Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh khánh hòa...

Tài liệu Giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh khánh hòa

.PDF
70
480
149

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TRẦN HỒNG MINH Chuyên ngành: Khai thác thủy sản Mã số: 60.62.80 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN ĐỘNG NHA TRANG - 2010 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: - Các số liệu thu thập đảm bảo độ chính xác và trung thực với thực tế. - Các nguồn số liệu khác được sử dụng hoặc trích dẫn đều là các tài liệu, số liệu đã được công bố hoặc có sự cho phép của tác giả. - Luận văn này hoàn toàn do tôi tự viết và trình bày, không sao chép từ bất cứ tài liệu nào. - Trong suốt quá trình thực hiện luận văn không xảy ra tranh chấp gì với các cá nhân, tổ chức khác. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về những lời cam đoan trên. Người cam đoan Trần Hồng Minh 2 LỜI CẢM ƠN Phát triển bền vững khai thác hải sản là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong định hướng những năm tới của tỉnh Khánh Hòa. Đây là lĩnh vực nghiên cứu mới đối với các ngành kinh tế nói chung và ngành Thủy sản Việt Nam nói riêng, trong đó có khai thác hải sản. Một số nghiên cứu và định hướng thể hiện trong Đề tài Luận văn Cao học “Giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh Khánh Hòa”, lần đầu được tiến hành trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa chắc chắn có nhiều khó khăn, hạn chế. Với dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các Thầy giáo và đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành luận văn này. Luận văn được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh về nguồn số liệu lưu trữ. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Động các chủ tàu, thuyền trưởng, cộng đồng ngư dân các địa phương tỉnh Khánh Hòa đã hợp tác, giúp đỡ những thông tin cần phục vụ đề tài. Nha Trang, tháng 5 năm 2010 Học viên Trần Hồng Minh 3 MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan 1 Lời cảm ơn 2 Mục lục 3 Danh mục các chữ viết tắt 6 MỞ ĐẦU 7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Đề tài 9 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10 1.1. Tổng quan nghề KTHS tỉnh Khánh Hòa. 10 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 10 1.1.2. Nguồn lợi hải sản 12 1.2. Tình hình nghiên cứu về PTBV nghề KTHS trên thế giới. 13 1.2.1. Giảm số lượng tàu thuyền khai thác và chuyển đổi nghề nghiệp 14 1.2.2. Áp dụng các mô hình toán trong quản lý khai thác thủy sản 16 1.2.3. Áp dụng hệ thống quản lý nghề cá có trách nhiệm 16 1.2.4. Áp dụng hệ thống quản lý khai thác theo hạn ngạch 17 1.2.5. Hệ thống quản lý thủy sản ở các nước trong khu vực Đông Nam Á 19 1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến PTBV nghề KTHS. 20 1.4. Lý thuyết về phát triển bền vững nghề KTHS 23 1.4.1. Quan niệm về phát triển bền vững nói chung 26 1.4.2. Khái niệm về phát triển bền vững nghề KTHS 24 1.4.3. Lý thuyết xây dựng các giải pháp PTBV nghề KTHS Khánh Hòa 25 Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.1. Nội dung nghiên cứu. 27 2.2. Tài liệu và phương pháp nghiên cứu. 27 2.2.1. Tài liệu 27 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 28 4 Chương 3: THỰC TRẠNG NGHỀ KTHS TỈNH KHÁNH HÒA 32 3.1. Ngư trường và nguồn lợi hải sản của tỉnh Khánh Hòa 32 3.2. Hiện trạng phát triển nghề KTHS tỉnh Khánh Hòa 32 3.2.1. Khái quát chung 32 3.2.2. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá 38 3.2.3. Các đặc điểm kinh tế - xã hội của cộng đồng ngư dân KTHS 40 3.2.4. Một số kết quả điều tra xã hội học cộng đồng nghề cá Khánh Hòa 41 3.2.5. Hiệu quả kinh tế của các nhóm nghề khai thác chính Khánh Hòa 43 3.2.6. Các chính sách phát triển nghề KTHS Khánh Hòa trong thời gian qua 44 3.2.7. Các cơ hội và thách thức đối với nghề KTHS tỉnh Khánh Hòa 45 3.2.7.1. Các cơ hội 45 3.2.7.2. Các thách thức 45 Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN TỈNH KHÁNH HÒA 4.1. Giải pháp về điều chỉnh năng lực KTHS 47 47 4.1.1. Căn cứ đề xuất 47 4.1.2. Nội dung giải pháp 49 4.1.3. Dự kiến tính khả thi của giải pháp 51 4.2. Giải pháp về phân vùng khai thác và quản lý nguồn lợi 51 4.1.1. Căn cứ đề xuất 51 4.1.2. Nội dung giải pháp 52 4.1.3. Dự kiến tính khả thi của giải pháp 53 4.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất 53 4.1.1. Căn cứ đề xuất 53 4.1.2. Nội dung giải pháp 53 4.1.3. Dự kiến tính khả thi của giải pháp 55 4.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho KTHS 56 4.1.1. Căn cứ đề xuất 56 4.1.2. Nội dung giải pháp 57 4.1.3. Dự kiến tính khả thi của giải pháp 57 5 4.5. Giải pháp về thể chế chính sách 58 4.1.1. Căn cứ đề xuất 58 4.1.2. Nội dung giải pháp 58 4.1.3. Dự kiến tính khả thi của giải pháp 59 4.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm KTHS 60 4.1.1. Căn cứ đề xuất 60 4.1.2. Nội dung giải pháp 60 4.1.3. Dự kiến tính khả thi của giải pháp 60 Chương V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 61 5.1. Kết luận 61 5.2. Khuyến nghị 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC 64 6 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT PTBV Phát triển bền vững KTHS Khai thác hải sản TAC Tổng sản lượng khai thác MSY Sản lượng khai thác bền vững tối đa CPUE Sản lượng trên một đơn vị cường lực SEAFDEC Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc IUCN Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới UNFPA Quỹ Dân số Liên hợp quốc CCRF Mã số cho nghề cá có trách nhiệm UBND Ủy ban nhân dân 7 MỞ ĐẦU Khánh Hòa là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông. Có bờ biển dài trên 385 km, có trên 200 hòn đảo lớn nhỏ, bờ biển khúc khuỷu tạo ra nhiều vũng, vịnh sâu, ngoài việc thuận lợi cho xây dựng cảng biển nước sâu, còn là nơi lý tưởng cho việc sinh sản, sinh trưởng của nhiều loài thủy sinh, là điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản, trong đó có quần đảo Trường Sa với vị trí quan trọng về quốc phòng và kinh tế của cả nước. Khu vực biển Khánh Hòa có 600 loài cá, trong đó có khoảng 50 loài cá có giá trị kinh tế cao. Cá nổi chiếm tỷ trong cao gồm các loài cá lớn như: Nhám, Thu, Ngừ, Bạc má….Cá nhỏ như: cá Cơm, Trích, Nục, Chuồn, Chỉ vàng….; Cá đáy chiếm tỷ trọng không lớn nhưng có giá trị kinh tế cao như: Cá Mú, Đổng, Mối, Đỏ Da….Trữ lượng cá biển của vùng ven biển Khánh Hòa có nghiên cứu cho rằng khoảng 115.800 tấn/năm và lượng cá khai thác trung bình khoảng 38.000 tấn/năm [1]. Ngành Thủy sản tỉnh Khánh Hòa là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh với giá trị sản xuất (Năm 2008) đạt 1.354 tỷ đồng, trong đó khai thác thủy sản trên 663 tỷ đồng [2]. Theo thống kê mới nhất đến tháng 4 năm 2010 tòan tỉnh có 10.542 chiếc với tổng công suất 353.747 cv. Tuy nhiên nghề cá tỉnh Khánh Hòa vẫn đang đứng trước những thách thức lớn do số lượng tàu thuyền có công suất nhỏ 20cv vẫn chiếm tỷ lệ lớn với 5.535 chiếc, chiếm 52,5% [3]. Trong giai đoạn từ 2005 đến nay chất lượng đội tàu gắn máy lớn của tỉnh chưa được cải thiện, thậm chí công suất trung bình cv/tàu giảm từ 40 cv/chiếc (năm 2005) xuống còn 33,6 cv/chiếc (năm 2010). Tổng số lao động trên 67.400 người, trong đó lao động nghề khai thác hải sản là: 31.000 người. Tổng sản lượng khai thác hải sản của tỉnh năm 2009 là 72.301 tấn và dự kiến năm 2010 là 74.000 tấn [4]. Tuy nhiên trên thực tế nghề khai thác hải sản tỉnh Khánh Hòa vẫn chủ yếu ở vùng nước gần bờ và nghề khai thác hải sản xa bờ cũng mới chỉ phát triển trong một vài năm trở lại đây. Việc phát triển nhanh chóng về số tàu thuyền đánh cá một cách tự phát đã làm các hoạt động khai thác vùng ven bờ trở nên quá tải và có xu hướng cạn kiệt nguồn lợi thủy sản vùng bờ. Nếu hiểu theo định nghĩa của FAO, phát triển bền vững “Là sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu/yêu cầu hiện tại, nhưng không gây trở ngại/làm tổn hại 8 cho/đến việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Để phát triển một cách bền vững nghề khai thác hải sản (KTHS) của tỉnh Khánh Hòa là nhiệm vụ không dễ dàng, bởi phải điều chỉnh một cách tối ưu mối quan hệ giữa Kinh tế - xã hội và môi trường. Trong khi đó nghề KTHS là một nghề sử dụng tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo và luôn giới hạn về mặt số lượng. Mục tiêu phát triển bền vững nghề khai thác hải sản có thể hiểu theo nghĩa: Tối đa về mặt sản lượng về khối lượng hoặc về thu nhập và duy trì một mức nhất định trữ lượng đàn cá nhằm tạo ra một mức dự trữ nhất định hay không làm suy giảm nguồn lợi.”. Với mục tiêu sinh học này có thể thay đổi để bao hàm các mục tiêu liên ngành có liên quan đến các mục đích kinh tế - xã hội - môi trường. Mục tiêu của việc quản lý bền vững nghề khai thác hải sản dựa trên khái niệm tổng lượng cá đánh bắt cho phép (TAC) được đặt trên cơ sở tham khảo về khía cạnh sinh học, ví dụ như MSY, khía cạnh kinh tế như MEY... từ đó các nhà quản lý có thể ra các quyết định như: xác định hạn mức khai thác, quy định số lượng tàu thuyền cần thiết, lựa chọn loại nghề trên cơ sở chọn lọc và hiệu quả kinh tế, đảm bảo sinh kế cho ngư dân những vẫn duy trì trữ lượng đàn cá qua các năm nhằm thực hiện các mục tiêu của những năm tiếp theo. Trong khuôn khổ của một Luận văn tốt nghiệp Cao học, đề tài “Giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh Khánh Hòa”, được giải quyết trên cơ sở khoa học việc xác định sản lượng khai thác tối ưu và cường lực tối ưu cùng với việc xác định một số chỉ số về hiệu quả kinh tế, các vấn đề xã hội trong cộng đồng ngư dân nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong giai đoạn tới. Từ đó góp phần vào việc điều chỉnh cơ cấu các nghề khai thác thủy sản tự nhiên phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi thủy sản; Kiểm soát chặt chẽ các phương thức khai thác mang tính huỷ diệt, đồng thời không phát triển và giảm dần các nghề khai thác thiếu lựa chọn, khai thác cả thuỷ sản còn non, phục hồi và phát triển các ngành nghề thay thế nghề khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên vùng biển ven bờ, tạo điều kiện ổn định đời sống cho ngư dân, giảm sức ép khai thác đối với nguồn lợi thủy sản. Kết quả nghiên cứu của Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho tỉnh Khánh Hòa trong việc thực hiện các Chương trình phát triển Kinh tế biển của tỉnh 9 * Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: Nghề khai thác hải sản (KTHS) tỉnh Khánh Hòa trong những năm vừa qua đã có những phát triển vượt bậc cả về số lượng tàu thuyền cũng như sản lượng khai thác, tuy nhiên năng suất khai thác cũng giảm mạnh. Nếu như năm 2002, sản lượng trung bình trên một đơn vị cường lực đạt 0,42 tấn/cv/năm thì đến năm 2008 giảm xuống chỉ còn 0,30 tấn/cv/năm, giảm 0,12 tấn/cv/năm, tức là 28,6 % so với năm 2002. Việc quản lý nhằm ngăn chặn xu thế giảm sút của nguồn lợi hải sản và chất lượng hệ sinh thái biển như: kích thước ngư cụ, phương pháp khai thác, thông qua đăng ký, đăng kiểm… đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này còn nhiều hạn chế và đòi hỏi chi phí cho việc kiểm tra, giám sát tương đối lớn. Gần đây một số quốc gia trên thế giới và trong khu vực đã sử dụng mô hình kinh tế - sinh học (mô hình Sachaefer) để xác định và phân bố hạn ngạch khai thác đối với từng đội tàu, từng vùng biển và từng đối tượng đánh bắt nhằm sử dụng một cách bền vững nguồn lợi sẵn có. Mặc dầu còn hạn chế trong việc áp dụng mô hình Sachaefer trong nghề cá Việt Nam, song thử nghiệm ban đầu này có thể có cách nhìn mới về định hướng phát triển bền vững nghề cá nước ta, có thể giúp các nhà quản lý có các giải pháp phù hợp trong công tác hoạch định chính sách và quản lý nghề khai thác phát triển bền vững. Đặc biệt, cơ sở dữ liệu để tỉnh bổ sung vào Chương trình phát triển kinh tế biển đến năm 2020; bổ sung vào Quy hoạch phát triển ngành thủy sản Khánh Hòa đến năm 2020, góp phần thực hiện thắng lợi các Chương trình Quốc gia về biển. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghề khai thác hải sản tỉnh Khánh Hòa, bao gồm các hồ sơ lưu trữ về nghề cá, các đối tượng ngư dân trong cộng đồng nghề cá của Tỉnh trong việc thu thập thông tin qua các phiếu điều tra và những thông tin thứ cấp về nghề cá ở quy mô quốc gia 10 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghề khai thác hải sản tỉnh Khánh Hòa. 1.1.1. Điều kiện tự nhiên. - Vị trí địa lý: Khánh Hòa là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực bắc: 12052'15'' vĩ độ Bắc. Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, điểm cực Nam: 11042' 50'' vĩ độ Bắc. Phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, điểm cực Tây: 108040’33'' kinh độ Đông. Phía Đông giáp Biển Đông, điểm cực Đông: 109027’55'' kinh độ Đông; tại mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện-Vạn Ninh, cũng chính là điểm cực Đông trên đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa. Bên trên phần đất liền và vùng lãnh hải là không phận của tỉnh Khánh Hòa. Khu vực bờ biển có nhiều đảo lớn nhỏ tạo thành những eo vịnh và là nơi cư trú của tàu thuyền khi thời tiết xấu. Có nhiều nhánh của dãy núi Trường Sơn đâm ra biển tạo thành nhiều đầm vũng là nơi cư trú, sinh sản của các loài hải sản. Thềm lục địa hẹp, đáy biển dốc, độ sâu vùng ven bờ khoảng 15-30 m, ra xa bờ độ sâu tăng nhanh, có nơi độ sâu đạt 1.000 mm chỉ cách bờ trên 60 hải lý. Do tác động của dãy Trường Sơn nằm gần biển nên chất đáy của biển cũng mang những nét riêng biệt. Đó là đáy biển gồ gề, chất đáy thường cát bùn, vỏ sò. - Đặc điểm địa hình: Tỉnh Khánh Hòa có ba mặt là núi, phía Đông giáp biển. Chiều dài của tỉnh theo hướng Bắc Nam khoảng 160km, còn theo hướng Đông Tây, nơi rộng nhất khoảng 60km, nơi hẹp nhất từ 1 đến 2km ở phía Bắc, còn ở phía Nam từ 10 đến 15km. Diện tích của tỉnh Khánh Hòa là 5.197km2 (kể cả các đảo, quần đảo), đứng vào loại trung bình so với cả nước. Vùng biển rộng gấp nhiều lần đất liền. Bờ biển dài 385km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và quần đảo Trường Sa. Tỉnh Khánh Hòa có nhiều cảng biển, đặc biệt là cảng thiên nhiên Cam Ranh và cảng biển nước sâu Vân Phong vào loại tốt nhất thế giới, đang được khai thác sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn. 11 - Khí hậu: Cùng với khí hậu chung của cả nước, Khánh Hòa mang khí hậu có tính chất nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao quanh năm và ít có sự biến động lớn. Về mùa Hạ: Tháng nóng nhất là tháng 6, nhiệt độ từ 25-300C. Về mùa Đông: Tháng lạnh nhất 12, nhiệt độ từ 17-230C. Nhiệt độ trung bình của cả năm ở vùng biển ven bờ: 250C. Sự chênh lệch nhiệt độ không lớn lắm giữa hai mùa nên rất thích nghi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài hải sản. - Gió: Mang tính chất nhiệt đới gió mùa và một năm có hai mùa gió theo hai hướng khác nhau: Gió mùa mùa Hạ: Thổi theo hướng Tây Nam, từ tháng 5 đến tháng 10, tính chất của gió: Khô, hanh. Gió mùa mùa Đông: Thổi theo hướng Đông Bắc, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tính chất của gió: gây mưa to, gió lớn. Từ tháng 9-10 là khoảng thời gian chuyển tiếp của hai loại gió mùa. Nhìn chung cường độ gió biển không lớn lắm và khác với các tỉnh phía Bắc. Đặc biệt bão ít khi vào vùng biển Khánh Hòa. - Mưa: Chế độ mưa chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa chính chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12. Mùa mưa phụ là các tháng còn lại, chiếm 20%. Mùa mưa cũng là thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc. - Thuỷ triều: Thuỷ triều mang tính nhật triều không đều. Hàng tháng số ngày nhật triều là: 1822 ngày. Thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 nước xuống về đêm; tháng 4 đến tháng 10 nước xuống vào các buổi chiều; từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, nước xuống vào các buổi sáng. Biên độ triều cao nhất là 2,2 m, thấp nhất là 0,5 m, trung bình trong năm là 1,5 m. - Hải lưu: Có chế độ dòng chảy chịu sự tác động rất lớn của chế độ gió mùa. Mỗi khi gió mùa về thường gây nên sự đổi dòng và gây ra những dòng nước trồi. 12 Mùa Đông do tác động của gió mùa Đông Bắc làm xuất hiện hai hoàn lưu nóng lạnh xáo trộn hình thành khu vực nước nổi ngoài khơi (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau). Hai dòng nước này giữ cho nhiệt độ nước biển được ổn định. Mùa hè do tác động của gió Tây Nam, một hoàn lưu chính có nhiệt độ từ 28300C đi từ phía Nam lên sau khi chạm vào bờ chia làm hai nhánh. Một nhánh đi về phía Đông tạo thành hoàn lưu khép kín theo chiều kim đồng hồ tại khơi Đông Nam Bộ (Tháng 5 đến tháng 9). Một nhánh ven bờ biển Trung bộ đi lên phía Bắc đồng thời có dòng nước ngầm có nhiệt độ từ 20-210C ở độ sâu 50-100m từ phía Bắc Biển Đông chảy đến và đập vào vách đảo ở thềm lục địa Trung Trung bộ gặp hoàn lưu nóng từ phía Nam lên (Thời gian tháng 5-9) tạo thành vùng nước ấm xáo trộn rộng lớn. - Độ mặn: Vùng biển Khánh Hòa có nồng độ muối tương đối ổn định và có độ mặn khá cao, trung bình khoảng 0,33 - 0,35%o. Độ mặn chênh lệch giữa hai mùa mưa nắng là 0,02%o. 1.1.2. Nguồn lợi hải sản. Vùng biển Đông Nam bộ với trữ lượng ước tính 1.075.650 tấn và khả năng khai thác 460.725 tấn, trong đó trữ lượng cá đáy chiếm khoảng 304.850 tấn với khả năng khai thác 152.425 tấn; cá nổi 770.800 tấn và khả năng khai thác 308.300 tấn. [5]. Riêng vùng biển Khánh Hòa theo ước tính của các nhà chuyên môn có khả năng khai thác 38.000 tấn/năm [1] Theo số liệu của Viện Nghiên cứu hải sản Hải Phòng [5], ở vùng biển Đông Nam bộ có: * Nguồn lợi cá đáy: - Thành phần loài: xác định được 639 loài thuộc 148 họ hải sản, cá kinh tế giảm, cá tạp có chiều hướng gia tăng - Năng suất khai thác (kg/h): Nhìn chung năng suất khai thác khá thấp, biến động rõ rệt theo mùa vụ, năng suất khai thác tăng mạnh theo dải độ sâu từ bờ ra khơi. Khả năng khai thác dao động trong khoảng: 230.000 - 400.000 tấn * Nguồn lợi cá nổi nhỏ: - Thành phần loài: 10 họ, 35 giống và 50 loài cá nổi nhỏ, tỷ lệ cá cá nổi nhỏ chiếm khoảng từ 5,4 - 29,6 % tổng sản lượng. Các loài cá chiếm ưu thế: cá Bò da 13 (Aluterus monoceros), cá Ngân (Atule mate), cá Nục đỏ đuôi (Decapterus kurroides), cá Nục sồ (Decapterus maruadsi), cá Nục thuôn (Decapterus macrosoma), cá Bạc má (Rastrelliger kanagurta), cá Chỉ vàng Selaroides leptolepis), cá Tráo mắt to (Selar crumenophthalmus) - Khả năng khai thác tương ứng là 308.000 tấn. 1.2. Tình hình nghiên cứu và quản lý theo hướng PTBV nghề KTHS trên thế giới. Sản lượng khai thác hải sản trên toàn thế giới giảm 2% trong giai đoạn 2000 2002. Một số quốc gia có sản lượng khai thác giảm nhưng bù lại là sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng. Sản lượng khai thác trên thế giới năm 2002 đạt 93,2 triệu tấn. Tuy nhiên nếu tính trên đầu người thì lượng thực phẩm khai thác giảm nhẹ từ 10,8kg (1997) xuống còn 9,8kg (2002) [5]. Theo thống kê của FAO, trong giai đoạn 1970 - 2000 trữ lượng cá giảm từ 10 – 25%. Việc khai thác quá mức vẫn còn diễn ra ở nhiều nước, do đó các chương trình khôi phục trữ lượng và ngăn chặn việc khai thác quá mức cần phải thực hiện nhanh chóng ở mỗi quốc gia [6]. FAO thống kê từ 12 trong 16 vùng nghiên cứu cho thấy ít nhất 70% trữ lượng cá đã bị khai thác hoàn toàn hay khai thác quá mức. Điều này cho thấy chúng ta đã khai thác vượt ngưỡng tối đa và cần có những biện pháp quản lý để hạn chế việc khai thác nhằm phục hồi nguồn lợi. Để hướng đến phát triển bền vững có sự tham gia của cộng đồng, thông qua FAO và Hội nghị thượng đỉnh phát triển bền vững Thế giới tổ chức tại Nam Phi năm 2002, các quốc gia đang xúc tiến mở rộng chính sách và quản lý tập trung vào việc bảo vệ nguồn lợi và hệ sinh thái. Các vấn đề quản lý quan trọng nhất cần đề cập đến là ảnh hưởng của nghề cá đến sinh cảnh, quần thể và mối tương tác sinh thái học cũng như các hoạt động trong đất liền và sự thay đổi khí hậu. Đa số các loại ngư cụ khai thác không có tính chọn lọc đã làm gia tăng việc loại bỏ các loài khai thác chưa đạt kích cỡ thương phẩm trên biển. Do việc loại bỏ cá này đã làm gia tăng áp lực khai thác lên nguồn lợi có thể dẫn đến việc khai thác quá mức, ảnh hưởng tới một số loài đang có nguy cơ bị đe dọa [5]. 14 Theo báo cáo của Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA), hơn 2/3 nguồn lợi hải sản trên thế giới bị khai thác quá mức. Đến năm 2025, dân số thế giới đạt 9,3 tỷ người thì nhu cầu thực phẩm thủy sản ngày càng gia tăng. Điều này có thể làm cho hoạt động nghề cá chuyển sang quy mô lớn hơn và việc sử dụng các ngư cụ hủy diệt cũng gia tăng nhằm khai thác cá triệt để. Theo chương trình bảo vệ môi trường của Liên hợp quốc, các phương pháp khai thác hủy diệt là mối đe dọa lớn nhất vì nó không những làm cho nguồn lợi suy giảm một cách nhanh chóng nhất mà còn tàn phá hệ sinh thái cần thiết cho sinh trưởng, tồn tại và sinh sản của các loài sinh vật. Các phương pháp khai thác hủy diệt nguy hiểm nhất phải kể đến là thuốc nổ, chất độc, xung điện mạnh và một số nghề như lưới kéo đáy, tác hại của nghề lưới kéo đáy là làm hư hại nền đáy và đe dọa đến đa dạng sinh học. Khai thác bằng chất độc Cyanua rất phổ biến ở các nước Đông Nam Châu Á. Các phương pháp khai thác này tập trung vào các loài cá rạn san hô có giá trị kinh tế cao như: cá Mó (Cheilinus undulatus) và cá Mú chuột (Cromoleptis altevi, Epinephelus lanceolatus) để bán cho Hồng Kông. Năm 1997 Hồng Kông đã nhập khẩu khoảng 32.000 tấn cá rạn tươi sống. Trong đó 2 loài cá này đang nằm trong danh mục những loài quý hiếm đang có nguy cơ đe dọa nằm trong sách đỏ của IUCN. Mặc dù việc nghiêm cấm khai thác hai loài cá này ở một số quốc gia như Philippines, Indonesia và Maldives, nhưng các loài cá này vẫn được tìm thấy trên thị trường Hồng Kông. Khai thác thủy sản cũng là sinh kế chính cho các nước Châu Á. FAO (2002) ước tính có khoảng 27 triệu người hoạt động trong khai thác thủy sản trên thế giới, trong đó Châu Á có 22 triệu người. Trước nguy cơ nguồn lợi suy giảm, hệ sinh thái bị tàn phá. Một số phương pháp khai thác và bảo vệ nguồn lợi hợp lý đang được áp dụng trên thế giới như sau: 1.2.1. Giảm số lượng tàu thuyền khai thác và chuyển đổi nghề nghiệp Năm 2004, tổng số tàu thuyền trên thế giới khoảng 4,1 triệu chiếc. Số lượng thuyền khai thác tập trung nhiều nhất ở Châu Á (85%). Tiếp theo là Châu Âu (8,9%), Bắc và Trung Mỹ (4,5%) [6] Trước sự gia tăng số lượng và công suất tàu thuyền, một số nước đã thực hiện nghiêm túc việc cắt giảm số lượng tàu thuyền dư thừa. Việc giảm số lượng tàu thuyền công suất lớn là rất cần thiết, tuy nhiên việc khai thác xa bờ luôn luôn đòi hỏi phải dùng 15 tàu công suất lớn mới đảm bảo an toàn trong điều kiện thời tiết xấu. Ngoài ra các tàu công suất lớn thì khai thác cá nổi ngoài biển khơi hiệu quả hơn. Do đó theo dự báo thì số lượng tàu cỡ lớn sẽ gia tăng trong thời gian tới [6]. Tuy nhiên, ở một số nước đang thực hiện chương trình cắt giảm số lượng tàu cỡ lớn. Trung Quốc đang nỗ lực giảm kích thước thuyền, số lượng người tham gia khai thác nhằm hạn chế việc khai thác quá mức. Năm 2000, số lượng lao động khai thác giảm 2% và có khoảng 4% được chuyển qua làm các nghề khác. Trung Quốc cố gắng loại bỏ một số thuyền cũ, kém hiệu quả và tăng cường tập huấn cho họ về nuôi trồng thủy sản. Kết quả là số người nuôi trồng thủy sản tăng 6% năm 2002 so với năm 2000 và nguồn lợi dần được khôi phục. Xu hướng chuyển đổi lực lượng lao động khai thác sang NTTS cũng được tiến hành ở nhiều quốc gia khác nhau. Các nước công nghiệp, đặc biệt là Nhật Bản và một số nước Châu Âu, lực lượng lao động KTHS giảm qua các năm vừa qua. Đây là kết quả của các chương trình cắt giảm cường lực khai thác và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến [5]. Năm 2003, một số quốc gia đã giảm một lượng lớn tàu 100 tấn. Nhật Bản là nước đầu tiên với số lượng giảm là 140 chiếc. Hơn 90% tàu Nhật Bản có công suất dưới 5 tấn. Số lượng loại này giảm từ giữa năm 1997 – 2000. Đặc biệt số tàu trên 50 tấn giảm 20%. Khối liên minh châu Âu cắt giảm 2% tàu khai thác hàng năm. Số lượng tàu thuyền của liên minh châu Âu giảm từ 96.000 chiếc (năm 2000) xuống còn 88.701 chiếc (năm 2003). Trong đó 13% là lưới kéo, 6% lưới rùng, 3% lưới rê, 16% câu còn lại là các nghề khai thác khác. Theo thống kê của FAO thì tàu khai thác cá ngừ vượt quá công suất cho phép. Do đó việc đóng tàu công suất lớn cần phải tạm ngưng, đồng thời di chuyển một số tàu khai thác xa bờ vào vùng ven bờ [5]. Iceland giảm 8% lượng tàu khai thác năm 2002 và 10% trong 5 năm trước đó . Ở Nauy có 9.569 chiếc tàu khai thác đăng ký đến thời điểm tháng 12/2002. So với năm 2000 thì số lượng tàu đã giảm 48% [5]. Như vậy việc cắt giảm số lượng tàu thuyền đã góp phần đáng kể đến việc khôi phục nguồn lợi ở một số quốc gia. 16 1.2.2. Áp dụng các mô hình toán trong quản lý khai thác thủy sản. Cùng với sự gia tăng số lượng tàu thuyền một cách nhanh chóng, một số mô hình toán về quản lý nguồn lợi đã được sử dụng nhằm quản lý nguồn lợi thủy sản. Các mô hình này là sự kết hợp giữa sinh học và kinh tế (Hannesson, 1978). Sự phát triển mô hình động học quần thể của Beverton và Holt (1957) đã góp phần quan trọng trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Trong các mô hình này có sự kết hợp kinh tế – xã hội và nguồn lợi tự nhiên đã đưa đến khái niệm mới trong nghiên cứu nguồn lợi: mô hình kinh tế sinh học. Mô hình động học quần thể của Beverton và Holt, Gordon Schaefer và Fox là những mô hình đang được sử dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế thủy sản, đặc biệt là đối với các nước nhiệt đới, nơi có nghề cá đa loài khó dự báo trữ lượng chính xác (Gordon, 1954). Các mô hình cho phép tính toán hiệu quả kinh tế và sinh học trong thủy sản, khả năng dự báo, lập kế hoạch và điều chỉnh số lượng tàu thuyền cũng như cường lực một cách tốt hơn. 1.2.3. Áp dụng hệ thống quản lý nghề cá có trách nhiệm. Mặc dù việc khai thác quá mức ở Châu Âu được xem xét trong hơn 20 năm qua, nhưng Liên minh Châu Âu chưa thực hiện thành công quản lý thủy sản bền vững. Nhà nước hỗ trợ hàng triệu Euro vào ngành công nghiệp khai thác làm cho số lượng tàu công suất lớn gia tăng rất nhanh. Việc xây dựng hệ thống quản lý mới là giảm số lượng tàu thuyền và nâng cao trách nhiệm giữa những người quản lý và người dân trong việc khôi phục nguồn lợi và hệ thống này cần phải khẩn trương thực hiện nhanh chóng [7]. Hệ thống quản lý mới là chuyển quyền khai thác có trách nhiệm cho người dân, trong đó mọi người dân xem nguồn lợi thủy sản là tài sản chung của mọi người và cần phải được bảo vệ. Với hệ thống quản lý này cho thấy có những thành công lớn trong việc bảo vệ và phục hồi nguồn lợi. Các thành viên EU đã thực hiện hiệu quả việc khôi phục trữ lượng, giảm áp lực khai thác và đem lại lợi ích kinh tế cao cho ngành công nghiệp khai thác của mình Từ 1990, số lượng tàu thuyền thuộc khối EU gia tăng một cách nhanh chóng. Dựa trên số liệu thống kê, EU dự báo số tàu thuyền khai thác ở EU cao hơn 40% so với đăng ký thực tế. Kết quả là khai thác quá mức và nguồn lợi bị suy giảm. Đầu những năm 1990, EU đã thỏa thuận hiệp định cơ bản về khai thác hạn ngạch, giới hạn cường 17 lực khai thác và xây dựng các khu bảo tồn biển. Theo Hiệp định này, nghề khai thác phải được quản lý sao cho trữ lượng nguồn lợi hiện có phải cân bằng với tốc độ tử vong của từng loài. Thế nhưng theo Hội đồng bảo vệ môi trường biển Đông Bắc Đại Tây Dương thì 2/3 trữ lượng cá ở vùng này vẫn không được quản lý một cách bền vững [7]. 1.2.4. Áp dụng hệ thống quản lý khai thác theo hạn ngạch. Đầu những năm 1980, do nguồn lợi thủy sản ngày càng ít trong khi đó số lượng thuyền khai thác quá nhiều. Ngành công nghiệp khai thác Newzealand và Chính phủ nước này nhận thấy rằng cần phải có một hệ thống quản lý mới trong khai thác hải sản. Vào tháng 10/1986, sau 2 năm lập kế hoạch và thẩm định, hệ thống quản lý theo hạn ngạch được áp dụng. Nguyên tắc của khai thác hạn ngạch là các cá nhân hay công ty đăng ký sẽ được quyền khai thác với một số lượng nhất định của một loài nào đó. Hạn ngạch đã trở thành một dạng tài sản có thể cho thuê, mua, bán hoặc chuyển nhượng. Hàng năm các nhà khoa học và ngành khai thác sẽ cùng nhau đánh giá trữ lượng của từng loài. Sau đó quy định hạn ngạch cho phép khai thác cho ngư dân và các công ty. Khi đã đủ hạn ngạch các các nhân hay công ty phải dừng và mua hạn ngạch của người khác. Theo lý thuyết không ai cho phép khai thác vượt hạn ngạch của mình và tổng lượng khai thác không vượt quá tổng hạn ngạch cho phép. Tuy nhiên trong thực tế, sản lượng khai thác thường lớn hơn hạn ngạch cho phép. Những trường hợp này phải nộp phạt hoặc phải trả tiền thuế rất cao cho phần sản lượng vượt quá hạn ngạch cho phép. Theo sau hệ thống quản lý bằng hạn ngạch, trong những thập niên vừa qua, có nhiều Quốc gia áp dụng hệ thống quản lý định mức khai thác cá nhân. Thông qua quy định này người dân có thể chuyển nhượng, bán hoặc cho thuê như tài sản cá nhân của mình. Nhiều Quốc gia đã áp dụng thành công hệ thống quản lý này như: Canada, Australia, Chilê, Mỹ…và kết quả có nhiều dẫn chứng cho thấy trữ lượng đã được hồi phục [7]. Các nghiên cứu về hệ thống quản lý theo hạn ngạch của Newzealand cho thấy giá trị quyền chuyển nhượng quyền khai thác đã được nâng cao. Trữ lượng đã được hồi phục ở nhiều vùng khác nhau, trữ lượng quần thể đã ổn định và một số loài có biểu hiện gia tăng. 18 Trữ lượng ổn định cũng được thấy ở Hà Lan khi áp dụng hệ thống quản lý theo hạn ngạch. Nhờ áp dụng hệ thống này, giá trị sản lượng khai thác trên một đơn vị thuyền ở biển Bắc năm 1998 tăng 33 lần so với 15 năm trước. Ở Iceland, tổng giá trị hạn ngạch khai thác năm 2000 tăng gấp 20 lần so với năm 1984 [9]. Sản lượng khai thác hàng năm của Iceland tăng hơn 4% so với trước đây (chỉ 2,8%) (1974-1995). Lợi nhuận công nghiệp khai thác của Iceland tăng 10 lần từ 1984 – 1996 [7]. Trải qua 30 năm sau nghề khai thác tự do, nghề khai thác của Nauy đã được quản lý bằng việc đăng ký định mức khai thác nhằm ngăn chặn việc khai thác quá mức và suy giảm nguồn lợi. Sự di chuyển của một số loài cá đến vùng địa phận quốc tế làm cho áp lực khai thác của nhiều quốc gia ở vùng này gia tăng. Do đó việc thực hiện hiệp định khai thác quốc tế bảo vệ nguồn lợi hải sản là rất cần thiết. Nauy có truyền thống lâu đời về hợp tác quốc tế khai thác hải sản. Nauy đã ký hiệp định thủy sản với nhiều quốc gia. Năm 1995, Hiệp định Liên hợp quốc về bảo vệ nguồn lợi và trữ lượng cá di cư là bước đi đúng hướng và họ đã chú trọng đến việc thực hiện hiệp định này. Mục tiêu của Nauy là bảo vệ và hồi phục nguồn lợi cá để khai thác bền vững hàng năm theo định mức dựa vào nghề cá có trách nhiệm. Để thực hiện thành công, Chính phủ Nauy đã đầu tư rất nhiều nghiên cứu về đánh gái trữ lượng cá. Nauy đang cố gắng trở thành quốc gia hàng đầu về công nghệ khai thác thủy sản. Chính vì thế, nghề cá Nauy đứng thứ 2 sau ngành dầu khí của nước này [7]. Năm 1981, ở châu Á, chính sách đăng ký thuyền khai thác bắt đầu ở Malaysia. Theo chính sách này thì kích thước thuyền, loại ngư cụ và vùng khai thác phải được đăng ký. Việc hạn chế người khai thác dựa vào hệ thống hạn ngạch một khi nguồn lợi có nguy cơ suy giảm. Đối với các tàu khai thác truyền thống thì hoạt động trong vùng 5 hải lý (loại A), các tàu lưới kéo và lưới rùng có công suất <40cv thì khai thác trong vùng 5 – 12 hải lý (loại B), các tàu lưới kéo có công suất <70cv thì được khai thác trong vùng từ 12 – 30 hải lý (loại C). Ngoài 30 hải lý thì cho phép tất cả các tàu thuyền được khai thác [6]. Trong thực tế, hệ thống quản lý khai thác theo hạn ngạch còn tồn tại một số nhược điểm sau: khai thác hạn ngạch chỉ tốt khi chúng ta có đầy đủ cơ sở dữ liệu về trữ lượng đàn cá, tốc độ hồi phục quần thể, tỷ lệ tử vong và mức đe dọa sinh thái. Tuy nhiên hầu hết chúng ta không có dữ liệu chính xác như vậy và hạn ngạch chỉ mang tính 19 dự báo khoa học. Khoảng 15% trữ lượng cá chúng ta không có đầy đủ dữ liệu. Hầu hết các nghiên cứu về trữ lượng chỉ tập trung đánh giá đơn loài mà bỏ qua tác động đa loài. Ngoài ra trong quản lý khai thác theo hạn ngạch không đề cập đến bảo vệ sinh cảnh, đa dạng sinh học và ngư cụ mang tính hủy diệt, do đó một số lượng lớn cá đã bị vứt ra biển trước khi tàu vào bờ do vấn đề hạn ngạch. Như vậy khai thác theo hạn ngạch không thể đảm bảo tính bền vững, mặc dù nó đã có những cải thiện tốt về nguồn lợi. Vì vậy chúng ta cần có những giải pháp quản lý khác phù hợp hơn với nghề cá Việt Nam. 1.2.5. Hệ thống quản lý thủy sản ở các nước trong khu vực Đông Nam Á. Các vùng ven biển và nông thôn Châu Á thường nghèo, KTHS là sinh kế quan trọng của họ. Có khoảng 22 triệu người Châu Á có mức sống thấp hơn 1USD/ngày phụ thuộc vào nghề cá. Do đó nếu có biện pháp quản lý tốt nguồn lợi thủy sản sẽ nâng cao thu nhập cho những người sống ven biển. Sản lượng KTHS ở châu Á chiếm 90% so với tổng sản lượng khai thác trên thế giới [7]. Các đánh giá cho thấy nguồn lợi thủy sản trong khu vực châu Á đang có nguy cơ suy giảm trầm trọng, khai thác quá mức đang xảy ra trong khu vực. Điều này cho thấy chưa có biện pháp quản lý khai thác hiệu quả trong vùng. Do đó các nước trong vùng cần phải thiết lập các chương trình bảo vệ để khôi phục nguồn lợi bằng cách giảm số lượng tàu thuyền và cường lực khai thác. Các chiến lược cần phải thực hiện ở cấp quốc gia và tập trung vào phát triển hệ thống quyền khai thác theo định mức [7]. Năm 1998, Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) đã phát triển kế hoạch chiến lược để đánh giá hoạt động trong vùng trong vòng 30 năm. Kế hoạch chiến lược của SEAFDEC là giúp đỡ các nước thành viên để thực hiện quản lý nghề cá bền vững. Mục tiêu của kế hoạch là: (1) thực hiện các biện pháp kỹ thuật để xác định chính sách và quyền ưu tiên trong vùng, (2) xúc tiến hợp tác thực hiện chính sách gần gũi hơn nữa giữa các nước thành viên ASEAN. Theo kế hoạch chiến lược này, các mục tiêu này đã đem lại hiệu quả cao giữa các nước thành viên. Một trong những thành tựu đạt được là xây dựng mã số cho nghề cá có trách nhiệm (CCRF) với sự hợp tác của FAO. CCRF đã xây dựng các nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế cho nghề cá có trách nhiệm để đảm bảo việc khai thác nguồn lợi thủy sản một cách bền vững.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan