACB giai đoạn 2005-2008 Bảng 12 (2.3.2.2). Thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, mua cổ phần của ACB giai đoạn 2005-2008 Bảng 13 (2.3.2.3). Các chỉ tiêu liên quan đến ROA của ACB Bảng 14 (2.3.2.4). Các chỉ tiêu khác có liên quan đến vốn của ACB Bảng 15 (2.3.3.1). Tỷ lệ an toàn vốn của các TCTD Bảng 16 (2.3.3.1). Một số chỉ tiêu của ACB và Eximbank trong năm 2008 Bảng 17 (2.3.3.2). Hiệu quả sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu của các TCTD năm 2008 Bảng 18 (2.3.3.2). Các chỉ tiêu khác có liên quan đến vốn của các TCTD Bảng 19 (3.1.1.1). Tỷ lệ an toàn vốn của ACB ngày 31/12/2008 Bảng 20 (3.1.1.1). Số liệu kế hoạch về tổng tài sản của ACB ngày 31/12/2009 Bảng 21 (3.1.1.1). Ước tính tỷ lệ an toàn vốn của ACB ngày 31/12/2009 Bảng 22 (3.1.1.1). Ước tính vốn đầu tư của ACB năm 2009 - 10 - Bảng 23 (3.1.1.3). Ước tính tỷ lệ an toàn vốn năm 2009 sau khi tăng vốn Bảng 24 (3.1.2). Ước tính kế hoạch tăng vốn tự có năm 2010-2011 Bảng 25 (3.1.2). Ước tính phân phối lợi nhuận năm 2009 Bảng 26 (3.1.2). Ước tính phân phối lợi nhuận năm 2010 Bảng 27 (3.1.2). Phương pháp tăng vốn tự có tại ACB năm 2010-2011 Bảng 28 (3.1.2). Tỷ lệ an toàn vốn sau khi tăng vốn tại ACB (2010-2011) - 11 - DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Biểu đồ 01 (2.2.1). Vốn điều lệ của ACB giai đoạn 2001-2008 Biểu đồ 02 (2.2.1). Vốn tự có và vốn điều lệ của ACB giai đoạn 2001-2008 Biểu đồ 03 (2.2.4). Vốn điều lệ của các TCTD năm 2005-2008 Biểu đồ 04 (2.2.4). Vốn chủ sở hữu của các TCTD năm 2005-2008 Đồ thị 05 (2.3.1.1). Tỷ lệ an toàn vốn của ACB giai đoạn 2001-2008 Biểu đồ 06 (2.3.2.1). Hiệu quả tài sản và vốn chủ sở hữu của ACB năm 2005-2008 Đồ thị 07 (2.3.2.1). Hiệu quả sử dụng vốn của ACB giai đoạn 2005-2008 Biểu đồ 08 (2.3.2.1). Vốn chủ sở hữu của ACB giai đoạn 2001-2008 Đồ thị 09 (2.3.2.2). Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) của ACB năm 20052008 Đồ thị 10 (2.3.2.3). Lợi nhuận sau thuế so với vốn cổ phần (EPS) của ACB năm 2005-2008 Đồ thị 11 (2.3.3.1). Tỷ lệ an toàn vốn của các TCTD năm 2005-2008 Đồ thị 12 (2.3.3.2). Hiệu quả sử dụng vốn của các TCTD năm 2008 Đồ thị 13 (2.3.3.2). Lợi nhuận trước thuế so với vốn cổ phần (EPS) của các TCTD năm 2008. Biểu đồ 14 (3.2.1.4). Chi phí điều hành của ACB năm 2008 Hình 15 (3.2.1.4). Mô hình trước và sau tái cấu trúc nguồn nhân lực của ACB - 12 - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do của việc chọn nghiên cứu đề tài Trong những năm qua, hệ thống NHTM Việt Nam đã phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng hoạt động, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Song, cũng như các chủ thể kinh tế khác, các ngân hàng cũng đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn của quá trình hội nhập. Thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam cho thấy, năng lực cạnh tranh khi bước vào hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều điểm yếu, trong đó biểu hiện quan trọng và nổi bật là quy mô vốn tự có của các NHTM Việt Nam đều thấp so với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và thế giới. Theo định hướng phát triển ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 thì các ngân hàng trong hệ thống các NHTM Việt Nam đều phải tăng vốn tự có. Nếu không tăng vốn, các NHTM có quy mô nhỏ, tầm ảnh hưởng hẹp, kinh doanh không hiệu quả sẽ bị mua lại hoặc sáp nhập, đó là điều khó tránh khỏi. Tăng vốn còn nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn của TCTD. Hiện nay, dù tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng Việt Nam đều đạt mức chuẩn của NHNN (CAR 8%) nhưng quy mô vốn tự có của các NHTM còn quá nhỏ. Vốn tự có thấp, khả năng tích lũy từ nội bộ rất nhỏ nên việc chống đỡ với những hiện tượng đột biến rút tiền gửi, thiếu hụt thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam rất yếu. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn trên, đề tài này đi sâu vào thực trạng vốn tự có của NHTMCP hiện nay, cụ thể là NHTMCP Á Châu (ACB), để từ đó đưa ra những giải pháp tốt nhất nhằm tăng vốn tự có và sử dụng tối ưu vốn tự có tại ACB, thông qua việc đưa ra quy trình ước lượng lượng vốn cần thiết cho tương lai. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu đề tài "Giải pháp tăng cao và sử dụng hiệu quả vốn tự có tại NHTMCP Á Châu" sẽ mang về lợi ích không nhỏ cho ngân hàng nghiên cứu. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là xem xét quá trình tăng vốn tự có của NHTMCP Á Châu trong giai đoạn hiện nay và hiệu quả sử dụng vốn tự có của - 13 - ngân hàng này, đặc biệt trong giai đoạn 2005-2008, đánh giá những mặt còn tồn tại, từ đó đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ACB. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp. Sau khi thống kê, tập hợp được nguồn dữ liệu, kết hợp với các lý luận khoa học, tiến hành so sánh, phân tích để làm rõ và xác định được bản chất vấn đề cần nghiên cứu từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp để giải quyết vấn đề. 4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu, danh mục các biểu đồ và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chương, được kết cấu như sau: - Chương 1: Tổng quan về vốn tự có của các ngân hàng - Chương 2: Thực trạng về khả năng tăng vốn tự có và hiệu quả sử dụng vốn tự có tại NHTMCP Á Châu - Chương 3: Các giải pháp nhằm tăng quy mô vốn tự có và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tự có tại NHTMCP Á Châu. - 14 - CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC NGÂN HÀNG 1.1. Những vấn đề chung về vốn tự có 1.1.1. Khái niệm vốn tự có Về mặt kinh tế, vốn tự có là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp và nó còn được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại. Về mặt quản lý, vốn tự có của ngân hàng được chia làm hai loại: - Vốn tự có cơ bản: là phần vốn tự có hình thành ban đầu và được bổ sung trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định, bao gồm vốn điều lệ, quỹ dự trữ, dự phòng, thặng dư vốn, lợi nhuận không chia và các khoản khác. - Vốn tự có bổ sung: là nguốn vốn tăng thêm khi ngân hàng đã đi vào hoạt động, nó phụ thuộc vào nguồn vốn tự có cơ bản về quy mô và có tính ổn định thấp. Vốn tự có bổ sung bao gồm vốn cổ phần ưu đãi có thời hạn, tín phiếu vốn, trái phiếu chuyển đổi. Ở Việt Nam, theo quy định của luật các TCTD 1998, vốn tự có bao gồm phần giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản nợ khác của TCTD theo quy định của NHNN. Theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN (ban hành ngày 19/4/2005) thì vốn tự có NHTM bao gồm: - Vốn cấp I: gồm vốn điều lệ thực có, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia. - Vốn cấp II: gồm phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định và của các loại chứng khoán đầu tư được định giá lại, trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do TCTD phát hành có thời hạn dài. 1.1.2. Phân biệt vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn chủ sở hữu, vốn tự có - Vốn điều lệ: Theo thông tư 12/2006/TT-BTC (ngày 21/02/2006) v/v hướng dẫn thực hiện Nghị định số 146/2005/NĐ-CP ngày 23/11/2005 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các TCTD, vốn điều lệ là số vốn ghi trong điều lệ của - 15 - TCTD. Vốn điều lệ thực có quy định tại Điều 6 Nghị định số 146 là số vốn điều lệ phản ánh trên sổ kế toán của TCTD. - Vốn pháp định: Vốn pháp định là mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của luật pháp mà một TCTD phải có để được phép hoạt động. - Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là vốn đầu tư của chủ sở hữu, là phần tài sản còn lại sau khi lấy tổng tài sản trừ đi các khoản nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu của TCTD sau khi điều chỉnh thêm một số yếu tố khác (cách tính theo QĐ 457) sẽ có được vốn tự có của TCTD. Thông thường, vốn điều lệ chiếm một tỷ trọng khá lớn trong vốn tự có. Do đó, một TCTD có quy mô vốn tự có lớn thì nguồn vốn điều lệ cũng rất lớn. Bên cạnh đó, việc tính vốn tự có theo QĐ 457 cũng rất phức tạp đối với các TCTD khác (do hạn chế trong khâu thu thập số liệu) nên khi so sánh quy mô vốn ACB với các TCTD khác, tác giả sẽ sử dụng tiêu chí vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ. 1.1.3. Đặc điểm, chức năng vốn tự có 1.1.3.1. Đặc điểm: - Vốn tự có cung cấp nguồn lực cho ngân hàng trong thời gian ngân hàng mới đi vào hoạt động (chưa nhận được tiền gửi từ khách hàng), giúp ngân hàng chống đỡ khi rủi ro phát sinh. - Vốn tự có là nền tảng cho sự tăng trưởng của ngân hàng do nó là nguồn vốn ổn định và luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt động của ngân hàng, có thể sử dụng với kỳ hạn dài mà không phải hoàn trả. - Vốn tự có là cơ sở để hình thành nên các nguồn vốn khác của ngân hàng đồng thời tạo nên uy tín ban đầu, duy trì niềm tin của công chúng vào ngân hàng. - Vốn tự có quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, nó còn là yếu tố để các cơ quan quản lý dựa vào để xác định các tỷ lệ an toàn trong kinh doanh ngân hàng. 1.1.3.2. Chức năng: - Chức năng bảo vệ: vốn tự có giúp ngân hàng bù đắp được những thiệt hại, rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp ngân hàng mất khả - 16 - năng chi trả, vốn tự có sẽ được sử dụng để hoàn trả cho khách hàng, bảo vệ cho khách hàng không bị mất vốn khi gửi tiền tại ngân hàng. - Chức năng hoạt động: vốn tự có có thể sử dụng để cho vay, hùn vốn hoặc đầu tư chứng khoán nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, chức năng này chỉ là thứ yếu do vốn tự có chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh (10-15%) nên lợi nhuận mà nó mang lại cũng không cao. - Chức năng điều chỉnh: vốn tự có là căn cứ để xác định và điều chỉnh các giới hạn hoạt động nhằm đảm bảo ngân hàng an toàn trong kinh doanh. 1.1.4. Thành phần của vốn tự có (Theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 và quyết định 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007) 1.1.4.1. Vốn cấp I: a. Vốn điều lệ: Đối với NHTMCP, vốn điều lệ do các cổ đông đóng góp, bao gồm: - Vốn cổ phần thường: được đo bằng mệnh giá của tổng số cổ phiếu thường hiện hành và được tạo lập khi ngân hàng phát hành các cổ phiếu thường. Cổ tức của cổ phiếu này cao hay thấp phụ thuộc vào kết quả hoạt động của ngân hàng. - Vốn cổ phần ưu đãi: được đo bằng mệnh giá của tổng số cổ phiếu ưu đãi hiện hành, được hình thành khi ngân hàng bán ra các cổ phiếu ưu đãi. Cổ tức của cổ phiếu này thường không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của ngân hàng mà được ấn định bằng một tỷ lệ cố định tính trên mệnh giá cổ phiếu. Vốn điều lệ được sử dụng để xây dựng trụ sở ngân hàng, chi nhánh; mua sắm các trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh; hùn vốn, mua cổ phần, cho vay trung dài hạn, đầu tư chứng khoán; thành lập các công ty trực thuộc… b. Quỹ dự trữ và dự phòng: Các quỹ này có chức năng củng cố và gia tăng năng lực bảo vệ vốn tự có của ngân hàng, bù đắp những thất thoát trong hoạt động tín dụng và chống đỡ thiệt hại khi rủi ro phát sinh. b.1. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: được hình thành nhằm mục đích bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô hoạt - 17 - động của ngân hàng. Hiện nay, ở Việt Nam, các ngân hàng được trích theo tỷ lệ 5% tính trên lãi ròng hàng năm và không được vượt quá mức vốn điều lệ thực có. b.2. Quỹ dự phòng tài chính: tỷ lệ trích bằng 10% lãi ròng hàng năm của ngân hàng, số dư của quỹ không được phép vượt quá 25% vốn điều lệ. c. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ: để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và đổi mới công nghệ trang thiết bị, điều kiện làm việc của TCTD. Mức quỹ này bằng 50% lãi ròng hàng năm của ngân hàng. d. Lợi nhuận không chia (lợi nhuận giữ lại) 1.1.4.2. Vốn cấp II: bao gồm phần thặng dư vốn, đánh giá lại tài sản và một số nguồn vốn dài hạn: - 50% phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định được định giá lại. - 40% phần giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được định giá lại. - Trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do TCTD phát hành có kỳ hạn ban đầu, thời hạn còn lại trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông tối thiểu là 5 năm. - Các công cụ nợ khác là khoản nợ mà chủ nợ là thứ cấp so với các chủ nợ khác, có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm. - Dự phòng chung, tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro. 1.2. Các phương pháp tăng vốn tự có 1.2.1. Các áp lực buộc ngân hàng phải tăng vốn tự có 1.2.1.1. Các quy định của Chính phủ về vốn pháp định của ngân hàng - Để đảm bảo các yêu cầu về năng lực tài chính, quy mô vốn điều lệ của NHTM, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 141/2006/NĐ-CP (ngày 22/11/2006) về danh mục vốn pháp định của các TCTD. Theo đó, TCTD phải có biện pháp bảo đảm số vốn điều lệ thực có tối thiểu tương đương mức vốn pháp định quy định tại Danh mục ban hành kèm theo (Phụ lục 1), chậm nhất vào ngày 31/12/2008 và ngày 31/12/2010. Đối với NHTMCP, vốn điều lệ phải đạt ít nhất 1.000 tỷ đồng vào cuối năm 2008 và 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010. - 18 - 1.2.1.2. Các áp lực từ hoạt động kinh doanh: - Những giới hạn về cho vay, góp vốn, mua cổ phần… buộc ngân hàng phải tăng vốn nhằm đảm bảo không vượt quá các giới hạn trên. - Nhu cầu duy trì và gia tăng lòng tin của công chúng. - Những biến động kinh tế dẫn đến khả năng làm xuất hiện thêm nhiều loại rủi ro buộc ngân hàng phải tăng vốn tự có. - Hoạt động của ngân hàng ngày càng mở rộng, quy mô của ngân hàng ngày càng lớn, ngân hàng thực hiện thêm nhiều nghiệp vụ kinh doanh mới và mở thêm nhiều chi nhánh mới, từ đó đòi hỏi vốn tự có phải tăng lên tương ứng. - Ngân hàng phải tăng vốn tự có để tăng sức cạnh tranh và tăng độ an toàn trong kinh doanh của hệ thống. 1.2.2. Cách xác định mức vốn tự có của ngân hàng 1.2.2.1. Xác định mức vốn tự có theo giá trị sổ sách - Chuẩn mực kế toán đã được phổ biến (Generally Accepted Accounting Principle – GAAP): Giá trị sổ sách của vốn Giá trị sổ = ngân hàng của vốn cổ phần sách của _ sách của các tài sản Mệnh giá = Giá trị sổ khoản nợ Thặng + dư vốn Lợi + nhuận không chia Dự phòng + tổn thất Phần lớn tài sản và nợ được phản ánh vào sổ sách ngân hàng theo giá trị tại thời điểm khoản mục phát sinh. Theo thời gian, lãi suất thay đổi, một vài món nợ hoặc chứng khoán trở nên không thể thu hồi và do đó giá thị trường của chúng sẽ khác rất nhiều so với giá trị sổ sách ban đầu. - 19 - 1.2.2.2. Xác định mức vốn tự có theo Chuẩn mực kế toán quy tắc (Regulatory Accounting Principle – RAP): Vốn RAP = Vốn cổ phần của các cổ đông (cổ phiếu thường, thu nhập giữ lại và dự trữ) + Cổ phiếu ưu đãi vĩnh viễn + Dự phòng tổn thất + Giấy nợ thứ cấp có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu thường + Các khoản khác (như thu nhập từ công ty con, vốn góp vào doanh nghiệp khác) Phương pháp này đã đưa chứng khoán nợ, cổ phiếu trong các công ty con và các khoản dự phòng vào định nghĩa về vốn. Điều này có thể ảnh đến sự an toàn của ngân hàng. 1.2.2.3. Xác định mức vốn tự có theo giá thị trường (Market Value Capital – MVC): MVC = Giá trị thị trường của tài sản (MVA) - = Giá trị thị trường hiện tại của mỗi cổ phiếu x MVC Giá trị thị trường của nợ (MVL) Số lượng cổ phiếu đã phát hành Phương pháp đo lường quy mô vốn MVC gây ra sự bất ổn trong vốn ngân hàng, đặc biệt là đối với ngân hàng lớn vì cổ phiếu của các ngân hàng này được mua bán không ngừng trên thị trường. Giá trị thị trường vốn của ngân hàng phản ánh khả năng tự vệ thực sự của mỗi ngân hàng. Nhận xét: Trong ba phương pháp xác định mức vốn tự có của ngân hàng, phương pháp 1.2.2.1 kém chính xác vì có sự khác biệt đáng kể giữa giá trị thực sự của tài sản có, tài sản nợ so với giá trị nguyên thủy trên sổ sách của chúng. Phương pháp 1.2.2.3 có thể cho ra một kết quả phù hợp với sự đánh giá của thị trường về vốn của ngân hàng. - 20 - 1.2.3. Hoạch định nhu cầu vốn ngân hàng Mỗi ngân hàng có thể hình thành những hệ thống hoạch định khác nhau, tuy nhiên, đa số các ngân hàng đều tập trung vào 4 bước sau: Bước 1 Xây dựng kế hoạch tài chính tổng thể cho ngân hàng Bước 2 Xác định số lượng vốn cần phải có để phù hợp với các mục tiêu đã chọn Bước 3 Xác định số lượng vốn bên trong có thể tạo ra từ lợi nhuận giữ lại Bước 4 Đánh giá và lựa chọn phương cách tăng vốn thích hợp với nhu cầu và các mục tiêu của ngân hàng - Bước 1: Xây dựng kế hoạch tài chính tổng thể cho ngân hàng Trước tiên, cần phải xác định: quy mô ngân hàng cỡ nào? Ngân hàng sẽ cung cấp những loại dịch vụ nào? Mức sinh lời trong tương lai dài hạn là bao nhiêu? Hội đồng quản trị và ban Giám đốc của ngân hàng phải xác định quy mô của ngân hàng mình sao cho tương xứng với loại dịch vụ thế mạnh mà ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng. - Bước 2: Xác định số lượng vốn cần phải có để phù hợp với các mục tiêu đã chọn, với các dịch vụ dự kiến sẽ cung cấp, với những rủi ro có thể xảy ra và với các quy định của các cơ quan quản lý ngân hàng. - Bước 3: Xác định số lượng vốn bên trong có thể tạo ra từ lợi nhuận giữ lại Hội đồng quản trị của ngân hàng phải dự báo mức tăng trưởng lợi nhuận, quyết định bao nhiêu phần trăm dùng để chia cổ tức cho cổ đông và bao nhiêu phần
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng