Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao Bằng...

Tài liệu Giải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao Bằng (Khóa luận tốt nghiệp)

.PDF
99
273
60

Mô tả:

Giải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao Bằng
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– NÔNG THANH XUÂN Tên đề tài: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG UYÊN TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và Phát triển nông thôn Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên - năm 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– NÔNG THANH XUÂN Tên đề tài: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG UYÊN TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và Phát triển nông thôn Lớp : K46 – PTNT – N02 Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Ngọc Cán bộ cơ sở hướng dẫn : Nông Vĩnh Thời Thái Nguyên - năm 2018 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường Đại học làm đề tài tốt nghiệp là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên. Công việc này giúp sinh viên được áp dụng những kiến thức được học trong nhà trường vào thực tế, bổ sung củng cố kiến thức của bản thân, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công việc chuyên môn sau này. Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài "Giải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng" tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này trong suốt quá trình thực tập tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cô, các chú nơi tôi thực tập tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế và PTNT, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Th.S Trần Thị Ngọc cùng toàn thể các thầy cô đã trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình thực tập cũng như quá trình báo cáo đề tài tốt nghiệp. Do trình độ bản thân còn hạn chế và thời gian có hạn, đề tài mang tính mới, nên đề tài vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 06 năm 2018 Sinh viên Nông Thanh Xuân ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm chung của các huyện có làng nghề................................ 22 Bảng 2.2. Đặc điểm chung các làng nghề truyền thống ................................ 23 Bảng 4.1. Tổng hợp các loại đất huyện Quảng Uyên năm 2016.................... 31 Bảng 4.2. Tình hình sản xuất của các hộ làng nghề ...................................... 38 Bảng 4.3. Thông tin chung về các hộ làng điều tra ....................................... 42 Bảng 4.4. Hiểu biết của người sản xuất về sản phẩm trên thị trường ............ 44 Bảng 4.5. Nguồn cung cấp thông tin sản phẩm trên thị trường ..................... 45 Bảng 4.6. Mức đầu tư và nguồn vốn cho sản xuất ........................................ 45 Bảng 4.7. Cơ cấu thu nhập hộ gia đình từ làm nghề trong 3 năm gần đây..... 46 Bảng 4.8. Các loại chất thải trong quá trình sản xuất .................................... 47 Bảng 4.9. Đánh giá mức độ ô nhiễm và ảnh hưởng sức khỏe ....................... 48 Bảng 4.10. Thương mại hóa sản phẩm ......................................................... 49 Bảng 4.11. Nơi bán sản phẩm làng nghề truyền thống .................................. 49 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng của huyện Quảng Uyên ....... 29 Hình 4.2. Lượng mưa trung bình tháng của huyện Quảng Uyên ................... 30 iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tên đầy đủ 1 CN - TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 2 CNH - HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa 3 CTCP Công ty cổ phần 4 DNTN Doanh nghiệp tư nhâm 5 HĐND Hội đồng nhân dân 6 HTX Hợp tác xã 7 IFAD Quỹ phát triển Nông nghiệp Quốc tế 8 KHCN Khoa học công nghệ 9 LNTT Làng nghề truyền thống 10 NĐ - CP Nghị định chính phủ 11 NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 12 NQTW Nghị quyết Trung ương 13 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 14 UBND Ủy ban nhân dân 15 UBNN Uỷ ban nông nghiệp v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .............................................. iv MỤC LỤC ..................................................................................................... v PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1 1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài ..................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................ 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................... 4 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống ................................................................................................... 4 2.1.2. Phân loại làng nghề .............................................................................. 5 2.1.3. Vai trò của làng nghề đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.......... 7 2.1.4. Sự cần thiết phải phát triển làng nghề truyền thống trong nền kinh tế thị trường........................................................................................................... 11 2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 13 2.2.1. Một số tồn tại trong quá trình phát triển làng nghề ............................. 13 2.2.2. Sự phát triển của làng nghề................................................................. 14 vi PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 25 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 25 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 25 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 25 3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 25 3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 25 3.3.1. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia .................................................. 25 3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................... 26 3.3.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu................................................... 27 3.3.4. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................ 27 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 28 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................. 28 4.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 28 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 34 4.2. Thực trạng phát triển ở các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng .............................................................................................. 37 4.2.1. Tình hình sản xuất của các hộ làng nghề ở Quảng Uyên ..................... 37 4.2.2. Đặc điểm chung các hộ sản xuất trong làng nghề................................ 42 4.2.3. Sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức xã hội trong phát triển làng nghề ..................................................................................................................... 43 4.2.4. Hiểu biết của người sản xuất về sản phẩm trên thị trường................... 44 4.2.5. Tác động của làng nghề tới kinh tế hộ, môi trường ............................. 45 4.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển làng nghề ....................... 49 4.3.1. Những thuận lợi phát triển làng nghề .................................................. 49 4.3.2. Những khó khăn trong phát triển làng nghề ........................................ 50 vii 4.4. Một số giải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng .............................................................................................. 52 4.4.1. Định hướng phát triển các làng nghề .................................................. 52 4.4.2. Các giải pháp chủ yếu để phát triển làng nghề .................................... 53 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 58 5.1. Kết luận ................................................................................................. 58 5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 62 PHỤ LỤC 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Làng nghề - một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của các làng nghề. Sự phát triển làng nghề đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết lao động nông nhàn, tăng thu nhập cho nông thôn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đảng và Nhà nước nhận thức được tầm quan trọng của làng nghề nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước, đã ban hành hàng loạt các chính sách hỗ trợ lĩnh vực kinh tế này. Trong nghị quyết 26/NQTW tại hội nghị 7/2008 của ban chấp hành Trung Ương khóa X của Đảng cộng sản Việt Nam về “Nông nghiệp nông dân và nông thôn” đã khẳng định việc phát triển bền vững các làng nghề ở nông thôn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển của làng nghề Việt Nam hiện nay vẫn còn gặp nhiều hạn chế như: các làng nghề mang tính tự phát, nhỏ lẻ, trang thiết bị thủ công đơn giản, công nghệ lạc hậu; hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên liệu thấp, ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe chưa cao. Làng nghề đứng trước nhiều khó khăn như thiếu thông tin thị trường, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, khả năng cạnh tranh thấp, môi trường ở nhiều làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế. 2 Cùng với sự phát triển làng nghề truyền thống của cả nước, làng nghề của tỉnh Cao Bằng cũng được chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện để phát triển, mở rộng quy mô và đa dạng ngành nghề. Huyện Quảng Uyên có các làng nghề thủ công truyền thống như: làng nghề rèn sắt, đúc gang ở Phúc Sen; làm ngói máng ở Lũng Rỳ, Lũng Cát (Tự Do); nghề làm giấy dó (giấy bản) tại Lũng Ỏ, Rìa trên (Tự Do); làm hương tại bản Phja Thắp (Quốc Dân). Mỗi sản phẩm, nghề, làng nghề vừa có giá trị làm ra vật dụng vừa thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của mỗi dân tộc. Đặc biệt, các sản phẩm của làng nghề truyền thống tại đây đều sử dụng nguồn nguyên liệu ngay tại địa phương. Chính vì vậy, sản phẩm của làng nghề mang đậm dấu ấn văn hóa. Tuy nhiên các làng nghề vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như: quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu nên hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, chưa giải quyết được vấn đề đầu ra ổn định cho sản phẩm của các hộ làng nghề, sản phẩm làng nghề chưa có thương hiệu khả năng cạnh tranh với sản phẩm thị trường không cao, ô nhiễm môi trường xung quanh làng nghề. Năng lực quản lý và tổ chức hoạt động kinh tế nhìn chung còn kém. Mối liên kết giữa làng nghề với nhau và với doanh nghiệp còn lỏng lẻo. Để nghiên cứu tình trạng trên và đưa ra giải pháp nhằm phát triển làng nghề, tôi lựa chọn đề tài: “Giải pháp triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng” làm khóa luận tốt nghiệp - chuyên ngành: Phát triển nông thôn. 1.2. Mục tiêu cụ thể 1.2.1. Mục tiêu chung - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng phát triển của các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng. - Phân tích được thuận lợi khó khăn trong phát triển các làng nghề. - Đưa ra được những định hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề. 1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp sinh viên áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, tạo điều kiện cho sinh viên tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trong thực tiễn. - Rèn luyện các kỹ năng thu thập và sử lý số liệu, viết báo cáo. - Dùng làm tài liệu tham khảo và góp phần tạo tiền đề cho sự phát triển các đề tài khác. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng và nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các làng nghề. Trên cở sở đó đề xuất giải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống - Nghề truyền thống là nghề được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền [3]. - Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau [3]. - Làng nghề là khi một làng nào đó ở nông thôn có một hay một số nghề thủ công được tách khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập thì đó là làng nghề [3]. - Làng nghề truyền thống là đơn vị dân cư cùng làm sản xuất những mặt hàng có từ lâu đời, những sản phẩm này có nét đặc thù riêng đặc trưng cho vùng và con người ở đó [3]. * Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống - Tiêu chí công nhận nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí: + Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính từ thời điểm đề nghị công nhận. + Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc. + Nghề gắn với tên tuổi của một hoặc nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của một làng nghề [4]. 5 - Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí: + Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn. + Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận. + Chấp hành tốt chính sách pháp luật nhà nước [4]. - Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống: Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống [4]. 2.1.2. Phân loại làng nghề Hiện nay có nhiều cách phân loại làng nghề gồm: Phân loại theo tuổi đời làng nghề (có làng nghề truyền thống và làng nghề mới). Phân loại theo quy mô sản xuất và quy trình công nghệ. Phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm. Phân loại theo nguồn nước thải và mức độ ô nhiễm. Phân loại theo thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phân loại theo mức độ sử dụng nguyên liệu. Dựa vào tổng hợp các tiêu chí phân loại trên, làng nghề được phân thành các nhóm chính sau đây: Làng nghề dệt, nhuộm, ươm tơ: Các làng nghề này thường có từ lâu đời, có sản phẩm mang tính lịch sử, văn hóa, bản sắc địa phương như lụa tơ tằm, thổ cẩm, dệt may… Quy trình sản xuất không thay đổi nhiều, với lao động tay nghề cao. Tại các làng nghề này lao động nghề thường là lao động chính cao hơn tỷ lệ lao động nông nghiệp [5]. 6 Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ: Số lượng làng nghề lớn, phân bố khá đều trên cả nước, phần nhiều sử dụng lao động nông nhàn, không yêu cầu trình độ cao, hình thức sản xuất thủ công và ít thay đổi quy trình sản xuất so với thời điểm khi làng nghề hình thành. Các làng nghề truyền thống như nấu rượu, đậu phụ, bánh đa nem, miến dong, bún, bánh… Với nguyên liệu chính là gạo, khoai, ngô, sắn, đậu, mỳ. Phế phụ phẩm của các sản phẩm này thường được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi ở quy mô hộ gia đình [5]. Làng nghề tái chế phế liệu: Chủ yếu là các làng nghề mới hình thành, số lượng ít nhưng phát triển nhanh về quy mô và loại hình tái chế (chất thải kim loại, giấy, nhựa, vải đã qua sử dụng). Ngoài ra, các làng nghề cơ khí chế tạo và đúc kim loại với nguyên liệu chủ yếu là sắt vụn, sắt thép phế liệu cũng xếp vào loại hình làng nghề này. Đa số các làng nghề nằm ở phía bắc với công nghệ sản xuất từng bước cơ khí hóa [4]. Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: Hình thành từ hàng trăm năm nay, tập trung ở những vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu cơ bản cho hoạt động xây dựng. Lao động gần như hoàn toàn thủ công, quy trình công nghệ thô sơ, tỷ lệ cơ khí hóa thấp, ít thay đổi [5]. Làng nghề thủ công mỹ nghệ: Gồm các làng nghề gốm, sành sứ, thủy tinh mỹ nghệ, chạm khắc đá, sản xuất mây tre đan, chạm mạ vàng bạc, đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài, làm nón, dệt chiếu, thêu ren… Đây là nhóm nghề chiếm tỷ trọng lớn về số lượng, có truyền thống lâu đời, sản phẩm có giá trị cao, mang đậm nét văn hóa đặc trưng của địa phương, dân tộc. Lao động đòi hỏi có tay nghề cao, chuyên môn hóa, tỷ mỷ và sáng tạo, quy trình sản xuất ít thay đổi [5]. Các nhóm nghề khác: Gồm ngành nghề chế tạo nông cụ thô sơ như cày bừa, cuốc xẻng, liềm hái, mộc gia dụng, đóng thuyền, làm quạt, đan vó, đan 7 lưới… Những làng nghề nhóm này xuất hiện từ lâu đời, sản phẩm phục vụ trực tiếp nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương. Lao động thủ công với số lượng và chất lượng ổn định [5]. Bộ Tài Nguyên và Môi trường dự báo, nhìn chung số lượng làng nghề trong tương lai có xu hướng tăng lên trừ ngành vật liệu xây dựng sẽ giảm do phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm sản xuất công nghiệp. 2.1.3. Vai trò của làng nghề đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội Phát triển nghề và LNTT có vai trò chủ yếu sau: - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đa dạng hoá kinh tế nông thôn Quá trình phát triển các LNTT đã có vai trò tích cực góp phần tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất có thu nhập còn rất thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Như vậy, khi ngành nghề thủ công hình thành và phát triển thì kinh tế nông thôn không chỉ có ngành nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh là các ngành thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại phát triển. Nếu xem xét trên góc độ của sự phân công lao động thì các LNTT đã có tác động tích cực tới sản xuất nông nghiệp. Chúng không chỉ cung cấp tư liệu sản xuất cho hoạt động sản xuất nông nghiệp mà còn có tác động chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp. Khi các ngành nghề chế biến phát triển, yêu cầu nguyên liệu từ nông nghiệp nhiều hơn, đa dạng hơn và chất lượng cao hơn. Do đó, trong nông nghiệp hình thành những bộ phận nông nghiệp chuyên canh hoá, tạo ra năng suất lao động cao và nhiều sản phẩm hàng hoá [6]. Đồng thời, người nông dân trước yêu cầu tăng lên của sản xuất sẽ tự thấy nên đầu tư vào lĩnh vực nào là có lợi nhất. Như vậy, quá trình 8 chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã được thực hiện dưới tác động của sản xuất và nhu cầu thị trường. - Giải quyết việc làm ở nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động, giúp chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Yêu cầu phát triển toàn diện kinh tế - xã hội ở nông thôn, tạo việc làm nâng cao đời sống cho dân cư ở nông thôn là vấn đề quan trọng hiện nay ở nước ta. Do diện tích đất bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao (hiện nay chiếm khoảng 30 - 35% lao động nông thôn) nên vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trở nên hết sức cấp bách, đòi hỏi sự hỗ trợ về nhiều mặt và đồng bộ của các ngành nghề và lĩnh vực. Theo kết quả điều tra, bình quân mỗi cơ sở chuyên làm nghề ở các làng nghề tạo việc làm ổn định cho 27 lao động thường xuyên và 8 - 10 lao động thời vụ, mỗi hộ chuyên làm nghề tạo việc làm cho 4 - 6 lao động thường xuyên và 2 - 5 lao động thời vụ. Đặc biệt, nghề dệt may, thêu ren mỗi cơ sở có thể thu hút khoảng 30 - 50 lao động, cá biệt có những cơ sở hàng trăm lao động; nhiều LNTT thu hút trên 60% lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất [6]. - Cung cấp một khối lượng hàng hóa cho xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế Khôi phục và phát triển LNTT ở nông thôn sẽ tạo điều kiện cho việc huy động một cách tối đa mọi nguồn lực sẵn có ở khu vực nông thôn như nguồn lực tự nhiên, nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật, tiềm năng vốn, các nguyên liệu sẵn có ở địa phương… phục vụ vào sản xuất. Do đó, sản xuất được đẩy mạnh và tạo ra ngày càng nhiều hàng hoá có chất lượng cao, đa dạng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Mặt khác, sản xuất trong các 9 LNTT thường tương đối năng động và gắn chặt chẽ với nhu cầu thị trường, vì vậy mà sản xuất của LNTT mang tính chuyên môn hoá và đa dạng hoá cao hơn so với sản xuất nông nghiệp. Điều này dẫn đến tỷ trọng sản phẩm hàng hoá ở các LNTT thường cao hơn rất nhiều so với các làng thuần nông và khối lượng sản xuất hàng hoá sản xuất ra cũng lớn hơn nhiều. Sản phẩm của LNTT có giá trị kinh tế và xuất khẩu, nên việc phát triển LNTT góp phần cùng sản xuất nông nghiệp làm tăng trưởng kinh tế ở nông thôn. Người có trí tuệ, có vốn thì làm chủ hoặc thợ cả, người không có vốn, trình độ thì làm những công việc giản đơn, phục vụ hoặc dịch vụ. Cho nên phát triển LNTT là thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo trong nông thôn. - Tận dụng nguồn lực, phát huy thế mạnh nội lực của địa phương Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng của sự phát triển. Nguồn lực của LNTT bao gồm những nghệ nhân, những người thợ thủ công và những chủ cơ sở sản xuất kinh doanh. Khả năng cạnh tranh, sức sống của không ít sản phẩm LNTT như: tơ lụa, dệt thổ cẩm, rèn, sản xuất gạch ngói, mộc dân dụng, đóng xuồng ghe chủ yếu dựa vào tài hoa, kinh nghiệm, tay nghề của người lao động. Mỗi LNTT thường có những thợ cả, nghệ nhân bậc thầy, họ giữ vai trò quan trọng trong việc giữ nghề, truyền nghề. Tuy nhiên, số lượng những người giỏi nghề ngày một ít đi. Trong khi đó kinh nghiệm nghề nghiệp được coi là bí mật, chỉ được truyền cho con cháu trong gia đình, dòng họ. Điều này cản trở không nhỏ đến chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Bên cạnh đó, các nghề thủ công cho phép khai thác triệt để hơn các nguồn lực của địa phương, cụ thể là nguồn lao động, tiền vốn. LNTT có thể làm được điều này vì nó có quy mô nhỏ và vừa dễ dàng thay đổi, chuyển hướng kinh doanh phù hợp hơn. 10 Một khi LNTT ở nông thôn phát triển mạnh, nó sẽ tạo ra một đội ngũ lao động có tay nghề cao và lớp nghệ nhân mới. Thông qua lực lượng này để tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản xuất, làm cho sản phẩm có chất lượng cao, giá thành giảm, khả năng cạnh tranh trên thị trường lớn. Như vậy, các nghề thủ công phát triển mạnh nó càng có điều kiện để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Hơn nữa, khi cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường và hiện đại, chính là tạo điều kiện cho đội ngũ lao động thích ứng với tác phong công nghiệp, nâng cao tính tổ chức, tính kỷ luật. Đồng thời, trình độ văn hoá của người lao động ngày một nâng cao, lại là cơ sở thuận lợi cho việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào lĩnh vực sản xuất và hoạt động dịch vụ trong LNTT. Bởi vậy, phát triển LNTT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tuỳ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi và việc truyền nghề cho những lao động trẻ tuổi. - Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống góp phần bảo tồn giá trị văn hoá dân tộc của địa phương Khai thác được tiềm năng cũng như phát huy được lợi thế so sánh, lợi thế nhờ quy mô ở từng vùng, từng địa phương góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung và CNH, HĐH nông thôn nói riêng. Như vậy, LNTT không chỉ là nơi sản xuất ra hàng hoá mà còn chứa đựng những tiềm ẩn giá trị văn hoá tinh thần, truyền thống văn hoá của dân tộc được lưu truyền bao đời nay. Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc phát triển LNTT còn là cơ sở để tổ chức du lịch làng nghề thu lợi nhuận cao, có khả năng thu hút đông đảo du khách tìm hiểu, chiêm ngưỡng những nét văn hoá, những sản phẩm truyền thống của dân tộc. 11 2.1.4. Sự cần thiết phải phát triển làng nghề truyền thống trong nền kinh tế thị trường Trong giai đoạn nền kinh tế kế hoạch, tập trung bao cấp do cơ chế quản lý, các hộ gia đình, các làng nghề không được tự do kinh doanh, sản xuất mà phải gia nhập các HTX tiểu thủ công nghiệp. Vì thế, LNTT không được phát triển và có phần mai một, hệ thống HTX tiểu thủ công nghiệp hoạt động kém hiệu quả và bắt đầu tan rã dần vào thời kỳ bắt đầu đổi mới nền kinh tế. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, cá nhân, hộ gia đình được tự do đầu tư và sản xuất kinh doanh những sản phẩm mà pháp luật không cấm; được bình đẳng trước pháp luật. Nhiều LNTT được khôi phục và phát triển mạnh mẽ, trở thành một xu hướng phát triển tất yếu là do: - Thứ nhất, môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, cơ chế quản lý của Nhà nước thay đổi đã cho phép mọi cá nhân, hộ gia đình tự do đầu tư sản xuất kinh doanh, các thành phần kinh tế được bình đẳng trước pháp luật; Do đó, các DNTN, Công ty TNHH, CTCP được ra đời và phát triển. Hệ thống pháp luật được xây dựng và hoàn thiện đã cởi trói cho cá nhân và doanh nghiệp, mở đường cho sản xuất phát triển dẫn đến LNTT ở nông thôn cũng được phát triển. Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng như đường giao thông, cầu cống, điện nước, bưu chính viễn thông, trường học, trạm y tế… tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu trao đổi hàng hoá, mở rộng các loại thị trường hàng hoá, lao động, tài chính… [10]. - Thứ hai, phát triển LNTT gắn với lợi ích, đời sống thiết thực của nông dân. Xuất phát từ lợi ích cá nhân, hộ gia đình vì mục tiêu lợi nhuận mà bản thân LNTT tự nó phát triển. Mặt khác, trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều đến sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó có LNTT nhằm mục tiêu nhanh chóng nâng cao đời sống của nông dân, giảm nhanh khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan