Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển, hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng mới tại các ngân hàng thư...

Tài liệu Giải pháp phát triển, hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng mới tại các ngân hàng thương mại hiện nay

.PDF
41
112
88

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC KHOA NGÂN HÀNG  Đề tài: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN, HOÀN THIỆN CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG MỚI TẠI CÁC NHTM HIỆN NAY GV hướng dẫn : TS. Lại Tiến Dĩnh Người thực hiện : Nhóm 9 – Đêm 2 Lớp Cao học Ngân hàng – Khóa 22 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2014 DANH SÁCH THÀNH VIÊN 1. Trần Công Danh 2. Nguyễn Thanh Hà 3. Trần Thị Tuyết Nga 4. Trần Thị Hồng Nhơn 5. Nguyễn Lâm Phú 6. Dương Cao Kiều Quyên LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dịch vụ ngân hàng là một trong những dịch vụ quan trọng trên thị trường tài chính. Dịch vụ ngân hàng phát triển sẽ cho phép nền kinh tế huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, phân bổ và sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Đồng thời dịch vụ ngân hàng phát triển lành mạnh sẽ là yếu tố đảm bảo cho ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững. Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế tri thức, xu hướng đa dạng hóa và mở rộng dịch vụ ngân hàng mới là xu hướng tất yếu ở mọi quốc gia. Trên thế giới ngày nay, các NHTM đã, đang và luôn tìm mọi cách để tự đổi mới mình và vận động cùng với xu thế chung của thời đại. Hệ thống NHTM trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ, ngày càng hiện đại hơn và mang tính chất đa năng với quy mô hoạt động xuyên quốc gia. Song song với việc duy trì, phát triển và hiện đại hóa các dịch vụ ngân hàng truyền thống, các NHTM trên thế giới đó mở ra hàng ngàn các loại hình dịch vụ ngân hàng mới có hàm lượng công nghệ cao nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nền kinh tế và tối đa hóa giá trị gia tăng cho các TCTD, khách hàng và xã hội. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế với mức độ ngày càng sâu rộng. Hệ thống NHTM Việt Nam không thể tránh khỏi sự tác động của xu hướng toàn cầu hoá kinh tế quốc tế, của nền kinh tế tri thức và làn sóng phát triển như vũ bão của hệ thống ngân hàng toàn cầu. Trong khi đó, cho đến nay, hệ thống NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém, năng lực cạnh tranh chưa cao. Hoạt động cung ứng các dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam trong những năm qua đã có tốc độ phát triển khá nhưng theo đánh giá chung thì do xuất phát điểm thấp, quy mô và chất lượng các loại hình dịch vụ này còn hạn chế; các dịch vụ do các NHTMVN cung cấp chủ yếu vẫn là các dịch vụ truyền thống, quá trình đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng mới diễn ra còn chậm. Ngay cả các loại hình dịch vụ ngân hàng truyền thống cũng còn đơn điệu, các sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu của người dân và các doanh nghiệp xuất hiện chưa nhiều.Vì vậy, các NHTM Việt Nam muốn tồn tại và phát triển được trong bối cảnh hội nhập hiện nay buộc phải đổi mới. Phát triển dịch vụ ngân hàng mới song hành với việc nâng cấp và hiện đại hoá các dịch vụ ngân hàng truyền thống là yêu cầu tất yếu trong quá trình đổi mới ấy. Do đó, đề tài “Giải pháp phát triển, hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng mới tại các NHTM hiện nay” đang trở thành một vấn đề tất yếu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua việc đánh giá tình hình phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng mới ở Việt Nam hiện nay, đề tài muốn chỉ ra những thành tích đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại. Qua đó nhằm đề xuất giải pháp phát triển, hoàn thiện các loại hình dịch vụ này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: tình hình phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng mới của các NHTM ở Việt Nam hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu một cách tổng thể các dịch vụ ngân hàng mới của các NHTM trong thời gian từ năm 2007 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài s ử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, thống kê … để làm rõ vấn đề nghiên cứu. 5. Kết cấu đề tài Chương 1: Tổng quan về dịch vụ ngân hàng Chương 2: Tình hình phát triển các dịch vụ ngân hàng mới tại các NHTM ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Giải pháp phát triển, hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng mới ở các NHTM Việt Nam hiện nay CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 1.1. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng của các NHTM 1.1.1. Khái niệm về dịch vụ ngân hàng Có nhiều quan điểm khác nhau về dịch vụ ngân hàng: - Quan điểm thứ nhất: Theo WTO, dịch vụ ngân hàng là một bộ phận cấu thành trong dịch vụ tài chính nói chung, dịch vụ ngân hàng được đặt trong nội hàm của dịch vụ tài chính. Hoạt động dịch vụ ngân hàng bao gồm tất cả các dịch vụ truyền thống do ngân hàng cung cấp như nhận tiền gửi, cho vay các loại, thanh toán và dịch vụ chuyển tiền và các dịch vụ tài chính khác như: mua bán ngoại hối và tất cả các loại chứng khoán, bảo lãnh chứng khoán, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, dịch vụ thanh toán và bù trừ, cung cấp và chuyển giao thông tin tài chính, tư vấn và các dịch vụ tài chính bổ trợ khác. - Quan điểm thứ hai: Theo thông lệ quốc tế, dịch vụ ngân hàng là các công việc trung gian về tiền tệ của các tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng về sinh lời, đầu tư, giữ hộ hay bảo đảm an toàn, đem lại nguồn thu cho tổ chức cung ứng dịch vụ. - Quan điểm thứ ba: Theo David Cox, hầu hết các hoạt động nghiệp vụ của NHTM đều gọi là dịch vụ ngân hàng hoặc là cơ sở, điều kiện để mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng. Ở Việt Nam, vẫn chưa có sự minh định rõ ràng về khái niệm dịch vụ ngân hàng. Có không ít quan niệm cho rằng dịch vụ ngân hàng không thuộc phạm vi kinh doanh tiền tệ và các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng theo chức năng của một trung gian tài chính (cho vay, huy động tiền gửi...), mà chỉ bao gồm những hoạt động không thuộc nội dung nói trên (như chuyển tiền, uỷ thác, mua bán hộ, môi giới kinh doanh chứng khoán...). Một số khác lại cho rằng tất cả hoạt động ngân hàng phục vụ cho doanh nghiệp và công chúng đều là dịch vụ ngân hàng. Theo một số tác giả, dịch vụ ngân hàng cần được hiểu theo hai khía cạnh: rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng, dịch vụ ngân hàng bao gồm toàn bộ hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối.. Quan niệm này phù hợp với cách phân ngành dịch vụ ngân hàng trong dịch vụ tài chính của WTO và của hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, cũng như cách phân loại ở nhiều nước phát triển. Theo nghĩa hẹp, dịch vụ ngân hàng chỉ bao gồm những hoạt động ngoài chức năng của định chế tài chính trung gian huy động vốn và cho vay. Qua các quan điểm nói trên, ta có thể hiểu theo nghĩa rộng phù hợp với cách hiểu của WTO; theo đó, toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng được các NHTM cung ứng cho nền kinh tế đều gọi là dịch vụ ngân hàng. 1.1.2.Dịch vụ ngân hàng truyền thống và dịch vụ ngân hàng mới - Dịch vụ ngân hàng truyền thống: Là các dịch vụ cơ bản, đã có quá trình hình thành và phát triển lâu dài. - Dịch vụ ngân hàng mới: được hiểu bao gồm những dịch vụ ngân hàng truyền thống được nâng cấp, phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại và những dịch vụ hoàn toàn mới được cung cấp nhằm đem lại các tiện ích mới cho khách hàng. Các loại dịch vụ ngân hàng mới như dịch vụ tài trợ tiêu dùng; tư vấn tài chính; quản lý ngân quỹ; dịch vụ cho thuê tài chính; tài trợ dự án; cung cấp các dịch vụ bảo hiểm; cung cấp các kế hoạch hưu trí; cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán; cung cấp dich vụ quỹ tương hỗ và trợ cấp; cung cấp dịch vụ đầu tư, dịch vụ kinh doanh chứng khoán và dịch vụ ngân hàng bán buôn; cung cấp các dịch vụ ngân hàng quốc tế… đều là các dịch vụ mới phát triển theo xu hướng ngân hàng hiện đại. Nhưng xét theo tính thời sự và trào lưu thì hiện tại, các dịch vụ ngân hàng mới đang lên ngôi bao gồm dịch vụ ngân hàng trực tuyến, ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ, thu chi hộ… 1.1.3. Đặc điểm chung của các dịch vụ ngân hàng mới Các dịch vụ ngân hàng mới có những đặc điểm chung sau: Một là: Dịch vụ ngân hàng mới là các sản phẩm dịch vụ mới, thường là những sản phẩm được hình thành trong giai đoạn đầu của chu kỳ phát triển của ngành, được ứng dụng rộng rãi và có tốc độ phát triển nhanh. Hai là: Hoạt động dịch vụ ngân hàng mới đòi hỏi cơ sở hạ tầng tương xứng. Dịch vụ ngân hàng mới gắn liền với khoa học công nghệ hiện đại, ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin truyền thông, đặc biệt là mạng Internet và đòi hỏi trình độ quản trị và độ lành nghề của cán bộ ngân hàng về tất cả các nghiệp vụ và tin học ngày một cao hơn. Ba là: Các dịch vụ ngân hàng mới có nhiều tính năng hiện đại, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. 1.2. Xu hướng phát triển và vai trò của các dịch vụ ngân hàng mới 1.2.1.Cơ sở khách quan của sự phát triển các dịch vụ ngân hàng mới - Sự bùng nổ và lan toả của khoa học công nghệ, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức. - Sự thay đổi trong xu hướng sản xuất và tiêu dùng. - Chiến lược kinh doanh của ngân hàng. 1.2.2.Sự bùng nổ và xu hướng phát triển của các dịch vụ ngân hàng mới - Thế giới của các dịch vụ tài chính đã thay đổi rất nhiều so với hai mươi năm trước, mười năm trước và thậm chí chỉ hai năm trước. Dịch vụ tài chính và dịch vụ song hành với nó - dịch vụ uỷ thác đã mở rộng ra rất nhiều so với trước đó và tác động của sự mở rộng đó tới ngành ngân hàng cũng giống như một sự bùng nổ. Ở các nước phát triển, một ngân hàng hiện đại có thể cung cấp đến hàng ngàn dịch vụ (Mỹ 6000 ngàn dịch vụ, Nhật 5000 dịch vụ, Trung Quốc, Thái Lan 2000 dịch vụ... ). - Một số xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng trên thế giới: + Tích hợp dịch vụ ngân hàng truyền thống và dịch vụ ngân hàng mới. + Hợp nhất các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, mô i giới chứng khoán, đầu tư, thẻ tín dụng,... dưới một mái nhà. + Xu hướng bán và bán chéo(cross-selling) các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng (là việc sử dụng nhu cầu đối với một sản phẩm để tạo ra nhu cầu đối với các sản phẩm khác liên quan). Phần lớn các ngân hàng (93% ở Mỹ, 79% ở Châu Âu và 86% ở Úc) nhận thức được nhu cầu bán chéo này. + Xu hướng phát triển mạnh mẽ dịch vụ ngân hàng di động. 1.2.3.Vai trò của các dịch vụ ngân hàng mới Đối với nền kinh tế: Dịch vụ ngân hàng mới là những dịch vụ chất lượng cao, đòi hỏi người cung cấp và khách hàng phải có am hiểu nhất định mới có thể sử dụng và vận hành. Nhiều trong số loại dịch vụ này tạo ra giá trị gia tăng cao - một đặc điểm của nền kinh tế tri thức. Ngoài ra, các dịch vụ ngân hàng mới giúp cho các luồng vốn, các giao dịch tài chính của các ngành dịch vụ đặc biệt là các ngành dịch vụ quốc tế phát triển. Đối với doanh nghiệp: - Giúp các doanh nghiệp nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu sản xuất, dịch chuyển vốn đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công nghệ. - Giúp giảm thiểu chi phí giao dịch của các doanh nghiệp, nhờ đó các doanh nghiệp có thể hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, tạo đà cho doanh nghiệp phát triển... Đối với hệ thống tài chính - ngân hàng: - Tăng cường sự lưu chuyển các dòng vốn và tính ổn định của hệ thống tài chính. Sự phát triển của dịch vụ mới, hiện đại với chi phí thấp; công nghệ và trình độ quản lý và kỹ thuật của các tổ chức tài chính được cải thiện là nhân tố quan trọng để ngăn chặn tối đa sự bất ổn của hệ thống tài chính. - Dịch vụ ngân hàng mới giúp giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí, mang lại lợi nhuận cao cho NHTM. - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM. Phát triển các dịch vụ ngân hàng mới đã góp phần cải tiến công nghệ, phát triển thị trường, làm tăng thị phần của mỗi NHTM, quảng bá thương hiệu và mang lại vị thế cạnh tranh cho các NHTM. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng mới 1.3.1.Nhân tố khách quan - Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế tác động đến việc cung cấp dịch vụ ngân hàng mới theo hai hướng: vào khách hàng và vào thị trường tài chính. Thị trường tài chính tạo ra một áp lực cạnh tranh buộc các NHTM phải đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, phát triển dịch vụ ngân hàng mới. Nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng mới của người dân thay đổi theo biến động kinh tế, thu nhập cá nhân, sức mua, khối lượng và phương thức thanh toán của cá nhân. - Môi trường văn hóa- xã hội: Các xu hướng xã hội, tập quán sinh hoạt, trình độ dân trí sẽ ảnh hưởng nhiều đến hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng của các nước đang phát triển, và đặc biệt càng ảnh hưởng nhiều hơn nữa đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng mới. - Môi trường pháp lý: Là nhân tố thuộc môi trường bên ngoài có tác động lớn nhất và thường xuyên nhất tới hoạt động dịch vụ ngân hàng nói chung và tới dịch vụ ngân hàng mới nói riêng. - Môi trường công nghệ: Tiến bộ về công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet, là yếu tố quan trọng trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng mới. Nhờ sự tiến bộ về công nghệ thông tin mới có sự hiển diện của các dịch vụ ngân hàng điện tử như: Homebanking, Phonebanking, E-banking.. .và là cơ sở cho việc toàn cầu hoá một số dịch vụ ngân hàng. 1.3.2.Nhân tố chủ quan - Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: Mỗi ngân hàng khi triển khai bất kỳ mảng dịch vụ nào cũng đều phải xây dựng cho mình một kế hoạch kinh doanh, một tầm nhìn phù hợp. Tuỳ theo việc xác định tầm quan trọng của dịch vụ ngân hàng mới trong trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng mà ngân hàng đó sẽ có những đầu tư nguồn lực thích đáng để phát triển dịch vụ ngân hàng mới. - Quy mô, uy tín của ngân hàng: Uy tín và quy mô của ngân hàng là nhân tố quan trọng quyết định cơ cấu danh mục dịch vụ của ngân hàng. Tùy theo quy mô của mình mà mỗi ngân hàng sẽ tập trung vào loại hình dịch vụ mà mình có ưu thế nhất. - Cơ cấu tổ chức của ngân hàng: Cơ cấu của ngân hàng bao gồm hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, mạng lưới hoạt động của ngân hàng. Hệ thống tổ chức nếu được thực hiện theo cơ cấu phù hợp, giữa các bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ thì việc định hướng, triển khai và đánh giá thực trạng hoạt động của dịch vụ ngân hàng trở nên hiệu quả hơn. - Chất lượng nguồn nhân lực: Nhân tố con người đóng một vai trò quan trọng. Họ là những người quyết định chất lượng của dịch vụ ngân hàng và vì vậy quyết định sự thành bại đối với một sản phẩm mới nào đó. - Trình độ k ỹ thuật- công nghệ của ngân hàng: Công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng bằng cách cho phép ngân hàng giảm bớt thời gian và chi phí giao dịch, tăng khả năng kiểm soát đối với các dịch vụ của mình, cập nhật, thu thập, xử lý và phân tích thông tin nhanh hơn, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đa tiện ích, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng. Ngân hàng phải căn cứ vào khả năng tài chính, trình độ đội ngũ nhân viên và đối tượng khách hàng để lựa chọn áp dụng những công nghệ phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. 1.4. Nghiên cứu trước đây về vấn đề phát triển dịch vụ ngân hàng mới Vấn đề phát triên dịch vụ ngân hàng hiện đại đã được các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các nghiên cứu sinh thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng nghiên cứu dưới nhiều giác độ khác nhau và đã đạt được những kết quả nhất định. Một số công trình nghiên cứu đáng chú ý như: - “Giải pháp phát triên và nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”- Kỷ yếu hội thảo khoa học năm 2005 , bài viết của TS. Phạm Huy Hùng, Ngân hàng Công thương Việt Nam. - “Giải pháp xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”- Công trình khoa học năm 2005, của TS. Nguyễn Đức Thảo, Học viện Ngân hàng. - “Hệ thống ngân hàng Việt Nam: Đặc điểm và một số dịch vụ cơ bản”- Công trình khoa học năm 2005 của TS. Nguyễn Hồng Sơn, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới. - “Đánh giá tiềm năng phát triển thị trường thẻ ở Việt Nam” của Trần Thị Bích Phượng, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. - “Biện pháp mở rộng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt” của Thạc sỹ Lưu Thuý Mai, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - “ Hoàn thiện khuôn khổ thể chế đối với dịch vụ ngân hàng hiện đại” của Tạ Quang Đôn, Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước. - “Những yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ ngân hàng hiện đại” của Tô Ánh Dương - Bùi Thu Thuỷ, Vụ Chiến lược PTNH Ngân hàng Nhà nước. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về các dịch vụ ngân hàng mới. Việc phát triển này là cần thiết cho mỗi ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh đó cần phải có những điều kiện nhất định vì trong quá trình phát triển hoạt động, dịch vụ còn tồn tại nhiều rủi ro như an toàn bảo mật, công nghệ… Những bài học kinh nghiệm về sự phát triển tại một số quốc gia trên thế giới sẽ giúp cho các ngân hàng Việt Nam có kinh nghiệm quý báu để phát triển dịch vụ này. CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG MỚI TẠI CÁC NHTM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Tình hình triển khai các dịch vụ ngân hàng mới ở Việt Nam 2.1.1. Tình hình phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ ngân hàng mới - Tính đến tháng 12 năm 2013, Việt Nam đã có trên 60 ngân hàng bao gồm ngân hàng quốc doanh, ngân hàng TMCP lớn nhỏ, các ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. - Mạng lưới các chi nhánh, các phòng giao dịch của các ngân phát triển rộng khắp toàn quốc như BIDV có trên 120 chi nhánh, hơn 400 PGD và gần 4000 ATM phủ khắp cả nước; Vietcombank có trên 80 chi nhánh, gần 300 PGD, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết; Vietinbank có trên 110 chi nhánh, 160 PGD, 358 quĩ tiết kiệm; Agribank có trên 100 chi nhánh cấp 1 & gần 2000 chi nhánh tính tới cấp 4 có mặt đến 100% số huyện thị trong cả nước đạt tới mật độ 4 xã có 1 chi nhánh. - Ngoài ra các NHTM đặc biệt là NHTM lớn còn mở chi nhánh ở nước ngoài và có quan hệ đại lý với hàng ngàn ngân hàng tại khắp các nước trên thế giới. Ví dụ như Vietinbank có 1400 ngân hàng đại lý tại gần 100 nước trên thế giới; Vietinbank có quan hệ đại lý với 430 ngân hàng đại lý ; BIDV có quan hệ với 565 ngân hàng đại lý. Hiện nay, các NHTMCP cũng đang cố gắng phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ ra nước ngoài thể hiện ở các cuộc mua bán cổ phần, hợp tác với các ngân hàng nước ngoài có vị thế. 2.1.2. Tình hình phát triển các dịch vụ ngân hàng mới Bắt đầu từ năm 2000 trở lại đây những sản phẩm mang dấu ấn của một ngân hàng hiện đại mới thực sự hình thành và phát triển. Các dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại tiêu biểu được các NHTMVN cung ứng trong thời gian qua là: dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet banking, Home banking…), dịch vụ thẻ, nhóm dịch vụ tiền gửi tiện ích, dịch vụ cho thuê tài chính, dịch vụ trả lương qua tài khoản, dịch vụ hưu trí, dịch vụ thu chi quản lý ngân quỹ cho doanh nghiệp... 2.1.2.1. Dịch vụ gửi tiết kiệm trực tuyến (Tiết kiệm Online) - Điều kiện ra đời: Người Việt Nam xưa nay vẫn còn duy trì thói quen đến Ngân hàng để gửi tiền và nhận lại một cuốn sổ tiết kiệm có liệt kê đầy đủ số tiền, lãi s uất và kỳ hạn gửi. Tuy nhiên, với các phương thức gửi tiền tiết kiệm truyền thống, khách hàng phải trực tiếp đến ngân hàng, trong khi đó chỉ có một số ít nhà băng mở dịch vụ lưu động, đến phục vụ tận nơi theo yêu cầu. Những phương thức này có trở ngại thường nhật về không gian và thời gian, đặc biệt là đối với giới công chức hay những người bận rộn. Sự xuất hiện của dịch vụ gửi tiết kiệm trực tuyến (Tiết kiệm Online) đã được giới ngân hàng Việt Nam ghi nhận từ năm 2009. Sau vài năm thử nghiệm tại một số ngân hàng cho thấy dịch vụ tiết kiệm Online là một kênh mang lại lợi ích vượt trội cho người gửi tiền so với các dịch vụ truyền thống. Hiện nhiều ngân hàng đang ráo riết xây dựng, phát triển sản phẩm này. - Đặc tính của dịch vụ: Tiết kiệm Online ra đời là một giải pháp rất tiện lợi cho người gửi tiền, bởi chỉ cần nhấp chuột là có thể giao dịch vào bất cứ thời điểm nào trong ngày chỉ mất khoảng 5 phút. Tất nhiên, đây là cách thức gửi tiền qua môi trường Internet nên yêu cầu đầu tiên này đã hạn chế về tính đại chúng nhưng đó lại là thế mạnh và tiện ích của tiết kiệm Online. Đối với một số sản phẩm tiết kiệm Online trên thị trường hiện nay, người gửi tiền chỉ cần có một tài khoản cá nhân với số dư tối thiểu là 1 triệu đồng và có sử dụng dịch vụ Internet Banking của ngân hàng cùng một máy tính kết nối Internet là có thể dễ dàng chuyển những khoản tiền nhàn rỗi, tích lũy từ tài khoản vãng lai sang tài khoản tiết kiệm. Với hình thức tiết kiệm online, người gửi chỉ cần thực hiện các thao tác đơn giản qua Internet nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật cao, được chứng thực bằng các sao kê điện tử, tích hợp với các dịch vụ hỗ trợ như Internet Banking, SMS Banking để kiểm soát tài s ản của mình, cũng như tất toán tự động khi đáo hạn. Đây là những tiện ích vượt trội của tiết kiệm Online so với gửi tiết kiệm truyền thống, giúp người gửi tiền chủ động về thời gian và không gian để gia tăng lợi nhuận của đồng vốn, cũng như góp phần hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong giao dịch. Sản phẩm tiết kiệm Online tại một số ngân hàng ở Việt Nam hiện nay được thiết kế khá mở, như áp dụng điều kiện số dư thấp để có thể tạo khả năng sinh lợi cho những khoản tiền nhỏ mà người gửi “ngại” trực tiếp đến ngân hàng (một số ngân hàng nước ngoài yêu cầu tối thiểu từ 30 - 40 triệu đồng); hoặc với các phân tầng kỳ hạn đa dạng cùng môi trường giao dịch nhanh, phù hợp với tính linh hoạt của đồng vốn các nhà đầu tư vàng, chứng khoán trước các kỳ thị trường biến động. Với sản phẩm tiết kiệm Online thì cả ngân hàng và khách hàng đều tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí di chuyển hoặc vận hành. Nhân tố quan trọng để các ngân hàng có thể triển khai dịch vụ tiết kiệm Online chính là nền tảng công nghệ thông tin hiện đại trên cơ sở phần mềm quản trị lõi ngân hàng để có thể xây dựng sản phẩm đa dạng, đa tiện ích đồng thời bảo mật tuyệt đối. Để có được hệ thống công nghệ này ngân hàng phải “chịu chi” rất lớn, đây chính là điểm hạn chế khiến nhiều ngân hàng tại Việt Nam chưa triển khai được sản phẩm tiết kiệm Online. Ngoài việc dành cho các khoản tiết kiệm lớn với những kỳ hạn gửi tiền theo quy định Ngân hàng (1, 3, 6 tháng, hoặc 1 năm…), những món tiền nhỏ chưa cần dùng đến (mà trước đây bạn chỉ để trong tài khoản giao dịch vãng lai với lãi s uất không kỳ hạn không đáng kể), thì giờ đây khách hàng có thể linh động tự tạo cho mình tài khoản tiền gửi không kỳ hạn trực tuyến với mức lãi suất hấp dẫn. Bên cạnh những ưu điểm nói trên, điều mà nhiều khách hàng tâm đắc nhất là sự tiện lợi, không mất thời gian đi đến ngân hàng, được miễn phí mở tài khoản… Với những lợi ích kể trên, Tiết kiệm Online sẽ là một kênh tiết kiệm hấp dẫn của ngân hàng thu hút nhiều người tham gia, đặc biệt là nhân viên văn phòng không có nhiều giời gian giao dịch trong giờ hành chính. Minh họa sản phẩm tiết kiệm Online tại Maritimebank) Để tham gia sản phẩm tiền gửi Online, quý khách đến Chi nhánh/ Phòng giao dịch gần nhất của ngân hàng để được nhân viên dịch vụ khách hàng hướng dẫn thủ tục Bước 1: Mở tài khoản tiền gửi thanh toán (nếu là khách hàng mới, chưa có tài khoản tại ngân hàng). Bước 2: Ký hợp đồng sử dụng dịch vụ Tiết kiệm Online.  Sau khi đăng ký, ngân hàng sẽ có nhân viên hỗ trợ và hướng dẫn quý khách để được cấp mã số truy cập và mật khẩu sử dụng dịch vụ Tiết kiệm Online.  Quý khách dùng mã số truy cập và mật khẩu đăng nhập vào trang web của ngân hàng để mở tài khoản Tiền gửi Online.  Sau khi đăng nhập vào, thực hiện các thao tác sau (minh hoạ) Bước 3: Nhập thông tin - Chọn mục Mở sổ tiết kiệm trực tuyến trong menu “Tiết kiệm trực tuyến”; - Chọn Tài khoản chuyển gửi (lưu ý chỉ lựa chọn Tài khoản thanh toán của Quý khách), Loại Tiết kiệm là “Tiết kiệm thường”, Kỳ hạn gửi (kỳ hạn được quy định từ 1 tháng đến 12 tháng với lãi suất tương ứng kèm theo), Số tiền gửi (lưu ý số tiền này phải nhỏ hơn số dư trong Tài khoản chuyển gửi và lớn hơn 1 triệu đồng), Hình thức trả lãi (theo 2 hình thức Cộng dồn vào gốc- lãi sẽ được cộng dồn vào gốc khi tất toán cuối kỳ, và Cộng vào tài khoản khác- lãi được chuyển vào tài khoản thanh toán chỉ định). Nhấn “Tiếp tục” để chuyển sang Bước 4. Bước 4: Xác thực: Hệ thống sẽ hiển thị toàn bộ thông tin sổ tiết kiệm trực tuyến đã nhập ở Bước 2 để Quý khách kiểm tra lại lần cuối và xác nhận trước khi nhấn “Tiếp tục” để sang Bước 5 (không cần nhập OTP để xác thực). Nếu muốn chỉnh sửa thông tin Quý khách nhấn “Trở lại” để quay về Bước 3 và thực hiện lại giao dịch. Bước 5: Kết thúc Hệ thống thông báo tình trạng giao dịch: “Thành công” hoặc “Thất bại”. Quý khách nhấn “Gửi email” - nhập địa chỉ email gửi đến để chia sẻ thông tin giao dịch qua email, nhấn “Chia sẻ FB” - nhấn “Share” để chia sẻ thông tin giao dịch trên facebook, nhấn “Kết thúc” để hoàn thành giao dịch. 2.1.2.2. Dịch vụ ngân hàng điện tử Là dịch vụ ngân hàng được thực hiện thông qua các kênh phân phối điện tử. Trong đó kênh phân phối điện tử là hệ thống các phương tiện điện tử và quy trình tự động xử lý giao dịch được ngân hàng sử dụng để giao tiếp với khách hàng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng cho Khách hàng”. Trong đó khá phổ biến là sản phẩm IBMB với nhiều tiện ích và dễ dàng trong thao tác sử dụng. Minh họa sản phẩm B IDV Online tại NH TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam BIDV Online là dịch vụ ngân hàng trực tuyến của BIDV giúp khách hàng cá nhân quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch với BIDV thông qua Internet mà không cần phải tới Quầy giao dịch. Gồ m nhiều tính năng cao cấp + Chuyển khoản trong và ngoài hệ thống BIDV. + Gửi tiền có kỳ hạn Online. + Đặt lệnh thanh toán định kỳ và lệnh chuyển tiền ngày tương lai. + Thanh toán hóa đơn bảo hiểm (BIC, AIA), thanh toán vé máy bay (Air Mekong, Jetstar), và nạp tiền điện thoại, ví điện tử Vn Mart, tài khoản Vietpay… + Truy vấn thông tin và chi tiết giao dịch của các tài khoản. + Vấn tin và thanh toán dư nợ thẻ tín dụng + Gửi các yêu cầu dịch vụ tới BIDV như yêu cầu đăng ký vay Online, yêu cầu giải ngân khoản vay, yêu cầu trả nợ trước hạn khoản vay, yêu cầu phát hành sổ séc, phát hành sao kê, phát hành thẻ tín dụng, thẻ ATM …và lựa chọn Chi nhánh thực hiện yêu cầu. Tiện ích vượt trội đối với khách hàng: - Giao dịch mọi lúc mọi nơi qua Internet mà không cần tới ngân hàng; gửi tiền tiết kiệm Online nhanh gọn, tiết kiệm thời gian. - Nền tảng công nghệ hiện đại, các kênh thanh toán đa dạng giúp khách hàng chuyển tiền đến mọi Ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam với tốc độ nhanh, hiệu quả và an toàn. - Giao diện thân thiện, dễ sử dụng. - Hệ thống xác thực 2 yếu tố giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm về tính bảo mật khi giao dịch. - Dịch vụ thanh toán hóa đơn liên kết với nhiều nhà cung cấp dịch vụ uy tín, hàng đầu. - Mức phí giao dịch cạnh tranh, nhiều ưu đãi so với giao dịch tại quầy. - Hỗ trợ khách hàng quản lý tài khoản đơn giản và hiệu quả. Lợi ích đối với ngân hàng: - Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu. - Mở rộng phạm vi hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn - Tăng khả năng chăm sóc và thu hút khách hàng - Cung cấp dịch vụ trọn gói Hạn chế: + Khi giao dịch vào những ngày cao điểm như trước các dịp Lễ, Tết, khối lượng giao dịch nhiều, đường truyền dễ bị nghẽn, giao dịch có thể ko thực hiện được, thậm chí tiền có thể bị treo và không xác định được giao dịch đã thành công hay chưa. + Khi gửi tiết kiệm online nếu tất toán trước hạn thì sẽ không được hưởng lãi suất không kỳ hạn như khi giao dịch tại quầy. + Đối với việc vấn tin tài khoản, đôi khi có những giao dịch bị lỗi đường truyền và không được cập nhật kịp thời làm ảnh hưởng đến việc theo dõi số dư tài khoản, nhất là đối với các doanh nghiệp... + Không cập nhật được các sản phẩm mới nhất một cách kịp thời so với việc giao dịch tại quầy. + Khi có thắc mắc về sản phẩm thì không được hỗ trợ ngay... 2.1.2.3. Thẻ tín dụng Thẻ tín dụng ra đời đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của công nghệ ngân hàng, hòa chung với sự phát triển về kinh tế- xã hội của thế giới, thẻ tín dụng đã phát huy vai trò tích cực của mình. Thẻ tín dụng đang dần trở thành một phương tiện thanh toán được nhiều người sử dụng vì những lợi ích mà nó mang lại. Hiện nay, ở tất cả các ngân hàng đều có nhiều sản phẩm thẻ tín dụng khác nhau. Ưu điểm của thẻ tín dụng: Thứ nhất: Góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Những nước phát triển thanh toán tiêu dùng bằng thẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các phương tiện thanh toán. Nhờ vậy mà khối lượng thanh toán cũng như áp lực tiền mặt trong lưu thông giảm đáng kể, từ đó làm giảm các chi phí vận chuyển, phát hành, kiểm kê tiền trong nền kinh tế, đồng thời giúp hạn chế được nạn tiền giả. Thứ hai: Góp phần tăng nhanh tốc độ chu chuyển thanh toán. Hầu hết mọi giao dịch thẻ trong phạm vi quốc gia hay toàn cấu đều được thực hiện và thanh toán trực tuyến, vì vậy tốc độ chu chuyển thanh toán nhanh hơn nhiều so với những giao dịch sử dụng phương tiện thanh toán khác. Thay vì thực hiện giao dịch trên giấy tờ, với giao dịch thẻ mọi thông tin đều được xử lý qua hệ thống máy móc điện tử thuận tiện. Thứ ba: Thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước. Việc sử dụng thẻ được thực hiện thông qua mạng trực tuyến dưới sự kiểm soát của ngân hàng đã tạo điều kiện quan trọng cho việc kiểm soát khối lượng tiền giao dịch thanh toán của dân cư và của cả nền kinh tế, do đó giảm được lượng tiền cung ứng, tăng cường tính chủ đạo của nhà nước trong nền kinh tế vĩ mô. Thứ tư: Cải thiện môi trường văn minh thương mại, thu hút khách du lịch và đầu tư nước ngoài. Thanh toán bằng thẻ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho chính ngân hàng thông qua các tổ chức thẻ quốc tế. Từ đó tạo ra môi trường văn minh thương mại thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài và khách du lịch. Thanh toán thẻ an toàn, hiệu quả, chính xác, nhanh chóng cũng sẽ tạo ra niềm chung đối với dân chúng vào hoạt động của hệ thống ngân hàng. Thứ năm: tiện lợi, thẻ nhỏ và gọn, có thể thanh toán dễ dàng khắp mọi nơi (tại Việt Nam có khoảng 42 nghìn điểm và cửa hàng chấp nhận thẻ - số liệu thống kê của Intelasia). Thứ sáu: được cấp một hạn mức tín dụng để chi tiêu trước, trả tiền sau (đây chính là tính tín dụng của sản phẩm). Thứ bảy: Có thể rút tiền mặt khi cần thiết tại các ngân hàng thanh toán thẻ hay tại các máy rút tiền tự động ATM. Nhược điểm: Thanh toán bằng thẻ tín dụng đem lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng, lợi nhuận cho ngân hàng và hiệu quả kinh tế - xã hội song tấm huy chương nào cũng có mặt trái của nó. Thanh toán thẻ tín dụng cũng có nhược điểm sau: + Do thẻ tín dụng có giới hạn thanh toán nhất định nên khách hàng không thể rút tiền mặt hoặc mua sắm hàng hóa dịch vụ vượt quá giới hạn thanh toán của thẻ. + Thẻ tín dụng không khuyến khích rút tiền mặt nên nếu rút tiền mặt tại các máy ATM khách hàng sẽ chịu một khoản phí nào đó. + Sử dụng thẻ tín dụng bị giới hạn hơn sử dụng tiền mặt do thẻ tín dụng chỉ được sử dụng tại các đơn vị chấp nhận thẻ. + Ngân hàng muốn thu hút được lợi nhuận thì phải phát hành được một số lượng thẻ đáng kể. Trong khi đó ngân hàng phát hành phải bỏ nhiều chi phí để sử dụng công nghệ thông tin, trang bị hệ thống ATM, thiết lập mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ. + Rủi ro khi thanh toán bằng thẻ tín dụng: Tài khoản thẻ bị lợi dụng, dễ bị hacker đánh cắp thông tin. Phương án khắc phục hiện nay là thay thẻ từ bằng thẻ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng