Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2014 đế...

Tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2014 đến 2020

.PDF
116
30
63

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác trước đó. Ngƣời viết luận văn Phạm Thị Liên 1 LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, người viết Luận văn đã được học tập chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại đây. Nhờ quá trình đào tạo, chỉ dẫn của nhiều thầy cô giáo trong trường, nhân dịp này Người viết Luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đối với các thầy, cô giáo trong trường nói chung và các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh nói riêng. Đặc biệt người viết luận văn trân trọng tri ân người hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học của mình - TS. Phạm Cảnh Huy vì sự chỉ dẫn tận tình có trách nhiệm của Thầy trong quá trình hoàn thành Luận văn. Người viết Luận văn cũng xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp đã dành cho sự cộng tác, giúp đỡ có hiệu quả. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn Luận văn còn nhiều thiếu sót cả về nội dung lẫn hình thức. Xin trân trọng tiếp thu mọi ý kiến đóng góp. 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 2 MỤC LỤC ............................................................................................................ 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ 6 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ...................................................................... 8 LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 9 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ................................................................................................ 12 1.1 Khái niệm về công nghiệp ....................................................................... 12 1.2 Đặc điểm của ngành Công nghiệp .......................................................... 13 1.2.1 Các giai đoạn trong Sản xuất Công nghiệp: ...................................... 13 1.2.2 Sản xuất Công nghiệp có tính chất tập trung cao độ: ........................ 13 1.2.3 Tính đa dạng và chặt chẽ trong Sản xuất Công nghiệp: .................... 13 1.3. Vai trò của Công nghiệp trong phát triển Kinh tế - Xã hội ............... 14 1.4. Cơ cấu công nghiệp và các loại cơ cấu trong công nghiệp: ................ 15 1.5. Nguyên tắc phát triển công nghiệp của một địa phƣơng cấp tỉnh ..... 17 1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển công nghiệp tại địa phƣơng cấp tỉnh:19 1.6.1. Các yếu tố bên trong: ........................................................................ 19 1.6.2. Các yếu tố bên ngoài: ........................................................................ 21 1.7. Một số kinh nghiệm phát triển công nghiệp tại các nƣớc và các địa phƣơng. ........................................................................................................... 23 1.7.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp ở nước ngoài .......................... 23 1.7.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp ở một số tỉnh trong nước ........ 25 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2006-2012 ......................................................... 28 2.1. Một vài nét khái quát về tỉnh Quảng Ninh........................................... 28 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 28 3 2.1.2. Dân số................................................................................................ 32 2.1.3. Điều kiện kinh tế -xã hội ................................................................... 33 2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 201237 2.2.1. Sơ lược về quá trình phát triển Công nghiệp tỉnh Quảng Ninh: ....... 37 2.2.2. Kết quả phát triển công nghiệp trên địa bàn ..................................... 40 2.2.3. Quy mô và năng lực sản xuất ngành Công nghiệp Quảng Ninh: ..... 52 2.2.4. Hiện trạng các khu, cụm công nghiệp ............................................... 58 2.3. Đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp của tỉnh ... 62 2.3.1. Các yếu tố bên trong ......................................................................... 62 2.3.2. Các yếu tố bên ngoài ......................................................................... 75 2.4. Đánh giá chung về phát triển công nghiệp trên địa bàn ..................... 79 2.4.1. Đặc thù của Quảng Ninh và công nghiệp Quảng Ninh. ................... 79 2.4.2. Những thành tựu trong phát triển công nghiệp Quảng Ninh: ........... 80 2.4.3. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân: ........................................ 80 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2014-2020 .............................................. 84 3.1. Quan điểm, định hƣớng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .................................................................................................... 84 3.1.1. Quan điểm phát triển: ........................................................................ 84 3.1.2. Mục tiêu phát triển: ........................................................................... 85 3.1.3. Định hướng phát triển: ...................................................................... 85 3.2. Một số giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2020 ........................................................................................................ 91 3.2.1. Giải pháp về quy hoạch và kế hoạch phát triển công nghiệp ........... 91 3.2.2. Giải pháp về vốn và thu hút đầu tư ................................................... 99 3.2.3. Giải pháp về hoàn thiện chính sách ................................................ 103 3.2.4. Giải pháp về xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển công nghiệp ...... 106 4 3.2.5. Giải pháp về nguồn nhân lực .......................................................... 106 3.2.6. Giải pháp về phát triển kỹ thuật - công nghệ .................................. 108 3.2.7. Giải pháp về phát triển vùng nguyên liệu: ...................................... 110 3.2.8. Giải pháp hợp tác liên vùng và phối hợp phát triển: ....................... 111 3.2.9. Giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước và tổ chức thực thi của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh ......................................... 112 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 115 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 CN-XD Công nghiệp và xây dựng 2 CN-TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 3 CCN, KCN Cụm công nghiệp, Khu công nghiệp 4 GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp 5 CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 6 QLNN Quản lý nhà nước 7 CTY TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn 8 CTY CP Công ty cổ phần 9 DTTN Diện tích tự nhiên 10 DVCN Dịch vụ công nghiệp 11 ĐBSH Vùng Đồng bằng sông Hồng 12 ĐTNN Đầu tư nước ngoài 13 EU Liên minh Châu Âu 14 FDI Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 15 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 16 GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp 17 GO Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp 18 KTXH Kinh tế - Xã hội 19 KTTĐBB Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 20 KHCN Khoa học công nghệ 21 NMXM Nhà máy Xi măng 22 NGO Tổ chức phi chính phủ 23 NSNN Ngân sách Nhà nước 24 ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức 6 25 QL Quốc lộ 26 R&D Nghiên cứu và phát triển 27 TB Trung bình 28 TP Thành phố 29 TT Thị trấn 30 UBND Ủy ban nhân dân 31 VLXD Vật liệu xây dựng 32 VA Giá trị tăng thêm 33 VA CN Giá trị tăng thêm công nghiệp 34 WTO Tổ chức thương mại thế giới 7 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành Kinh tế quốc dân .... 32 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu KTXH tỉnh Quảng Ninh 2006-2012.................................... 34 Bảng 2.3: Xuất, nhập khẩu giai đoạn 2006-2012 .......................................................... 35 Bảng 2.4: Tình hình đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn ........................................... 37 Bảng 2.5: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ......................... 40 Bảng 2.6: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành công nghiệp ......................... 41 Bảng 2.7: Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế và theo ngành ........................ 42 Bảng 2.8: Giá trị SXCN trong lĩnh vực khai thác khoáng sản Quảng Ninh giai đoạn 2000-2012...................................................................................................................... 43 Bảng 2.9: Giá trị SXCN trong lĩnh vực sản xuất VLXD Quảng Ninh ......................... 44 giai đoạn 2000-2012 ...................................................................................................... 44 Bảng 2.10: Giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí ................................................. 44 Bảng 2.11: Giá trị sản xuất ngành Nông, lâm, thuỷ sản và thực phẩm ......................... 45 Bảng 2.12: Giá trị sản xuất công nghiệp hoá chất ........................................................ 46 Bảng 2.13: Giá trị sản xuất công nghiệp may mặc, da giầy .......................................... 46 Bảng 2.14: Sản phẩm công nghiệp chủ yếu .................................................................. 47 Bảng 2.15: Sản phẩm đóng tầu chủ yếu ....................................................................... 49 Bảng 2.16: Số lượng cơ sở SXCN theo thành phần kinh tế và ngành công nghiệp ..... 53 Bảng 2.17: Số lượng lao động SXCN phân theo thành phần kinh tế và theo ngành Công nghiệp .................................................................................................................. 54 Bảng 2.18: Năng suất lao động theo GO công nghiệp .................................................. 55 Bảng 2.19: Hiện trạng các khu công nghiệp Quảng Ninh ............................................ 59 Bảng 2.20: Danh mục các cụm công nghiệp đã có QĐ phê duyệt địa điểm ................. 61 Bảng 2.21: Trữ lượng các mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .................... 64 Bảng 2.22: Giá trị tài sản cố định của các doanh nghiệp công nghiệp ......................... 73 Bảng 2.23: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh nghiệp ....... 74 Bảng 3.1: Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư ..................................................................... 102 Bảng 3.2: Các nguồn huy động vốn đầu tư ................................................................. 102 8 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên được đánh giá là phong phú và có trữ lượng lớn, cộng với đường biên giới quốc gia và hải phận giáp với Trung Quốc, vùng biển với nhiều cảng là cửa mở lớn của cả nước trong giao lưu quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới là những lợi thế quan trọng cho Quảng Ninh phát triển công nghiệp một cách toàn diện, trong đó tập trung phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, công nghiệp cơ khí. Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã nắm bắt kịp thời cơ, đề ra chủ trương chính sách phát triển kinh tế -xã hội, phát triển công nghiệp đúng đắn nên đã bước đầu đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Để thực hiện mục tiêu nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII và Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với định hướng phát triển:  Xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành một địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với khu vực và Quốc tế, một khu vực phát triển năng động của kinh tế ven biển, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững; có thế và lực ngày càng lớn thúc đẩy sự phát triển và khả năng cạnh tranh.  Phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là các ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo của Tỉnh.  Điều chỉnh và cải thiện việc tổ chức kinh tế theo lãnh thổ. Kết hợp giữa phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ dải ven biển Hạ Long ở tiểu vùng phía Tây của Tỉnh với phát triển nông, lâm ngư nghiệp, công nghiệp chế 9 biến, dịch vụ của tiểu vùng phía Đông của Tỉnh và khu vực miền núi; giữa phát triển đô thị với phát triển nông thôn tạo điều kiện cho các vùng phát triển, hạn chế chênh lệch khá xa về nhịp độ tăng trưởng giữa các vùng.  Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên môi trường bảo đảm phát triển bền vững. Phát triển kinh tế phải bảo đảm tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh; đặc biệt chú trọng giữ vững chủ quyền vùng biển, đảo và thềm lục địa về quyền lợi kinh tế, giữ vững chủ quyền quốc gia. Để góp phần vào thực hiện tốt định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh, là một cán bộ công tác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tôi lựa chọn đề tài "Giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014 đến 2020” làm chủ đề nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2006-2012, chỉ ra được những thành tựu và những tồn tại cùng các nguyên nhân của chúng; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quá trình phát triển công nghiệp nhằm tạo cho Quảng Ninh có được một nền Công nghiệp theo hướng hiện đại trong thời gian tới. Làm rõ các tiềm năng, nguồn lực và các đặc thù của tỉnh Quảng Ninh để xây dựng các quan điểm, định hướng cho công nghiệp; xây dựng cơ cấu, mục tiêu phát triển công nghiệp thích ứng với các giai đoạn. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Công nghiệp và phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thời gian qua và triển vọng trong thời gian tới. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh. + Về không gian: Các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. + Về thời gian: Từ năm 2006 đến nay và phát triển trong thời gian từ 2014 đến 2020. 10 2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh. - Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, chỉ ra những thành công và những tồn tại cùng các nguyên nhân chủ yếu của chúng. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp này. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh,... làm phương pháp luận cho việc nghiên cứu, đồng thời cũng sử dụng bảng để minh họa … nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh. 4. Những đóng góp khoa học của luận văn - Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thời gian qua, chỉ ra được những thành công, những tồn tại và các nguyên nhân chủ yếu. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, tạo cho tỉnh có được một nền công nghiệp hiện đại với cơ cấu hợp lý trong tương lai. 5. Kết cấu chính của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương nội dung: CHƢƠNG I: Cơ sở lý luận công nghiệp và phát triển công nghiệp CHƢƠNG II: Thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2012. CHƢƠNG III: Một số giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2020 11 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.1 Khái niệm về công nghiệp Công nghiệp: Là một bộ phận của nền kinh tế, ngành kinh tế quốc dân quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định đến trình độ phát triển lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội. Tỷ trọng sản phẩm công nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm xã hội được xem như chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật. Công nghiệp hoá được định nghĩa và có nhiều quan niệm khác nhau song nó thường được hiểu là một quá trình gắn liền với việc xác định một cơ cấu kinh tế hợp lý, trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại cho các ngành kinh tế nhằm thủ tiêu tình trạng lạc hậu về kinh tế xã hội, khai thác tối ưu các nguồn lực và lợi thế, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Công nghiệp hoá là một quá trình phát triển kinh tế, trong các quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế, nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm mức tiến bộ về kinh tế xã hội. Song dù muốn hay không công nghiệp hoá ở nước ta hiện nay trước mắt nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Song có lẽ sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không quan tâm giải quyết tốt những vấn đề xã hội. Thực tiễn nước ta và kinh nghiệm của một số nước đang phát triển cho thấy ngay từ bước đầu tiên của việc hoạch định chiến lược và chương trình phát triển nhất thiết phải đảm bảo tính đồng bộ giữa kinh tế xã hội, cùng với sự phát triển kinh 12 tế phải xây dựng những mặt thuộc hạ tầng của đời sống xã hội, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá nâng cao đời sống nhân dân. 1.2 Đặc điểm của ngành Công nghiệp Công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định, thông qua các quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm. 1.2.1. Các giai đoạn trong sản xuất công nghiệp Quá trình sản xuất công nghiệp thường được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn tác động vào đối tượng lao động là môi trường tự nhiên để tạo ra nguyên liệu (khai thác than, dầu mỏ, quặng kim loại, khai thác gỗ, …) và giai đoạn chế biến các nguyên liệu đó thành tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng (sản xuất máy móc, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm…). Trong mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công đoạn sản xuất phức tạp nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. 1.2.2. Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ Nhìn chung, sản xuất công nghiệp (trừ các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ…) không đòi hỏi những không gian rộng lớn. Tính chất tập trung thể hiện rõ ở việc tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm. Trên một diện tích nhất định, có thể xây dựng nhiều xí nghiệp, thu hút nhiều lao động và tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm. 1.2.3. Tính đa dạng và chặt chẽ trong sản xuất công nghiệp Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Công nghiệp là tập hợp của hệ thống nhiều ngành như khai thác (than, dầu mỏ…), điện lực, luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thực phẩm… Các ngành này kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Trong từng ngành công nghiệp, quy trình sản xuất cũng hết sức chi tiết, chặt chẽ. Chính vì vậy các hình thức chuyên môn hoá, hợp tác hoá, liên hợp hoá có vai trò đặc biệt trong sản xuất công nghiệp. Hiện nay có nhiều cách phân loại ngành công nghiệp. Cách phân loại phổ biến 13 nhất là dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động. Theo cách này, sản xuất công nghiệp được chia thành ba nhóm chính là công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước. Còn dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, thì sản xuất công nghiệp được chia thành hai nhóm: Công nghiệp nặng (nhóm A) và công nghiệp nhẹ (nhóm B). 1.3. Vai trò của Công nghiệp trong phát triển Kinh tế - xã hội Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp không những cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho tất cả các ngành kinh tế mà còn tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị, góp phần phát triển nền kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội. Công nghiệp còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ và củng cố an ninh quốc phòng. Không một ngành kinh tế nào lại không sử dụng các sản phẩm của công nghiệp. Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các vùng khác nhau, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ. Công nghiệp ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất nào sánh được với nó, vì thế nó tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm mới và tăng thu nhập. Ngày nay, một nước muốn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển ổn định về kinh tế - xã hội cần thiết phải có một hệ thống các ngành công nghiệp hiện đại và đa dạng, trong đó các ngành công nghiệp mũi nhọn phải được chú ý thích đáng. Quá trình một xã hội chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở nông nghiệp sang một nền kinh tế về cơ bản dựa vào sản xuất công nghiệp được gọi là quá trình công nghiệp hoá. 14 1.4. Cơ cấu công nghiệp và các loại cơ cấu trong công nghiệp * Cơ cấu công nghiệp: Cơ cấu công nghiệp là tổng hợp những bộ phận hợp thành quá trình sản xuất công nghiệp và mối liên hệ sản xuất giữa các bộ phận đó biểu thị bằng tỷ trọng của từng bộ phận so với toàn bộ sản phẩm công nghiệp tính theo giá trị tổng sản lượng. Cơ cấu công nghiệp thường thay đổi phụ thuộc vào: Các yếu tố kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật, lịch sử, tài nguyên thiên nhiên và hợp tác quốc tế. Các nước muốn phát triển kinh tế với nhịp độ tăng trưởng cao đều phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong công nghiệp cũng cần có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (theo ngành, lãnh thổ, …), đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành có vai trò quyết định đến bộ mặt của công nghiệp cũng như kinh tế của một quốc gia. Nhờ ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật dẫn đến cơ cấu công nghiệp thay đổi: - Giảm tỷ trọng các ngành công nghiệp truyền thống, tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp có kỹ thuật hiện đại (các ngành cơ khí chế tạo thiết bị điện tử, hàng không, vũ trụ,..), công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. - Công nghiệp sản xuất vật liệu mới không ngừng tăng lên. - Các ngành đòi hỏi sự chính xác, hàm lượng tri thức cao ngày càng được chú trọng phát triển. * Các loại cơ cấu trong công nghiệp: - Cơ cấu công nghiệp theo ngành: Được thể hiện ở tỷ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. Được hình thành phù hợp với các điều kiện cụ thể ở trong và ngoài nước trong mỗi giai đoạn nhất định. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng, với 3 nhóm chính gồm 29 ngành công nghiệp lớn nhỏ: + Nhóm công nghiệp khai thác (than, dầu- khí, quặng kim loại, khai thác đá và các mỏ khác). 15 + Nhóm công nghiệp chế biến( sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất thuốc là, sản xuất sản phẩm dệt,…) + Nhóm sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước. Trong những năm qua, cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới. Trong giai đoạn đầu của Công nghiệp hóa, nước ta ưu tiên phát triển công nghiệp nặng mà chưa quan tâm nhiều đến các ngành công nghiệp nhẹ nhằm xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nền kinh tế. Thiếu vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm dẫn đến kinh tế nước ta phát triển rất kém, đời sống xã hội chậm cải thiện. Trong giai đoạn sau của Công nghiệp hóa, nước ta chú trọng phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp nhẹ…đảm bảo cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu; bên cạnh đó chú ý phát triển công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất (phục vụ nông nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải,…). Điều này phù hợp với tình hình và khả năng trong nước, từ đó cơ cấu ngành công nghiệp nước ta phát triển cân bằng, hợp lí, đa dạng, mang lại giá trị kinh tế cao. - Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ: Trong những năm đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội, nước ta đã chú trọng việc cải tạo và xây dựng các trung tâm công nghiệp, hình thành mạng lưới trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, bao gồm: + Hà Nội: Trung tâm công nghiệp đa ngành lớn nhất miền Bắc. + Việt Trì (Phú Thọ): Trung tâm hoá chất lớn nhất miền Bắc trước 1975. + Hạ Long, Cẩm Phả: Khai thác than và công nghiệp năng lượng. + Hải Phòng: Cảng biển và các ngành sản xuất liên quan đến tàu biển. + Nam Định: Dệt- may, cơ khí dệt, cơ khí nông nghiệp. + Thái Nguyên: Công nghiệp gang thép và cơ khí nông nghiệp. Ở miền Nam, đã xây dựng thành phố Sài Gòn, Biên Hoà, Đà Nẵng là các trung tâm sản xuất hàng tiêu dùng, nhất là hàng dệt và chế biến thực phẩm. Sau khi đất nước thống nhất (năm 1975), sự phân bố công nghiệp đã có nhiều thay đổi và trở nên hợp lý hơn với nhiều trung tâm công nghiệp ra đời như Hoà 16 Bình, Vũng Tàu,... nhiều điểm công nghiệp xuất hiện ở Tây bắc, Tây Nguyên. Việc mở rộng địa bàn phân bố của công nghiệp, hình thức Khu công nghiệp tập trung, đặc biệt là khu chế xuất ra đời đã định hình không gian công nghiệp của nước ta. Các ngành công nghiệp dựa trên cơ sở nguyên liệu trong nước (sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, khai khoáng..) thường phân bố gần nguồn nguyên liệu. Các ngành công nghiệp chế biến dựa vào nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài đòi hỏi kỹ thuật cao, nhu cầu lớn thường ở gần nơi tiêu thụ, thuận lợi cho xuất - nhập khẩu. Việc hình thành các vùng Kinh tế trọng điểm, các tam giác phát triển có sức thu hút mạnh mẽ để phát triển công nghiệp. Ở nước ta có hai khu vực tập trung công nghiệp lớn của cả nước là Đồng bằng Sông hồng, Đông Nam Bộ và các vùng phụ cận hai khu vực trên. Ngoài ra, dọc duyên hải Miền Trung rải rác có một số trung tâm công nghiệp. Ở các khu vực còn lại, mức độ tập trung rất thấp. - Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế: Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc: Khu vực Nhà nước, Khu vực ngoài Nhà nước và Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động công nghiệp ngày càng được mở rộng. + Khu vực Nhà nước : Trước đây khu vực Nhà nước chiếm ưu thế tuyết đối, tuy nhiên đến nay đã giảm dần về số lượng doanh nghiệp, thu hẹp phạm vi hoạt động nhưng vẫn giữ vai trò then chốt. + Khu vực ngoài Nhà nước: Phát triển nhanh do chính sách khuyến khích các loại hình kinh tế tư nhân, mỗi năm có hàng nghìn doanh nghiệp ra đời. + Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: Ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. 1.5. Nguyên tắc phát triển công nghiệp của một địa phƣơng cấp tỉnh Phát triển công nghiệp của một địa phương là quá trình thực hiện phân công lao động xã hội giữa các vùng lãnh thổ của một nước, tổ chức mối liên hệ sản xuất giữa một địa phương, vùng lãnh thổ với liên vùng và việc lựa chọn địa điểm, phân bố các doanh nghiệp công nghiệp đáp ứng các yêu cầu giảm tối đa 17 chi phí đầu vào, chi phí tiêu thụ sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Phát triển công nghiệp của địa phương được thực hiện gắn liền với quá trình phân bố lực lượng sản xuất, tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất theo lãnh thổ, hình thành các khu công nghiệp tập trung của một lãnh thổ, làm cơ sở cho quá trình đô thị hóa. Phát triển công nghiệp hợp lý trên mỗi vùng lãnh thổ giúp cho việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực, lợi thế của mỗi vùng lãnh thổ, đảm bảo sự phát triển cân bằng, hợp lý các vùng lãnh thổ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một nước, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. Phát triển công nghiệp của một địa phương phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Thứ nhất, đảm bảo kết hợp giữa sử dụng tài nguyên với bảo vệ môi trường tự nhiên. Tài nguyên thiên nhiên và sản xuất công nghiệp có mối quan hệ hữu cơ với nhau, sản xuất công nghiệp là một quá trình liên tục tác động vào tài nguyên thiên nhiên để tạo ra của cải cho xã hội; tài nguyên phong phú, phân bổ không đều giữa các địa phương có ảnh hưởng đến việc bố trí các cơ sở khai thác và chế biến. Tiến bộ khoa học - công nghệ hiện đại cho phép sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và hợp lý nhất nguồn tài nguyên của đất nước cũng như từng vùng, nhờ vậy các cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ giảm dần sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, từ đó việc bố trí các cơ sở công nghiệp sẽ thuận lợi và hợp lý hơn. Thứ hai, tổ chức sản xuất các ngành công nghiệp phải theo hướng kết hợp phát triển chuyên môn hóa với tổng hợp trên nền tảng hợp tác quy mô lãnh thổ. Bên cạnh mối liên hệ sản xuất chặt chẽ và tác động quan lại lẫn nhau giữa các ngành công nghiệp chuyên môn hóa, công nghiệp còn có mối liên hệ với các ngành kinh tế khác. Do đó, việc tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ dẫn tới hình thành những phức hợp gồm nhiều ngành công nghiệp tạo thành cơ cấu kinh tế ở từng vùng lãnh thổ cụ thể. Thứ ba, sự phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật của mỗi địa phương, bao gồm hệ thống giao thông vận tải, cung ứng điện năng, cấp thoát nước, thông tin liên lạc… là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, có hiệu quả của công nghiệp nói chung và tổ chức sản xuất công nghiệp trên vùng lãnh 18 thổ nói riêng. Sự hình thành và phát triển công nghiệp của mỗi vùng sẽ tác động thúc đẩy sự phát triển và đồng bộ hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Trong mối quan hệ này, thường kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước; việc nâng cấp và phát triển mới hệ thống kết cấu hạ tầng được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa. 1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển công nghiệp tại địa phƣơng cấp tỉnh 1.6.1. Các yếu tố bên trong 1.6.1.1. Nhóm các yếu tố về điều kiện phát triển công nghiệp: - Điều kiện tự nhiên: Địa lý kinh tế: Điều kiện địa lý, vị trí địa lý của một địa phương hay quốc gia ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, vùng nguyên liệu cho công nghiệp, cũng như mối liên hệ của địa phương, quốc gia đó đối với các trung tâm kinh tế khu vực và quốc tế. Khí hậu, thời tiết: Là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển nguồn nguyên liệu công nghiệp, đến các hoạt động khai thác, tổ chức sản xuất và phân phối. Tài nguyên thiên nhiên: Là cơ sở của nguồn đầu vào có thể khai thác được để phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các ngành, địa phương hay quốc gia. - Điều kiện kinh tế - xã hội: Tình hình phát triển kinh tế: Bao gồm tốc độ phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế và đóng góp của từng ngành vào tăng trưởng kinh tế, thu – chi ngân sách, độ mở của nền kinh tế… Tình hình phát triển kinh tế vừa phản ánh sự đóng góp của công nghiệp vào nền kinh tế, vừa phản ánh môi trường để phát triển công nghiệp. Hiện trạng kết cấu hạ tầng cho phát triển công nghiệp: Cơ sở hạ tầng là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển công nghiệp, nó bao gồm hệ thống giao thông (đường, cầu, bến bãi…), cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc. Cơ sở hạ tầng được đầu tư và phát triển đồng bộ sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy công nghiệp phát triển. 19 Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp: Gồm nhân lực quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lao động với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng lao động phù hợp, tác phong lao động và ý thức tổ chức kỷ luật tốt. Nếu địa phương hay quốc gia nào có nguồn nhân lực dồi dào về số lượng, chất lượng cao sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp. 1.6.1.2. Nhóm các yếu tố về quản lý nhà nước của chính quyền địa phương - Quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp: Là nội dung rất quan trọng định hướng cho toàn bộ quá trình phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế của một quốc gia, một địa phương, cũng như quyết định quá trình quản lý nhà nước đối với công nghiệp. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp phải dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia/địa phương, quy hoạch phát triển ngành, trên cơ sở tiềm năng và các điều kiện khác của từng quốc gia/địa phương nhằm đạt đến mục tiêu khai thác hợp lý tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống dân cư và đảm bảo an ninh quốc phòng. Vai trò định hướng của quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp được thực hiện thông qua các chiến lược, quy hoạch, chính sách quốc gia, vùng, ngành hay các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch của từng địa phương. Các hình thức này được chọn lựa triển khai một cách hợp lý ở cấp độ quốc gia, ngành hay địa phương; chúng có mối liên hệ với nhau, tác động lẫn nhau, trong đó chiến lược và chính sách có vị trí quan trọng nhất, chiến lược có tính ổn định tương đối, chính sách là bộ phận năng động hơn. - Thực thi pháp luật, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp: Là nội dung quan trọng nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho công nghiệp phát triển. Nhà nước hay chính quyền địa phương phải tổ chức thực hiện pháp luật có liên quan và vận dụng pháp luật để ban hành những cơ chế, chính sách về phát triển công nghiệp cho phù một với từng ngành, địa phương nhằm khuyến khích sự phát triển công nghiệp trong ngành, địa phương đó. Các chính sách có thể bao gồm những ưu đãi về thuế, đất đai, nhân lực hay các ưu tiên trong giải quyết thủ tục hành chính cũng như các khoản đóng góp khác. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan