Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu của việt nam...

Tài liệu Giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu của việt nam

.PDF
150
376
99

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP & THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG HỒ TIÊU CỦA VIỆT NAM Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Hưng 8333 HÀ NỘI, 2010 BỘ CÔNG THƯƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP & THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG HỒ TIÊU CỦA VIỆT NAM Thực hiện theo Hợp đồng số 08.10.RD ngày 26 tháng01 năm 2010 giữa Bộ Công Thương và Trung tâm Thông tin Công nghiệp & Thương mại Chủ nhiệm đề tài: Các thành viên tham gia: Ths. Phạm Hưng CN. Đào Hữu Quang CN. Nguyễn Lương Việt CN. Lê Thị Thu Hương CN. Phạm Thúy Hải ThS. Tô Kiều Oanh ThS. Trương Xuân Trung Hµ néi, 2010 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm ASTA Hiệp hội Thương mại Gia vị Hoa Kỳ C&F Giá mua + cước phí vận tải ESA Hiệp hội Gia vị Châu Âu FAQ Tiêu đen bán xô GAP Thực hành canh tác tốt HACCP Điểm kiểm soát tới hạn mối nguy hại đối với hàng thực phẩm IPC Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế IPM Phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ thực vật tổng hợp ITC Trung tâm Thương mại Quốc tế NP Chưa chế biến PTNT Phát triển nông thôn SBI Cơ quan phụ trách về mặt hàng gia vị Ấn Độ VietGAP Chương trình GAP Việt Nam VPA Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam USD Đô la Mỹ WTO Tổ chức Thương mại thế giới XTTM Xúc tiến thương mại DANH MôC B¶NG Vµ §å THÞ B¶ng B¶ng 1.1. B¶ng 1.2. B¶ng 1.3. B¶ng 1.4. B¶ng 1.5. B¶ng 1.6. B¶ng 1.7. B¶ng 1.8. B¶ng 2.1. B¶ng 2.2. B¶ng 2.3. B¶ng 2.4. B¶ng 2.5. B¶ng 2.6. B¶ng 2.7. B¶ng 2.8. B¶ng 2.9. B¶ng 2.10. B¶ng 2.11. B¶ng 3.1. B¶ng 3.2. Kim ng¹ch xuÊt khÈu hå tiªu thÕ giíi 2006 – 2009 Kim ng¹ch xuÊt khÈu tiªu h¹t thÕ giíi 2006 - 2009 Kim ng¹ch xuÊt khÈu tiªu xay thÕ giíi 2006 - 2009 VÞ trÝ cña c¸c n−íc s¶n xuÊt hå tiªu chÝnh trªn thÕ giíi Kim ng¹ch nhËp khÈu hå tiªu thÕ giíi 2006 – 2009 Kim ng¹ch nhËp khÈu tiªu h¹t thÕ giíi theo thÞ tr−êng 2006-2009 Kim ng¹ch nhËp khÈu tiªu xay thÕ giíi theo thÞ tr−êng 2006-2009 VÞ trÝ cña Ên §é trong xuÊt khÈu hå tiªu thÕ giíi DiÖn tÝch, s¶n l−îng hå tiªu ViÖt Nam 2006 – 2009 S¶n l−îng hå tiªu ViÖt Nam trong t−¬ng quan víi thÕ giíi DiÖn tÝch hå tiªu t¹i mét sè tØnh träng ®iÓm 2007 – 2009 Gi¸ hå tiªu néi ®Þa cña ViÖt Nam 2008 – 2009 Tèc ®é ph¸t triÓn kim ng¹ch xuÊt khÈu hå tiªu ViÖt Nam 2005-2010 XuÊt khÈu hå tiªu ViÖt Nam theo doanh nghiÖp 2006-2009 ThÞ tr−êng xuÊt khÈu chñ yÕu cña hå tiªu ViÖt Nam 2005 – 2010 XuÊt khÈu hå tiªu cña ViÖt Nam theo thÞ tr−êng 2005 – 2010 XuÊt khÈu hå tiªu cña ViÖt Nam theo th¸ng 2007 – 2009 Gi¸ xuÊt khÈu trung b×nh tiªu ®en vµ tiªu tr¾ng cña ViÖt Nam BiÕn ®éng gi¸ xuÊt khÈu hå tiªu ViÖt Nam th¸ng 8 vµ 9/2009 sang Hoa Kú Dù b¸o s¶n xuÊt, xuÊt khÈu hå tiªu ViÖt Nam giai ®o¹n 2011-2015 Dù b¸o thÞ tr−êng xuÊt khÈu hå tiªu ViÖt Nam 2011 – 2015 14 15 16 17 23 23 24 30 40 41 42 44 49 49 53 54 56 58 59 Tû träng s¶n l−îng tiªu ViÖt Nam so víi thÕ giíi C¬ cÊu thÞ tr−êng xuÊt khÈu tiªu h¹t thÕ giíi 206 - 2007 C¬ cÊu thÞ tr−êng xuÊt khÈu tiªu xay thÕ giíi 2006 – 2007 C¬ cÊu thÞ tr−êng xuÊt khÈu tiªu xay thÕ giíi 2008 – 2009 C¬ cÊu thÞ tr−êng nhËp khÈu tiªu h¹t thÕ giíi 2008 C¬ cÊu thÞ tr−êng nhËp khÈu tiªu xay thÕ giíi 2006 – 2007 C¬ cÊu thÞ tr−êng nhËp khÈu tiªu xay thÕ giíi 2008 17 20 21 22 26 28 29 Chuçi gi¸ trÞ mÆt hµng hå tiªu cña ViÖt Nam §¸nh gi¸ n¨ng lùc tham gia cña ViÖt Nam vµo chuçi gi¸ trÞ hå tiªu toµn cÇu 47 48 91 92 BiÓu BiÓu 1.1. BiÓu 1.2. BiÓu 1.3. BiÓu 1.4. BiÓu 1.5. BiÓu 1.6. BiÓu 1.7. S¬ ®å S¬ ®å 2.1. S¬ ®å 2.2. MỤC LỤC 1.1. 1.1.1. 1.1.1.1 1.1.1.2. 1.1.1.3. 1.1.2. 1.1.2.1. 1.1.2.2. 1.1.3. 1.1.3.1. 1.1.3.2. 1.2. 1.2.1. 1.2.2. 1.2.3. 2.1. 2.1.1. 2.1.2. 2.2. 2.2.1. 2.2.2. 2.2.3. 2.2.4. 2.2.5. 2.2.6. 2.2.7. 2.3. 2.3.1. 2.3.2. LỜI NÓI ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU THẾ GIỚI Thị trường hồ tiêu thế giới những năm gần đây Một số đặc điểm cơ bản của mặt hàng hồ tiêu khi tham gia thị trường Đặc điểm về sản phẩm Đặc điểm về phương thức bao gói, vận chuyển Đặc điểm về vấn đề marketing và tiếp cận thị trường Tình hình xuất khẩu hồ tiêu trên thị trường thế giới Về kim ngạch xuất khẩu Các nước sản xuất và xuất khẩu chính Tình hình nhập khẩu hồ tiêu trên thị trường thế giới Về kim ngạch nhập khẩu Các nước nhập khẩu chính Kinh nghiệm phát triển sản xuất và xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu của một số nước trên thế giới Kinh nghiệm của Ấn Độ Kinh nghiệm của Malaysia Một số bài học rút ra cho Việt Nam Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG HỒ TIÊU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2009 Một số nét về sản xuất và tiêu thụ nội địa đối với mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam Về tình hình sản xuất Về tình hình tiêu thụ nội địa Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu Thị trường xuất khẩu chủ yếu Về chủng loại hồ tiêu xuất khẩu Về giá xuất khẩu hồ tiêu Thực trạng năng lực cạnh tranh XK của mặt hàng hồ tiêu Việt Nam Thương hiệu cho hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam Vấn đề sản xuất hồ tiêu bền vững Thực trạng môi trường pháp lý trong phát triển xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam Thực trạng chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo nguồn hàng cho xuất khẩu Thực trạng chính sách khuyến khích xuất khẩu Trang 1 5 5 5 5 7 9 14 14 16 22 22 24 29 29 33 35 38 39 39 44 48 48 52 55 56 59 62 63 63 63 65 2.4. 2.4.1. 2.4.2. 2.4.3. 3.1. 3.1.1. 3.1.1.1. 3.1.1.2. 3.1.2. 3.1.2.1. 3.1.2.2. 3.1.3. 3.1.3.1. 3.1.3.2. 3.1.3.3. 3.2. 3.2.1. 3.2.2. 3.3. 3.3.1. 3.3.2. 3.3.3. 3.4. 3.4.1. 3.4.2. 3.4.3. 3.4.4. Đánh giá về thực trạng xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam Những kết quả đạt được Những tồn tại, hạn chế Các vấn đề đặt ra đối với việc xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG HỒ TIÊU CỦA VIỆT NAM Định hướng phát triển xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam Bối cảnh quốc tế Bối cảnh trong nước Quan điểm, định hướng phát triển xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam Quan điểm phát triển Định hướng phát triển xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam Yếu tố về cung - cầu mặt hàng hồ tiêu trên thị trường thế giới Yếu tố về các chính sách vĩ mô Yếu tố về nguồn nhân lực Dự báo khả năng phát triển xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam giai đoạn đến 2015, tầm nhìn 2020 Về kim ngạch xuất khẩu Về thị trường xuất khẩu Một số giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu Việt Nam trong bối cảnh mới Nhóm giải pháp đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan Nhóm các giải pháp đối với người sản xuất và các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu Nhóm giải pháp đối với Hiệp hội ngành hàng và Hiệp hội doanh nghiệp Một số kiến nghị Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Công Thương và các Bộ, Ngành liên quan Kiến nghị với người sản xuất và các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu Kiến nghị với Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Kiến nghị với các tổ chức khoa học công nghệ có liên quan đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 66 68 70 71 71 71 71 73 77 77 80 84 84 85 89 89 89 91 92 92 97 100 104 104 105 106 106 107 109 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu Hiện nay, các nước sản xuất hồ tiêu chính trên thế giới là: Ấn Độ, Inđônêxia, Braxin, Việt Nam, Malaixia, Trung Quốc, Thái Lan, Sri Lanka và Mađagaxca. Những năm trước đây, Việt Nam còn đứng sau Ấn Độ, Inđônêxia, Braxin về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu, nhưng từ 2005 đến nay, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2, rồi đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này. Năm 2006, sản lượng hồ tiêu của Việt Nam chiếm 34,6% sản lượng tiêu thế giới. Con số này năm 2007 là 33,2%, năm 2008 là 33,3%. Năm 2009, sản lượng hồ tiêu Việt Nam chiếm 33% sản lượng tiêu toàn cầu và Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế (IPC) dự tính năm 2010, con số này đạt 29% và Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất hồ tiêu hàng đầu thế giới. Đứng đầu thế giới về sản lượng, và có khoảng 95% lượng hồ tiêu sản xuất ở Việt Nam đều dành cho xuất khẩu. Với lượng xuất khẩu chiếm trên 60% tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu của thế giới, cùng với xu hướng tăng giá hồ tiêu trên thị trường nên kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam tăng nhanh. Theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đã tăng từ 120 triệu USD năm 2005 lên 248 triệu USD năm 2007 và đạt 310 triệu USD năm 2008 (tăng 8,2% về lượng và 25% về trị giá so với 2007). Năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu 135 ngàn tấn hồ tiêu, kim ngạch xuất khẩu đạt 347 triệu USD (tăng 11,94% so với 2008). Chỉ riêng 10 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu đã đạt 363 triệu USD, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm 2009 và cao hơn kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu trong cả năm 2009. Hồ tiêu Việt Nam đã được xuất khẩu đến gần 80 quốc gia, lãnh thổ thuộc khắp các châu lục. Việt Nam hiện đang là nước xuất khẩu hồ tiêu đứng đầu thế giới. Có thể nói, ngành hồ tiêu Việt Nam đang đứng trước “cơ hội vàng” để có thể chi phối giá trên thị trường hồ tiêu thế giới do nguồn cung trên thị trường đang không đáp ứng đủ so với nhu cầu. Giá hồ tiêu 1 trên thị trường thế giới được dự báo sẽ duy trì ở mức cao trong ít nhất ba năm tới. Các nhà kinh doanh hồ tiêu quốc tế cũng thừa nhận rằng, chỉ những biến động nhỏ của ngành hồ tiêu Việt Nam cũng sẽ ảnh hưởng đến thị trường hồ tiêu thế giới. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, đến nay hồ tiêu đã chiếm vị trí thứ 5 về giá trị trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của cả nước (sau gạo, cao su, cà phê, điều). Ngành hàng hồ tiêu nước ta đã có mạng lưới lưu thông mua bán, thu gom rộng khắp các vùng sản xuất, với hàng trăm thương lái, đại lý cung ứng cho hơn 60 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Với xuất phát điểm thấp, quy mô sản xuất thiếu tập trung, công nghệ bảo quản sau thu hoạch và chế biến phục vụ xuất khẩu còn lạc hậu nên lượng hồ tiêu xuất khẩu dưới dạng thô và sơ chế vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Đây là lý do khiến giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn so với giá của các nhà sản xuất khác trên thế giới khoảng 20%, nhiều lô hàng gặp khó khăn trong việc thâm nhập các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa, chất lượng bao bì, vấn đề đảm bảo VSATTP, vấn đề bảo vệ môi trường… Mặt khác, các doanh nghiệp và người thu gom hồ tiêu phục vụ xuất khẩu ở trong nước chưa chủ động được nguồn vốn để mua trữ hồ tiêu tại thời điểm thu hoạch (khi giá tiêu trên thị trường thế giới xuống thấp), chờ khi được giá mới xuất khẩu thì hiệu quả sẽ cao hơn. Hiện tượng bán tháo hồ tiêu ngay sau khi thu hoạch mặc dù giá thế giới đang thấp vẫn diễn khá phổ biến, hiện tượng tranh mua, tranh bán, ép cấp, ép giá vẫn tồn tại làm tổn hại đến lợi ích của người trồng tiêu. Để giải bài toán nêu trên, ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp và người trồng tiêu, cần có sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ cả về chính sách thu mua và nguồn vốn để đảm bảo duy trì sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu một cách ổn định và hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trong bối cảnh hội nhập và tự do hóa thương mại trên phạm vi toàn cầu, việc tổ chức 2 thực hiện đề tài “Giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam” là rất cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu của các tổ chức và chuyên gia quốc tế về phát triển sản xuất và xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu như: Market News Service (MNS), International Trade Centre, 2001- 2002; International Trade Center “Global Spice Markets Imports”, 2002; CBI, EU Market Survey 2002 “Fresh Fruit and Vegetables”, 2002; Vietnam tops list of world pepper exporters, Pham Thi Thanh Nga, 2008; Spicing up the pepper market, Financial Express, Sep 2003; G.K Nair, Mixed trend in pepper market, 12/2009; Indian Financial Times, Vietnam helps change global pepper market 12/2009... Ở trong nước, hiện đã có một số nghiên cứu và bài viết có liên quan đến thực trạng và triển vọng phát triển sản xuất và xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam như: Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước "Chính sách và giải pháp phát triển thị trường hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010, tầm nhìn 2020"; Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, Định hướng phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010, tầm nhìn đến 2020, Hà Nội 2005; Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công Thương, Hồ sơ mặt hàng gia vị, Hà Nội, 2006; Bộ Nông nghiệp & PTNT, Đề án phát triển thương mại hàng nông lâm thủy sản đến 2015, tầm nhìn 2020, Hà Nội, 2/2009; Bộ NN&PTNT, Báo cáo tổng kết hoạt động ngành Nông nghiệp &PTNT các năm từ 2005 đến 2009; Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Báo cáo nghiên cứu thị trường gia vị - Thuộc dự án Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách do SIDA Thụy Điển tài trợ, Hà Nôi, 2006, 2007; Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, Thương hiệu hồ tiêu Chư Sê, tháng 11/2009; Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, Phát triển bền vững ngành hồ tiêu Việt Nam, Hà Nội, 12/2009; Bộ Công Thương, Học viện Hành chính quốc gia, Đánh giá tác động sau 2 năm gia nhập WTO đối với kinh tế Việt Nam, Ngành cà phê ca cao, hồ tiêu, hạt điều, Hà Nội, 2008 và các trang web: www.peppervietnam.com;www.agroviet.vn; www.ITC; www.vinanet.vn; www.uncomtrade.com… 3 Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống thực trạng thị trường hồ tiêu thế giới và thị trường hồ tiêu Việt Nam trong những năm gần đây và đề xuất các giải pháp để phát triển xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam trong thời gian tới. 3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển xuất khẩu đối với mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam và các chính sách, cơ chế của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu. 5. Phạm vi nghiên cứu Do giới hạn về nhiều mặt, Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam từ 2006 đến nay và dự báo cho những năm tiếp theo. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện việc nghiên cứu Đề tài, một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng kết hợp là: Thu thập số liệu, tài liệu, khảo sát thực chứng, phân tích, so sánh, tổng hợp, phương pháp chuyên gia... 7. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của Đề tài được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về thị trường hồ tiêu thế giới Chương 2: Thực trạng xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2009 Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam 4 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU THẾ GIỚI 1.1. THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU THẾ GIỚI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1.1.1. Một số đặc điểm cơ bản của mặt hàng hồ tiêu khi tham gia thị trường 1.1.1.1. Đặc điểm về sản phẩm Hồ tiêu là một loại cây leo, thân dài, nhẵn không mang lông, sống bám vào thân các cây khác bằng rễ. Quả hồ tiêu hình cầu nhỏ, chừng 20-30 quả trên một chùm, lúc đầu mầu xanh lục, sau có mầu vàng, khi chín có mầu đỏ, mỗi quả có một hạt duy nhất. Từ chùm quả này có thể thu hoạch và chế biến được hồ tiêu xanh và hồ tiêu đen, hồ tiêu trắng, hồ tiêu đỏ. Hồ tiêu xanh là hồ tiêu được thu hoạch khi quả còn xanh, thường dùng trực tiếp để nấu các món ăn hàng ngày. Hồ tiêu đen là loại hồ tiêu được hái quả vào lúc trên chùm xuất hiện một số quả đỏ hay vàng, còn nguyên vỏ đem phơi khô, vỏ quả sẽ săn lại, ngả màu đen. Vì được hái đồng loạt nên kích cỡ hạt và màu sắc của tiêu đen không đều. Muốn có hồ tiêu trắng (tiêu sọ), người ta hái quả lúc chúng đã thật chín, sau đó bỏ vỏ. Loại này có màu trắng ngà hay xám, ít thơm hơn vì lớp vỏ chứa tinh dầu đã mất nhưng cay hơn vì quả đã chín. Bên cạnh các loại hồ tiêu nói trên, tuy hiếm hơn, còn có hồ tiêu đỏ, là loại hồ tiêu chín cây hoặc được thu hái khi rất già, ủ chín sau đó được chế biến theo cách thức đặc biệt để giữ màu đỏ của vỏ. Hồ tiêu đỏ có màu đỏ thẫm hơi ngả đen, được sản xuất tại Ấn Độ và tại huyện Chư Sê và Bà Rịa - Vũng Tàu của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của tiêu đỏ sau khi chế biến thường cao hơn gấp 3 - 4 lần so với tiêu đen. Bên cạnh việc sản xuất và xuất khẩu ở dạng hạt, hồ tiêu cũng được sản xuất và tiêu thụ khá phổ biến trên thế giới ở dạng nghiền/xay (dạng bột). Việc sản xuất và xuất khẩu tiêu xay đòi hỏi phải được đầu tư thiết bị và công nghệ rang xay nên trước đây được thực hiện chủ yếu ở các nước phát triển. Ngày nay, một số nước sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu như: Malaysia, Ấn Độ...cũng xuất khẩu tiêu xay phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày và công nghiệp chế biến thực phẩm. 5 Để sản phẩm hồ tiêu đáp ứng được các yêu cầu khi tham gia thị trường, các nước nhập khẩu lớn trên thế giới đều đưa ra các tiêu chuẩn đòi hỏi các nhà cung ứng phải đáp ứng. Đối với Việt Nam, có 2 loại tiêu được sản xuất và xuất khẩu chính là hạt (gồm tiêu đen và tiêu trắng) và tiêu xay. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, các loại sản phẩm này khi tham gia thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau: + Đối với tiêu trắng: Hạt có hình tròn, đường kính từ 3 - 6 mm, mặt hạt nhẵn, đỉnh hơi dẹt, cuống hạt hơi lồi với những vạch nổi từ đỉnh tới cuống hạt có màu nâu đen. Màu của tiêu trắng từ xám nâu nhẹ đến hơi trắng ngà, khi nghiền thành bột có mùi thơm đặc trưng của hồ tiêu trắng, cay và không có mùi vị lạ. Hồ tiêu trắng không được có nấm mốc, côn trùng và các phần xác của côn trùng nhìn thấy được bằng mắt thường. Sản phẩm phải đảm bảo các điều kiện như: Khối lượng tạp chất lạ không quá 0,5% đối với sản phẩm sơ chế và 0,2% đối với sản phẩm qua chế biến, khối lượng hạt lép không quá 4% đối với sản phẩm sơ chế và 2% đối với sản phẩm chế biến… + Đối với tiêu đen: Các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các loại tiêu đen cũng được quy định rõ. Hạt của tiêu đen thường có đường kính từ 3 - 6 mm và có màu nâu, màu xám hoặc màu đen, có vỏ nhăn. Tùy thuộc vào khối lượng hạt theo thể tích mà hạt tiêu đen chưa chế biến (NP) hoặc sơ chế (SP) được chia thành 4 loại: Loại đặc biệt, loại 1, loại 2 và loại 3. Hồ tiêu đen không được có nấm mốc, côn trùng và các phần xác của côn trùng nhìn thấy được bằng mắt thường (kể cả qua kính lúp). + Đối với tiêu xay (dạng bột): Bột tiêu được nghiền nhỏ, mịn, không chứa bất kỳ một tạp chất lạ nào. Khi nghiền thành bột, sản phẩm có mùi thơm đặc trưng của hồ tiêu, cay và không có mùi và vị lạ. - Việc ghi nhãn đối với các sản phẩm hồ tiêu: Các sản phẩm hồ tiêu phải được ghi nhãn theo Quyết định 178/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư số 04/2001/TT-BTM của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 28/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hóa ban hành kèm theo Quyết định 178/1999/QĐ-TTg. 6 - Đối với việc bao gói sản phẩm: Các sản phẩm tiêu hạt và tiêu bột phải được đựng trong bao bì khô, sạch, bảo vệ được sản phẩm không bị hấp thụ ẩm hoặc thất thoát chất bay hơi. - Sản phẩm hồ tiêu phải được bảo quản ở nơi khô, sạch và mát. - Phương tiện vận chuyển phải khô, sạch, không có mùi lạ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nhìn chung, từ trước đến nay, hồ tiêu vẫn được xem là loại gia vị được trồng và trao đổi, buôn bán nhiều nhất (khoảng 37%) trên thị trường gia vị thế giới. Đây là loại gia vị không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của người dân và phục vụ cho công nghiệp chế biến thực phẩm ở hầu hết các nước trên thế giới, nhất là ở các nước có ngành công nghiệp thực phẩm phát triển. Trong khi đó, các nước sản xuất tiêu trên thế giới không nhiều (phần lớn tập trung ở các nước thành viên IPC) nên tiềm năng phát triển thương mại đối với hồ tiêu trên thị trường thế giới là rất lớn. 1.1.1.2. Đặc điểm về phương thức bao gói, vận chuyển - Về phương thức bao gói và bao bì Trong thương mại quốc tế, hàng hoá tham gia quá trình mua bán, trao đổi đòi hỏi phải được bao gói trong suốt quá trình bảo quản, vận chuyển. Hồ tiêu nói riêng và gia vị nói chung là hàng hóa đặc thù có chứa nhiều thành phần hoá hữu cơ khác nhau tạo nên hương vị đặc trưng cho sản phẩm. Những thành phần hóa học này rất nhạy cảm với nhiệt độ và ánh sáng, dễ bay hơi, dễ bị mất mùi, dễ bị vi khuẩn gây mốc dẫn đến giảm sút chất lượng nếu không được bảo quản hợp lý. Vì vậy, việc lựa chọn phương thức bao gói, cách thức bảo quản, lựa chọn phương thức, lộ trình vận chuyển phù hợp là khâu quan trọng của việc chuẩn bị hàng hoá khi đưa ra tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Việc duy trì chất lượng của hồ tiêu từ khâu sản xuất, chế biến đến nơi tiêu dùng hiện đang là thách thức rất lớn và cũng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của các nhà sản xuất, kinh doanh hồ tiêu khi tham gia thị trường thế giới. Cụ thể: * Các loại hồ tiêu có yêu cầu được bảo quản nơi mát, khô và ngăn cách với ánh sáng. Đặc biệt, phải được bảo quản, vận chuyển và phân phối trong trạng thái khô ráo vì độ ẩm là yếu tố kích thích mốc phát triển làm hỏng sản phẩm. Với độ ẩm không khí ở mức dưới 70% thì sẽ loại bỏ 7 được rủi ro này nhưng nếu độ ẩm không khí vượt quá 70% và trong điều kiện nhiệt độ thường, mốc phát triển rất nhanh. * Với đặc điểm của sản phẩm tiêu hạt và tiêu xay là hương vị rất dễ bay hơi nên vấn đề bao gói đối với các mặt hàng hồ tiêu cũng cần được coi trọng. Vì vậy, vật liệu làm bao bì để đóng gói hồ tiêu phải có khả năng làm hạn chế tối đa sự bay hơi các thành phần có trong sản phẩm và không làm ảnh hưởng đến màu sắc, hương vị của sản phẩm. Điều cốt lõi là phải duy trì được màu sắc đặc trưng của sản phẩm trong toàn bộ qua trình phân phối, yêu cầu này đòi hỏi bao bì một mặt để chứa đựng bảo quản sản phẩm khỏi bị tác động của môi trường như (ánh sáng, độ ẩm..); mặt khác tạo ra sự thu hút đối với khách hàng thông qua màu sắc của bao bì và sự hấp dẫn của sản phẩm (nhất là đối với tiêu đỏ, tiêu trắng). Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế đã thiết lập ra tiêu chuẩn quốc tế đối với bao bì dùng để bao gói các sản phẩm gia vị và các quốc gia cũng có tiêu chuẩn riêng của họ về vấn đề này. Các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia đều yêu cầu sản phẩm được đóng gói bằng vật liệu sạch và vệ sinh, không được tương tác với sản phẩm, làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm và quy định từng vật liệu cụ thể để làm bao bì. Các loại bao bì cho mặt hàng hồ tiêu là: + Bao bì bằng giấy/bìa (có thể giấy kết hợp với các vật liệu khác): Loại bao bì này được sử dụng phổ biến cho xuất khẩu hồ tiêu. Theo Hiệp hội Gia vị Châu Âu, đối với hầu hết các nhà chế biến gia vị ở Anh, các bao giấy nhiều lớp với nhiều loại kích cỡ được ưa dùng nhất. Các lớp bao bì giấy có thể thay đổi tuỳ thuộc vào sản phẩm và quãng đường di chuyển của hàng hóa, nhưng bao ba lớp là tốt nhất. +Bao tải nhựa: Thông thường được làm từ màng nhựa polyethylene với các màu sắc, độ bền, kích cỡ khác nhau. Tuỳ thuộc vào trọng lượng được bao gói mà độ dày của màng có thể khác nhau. Bao tải nhựa có thể được thiết kế, chế tạo với nhiều hình dạng khác nhau theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. + Thùng nhựa: Các thùng nhựa lớn được sản xuất từ nhựa polyetylen tỷ trọng thấp (LDPE) hay tỷ trọng cao (HDPE), có dung tích chứa từ 30 đến 200 lít với nhiều hình dạng, kích thước và cách thức đóng mở để chứa hàng gia vị (bao gồm cả hồ tiêu) có giá trị cao. Các thùng 8 nhựa được các nhà sản xuất, vận chuyển và nhập khẩu ưa dùng vì nó rất tiện lợi trong việc đóng, dỡ hàng và có thể sử dụng máy móc, thiết bị để xếp dỡ. Hàng hoá đựng trong thùng nhựa đòi hỏi phải hoàn toàn khô ráo để phòng ngừa khả năng sinh ra mốc. Bên cạnh những yêu cầu về vật liệu làm bao bì thì cả tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia đều đưa ra yêu cầu về bao bì đối với sản phẩm như: Sản phẩm phải được đóng gói bằng vật liệu sạch và vệ sinh, sử dụng các loại vật liệu dễ phân huỷ và không gây tác hại cho môi trường, không được tương tác với sản phẩm, không làm cho sản phẩm biến chất... - Về vận chuyển hồ tiêu Hiện nay, container đang là loại bao bì “tối ưu” của hàng hoá (trong đó có hồ tiêu) vì nó đáp ứng được tất cả yêu cầu cần thiết về bao bì trong vận tải như: Bảo vệ hàng hoá trước những ảnh hưởng có hại của yếu tố bên ngoài, bảo vệ hàng hoá không bị mất mát, hư hỏng trong quá trình chuyên chở và xếp dỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên chở xếp dỡ, bảo quản hàng hoá trong kho bãi, góp phần giảm chi phí về bao bì nhờ tiết kiệm chi phí và lao động để sản xuất bao bì, tiết kiệm nguyên vật liệu hoặc có thể dùng nguyên vật liệu rẻ tiền để làm bao bì, bao bì có thể dùng được nhiều lần... Ngoài ra, vận chuyển bằng container sẽ góp phần làm giảm chi phí vận tải, giảm chi phí giao hàng, rút ngắn thời gian lưu thông hàng hoá, giảm tỷ lệ tổn thất do hao hụt mất mát hàng hoá trong quá trình vận chuyển, góp phần giảm bớt trách nhiệm cho chủ hàng... 1.1.1.3. Đặc điểm về vấn đề marketing và tiếp cận thị trường Hồ tiêu là loại gia vị được tiêu thụ phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở các nước công nghiệp phát triển. Lượng hồ tiêu tiêu thụ ở các thị trường EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã chiếm hơn 60% tổng mức nhập khẩu và tiêu thụ hồ tiêu thế giới. Đối với thị trường các nước phát triển này, những yêu cầu về cung cấp hàng ổn định, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái... luôn được đặt lên hàng đầu. Ngược lại, những nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu chủ yếu lại là các nước đang phát triển và chậm phát triển có điều kiện khí hậu thời tiết thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của loại cây này. Chính vì thế, 9 quy mô sản xuất phân tán, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, khả năng và điều kiện để ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật kém... dẫn đến tình trạng khối lượng sản phẩm nhỏ lẻ, chất lượng không đều và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn thực phẩm... Như vậy, mâu thuẫn cơ bản nhất trong mối quan hệ cung - cầu hồ tiêu của thế giới là tiêu thụ mang tính ổn định tương đối trong khi sản xuất lại biến động thất thường phụ thuộc lớn vào mùa vụ và tình hình thu hoạch của các nước sản xuất chính. Đây chính là một lý do quan trọng dẫn đến sự biến động mạnh mẽ của giá hồ tiêu quốc tế và cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các liên kết nhằm đảm bảo ổn định tình hình sản xuất kinh doanh mặt hàng này trên thế giới... + Về phương thức buôn bán, marketing sản phẩm Trên thị trường thế giới hiện nay, có những phương thức giao dịch buôn bán chủ yếu sau: Giao dịch thông thường, giao dịch qua trung gian, buôn bán đối lưu, đấu giá quốc tế, đấu thầu quốc tế, giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá, giao dịch tại hội chợ triển lãm, giao dịch tái xuất... Mỗi phương thức buôn bán có những ưu, nhược riêng nhưng phương thức buôn bán thông thường, buôn bán qua trung gian, buôn bán tại sở giao dịch, và đặc biệt giao dịch tái xuất là những phương thức giao dịch chủ yếu đối với hàng gia vị trong đó hồ tiêu là sản phẩm điển hình. Về vấn đề tiếp cận thị trường - Như ta đã biết, việc tiêu thụ hồ tiêu và các sản phẩm từ hồ tiêu phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí hậu, thời tiết và tập quán tiêu dùng của dân cư. Ở các thị trường khác nhau, tập quán tiêu dùng đối với mặt hàng hồ tiêu là không giống nhau. Để mặt hàng hồ tiêu có thể thâm nhập hiệu quả vào thị trường, các nhà xuất khẩu nên dùng biện pháp tiếp cận thông qua các nhà nhập khẩu và phân phối gia vị nói chung và hồ tiêu nói riêng của nước nhập khẩu. Chỉ có thông qua kênh này, hồ tiêu Việt Nam mới đáp ứng yêu cầu thị trường nhập khẩu một cách hợp lý nhất cả về số lượng sản phẩm, các yêu cầu về chất lượng (hương vị, độ ẩm, tạp chất, cách thức và vật liệu bao gói...). Đặc biệt, với cách tiếp cận này, nhà xuất khẩu hồ tiêu chỉ phải 10 chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình cho đến khi giao hàng xong cho các nhà nhập khẩu và phân phối lớn ở nước ngoài. Trong trường hợp như vậy, giá xuất khẩu có thể thấp hơn so với bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ trên thị trường tại nước nhập khẩu nhưng sẽ an toàn hơn trong khâu bảo quản hàng hóa khi phải tách ra thành các lô hàng nhỏ lẻ. - Cùng với việc đa đạng hóa các phương thức buôn bán, việc tiếp cận thị trường đối với các sản phẩm nông nghiệp nói chung cũng như các sản phẩm hồ tiêu nói riêng ngày càng gắn với các yêu cầu về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo ATVSTP, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng... Hay nói cách khác, phát triển xuất khẩu đối với mặt hàng hồ tiêu phải đảm bảo phát triển bền vững hay phải tính tới các yếu tố về bảo vệ môi trường. Để giải quyết vấn đề này, tất cả các bên liên quan (Chính phủ, người trồng tiêu, doanh nghiệp...) phải có trách nhiệm trong việc hạn chế tới mức thấp nhất các tác động tiêu cực từ các hoạt động của họ tới môi trường. Theo đó, những vấn đề như: Thay đổi phương pháp canh tác và chế biến, “sản xuất sạch”, “nhãn sinh thái”...đã trở thành những yêu cầu quan trọng để các nhà sản xuất, kinh doanh hồ tiêu tiếp cận thị trường nhập khẩu một cách hiệu quả. - Hồ tiêu là một trong những mặt hàng thực phẩm nên khi tiếp cận thị trường, nhà xuất khẩu cần tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định của thị trường nhập khẩu (nhất là các thị trường tiềm năng) về: Quy trình canh tác, kỹ thuật chế biến, các tiêu chuẩn về chất lượng (kích cỡ, màu sắc, độ ẩm, cách bao gói, bảo quản...), các tiêu chuẩn về ATVSTP... Cụ thể: Các quy định của thị trường Hoa Kỳ Các luật và quy định liên quan đến nhập khẩu hàng gia vị nói chung và hồ tiêu nói riêng vào Hoa Kỳ được nhiều cơ quan như: Cục Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Hải quan Hoa Kỳ... điều chỉnh. Luật về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm của Hoa Kỳ cấm phân phối hoặc nhập khẩu các loại gia vị giả hoặc bị làm nhãn giả (trong đó có hồ tiêu). Thuật ngữ “làm giả” bao gồm các sản phẩm, hàng hoá có khuyết tật, không an toàn, bẩn hoặc được sản xuất ra trong các điều kiện mất vệ sinh... 11 Các quy định của FDA còn cấm buôn bán các hàng hoá mang mầm bệnh (phải được chế biến bằng các thiết bị đảm bảo vệ sinh - sạch) và cấm lưu thông các loại gia vị mang các chất bẩn như: Các động vật gặm nhấm, chuột, tóc, lông và chất thải của các động vật khác, kể cả côn trùng nguyên con còn sống hay đã chết, các phần và chất thải của côn trùng, giun, sâu bọ, sự nhiễm bẩn do chất thải của con người và động vật cũng như các chất ngoại lai khác. Hải quan Hoa Kỳ quy định một lô hàng gia vị nhập khẩu (trong đó có hồ tiêu) phải được nhận dạng bằng tên hàng hàng hoá, nước xuất xứ, tên nhà xuất khẩu, tên người mua tại Hoa Kỳ, trọng lượng...và tất cả phải bằng tiếng Anh. Họ cũng sẽ kiểm tra toàn bộ lô hàng nhập khẩu đó nhằm đảm bảo là không giấu kèm theo hàng cấm như ma tuý, linh kiện điện tử... Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chịu trách nhiệm bảo vệ ngành nông nghiệp nước này chống lại việc nhập khẩu giống cây trồng từ nước ngoài mang côn trùng có thể gây hại và tạo ra sự phá hoại không kiểm soát được. Cơ quan bảo vệ môi trường: Cơ quan bảo vệ môi trường của Hoa Kỳ (tổ chức liên quan đến vấn đề dư lượng hoá chất trong hàng thực phẩm) có quy định ngày càng chặt chẽ hơn giới hạn cho phép đối với dư lượng thuốc trừ sâu trong các loại gia vị (trong đó có mặt hàng hồ tiêu). Các quy định của thị trường EU + Tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn đối với hồ tiêu: Phần lớn hồ tiêu được buôn bán trên thị trường thế giới dưới dạng hạt hoặc dạng bột để chế biến thức ăn và làm tăng thêm hương vị món ăn, kích thích ăn ngon và có lợi cho sức khoẻ. Thông thường người ta trộn hồ tiêu vào món ăn mà không tham gia quá trình nấu nướng nên dễ bị nhiễm khuẩn. Chính vì vậy, các nước thuộc Liên minh châu Âu luôn tăng cường áp dụng các quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với hồ tiêu nhập khẩu thông qua các quy định của luật và các quy định nhập khẩu gia vị vào EU. + Các quy định thương mại liên quan đến môi trường Trong EU, các vấn đề về môi trường được đặc biệt quan tâm, nhất là ở Đức và các nước Bắc Âu. EU có những quy định cụ thể về những biện pháp thương mại hàng gia vị (trong đó có hồ tiêu) liên quan đến môi 12 trường như các quy định tăng cường cảnh báo nguy cơ ô nhiễm môi trường và việc sử dụng các chất độc hại. Người tiêu dùng EU sẵn sàng trả giá cao cho các sản phẩm an toàn và có lợi cho môi trường. + Điểm kiểm soát tới hạn mối nguy hại đối với hàng thực phẩm (HACCP): Đây là hệ tiêu chuẩn đối với ngành công nghiệp thực phẩm. Theo chỉ thị về vệ sinh an toàn thực phẩm của EU (93/43/EC), hệ thống HACCP phải là cơ sở cho sự an toàn đối với mọi loại thực phẩm. Hệ thống HACCP là bắt buộc đối với tất cả các nhà sản xuất, buôn bán hàng thực phẩm trong EU và họ phải chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch HACCP và thực hiện hệ thống này... Các quy định của thị trường Nhật Bản + Các quy định liên quan đến khâu nhập khẩu: Nhập khẩu gia vị nói chung (hồ tiêu nói riêng) vào thị trường Nhật Bản phải tuân thủ các quy định của Luật Bảo vệ thực vật và Luật Vệ sinh thực phẩm. Luật bảo vệ thực vật Nhật Bản cấm nhập khẩu các loại gia vị có nguy cơ lây nhiễm hoặc có chứa các tác nhân gây lây nhiễm nhằm ngăn chặn tình trạng lây nhiễm các loại sâu bệnh, côn trùng làm ảnh hưởng đến cây trồng và mùa màng của Nhật Bản. Trước khi hồ tiêu và các loại gia vị khác cập cảng, nhà nhập khẩu phải xuất trình “Đơn xin kiểm định thực vật” cùng với “Giấy chứng nhận kiểm dịch” do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp. Nếu phát hiện được tác nhân gây bệnh, lô hàng nhập khẩu sẽ phải hủy bỏ hoặc tái xuất. Những năm gần đây, Nhật Bản áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn về phụ gia thực phẩm, hàm lượng aflatoxin, chất phóng xạ và dư lượng thuốc trừ sâu. Hồ tiêu và các gia vị nhập khẩu từ các nước châu Á bắt buộc phải kiểm định hàm lượng aflatoxin trong khi gia vị nhập khẩu từ châu Âu bắt buộc phải kiểm định hàm lượng chất phóng xạ. + Các quy định liên quan đến lưu thông: Hồ tiêu và gia vị lưu thông trên thị trường Nhật Bản phải tuân thủ các quy định của Luật vệ sinh thực phẩm, Luật JAS, Luật đo lường, Luật bao bì và tái sử dụng bao bì, Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên...(Các quy định của Luật JAS về “Tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chế biến”, các quy định về tiêu chuẩn hoá và nhãn mác 13 quy định về việc phải ghi rõ trọng lượng tịnh trong từng gói hàng, quy định về khuyến khích sử dụng những bao bì hạn chế rác thải...). Nhìn chung, muốn thành công trong việc tiêu thụ hồ tiêu trên các thị trường tiềm năng, nhà xuất khẩu cần thiết lập quan hệ hợp tác với các nhà nhập khẩu hoặc chế biến gia vị tại các nước nhập khẩu để nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của thị trường tiêu thụ và nghiên cứu kỹ trước khi lên kế hoạch tiếp thị, quảng cáo trên các thị trường này. 1.1.2. Tình hình xuất khẩu hồ tiêu trên thị trường thế giới 1.1.2.1. Về kim ngạch xuất khẩu Hồ tiêu là mặt hàng được tiêu dùng thường xuyên và rộng rãi trên thị trường nhiều nước trên thế giới. Từ năm 2006 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu trên thị trường toàn cầu đạt tốc độ gia tăng nhanh. Năm 2006, xuất khẩu hồ tiêu toàn cầu đạt 636,7 triệu USD, năm 2007 con số này đạt tới 928,8 triệu USD (tăng 45,87% so với 2006), năm 2008 đạt 1.003,0 triệu USD (tăng 8% so với 2007) và năm 2009 đạt 1.0326,5 triệu USD (tăng 20,3% so với 2008). Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu thế giới 2006 - 2009 Đơn vị tính: Triệu USD 2008 2009 2006 2007 Tiêu hạt 525,0 738,0 778,0 794,0 Tiêu xay 111,7 190,8 225,0 232,5 Tổng 636,7 928,8 1.003,0 1.026,5 Nguồn: UN Comtrade.com Các mặt hàng hồ tiêu tham gia thị trường thế giới được chia thành hai loại chính là: Tiêu hạt (HS 090411) và tiêu xay (HS 090412) nên trong các phân tích dưới đây cũng theo hai chủng loại mặt hàng chủ yếu này. ™ Đối với tiêu hạt Trong giai đoạn 2006 - 2009, quy mô thị trường tiêu hạt thế giới tương đối ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16%/năm. Các nước sản xuất hồ tiêu chính trên thế giới đều có mức tăng trưởng xuất khẩu tiêu hạt khá cao. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan