Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành ...

Tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố cần thơ

.PDF
88
90
52

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUANG NHƠN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUANG NHƠN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN SĨ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong Luận văn này là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN QUANG NHƠN LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới đã trở thành cột mốc đánh dấu sự hoà nhập đầy đủ hơn của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Thực tiễn hơn hai năm qua cho thấy, có nhiều cơ hội để hoà nhập và phát triển nhưng cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) Việt Nam trong thời gian qua đã khẳng định vị trí và vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân với đặc thù năng động, linh hoạt và thích ứng nhanh với các thay đổi của thị trường. Từ năm 2001 đến 6/2008 đã có 285.900 doanh nghiệp, chủ yếu là các DNNVV đã đăng ký mới với số vốn đăng ký 1.233.000 tỷ đồng, đưa tổng số các doanh nghiệp trong cả nước lên 349.300 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký trên 1.389.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp này cũng đã tạo số lượng việc làm đáng kể góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và xoá đói giảm nghèo. Hàng năm, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đóng góp đáng kể cho GDP và tổng thu ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này cũng đã góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Dịch vụ ngân hàng được coi là huyết mạch cho các DNNVV trong toàn bộ quá trình phát triển, từ khâu khởi sự, đi vào hoạt động, mở rộng sản xuất kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Cần Thơ” nhằm góp phần tạo nền tảng vững chắc cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cần Thơ phát triển ngày càng bền vững. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài sẽ đề cập và phân tích các yếu tố liên quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng cho DNNVV Việt Nam nói chung và DNNVV Cần Thơ riêng. Xuất phát từ đặc điểm của các DNNVV thể hiện qua xu hướng sử dụng tập trung vào các dịch vụ ngân hàng truyền thống, bao gồm: dịch vụ huy động vốn, dịch vụ tín dụng và dịch vụ thanh toán nên đề tài sẽ tập trung chuyên sâu vào ba lĩnh vực trên. Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn luận văn xem xét khả năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng mới, trên nền tảng công nghệ hiện đại cho các DNNVV. Bên cạnh đó chúng ta có thể thấy rằng các dịch vụ trên cũng có thể được cung cấp bởi các tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoặc các tổ chức khác. Tuy nhiên tỷ trọng của các ngân hàng thương mại là chi phối lớn nên luận văn cũng tập trung nghiên cứu và xem xét đối tượng cung cấp dịch vụ là các ngân hàng thương mại. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Bên cạnh các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế là trụ cột của nền kinh tế quốc dân, các DNNVV giữ vai trò quan trọng trong quá tình phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, việc cấp dịch vụ ngân hàng dành cho các DNNVV vẫn còn những hạn chế nhất định. Do vậy, việc nghiên cứu các Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Cần Thơ thật sự cần thiết và có ý nghĩa thực tiển cao. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận cùng, toàn bộ luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa và các dịch vụ ngân hàng Chương 2: Thực trạng dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cần Thơ Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cần Thơ. DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1.1: Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Cần Thơ từ năm 2006 đến năm 2008 2 Bảng 1.2: Tình hình số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn Cần Thơ từ năm 2005 đến năm 2007 5 Bảng 1.3: Chỉ số phát triển tổng sản phẩm tại Cần Thơ theo thành phần kinh tế từ năm 2004 đến năm 2007 Bảng 1.4: Vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Cần Thơ 6 6 Bảng 1.5: Tổng sản phẩm (GDP) của Cần Thơ và cơ cấu tổng sản phẩm theo giá thực tế 7 Bảng 2.1: Vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Cần Thơ từ năm 2004 đến năm 2007 30 Bảng 2.2: Vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam đến 31/03/2009 35 Bảng 2.3: Đánh giá về năng lực cung cấp dịch vụ ngân hàng 38 Bảng 2.4: Đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực 39 Bảng 2.5: Huy động vốn từ nền kinh tế của hệ thống các tổ chức tín dụng. Bảng 2.6: Kết quả trong hoạt động tín dụng đối với các DNNVV 47 48 Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu hoạt động tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng 49 Bảng 2.8: Hoạt động của các công ty cho thuê tài chính 50 Bảng 2.9: Hoạt động thanh toán qua ngân hàng 52 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ AFAS Hiệp định chung về thương mại dịch vụ trong ASEAN (ASEAN Framework Agreement on Services) Máy rút tiền tự động (Automated Teller Machine) ATM BTA DNNN Hiệp định thương mại song phương Việt nam-Hoa Kỳ (Bilateral Trade Agreement (Vietnam-US)) Doanh nghiệp nhà nước DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DVNH Dịch vụ ngân hàng EU Liên minh Châu Âu (European Union) GATS KHTC Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (General Agreement on Trade in Services) Khoa học tài chính MFN Nguyên tắc tối huệ quốc (Most Favoured Nation) NHLD Ngân hàng liên doanh NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNN&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng TTCK Thị trường chứng khoán USD Đô la Mỹ (United States Dollar) VND Việt Nam đồng WB Ngân hàng thế giới (World Bank) WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) MỤC LỤC NỘI DUNG Trang Lời mở đầu Danh mục các bảng Danh mục các chữ viết tắt Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa và các dịch vụ ngân hàng 1.1. 1.1.1. 1.1.2. 1.1.3 1.1.4 Đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa Đặc điểm và vai trò của DNNVV trong nền kinh tế Đặc điểm trong giao dịch dịch vụ ngân hàng với các DNNVV Kinh nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và bài học cho Cần Thơ 1.2. Dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.2.1. Khái niệm về các dịch vụ ngân hàng 1.2.2. Đặc điểm và vai trò của dịch vụ ngân hàng đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2.3. Các dịch vụ ngân hàng chủ yếu cung ứng cho DNNVV 1.2.3.1 Dịch vụ huy động vốn 1.2.3.2 Dịch vụ tín dụng 1.2.3.3 Dịch vụ thanh toán 1.3. 1 1 1 2 9 10 12 12 15 16 17 18 22 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ DNNVV 26 Chương 2: Thực trạng dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cần Thơ 29 2.1 Tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Cần Thơ 2.1.1 Số lượng và cơ cấu nguồn vốn 2.1.2 Những đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn TP Cần Thơ 2.1.3 Những khó khăn trong việc tiếp cận DVNH của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP Cần Thơ Dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Cần Thơ 2.2.1. Năng lực cung cấp dịch vụ của các ngân hàng tại TP Cần Thơ 2.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học công nghệ của các ngân hàng trong việc cung ứng dịch vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa 29 29 30 31 2.2. 33 33 37 2.2.3. Khả năng phát triển các DVNH mới 2.2.4. Chất lượng và giá cả dịch vụ 2.3. Thực trạng cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa 39 40 41 2.3.1 Hệ thống luật pháp về hệ thống ngân hàng và dịch vụ ngân hàng 2.3.2 Thực trạng cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các DNNVV 2.3.2.1 Đối với dịch vụ huy động vốn 2.3.2.2 Đối với dịch vụ tín dụng 2.3.2.3 Đối với dịch vụ thanh toán 41 45 45 47 50 2.4. Những hạn chế đối với sự phát triển DVNH trong thời gian qua 52 2.5. Cơ hội và thách thức đối với việc cung ứng dịch vụ ngân hàng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới 53 Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cần Thơ 56 3.1. Định hướng phát triển 3.1.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Cần Thơ 3.1.2. Định hướng phát triển DVNH hỗ trợ DNNVV tại TP Cần Thơ 56 56 59 3.2. Các giải pháp từ phía các ngân hàng 3.2.1. Nâng cao năng lực của các ngân hàng 3.2.1.1 Nâng cao năng lực tài chính 3.2.1.2 Nâng cao năng lực quản lý, phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ tiên tiến 3.2.1.3 Nâng cao năng lực quản lý rủi ro 3.2.1.4 Đa dạng hóa dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ 60 60 60 62 63 64 3.2.2. Phát triển các DVNH cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 65 3.3. Các giải pháp từ phía các doanh nghiệp vừa và nhỏ 3.3.1 Nâng cao năng lực quản trị tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 3.3.2. Năng cao năng lực quản lý các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 3.3.3. Năng cao kỹ năng tiếp cận các DVNH của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 3.3.4 Tăng cường quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp 66 66 66 67 68 3.4. Các giải pháp hỗ trợ 3.4.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý 3.4.1.1 Quy định rõ phạm vi điều chỉnh của Luật các TCTD 3.4.1.2 Cải cách căn bản cơ chế cấp phép cung cấp các DVNH của các TCTD 3.4.1.3 Hoàn chỉnh quy định về điều kiện cấp phép cho TCTD phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt nam 3.4.1.4 Sửa đổi các quy định về loại hình DVNH mà TCTD được cung cấp 3.4.1.5 Bổ sung thêm các quy định về các phương thức cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng khác 72 3.4.2. 3.4.3. 3.4.4. 3.4.5. 73 74 74 75 Xây dựng trung tâm hỗ trợ thẩm định tín dụng Thành lập quỹ phát triển DNNVV Thành lập và phát triển quỹ bảo lãnh tín dụng Đào tạo nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học công nghệ KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 68 69 70 70 71 76 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 1.1. Đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế 1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên) (Nghị định số 56/2009/NĐ-CP), cụ thể như sau: Quy mô Doanh nghiệp siêu nhỏ I. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống Tổng nguồn vốn 20 tỷ đồng trở xuống 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống Khu vực Số lao động Doanh nghiệp nhỏ Số lao động từ trên 10 người đến 200 người từ trên 10 người đến 200 người từ trên 10 người đến 50 người Doanh nghiệp vừa Tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng Số lao động từ trên 200 người đến 300 người từ trên 200 người đến 300 người từ trên 50 người đến 100 người Trong 6 tháng đầu năm 2008, cả nước có trên 34.300 doanh nghiệp được thành lập mới, nâng tổng số DN và thành lập đăng ký kinh doanh trong cả nước lên xấp xỉ 350.000 DN với số vốn lên đến 1.389 ngàn tỷ đồng (tương đương 84,1 tỷ USD), trong đó DNNVV chiếm 96.5% tổng số DN đã đăng ký kinh doanh, đóng góp hàng năm khoảng 40% GDP của cả nước, thu hút khoảng 50% tổng số lao động trong DN và chiếm 17,46% tổng nộp ngân sách. Tại Cần Thơ, số doanh nghiệp ngoài Nhà nước đang hoạt động cuối năm 2005 là 1.454 doanh nghiệp, cuối năm 2006 là 1.831 doanh nghiệp và cuối năm 2007 là 2.017 doanh nghiệp. 2 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của DNNVV trong nền kinh tế Đặc điểm của DNNVV Các DNNVV được phân loại thông qua quy mô, chính điều này đã tạo nên các đặc điểm của DNNVV. Các đặc điểm này có thể là điểm mạnh hoặc điểm yếu của các DNNVV và bao gồm các đặc điểm cơ bản sau: Một là tính tạo lập dễ dàng. Để thành lập một doanh nghiệp với quy mô nhỏ và vừa chỉ cần một số vốn đầu tư ban đầu tương đối ít, mặt bằng sản xuất kinh doanh nhỏ hẹp, quy mô nhà xưởng không lớn. Luật doanh nghiệp hiện nay áp dụng đối với các ngành nghề kinh doanh không có điều kiện cũng không quy định mức vốn pháp định cũng như số lượng lao động tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, nên số lượng các DNNVV đăng ký thành lập gia tăng nhanh chóng. Đến tháng 10/2008, số DNNVV cả nước chiếm khoảng 96,5% tổng số doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh. Tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Cần Thơ như sau: Bảng 1.1: Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Cần Thơ từ năm 2006 đến năm 2008 (Đvt: doanh nghiệp) Loại hình doanh nghiệp 1. Doanh nghiệp NN Đến 31/12/2006 Số % lượng Đến 31/12/2007 Đến 31/12/2008 Số Số % % lượng lượng 9 0,2 9 0,20 7 0,1 1.306 34,2 1.613 36 2.063 39,2 190 4,97 264 5,78 352 6,7 1 0,03 1 0,02 - - 5. Doanh nghiệp tư nhân 2.314 60,6 2.602 58 2.841 54 Cộng 3.820 100 4.480 100 5.263 100 2. Công ty TNHH 3. Công ty cổ phần 4. Công ty hợp danh (Nguồn : Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ ) 3 Hai là tính năng động và dễ thích nghi. Đây là một ưu thế nổi trội của DNNVV, với quy mô nhỏ và vừa, bộ máy quản lý gọn nhẹ, DNNVV rất năng động và dễ thích nghi với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường, thích hợp với điều kiện khác nhau về trình độ kỹ thuật, trình độ lao động, địa điểm sản xuất … để sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội. Với cơ sở vật chất không lớn, DNNVV đổi mới linh hoạt hơn, dễ dàng chuyển đổi sản xuất hoặc thu hẹp quy mô mà không gây ra những hậu quả nặng nề cho xã hội. Ba là tính cạnh tranh cao. Do việc thành lập các DNNVV rất dễ dàng, số lượng DNNVV rất nhiều, nên DNNVV thường không có tình trạng độc quyền và sẵn sàng chấp nhận tự do cạnh tranh. Các DNNVV không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, mà tận dụng triệt để các cơ hội và tiềm lực sẵn có để sản xuất kinh doanh. Với phương châm “đồng tiền liền khúc ruột”, DNNVV không ngừng cải tiến, chấp nhận cạnh tranh để duy trì sự phát triển, nếu không sẽ bị phá sản. Chính điều đó làm cho nền kinh tế sinh động và thúc đẩy việc sử dụng tối đa các tiềm năng của đất nước, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Đây là một ưu thế rất quan trọng của DNNVV. Bốn là khả năng tài chính hạn chế. Do việc tạo lập doanh nghiệp dễ dàng vì chỉ cần một lượng vốn ít, nên năng lực tài chính của DNNVV rất hạn chế, từ đó dẫn đến một loạt bất lợi cho DNNVV trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn chủ sở hữu ít nên khả năng vay vốn của doanh nghiệp cũng rất hạn chế. Các DNNVV thường không có đủ tài sản thế chấp cho khoản vay. Chính vì thế, phần lớn các DNNVV luôn ở trong tình trạng thiếu vốn. Điều đó khiến cho khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp bị giới hạn ngay cả khi có cơ hội kinh doanh và có yêu cầu mở rộng sản xuất. Với tình trạng đó, khả năng tự tích lũy của các DNNVV cũng bị mởn chế. Năm là thiếu thông tin và trình độ quản lý hạn chế. Ngày nay, thông tin đóng vài trò cực kỳ quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, do khả năng tài chính hạn chế làm cho DNNVV thường gặp khó khăn trong tiếp cận thông 4 tin thị trường, tiếp cận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý tiên tiến. Do đó, trình độ quản lý của đội ngũ điều hành trong các DNNVV cũng bị hạn chế. Sáu là ít có khả năng thu hút được các nhà quản lý và lao động giỏi. Với quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, lợi nhuận không lớn, DNNVV khó có thể trả lương cao cho người lao động giỏi. Cùng với môi trường làm việc không có tính chuyên nghiệp cao và sự thiếu vững chắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, DNNVV khó có khả năng thu hút được những người lao động có trình độ cao tham gia vào trong quá trình sản xuất kinh doanh và trong quản lý, điều hành. Bảy là tính thiếu vững chắc. Mặc dù việc tạo lập các DNNVV rất dễ dàng và DNNVV rất linh hoạt, dễ thích nghi nhưng do khả năng tài chính hạn chế, nên khi có biến động lớn trên thị trường, một số DNNVV dễ rơi vào tình trạng phá sản. Cụ thể trong 2008, do lạm phát, khủng hoảng tài chính thế giới và chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính Phủ Việt Nam, nên theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thì có khoảng 20% DNNVV đứng trước nguy cơ bị phá sản và khoảng 60% DNNVV bị tác động nhiều, hiện đang ở trong tình trạng khó khăn, sản xuất, kinh doanh bị sụt kém. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, DNNVV có vai trò quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế, ổn định chính trị và xã hội. Những vai trò nổi bật của DNNVV là: DNNVV tạo việc làm cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo. Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, vấn đề lao động và việc làm đang là vấn đề cấp bách của xã hội. Khu vực kinh tế Nhà nước đang trong quá trình đổi mới, cải cách, giải quyết lao động dôi dư và tuyển dụng mới không nhiều. Do đó, khu vực kinh tế tư nhân mà chủ yếu là DNNVV là nơi thu hút nguồn lao động trên phạm vi toàn quốc. Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005, cả nước đã tạo được việc làm cho 5,55 triệu lao động; giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008 là 4,7 triệu, trong đó năm 2008 là 1,53 triệu lao động. Việc làm được tạo ra chủ yếu ở các DNNVV. 5 Bảng 1.2: Tình hình số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn Cần Thơ từ năm 2005 đến năm 2007 (Đvt: số lao động) 31/12/2005 Số % lượng 31/12/2006 Số % lượng 31/12/2007 Số % lượng 1. DN Nhà nước 20.582 37,0% 16.517 24,2% 16.493 21,3% 2. DN ngoài Nhà nước 32.079 57,7% 47.981 70,3% 57.732 74,5% 5,4% 3.294 4,2% 68.213 100% 77.519 100% Loại hình doanh nghiệp 3. DN đầu tư nước ngoài 2.919 5,3% Cộng 55.580 100% 3.715 (Nguồn : Niên giám thống kê 2007 – Cục thống kê Cần Thơ, trang 71) Nhìn chung, các DNNVV là nơi có nhiều thuận lợi để thu hút một lực lượng lao động đông đảo, đa dạng, phong phú, ở mọi trình độ từ lao động thủ công đến lao động chất lượng cao; ở tất cả mọi vùng, mọi miền của đất nước. Sự phát triển lớn mạnh của DNNVV không chỉ góp phần giải quyết tốt việc làm cho người lao động, mà còn góp phần nâng cao đời sống văn hoá, vật chất cho mọi tầng lớp dân cư, góp phần tích cực vào chủ trương xoá đói giảm nghèo. DNNVV đóng góp vào sự tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) và thu ngân sách Nhà nước. Theo Báo cáo của Văn phòng Chính Phủ, DNNVV hàng năm đóng góp khoảng 40% GDP của cả nước, thu hút khoảng 50% tổng số lao động trong doanh nghiệp và chiếm 17,46% tổng nộp ngân sách. Năm 2008, GDP của thành phố Cần Thơ đạt gần 14.000 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với năm trước, 6 tháng đầu năm 2009 ước đạt 7.82%, dẫn đầu các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tổng thu ngân sách Nhà nước tại Cần Thơ năm 2005 là 2.217 tỷ đồng, năm 2006 là 2.589 tỷ đồng và năm 2007 là 3.140 tỷ đồng, trong đó đóng góp của các DNNVV chiếm tỷ lệ đáng kể. 6 Bảng 1.3: Chỉ số phát triển tổng sản phẩm tại Cần Thơ theo thành phần kinh tế từ năm 2004 đến năm 2007 (năm trước = 100 ) Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Kinh tế Nhà nước trung ương 95,36 107,87 109,85 116,37 Kinh tế Nhà nước địa phương 91,21 96,84 119,40 115,11 Kinh tế tập thể 69,42 97,94 131,29 114,81 Kinh tế cá thể 121,31 111,51 108,93 111,05 Kinh tế tư nhân 199,86 146,80 124,02 121,66 Kinh tế có vốn đầu tư NN 821,21 91,21 108,77 120,36 (Nguồn : Niên giám thống kê 2007 – Cục thống kê Cần Thơ, trang 54) Huy động mọi nguồn vốn trong xã hội để phát triển kinh tế. Trong gần 4 năm, kể từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời và có hiệu lực, chỉ tính riêng loại hình doanh nghiệp tư nhân tổng vốn đầu tư cả nước đạt 145.000 tỷ đồng, gần bằng tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước đăng ký trong cùng thời kỳ, cao hơn vốn đầu tư nước ngoài. Bảng 1.4: Vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Cần Thơ Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 DN Nhà nước trung ương 1.858.214 3.200.655 2.943.868 3.511.941 DN Nhà nước địa phương 3.500.383 4.121.043 3.875.886 5.177.014 11.808 153.006 122.189 894.252 DN tư nhân 1.203.121 1.676.716 2.492.116 2.651.887 DN TNHH, hợp danh 1.667.805 3.751.544 5.185.845 8.402.964 DN cổ phần 1.590.371 2.133.533 4.501.274 20.954.538 601.375 783.242 Tập thể DN có vốn đầu tư nước ngoài 706.506 645.149 Nguồn: Niên giám thống kê 2007 Cục Thống kê Cần Thơ, trang 75) 7 Gia tăng giá trị xuất khẩu. Do trình độ sản xuất kinh doanh của DNNVV ngày càng tiến bộ, số lượng hàng hoá tham gia xuất khẩu ngày càng tăng. Theo thống kê của Bộ Thương mại thì đến năm 2005, khu vực kinh tế tư nhân trong nước đóng góp gần bằng một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Một số sản phẩm xuất khẩu của nước ta hiện nay như các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ… chủ yếu do các DNNVV sản xuất. Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp tại Cần Thơ năm 2006 là 424 triệu, năm 2007 là 543 triệu USD và năm 2008 là 835 triệu USD, trong đó DNNVV đóng góp đáng kể vào Kim ngạch xuất khẩu của Cần Thơ. Góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự phát triển của DNNVV đã góp phần thu hút được ngày càng nhiều lao động ở nông thôn vào các ngành phi nông nghiệp, công nghiệp và đã giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương, cơ cấu ngành, cơ cấu các thành phần kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu chung kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Góp phần xây dựng môi trường kinh doanh Sự phát triển của DNNVV đã tạo môi trường cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, phá bỏ tính độc quyền của một số doanh nghiệp Nhà nước. Thể chế kinh tế thị trường ngày càng thích ứng hơn với cơ chế kinh tế mới, các loại thị trường mới bắt đầu hình thành và phát triển như thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường khoa học - công nghệ…. Quá trình hội nhập kinh tế thế giới của nước ta sẽ không thể thực hiện được tốt nếu không có sự tham gia của các DNNVV. 8 Góp phần đào tạo lực lượng lao động ngày càng linh hoạt và có chất lượng Ngoài việc tạo công ăn việc làm, hầu hết các DNNVV cũng đã tham gia góp phần vào công việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động và phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, để tồn tại và phát triển, các DNNVV phải luôn tìm ra những biện pháp tổ chức lao động, quản lý có hiệu quả nhất, vì vậy kỷ luật lao động được thực hiện rất nghiêm ngặt. Chính điều này đã góp phần vào việc đào tạo nên đội ngũ người lao động có kỹ năng và tác phong công nghiệp. Các DNNVV trong quá trình phát triển đã đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ, nhờ đó trình độ và kỹ năng của người lao động cũng nhanh chóng được nâng cao. Sự cần thiết của DNNVV trong nền kinh tế quốc dân. Ở Việt Nam, do lực lượng sản xuất còn ở mức thấp, việc tồn tại nhiều hình thức sở hữu và đa thành phần kinh tế là tất yếu khách quan. Thực tế sau 20 năm chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường (kinh tế hàng hoá nhiều thành phần), nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh và bền vững. Sau khi Luật doanh nghiệp ra đời năm 1999, chỉ hai năm sau đó, số doanh nghiệp tư nhân đăng ký hoạt động tăng hai lần so với 10 năm trước đó và đang tiếp tục gia tăng. Điều đó cho thấy sức sống mãnh liệt và vị thế của kinh tế tư nhân khi sức sản xuất của nó được giải phóng. Để phát triển mạnh DNNVV, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 236/2006/QĐ-CP ngày 23/10/2006 phê duyệt kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2006-2010. Ngoài ra, hàng năm các bộ ngành, các hiệp hội đều tổ chức các cuộc triển lãm, hội thảo để hỗ trợ và phát triển các DNNVV như: Tuần lễ DNNVV, Hội thảo diễn đàn DNNVV … Mới đây nhất, do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật như giảm và giãn thời gian nộp thuế TNDN, giảm thuế GTGT, hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng … để hỗ trợ các DNNVV. 9 1.1.3. Đặc điểm trong giao dịch dịch vụ ngân hàng với các DNNVV Hoạt động huy động Hoạt động huy động trong giao dịch với các DNNVV chủ yếu là huy động tiền gửi. Đây là bước khởi đầu của doanh nghiệp trong việc tiếp cận các DVNH. Nhóm các dịch vụ này tương đối đơn giản cả về hình thức và quy trình. Tuy nhiên trên thực tế đây là khâu quan trọng trong việc đưa ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp DVNH của các DNNVV. Các NHTM cũng thường chưa quan tâm nhiều đến việc hỗ trợ cho các DNNVV đối với dịch vụ này. Hoạt động cho vay Do quy mô hoạt động nhỏ và vừa nên các giao dịch tín dụng cho các DNNVV thường có giá trị nhỏ, phương án sử dụng vốn vay được lập sơ sài, báo cáo tài chính không có độ tin cậy cao, tỷ lệ giữa các khoản chi phí giao dịch trên giá trị của khoản vay hoặc giá trị giao dịch cao hơn nhiều nếu đem so với các giao dịch quy mô lớn. Điều này tạo ra thách thức lớn cho các ngân hàng trong việc đa dạng hoá dịch vụ và xây dựng mức phí cạnh tranh cho các dịch vụ được cung cấp. Ngoài ra, một số các DNNVV không có đủ tài sản thế chấp để đảm bảo các khoản vay. Hoạt động dịch vụ khác Dịch vụ thanh toán là dịch vụ phi tín dụng nên các ngân hàng cũng không phân loại các đối tượng khách hàng theo quy mô và không thiết kế các dịch vụ thanh toán với các tiện ích phù hợp với nhu cầu của các DNNVV. Đối với dịch vụ thanh toán thì độ tin cậy, thủ tục, thời gian thực hiện đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút các khách hàng, đặc biệt là các DNNVV vì các doanh nghiệp này thường xuyên có nhiều giao dịch quy mô nhỏ. Hiện nay, các dịch vụ thanh toán, dịch vụ kiểm tra số dư, dịch vụ bảo lãnh thanh toán đều được các NHTM hỗ trợ tương đối tốt cho các DNNVV. 10 1.1.4. Kinh nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và bài học cho Cần Thơ Trong các năm vừa qua, Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương đứng đầu cả nước trong việc hỗ trợ và phát triển các DNNVV. Để giúp cho các DNNVV tại hai địa phương này phát triển mạnh mẽ, Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai tích cực rất nhiều chính sách hỗ trợ các DNNVV. Sau đây xin trình bày một số chính sách hỗ trợ các DNNVV của hai địa phương trên: - Thực hiện cải cách các thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, giúp cho các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc đăng ký thành lập, giải quyết các vướng mắc trong quá trình hoạt động, tiếp cận các nguồn vốn vay và tham gia thị trường. - Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo quản lý cho các DNNVV như: Trung tâm hỗ trợ DNNVV Hà Nội triển khai "Chương trình đào tạo hỗ trợ nguồn nhân lực cho DNNVV trên địa bàn Hà Nội" để phát triển và nâng cao kiến thức liên quan đến hoạt động, quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO; Trung tâm hỗ trợ DNNVV Hà Nội kết hợp cùng Viện công nghệ quản trị nhân sự Châu Á dự kiến tổ chức khoá học "Phân tích báo cáo tài chính".... Bên cạnh đó, chương trình đào tạo cũng hướng tới việc xây dựng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức, hướng dẫn và khuyến khích các doanh nghiệp tích cực đối thoại, trao đổi thông tin với nhau. - Thực hiện các chương trình hỗ trợ tài chính cho DNNVV như: Chương trình trợ giúp lãi suất, chương trình tín dụng nhỏ, chương trình tín dụng khởi đầu, chương trình tín dụng đầu tư, thực hiện chương trình bảo lãnh… - Tổ chức các diễn đàn, hội thảo về hợp tác đầu tư giữa các DNNVV tại Thành phố Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh với các Hiệp hội doanh nghiệp các tỉnh bạn và Hiệp hội doanh nghiệp các nước trong khu vực... nhằm hỗ trợ các DNNVV trong việc xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, hỗ trợ xuất khẩu và tham gia vào thị trường quốc tế.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng