Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại...

Tài liệu Giải pháp phát triển thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại

.PDF
7
82
78

Mô tả:

Tiểu luận Giải pháp phát triển thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại 3.1. Nhóm giải pháp cấp độ vi mô 3.1.1. Hiện đại hoá công nghệ thanh toán của Ngân hàng. Một ngân hàng hiện đại không thể thiếu công nghệ thanh toán hiện đại, nhờ có công nghệ thanh toán hiện đại thì Ngân hàng mới nâng cao được chất lượng phục vụ , mở thêm các dịch vụ, đa dạng hoá các loại hình nghiệp vụ, có như vậy mới có thể hội nhập với các cộng đồng Ngân hàng quốc tế, và Ngân hàng sẽ: - Tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh tốc độ thanh toán và chuyển tiền, tập trung hiệu quả vốn kinh doanh. - Thực hiện kế toán giao dịch thức thời, kiểm soát từ xa các nghiệp vụ thị trường liên Ngân hàng, quản lý thông tin, phòng ngừa rủi ro... - Đảm bảo an toàn và hiệu quả. 3.1.2. Nâng cao năng lực thực hiện thanh toán của đội ngũ cán bộ nhân viên thanh toán quốc tế . Chất lượng thanh toán quốc tế phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, khả năng xử lý công việc của CBNVchuyên trách hoạt động thanh toán quốc tế. Ngoài những nghiệp vụ chuyên môn chính của Ngân hàng, nhân viên phụ trách thanh toán quốc tế cần hiểu biết về lĩnh vực ngoại thương,các luật lệ, tập quán quốc tế chi phối trong hoạt động ngoại thương, ngoại ngữ cần. Bởi vì trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế luôn phải xem xét và xử lý các vấn đề có liên quan như : - Trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia hoạt động ngoại thương đều bị chi phối không chỉ bởi luật lệ, tập quán của từng quốc gia riêng biệt mà còn chịu sự qui đ ịnh bởi các văn bản pháp quy quốc tế. - Trong hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến các vấn đề về xử lý các sai sót chứng từ và tranh chấp có thể xảy ra. 3.1.3. Tăng cường huy động vốn ngoại tệ. Để hoạt động thanh toán quốc tế phát triển mạnh thì phải đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, đặc biệt là tín dụng tài trợ nhập khẩu. Và mảng nghiệp vụ này đòi hỏi phải có lượng ngoại tệ thường xuyên đáp ứng nhu cầu khách hàng, vì vậy Ngân hàng thương mại cần: - Đa dạng hoá các nghiệp vụ huy động vốn ngoại tệ, không những huy động từ các đơn vị kinh tế và dân cư trong nước mà của cả các công ty nước ngoài, xí nghiệp liên doanh, các tổ chức phi chính phủ, cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. - Tìm nguồn vốn ngoại tệ từ nước ngoài bằng cách thông qua các hợp đồng vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng và Ngân hàng nước ngoài để đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế. Đẩy mạnh nghiệp vụ thanh toán L/C hàng xuất để tăng thêm nguồn thu ngoại tệ đáp ứng hoạt động thanh toán quốc tế. 3.1.4. Giải pháp thu hút khách hàng - Đa dạng gói sản phẩm dành cho khách hàng. Tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn phù hợp với từng loại hoạt động của mỗi doanh nghiệp - Nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên - Xây dựng chính sách giá hợp lý, cạnh tranh - Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngoại hối, các sản phẩm tài chính phái sinh - Xây dựng tổ chuyên trách nhằm tư vấn, giải đáp các vướng mắc cho khách hàng, tránh các thiệt hại do không hiểu luật quốc tế. 3.1.5. Đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán quốc tế. Đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh đối ngoại là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thường bao gồm: - Rủi ro không đảm bảo khả năng thanh toán ngoại tệ của Ngân hàng - Rủi ro trong thanh toán: Bao gồm những rủi ro như đã giao hàng nhưng không đòi được tiền thanh toán, hoặc đã thanh toán nhưng chưa nhận được hàng hoặc hàng nhận được không đủ tư cách phẩm chất ... Loại rủi ro này là do rất nhiều nhân tố như rủi ro về hoạt động chính trị (c hiến tranh, cấm vận hay cấm nhập khẩu), rủi ro về mặt kinh tế như phía nước ngoài khó khăn về tài chính không đảm bảo khả năng thanh toán hoặc tuyên bố phá sản, rủi ro đạo đức như đối tác nước ngoài không có thiện chí hay có hành vi lừa đảo. - Rủi ro về tỷ giá: là những thiệt hại gây ra do sự biến động của tỷ giá gây nên. Để phòng chống các rủi ro này, nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh toán quốc tế đồng thời củng cố và tăng cường uy tín của Ngân hàng trên trường quốc tế và đối với khách hàng của mình, Ngân hàng cần áp dụng các biện pháp sau: - Thường xuyên theo dõi tình hình kinh tế, chính trị của các quốc gia có quan hệ thương mại. Nghiên cứu và nắm vững những tập quán của nước đó nhằm tránh những rủi ro trong thanh toán. - Cập nhật thường xuyên các cảnh báo rủi ro có thể xảy ra hoặc đã từng xảy ra tại các Ngân hàng khác nhằm tránh lặp lại tại NH mình - Tư vấn cho khách hàng khi ký kết lựa chọn phương thức và các điều kiện thanh toán có lợi nhất. - Thiết lập quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng của nhiều nước trên thế giới. - Trong quá trình thực hiện hợp đồng yêu cầu khách hàng phải thường xuyên theo dõi việc giao hàng, thông tin về con tàu... nhằm tránh tình trạng lừa đảo của đối tác nước ngoài. - Để tránh rủi ro tỷ giá cần dự trữ ngoại tệ đa dạng, phải thường xuyên theo dõi biến động tỷ giá của các loại ngoại tệ, sự biến động của các thị trường tài chính tiền tệ để có dự báo chính xác về sự biến động tỷ giá trên cơ sở đó mà thay đổi kết cấu dự trữ có lợi nhất. 3.2. Nhóm giải pháp cấp độ vĩ mô: 3.2.1 Kiến nghị đối với chính phủ: - Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, xóa bỏ những giấy phép, thủ tục không cần thiết, đẩy mạnh cải cách chính sách hành chính, công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý… để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các Doanh nghiệp XNK. - Củng cố, phát triển hoàn thiện môi trường pháp luật cho hoạt động TTQT. Sớm hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật trong nghiệp vụ TTQT của NHTM đáp ứng các yêu cầu mới của nền kinh tế. Các quy đ ịnh này cần đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo tính độc lập, đặc thù của nước ta. - Nâng cao chất lượng điều hành vĩ mô về tiền tệ, tín dụng. Duy trì chính sách tỷ giá thị trường có sự quản lý của nhà nước và thực hiện chính sách quản lý ngoại hối hiệu quả. - Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động TTQT. Nhà nước cần tiếp tục đưa ra các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, củng cố và phát triển hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán và hệ thống NH. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động TTQT, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro trong quá trình hoạt động TTQT của NHTM. Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm. - Hỗ trợ và tạo đ iều kiện thuận lợi cho các NHTM Việt Nam liên kết, hợp tác với nhau để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. - Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính cho các NHTM, tạo điều kiện cho các NHTM tiếp cận các nguồn tài trợ song phương và đa phương c ủa chính phủ nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế để đầu tư hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. - Tăng cường giao lưu thiết lập mối quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho hoạt động XNK của ta phát triển mạnh. Tích cực quản bá hình ảnh Việt Nam với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực đến bạn bè quốc tế thông qua các cuộc hội chợ, triễn lảm… - Cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của ra khi làm các thủ tục có liên quan đến hoạt động xuất khẩu. Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp xuât khẩu về nguồn vốn, nhân lực, kỹ thuật; nghiên cứu hỗ trợ thêm các hình thức hỗ trợ xuất khẩu mới phù hợp với các quy định WTO nhằm tạo đ iều kiện cho hoạt động xuất khẩu của ta phát triển mạnh. 3.2.2. Kiến nghị đối với NHNN: - Tăng cường việc quản lý hoạt động TTQT của hệ thống các NHTM. NHNN cần phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và hoàn thiện các quy định cho hoạt động TTQT sao cho phù hợp với luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế. - Hỗ trợ cho các NHTM các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt hộng TTQT. NHNN cần xây dựng một chương trình phần mềm về TTQT cập nhật các thông tin có liên quan và tác động đến hoạt động TTQT để làm cơ sở hỗ trợ giúp cho các NHTM trong hoạt động kinh doanh của mình. - Vì chính sách quản lý ngoại hối có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XNK, qua đó làm ảnh hưởng hoạt động TTQT của các NHTM vì vậy NHNN cần có mô hình quản lý ngoại hối hữu hiệu đẻ giúp ổn đ ịnh tỷ giá và cán cân TTQT. - Cần thường xuyên kiểm soát tình hình tài chính của các NHTM để tránh rủi ro cho ngân hàng và cho khách hàng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan