Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển thị trường khách du lịch trung quốc của hải phòng, quảng ni...

Tài liệu Giải pháp phát triển thị trường khách du lịch trung quốc của hải phòng, quảng ninh luận văn ths. du lịch

.PDF
271
700
86

Mô tả:

§¹i häc quèc gia hµ néi tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n nguyÔn thÞ ph-¬ng th¶o gi¶I ph¸p ph¸t triÓn thÞ tr-êng kh¸ch du lÞch trung quèc cña qu¶ng ninh, h¶I phßng luËn v¨n th¹c sÜ du lÞch Hµ Néi, 2013 §¹i häc quèc gia hµ néi tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n nguyÔn thÞ ph-¬ng th¶o gi¶I ph¸p ph¸t triÓn thÞ tr-êng kh¸ch du lÞch trung quèc cña H¶I PHßNG, QU¶NG NINH Chuyªn ngµnh: Du lÞch (Ch-¬ng tr×nh ®µo t¹o thÝ ®iÓm) luËn v¨n th¹c sÜ du lÞch ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS.TS TrÇn thÞ minh hßa Hµ Néi, 2013 Môc lôc MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………………...…… 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………… 3. Lược sử vấn đề nghiên cứu………………………………………………………... 1 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………… 5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….. 6. Bố cục của luận văn………………………………………………………………... CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH 4 3 3 5 6 7 7 1.1. Khách du lịch và thị trường khách du lịch…………………………………….. 1.1.1. Khách du lịch……………………………………………………………...... 1.1.2. Thị trường khách du lịch…………………………………………………… 1.2. Phát triển thị trường khách du lịch…………………………………………….. 1.2.1. Sự cần thiết của việc phát triển thị trường.................................................... 13 1.2.2. Khái niệm phát triển thị trường khách du lịch…………………………….. 20 1.2.3. Nội dung phát triển thị trường khách du lịch……………………………... 1.2.4. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến phát triển thị trường khách du lịch….. Tiểu kết chương 1…………………………………………………………………….. 22 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH TRUNG QUỐC CỦA HẢI PHÒNG VÀ QUẢNG NINH 7 19 19 28 32 33 2.1. Tổng quan về thị trường khách du lịch Trung Quốc của Hải Phòng, Quảng Ninh 2.1.1. Đặc điểm của thị trường khách du lịch Trung Quốc……………………... 2.1.2. Tình hình khách du lịch Trung Quốc đến Hải Phòng, Quảng Ninh……... 33 2.2. Thực trạng công tác phát triển thị trường khách du lịch Trung Quốc của Hải Phòng, Quảng Ninh……………………………………………………………… 41 2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường khách du lịch của Hải Phòng, Quảng Ninh…………………………………………………………………... 41 2.2.2. Công tác phát triển thị trường khách du lịch Trung Quốc của Hải Phòng, Quảng Ninh hiện nay………………………………………………………… 53 2.3. Đánh giá về công tác phát triển thị trường khách du lịch Trung Quốc của Hải Phòng, Quảng Ninh................................................................................................ 71 2.3.1 Thuận lợi, tích cực………………………………………………………....... 71 2.3.2. Khó khăn, hạn chế………………………………………………………….. 72 33 37 Tiểu kết chương 2…………………………………………………………………….. 76 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH TRUNG QUỐC CỦA HẢI PHÒNG VÀ QUẢNG NINH 77 3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch của Hải Phòng và Quảng Ninh đến năm 2020……………………………………………………………………………… 3.1.1. Thành phố Hải Phòng.................................................................................... 77 3.1.2. Tỉnh Quảng Ninh…………………………………………………………… 80 3.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường khách du lịch Trung Quốc của Hải Phòng và Quảng Ninh………………………………………………………. 3.2.1. Giải pháp về nghiên cứu thị trường khách du lịch Trung Quốc………….. 82 3.2.2. Giải pháp về sản phẩm du lịch……………………………………………... 84 3.2.3. Giải pháp về xúc tiến du lịch đối với thị trường khách du lịch Trung Quốc............... 89 3.2.4. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch.......................... 90 3.2.5. Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch………………. 92 3.2.6. Giải pháp về môi trường du lịch……………………………………………. 95 3.2.7. Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển du lịch………………………… 98 77 82 3.2.8. Giải pháp về đảm bảo an ninh chính trị quốc gia đối với việc phát triển 102 thị trường khách du lịch Trung Quốc………………………………………………... 3.3. Một số kiến nghị…………………………………………………………………. 104 3.3.1. Đối với các cơ quan Trung ương.................................................................. 104 3.3.2. Đối với cơ quan quản lý du lịch địa phương………………………………. 104 Tiểu kết chương 3…………………………………………………………………….. 107 KẾT LUẬN 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 PHỤ LỤC 114 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CSHT Cơ sở hạ tầng CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật HĐND Hội đồng nhân dân MICE Meetings, Incentives, Conventions and Exhibitions Du lịch kết hợp hội nghị hội thảo UBND Ủy ban nhân dân UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc. UNWTO Unitied Nations World Tourism Organization Tổ chức Du lịch thế giới VH,TT & DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch DANH MỤC BẢNG Tên bảng Bảng 2.1 Số lƣợt khách du lịch Trung Quốc đến Hải Phòng, Quảng Ninh giai đoạn 2007- 2011 Trang 38 Bảng 2.2 Lao động du lịch của Hải Phòng, Quảng Ninh, giai đoạn 2007 - 2011 47 Bảng 2.3 Cơ sở lƣu trú du lịch của Hải Phòng, giai đoạn 2007 - 2012 47 Bảng 2.4 Cơ sở lƣu trú du lịch (trên bờ) của Quảng Ninh, giai đoạn 2007 - 2012 48 Bảng 2.5 Số lƣợng khách sạn từ 3 sao trở xuống tại Hải Phòng và Quảng Ninh đến năm 2012 Bảng 3.1 Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch Hải Phòng đến năm 2030 61 79 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay du lịch ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình và đƣợc coi là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia. Nhiều chuyên gia đã dự báo tốc độ phát triển và khả năng lan tỏa của du lịch trong những năm sắp tới còn nhanh hơn cả ngành công nghệ thông tin. Trong xu thế hội nhập và phát triển chung đó, du lịch Hải Phòng và Quảng Ninh trong những năm qua đã có những bƣớc phát triển đáng kể. Sự phát triển của ngành du lịch phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các thị trƣờng khách du lịch, đặc biệt là thị trƣờng khách du lịch quốc tế. Nói cách khác, sự phát triển ổn định, bền vững và có hiệu quả của thị trƣờng khách du lịch là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Đối với thị trƣờng khách du lịch quốc tế của Việt Nam, từ lâu thị trƣờng khách Trung Quốc đƣợc coi là thị trƣờng truyền thống và quan trọng chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Hải Phòng và Quảng Ninh. Đây cũng là thị trƣờng khách du lịch trọng điểm và đầy tiềm năng của Việt Nam, của khu vực Đông Nam Á và của nhiều nƣớc trên thế giới. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), năm 2012 Trung Quốc là thị trƣờng du lịch quốc tế lớn nhất thế giới về số lƣợng du khách và chi tiêu của họ ở nƣớc ngoài, cụ thể có 83 triệu ngƣời Trung Quốc đã đi du lịch nƣớc ngoài với tổng mức chi tiêu là 102 tỷ USD, đồng thời Trung Quốc cũng đứng thứ 3 thế giới về thu hút khách du lịch với 55,7 triệu lƣợt khách, đứng sau Pháp và Mỹ. Trong vài thập kỷ trở lại đây, quốc gia này là một trong những nền kinh tế lớn có tốc độ tăng trƣởng cao nhất trên thế giới. Cùng với đó, mức sống của ngƣời dân Trung Quốc không ngừng đƣợc nâng cao, nhu cầu hƣởng thụ cuộc sống ngày càng tăng. Đây là nhân tố thúc đẩy ngƣời dân Trung Quốc đi du lịch ngày càng nhiều và cũng là thuận lợi cho du lịch Hải Phòng và Quảng Ninh nói riêng và du 1 lịch Việt Nam nói chung trong việc thu hút và phát triển thị trƣờng khách này. Bên cạnh đó, Hải Phòng và Quảng Ninh có nhiều điểm hấp dẫn đối với khách du lịch Trung Quốc về con ngƣời và tài nguyên du lịch. Chiến lƣợc phát triển du lịch của Việt Nam cũng đã xác định “Quảng Ninh, Hải Phòng là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc, đƣợc ƣu tiên đầu tƣ phát triển, trong đó có khu du lịch Hạ Long - Cát Bà là một trong khu du lịch tổng hợp của quốc gia” [13, tr. 3]. Đây là điều kiện thuận lợi trong việc phát triển thị trƣờng khách du lịch Trung Quốc của hai địa phƣơng. Tuy nhiên, những tiềm năng và thế mạnh du lịch này vẫn chƣa đƣợc khai thác đúng mức và hiệu quả. Xét trên bình diện chung, khách du lịch Trung Quốc là thị trƣờng khách trọng điểm của Hải Phòng và Quảng Ninh nhƣng trên thực tế khách du lịch Trung Quốc khi đến Việt Nam nói chung và Hải Phòng, Quảng Ninh nói riêng mức chi tiêu của họ thƣờng thấp và thời gian lƣu trú không dài. Vì vậy hiệu quả kinh tế mà thị trƣờng khách này mang lại cho ngành du lịch chƣa tƣơng xứng. Hơn nữa, thị phần của Hải Phòng, Quảng Ninh ở thị trƣờng khách này còn khá khiêm tốn so với tổng số lƣợng khách du lịch Trung Quốc đi du lịch nƣớc ngoài. Một trong những nguyên nhân cơ bản của sự kém phát triển này là do công tác nghiên cứu và phát triển thị trƣờng khách du lịch Trung Quốc còn chƣa đƣợc quan tâm, trong khi đây lại là một việc làm vô cùng quan trọng có liên quan đến sự lớn mạnh của cả ngành du lịch. Du lịch Hải Phòng, Quảng Ninh chƣa biến đƣợc những tiềm năng vốn có của mình thành lợi thế cạnh tranh, chƣa xây dựng đƣợc sản phẩm đặc thù trong khi sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, kém hấp dẫn khách, công tác xúc tiến du lịch còn nhiều hạn chế. Chính vì những lý do trên, việc nghiên cứu thực trạng của thị trƣờng khách du lịch Trung Quốc đến Hải Phòng, Quảng Ninh và các hoạt động phát triển thị trƣờng của hai địa phƣơng làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển thị trƣờng khách này có ý nghĩa chiến lƣợc đối với ngành du lịch của Hải Phòng, Quảng Ninh nói chung cũng nhƣ đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch 2 nói riêng. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển thị trƣờng khách du lịch Trung Quốc của Hải Phòng, Quảng Ninh” làm đề tài luận văn cao học của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất những giải pháp đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trƣờng khách du lịch Trung Quốc của Hải Phòng, Quảng Ninh. Căn cứ vào mục tiêu đặt ra, luận văn tiến hành giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phát triển thị trƣờng khách du lịch. - Khảo sát, phân tích thực trạng khách du lịch Trung Quốc đến Hải Phòng, Quảng Ninh và hoạt động phát triển thị trƣờng khách này của Hải Phòng, Quảng Ninh trong thời gian vừa qua, chủ yếu từ năm 2007 - 2011. - Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh các hoạt động phát triển thị trƣờng khách du lịch Trung Quốc củaHải Phòng, Quảng Ninh. 3. Lược sử vấn đề nghiên cứu Ở trong nƣớc, cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về thị trƣờng khách du lịch Trung Quốc, trƣớc tác giả đã có một số công trình nghiên cứu nhƣ: Đề tài khoa học cấp ngành: “Nghiên cứu đánh giá một số đặc điểm của thị trường khách Nhật Bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn khách của du lịch Việt Nam” do Nguyễn Quỳnh Nga và nhóm nghiên cứu thực hiện, 2001. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân du lịch, “Nghiên cứu tâm lý và ứng dụng xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho khách Trung Quốc trên thị trường du lịch Quảng Ninh”, Vũ Khắc Điệp, 2003. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân du lịch, “Việc xây dựng định hướng thu hút khách du lịch Trung Quốc vào Lạng Sơn”, Hồ Minh Châu, 2006. 3 Báo cáo: “Phát triển Trung Quốc tình hình và triển vọng”, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu Trung Quốc, PGS. TS. Đỗ Tiến Sâm thực hiện 2006. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân du lịch: “Giải pháp phát triển thị trường khách du lịch Trung Quốc tại Công ty TNHH một thành viên Khách sạn Du lịch Hạ Long”, Hà Thị Thƣơng, 2009. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân du lịch: “Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại trung tâm du lịch thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng”, Nghiêm Thị Phƣơng Dung, 2010. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ du lịch “Hoạt động xúc tiến của du lịch Hải Phòng nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc - Thực trạng và giải pháp”, Lê Thành Công, 2011. Và một số công trình nghiên cứu về thị trƣờng khách du lịch Trung Quốc, đặc điểm tiêu dùng và tâm lý của khách du lịch Trung Quốc, hoạt động marketing - mix nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc … Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có công trình nghiên cứu nào về giải pháp phát triển thị trƣờng khách du lịch Trung Quốc của một điểm đến du lịch, mà cụ thể là điểm đến Hải Phòng và Quảng Ninh. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng công tác phát triển thị trƣờng khách và đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trƣờng khách của du lịch Hải Phòng, Quảng Ninh đối với thị trƣờng khách Trung Quốc trong thời gian tới có ý nghĩa rất thiết thực cho ngành du lịch của hai địa phƣơng này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động phát triển thị trƣờng khách du lịch của địa phƣơng. - Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Nghiên cứu phát triển thị trƣờng du lịch là một vấn đề rộng lớn, có thể nghiên cứu phát triển thị trƣờng du lịch của doanh nghiệp hoặc điểm 4 đến; khi nghiên cứu phát triển thị trƣờng du lịch sẽ phải tìm hiểu cả phát triển cung du lịch và cầu du lịch.Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu phát triển cầu du lịch hay nói cách khác là nghiên cứu phát triển thị trƣờng khách du lịch của điểm đến du lịch, mà không phải toàn bộ hệ thống cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng. Về mặt không gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu trong phạm vi hai địa phƣơng là Hải Phòng, Quảng Ninh. Về mặt thời gian: Luận văn tập trung phân tích đánh giá hoạt động phát triển thị trƣờng khách du lịch Trung Quốc của Hải Phòng, Quảng Ninh trong thời gian 5 năm từ năm 2007 - 2011, một số số liệu cập nhật đến năm 2012; đề xuất giải pháp của du lịch Hải Phòng, Quảng Ninh nhằm phát triển thị trƣờng khách này đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin thứ cấp: Thu thập thông tin, dữ liệu cơ bản từ các nguồn chủ yếu nhƣ Sở VH, TT& DL, báo cáo của Tổng cục Thống kê, báo cáo của Tổng cục Du lịch, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, từ sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các thông tin trên mạng Internet. - Phương pháp điều tra xã hội học: Bảng hỏi đƣợc thiết kế dành cho khách du lịch Trung Quốc đến Quảng Ninh (tại các điểm du lịch nhƣ Vịnh Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái); Hải Phòng (tại các điểm du lịch nhƣ Cát Bà, Đồ Sơn, nội thành Hải Phòng), nhằm tạo cơ sở tham khảo và phân tích nhu cầu sản phẩm, dịch vụ du lịch của khách du lịch Trung Quốc. Tổng số phiếu của cuộc điều tra phát ra là 500 phiếu chia đều cho hai địa phƣơng trong thời gian 5 tháng từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 05 năm 2013. Đối tƣợng khách đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên từ khách du lịch Trung Quốc đi theo đoàn của một số công ty lữ hành nhƣ Viettravel, Singcafe; khách du lịch Trung Quốc lƣu trú tại một số khách sạn: khách sạn Công Đoàn Việt Nam, khách sạn Hoàng Nam, khách sạn Vịnh Hạ 5 Long… (Quảng Ninh), khách sạn Hữu Nghị, khách sạn Việt Trung, Khách Sạn Bạch Đằng…(Hải Phòng). Tổng số phiếu (SP) điều tra Tổng số phiếu (SP) điều tra tại Quảng Ninh tại Hải Phòng SP SP phát ra thu về 250 98 SP SP đưa SP SP SP SP đưa không vào xử phát thu về không vào xử hợp lệ lý ra hợp lệ lý 03 95 250 0 164 164 Sau khi thu đƣợc số phiếu và xử lý kết quả riêng của hai địa phƣơng, tác giả đã tổng hợp chung theo tỷ lệ phần trăm về các đặc điểm của khách du lịch Trung Quốc đến Hải Phòng và Quảng Ninh. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng các phƣơng pháp phân tích thống kê, phƣơng pháp quy nạp... để lựa chọn, sắp xếp các thông tin, số liệu, dữ liệu từ nguồn thứ cấp, sơ cấp từ đó tổng hợp thành những vấn đề cốt lõi phục vụ cho mục đích, yêu cầu nghiên cứu, làm cơ sở cho việc nhìn nhận, đánh giá về đối tƣợng nghiên cứu. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển thị trường khách du lịch Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường khách du lịch Trung Quốc của Hải Phòng, Quảng Ninh Chương 3:Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường khách du lịch Trung Quốc của Hải Phòng, Quảng Ninh. 6 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH 1.1. Khách du lịch và thị trường khách du lịch 1.1.1. Khách du lịch 1.1.1.1. Khái niệm Khách du lịch (tourist) là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Vào đầu thế kỷ XX, nhà kinh tế học ngƣời Áo, Josef Stander đã đƣa ra định nghĩa về khách du lịch nhƣ sau “Khách du lịch là hành khách xa hoa ở lại theo ý thích, ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục đích kinh tế” [24, tr. 21]. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) thì “Khách du lịch là những người đi đến và nghỉ lại ở một nơi xa nơi thường trú của họ trong vòng không nhiều hơn một năm liên tiếp để thư giãn trong lúc rảnh rỗi, vì công việc kinh doanh và các mục đích khác không liên quan đến những hoạt động được trả thù lao bởi nơi bạn viếng thăm”[10, tr. 12]. Du lịch đã trở thành một hoạt động giải trí và thƣ giãn trong khi rảnh rỗi phổ biến toàn cầu. Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005), tại Điều 4, Chƣơng 1 quy định “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập nơi đến” [12, tr. 2]. Mặc dù có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khách du lịch, tuy nhiên nhìn chung phải đảm bảo một số yếu tố sau: - Khách du lịch phải là ngƣời khởi hành rời khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình - Khách du lịch có thể khởi hành với mọi mục đích khác nhau, loại trừ mục đích lao động kiếm tiền ở nơi đến. - Thời gian lƣu lại ở nơi đến ít nhất 24 giờ (hoặc ít nhất có sử dụng một tối trọ), nhƣng không đƣợc quá 1 năm. 7 1.1.1.2. Phân loại khách du lịch Việc phân loại khách du lịch có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu, thống kê các chỉ tiêu về du lịch. Hội đồng Thống kê Liên hiệp quốc (United Nations Statistical Commission) 1993, đã công nhận những thuật ngữ về khách du lịch để thống nhất chuẩn thống kê cho các nƣớc: Khách du lịch quốc tế (International tourist) bao gồm: Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist) là những ngƣời từ nƣớc ngoài đến du lịch một quốc gia. Khách du lịch quốc tế ra nƣớc ngoài (Outbound tourist) là những ngƣời đang sống trong một quốc gia đi du lịch ra nƣớc ngoài Khách du lịch trong nƣớc (Internal tourist): gồm những ngƣời là công dân của một quốc gia và những ngƣời nƣớc ngoài đang sống trên lãnh thổ của quốc gia đó đi du lịch trong nƣớc. Khách du lịch nội địa (Domestic Tourist): gồm khách du lịch trong nƣớc và khách du lịch quốc tế đến Khách du lịch quốc gia (National Tourist): gồm khách du lịch trong nƣớc và khách du lịch quốc tế ra nƣớc ngoài - Tại Chƣơng 5, Điều 34 về khách du lịch trong Luật du lịch Việt Nam cũng chỉ rõ: “ Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”[13, tr. 13]. Ngoài ra có thể phân loại khách du lịch theo các tiêu chí sau: - Phân loại khách theo nguồn gốc dân tộc: 8 Cơ sở của việc phân loại này là dựa vào nguồn gốc khách để nhận biết đặc điểm tâm lý, tính cách đối tƣợng mình đang phục vụ từ đó phục vụ họ một cách tốt hơn. Phân loại theo tiêu chí này có thể có khách du lịch châu Á, khách du lịch châu Âu, khách du lịch châu Mỹ… - Phân loại khách theo mục đích chuyến đi: Mục đích khác nhau trong chuyến đi của mỗi du khách sẽ ảnh hƣởng tới nhu cầu và đặc điểm tiêu dùng của khách. Do vậy, phân loại khách du lịch theo mục đích chuyến đi để thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của khách. Bao gồm: Khách đi du lịch với mục đích công vụ Khách đi du lịch với mục đích nghỉ ngơi, giải trí Khách đi du lịch với mục đích thể thao Khách đi du lịch với mục đích thăm thân Khách đi du lịch với mục đích tín ngƣỡng, tôn giáo Khách đi du lịch với mục đích chữa bệnh … - Phân loại khách theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp Sự khác nhau ở độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp sẽ làm cho nhu cầu và đặc trƣng tiêu dùng khác nhau. Việc phân loại theo tiêu chí này giúp cho việc khám phá ra các yêu cầu cơ bản và những đặc trƣng cụ thể về khách du lịch. - Phân loại khách du lịch theo khả năng thanh toán Việc phân loại theo tiêu chí này giúp ngành du lịch xác định rõ đƣợc thị trƣờng chính mà mình hƣớng tới có khả năng thanh toán cao hay thấp để xây dựng sản phẩm phù hợp với mỗi đối tƣợng khách. Mỗi tiêu chí phân loại đều có những ƣu, nhƣợc điểm riêng khi tiếp cận theo một hƣớng cụ thể nào đó. Do vậy, khi nghiên cứu cần có sự kết hợp của các tiêu chí để có thể nắm bắt đƣợc đầy đủ, chính xác các thông tin về khách du lịch, từ đó hoạch định các chiến lƣợc phát triển phù hợp và hiệu quả nhất. 9 1.1.1.3. Nhu cầu và đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Nhu cầu du lịch Nhu cầu du lịch trong tiêu dùng của khách du lịch là một loại nhu cầu xã hội đặc biệt và mang tính tổng hợp cao. Tính đặc biệt thể hiện ở những nhu cầu mang tính chất đặc trƣng, chẳng hạn nhƣ khi đi du lịch khách du lịch có nhu cầu cảm thụ cái đẹp, tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, giao tiếp, tự khẳng định mình…. Những nhu cầu đặc trƣng này vừa là động cơ, vừa là mục đích chính trong các chuyến đi của du khách. Ngoài ra, tính đặc biệt này còn do nhu cầu trong khi đi du lịch của du khách thƣờng khác những nhu cầu hàng ngày của họ. Khi đi du lịch, con ngƣời thƣờng chi tiêu nhiều hơn, đòi hỏi đƣợc phục vụ với chất lƣợng cao hơn nhiều cho những nhu cầu cần đƣợc thỏa mãn của mình. Ví dụ nhƣ cũng là nhu cầu ăn, nhƣng đi du lịch khách du lịch có nhu cầu ăn ngon, thƣởng thức đặc sản địa phƣơng, đƣợc phục vụ ân cần chu đáo. Lúc này nhu cầu ăn không chỉ đơn thuần chỉ để thỏa mãn nhu cầu về sinh lý mà nó còn thỏa mãn nhu cầu về thẩm mỹ, ăn lúc này trở thành “nghệ thuật ẩm thực”. Bên cạnh đó, nhu cầu của khách du lịch khá đa dạng và mang tính tổng hợp. Do tính chất của hoạt động du lịch là phải rời khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên nên làm phát sinh một loạt các nhu cầu mới của du khách. Trong một chuyến đi, khách du lịch thƣờng phải thỏa mãn đồng thời cả ba nhóm nhu cầu. - Nhóm nhu cầu cơ bản (thiết yếu): đi lại, ăn uống, lƣu trú - Nhóm nhu cầu đặc trƣng: nghỉ ngơi, thƣởng thức cái đẹp, tìm hiểu, khám phá, giải trí… - Nhóm nhu cầu bổ sung: thẩm mỹ, chăm sóc sức khỏe, thông tin, giặt là…. Cùng với sự phát triển của xã hội loài ngƣời, nhu cầu du lịch cũng thay đổi và tăng lên. Trong giai đoạn đầu phát triển du lịch, nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp, tiếp đó khi du lịch trở thành hiện tƣợng phổ biến, cùng với tác động của quá trình đô thị hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ trong giao thông vận 10 tải, trong thông tin liên lạc thì nhu cầu du lịch trở thành nhu cầu cần thiết của con ngƣời nhằm khôi phục, tăng cƣờng sức khỏe và khả năng lao động, nâng cao thể chất tinh thần. Ở một số trƣờng hợp, ví dụ trong du lịch chữa bệnh hoặc du lịch hành hƣơng, tâm linh, nhu cầu du lịch trở thành thiết yếu. Nhu cầu du lịch đƣợc hình thành và phát triển từ các nhu cầu dịch chuyển, đi lại và các nhu cầu tinh thần trong giao tiếp, thƣởng ngoạn danh lam thắng cảnh, hƣởng thụ văn hóa, trải nghiệm cuộc sống. Vì vậy có thể khẳng định nhu cầu du lịch là sản phẩm của sự phát triển xã hội, mang tính kinh tế, xã hội và văn hóa sâu sắc. Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Nghiên cứu đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch thì việc tìm hiểu đặc điểm của khách trong quá trình tìm kiếm, lựa chọn, đánh giá, quyết định mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của khách là quá trình cơ bản. Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch phụ thuộc vào rất nhiều các nhân tố. Trƣớc hết đặc điểm tiêu dùng của khách chịu ảnh hƣởng bởi chính sản phẩm và dịch vụ đó, chẳng hạn nhƣ chất lƣợng, giá cả, chủng loại, chính sách quảng cáo, khuyến mại, kênh phân phối… Bên cạnh đó nó còn chịu ảnh hƣởng của các yếu tố khác nhƣ văn hóa (dân tộc, tôn giáo, văn hóa của từng cá nhân), xã hội (các nhóm xã hội), cá nhân (độ tuổi, nghề nghiệp, lối sống…), tâm lý (động cơ, nhu cầu, kinh nghiệm, cảm giác, tri giác…). Chính vì vậy, khi nghiên cứu đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch phải xem xét dƣới góc độ từng đối tƣợng, từng nhóm cụ thể để kết luận một cách chính xác nhất về đặc điểm tiêu dùng của họ. Còn dƣới góc độ chung khi nghiên cứu về khách du lịch thì trong cách tiêu dùng của họ có một vài đặc điểm nổi bật sau: - Việc tìm kiếm thông tin và lựa chọn sản phẩm của khách du lịch thƣờng thông qua các kênh phân phối, qua hoạt động xúc tiến, quảng cáo của điểm du lịch hoặc doanh nghiệp du lịch nhiều khi thông qua sự giới thiệu của ngƣời đã có kinh nghiệm tiêu dùng trƣớc. 11 - Khách du lịch thƣờng đắn đo trong quá trình lựa chọn và ra quyết định mua do tính chất vô hình của sản phẩm du lịch, khách không thể nhìn thấy hay thử nghiệm trƣớc khi tiêu dùng. Do vậy, nhìn chung khách du lịch thƣờng lựa chọn điểm du lịch và các doanh nghiệp có uy tín để đảm bảo cho quyết định của mình. - Khách thƣờng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các dịch vụ vì ý nghĩ đi du lịch thƣờng là hƣởng thụ. Đồng thời, khách cũng thƣờng sử dụng nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ trong quá trình đi du lịch do nhu cầu của họ mang tính chất tổng hợp. 1.1.1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu về khách du lịch Khách du lịch là yếu tố quan trọng nhất để ngành du lịch hoạt động và phát triển. Chỉ khi có khách, ngành du lịch mới sản xuất và bán đƣợc sản phẩm của mình. Hay nói cách khác khách du lịch chính là những ngƣời trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra và tiêu thụ sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, du lịch là một ngành hoạt động dƣới dạng phi vật chất - chủ yếu là các dịch vụ tiếp xúc trao đổi. Chính vì vậy, việc nghiên cứu khách du lịch có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch. Việc thu hút đƣợc càng nhiều khách du lịch đến với điểm du lịch sẽ giúp cho điểm du lịch bán đƣợc thật nhiều sản phẩm, dịch vụ và làm cho ngành du lịch ngày càng phát triển. Ngƣợc lại, nếu ít khách hoặc không có khách thì hoạt động du lịch của điểm du lịch sẽ bị thất thu hoặc ngừng trệ. Do đó, muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả ngành du lịch phải chú trọng tới khách du lịch. Trƣớc hết phải xác định đƣợc thị trƣờng khách mục tiêu mà mình đang hƣớng tới và vị trí của thị trƣờng khách đó trong chiến lƣợc kinh doanh của ngành. Sau đó cần nghiên cứu, tìm hiểu một cách đầy đủ, chính xác về đặc điểm, các nguồn thông tin về thị trƣờng khách đó trên các khía cạnh: tâm lý, thị hiếu, nhu cầu, sở thích, và các đặc điểm cá nhân khác nhƣ giới tính, độ tuổi, khả năng chi trả, trình độ học vấn, phong tục tập quán của khách… Qua đó, ngành du lịch sẽ đề ra đƣợc các chiến lƣợc và chính sách phù hợp để thu hút khách, đƣa ra đƣợc các sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn đƣợc nhu cầu của khách du 12 lịch. Vì vậy, trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt nhƣ hiện nay thì khách du lịch là trung tâm, là đối tƣợng cần quan tâm để thu đƣợc lợi nhuận. Việc nghiên cứu nguồn khách là một hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành du lịch, điểm du lịch và là yếu tố dẫn đến thành công trong kinh doanh du lịch. 1.1.2. Thị trường khách du lịch 1.1.2.1. Khái niệm Theo quan điểm truyền thống thì điều kiện để tồn tại và phát triển của hàng hóa, dịch vụ cũng là điều kiện để tồn tại và phát triển của thị trƣờng. Hay nói cách khác ở đâu có quan hệ tiền - hàng, ở đó trao đổi hàng hóa diễn ra. Nơi diễn ra sự trao đổi hàng hóa đƣợc gọi là thị trƣờng. Khi phân tích về vấn đề thị trƣờng trong mối quan hệ với sự phát triển của Chủ nghĩa tƣ bản, Lê nin đã viết: “Hễ ở đâu, khi nào có phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hóa thì ở đó có và khi ấy cũng có thị trường”[11, tr. 114]. Theo Kinh tế chính trị học thì “Thị trường là phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin, kinh tế, kỹ thuật gắn với các mối quan hệ đó”[7, tr. 28]. Từ những cách hiểu về thị trƣờng theo quan điểm truyền thống và theo kinh tế chính trị, có thể hiểu “Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch” [7, tr. 34]. Tóm lại, khi nói đến thị trƣờng du lịch theo các quan điểm trên cần phải có sự tham gia của cả ngƣời mua và ngƣời bán hay nói cách khác, thị trƣờng là nơi gặp gỡ của cả cung và cầu. Mặc dù, tham gia thị trƣờng phải có cả ngƣời mua và ngƣời bán, nhƣng với nhiệm vụ của đề tài luận văn là nghiên cứu thị trường khách du lịch nên tác 13 giả chỉ tiếp cận khái niệm thị trƣờng dƣới góc độ của marketing, nghĩa là “Coi ngƣời bán hợp thành ngành sản xuất - cung ứng, còn ngƣời mua mới tạo ra thị trƣờng” [3, tr. 18]. Do đó trong luận văn này, khi nói tới thị trƣờng tác giả chỉ đề cập tới nhân tố cầu, hay chính là ngƣời mua có những nhu cầu và mong muốn nhất định. Cụ thể, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu về cầu du lịch, cụ thể ở đây là nghiên cứu về khách du lịch. Do đó, tác giả sẽ tiếp cận khái niệm thị trƣờng khách du lịch theo một số quan điểm sau: Quan điểm về thị trƣờng của GS.TS Trần Minh Đạo“Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó”. [3, tr. 18]. Nhƣ vậy, theo quan điểm này thì quy mô thị trƣờng sẽ chỉ tùy thuộc vào số ngƣời có cùng nhu cầu, mong muốn, và lƣợng thu nhập mà họ sẵn sàng bỏ ra để mua sắm hàng hóa thỏa mãn nhu cầu đó. Quy mô thị trƣờng không phụ thuộc vào số ngƣời đã mua hàng và cũng không phụ thuộc vào số ngƣời có nhu cầu và mong muốn khác nhau. Quan điểm của Philip Kotler về thị trƣờng có mở rộng hơn về đối tƣợng khách hàng so với quan điểm trên: “Thị trường là tập hợp những người mua hàng hiện có và sẽ có” [17, tr. 15]. TS Vũ Huy Thông, ThS. Phạm Thị Huyền cũng đƣa ra quan điểm về thị trƣờng trong cuốn Marketing căn bản nhƣ sau: “Thị trường trong marketing là tập hợp tất cả những khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng, cùng có nhu cầu về một loại sản phẩm và mong muốn tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu ấy”[18, tr. 12]. Nhƣ vậy trong hai định nghĩa của Philip Kotler và TS Vũ Huy Thông, ThS Phạm Thị Huyền thị trƣờng không chỉ bao gồm khách hàng tiềm ẩn nhƣ trong định nghĩa thứ nhất của GS.TS Trần Minh Đạo mà còn bao hàm cả khách hàng hiện tại. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan