Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh qu...

Tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh quảng ngãi luận văn thạc sĩ

.PDF
106
724
118

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRỊNH THỊ XUÂN VÂN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Thương Mại Mã số: 60.34.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TẠ THỊ MỸ LINH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và thông tin sử dụng trong luận văn này đều có nguồn gốc, trung thực và được phép công bố. Tác giả luận văn Trịnh Thị Xuân Vân MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ - biểu đồ LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 1.1. Tổng quan về logistics.....................................................................................5 1.1.1. Khái niệm về logistics..................................................................................5 1.1.2. Khái niệm quản trị logistics..........................................................................7 1.1.3. Phân loại logistics ........................................................................................8 1.2. Nội dung dịch vụ logistics............................................................................. 10 1.2.1. Khái niệm dịch vụ logistics ...................................................................... 10 1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển dịch vụ logistics ..................................... 10 1.2.3. Nội dung của dịch vụ logistics.................................................................. 12 1.3. Tầm quan trọng của dịch vụ logistics .......................................................... 13 1.3.1. Tầm quan trọng của dịch vụ logistics đối với doanh nghiệp...................... 13 1.3.2. Tầm quan trọng của dịch vụ logistics đối với khu vực.............................. 13 1.3.3. Tầm quan trọng của dịch vụ logistics đối với quốc gia ............................. 14 1.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ của các doanh nghiệp logistics................................................................................... 15 1.4.1. Phân tích môi trường bên ngoài................................................................ 15 1.4.2. Phân tích môi trường bên trong ................................................................ 16 1.5. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics của một số doanh nghiệp logistics ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng và bài học rút ra cho các doanh nghiệp logistics ở Quảng Ngãi......................................................................................... 17 1.5.1. Kinh nghiệm từ các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh ................... 17 1.5.2. Kinh nghiệm từ các doanh nghiệp ở Đà Nẵng .......................................... 21 1.5.3. Bài học rút ra cho các doanh nghiệp logistics ở Quảng Ngãi .................... 23 Kết luận chương 1 ............................................................................................... 24 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS TẠI QUẢNG NGÃI 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế của Quảng Ngãi trong thời gian vừa qua ................................................................................ 25 2.1.1. Môi trường tự nhiên ................................................................................. 25 2.1.2. Thành tựu kinh tế ..................................................................................... 25 2.2. Tổng quan về dịch vụ logistics tại Quảng Ngãi ........................................... 27 2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ của các doanh nghiệp logistics .................................................................................. 31 2.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài................................................................ 31 2.3.1.1. Môi trường kinh tế............................................................................... 31 2.3.1.2. Môi trường chính trị, pháp luật............................................................ 33 2.3.1.3. Điều kiện địa lý ................................................................................... 34 2.3.1.4. Cơ sở hạ tầng....................................................................................... 35 2.3.1.4.1. Hệ thống đường bộ........................................................................ 35 2.3.1.4.2. Hệ thống đường sắt ....................................................................... 36 2.3.1.4.3. Hệ thống vận tải đường hàng không.............................................. 36 2.3.1.4.4. Hệ thống cảng biển ....................................................................... 37 2.3.2. Phân tích môi trường bên trong ................................................................ 42 2.3.2.1. Nhân lực ............................................................................................ 42 2.3.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin ........................................................... 43 2.3.2.3. Các dịch vụ cung cấp ......................................................................... 44 2.3.2.4. Tài chính của doanh nghiệp ............................................................... 50 2.4. Những đánh giá chung về hoạt động kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp logistics tại Quảng Ngãi........................................................ 52 2.4.1. Điểm mạnh............................................................................................... 52 2.4.2. Điểm yếu.................................................................................................. 52 2.4.3. Cơ hội ...................................................................................................... 52 2.4.4. Thách thức ............................................................................................... 53 Kết luận chương 2 ............................................................................................... 54 Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 3.1. Mục đích và căn cứ của việc xây dựng giải pháp ........................................ 55 3.1.1. Mục đích của việc xây dựng giải pháp...................................................... 55 3.1.2. Căn cứ xây dựng giải pháp ....................................................................... 55 3.2. Các giải pháp ................................................................................................ 57 3.2.1. Đẩy mạnh hoạt động marketing nhằm thu hút khách hàng ................ 57 3.2.1.1. Căn cứ để đề xuất giải pháp ............................................................... 57 3.2.1.2. Các mục tiêu kinh tế mong đợi .......................................................... 57 3.2.1.3. Nội dung giải pháp ............................................................................ 58 3.2.2. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực ........................................................ 60 3.2.2.1. Căn cứ để đề xuất giải pháp ............................................................... 60 3.2.2.2. Các mục tiêu kinh tế mong đợi .......................................................... 60 3.2.2.3. Nội dung giải pháp ............................................................................ 60 3.2.3. Giải pháp phát triển dịch vụ.................................................................. 63 3.2.3.1. Căn cứ để đề xuất giải pháp ............................................................... 63 3.2.3.2. Các mục tiêu kinh tế mong đợi .......................................................... 63 3.2.3.3. Nội dung giải pháp ............................................................................ 63 3.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh................... 65 3.2.4.1. Căn cứ để đề xuất giải pháp ............................................................. 65 3.2.4.2. Các mục tiêu kinh tế mong đợi......................................................... 66 3.2.4.3. Nội dung giải pháp........................................................................... 66 3.2.5. Nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp .................................... 69 3.2.5.1. Căn cứ để đề xuất giải pháp ............................................................. 69 3.2.5.2. Các mục tiêu kinh tế mong đợi......................................................... 69 3.2.5.3. Nội dung giải pháp ........................................................................... 69 3.3. Kiến nghị....................................................................................................... 70 3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước ................................................................... 70 3.3.2. Kiến nghị đối với tỉnh Quảng Ngãi......................................................... 70 Kết luận chương 3 ............................................................................................... 72 KẾT LUẬN.......................................................................................................... 73 Tài liệu tham khảo DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1PL: First Party Logistics: Logistics bên thứ nhất 2PL: Second Party Logistics: Logistics bên thứ hai 3PL: Third Party Logistics: Logistics bên thứ ba 4PL: Fourth Party Logistics: Logistics bên thứ tư 5PL: Fifth Party Logistics: Logistics bên thứ năm BOT: Built – Operation - Transfer: xây dựng, vận hành, chuyển giao BT: Build –Transfer: xây dựng – chuyển giao BTO: Built –Transfer - Operation: Xây dựng - Chuyển giao – Kinh doanh B/L: Bill of Lading: Vận đơn CFS: Container Freight Station: Trạm đóng hàng container CIF: Cost, Insurance and Freight CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cont 20’: Container 20 feet Cont 40’: Container 40 feet EDI: Electronic Data Interchange: Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử trực tuyến FOB: Free On Board GDP: Gross Domestic Product: tổng sản phẩm quốc dân KKT: khu kinh tế KT-XH: kinh tế - xã hội PTSC: công ty TNHH Dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi RFID: Radio Frequency identification: công nghệ nhận dạng bằng tần số radio SCM: Supply Chain Management : quản trị chuỗi cung ứng SPM: System point Mooring: bến mềm bằng phao TEU: Đơn vị đo của hàng hóa được container hóa tương đương với 1 container tiêu chuẩn 20 feet. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TP: Thành phố UBND: Ủy ban nhân dân USD: United States dollar: đồng đô la Mỹ VIFFAS: Vietnam Freight Forwarders Assocication: hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam XNK: Xuất nhập khẩu WTO: World Trade Organization: tổ chức Thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: So sánh dịch vụ được cung cấp bởi các nhà cung cấp logistics nước ngoài ............................................................................................ 17 Bảng 2.1: Quy mô vốn của các doanh nghiệp........................................................ 28 Bảng 2.2: Doanh thu của công ty cổ phần Logistics Tân Thế Giới Vinashin ........ 28 Bảng 2.3: Doanh thu hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của PTSC Quảng Ngãi................................................................................. 29 Bảng 2.4: Doanh thu hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của Gemadept Dung Quất............................................................................ 29 Bảng 2.5: Kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Quảng Ngãi ................................. 31 Bảng 2.6: Các mặt hàng xuất nhập khẩu của Quảng Ngãi .................................... 32 Bảng 2.7: Hàng hóa qua cảng Dung Quất qua các năm ....................................... 40 Bảng 2.8: Cơ cấu lao động theo trình độ của các doanh nghiệp............................. 43 Bảng 2.9: Dịch vụ được cung ứng tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tại Quảng Ngãi ........................................................... 44 Bảng 2.10: Cước phí vận chuyển container từ Quảng Ngãi đến TP.HCM ............. 45 Bảng 2.11: Diện tích kho bãi của PTSC Quảng Ngãi ............................................ 47 Bảng 2.12: Diện tích kho bãi của Gemadept Dung Quất ....................................... 47 Bảng 2.13: Thiết bị chính của cảng PTSC Quảng Ngãi ......................................... 47 Bảng 2.14: Thiết bị chính của công ty cảng Gemadept Dung Quất........................ 48 Bảng 2.15: Mức giá cước bốc xếp hàng hóa ở cảng PTSC Quảng Ngãi ................ 50 Bảng 2.16: Mức giá cước bốc xếp hàng hóa ở cảng Gemadept Dung Quất............ 50 Bảng 2.17: Tình hình nợ và vay của các doanh nghiệp qua các năm ..................... 51 Bảng 3.1: Kết quả đạt được khi thuê ngoài ........................................................... 56 Bảng 3.2: Ưu điểm của hệ thống EDI ................................................................... 67 DANH MỤC HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Các bộ phận cơ bản của logistics .........................................................7 Biểu đồ 2.1: Thu ngân sách của tỉnh Quảng Ngãi.................................................. 27 Biểu đồ 2.2: Các dịch vụ logistics được thuê ngoài của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Quảng Ngãi ........................................................... 30 Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP của Quảng Ngãi......................................... 33 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa của đề tài Dịch vụ logistics là một chuỗi các dịch vụ mang tính chất liên hoàn, có liên hệ mật thiết với nhau, hiệu quả của chúng có tính quyết định đến sự cạnh tranh của công nghiệp, thương mại của mỗi quốc gia. Dịch vụ logistics ngày càng trở thành nhu cầu thiết yếu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, đóng góp quan trọng vào sự thành công của hoạt động sản xuất kinh doanh, làm thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Dịch vụ logistics được xem là tâm điểm của sự phát triển kinh tế thương mại này, tuy đã xuất hiện nhiều năm tại nước ta nhưng nó vẫn còn khá mới mẻ đối với tỉnh Quảng Ngãi. Quảng Ngãi với lợi thế có cảng biển nước sâu Dung Quất và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho đầu tư phát triển giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không đến tất cả các vùng, miền trong cả nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh ngày càng tăng trong những năm gần đây nhờ có KKT Dung Quất. Hơn nữa chính phủ đã cho phép mở rộng khu kinh tế Dung Quất từ 10.300 ha lên hơn 45.000 ha, vì thế trong những năm tới các nhà đầu tư sẽ đến với Quảng Ngãi ngày càng nhiều, nhu cầu về trao đổi hàng hóa sẽ rất lớn. Với một vị trí cảng biển thuận lợi cùng với nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng cao cho thấy tiềm năng phát triển dịch vụ logistics của tỉnh là rất lớn. Nhưng hiện nay, hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp logistics tại Quảng Ngãi vẫn chưa thực sự phát triển và đạt hiệu quả. Chính vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp phát triển dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”. 2. Mục đích nghiên cứu  Làm rõ cơ sở lý luận những nội dung liên quan tới dịch vụ logistics.  Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển dịch vụ của một số doanh nghiệp logistics ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng nhằm rút ra bài học kinh nghiệm để phát triển dịch vụ cho các doanh nghiệp logistics tại Quảng Ngãi 2  Đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tại Quảng Ngãi, từ đó nêu ra các điểm mạnh, các điểm yếu kém cũng như các cơ hội và thách thức.  Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ của các doanh nghiệp logistics tại Quảng Ngãi. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của các công ty logistics ở Quảng Ngãi.  Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: luận văn nghiên cứu hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của 3 công ty ở tỉnh Quảng Ngãi, đó là công ty Dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi PTSC, công ty cổ phần Logistics Tân Thế Giới Vinashin, công ty cổ phần Cảng quốc tế Gemadept Dung Quất. - Phạm vi thời gian: từ năm 2000 đến nay 4. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, thống kê các kết quả nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, báo đài, sau đó tác giả đã tổng hợp các số liệu để phân tích, đánh giá. Để có thêm tư liệu cũng như tính xác thực của thông tin, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp tại 3 công ty kinh doanh dịch vụ logistics tại Quảng Ngãi. 5. Tính mới của luận văn Tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu một số đề tài liên quan đến dịch vụ logistics, cụ thể như sau:  Võ Thị Mùi (2008), Giải pháp chuyển đổi hoạt động giao nhận vận tải truyền thống sang hoạt động Logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải nhỏ và vừa ở TP.HCM, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh: đề tài phân tích các điều kiện đảm bảo tính khả 3 thi việc chuyển đổi từ hoạt động giao nhận vận tải truyền thống sang hoạt động logistics tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh giao nhận vận tải ở TP.Hồ Chí Minh. Từ đó đưa ra các giải pháp chuyển đổi từ hoạt động giao nhận vận tải truyền thống sang hoạt động logistics tại các doanh nghiệp này.  Dương Thị Quý (2009), Nghiên cứu mô hình Logistics tại các hãng tàu nước ngoài và vận dụng để phát triển dịch vụ Logistics tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn TP.HCM, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh: đề tài phân tích thực trạng ứng dụng mô hình logistics tại các hãng tàu nước ngoài và vận dụng để phát triển dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn TP.HCM. Từ đó đưa ra giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa XNK trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.  Hồ Tấn Bằng (2009), Thực trạng và những giải pháp phát triển Logistics trong giao nhận vận tải biển quốc tế tại Việt Nam đến năm 2015, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh: đề tài phân tích thực trạng phát triển Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế tại Việt Nam. Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải biển quốc tế tại Việt Nam  Nguyễn Thị Tuyên Ngôn (2004), Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động logistics trong giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển tại thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh: đề tài phân tích tình hình hoạt động Logistics đường biển tại TP. Đà Nẵng và đưa ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải đường biển tại TP. Đà Nẵng. Những điểm mới của luận văn là: Luận văn nghiên cứu, đánh giá được thực trạng cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp logistics tại Quảng Ngãi trong thời gian qua. 4 Nghiên cứu kinh nghiệm của một số doanh nghiệp logistics ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng trong việc phát triển dịch vụ logistics. Luận văn phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp logistics tại Quảng Ngãi. Trên cơ sở phân tích thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng cũng như những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, luận văn đưa ra những giải pháp để phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp logistics tại Quảng Ngãi. Những giải pháp mà luận văn đưa ra có tính thiết thực và khả thi cao, phù hợp với điều kiện kinh doanh và cơ sở hạ tầng tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn được trình bày gồm 74 trang, 20 bảng, 1 hình, 3 biểu đồ, được chia làm 3 chương: Lời mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ logistics Chương 2: Thực trạng hoạt động logistics của các doanh nghiệp logistics tại Quảng Ngãi Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Kết luận 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 1.1. Tổng quan về logistics 1.1.1. Khái niệm về logistics “Logistics” theo nghĩa đang sử dụng trên thế giới có nguồn gốc từ từ “Logistique” trong tiếng Pháp. “Logistique” lại có gốc từ từ “Loger” nghĩa là nơi đóng quân. Từ này có quan hệ mật thiết với từ “Lodge” – nhà nghỉ (một từ cổ trong tiếng Anh – gốc La tinh). Logistics được dùng ở Anh bắt đầu từ thế kỷ thứ 19. Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về logistics như sau:  Từ điển Webster định nghĩa: “Logistics là quá trình thu mua, bảo quản, phân phối và thay thế con người và trang thiết bị”.  Theo American Heritage Dictionary, logistics có 2 nghĩa: “Logistics là một lĩnh vực hoạt động của quân đội, liên quan đến việc thu mua, phân phối, bảo quản và thay thế các thiết bị cũng như con người”. Hoặc “Logistics là việc quản lý các chi tiết của quá trình hoạt động”.  Theo tác giả Ma Shuo (Logistics and Supply Chain Management, tài liệu giảng dạy của World Maritime University, 1999) thì “Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên / yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”.  Theo giáo sư người Anh Martin Christopher thì cho rằng: “Logistics là quá trình quản trị chiến lược công tác thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm (và dòng thông tin tương ứng) trong một công ty và qua các kênh phân phối của công ty để tối đa hóa lợi nhuận hiện tại và tương lai thông qua việc hoàn tất các đơn hàng với chi phí thấp nhất”. 6  Theo Giáo sư David Simchi-Levi thì “Hệ thống logistics (Logistics Network) là một nhóm các cách tiếp cận được sử dụng để liên kết các nhà cung cấp, nhà sản xuất, kho, cửa hàng một cách hiệu quả để hàng hóa được sản xuất và phân phối đúng số lượng, đúng địa điểm và đúng thời điểm nhằm mục đích giảm thiểu chi phí trên toàn hệ thống đồng thời đáp ứng được các yêu cầu về mức độ phục vụ”.  Theo GS. TS Đoàn Thị Hồng Vân thì “Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời gian, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”. Do tầm quan trọng của logistics nên có nhiều trường phái, nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Theo tác giả thì logistics có thể được hiểu như là việc có được đúng số lượng cần thiết ở đúng thời điểm và với chi phí phù hợp. Hay nói cách khác, logistics là quá trình tối ưu hóa mọi công việc, mọi thao tác từ khâu cung ứng, sản xuất, phân phối đến tiêu dùng sản phẩm trên cơ sở tối ưu hóa địa điểm và thời điểm. 7 Nguyên vật liệu Máy móc, thiết Phụ tùng bị Quá trình sản xuất (sản xuất và lắp ráp) Đóng gói Kho lưu trữ thành phẩm Bến bãi chứa Khách hàng Trung tâm phân phối Bán thành phẩm Dòng chu chuyển vận tải Dịch vụ Dòng thông tin lưu thông … Cung ứng Quản lý vật tư Phân phối Logistics (Nguồn: GS. TS Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị logistics) Hình 1.1: Các bộ phận cơ bản của logistics 1.1.2. Khái niệm quản trị logistics Theo Hội đồng quản trị logistics của Mỹ (CLM) – một tổ chức uy tín về logistics đưa ra khái niệm “ Quản trị logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả chi phí lưu thông, dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất sản phẩm cùng với dòng thông tin tương ứng từ điểm xuất phát đầu tiên đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu của khách hàng”(1). 1 GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, Quản Trị Logistics 8 1.1.3. Phân loại logistics2 Trong thực tế, logistics được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại phổ biến. 1.1.1.3.1. Phân loại theo các hình thức logistics  Logistics bên thứ nhất (1 PL – First Party Logistics). Người chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Theo hình thức này, chủ hàng phải đầu tư vào phương tiện vận tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt động logistics. First Party Logistics làm phình to quy mô của doanh nghiệp và thường làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh nghiệp không có đủ quy mô cần thiết, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành hoạt động logistics.  Logistics bên thứ hai (2 PL – Second Party Logistics). Người cung cấp dịch vụ logistics là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán…) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng chưa tích hợp hoạt động logistics. Loại hình này bao gồm các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không, các công ty kinh doanh kho bãi, khai thuê hải quan…  Logistics bên thứ ba (3 PL – Third Party Logistics). Là người thay mặt chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng như thay mặt cho người gửi hàng thực hiện các thủ tục xuất khẩu và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng hóa tới địa điểm đến quy định… Do đó, 3 PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin… và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng.  Logistics bên thứ tư (4 PL – Fouth Party Logistics). Là người tích hợp (intergrator) – người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất 2 GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, Quản Trị Logistics 9 khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics, cung cấp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải… 4 PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng. Gần đây, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, người ta đã nói đến khái niệm Logistics bên thứ năm (5 PL). 5 PL phát triển nhằm phục vụ cho thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ 5 PL là các nhà cung cấp dịch vụ 3 PL và 4 PL, đứng ra quản lý chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử. 1.1.1.3.2. Phân loại theo quá trình  Logistics đầu vào (inbound logistics) là các hoạt động đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn…) một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất.  Logistics đầu ra (outbound logistics) là các hoạt động đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.  Logistics ngược (reverse logistics) là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý. 1.1.1.3.3. Phân loại theo đối tượng hàng hóa  Logistics hàng tiêu dùng nhanh (FMCG logistics). Là quá trình logistics cho hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn như quần áo, giày dép, thực phẩm…  Logistics ngành ô tô (automotive logistics). Là quá trình logistics phục vụ cho ngành ô tô.  Logistics hóa chất (chemical logistics): là hoạt động logistics phục vụ ngành hóa chất, bao gồm cả hàng độc hại, nguy hiểm.  Logistics hàng điện tử (electronic logistics) 10  Logistics dầu khí (petroleum logistics): là hoạt động logistics phục vụ ngành khai thác và chế biến các sản phẩm từ dầu thô và khí đốt. 1.2. Nội dung dịch vụ logistics 1.2.1. Khái niệm về dịch vụ logistics - Theo điều 233 Luật Thương mại Việt Nam (2005) thì “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm, nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. - Theo Nguyễn Như Tiến (2006), tác giả quyển “Logistics Khả Năng Ứng Dụng Và Phát Triển Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Vận Tải Giao Nhận Việt Nam” thì dịch vụ logistics được xem là sự phát triển cao và hoàn thiện của dịch vụ giao nhận vận tải. Theo ông thì qua các giai đoạn phát triển, dịch vụ logistics đã làm cho khái niệm giao nhận vận tải truyền thống ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Từ chỗ thay mặt khách hàng để thực hiện từng công việc đơn lẻ, tách biệt như: thuê tàu, lưu cước, đóng gói, vận chuyển, làm thủ tục thông quan,...cho tới cung cấp một dịch vụ vận chuyển trọn gói từ kho đến kho “door to door”. Rõ ràng dịch vụ giao nhận vận tải không còn đơn thuần như trước mà đã phát triển ở mức độ cao và phức tạp hơn. Người giao nhận vận tải đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics. Dịch vụ logistics là một chuỗi các dịch vụ mang tính liên hoàn, gắn kết với nhau. Khách hàng có thể yêu cầu một, một số hoặc tất cả các loại hình của chuỗi dịch vụ logistics; Nhà cung cấp dịch vụ logistics có thể tự mình đảm trách hoặc liên kết với nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tối ưu. 1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển dịch vụ logistics Sự phát triển của dịch vụ logistics bắt nguồn từ sự thay đổi trong sản xuất. Người bán hàng hóa không nhất thiết phải là người sản xuất và người mua không nhất thiết phải là người tiêu dùng cuối cùng. Và để tránh ứ đọng vốn, các nhà sản xuất kinh doanh luôn tìm cách duy trì một lượng hàng dự trữ nhỏ nhất. Điều này đòi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng