Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển sản xuất quýt hàng hóa tại huyện bạch thông tỉnh bắc kạn...

Tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất quýt hàng hóa tại huyện bạch thông tỉnh bắc kạn

.PDF
81
205
78

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN ANH TUẤN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT QUÝT HÀNG HÓA TẠI HUYỆN BẠCH THÔNG TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN ANH TUẤN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT QUÝT HÀNG HÓA TẠI HUYỆN BẠCH THÔNG TỈNH BẮC KẠN Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI ĐÌNH HÒA THÁI NGUYÊN - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu luận văn này là đúng sự thật và chưa từng được sử dụng bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Bắc Kạn, ngày 03 tháng 01 năm 2018 Tác giả Nguyễn Anh Tuấn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, các cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế Nông nghiệp, Khoa sau Đại học Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi bày tỏ lòng biết sơn sâu sắc tới Thầy hướng dẫn luận văn - TS Bùi Đình Hòa và các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy cô giáo. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Văn phòng UBND tỉnh, Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn, các phòng, ban, ngành liên quan và cán bộ khuyến nông xã Quang Thuận, Dương Phong, các hộ dân thôn Nà Chạp, Nà Thoi, Nà Vài xã Quang Thuận; Bản Tràn, Khuổi Có, Nà Coọng xã Dương Phong đã cung cấp tài liệu, thông tin và có những ý kiến quý báu về nội dung của bản luận văn. Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Thái Nguyên, ngày 03 tháng 01 năm 2018 Tác giả Nguyễn Anh Tuấn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. ii MỤC LỤC .................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... v MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ............................... 3 1.1. Cơ sở khoa học về sản suất nông sản hàng hóa ................................. 3 1.1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................... 3 1.1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................ 8 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 18 2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................... 18 2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 18 2.2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................ 18 2.2.2. Thực trạng phát triển sản xuất quýt ở huyện Bạch Thông ............ 18 2.2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất quýt hàng hóa trên địa bàn huyện Bạch Thông ................................................................. 18 2.2.4. Những lợi thế, rào cản và giải pháp phát triển sản phẩm quýt hàng hóa tại huyện Bạch Thông ............................................................ 18 2.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 19 2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 19 2.3.1. Thu thập số liệu ............................................................................. 19 2.3.2. Phương pháp phân tích.................................................................. 19 iv 2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................ 20 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 21 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................... 21 3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên huyện Bạch Thông...................... 21 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 25 3.1.3. Đánh giá các lợi thế và hạn chế về tự nhiên KT-XH đến phát triển sản xuất quýt hàng hoá của huyện Bạch Thông............................ 35 3.2. Thực trạng phát triển sản xuất quýt ở huyện Bạch Thông ............... 36 3.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị hàng hóa quýt huyện Bạch Thông ............................................................................................ 36 3.2.3. Tình hình tổ chức sản xuất và dịch vụ nông nghiệp ..................... 39 3.2.4. Đánh giá tổng quát kết quả đạt được và hạn chế, tồn tại ............. 41 3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất quýt hàng hóa trên địa bàn huyện Bạch Thông ................................................................. 44 3.3.1. Kết quả và hiệu quả sản xuất quýt của nhóm hộ điều tra ............. 44 3.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất quýt hàng hóa trên địa bàn huyện Bạch Thông ................................................................................... 47 3.4. Những lợi thế, rào cản và giải pháp phát triển sản phẩm quýt hàng hóa tại huyện Bạch Thông ................................................................... 59 3.4.1. Những lợi thế................................................................................. 59 3.4.2. Những rào cản chính ..................................................................... 60 3.4.3. Giải pháp phát triển sản phẩm quýt hàng hóa tại huyện Bạch Thông ....................................................................................................... 62 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 66 PHỤ LỤC ................................................................................................ 68 v Bảng 1.1. DANH MỤC CÁC BẢNG Sản lượng, cung cấp và tiêu thụ quýt trên thế giới ............. 9 Bảng 1.2. Diện tích và sản lượng cam quýt cả nước......................... 11 Bảng 1.3: Sản lượng cam, quýt ở một số vùng trồng tập trung năm 2016 của tỉnh Bắc Kạn ...................................................... 15 Bảng 3.1. Các đơn vị hành chính huyện Bạch Thông ....................... 22 Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2016 huyện Bạch Thông ...................................................................... 23 Bảng 3.3: Cơ cấu đất sử dụng tính đến 31/12/2016 phân theo loại đất huyện Bạch Thông ............................................................ 24 Bảng 3.4: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2016 .................. 27 Bảng 3.5: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn .................................................................... 29 Bảng 3.6. Dân số trung bình phân theo xã, thị trấn thuộc huyện ...... 30 Bảng 3.7: Giá trị sản phẩm thu được trên 1 héc ta đất trồng trọt phân theo xã, phường, thị trấn thuộc huyện .............................. 31 Bảng 3.8: Diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch và sản lượng một số cây lâu năm................................................................... 32 Bảng 3.9: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn ......................................... 33 Bảng 3.10: Tỷ lệ hộ nghèo .................................................................. 34 Bảng 3.11: Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt, sử dụng nước và nhà tiêu hợp vệ sinh .......................................................... 35 Bảng 3.12: Diện tích trồng quýt phân theo xã, phường, thị trấn huyện Bạch Thông ....................................................................... 36 Bảng 3.14: Sản lượng cây ăn quả quýt phân theo xã, phường, thị trấn thuộc huyện ....................................................................... 38 Bảng 3.15: Diện tích đất nông nghiệp, đất trồng quýt và diện tích quýt cho thu hoạch .................................................................... 44 vi Bảng 3.16: Diện tích, năng suất, sản lượng quýt nhóm hộ điều tra .... 45 Bảng 3.17: Giá trị thu nhập từ cây quýt của nhóm hộ điều tra ........... 46 Bảng 3.18: Tổng hợp những hộ có diện tích trồng quýt (đã cho thu hoạch) dưới 3 ha ............................................................... 48 Bảng 3.19: Tổng hợp những hộ có diện tích trồng quýt (đã cho thu hoạch) từ 3 ha đến 6ha ...................................................... 49 Bảng 3.20: Sản xuất quýt của các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá trở lên ................................................................................ 51 Bảng 3.21: Sản xuất quýt của các hộ kinh tế trung bình ..................... 51 Bảng 3.22: Sản xuất quýt của các hộ người Dao ................................ 52 Bảng 3.23: Sản xuất quýt của các hộ người Tày ................................. 53 Bảng 3.24: Các chủ hộ có trình độ văn hóa lớp 9 trở xuống............... 54 Bảng 3.25: Các chủ hộ có trình độ lớp 10 trở lên ............................... 54 Bảng 3.26: Ảnh hưởng của yêu tố thị trường và các khó khăn trong sản xuất quýt của nhóm hộ điều tra......................................... 56 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai thuận lợi cho cây cam, quýt sinh trưởng và phát triển. Cây quýt đã được trồng ở đây từ nhiều năm qua. Sản phẩm quýt Quang Thuận, huyện Bạch Thông với màu vàng tươi, mùi vị thơm ngon đặc trưng có tiếng trên thị trường từ lâu và đem lại thu nhập khá cao cho đồng bào dân tộc trong vùng. Do có giá trị kinh tế cao nên cây quýt chiếm vị trí quan trọng trong ngành sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế của huyện Bạch Thông nói riêng và của tỉnh Bắc Kạn nói chung. Những năm gần đây, sản phẩm quýt đã trở thành hàng hóa và được tiêu thụ khá rộng rãi ở các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, sản phẩm quýt Quang Thuận chưa tiếp cận và được tiêu thụ ở các thị trường lớn và hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Lý do là sản lượng quýt chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, chưa có sự liên kết giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, vấn đề thông thương hàng hóa còn nhiều hạn chế và thương hiệu sản phẩm chưa được quan tâm quảng bá đúng mức. Điều này ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ dân trồng quýt cũng như danh tiếng của loại cây trồng này. Để phát huy lợi thế của địa phương, định hướng cho việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trong giai đoạn 2016 - 2020, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ XI đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/ĐH ngày 17/10/1015 và được cụ thể hóa bằng Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 16/01/2016 và Nghị quyết Số 04-NQ/TU ngày 26/4/2026 của Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh lần thứ ba (khoá XI) về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó đã đề ra mục tiêu cho phát triển nông lâm nghiệp trong giai đoạn 2016 - 2020 là đẩy mạnh tái cơ cấu ngành theo hướng đầu tư liên doanh, liên kết phát triển sản 2 xuất hàng hóa, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích từ đó xây dựng các thương hiệu sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường. Trong đó, các sản phẩm đã được Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý là quýt Quang Thuận (huyện Bạch Thông), hồng không hạt, miến dong Bắc Kạn và gạo bao thai Chợ Đồn là những sản phẩm được ưu tiên phát triển. Từ thực tế trong sản xuất quýt tại huyện Bạch Thông và định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Bắc Kạn nêu trên, việc thực hiện đề tài “Giải pháp phát triển sản phẩm quýt hàng hóa tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn” là rất cần thiết và có ý nghĩa. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển sản xuất quýt hàng hóa. Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất quýt hàng hóa tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Đề xuất được một số giải pháp thiết thực, hiệu quả để thúc đẩy phát triển sản xuất quýt hàng hóa trên địa bàn huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm quýt hàng hóa, góp phần làm mạnh thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung trên địa bàn tỉnh huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn; trên cơ sở đó có những đóng góp nhất định về lý luận trong việc phát triển sản xuất cây ăn quả hàng hóa tại địa bàn những huyện miền núi vùng Đông Bắc Bộ. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học về sản suất nông sản hàng hóa 1.1.1. Cơ sở lý luận a. Khái quát chung về sản xuất hàng hóa Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm để trao đổi hoặc bán trên thị trường. Sản xuất hàng hoá ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, để loài người thoát khỏi tình trạng “mông muội”, xoá bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Sản xuất hàng hoá khác với kinh tế tự cấp tự túc, do sự phát triển của phân công lao động xã hội làm cho sản xuất được chuyên môn hoá ngày càng cao, thị trường ngày càng mở rộng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ. Sự phát triển của sản xuất hàng hoá đã xoá bỏ tính bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất. Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ cả hai điều kiện là có sự phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất: + Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hóa lao động, do đó là chuyên môn hóa sản xuất thành những ngành nghề khác nhau. Do phân công lao động nên mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định. Song cuộc sống của mỗi người lại cần đến rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi họ phải có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau, trao đổi sản phẩm cho nhau. 4 + Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất. Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thủy là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động. Như vậy, chính sự quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện đó người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua sự mua - bán hàng hóa, tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hóa. Sản xuất hàng hóa có các đặc trưng và tư thế như sau: + Do mục đích của sản xuất hàng hóa không phải để thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất như trong kinh tế tự nhiên mà để thỏa mãn nhu cầu của người khác, của thị trường. Sự gia tăng không hạn chế nhu cầu của thị trường là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. + Cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất hàng hóa phải năng động trong sản xuất - kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm tiêu thụ được hàng hóa và thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn. Cạnh tranh đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. + Sự phát triển của sản xuất xã hội với tính chất “mở” của các quan hệ hàng hóa tiền tệ làm cho giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong nước và quốc tế ngày càng phát triển. Từ đó tạo điều kiện ngày càng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân. b. Đặc điểm sản xuất nông sản hàng hóa Nông nghiệp có đặc điểm kinh tế, kỹ thuật, xã hội riêng biệt so với các ngành sản xuất khác; đó là: Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên; mang tính thời vụ cao; đối tượng sản xuất nông nghiệp là sinh 5 vật, chu kỳ tái sản xuất kinh tế phụ thuộc vào chu kỳ tái sản xuất tự nhiên của sinh vật nên thường có chu kỳ sản xuất dài. Nhu cầu về đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nguyên nhiên liệu, thức ăn chăn nuôi, lao động… lượng nông sản hàng hoá cung ra trên thị trường cũng mang tính thời vụ. Thực tế này ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu, ảnh hưởng đến việc hình thành giá cả trên thị trường, dẫn đến sự dao động lớn của đầu vào và đầu ra theo mùa vụ. Phần lớn các nông sản được cung ra trên thị trường vào những thời điểm nhất định, thường là sau thu hoạch; nhưng nhu cầu về các sản phẩm đó lại hầu như liên tục và kéo dài trong cả năm, việc dự trữ, bảo quản, chế biến nông sản hàng hoá là tất yếu. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên khi thu hoạch rộ thường làm cho các phương tiện dự trữ, bảo quản, chế biến, vận chuyển có khi vượt quá khả năng và nhiều khi nông sản phẩm không được dùng hết, những sản phẩm không bảo quản được phải chế biến ngay sau khi thu hoạch. Với những sản phẩm không qua chế biến cần phải được người tiêu dùng tiêu thụ, những vấn đề về phương tiện vận tải và phương thức, thời gian vận chuyển đủ để đáp ứng yêu cầu chuyên chở nông sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ; nhất là đối với những sản phẩm dễ hư hỏng, dễ giảm phẩm cấp khi vận chuyển cần được bảo quản tốt, tiêu thụ nhanh để đảm bảo chất lượng và hạn chế hao hụt. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được; nước ta đất đai sản xuất nông nghiệp khá manh mún, lại do nhiều chủ sử dụng quản lý nhất là đối với các tỉnh miền núi. Nông nghiệp phân bố trên phạm vi không gian rộng lớn, phức tạp và mang tính khu vực rõ rệt; có nhiều tầng lớp dân cư, dân tộc và trình độ dân trí khác nhau. Sản phẩm nông nghiệp do các thành phần và các tổ chức kinh tế khác nhau sản xuất như: Doanh nghiệp, HTX, các trang trại, hộ nông dân...; trong đó phần lớn nông sản là do nông dân sản xuất. Do các yếu tố trên nên khối lượng nông sản sản xuất ra thường không lớn, 6 phân tán và chất lượng không đồng đều; người sản xuất và người tiêu thụ thường khó kiểm soát được số lượng và chất lượng sản phẩm hàng hoá cung ra thị trường. Do vậy quá trình tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rất đa dạng, phức tạp. Nông nghiệp Việt Nam phát triển từ nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Do vậy, cần phải nhận thức, hiểu rõ các đặc điểm của sản xuất nông sản và vận dụng tốt các quy luật kinh tế cơ bản như: quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Cần làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tổ chức sản xuất rải vụ, trái vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để chọn thời điểm thu hoạch, tiêu thụ nông sản hợp lý, có hiệu quả cao. d. Phát triển sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất * Khái niệm về sản xuất: Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra) Có 2 phương thức sản xuất là: - Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường. - Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao. Phát triển kinh tế thị trường phải 7 hướng theo phương thức thứ hai. Nhưng cho dù sản xuất theo mục đích nào thì người sản xuất cũng phải trả lời được ba câu hỏi cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Tóm lại sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống con người. * Phát triển sản xuất: Từ những khái niệm về phát triển và khái niệm về sản xuất trên, ta có thể hiểu một cách chung nhất về phát triển sản xuất như sau: Phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả năng tác động của con người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động nhằm tăng quy mô về số lượng, đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống ngày càng cao của con người. Như vậy có thể thấy phát triển sản xuất được nhìn nhận dưới 2 góc độ: Thứ nhất đây là quá trình tăng quy mô về số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; Thứ hai là quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Cả hai quá trình này đều nhằm mục đích phục vụ cho đời sống của con người. Phát triển sản xuất là yêu cầu tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới. Phát triển sản xuất càng có vai trò quan trọng hơn nữa khi nhu cầu về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ càng ngày được nâng cao, đặc biệt hiện nay với xu thế tăng mạnh nhu cầu về chất lượng sản phẩm. * Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển sản xuất + Vốn sản xuất: là những tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải, kho tàng, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. Vốn đối với quá trình phát triển sản xuất là vô cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, trong thực tế việc tăng thêm sản lượng hàng hóa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, như chất lượng lao động, trình độ khoa học kỹ thuật. 8 + Lực lượng lao động: là yếu tố đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất. Mọi hoạt động của sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là người lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do đó chất lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả của quá trình phát triển sản xuất. + Đất đai: là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng với ngành nông nghiệp, mà còn rất quan trọng với sản xuất công nghiệp. Đất đai là yếu tố cố định lại bị giới hạn về quy mô, nên người ta phải đầu tư thêm vốn và lao động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Các loại tài nguyên khác trong lòng đất như khoáng sản, tài nguyên rừng, biển và tài nguyên thiên nhiên đều là những đầu vào quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất. + Khoa học và công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong sản xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao động và tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội và đó là nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình phát triển sản xuất. + Ngoài ra còn một số yếu tố khác: các hình thức tổ chức sản xuất, mối quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành, giữa các thành phần kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, các chủ chương, chính sách của ðảng và Nhà nước liên quan đến phát triển sản xuất... cũng có quyết định tới quá trình phát triển sản xuất. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn a. Sản xuất cam quýt hàng hóa trên thế giới 9 Các vùng trồng cam quýt nổi tiếng thế giới hiện nay chủ yếu nằm ở những vùng khí hậu khá ôn hoà thuộc vùng Á nhiệt đới hoặc vùng ven biển chịu ảnh hưởng chính của khí hậu đại dương. Những nước trồng cam quýt nổi tiếng hiện nay phải kể đến là: Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ma Rốc, Ai Cập, Ixraen, Hoa Kỳ, Mêhicô; Brazil, Vênêzuêla, Argentina, Cuba, Jamaica, Trung Quốc và Nhật Bản. Theo số liệu của Cục nông nghiệp nước ngoài - Bộ nông nghiệp Mỹ USDA Tổng sản lượng quýt của thế giới niên vụ 2013/2014 ước đạt 26,0 triệu tấn, tăng 5% so với năm trước, Trung Quốc và Ma Rốc là hai quốc gia tăng sản lượng mạng nhất. Nhu cầu tiêu thụ tươi và xuất khẩu quýt của thế giới cũng tiếp tục tăng mạnh. Sản lượng quýt của Trung Quốc niên vụ 2013/2014 ước đạt 18,2 triệu tấn, tăng 1,2 triệu tấn so với năm trước do thời tiết thuận lợi và đạt năng suất cao. Sản lượng quýt của Trung Quốc chiếm 70% tổng sản lượng của cả thế giới và chiếm 35% lượng xuất khẩu của thế giới. Sản lượng, buôn bán và tiêu thụ quýt của khối Liên minh Châu Âu hầu như không thay đổi so với năm trước, trong khi sản lượng của Nhật Bản tăng 10%, đạt 930.000 tấn trong niên vụ 2013/2014. Sản lượng của Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng nhẹ, đạt 880.000 tấn. Sản lượng tại Mỹ cũng tăng nhẹ, đạt 674.000 tấn Sản lượng quýt của Ma Rốc tăng mạnh, đạt 850.000 tấn trong niên vụ 2013/2014 do gặp thời tiết thuận lợi và tăng mạnh diện tích sản xuất. Sản xuất tại Ma Rốc tăng mạnh là kết quả của chiến lược phát triển cây có múi của chính phủ, bao gồm chính sách hỗ trợ trồng mới, áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt và chính sách bảo hiểm cây trồng. Bảng 1.1. Sản lượng, quýt của các nước trên thế giới (Những nước có sản lượng trên 50.000 tấn) 10 (ĐVT: Tấn) Quốc gia Algeria Argentina Australia Bolivia Brazil Chile China Colombia Croatia Egypt Georgia Greece Iran Israel Italy Japan Mexico Morocco Nepal Pakistan Peru Republic South Spain Thailand Turkey United States of America Uruguay Venezuela Năm 2014 227935 486630 100176 199001 965167 73094 16096656 132351 65000 956910 65900 140240 693844 143600 616973 874700 492039 1185388 149316 563607 339604 722325 171606 2389681 137726 1046899 664059 104846 158578 Năm 2015 262329 491384 101437 213116 1000546 78030 17020659 140633 35936 983246 71000 127490 666190 204000 822409 777800 486189 993182 149212 623012 357912 672045 175809 3592234 138456 1156365 764757 102282 138314 Nguồn: Faostat b. Sản xuất cam quýt hàng hóa ở Việt Nam Năm 2016 234165 468278 125233 225712 997993 84290 17315133 148950 52402 1020492 60000 129563 651571 164000 649148 805100 467451 1077628 146690 592132 403857 698741 180092 2941971 139666 1337037 779787 95095 158498 11 Theo tổng cục thống kê, diện tích trồng cam quýt cả nước năm 2011 là 68.900 ha, tập trung nhiều nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (35.900 ha). Diện tích cam quýt cho thu hoạch của cả nước là 56.300 ha. Trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích cam quýt cho thu hoạch cao nhất (29.600 ha). Ở miền Bắc, các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Kạn… có diện tích trồng cam quýt lớn (Hà Giang 1.700 ha, Tuyên Quang 2.800 ha, Bắc Kạn khoảng 1.300 ha…). Năng suất cam quýt bình quân của cả nước hiện rất thấp, chỉ đạt 101,8 tạ/ha. Vùng Đông Nam bộ đạt năng suất cao nhất là 122,1 tạ/ha. tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Cửu Long 115,7 tạ/ha và Đồng bằng sông Hồng đạt 105,4 tạ/ha, thấp nhất là vùng Nam Trung bộ đạt 32,2 tạ/ha. Tổng sản lượng cam quýt năm 2011 đạt 702.100 tấn, riêng vùng cam quýt của Đồng bằng sông Cửu Long đạt 463.500 tấn ( chiếm 66% tổng sản lượng), cao nhất trong 8 vùng trồng cam quýt trên cả nước. Thấp nhất là vùng Tây Nguyên đạt 2.600 tấn (chiếm 0,4% tổng sản lượng toàn quốc). Theo niên giám thống kê năm 2016 thì đến năm 2016, tổng diện tích cam quýt của cả nước đạt 75.300 ha. Trong đó diện tích thu hoạch đạt 64.100 ha với sản lượng đạt 728.600 tấn. Cụ thể ở Bảng 1.2 sau đây: Bảng 1.2. Diện tích và sản lượng cam quýt cả nước Diện tích cho thu hoạch (ha) Năm Tổng diện tích (ha) 2010 75.300 64.100 728.600 2013 70.300 56.600 706.000 2014 78.500 59.000 758.900 2015 85.400 58.400 727.400 2016 97.500 64.700 799.500 (Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2016) Sản lượng (tấn) 12 * Các vùng sản xuất quýt chủ yếu: - Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Theo Trần Thế Tục (1980), các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng và An Giang có vị trí từ 9015’ đến 10030’ vĩ bắc và 1050 đến 106045’ kinh đông, địa hình rất bằng phẳng, có độ cao từ 3 - 5 m so với mực nước biển. Các yếu tố khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa và ánh sáng ở vùng này rất phù hợp với việc phát triển sản xuất cây có múi. Lịch sử trồng cam quýt ở Đồng bằng sông Cửu Long có từ lâu đời nên người dân ở đây rất có kinh nghiệm trồng trọt, chăm sóc các loại cây ăn quả có múi. Cam quýt được trồng chủ yếu ở các vùng đất phù sa ven sông hoặc trên các cù lao lớn nhỏ của sông Tiền, sông Hậu có nước ngọt quanh năm, nơi đây có tập đoàn giống cam quýt rất phong phú như: Quýt Tiều (quýt hồng), cam Chanh, cam Sành, chanh Giấy, ... - Vùng khu bốn cũ: Gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh trải dài từ 180 đến 20030’ vĩ bắc, trọng điểm trồng cam quýt vùng này là Phủ Quỳ - Nghệ An gồm một cụm các Nông trường chuyên trồng cam với diện tích năm 1990 là 600 ha. Các giống cam ở Phủ Quỳ có khả năng sinh trưởng tốt và năng suất tương đối ổn định. Hai giống Sunkiss và Xã Đoài có ưu thế về tiềm năng, năng suất và sức chống chịu sâu bệnh hại nặng trên cả cây và quả. Huyện Hương Khê là một trong những vùng đất miền núi của tỉnh Hà Tĩnh. Nhân dân ở đây đã có tập quán trồng bưởi lâu đời, đặc biệt là bưởi Phúc Trạch, một trong những giống bưởi đặc sản ngon nhất hiện nay. Ngoài bưởi Phúc Trạch ở vùng này còn có một giống cam quýt rất nổi tiếng là cam Bù. Cam Bù có quả to, ngon, màu sắc hấp dẫn, chín muộn nên có thể đưa vào cơ cấu cam quýt chín muộn ở nước ta hiện nay. Cam Bù có năng suất cao nhờ có bộ lá quanh hợp tốt và số lượng lá trên cây lớn, có tính chịu hạn tốt. Cam Bù thường được trồng với mật độ cao (600 đến 1000 cây/ha) để cho cây chóng giao tán, che phủ đất chống xói mòn và hạn chế ánh sáng trực xạ ở vùng núi thấp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất