Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển thuỷ sản tại huyện điện biên, tỉnh điện biên...

Tài liệu Giải pháp phát triển thuỷ sản tại huyện điện biên, tỉnh điện biên

.PDF
90
203
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------------------------------ BÙI VĂN LONG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN,TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Thái Nguyên - 2016 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------ BÙI VĂN LONG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Mã số ngành: 60.62.01.16 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS ĐINH NGỌC LAN Thái Nguyên - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi thông tin tham khảo, số liệu trong nghiên cứu sử dụng đều được ghi nguồn gốc rõ ràng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng trong nghiên cứu để bảo vệ một học vị nào. Tác giả luận văn Bùi Văn Long Ket-noi.com kho tai lieu mien phi ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình của tôi đã đảm bảo cho tôi về vật chất và không ngừng động viên, cổ vũ tôi về tinh thần trong suốt những năm tháng học tập và thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Cô giáo – Người hướng dẫn khoa học PGS - T.S Đinh Ngọc Lan - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể Thầy giáo, Cô giáo trong và ngoài phòng Đào tạo, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và các ban ngành huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên cùng những tập thể và cá nhân đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn./. Tác giả luận văn Bùi Văn Long iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... vii 1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................................................ 2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài................................................................................................................... 3 1.1.1. Một số khái niệm ........................................................................................................ 3 1.1.2. Đặc điểm và hình thức phát triển nuôi thuỷ sản ................................................ 4 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển nuôi thuỷ sản.................................................... 7 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài............................................................................................................... 7 1.2.1. Các nội dung và yêu cầu đối với phát triển thuỷ sản ........................................ 7 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi thuỷ sản ........................................ 10 1.3. Tổng quan về phát triển nuôi thuỷ sản các nước trên thế giới .....................................11 1.3.1. Các nguyên tắc chung để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ...................................... 11 1.3.2. Một số giải pháp phát triển thuỷ sản của các nước trên thế giới ................. 12 1.4 .Tổng quan về phát triển nuôi thuỷ sản ở Việt Nam ..........................................................16 1.4.1. Khái quát quá trình phát triển ngành thuỷ sản ở Việt Nam .......................... 16 1.4.2. Vai trò - Ý nghĩa của phát triển nuôi thuỷ sản................................................. 19 1.5. Đánh giá chung ...............................................................................................................................21 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi iv CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 22 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................................22 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 22 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 22 2.2. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................................................22 2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................23 2.3.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu, chọn mẫu điều tra ........................ 23 2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ................................................................ 24 2.3.3. Phương pháp xử lư số liệu ..................................................................................... 25 2.3.4. Phương pháp phân tích tài liệu, số liệu đề tài ................................................... 26 2.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................ 27 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 29 3.1. Thực trạng phát triển nuôi thủy sản tại huyện Điện Biên................................................29 3.1.1. Quá trình phát triển và tổ chức nuôi cá ở huyện Điện Biên .......................... 29 3.1.2. Tình hình phát triển các mô hình nuôi cá trên địa bàn huyện ....................... 31 3.1.3. Tình hình phát triển các hình thức nuôi cá kết hợp ngành ............................ 33 3.1.4 Tình hình phát triển hình thức nuôi cá theo hướng nuôi các loại cá ............ 36 3.2. Nghiên cứu quá trình sản xuất, tiêu thụ và đầu tư sử dụng các yếu tố nhằm phát triển nuôi thủy sản tại địa phương. .................................................................................................38 3.2.1. Tình hình cơ bản của các hộ nuôi cá tại các xã điều tra ............................... 38 3.2.2. Đánh giá kết quả mô hình nuôi cá tại Huyện Điện Biên ................................ 44 3.3. Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, tiêu thụ, đầu tư và phát triển nuôi thủy sản tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên...........................................................54 3.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 54 v 3.3.2. Cơ sở hạ tầng............................................................................................................. 55 3.3.3. Khoa học kỹ thuật .................................................................................................... 56 3.3.4. Yếu tố môi trường .................................................................................................... 59 3.3.5. Yếu tố thị trường và tổ chức tiêu thụ sản phẩm ............................................... 60 3.3.6. Yếu tố cơ chế - chính sách của Nhà nước ......................................................... 61 3.3.7. Vấn đề quan hệ kinh tế hợp tác 4 Nhà và liên kết trong sản xuất – chế biến, tiêu thụ và tiêu dùng ................................................................................................. 62 3.4. Phân tích khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức trong việc phát triển thủy sản ở địa phương ...............................................................................................................................................63 3.5. Phương hướng và giải pháp nâng cao kết quả phát triển các mô hình nuôi cá........68 3.5.1. Phương hướng nâng cao kết quả phát triển các mô hình nuôi cá ....................... 68 3.5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi thủy sản huyện Điện Biên ...................... 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 78 1. Kết luận ..................................................................................................................................................78 2. Kiến nghị................................................................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 80 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BTC Bán thâm canh BVTV Bảo vệ thực vật CN Công nghiệp CNH Công nghiệp hóa CTQG Chính trị quốc gia FAO Tổ chức nông lương thế giới GRDP Giá trị gia tăng GTSX Giát trị sản xuất HĐH Hiện đại hóa HTX Hợp tác xã KTQT Kinh tế quốc tế KTXH Kinh tế xã hội LN Lâm nghiệp NN Nông nghiệp NXB Nhà xuất bản PTNT Phát triển nông thôn QCCT Quảng canh cải tiến TC Thâm canh TDHTM Tự do hóa thương mại TTCN Tiểu thủ công nghiệp VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm XDCB Xây dựng cơ bản vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình phát triển nuôi thủy sản của huyện và 3 xã điều tra huyện Điện Biên ....30 Bảng 3.2: Tình hình phát triển các hình thức nuôi cá ở huyện Điện Biên giai đoạn 2013-2015 ...............................................................................................................................................31 Bảng 3.3: Quy mô các hình thức nuôi cá theo hướng kết hợp ngành..........................................34 Bảng 3.4 Năng suất các hình thức nuôi cá theo hướng kết hợp ngành: .......................................36 Bảng 3.5: Tình hình phát triển các hình thức nuôi cá theo chủng loại .........................................37 Bảng 3.6: Tình hình cơ bản của hộ điều tra ở 3 xã năm 2015 ......................................................39 Bảng 3.7: Vai trò ngành thủy sản trong phát triển kinh tế xã hội.............................................41 huyện Điện Biên.......................................................................................................................................41 Bảng 3.8: Tình hình nuôi cá theo các mô hình của các hộ điều tra ...............................................43 tại huyện Điện Biên năm 2015..............................................................................................................43 Bảng 3.9: Tình hình đầu tư nuôi cá thâm canh của các mô hình ...................................................45 tính trên 01 ha tại huyện Điện Biên ......................................................................................................45 Bảng 3.10: Tình hình đầu tư nuôi cá bán thâm canh của các mô hình tính trên 01 ha tại huyện Điện Biên ...................................................................................................................................................48 Bảng 3.11: Kết quả các mô hình nuôi cá theo hướng nuôi tính trên 01 ha ..................................50 Bảng 3.12: Kết quả các mô hình nuôi cá theo hướng kết hợp ngành tính trên 1ha ...................53 Bảng 3.13: Các thiết bị cơ bản phục vụ nuôi cá của các hộ ............................................................55 Bảng 3.14: Trình độ hiểu biết và áp dụng khoa học .........................................................................57 kỹ thuật của hộ nuôi thủy sản.................................................................................................................57 Bảng 3.15 : Ảnh hưởng của thị trường tới thu nhập hộ nuôi cá .....................................................60 Sơ đồ 3.1: Các kênh tiêu thụ cá tại huyện Điện Biên .......................................................................61 Bảng 3.16: Dự kiến phát triển mô hình nuôi cá theo chủng loại của huyện đến năm 2018. ...69 Bảng 3.17: Dự kiến phát triển mô hình nuôi cá............................................................................69 theo hướng kết hợp ngành của huyện đến năm 2018 ...................................................................69 Bảng 3.18: Dự kiến diện tích nuôi một số loài thủy sản mới ........................................................70 1 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một trong những quốc gia có tính biển lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á với bờ biển dài trên 3.260km, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) khoảng 1 triệu km2, trữ lượng thuỷ sản xuất khẩu ước tính khoảng 6.56 triệu tấn, khai thác khoảng 3.03 triệu tấn, nuôi trồng 3.53 triệu tấn mỗi năm thu được 6,72 tỷ USD. Để phát triển thuỷ sản và nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có nhiều chính sách để phát triển ngành. Tuy nhiên vì là một nước nông nghiệp nghèo, đang phát triển nên để có một ngành sản xuất nuôi thuỷ sản phát triển bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao và ổn định, ngành nuôi thuỷ sản Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Điện Biên là vùng núi phía Tây Bắc của tổ quốc, diện tích mặt nước 2.023ha - đây là điều kiện quan trọng đầu tiên cho phát triển ngành kinh tế thuỷ sản, nhưng chất lượng nguồn nước mặt đang bị suy giảm bởi ô nhiễm gia tăng. Tuy nhiên, hiện nay ngành thuỷ sản của Điện Biên mới chỉ dừng ở mức phát triển thấp, mang nặng tính tự phát và truyền thống. Từ sau khi có Nghị quyết 09 của Chính phủ, ngành thuỷ sản đã được sự quan tâm, chú ư của Đảng. Chính quyền các cấp và của nhiều người dân địa phương, ngành thuỷ sản Điện Biên đã có khởi sắc bước đầu. Huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên có tỷ lệ diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản lớn 1.268 ha so với diện tích mặt nước của toàn tỉnh. Phát triển nuôi thuỷ sản huyện Điện Biên còn ở mức thấp hơn so với sự phát triển nuôi thuỷ sản chung của cả nước, chưa tương xứng với tiềm năng diện tích mặt nước hiện có. Mặt khác sự phát triển bùng nổ nuôi thuỷ sản một cách tự phát, ồ ạt cũng đã dẫn đến nhiều vấn đề bất cập, làm cho không gian của hệ thống mặt nước nuôi thuỷ sản bị chia cắt manh mún, ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác, môi trường nuôi thuỷ sản đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn lợi thuỷ sản trong những năm gần đây bị giảm sút, một bộ phận không nhỏ dân cư có đời 2 sống thấp và bấp bênh, đây là những vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường bức xúc cần giải quyết. Để phát huy thế mạnh của nuôi thuỷ sản trong phát triển kinh tế của tỉnh Điện Biên, tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển thuỷ sản tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên". 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá tình hình nuôi trồng thủy sản tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên, phân tích những khó khăn trở ngại trong quá trình nuôi thủy sản, để từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển nuôi thủy sản tại địa bàn nghiên cứu. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa đối với học tập và nghiên cứu khoa học - Cũng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường, ứng dụng kiến thức đó trong thực tiễn. - Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin và xử lư số liệu, viết báo cáo. - Giúp hiểu thêm về tình hình nuôi thủy sản tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên, từ đó tìm ra khó khăn đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm phát triển thủy sản của tỉnh 3.2. Ý nghĩa đối với thực tiễn Nhận thức được những gì đã làm được và chưa làm được khi đưa ra những giải pháp nhằm phát triển thủy sản trên địa bàn huyện, để từ đó có hướng đi đúng đắn. 3 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi CHƯƠNG I.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lư luận của đề tài 1.1.1. Một số khái niệm Khái niệm về nuôi thủy sản: Hiện nay, trên thế giới có nhiều khái niệm về nuôi thuỷ sản theo quan điểm của các nhà kinh tế học: nuôi thuỷ sản là một hoạt động sản xuất tạo ra nguyên liệu thủy sản cho quá trình tiêu dùng sản phẩm, hoạt động xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản. Theo quan điểm của các nhà sinh học: nuôi thuỷ sản là hoạt động tạo ra các điều kiện sinh thái phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các loại thủy sản để thúc đẩy chúng phát triển theo các giai đoạn của vòng đời. Theo hai quan điểm trên thì nuôi thuỷ sản là một hoạt động sản xuất sử dụng các yếu tố nguồn lực đầu vào như con giống, tài nguyên, đất, nước và các công cụ sản xuất khác để thúc đẩy việc tăng trưởng và phát triển của các loại thủy sản, tạo nguồn thực phẩm cho người, thức ăn cho chăn nuôi động vật và nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản. Nuôi thuỷ sản còn được hiểu là ngành chuyên môn hoá hẹp của ngành thuỷ sản. Nuôi thuỷ sản đang ngày càng được quan tâm khi nhu cầu thực phẩm về các loài thuỷ sản đang tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng mà khai thác thuỷ sản không thể đáp ứng được. Như vậy có thể hiểu: nuôi thuỷ sản là tập hợp các biện pháp kinh tế, kỹ thuật áp dụng trên một diện tích thuỷ vực đã định nhằm đạt mục đích về kinh tế, xã hội, môi trường đã đề ra. Nuôi thuỷ sản một mặt phải áp dụng các quy trình kỹ thuật đối với vật nuôi, mặt khác cũng cần có các biện pháp kinh tế thích hợp về quy hoạch vùng sản xuất, thị trường đầu ra,… cho sản phẩm. Theo FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, 1992), thì nuôi thuỷ sản (Aquaculture) là hoạt động canh tác trên đối tượng sinh vật thủy sinh như nhuyễn thể, giáp xác, thực vật thủy sinh,... Quá trình này bắt đầu 4 tự thả giống, chăm sóc nuôi lớn tới thu hoạch. Có thể nuôi từng cá thể hoặc cả quần thể với nhiều hình thức nuôi theo mức độ thâm canh khác nhau như quảng canh, bán thâm canh và thâm canh. Một số tác giả khái niệm nuôi thủy sản đơn giản hơn đó là nuôi hay canh tác động và thực vật dưới nước do suất xứ từ thuật ngữ aqua (nước) + culture (nuôi). 1.1.2. Đặc điểm và hình thức phát triển nuôi thuỷ sản Nuôi thuỷ sản là một lĩnh vực của ngành TS, là thuật ngữ bao hàm tất cả các hình thức nuôi động vật và trồng thực vật thuỷ sinh trong môi trường nước [1]. Nuôi thuỷ sản có những đặc điểm cơ bản sau: (1) Đối tượng sản xuất của nuôi thuỷ sản là các sinh vật sống trong môi trường nước. (2) Trong nuôi thuỷ sản, thuỷ sản bố mẹ để làm giống là yếu tố quan trọng nên phải được lưu giữ và chăm sóc đặc biệt. (3) Nuôi thuỷ sản phát triển rộng khắp đất nước và tương đối phức tạp so với các ngành sản xuất vật chất khác. (4) Thuỷ vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế của nuôi thuỷ sản. (5) Hoạt động nuôi thuỷ sản có tính mùa vụ rõ rệt. (6) Sản phẩm của nuôi thuỷ sản là những sinh vật đã bị tách ra khỏi môi trường sống nên dễ bị hư hỏng, ươn thối. Trước hết, căn cứ vào tính chất nuôi, phân nuôi thuỷ sản thành: nuôi, trồng chuyên canh; nuôi luân canh và nuôi xen canh hỗn hợp - Hình thức nuôi, trồng chuyên canh: là hình thức chỉ nuôi hoặc trồng duy nhất một loài thuỷ sản trong khu vực nuôi (ao, hồ, đầm...). Do tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được áp dụng mạnh trong nuôi thuỷ sản và do thị trường đòi hỏi sản phẩm hàng hoá cao nên hình thức này được áp dụng khá phổ biến. Biểu hiện rõ nét của hình thức này là nuôi tôm bán thâm canh (BTC), thâm canh (TC) và siêu TC (công nghiệp). Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi khắt khe yêu cầu kỹ thuật nuôi, chăm sóc và xử lư môi trường. 5 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi - Hình thức nuôi, trồng luân canh: là hình thức nuôi, trồng có sự xen kẽ các đối tượng nuôi, trồng trong cùng khu vực nuôi (ao, hồ, lồng...) ở các thời gian khác nhau, như luân canh: tôm - cá rô phi - tôm, trồng lúa - nuôi cá trồng lúa... Hình thức này được áp dụng phổ biến ở loại thuỷ sản nước ngọt. Hình thức này đang được nghiên cứu và áp dụng những năm gần đây, do ưu điểm của hình thức này là khả năng làm giảm suy thoái môi trường, ít dịch bệnh và rủi ro. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, tổ chức quản lư phức tạp, người nuôi phải có trình độ kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm, am hiểu loài thuỷ sản nuôi. - Hình thức nuôi, trồng xen canh và hỗn hợp: là hình thức nuôi nhiều loài thuỷ sản trong cùng khu vực nuôi (ao, hồ, lồng bè…) trong cùng thời gian. Hình thức này được áp dụng khá phổ biến vì cho phép tận dụng thể tích thuỷ vực và nguồn thức ăn tự nhiên giữa các loài thuỷ sản nuôi. Hình thức này có nhiều ưu điểm như giảm suy thoái môi trường, ít dịch bệnh, chi phí thấp. Căn cứ vào mật độ giống hoặc mức độ đầu tư thức ăn, phân nuôi thuỷ sản thành: nuôi quảng canh; nuôi quảng canh cải tiến (QCCT); nuôi bán thâm canh; nuôi thâm canh và nuôi công nghiệp (nuôi siêu thâm canh). - Hình thức nuôi quảng canh: còn gọi là nuôi tự nhiên hoặc nuôi sinh thái. Đây là hình thức nuôi hoàn toàn dựa vào nguồn giống và thức ăn tự nhiên, không thả thêm giống nhân tạo và không cho ăn thêm [5], [8]. - Hình thức nuôi quảng canh cải tiến: là hình thức nuôi dựa trên nền tảng của các mô hình nuôi quảng canh sinh thái truyền thống nhưng tăng cường công tác quản lư môi trường bằng cách cải tạo ao hồ tốt hơn, có bổ sung thêm giống và thức ăn nhưng không đáng kể [5], [8]. Đối với nuôi tôm quảng canh cải tiến, trước đây thường thả 3-5 con giống/m2 khu vực nuôi (ao, hồ, chắn sáo...). Tuy nhiên, hiện nay người nuôi có nhiều kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật nuôi cao hơn nên mật độ thả hợp lư theo hình thức này là 3-10 con/m2. Hình thức này có nhiều ưu điểm như chi 6 phí đầu tư ban đầu thấp, tận dụng được mặt nước tự nhiên, một phần giống tự nhiên và bảo vệ được môi trường sinh thái. Nhược điểm là năng suất nuôi không cao, do bổ sung thức ăn tươi nên dư lượng thức ăn lớn gây ô nhiễm môi trường và dễ gây ra dịch bệnh [18]. - Hình thức nuôi bán thâm canh: là hình thức nuôi chủ yếu sử dụng giống và thức ăn nhân tạo. Đối với nuôi cá, mật độ thả giống của hình thức này là 2-5 con/m2 [18] và sử dụng thức ăn công nghiệp là chính. Tuỳ đặc điểm từng vùng, mật độ thả giống khác nhau, nhưng bắt buộc đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như xây dựng ao hồ, xử lư ao hồ trước khi nuôi, cho ăn thường xuyên, có kế hoạch, chủ động xử lư môi trường nước và phòng trừ dịch bệnh. Nuôi thủy sản bán thâm canh đòi hỏi đầu tư vốn lớn, người nuôi phải am hiểu về kỹ thuật nuôi và nhiều kinh nghiệm. - Hình thức nuôi thâm canh: là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn nhân tạo, được đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ. Đối với nuôi tôm theo hình thức này, mật độ thả giống từ 5-10 con/m2 . Nuôi theo hình thức thâm canh đòi hỏi các yêu cầu về kỹ thuật, môi trường nước gần như đảm bảo tuyệt đối. Người nuôi phải có trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và vốn đầu tư lớn. Ưu điểm của hình thức này là năng suất cao, sản phẩm hàng hoá lớn. Đây là hình thức nuôi thích hợp nhất. Tuy nhiên, hình thức nuôi này đòi hỏi phải đảm bảo tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi chặt chẽ, nếu không hình thức này có thể làm suy thoái môi trường, suy giảm tài nguyên và rủi ro [18]. - Hình thức nuôi công nghiệp (nuôi siêu thâm canh): là hình thức nuôi mà giống và thức ăn hoàn toàn nhân tạo với mật độ rất cao, trên 30 con/m2. Người nuôi phải tạo cho vật nuôi một môi trường sinh thái và các điều kiện sống tối ưu, sinh trưởng tốt nhất, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu... Đây là hình thức nuôi chủ yếu được nhiều quốc gia áp dụng. 7 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển nuôi thuỷ sản Đánh giá bền vững về kinh tế: Đạt kết quả sản lượng thu hoạch và giá trị sản xuất cao, tăng trưởng ổn định qua nhiều năm, hiệu quả kinh tế cao, ổn định trong sử dụng các nguồn lực (đất, lao động, vốn, kỹ thuật); tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường… Đánh giá bền vững về xã hội: góp phần tạo việc làm thêm cho người lao động nông thôn; nâng cao đời sống của hộ; giảm nghèo đói ở nông thôn; đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường tiêu thụ về cả số lượng, cơ cấu, chủng loại sản phẩm thuỷ sản và chất lượng an toàn; tạo ra quan hệ hỗ trợ phát triển giữa các ngành… Đánh giá Bền vững về môi trường và tài nguyên thiên nhiên: tạo ra hệ kinh tế - sinh thái bền vững (VAC, AV, AC); tạo cảnh quan nông thôn đẹp, bảo vệ môi trường mặt nước, tạo đa dạng sinh học… 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.2.1. Các nội dung và yêu cầu đối với phát triển thuỷ sản Nội dung của phát triển thuỷ sản (1) Phát triển sản xuất thuỷ sản gắn với phát triển thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường,với việc Việt Nam gia nhập WTO thì việc sản xuất thuỷ sản hàng hoá cần tuân thủ theo quy luật của thị trường, phải nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường để vừa thu được hiệu quả kinh tế cao vừa không gây lãng phí trong quá trình sử dụng các nguồn tài nguyên để sản xuất ra các sản phẩm thuỷ sản. Như vậy sản xuất gắn với thị trường chính là nội dung quan trọng của phát triển thuỷ sản. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, ngành thuỷ sản phải đi vào phát triển các sản phẩm có lợi thế so sánh cùng với đẩy nhanh việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời phải quan tâm đúng mức đến việc xây dựng thương hiệu và có chiến lược sẩn phẩm lâu dài. 8 (2) Phát triển cân đối, đồng bộ giữa lĩnh vực sản xuất với lĩnh vực chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở kết hợp và chia sẻ hài hòa giữa lợi ích và trách nhiệm của các bên: Hoạt động nuôi thuỷ sản sẽ tạo ra yếu tố đầu vào cho chế biến, còn hoạt động chế biến thuỷ sản sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho sản phẩm thuỷ sản, tạo nên sự ổn định cho việc tiêu thụ sản phẩm đồng thời còn có tác dụng kích thích và hướng dẫn ngành nuôi thuỷ sản phát triển theo nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Như vậy công nghiệp chế biến thuỷ sản cần được phát triển và được coi là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển thuỷ sản. (3) Phát triển tương xứng công nghiệp dịch vụ thuỷ sản và các dịch vụ khác để đáp ứng yêu cầu phát triển thuỷ sản: Trong quá trình phân công lao động xã hội, cần phải phát triển các dịch vụ cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất cũng như đầu ra cho tiêu thụ. Do vậy, việc phát triển dịch vụ này là yếu tố không thể thiếu được của quá trình phát triển sản xuất thuỷ sản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất và giúp cho việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản đạt hiệu quả cao nhất. (4) Quan tâm hỗ trợ đời sống và tạo điều kiện cho người nghèo tham gia vào quá trình phát triển thuỷ sản: Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Quá trình phát triển thuỷ sản cùng với các vấn đề như tích tụ tập trung đất, phát triển kinh tế trang trại... sẽ làm nảy sinh các vấn đề xã hội như: phân hoá giàu nghèo, thiếu việc làm, thiếu đất, mất đất... tạo ra nguy cơ bất ổn định xã hội. Do vậy, để phát triển thuỷ sản phải thu hút, tạo điều kiện cho người nghèo tham gia vào quá trình phát triển thuỷ sản và cùng hưởng lợi từ quá trình phát triển đó [10], [11]. (5) Bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển thuỷ sản: Quá trình phát triển thuỷ sản phải đặc biệt quan tâm đến bảo vệ môi trường để nhằm khai thác hợp lư và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, 9 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sống, bảo tồn tính đa dạng sinh học và các hệ sinh thái thuỷ sinh. Bảo vệ môi trường còn góp phần đẩy mạnh phát triển sản xuất thuỷ sản, tăng hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hoá thuỷ sản, góp phần xoá đói giảm nghèo. Do vậy, bảo vệ môi trường là nội dung cơ bản không thể tách rời trong phát triển thuỷ sản, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững thuỷ sản. * Yêu cầu đối với phát triển thuỷ sản Những biến đổi trong hệ sinh thái do con người gây ra bao gồm hoạt động đánh bắt đang phá huỷ phúc lợi con người hiện tượng và tương lai. Vấn đề toàn cầu hoá thị trường thuỷ sản đang có khuynh hướng thiên về việc sản xuất thuỷ sản cho địa phương và quốc gia sang thị trường xuất khẩu, đã làm tăng mối quan tâm lợi ích đó được phân phối như thế nào để đạt hiệu quả cho một số lượng lớn con người đang tham gia trong ngành thuỷ sản. Nhìn góc độ toàn cầu, công nghiệp thuỷ sản là một khu vực quốc tế hoá năng động, thích nghi cao, có định hướng thị trường trong nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên áp lực của nó đối với nguồn lợi đang gia tăng do việc tiêu thụ cá, phối hợp với sự tiếp tục tăng trưởng dân số. Cùng với nhiều áp lực như những thay đổi to lớn của cấu trúc hệ sinh thái, chất thải, tác động đến loài đang có nguy cơ, tổn thất môi trường sống quan trọng, mâu thuẫn gia tăng, tăng trợ cấp là kết quả của việc đầu tư và khai thác quá mức [11]. Phát triển thuỷ sản đòi hỏi phải nâng cao thể chế và những thay đổi trong quan điểm các bên liên quan chủ yếu để tập trung vào đầu ra trong dài hạn nhiều hơn. Các yêu cầu đó bao gồm: - Gia tăng nhận thức của các nhân tố bên ngoài lĩnh vực nuôi thuỷ sản truyền thống. - Kiểm soát mạnh hơn cách tiếp cận nguồn lợi chung. - Thể chế và khung pháp lư mạnh. - Thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình quản lư. 10 - Nâng cao việc thu nhập, chia sẻ thông tin thuỷ sản và môi trường - Nâng cao hiểu biết về đặc điểm kinh tế, xã hội của hoạt động nuôi thuỷ sản. - Đẩy mạnh hệ thống giám sát, kiểm tra và thực thi. - Gia tăng những cam kết của cộng đồng trong việc sử dụng có trách nhiệm nguồn lợi tự nhiên. 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi thuỷ sản Nuôi thuỷ sản là ngành sản xuất sinh học, chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là điều kiện tự nhiên, môi trường. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, vấn đề hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường thì nuôi thuỷ sản cũng chưa chắc đã phát triển hợp lư [1] . (1) Tự do hoá thương mại (TDHTM): Kinh tế quốc tế (KTQT), Tự do hoá thương mại tác động mạnh mẽ đến phát triển nuôi thuỷ sản [14], [16]: - Tự do hoá thương mại tác động làm thay đổi hệ thống giá cả thuỷ sản nuôi của thị trường nội địa theo giá cả thuỷ sản nuôi của thế giới, đặc biệt là giá cả sản phẩm đầu ra. - Tự do hoá thương mại tác động giúp nuôi thuỷ sản mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua xuất khẩu. - Tự do hoá thương mại tác động làm tăng tính cạnh tranh trong nuôi thuỷ sản. - Tự do hoá thương mại ngày càng đòi hỏi khắt khe yêu cầu về VSATTP và vấn đề truy xuất nguồn gốc liên quan đến môi trường và các đầu vào của nuôi thuỷ sản. - Tuy nhiên, thông qua tác động của tự do hoá thương mại, nuôi thuỷ sản của các nước phát triển tốt hơn, hiệu quả hơn và môi trường được bảo vệ hơn nhờ thay đổi chính sách, sự điều chỉnh các nguồn lực, cung cách làm ăn và thu hút, trao đổi công nghệ với các nước tiên tiến... Như vậy, tự do hoá thương mại tác động phát triển nuôi thuỷ sản hiệu quả và bền vững hơn [14], [16]. 11 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi (2) Điều kiện tự nhiên, môi trường Điều kiện tự nhiên, môi trường ảnh hưởng quyết định đến sinh tồn và phát triển của loại thuỷ sản nuôi mà thuỷ vực là cơ sở chính nuôi dưỡng thuỷ sản. Thủy vực là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế trong nuôi thuỷ sản. Nó không chỉ là môi trường mà nó còn là nguồn cung cấp thức ăn, dưỡng khí cho động, thực vật. Thuỷ vực nuôi thuỷ sản có thể là ao, hồ, đầm, phá, lồng, vây,… hoặc các cơ sở thuỷ vực nhân tạo [15], [16]. (3) Điều kiện kinh tế, xã hội Nuôi thuỷ sản là ngành kinh tế sản xuất vật chất, vì thế phát triển nuôi thuỷ sản phụ thuộc lớn vào điều kiện kinh tế của từng quốc gia, từng vùng và từng cơ sở nuôi. Cụ thể: vốn sản xuất; lao động; đất đai và các tài nguyên thiên nhiên; tiến bộ khoa học công nghệ; giá cả nội địa và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra [15], [16]. (4) Môi trường pháp lư và cơ chế chính sách Nuôi thuỷ sản là ngành kinh tế quan trọng và rất nhạy cảm nên chịu sự ñiều chỉnh mạnh mẽ của thể chế chính sách và môi trường pháp lư của một quốc gia. Thông qua cơ chế chính sách và môi trường pháp lư, các cơ sở, tổ chức, cá nhân nuôi thuỷ sản có những hoạt động phù hợp. Môi trường pháp lư và cơ chế chính sách, đặc biệt là cấp địa phương hết sức quan trọng [15], [16]. 1.3. Tổng quan về phát triển nuôi thuỷ sản các nước trên thế giới 1.3.1. Các nguyên tắc chung để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản a. Đối với nguồn lợi đã được khai thác hoàn toàn cần giảm sản lượng khai thác càng nhiều càng tốt. Tiến hành các biện pháp quản lư đối với các nghề khai thác, đưa nghề khai thác vào con đường PTBV và có trách nhiệm [5]. b. Đối với nguồn lợi ít được khai thác còn nhiều khả năng tăng sản lượng và nguồn lợi được khai thác ở mức độ vừa phải có khả năng duy trì và tăng sản lượng phải tiến hành nghiên cứu khoa học về nguồn lợi, đánh giá sản lượng tối
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan