Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu việt nam luận văn thạc sĩ...

Tài liệu Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu việt nam luận văn thạc sĩ

.PDF
125
7354
30

Mô tả:

BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH W œX NGUYỄN HỮU HƯNG GIẢI PHAÙP PHAÙT TRIEÅN THÒ TRÖÔØNG TRAÙI PHIEÁU VIEÄT NAM LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH – Năm 2010 BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH W œX NGUYỄN HỮU HƯNG GIẢI PHAÙP PHAÙT TRIEÅN THÒ TRÖÔØNG TRAÙI PHIEÁU VIEÄT NAM Chuyeân ngaønh : Kinh teá taøi chính- Ngaân haøng Maõ soá : 60.31.12 NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN : PGS.TS NGUYEÃN NGOÏC ÑÒNH LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH – Năm 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu của bản thân, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua, dưới sự hướng dẫn của thầy PGS. TS Nguyễn Ngọc Định. Tác giả luận văn Nguyễn Hữu Hưng LỜI CẢM ƠN Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Chân thành cảm ơn các Thầy Cô Khoa Sau đại học và toàn thể quý thầy cô giảng viên tại Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM đã tham gia giảng dạy chương trình Cao học trong thời gian qua. Chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Ngọc Định đã tận tình hướng dẫn, những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Chân thành cảm ơn các cùng lớp, bạn đồng nghiệp tại các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư , sở giao dịch chứng khoán và công ty tài chính quốc tế IFC đã hỗ trợ giúp đỡ trong việc tìm kiếm tài liệu và dữ liệu về thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán Việt Nam. Xin trân trọng cảm ơn. Tác giả luận văn Nguyễn Hữu Hưng LỜI MỞ ĐẦU I.Tính cấp thiết của đề tài : Sau hơn 20 năm đổi mới, nển kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Một trong những thành tựu quan trọng là nước ta đã và đang đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế đất nước theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thời đại toàn cầu hoá, việc hội nhập với khu vực và thế giới là một xu thế khách quan và tất yếu. Đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trước những đòi hỏi thách thức to lớn của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập đòi hỏi hệ thống tài chính cần có những phát triển nhất định. Thị trường chứng khoán Việt Nam sau 10 năm đi vào hoạt động đã có những đóng góp to lớn trong việc huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, trong đó thị trường trái phiếu có những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển kinh tế hiện nay của đất nước, thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng như đang khoát lên mình chiếc áo chật, mà bản thân nó cần phải hoàn thiện và phát triển để đáp ứng yêu cầu là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế đang khát vốn của Việt Nam. Sự kiện chính phủ Việt Nam vừa phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 10 năm, với lợi tức phát hành 6,95% tại thị trường New York ( Mỹ) ngày 25/01/2010, đây là lần thứ hai Việt Nam chào bán thành công trái phiếu quốc tế, lần trước vào tháng 10/2005 với số vốn huy động được 750 triệu USD. Sự kiện này chứng tỏ thị trường trái phiếu là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế và phải hoàn thiện và phát triển thị trường trái phiếu của nước ta để đuổi kịp với các thị trường trái phiếu đã phát triển trên thế giới. Do đó việc nghiên cứu và xem xét thực trạng của của thị trường trái phiếu Việt Nam để có những giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam, để thị trường trái phiếu nước ta trở thành một kênh dẫn vốn nhanh chóng hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư dự án, sản xuất kinh doanh, và bù đắp thâm hụt ngân sách của chính phủ. Đây là lý do mà tác giả chọn nghiên cứu đề tài : “ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM” I. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là trái phiếu và thị trường trái phiếu ở Việt Nam. Bao gồm các loại trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp. Các loại trái phiếu này lưu hành trên thị trường sơ cấp và thứ cấp tại Việt Nam, nghiên cứu các thực trạng và từ đó đề ra giải pháp cho việc phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ nghiên cứu thực trạng hình thành và các giai đoạn phát triển của thị trường trái phiếu của Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở tham khảo thêm một số đặc trưng của một số thị trường trái phiếu phát triển trên thế giới. Từ đó phân tích, nhân định và đề xuất một số giải pháp để phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam. Về không gian, luận văn nghiên cứu trên địa bàn cả nước, đặc biệt tại hai sở GDCK TP.HCM và Hà Nội. Về thời gian, giới hạn nghiên cứu của đề tài là hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam từ năm 2000 đến nay, đặc biệt tập trung vào năm 2009. Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp 1 cấp đến việc hình thành và phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam, tình hình hoạt động trên hai thị trường thứ cấp và sơ cấp của thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian tới tầm nhìn đến năm 2020. III. Ý nghĩa khoa học của đề tài Trên cơ sở lý luận tổng quát của trái phiếu và thị trường trái phiếu đối chiếu với thực tiễn đã qua của các thị trường phát triển trên thế giới và khu vực . Nghiên cứu lịch sử hình thành, cách thức vận hành và quản lý nhà nước đối với thị trường, tổng hợp các số liệu, sự kiện đã qua của thị trường trái phiếu Việt Nam và phân tích để đưa ra các nhận định. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra các giải pháp khác nhau để hoàn thiện và phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, và đề ra một số định hướng phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay mặc định tầm nhìn đến 2020. IV. Phương pháp nghiên cứu Trên nền tảng lý thuyết của các môn học như tài chính doanh nghiệp hiện đại, tài chính quốc tế, thị trường tài chính, đầu tư tài chính làm nền tảng lý luận khi nghiên cứu đề tài này. Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu : phương pháp định tính, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê và so sánh, phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu để nghiên cứu và trình bày đề tài này. V. Kết cấu của luận văn : Chương 1: Lý luận tổng quan về trái phiếu và thị trường trái phiếu. Chương 2: Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam. Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU .............................................................................................. 1 1.1 Khái niệm về trái phiếu và thị trường trái phiếu....................................................... 1 1.2 Vai trò và chức năng của thị trường trái phiếu trong nền kinh tế ............................. 4 1.2.1 Vai trò của thị trường trái phiếu trong nền kinh tế ................................................ 4 1.2.2 Chức năng của thị trường trái phiếu....................................................................... 5 1.3 Lãi suất trái phiếu và một số loại lãi suất liên quan.................................................. 5 1.3.1 Lãi suất coupon ..................................................................................................... 5 1.3.2 Lãi suất hiện hành ................................................................................................. 5 1.3.3 Lợi suất đáo hạn (YTM) ........................................................................................ 6 1.3.4 Một số loại lãi suất khác có liên quan ................................................................... 6 1.4 Đường cong lãi suất và vai trò của đường cong lãi suất .......................................... 8 1.4.1 Đường cong lãi suất .............................................................................................. 9 1.4.2 Vai trò của đường cong lãi suất ........................................................................... 11 1.5 Cơ cấu tổ chức trên thị trừơng trái phiếu ............................................................... 13 1.5.1 Chủ thể phát hành ................................................................................................ 13 1.5.2 Chủ thể đầu tư ..................................................................................................... 13 1.5.3 Các tổ chức tài chính trung gian ......................................................................... 13 1.5.3.1 Tổ chức bảo lãnh phát hành ............................................................................. 13 1.5.3.2 Tổ chức định mức tín nhiệm ........................................................................... 14 1.5.3.3 Đại diện người sở hữu trái phiếu ...................................................................... 16 1.5.3.4 Các tổ chức kinh doanh trái phiếu và nhà tạo lập thị trường ............................ 17 1.6 Các hình thức giao dịch trái phiếu ......................................................................... 18 1.6.1 Giao dịch trái phiếu trên thị trường tập trung ..................................................... 18 1.6.2 Giao dịch của trái phiếu trên thị trường OTC ..................................................... 19 1.7 Các phương pháp định giá trái phiếu ..................................................................... 19 1.7.1 Định giá trái phiếu trả lãi cố định ....................................................................... 20 1.7.2 Định giá trái phiếu không có coupon ( trái phiếu chiết khấu) ............................ 21 1.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu .................................................... 21 1.9 Kinh nghiệm từ một số thị trường trái phiếu phát triển trên thế giới .................... 22 1.9.1 Thị trường trái phiếu Mỹ ..................................................................................... 22 1.9.2 Thị trường khu vực châu Á ................................................................................ 24 1.9.3 Một số bài học cho thị trường trái phiếu Việt Nam ............................................ 25 Kết luận chương 1 ........................................................................................................ 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM .............. 27 2.1 Quá trình phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam ........................................ 27 2.2 Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay .............................................. 29 2.2.1 Các loại trái phiếu ở Việt Nam hiện nay ............................................................. 29 2.2.2 Thực trạng của chủ thể phát hành ........................................................................ 32 2.2.3 Thực trạng các chủ thể đầu tư .............................................................................. 33 2.2.3.1 Các Ngân hàng, quỹ đầu tư .............................................................................. 33 2.2.3.2 Các nhà đầu tư cá nhân/ tổ chức khác .............................................................. 35 2.2.3.3 Các nhà đầu tư nước ngoài ............................................................................... 37 2.2.3.4 Thực trạng các tổ chức tài chính trung gian...................................................... 37 2.2.4 Quy mô và cơ cấu của thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay ......................... 43 2.2.4.1 Quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay ............................................. 43 2.2.4.2 Cơ cấu thị trường hiện nay ............................................................................... 43 2.2.5Thị trường phát hành ( thị trường sơ cấp)............................................................. 45 2.2.5.1 Trái phiếu chính phủ ........................................................................................ 51 2.2.5.2 Trái phiếu doanh nghiệp ................................................................................... 48 2.2.6 Tình hình niêm yết giao dịch trái phiếu tại các sở giao dịch chứng khoán ......... 53 2.2.6.1 Trái phiếu chính phủ ......................................................................................... 53 2.2.6.2 Trái phiếu doanh nghiệp.................................................................................... 60 2.3 Một số loại rủi ro khi đầu tư vào thị trường trái phiếu tại Việt Nam...................... 60 2.4 Khung pháp lý điều chỉnh thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay. ..................... 61 2.5 Các thành tựu và hạn chế của thị trường trái phiếu Việt Nam................................ 62 2.5.1 Các thành tựu của thị trường trái phiếu Việt Nam............................................... 62 2.5.2 Một số hạn chế tồn tại ở thị trường trái phiếu Việt Nam ..................................... 64 2.6 Phân tích hồi quy giữa % GDP và giá trị phát hành trái phiếu .............................. 66 Kết luận chương 2 ........................................................................................................ 68 CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM ............................................................................................................................ 69 3.1 Tiền đề hình thành và phát triển thị trừơng trái phiếu .......................................... 69 3.2 Nhu cầu và triển vọng phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam ....................... 71 3.2.1Dự báo Cung trái phiếu ........................................................................................ 71 3.2.2 Dự báo Cầu trái phiếu ......................................................................................... 72 3.3 Các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu ......................................................... 73 3.4 Đề xuất mô hình phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam ................................ 89 3.5.1 Trái phiếu chính phủ ........................................................................................... 89 3.5.2 Trái phiếu doanh nghiệp ...................................................................................... 94 Kết luận chương 3 ........................................................................................................ 96 Kết luận ............................................................................................................................... 97 ĐỀ XUẤT HƯỚNG NHỮNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................. 98 CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN ........................ 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á BTC Bộ Tài chính ĐMTN Định mức tín nhiệm CRA (Credit Rating Agency) Tổ chức xếp hạng tín nhiệm KBNN Kho bạc Nhà nước NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương NSNN Ngân sách Nhà nước OTC Thị trường chứng khoán phi tập trung TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán HOSE Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội TPCP Trái phiếu chính phủ TPCQĐP Trái phiếu chính quyền địa phương TPCT Trái phiếu công ty TPDN Trái phiếu doanh nghiệp TTCK Thị trường chứng khoán TTTC Thị trường tài chính TTTP Thị trường trái phiếu UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước WTO Tổ chức Thương mại Thế giới VBMA Hiệp hội Thị trường trái phiếu CIC Trung tâm Thông tin tín dụng HTPT Quỹ Hỗ trợ phát triển UBCKNN Uỷ ban chứng khoán nhà nước DANH MỤC BẢNG, HÌNH BẢNG Bảng 2.1 Bảng thống kê thị trường trái phiếu Việt Nam Bảng 2.2 Kết quả phát hành TPCP theo kỳ hạn Bảng 2.3: Kết quả xếp hạng định mức tín nhiệm của chính phủ Việt Nam Bảng 2.4: Tỷ trọng trái phiếu/tổng tài sản của các quỹ niêm yết tại SởGDCKHCM Bảng 2.5: kết quả phát hành TPCP cho các tổ chức tài chính và bảo hiểm. Bảng 2.6: kết quả phát hành TPCP cho các công ty chứng khoán Bảng 2.7: Kết quả phát hành TPCP cho các tổ chức nước ngoài Bảng 2.8: cơ cấu vốn hoá thị trường trái phiếu qua các năm từ 2003- 2008 Bảng 2.9: Thị trường sơ cấp năm 2009 Bảng 2.10:Kết quả phát hành trái phiếu chính phủ theo phương thức huy động vốn Bảng 2.11: thống kê theo tổ chức phát hành và so sánh tỷ lệ trúng thầu Bảng 2.12: Một số trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ) tiêu biểu trong năm 2009 – đến tháng 3/2010 Bảng 2.13: Biên độ dao động giá trái phiếu 2000-2006 Bảng 2.14: So sánh giá trị trái phiếu giao dịch và giá trị TPCP niêm yết Bảng 2.15: Thống kê tình hình giao dịch TPCP 2000 đến 30/6/2007 Bảng 2.16: Tình hình niêm yết TPCP tại Sở GDCK Hà Nội trong năm 2009 Bảng 2.17: Quy mô niêm yết năm 2010 Bảng 2.18: Tình hình giao dịch chứng khoán tại Sở GDCK Tp.HCM Bảng 2.19: Tình hình niêm yết chứng khoán Sở GDCK Tp.HCM Bảng 2.20: cơ cấu TPCP niêm yết trên thị trường theo tổ chức phát hành Bảng 2.21: Biến động lợi suất của TPCP Bảng 2.22: Quy mô giao dịch năm 2009 Bảng 2.23: thống kê giao dịch thị trường thứ cấp TPCP năm 2009 Bảng 2.24: Bảng thống kê tương quan %GDP và giá trị phát hành TPCP Bảng 3.1 GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá thực tế (USD) HÌNH Hình 1.1 : Đường cong lãi suất dạng thông thường Hình 1.2: Đường cong lãi suất dạng dốc Hình 1.3: Đường cong lãi suất dạng đảo ngược Hình 1.4: Đường cong lãi suất dạng phẳng Hình 2.1 : Mô hình góp vốn hình thành nên các tổ chức định mức tín nhiệm Hình 2.2: Quy mô TTTP (tỷ lệ trên GDP) so với các nước trong khu vực Hình 2.3: cơ cấu thị trường trái phiếu Hình 2.4: Biểu đồ quy mô thị trường sơ cấp năm 2009 Hình 2.5 : Biểu đồ khối lượng gọi thầu và khối lượng trúng thầu năm 2007- 2009 Hình 2.6: Biểu đồ quy mô giao dịch thị trường thứ cấp năm 2009 Hình 2.7: lãi suất huy động trong 6 tháng đầu năm 2009 Hình 3.1 : Sơ đồ các giai đoạn phát triển của thị trường phát hành TPCP Hình 3.2: Sơ đồ Các giai đoạn phát triển thị trường giao dịch TPCP Hình 3.3 : Sơ đồ các giai đoạn phát triển của thị trường phát hành TPDN CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 1.1 Khái niệm về trái phiếu và thị trường trái phiếu. Trái phiếu là một giấy chứng nhận nợ dài hạn được ký kết giữa chủ thể phát hành (Chính phủ hay doanh nghiệp) và người cho vay, đảm bảo một sự chi trả lợi tức định kỳ và hoàn lại vốn gốc cho người cầm trái phiếu ở thời điểm đáo hạn. Trên giấy chứng nhận nợ này có ghi mệnh giá của trái phiếu và tỷ suất lãi trái phiếu. Thị trường trái phiếu là thị trường phát hành và giao dịch các lọai trái phiếu của chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Trái phiếu sẽ được phát hành trên thị trường sơ cấp qua nhiều phương thức khác nhau như : bảo lãnh phát hành, đấu thầu,… Sau đó các trái phiếu này sẽ được tiến hành giao dịch trên thị trường thứ cấp. Các nhà đầu tư cá nhân và đầu tư tổ chức thông qua các nhà môi giới, kinh doanh chứng khóan để giao dịch mua bán. Nhờ thị trường thứ cấp mà trái phiếu trở nên thanh khoản hơn và trái phiếu trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư và giảm chi phí vốn cho chính phủ và các doanh nghiệp. Thị trường thứ cấp chia làm hai loại: thị trường sở giao dịch và thị trường OTC. ™ Phân loại trái phiếu a/ Phân loại theo đối tượng phát hành: Trái phiếu được chia thành hai loại chính: trái phiếu Chính phủ (TPCP), trái phiếu chính quyền địa phương (TPCQĐP) và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương: là chứng khoán nợ do Chính phủ hoặc Chính quyền địa phương phát hành nhằm mục đích bù đắp thiếu hụt ngân sách và tài trợ các dự án xây dựng các cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi công cộng trung ương và địa phương. Khoản nợ này được Chính phủ dùng ngân sách quốc gia để thanh toán. Xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của Chính phủ hay Chính quyền địa phương, có thể phát hành trái phiếu: ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Có các loại trái phiếu tiêu biểu: Trái phiếu kho bạc: là trái phiếu nợ trung, -1- dài hạn từ 5 đến 30 năm hay hơn nữa, do kho bạc phát hành khi huy động vốn để bổ sung bù đắp ngân sách…Trái phiếu đô thị: là trái phiếu dài hạn từ 10 đến 30 năm do Chính phủ hay Chính quyền địa phương phát hành nhằm huy động vốn tài trợ cho các dự án đầu tư hạ tầng. Trái phiếu công ty: là chứng khoán nợ do các công ty phát hành với mục đích huy động vốn cho đầu tư phát triển. Các công ty phát hành trái phiếu khi muốn huy động một số vốn lớn và có tính chất dài hạn, khi đó công ty là người đi vay và cam kết trả cho người mua trái phiếu công ty cả gốc và lãi theo những quy định trong hợp đồng phát hành trái phiếu. Để quyết định việc phát hành trái phiếu công ty cần căn cứ vào các nhân tố: tình hình của công ty, tình hình thị trường, tình hình lãi suất ngân hàng, tính chất của dự án đầu tư. Trái phiếu công ty có rất nhiều loại, tùy thuộc vào điều kiện, sự tính toán của công ty có thể lựa chọn một trong những loại trái phiếu đặc trưng sau để phát hành: ƒ Trái phiếu thế chấp (mortagage bonds) còn gọi là trái phiếu bảo đảm: là loại trái phiếu khi phát hành đòi hỏi phải có một lượng tài sản tương ứng ký thác tại cơ quan ủy thác để đảm bảo chắc chắn khả năng hoàn trả của trái phiếu. Tài sản thế chấp có thể là nhà máy, thiết bị, chứng khoán (cổ phiếu của công ty mua của công ty khác, TPCP, TPCQĐP) do công ty nắm giữ. Trái phiếu thế chấp là loại được xếp hạng bảo vệ cao, có hai loại: Trái phiếu đóng: loại này không cho phép công ty phát hàng bất kỳ một loại chứng khoán bổ sung nào đối với những tài sản đã thế chấp. Trái phiếu mở: loại này cho phép công ty phát hành chứng khoán bổ sung đối với tài sản đã thế chấp theo tỷ lệ qui định. Loại này thường có lãi suất cao hơn so với trái phiếu thế chấp đóng. ƒ Trái phiếu tín chấp hay còn gọi là trái phiếu không bảo đảm (unsecured bonds): là loại trái phiếu chỉ dựa vào uy tín của công ty để phát hành, công ty không đưa một tài sản gì ra làm vật đảm bảo. Loại này chỉ có các công ty lớn, có danh tiếng, uy tín mới phát hành. ƒ Trái phiếu chuyển đổi (convertible bonds): là loại trái phiếu mà khi phát hành có kiềm điều khoản cho phép người sở hữu trái phiếu đặc quyền được -2- đổi sang một số lượng nhất định cổ phiếu thường với hệ số chuyển đổi và thời gian chuyển đổi đã được xác định. Đây là loại trái phiếu rất hấp dẫn và dễ bán hơn, thường được nhiều công ty cổ phần áp dụng. ƒ Trái phiếu thu nhập (income bonds): là loại trái phiếu mà lợi tức được trả tùy thuộc vào lợi nhuận của công ty và không cao hơn lãi suất ghi trên trái phiếu. Đây là loại chứng khoán lai tạp giữa trái phiếu và cổ phiếu thường, nó ưu tiên về lợi nhuận hơn cổ phiếu có nghĩa là trái chủ nhận được lãi trước khi cổ đông nhận cổ tức. ƒ Trái phiếu lãi suất chiết khấu (coupon bonds): là loại trái phiếu được trả lãi ngay khi phát hành, được khấu trừ vào vốn mua trái phiếu. ƒ Trái phiếu lãi suất thả nổi (floating rate bonds): là loại trái phiếu có lãi suất được điều chỉnh theo từng thời không kỳ cho phù hợp với lãi suất trên thị trường (lãi suất tín dụng) hoặc bị chi phối bởi giá, chẳng hạn như chỉ số tiêu dùng CPI. Đây là loại trái phiếu được bảo hiểm, chống lại được phần nào lạm phát và sự gia tăng của lãi suất tín dụng ngân hàng. Như vậy, công ty phát hành và nhưng người đầu tư có thể được bảo vệ phần nào trước rủi ro lãi suất. ƒ Trái phiếu có thể thu hồi (callable bonds): là trái phiếu có quy định điều khoản cho phép công ty mua lại trái phiếu trước khi đến hạn, thường theo giá “gia tăng để giảm bớt nợ”. b/ Phân loại theo hình thức phát hành : Trái phiếu vô danh: là loại trái phiếu không ghi tên người chủ trái phiếu cả trên trái phiếu và cả trên sổ người phát hành. Người cầm giữ trái phiếu là người sở hữu. Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ người sở hữu cả trên trái phiếu và sổ người phát hành. c/ Phân loại theo địa bàn: Trái phiếu trong nước: là loại trái phiếu được phát hành trong nước. Trái phiếu quốc tế : là những chứng chỉ vay nợ có mệnh giá, thời giá, có lãi và phát hành để vay vốn trên thị trường vốn quốc tế phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế. d/ Phân loại theo thời hạn: Trái phiếu ngắn hạn: trái phiếu ngắn hạn thông thường có kỳ hạn từ một năm trở xuống (ví dụ : tín phiếu kho bạc). Trái phiếu -3- trung hạn: là trái phiếu phát hành có kỳ hạn từ trên một năm đến 10 năm. Trái phiếu dài hạn : là trái phiếu phát hành có kỳ hạn từ 10 năm trở lên. 1.2 Vai trò và chức năng của thị trường trái phiếu trong nền kinh tế. 1.2.1 Vai trò của thị trường trái phiếu trong nền kinh tế Thị trường chứng khóan trong đó có thị trường trái phiếu đóng một vai trò quan trọng trong thị trường bởi lẽ nó là một bộ phận quan trọng cơ bản của thị trường vốn dài hạn. Thị trường trái phiếu là một kênh chủ yếu huy động các nguồn vốn trung và dài hạn cho chính phủ và doanh nghiệp. Do đó sự phát triển của thị trường trái phiếu có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của thị trường tài chính cũng như đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Thị trường trái phiếu thực hiện các vai trò chủ yếu sau đây: Đối với nền kinh tế : là công cụ để tự do hóa nền kinh tế, nó tạo điều kiện cung cấp nền kinh tế nguồn vốn có thời hạn sử dụng đáp ứng với thời gian cần thiết của khỏan đầu tư, đồng thời định hướng đúng nguồn vốn sẵn có với giá phù hợp với nhu cầu sử dụng cần thiết cho nền kinh tế, nhờ vậy góp phần điều hòa phân phối nguồn vốn trong nền kinh tế, giảm sức ép đối với hệ thống ngân hàng. Đối với chính phủ: thị trường trái phiếu giúp chính phủ giải quyết các vấn đề thâm hụt ngân sách, có thêm vốn để thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mà không phải phát hành thêm tiền tạo ra sức ép về lạm phát. Đối với doanh nghiệp: thị trường trái phiếu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với một kênh huy động vốn mới linh họat và hiệu quả hơn. Khi doanh nghiệp có nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn. Đây là những nguồn vốn được đảm bảo và có khả năng sử dụng lâu dài (vì những khoản huy động trên thị trường trái phiếu đều là những khỏan huy động dài hạn, thường là từ 5 năm trở lên). Ngược lại khi doanh nghiệp thừa vốn thì có thể mua trái phiếu như là một tài sản kinh doanh và các trái phiếu đó sẽ được chuyển thành tiền mặt khi cần thiết trên thị trường. Đối với nhà đầu tư: thị trường trái phiếu có chức năng chuyển các khỏan tiết kiệm thành vốn đầu tư , một mặt huy động nguồn vốn nhàn rỗi tài trợ cho nền kinh -4- tế, mặt khác giúp nguồn vốn tiết kiệm không có khả năng tiến hành họat động sản xuất kinh doanh có thể thực hiện đầu tu trên thị trường chứng khóan để khoản tiền đó sinh lợi. Giúp nhà đầu tư có thêm công cụ đầu tư, làm phong phú thêm danh mục đầu tư. Thị trường trái phiếu đã góp phần nâng cao mức sống của các tầng lớp dân cư và tòan xã hội nói chung. 1.2.2 Chức năng của thị trường trái phiếu: Huy động vốn, phân phối nguồn vốn : Vốn dài hạn được cung cấp bởi hệ thống ngân hàng, thuế, và nguồn vốn nước ngòai. Trong nền kinh tế đang trong giai đọan phát triển thì nhu cầu vốn dài hạn rất lớn. Các nguồn vốn trên thường hạn chế và không đủ để thỏa mãn với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế. Do vậy huy động vốn trong và ngòai nước để đáp ứng kế họach phát triển kinh tế là một chức năng quan trọng của thị trừơng trái phiếu. Đồng thời phân bổ nguồn vốn huy động được cho các khu vực, các ngành công nghiệp và các dự án. Phát triển thị trường chứng khóan : thị trường trái phiếu là một bộ phận không thể thiếu của thị trường chứng khoán. Để thị trường chứng khoán phát triển ổn định và họat động hiệu quả thì cần một thị trường trái phiếu sôi động hiệu quả có khả năng tạo ra lãi suất chuẩn cho thị trường. Thị trường trái phiếu hoạt động hiệu quả cũng đồng nghĩa với việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy thị trường chứng khóan hiệu quả và phát triển, góp phần huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. 1.3 Lãi suất trái phiếu và một số loại lãi suất liên quan. 1.3.1 Lãi suất coupon : nếu một trái phiếu có mệnh giá là 1000 USD và phải trả lãi suất với tỷ lệ 8%/năm thì lãi suất coupon sẽ là 8%. Tổ chức phát hành sẽ phải trả cho người sở hữu trái phiếu 80 USD/năm, vì tỷ lệ lãi suất coupon không đổi trong suốt kỳ hạn trái phiếu cho nên lãi suất coupon cũng không thay đổi. 1.3.2 Lãi suất hiện hành : giả sử có thể mua được một trái phiếu có mệnh giá 1000 USD, lãi suất 8%/năm với giá 800USD. Cho dù có mua với giá bao nhiêu thì cũng nhận được 80USD mỗi năm. Với mức giá 800USD mà nhận được 80USD mỗi năm có nghĩa là lãi suất thực tế là 10% năm. Đây là lãi suất hiện hành của trái phiếu. -5- Trong trường hợp này, trái phiếu được bán dưới mệnh giá nhưng cũng có loại trái phiếu sẽ được bán giá cao hơn mệnh giá của nó. 1.3.3 Lợi suất đáo hạn (YTM) : lãi suất hiện hành không phân biệt rõ sự khác nhau giữa giá mua và số tiền nhận được thực tế khi đáo hạn. Những người mua trái phiếu mệnh giá 1000USD với giá 800USD sẽ nhận được 1000USD lúc đáo hạn tức là hơn 200USD so với giá mua 200 USD cũng được xem như là lợi tức và được tính vào lợi tức thu được của trái phiếu, đó là lợi suất đáo hạn. 1.3.4 Một số loại lãi suất khác có liên quan Lãi suất cơ bản là cơ sở để các tổ chức tín dụng xác định lãi suất cho vay của mình. Nó được xem là lãi suất cho vay đối với ngân hàng tốt nhất, rủi ro ít nhất. Dù các ngân hàng không nhất thiết thu lãi đúng như mức công bố, thường thì thu cao hơn và đôi khi thấp hơn, lãi suất cơ bản được xem là cơ sở để các mức lãi khác tham khảo áp dụng hoặc dựa vào đó để điều chỉnh.Lãi suất cơ bản được xem là một loại lãi suất tham khảo quan trọng trong thị trường. Nếu lãi suất huy động nóng có thể biến động lớn trong thời gian rất ngắn, thì lãi suất cơ bản được duy trì ở mức tương đối ổn định lâu hơn và nếu có biến động, nó sẽ diễn biến theo những nấc nhỏ, thường không quá chênh lệch. Cũng cần xác định rằng lãi suất cơ bản là loại lãi suất ngắn hạn, nó có thể so sánh với loại lãi suất của các trái khoản kho bạc ngắn hạn của nhà nước T- bills. Lãi suất tiết kiệm : Lãi suất tiết kiệm (passbook rate) là lãi suất được xác lập bởi hoạt động tiết kiệm giữa khách hàng ký thác với ngân hàng. Lãi suất tiết kiệm được quần chúng rộng rãi quan tâm và nó được xem là loại lãi suất có độ biến động rất thấp so với các lãi suất khác. Lãi suất qua đêm (over night rate) : là loại lãi suất được xác lập bởi thị trường cho vay tạm thời các khoản nợ để đáp ứng cân đối dự trữ theo luật định mà các ngân hàng thương mại phải duy trì tại Ngân hàng Trung ương. Do bởi Ngân hàng Trung ương kiểm tra rất chặt chẽ các khoản dự trữ bắt buộc này, lãi suất huy động qua đêm được xem là một biểu thị quan trọng về chính sách tiền tệ của cấp nhà nước và chiều hướng tương lai của các lãi suất khác. Một sự sụt giảm lãi suất -6-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng