Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại bidv cn kiên giang...

Tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại bidv cn kiên giang

.PDF
91
1464
90

Mô tả:

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING VÕ MINH PHONG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV CN KIÊN GIANG Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - 2015 BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING VÕ MINH PHONG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV CN KIÊN GIANG Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG Tp. Hồ Chí Minh – 2015 LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu luận văn thạc sỹ chuyên ngành tài chính của tôi với sự hướng dẫn tận tình của PGS-TS Trầm Thị Xuân Hương. Các phân tích, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng được xử lý trung thực và khách quan. Học viên thực hiện Võ Minh Phong i LỜI CẢM ƠN Trong xuốt quá trình học tập và nghiên cứu, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình chỉ bảo của các thầy, cô tại Trường Đại Học Tài Chính Maketing TPHCM và các thầy, cô đã tham gia giảng dạy tại lớp cao học Tài Chính-Ngân hàngkhóa I -Tây Nam Bộ tại Kiên Giang, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức về lý thuyết tài chínhngân hàng để có thể hoàn thành luận vân tốt nghiệp của mình. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến PGS – TS Trầm Thị Xuân Hương- Trường Đại học Kinh tế TPHCM đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của BGĐ, các anh, chị đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-CN tỉnh Kiên Giang, đã giúp tôi thu thập số liệu, nghiên cứu hoàn thiện luận văn. Bên cạnh sự hợp tác giúp đỡ trong công việc tôi không thể quên sự động viên của gia đình và bạn bè trong quá trình học tập và nghiên cứu thực tế. Mặc dù đã cố gắng nhưng trình độ bản thân còn hạn chế, trong luận văn của tôi sẽ không tránh khỏi thiếu sót, kính mong các thầy, cô giáo, các bạn học viên đóng góp ý kiến để nội dung nghiên cứu này hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên thực hiện Võ Minh Phong ii MỤC LỤC STT NỘI DUNG Tran g LỚI MỞ ĐẦU 1 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 5 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3 CHƯ TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA 5 ƠNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng bán lẻ 5 1.1.1 Khái niệm tín dụng bán lẻ 5 1.1.2 Vai trò của tín dụng bán lẻ 6 1.1.2.1 Đối với nền kinh tế - xã hội 6 1.1.2.2 Đối với Ngân hàng 6 1.1.2.3 Đối với khách hàng 7 Đặc điểm của tín dụng bán lẻ 7 1.1 1.1.3 iii Phân loại sản phẩm dịch vụ tín dụng bán lẻ 8 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ 9 1.2.1 Khái niệm về phát triển tín dụng bán lẻ 9 1.2.2 Nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển tín dụng bán lẻ 9 1.2.2.1 Nội dung phát triển tín dụng bán lẻ 9 1.2.2.2 Tiêu chí đánh giá phát triển tín dụng bán lẻ 11 1.2.3 Sự cần thiết phải phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân 13 1.1.4 1.2 hàng 1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN 14 DỤNG BÁN LẺ. 1.3.1 Yếu tố xuất phát từ phía Ngân hàng 14 1.3.2 Yếu tố xuất phát từ môi trường bên ngoài 15 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ VÀ BÀI 17 1.4 HỌC RÚT RA TRONG THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ. 1.4.1 Kinh nghiệm của các NHTM 17 1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra trong thực hiện giải pháp phát triển 20 hoạt động tín dụng bán lẻ KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 22 CHƯ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 23 ƠNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ & PHÁT 2 TRIỂN VIỆT NAM CN TỈNH KIÊN GIANG iv 2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT 23 TRIỂN VIỆT NAM - CN TỈNH KIÊN GIANG 2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BIDV KIÊN GIANG. 27 2.3 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP 30 ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CN KIÊN GIANG. 2.3.1 Cho vay tiêu dùng tín chấp và thấu chi không có tài sản đảm bảo 31 đối với khách hàng cá nhân 2.3.2 Cho vay mua ô tô 33 2.3.3 Cho vay sản xuất kinh doanh 34 2.3.4 Cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá 35 2.3.5 Cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở 35 2.3.6 Cho vay hỗ trợ chi phí du học 37 2.3.7 Cho vay đối với doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ 38 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TÍN 39 2.4 DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV CN KIÊN GIANG 2.4.1 Kết quả đạt được 41 2.4.2 Về thị phần TDBL 43 2.4.3 Về các sản phẩm tín dụng 44 2.4.4 Kiểm soát chất lượng tín dụng bán lẻ 46 2.4.5 Thu nhập từ hoạt động tín dụng 47 v 2.4.6 2.5 Về công nghệ thông tin. 49 HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT 50 TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV CN KIÊN GIANG 2.5.1 Các hạn chế ảnh hưởng đến phát triển tín dụng bán lẻ. 50 2.5.2 Nguyên nhân 52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 56 CHƯ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN ƠNG LẺ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ 3 PHÁT TRIỂN TỈNH KIÊN GIANG. 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN 57 57 VIỆT NAM (2015-2020) 3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN 57 LẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CN TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020 3.3 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 60 BÁN LẺ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH KIÊN GIANG 3.3.1 Phát triển và mở rộng mạng lưới của BIDV Kiên Giang 60 3.3.2 Giải pháp về sản phẩm và tín dụng bán lẻ. 60 3.3.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khách hàng cá nhân 64 vi 3.3.4 Giải pháp về quản trị điều hành 65 3.3.5 Giải pháp truyền thông và Marketing 65 3.3.6 Giải pháp về chính sách lãi suất, phí 67 3.3.7 Giải pháp về công nghệ 67 3.3.8 Các giải pháp khác 68 3.4 Những đề xuất, kiến nghị 69 3.4.1 Đối với BIDV Kiên Giang 69 3.4.2 Đối với BIDV Việt Nam 70 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 74 KẾT LUẬN 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO vii DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG TÊN BẢNG TRANG Sơ đồ 1 Mô hình tổ chức của Chi nhánh BIDV Kiên Giang 24 Sơ đồ 2. Mô hình tổ chức của phòng khách hàng cá nhân 26 viii DANH MỤC BẢNG BẢNG TÊN BẢNG TRAN G Bảng 2.1 Kết quả huy động vốn và cho vay của BIDV-CN Kiên Giang từ 29 năm 2012 đến 2014 Bảng 2.2 Kết quả hoạt động của BIDV-CN Kiên Giang từ năm 2012 đến 30 2014 Bảng 2.3 So sánh số lượng sản phẩm tín dụng bán lẻ với một số ngân hàng 31 trên địa bàn đến 31/12/2014. Bảng 2.4 Kết quả cho vay tiêu dùng tín chấp và cho vay thấu chi tại BIDV- 32 Kiên Giang. Bảng 2.5 Kết quả cho vay mua ô 33 Bảng 2.6 Kết quả cho vay sản xuất kinh doanh 34 Bảng 2.7 Kết quả cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá tô 35 Bảng 2.8 Kết quả cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở 37 Bảng 2.9 Kết quả cho vay hỗ trợ chi phí du học 38 Bảng 2.10 Kết quả cho vay đối với doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ 39 Bảng 2.11 Các chỉ tiêu đánh giá quy mô TDBL tại BIDV Kiên Giang 41 Bảng 2.12 Tỷ trọng dư nợ TDBL tại BIDV Kiên Giang (2012-2014) 43 ix Bảng 2.13 Kết quả tổng hợp cho vay các sản phẩm tín dụng bán lẻ 45 Bảng 2.14 Tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ và nợ xấu tại BIDV Kiên Giang 47 (2012-2014) Bảng 2.15 Thu lãi từ hoạt động tín dụng tại BIDV Kiên Giang (2012-2014) x 48 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký Hiệu Giải Thích Thuật Ngữ Viết Tắt ATM Máy rút tiền tự động BIDV Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam BIC Công ty bảo hiểm trực thuộc Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam BPQTTD Bộ phận quản trị tín dụng BPGDKHCN Bộ phận giao dịch khách hàng cá nhân CB QLKHCN Cán bộ quản lý khách hàng cá nhân CN Chi nhánh CNTT Công Nghệ Thông Tin DN Doanh Nghiệp DNNVV Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa DNTDBL Dư nợ tín dụng bán lẻ DVNH Dịch Vụ Ngân Hàng GTCG Giấy tờ có giá GDBĐ Giao dịch bảo đảm GTCG Giấy tờ có giá KHBL Khách hàng bán lẻ KHDN Khách hàng doanh nghiệp LĐ PGD Lãnh đạo phòng giao dịch xi LĐ PKHCN Lãnh đạo phòng khách hàng cá nhân NHTM Ngân Hàng Thương Mại NHTM Cổ Phần Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần NHTM NN Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước NHTM VN Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam NHTW Ngân Hàng Trung Ương NHBL Ngân Hàng Bán Lẻ PQTTD Phòng quản trị tín dụng POS Điểm chấp nhận thẻ PGD Phòng giao dịch PKHCN Phòng khách hàng cá nhân PGĐQLKHCN Phó giám đốc quản lý khách hàng cá nhân PQLRR Phòng quản lý rủi ro QLRR Quản lý rủi ro SXKD Sản xuất kinh doanh TDBL Tín Dụng Bán Lẻ TSBĐ Tài sản bảo đảm VAMC (Vietnam Asset Management Company) Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam xii LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nền kinh tế Việt Nam đã và đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế của thế giới, trong đó có sự đóng góp rất lớn của hệ thống Ngân hàng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước, mỗi Ngân hàng đều có định hướng tập trung phát triển nền khách hàng cùng với việc đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, trong đó việc phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ (TDBL) đã và đang trở thành một xu hướng tất yếu và ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Phát triển hoạt động tín dụng truyền thống lên một tầm cao mới là sự tách bạch trong cách phân chia các loại hình tín dụng đó là tín dụng bán buôn và TDBL. Trong khi hoạt động tín dụng bán buôn vẫn được duy trì thì việc hoạt động TDBL đang là một xu hướng mới, ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ các Ngân hàng Thương mại (NHTM). Với dân số khoảng 90 triệu người và nhu cầu tiêu dùng rất lớn, đây là thị trường cho các Ngân hàng khai thác và đẩy mạnh phát triển các dịch vụ TDBL. Hiện tại, các NHTM không chỉ chú trọng việc mở rộng mạng lưới nhanh chóng nhằm tiếp cận thị phần bán lẻ, tăng cường tiếp cận khách hàng mà còn đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng phục vụ, gia tăng tính tiện lợi cho khách hàng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ các sản phẩm được đa dạng hoá và cung cấp với khối lượng lớn, doanh thu cao, phân tán được rủi ro kinh doanh, đồng thời mang lại cho Ngân hàng khả năng phát triển nhờ liên tục đổi mới và đa dạng hoá các sản phẩm của mình. Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế cũng như để đẩy mạnh sức cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kiên Giang đã triển khai các loại hình TDBL đối với khách hàng là doanh nghiệp siêu nhỏ, cá nhân, hộ gia đình, tuy nhiên, dư nợ TDBL của chi nhánh còn thấp so với tổng dư nợ, việc phát triển tín dụng trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, số lượng sản phẩm triển khai còn hạn chế, mặt khác về công tác quảng cáo, tiếp thị cũng như công tác phát triển mạng lưới TDBL, nguồn nhân lực vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển hoạt động TDBL của chi nhánh. Xuất phát từ những vấn đề nghiên cứu khoa học và thực tiễn hoạt động kinh doanh đang diễn ra tại BIDV Kiên Giang như đã trình bày ở trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “ Giải pháp phát triển hoạt động TDBL tại BIDV Kiên Giang”. 2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI : . 2.1 Mục tiêu nghiên cứu : - Nghiên cứu sự phát triển TDBL tại các NHTM. - Xây dựng các tiêu chí đánh giá phát triển TDBL tại các NHTM. - Thực trạng phát triển TDBL tại BIDV Kiên Giang. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển TDBL. 2.2 Câu hỏi nghiên cứu Câu 1: Phát triển TDBL tại các NHTM như thế nào? Câu 2: Các tiêu chí đánh giá phát triển TDBL tại các NHTM. Câu 3 : Thực trạng phát triển TDBL của BIDV Kiên Giang ra sao? Câu 4: Giải pháp nào để phát triển TDBL tại BIDV Kiên Giang? 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Đối tượng nghiên cứu: + Các hoạt động TDBL của BIDV Kiên Giang. + Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động TDBL tại BIDV Kiên Giang. - Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung : Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu sau: + Chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động TDBL và sự cần thiết phải phát triển TDBL. + Thực trạng phát triển hoạt động TDBL của BIDV Kiên Giang và những giải pháp phát triển TDBL. - Về không gian : Nghiên cứu trong địa bàn hoạt động của BIDV Kiên Giang - Về thời gian nghiên cứu số liệu được sử dụng của BIDV Kiên Giang và phân tích từ năm 2012 - 2014. 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Luận văn được viết theo phương pháp định tính : -Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá thực trạng phát triển tín dụng của BIDV Kiên Giang và đề xuất các giải pháp để phát triển TDBL. - Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu dựa vào các số liệu thu thập được thông qua : + Kết quả hoạt động TDBL tại BIDV Kiên giang, các báo cáo chuyên đề, tài liệu tập huấn, hội nghị về TDBL của BIDV. + Các quy trình văn bản chế độ của BIDV và các dữ liệu sơ cấp được khai thác tập trung tại BIDV Kiên Giang. + Các báo cáo và kinh nghiệm phát triển TDBL của một số Ngân hàng. 5 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI : -Về mặt nghiên cứu lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận về TDBL và phát triển TDBL tại NHTM. - Về mặt nghiên cứu thực tiễn, trên cơ sở phân tích thực trạng TDBL, luận văn chỉ ra những kết quả nhất định đã đạt được những tồn tại và hạn chế trong phát triển hoạt động TDBL, đồng thời xây dựng các giải pháp phát triển nhằm phát triển TDBL. - Bố cục của nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, danh mục các từ viết tắt, tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan phát triển TDBL tại NHTM. Chương 2: Thực trạng phát triển TDBL tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang. Chương 3: Giải pháp phát triển TDBL tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ 1.1.1 Khái niệm TDBL. - Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về TDBL, hiểu theo cách đơn giản bán buôn là hình thức mua bán hàng hóa thông qua các trung gian, đại lý, để bán với khối lượng lớn, ngược lại bán lẻ là hình thức bán hàng mà người bán trực tiếp bán cho người mua là người sử dụng, tiêu dùng với khối lượng nhỏ lẻ. tuy nhiên, vẫn có một số đặc trưng và tiêu chí sau để nhận diện được thế nào là dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ, bán buôn các sản phẩm dịch vụ ngân hàng là cách thức bán sản phẩm thông qua các trung gian tài chính (các NHTM, các quỹ…) hoặc thông qua thị trường tài chính (như thị trường tiền tệ liên ngân hàng để cho vay, thanh toán bù trừ,…) và đối với các công ty, tập đoàn kinh tế lớn với những gói sản phẩm giá trị lớn. Còn bán lẻ sản phẩm dịch vụ ngân hàng được hiểu là những hình thức bán trực tiếp đến các cá nhân, gia đình, doanh nghiệp nhỏ và và vừa và một số gói sản phẩm nhỏ lẻ đối với công ty, tổ chức kinh tế lớn. (Lê Khắc Trí, 2006.) - Hiện tại có nhiều định nghĩa khác nhau về TDBL như : + TDBL là những loại cho vay mà bao gồm lượng lớn các hoạt động giao dịch chẳng hạn như các khoản cho vay nhà ở, thẻ tín dụng tiêu dùng, cho vay mua ô tô và các khoản vay cá nhân… cũng như một số các khoản cho vay doanh nghiệp nhỏ, các loại cho vay đáp ứng nhu cầu của một số lượng lớn các khách hàng với danh mục đầu tư đa dạng, đối tượng khách hàng thường là cá nhân hoặc tổ chức nhỏ. + TDBL là những hình thức cho vay trực tiếp đến người vay cuối cùng, chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Lê Khắc Trí, 2006). 1.1.2 Vai trò của TDBL 1.1.2.1 Đối với nền kinh tế - xã hội: -Cung cấp vốn cho các nhu cầu của khách hàng nhằm đáp ứng cho việc sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ. - Góp phần kích cầu tiêu dùng Với các sản phẩm cho vay mua nhà ở, ô tô, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt gia đình… phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng, các sản phẩm tín dụng tiêu dùng, các loại thẻ nội địa và quốc tế kích thích người dân tăng cường chi tiêu. - Góp phần tạo sự ổn định về mặt xã hội: Khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ…sử dụng nguồn vốn ngân hàng mở rộng đầu tư vào sản xuất làm gia tăng sản phẩm dịch vụ và từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. 1.1.2.2 Đối với ngân hàng: - Tiềm năng để phát triển DVNH bán lẻ trong đó có tín dụng bán lẻ là xu hướng tất yếu của các NHTM trên thế giới cũng như ở Việt Nam. - Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ là cách thức để thay đổi cơ cấu kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Giúp nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ, ứng dụng những công nghệ thông tin, để phục vụ nhu cầu của khách hàng theo hướng vào nhóm khách hàng và loại sản phẩm. - Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. - Hệ thống hạ tầng công nghệ hỗ trợ cho ngân hàng điện tử như Internet banking, Mobile banking... phát triển nhanh là một trong những thuận lợi lớn giúp các ngân hàng đưa dịch vụ bán lẻ của mình ra thị trường 1.1.2.3 Đối với khách hàng - Đáp ứng được nhu cầu vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng