Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng ...

Tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng cá nhân tại phòng giao dịch giảng võ ngân hàng acb

.PDF
21
245
65

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ HOẠCH – PHÁT TRIỂN BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Họ và tên: Phạm Tuấn Anh Mã sinh viên: 11150351 Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Lớp: Kinh tế phát triển 57B Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Quang Cảnh Hà Nội, 2019 I. Giới thiệu về công ty thực tập: Một số thông tin cơ bản về công ty trực thuộc: Tên giao dịch: - Tên đầy đủ bằng Tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Tên viết tắt bằng Tiếng Việt: Ngân hàng Á Châu Tên đầy đủ bằng Tiếng Anh: Asia Commercial Joint Stock Bank Tên viết tắt bằng Tiếng Anh: ACB Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0301452948 Đăng ký lần đầu: 19/05/1993 Đăng ký thay đổi lần thứ 32: 09/03/2018 Vốn điều lệ: 12.885.877.380.000 đồng (2018) Mã cổ phiếu: ACB Logo: Thông tin liên lạc: - Địa chị hội sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, quận 03, TP. Hồ Chí Minh - Số điện thoại: (+84.28) 3929 0999 - Số fax: (+84.28) 3839 9885 - Website: www.acb.com.vn - SWIFT code: ASCBVNVX 1. Lịch sử hình thành và phát triển: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (nay là Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội) theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN ngày 31/10/2006. Cổ phiếu ACB bắt đầu giao dịch vào ngày 21/11/2006. Giai đoạn 1993-1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng lập ACB có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một nguyên tắc kinh doanh là "quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn và hiệu quả". Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tư nhân, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng và cung ứng sản phẩn dịch vụ mới mà thị trường chưa có. Giai đoạn 1996- 2000: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế Master Card và Visa với sự tài trợ của IFC (một công ty con của World Bank). Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại thông qua một chương trình đào tạo toàn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài thực hiện; từ đó ACB đã nắm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vận hành của một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực và thông lệ trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. NĂm 1999, ACB khởi động chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng; cuối năm 2001, ACB khởi động chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng; và cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngần hàng toàn diện), chuyển từ mạng cục bộ sang mạng diện rộng. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc hoạt động tại Hội sợ theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Tháng 6/2000, khi thị trường chứng khoán Việt Nam hình thành, ACB thành lập công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS), bắt đầu chiến lược đa dạng hóa hoạt động. Giai đoạn 2001-2005: Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2004, Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngần hàng Á Châu (ACBA) được thành lập. Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Chartered (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai gia đoạn hai của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM. Giai đoạn 2006-2010: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng 10/2006. Trong năm 2007, ACB tiếp tục chiến lược đa dạng hóa hoạt động, thành lập Công ty Cho thuế tài chính ACB (ACBL); cũng như tăng cường hợp tác với các đối tác như Công ty Open Solutions (OSI), Microsoft, Ngân hàng Standard Chartered; và trong năm 2008, với Tổ chức American Express và Tổ chức JCB. Năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực. Năm 2010, ACB xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn đặt ở tỉnh Đồng Nai. Trong giai đoạn này, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đã thành lập mới và đưa vào hoạt động 223 chi nhánh va phòng giao dịch; và ACB được Nhà nước Việt NAm tặng hai huân chương lao động và được nhiều tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Năm 2011, "Định hướng Chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020" được ban hành vào đầu năm. Trong đó nhấn mạnh đến chương trình chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành phù với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất. Cuối năm, ACB đã khánh thành Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (enterprise module date center) tại Tp. Hồ Chí Minh. Trong năm, ACB đưa vào hoạt động thêm 45 chi nhánh và phòng giao dịch. Năm 2012, sự cố gắng tháng 8/2012 đã tác động đáng kể đến nhiều mựt hoạt động của ACB, đặc biệt là huy động và kinh doanh vàng. Tuy nhiên ACB đã ứng phó tốt sự cố; 2 tháng sau đó, ACB đã lành mạnh hóa cơ cấu bảng tổng kết tài sản thông qua việc xử ký các tồn đọng liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. ACB cũng thực thi quyết liệt cắt giảm chi phí trong 6 tháng cuối năm; bước đầu hoàn chỉnh khuôn khổ quản lí rủi ro về mặt quy trình chính xác, và thành lập mới 16 chi nhánh và phòng giao dịch. Năm 2013, tuy hiệu quả hoạt động không như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức độ tăng trưởng khả quan về huy động và cho vay VND. Nợ xấu được kiểm soát ở mức 3% sau những biện pháp mạnh về thu hồi nơ, xử lý rủi ro tín dụng và bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). ACB cũng kéo giảm hệ số chi phí/ thu nhập xuống còn khoảng 66%, giảm 7% so với năm 2012. Về nhân sự, quy mô được tinh giản, và việc thay thế và bổ sung cấp quản lý được thực hiện thường xuyên. Mạng lưới kênh phân phối cũng được sắp xếp lại theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước. Tình hình hoạt động ba năm từ 2011 đến 2013 cũng được đánh giá lại và Chiến lược phát triển ACB cũng được điều chỉnh cho giai đoạn 2014-2018. Năm 2014, ACB nâng cấp hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi (core banking) từ TCBS lên DNA, thay thế hệ cũ đã sử dụng 14 năm. Hoàn tất việc thay đổi logo, bảng hiệu mặt tiền trụ sở cho toàn bộ các chi nhánh và phòng giao dịch và ATM theo nhận diện thương hiệu mới (công bố ngày 5/1/2015). Hoàn tất việc xây dựng khung quản lý rủi ro nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định mới về tỷ lệ đảm bảo an toàn. Quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh của kênh phân phối được nâng cao. Năm 2015, ACB hoàn thành các dự án chiến lược như: (i) tái cấu trúc kênh phân phối, (ii) hình thành trung tâm thanh toán nội địa (giai đoạn 1), (iii) hoàn thiện phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động đơn vị và nhân viên Hội sở; đồng thời cho khởi tạo và triển khai các dự án ngân hàng giao dịch (transaction banking), ngân hàng ưu tiên (priority banking), quản lý bán hàng (customer management system), v.v nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Năm 2017, ACB tiếp tục hoàn thiện các quy trình, chính sách và các hạn mức quản lý rủi ro nhằm phù hợp với quy định hiện hành của NHNN. Đạt kết quả khả quan về hoạt động vận hành và chất lượng dịch vụ khách hàng. Tăng 20% hiệu suất nhân viên, giảm 50% lỗi nghiệp vụ. Mức độ hài lòng của khách hàng tăng đều qua các năm và được đánh giá thuộc nhóm các ngân hàng dẫn đầu chất lượng dịch vụ trên thị trường. Thực hiện kế hoạch kiện toàn tổ chức và hoạt động mạng lưới theo mô hình vùng và cụm. Điều chỉnh, phân bố lại địa bàn kinh doanh và mở rộng lại mạng lưới các thị trường tiềm năng. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của mạng lưới kênh phân phối năm 2017 tăng cao hơn so với năm 2016 trên 94% đơn vị hoạt động có lãi. Nguồn nhân lực tiếp tục được tái cấu trúc theo hướng tập trung nhân sự cho hoạt động kinh doanh trực tiếp, có năng lực và hiệu suất cao, phát triển và nuôi dưỡng nguồn nhân lực kế thừa. Hệ thống kênh phân phối: ACB có 350 chi nhánh/ phòng giao dịch không gian giao dịch hiện đại: 11.000 máy ATM và 850 đại lý Western Union trên toàn quốc. 2. Các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty: - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá - Hùn vốn và liên doanh theo luật định - Dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài - Hoạt động bao thanh toán; đại lý bảo hiểm; Mua bán trái phiếu; hoạt động ủy thác và nhận ủy thác trước “đại lý bảo hiểm” - Cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính - Kinh doanh chứng khoán - Môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán - Lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành - Các dịch vụ về quản lý quỹ đầu tư và khai thác tài sản, và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác. 3. Vị thế của công ty: Với hơn 200 sản phẩm dịch vụ, ACB được khách hàng đánh giá là một trong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại. Hiện nay, ACB tích cực phát triển mạng lưới kênh phân phối với 167 chi nhánh và phòng giao dịch, đồng thời nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới. ACB đã xây dựng được mối quan hệ với các định chế tài chính khác như các tổ chức phát hành thẻ (Visa, MasterCard), các Công ty bảo hiểm (Prudential, AIA, Bảo Việt, Bảo Long), chuyển tiền Western Union, các ngân hàng bạn (Banknet), các đại lý chấp nhận thẻ, đại lý chi trả kiều hối, v.v… ACB là ngân hàng duy nhất Việt Nam được nhận giải "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008" của tạp chí tài chính - ngân hàng quốc tế Euromoney trao tặng. Đây là lần thứ 3 ACB được nhận danh hiệu này. ACB còn giành luôn vị trí số 1 trong top 10 “Ngân hàng thương mại được hài lòng nhất Việt Nam" do nhóm chuyên gia tài chính ngân hàng của báo Sài Gòn Tiếp thị tổng kết sau khi tiến hành điều tra ý kiến người tiêu dùng về 30 ngân hàng thương mại và các dịch vụ tài chính được hài lòng nhất trong năm 2007 và quý 1/2008 Đánh giá cao vị thế của ACB, Ngân hàng Standard Chartered của Anh vừa quyết định tăng cổ phần tại ACB từ 8,84% lên 15% Tháng 6/2008, ACB tăng vốn điều lệ lên 5.805 tỷ đồng và trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn thứ 2 trong khối ngân hàng TMCP tại VN (sau VCB) 4. Chiến lược phát triển và đầu tư: ACB tập trung nguồn lực trong các lĩnh vực sau: (i) định hướng khách hàng, (ii) quản lý rủi ro, (iii) kết quả tài chính bền vững, (iv) năng suất và hiệu quả, và (v) đạo đức kinh doanh. Các giá trị cốt lõi của ACB đã được xác định là Chính trực, Cẩn trọng, Cách tân, Hiệu quả và Hài hòa, là nền tảng cho các nguyên tắc hành động cũng như chính sách đối với các đối tượng liên quan bao gồm cổ đông, nhân viên, khách hàng, cơ quan quản lý và cộng đồng. Định hướng phát triển kinh doanh trong giai đoạn 2014-2018 bao gồm: - - Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính bán lẻ, ACB tiếp tục tập trung vào phân đoạn khách hàng có thu nhập cao và trung bình. Các tiêu dự án chiến lược sẽ chú trọng thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại. Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cung cấp cho doanh nghiệp, ACB hướng đến khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận có chọn lọc với doanh nghiệp lớn. Các tiêu dự án chiến lược liên quan đến thị trường doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ chú trọng thu hút và gắn kết khách hàng với ACB. Trong lĩnh vực thị trường tài chính, ACB trước đây tập trung vào kinh doanh vàng và cho vay liên ngân hàng nay chuyển sang hoạt động hỗ trợ khách hàng, bao gồm quản lý tài sản nợ và tài sản có; cung cấp dịch vụ bán hàng vào bảo hiểm các dịch vụ cho khách hàng và thúc đẩy hoạt động tự doanh. ACB vạch ra lộ trình ba giai đoạn tạo điều kiện để là Ngân hàng hàng đầu Việt Nam - - Giai đoạn 1 (năm 2014) - Hoàn thiện các nền tảng: Thực hiện quyết liệt các bước đi để ACB duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường. Giai đoạn 2 (2015 - 2016) - Xây dựng năng lực: Xây dựng hoặc nâng cao những năng lực sống còn để tiến lê vị trí hàng đầu trên thị trường, như năng lức phân đoạn khách hàng nhằm cung cấp sản phẩm đúng yêu cầu của khách hàng để thắng thế trong phân đoạn khách hàng mục tiêu. Giai đoạn 3 (2017 - 2018) - Định vị hàng đầu: Xây dựng nhiều năng lực tinh tế phức tạp hơn để phân tích và thấu hiểu khách hàng sâu hơn, tiến hành bán chéo sản phẩm dịch vụ cho khách hàng mục tiêu. 5. Cơ cấu tổ chức quản lý: 5.1. Cơ quan chính: Cơ cấu tổ chức quản lý của ACB bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hồi đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 tại Điều 32.1 về cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng. Đại hồi đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng (Điều 27.1 Điều lệ ACB năm 2012). Đại hội đồng cổ đông bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát (Điều 29.1d Điều lệ ACB năm 2012) 5.2. Sơ đồ tổ chức: ĐAI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC ỦY BAN VP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÁC HỘI ĐỒNG VP QUẢN LÝ DỰ ÁN CHIẾN LƯỢC PHÒNG ĐỐI NGOẠI PHÒNG QUẢN TRỊ TRUYỀN THÔNG & THƯƠNG HIỆU PHÒNG QUẢN TRỊ TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG PHÒNG TỔNG HỢP KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHÒNG ĐẦU TƯ PHÒNG THẨM ĐỊNH TÀI SẢN KHỐI TÀI CHÍNH THỊ TRƯỜNG PHÒNG QUẢN LÝ NỢ TRUNG TÂM PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO PHÒNG PHÁP CHẾ PHÒNG SÁNG TẠO CÁC CHI NHÁNH VÀ PGD KHỐI VẬN HÀNH KHỐI QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC KHỐI QUẢN TRỊ HÀNH CHÁNH KHỐI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KHỐI TÀI CHÍNH 5.3. Các công ty con: Công ty con Công ty chứng khoán ACB (ACBS) Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA) Công ty cho thuê tài chính ACB (ACBL) Công ty Quản lý quỹ ACB (ACBC) GPHĐ/ Lĩnh vực KD chính Vốn điều lệ % đầu tư thực góp (tỷ trực tiếp bởi đồng) ACB % đầu tư gián tiếp bởi công ty con Tổng % đầu tư 06/GPHĐK D Chứng khoán 1.500 100 - 100 4104000099 Quản lý nợ và khai thác tài sản 340 100 - 100 4104001359 Cho thuê tài chính 200 100 - 100 41/UBCKGP Quản lý quỹ 50 - 100 100 6. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ACB: Dưới đây là 4 chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ACB trong 5 năm 2013 – 2017. Các chỉ số được công bố hàng năm trong Báo cáo thường niên của ngân hàng: Tổng tài sản (tỷ đồng) 2017 284,316 2016 233,681 2015 201,457 2014 179,610 2013 166,599 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 Dựa theo biểu đồ trên ta có thể thấy tổng tài sản của ngân hàng có sự tăng trưởng đều. Từ năm 2013 – 2017, tổng tài sản tăng 117.717 tỷ đồng, tương đương tăng 170%. Trong đó, giai đoạn 2013 – 2015, tổng tài sản có sự tăng trưởng chậm, chỉ đạt 34.858 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng năm 2014 là 7,8%/năm và năm 2015 là 12,1%/năm. Tuy nhiên đến trong giai đoạn 2015 – 2017, ngân hàng đã có sự tăng trưởng mạnh. Cụ thể, tổng tài sản tăng lên là 82.859 tỷ đồng với sự tăng đột biến vào năm 2017 là 50.635 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng đạt 15,99%/năm vào năm 2016 và 21,67%/năm. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của một ngân hàng có thương hiệu lâu năm như ACB. Tiềề n gửửi kháá ch háà ng (tỷử đồề ng) 2017 241,393 2016 207,051 2015 174,919 2014 154,614 2013 138,599 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 Tiền gửi khách hàng vào ngân hàng ACB cũng có những tín hiệu đáng mừng. Ta có thể chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn từ năm 2013 – 2015, tiền gửi khách hàng có sự gia tăng nhẹ. Tổng số tiền gửi tăng 36.320 tỷ đồng tăng 126,2% với tốc độ tăng trung bình là 12,34%/năm. Nhưng đến giai đoạn 2015 – 2017, ngân hàng ACB đã có sự thay đổi lớn. Tổng số tiền gửi vào ngân hàng đã tăng lên 66.474 tỷ đồng, gấp đôi giai đoạn 2013 – 2015 với tốc độ tăng bình quân là 17,48%/ năm. Đây là 1 biểu hiện cho thấy sự tín nhiệm của người tiêu dùng dành cho ngân hàng ACB. Đây chính là 1 bước đệm quan trọng để ngân hàng có những chiến lược, kế hoạch phát triển trong các giai đoạn tiếp theo. Tổng dư nợ (tỷ đồng) 2017 198,523 2016 163,401 135,348 2015 2014 116,324 2013 107,190 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 Dựa vào biểu đồ ta có thể thấy tốc độ tăng tổng dư nợ của ngân hàng ACB có xu hướng tăng đều. Từ năm 2013, dư nợ đạt 107.190 tỷ đồng cho đến năm 2017 dư nợ tăng lên 198.523 tỷ đồng, tăng 91333 tỷ đồng. Với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 8,2%/năm (2014); 16,2%/năm (2015); 20,4%/năm (2016) và 21,5% (2017). Dư nợ vay có chiều hướng tăng phản ánh nền kinh tế trong xã hội đang có những tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, ngân hàng ACB cũng cần phải có những biện pháp để tránh xảy ra nợ xấu như những năm 2015, 2016. Tồổ ng lợợi nhuáậợ n trửợác thuềế (tỷử đồề ng) 2017 2,556 2016 1,667 2015 1,314 2014 1,215 2013 1,035 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 Xét đến lợi nhuận trước thuế của ngân hàng, ta thấy những năm 2013 – 2016, ACB có những tín hiệu không mấy khả quan. Lợi nhuận tăng trưởng khá chậm chỉ tăng thêm từ 100 – 300 tỷ mỗi năm. Điều này có thể giải thích do vấn đề nợ xấu và các định hướng của ngân hàng có vẻ chưa đạt hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ. Tuy nhiên, với những thay đổi nhất định trong chính sách phát triển, ngân hàng ACB đã có sự tăng trưởng vượt bậc với lợi nhuận tăng lên đến 1000 tỷ đồng vào năm 2017 đạt 53,5%. Đấy là một con số không phải là nhỏ thể hiện sự quyết tâm của ban lãnh đạo ngân hàng ACB. 7. Nhận xét chung về ngân hàng ACB: Năm 2015 là năm thứ ba trong giai đoạn ba năm ACB thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng, ACB đã đạt được kết quả khả quan trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn và trong điều kiện ACB liên tục khắc phục, xử lý các vấn đề tồn đọng mang tính lịch sử. Lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn trong năm 2015 đạt 1.314 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2014 và đạt 100% kế hoạch cả năm đã đề ra. Quy mô tổng tài sản, dư nợ cho vay, và huy động tăng trưởng lần lượt ở mức 12%, 15% và 13%. ACB tiếp tục có khả năng an toàn vốn tốt với tỷ lệ an toàn vốn tổng và vốn cấp 1 lần lượt ở mức 12,8% và 9,27%. Bảng cân đối kế toán tiếp tục duy trì được khả năng thanh khoản cao với tỷ lệ Dư nợ/tiền gửi khách hàng ở mức 77%. Lợi nhuận trước thuế Tập đoàn tăng 8% dựa trên nền tảng doanh thu tăng trưởng 21% và chi phí được kiểm soát chặt chẽ với tốc độ tăng 5%. Biên sinh lời (NIM) cải thiện ở mức 3,2% trong khi thu nhập lãi thuần tăng 23%. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 100% so với năm 2014, khi ACB mạnh tay trích lập dự phòng cho các khoản chứng khoán đầu tư tồn đọng xấp xỉ một nghìn tỷ đồng, bám sát theo kế hoạch đã đề ra. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,2% xuống còn 1,3% vào cuối năm 2015 và tiếp tục được tập trung xử lý tích cực bằng nhiều biện pháp. ACB tiếp tục có những tiến triển và kết quả tốt trong việc thực hiện đề án tái cơ cấu trong năm 2015. Năm 2016 là năm cuối cùng của ACB trong giai đoạn hoàn thiện nền tảng, xây dựng năng lực tiến tới vị trí ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Trong năm 2016, ACB tiếp tục khắc phục, xử lý các vấn đề tồn đọng, đồng thời bắt đầu những cuộc bứt phá trong hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận trước thuế của toàn Tập đoàn trong năm 2016 đạt 1.667 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2015 và vượt 11% kế hoạch cả năm đã đề ra. Về phía doanh thu, trong năm 2016, thu nhập lãi thuần của ACB tăng 17%, biên sinh lời được cải thiện ở mức 3,17%, tăng 8 điểm so với năm 2015. Thu nhập ngoài lãi cũng có bước tăng trưởng ấn tượng 32%, chiếm 20% trên tổng thu nhập. Trong đó, thu dịch vụ tăng mạnh 27% theo đúng định hướng đã đề ra nhờ tăng cường tập trung chú trọng vào mảng khách hàng cá nhân và dịch vụ tài chính, đồng thời từng bước giúp giảm bớt rủi ro phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng. Chi phí trong năm 2016 mặc dù phải phân bổ ngân sách cho hai nhiệm vụ quan trọng là nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin và tiếp tục kế hoạch chuyển đổi hệ thống nhận diện thương hiệu mới, tuy nhiên vẫn luôn được kiểm soát chặt chẽ. Chi phí thực tế thấp hơn so với kế hoạch, với tốc độ tăng 16%. tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh từ 1,3% xuống còn 0,88%. Tỷ lệ nợ nhóm 2-5 cũng giảm mạnh từ 3,1% xuống còn 2,1%. Kết quả kinh doanh đầy khả quan trong năm 2016 phần lớn nhờ vào việc xử lý hầu hết các vấn đề tồn đọng đã được giải quyết theo đúng lộ trình và bộ máy hoạt động kinh doanh lõi được cơ cấu đúng đắn. Năm 2017 là năm ACB khẳng định lại vị trí ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Các kết quả đạt được trong năm cho thấy ACB đang có một sự trở lại ngoạn mục sau một thời gian dài xử lý các khó khăn. Lợi nhuận trước thuế của toàn Tập đoàn đạt kết quả khả quan là 2.656 tỷ đồng, tăng 59% so với năm 2016 và vượt 20% kế hoạch cả năm. Thu nhập lãi thuần của ACB tăng 23%, biên sinh lời được cải thiện ở mức 3,27%, tăng 10 điểm so với năm 2016. Thu nhập ngoài lãi cũng có bước tăng trưởng ấn tượng là 70%, chiếm 26% trên tổng thu nhập, trong đó, thu dịch vụ tăng mạnh đến 26%. ACB đã từng bước chuyển dịch cơ cấu thu nhập, đa dạng hóa khả năng sinh lời, giảm bớt phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Quy mô tổng tài sản được đẩy mạnh từ 234 nghìn tỷ đồng lên 284 nghìn tỷ đồng, tăng 22%. Tín dụng tăng 35 nghìn tỷ đồng, tương đương 20%; huy động tăng 34 nghìn tỷ đồng, tương đương 17%. Mặc dù tăng trưởng cao, liên tục trong nhiều năm nhưng ACB vẫn tiếp tục duy trì được khả năng thanh khoản cao với tỷ lệ dư nợ/huy động tiền gửi khách hàng ở mức 82%, tỷ lệ trái phiếu chính phủ luôn chiếm tỷ trọng trên 15% tổng tài sản. Năm 2017, ACB đã đạt được nhiều thành công trong việc xử lý nợ xấu nói chung cũng như các khoản tồn đọng đặc biệt (vốn là hệ quả của sự kiện năm 2012) nói riêng. chủ động đẩy nhanh hơn lộ trình xử lý thu hồi và trích lập dự phòng 100% cho toàn bộ các tài sản tồn đọng đặc biệt, hoàn thành trước tiến độ được phê duyệt một năm. Kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2017 đã tạo ra một nền tảng vững chắc cho năm 2018 và những năm tiếp theo. 8. Phòng giao dịch Giảng Võ ngân hàng ACB: 8.1. Lịch sử hình thành: Ngày 19/10/2009, phòng giao dịch của ngân hàng Á Châu được khai trương tại số 211 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đây là đơn vị thứ 215 trong hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch của ACB. Phòng giao dịch Giảng Võ ngân hàng ACB kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống. 8.2. Sản phẩm kinh doanh: Phòng giao dịch Giảng Võ ngân hàng ACB hoạt động với các sản phẩm tương tự như các chi nhánh khác trong hệ thống như: nhận tiền gửi bằng VNĐ, ngoại tệ, vàng; cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng; các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền nội địa và quốc tế, chuyển tiền nhanh Western Union; thu đổi ngoại tệ; các dịch vụ tín dụng thẻ quốc tế (Visa, MasterCard, JCB,…) và thẻ nội địa (ACB Card) và các dịch vụ ngân hàng khác. 8.3. Cơ cấu tổ chức: Phòng giao dịch Giảng Võ ngân hàng ACB gồm 3 khối văn phòng chính: GIÁM ĐỐC CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ PHẬN TÍN DỤNG BỘ PHẬN GIAO DỊCH Giám đốc: - Có quyền quyết định mọi vấn đề hàng ngày của phòng giao dịch trong phạm vi giới hạn được Tổng giám đốc ủy quyền; Bộ phận giao dịch: - - Bộ phận giao dịch – kho quỹ: o Chào đón khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng cũng cấp. Giải đáp, hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng; o Thu thập thông tin về khách hàng o Thu, chi các khoản tiền ra vào của phòng giao dịch; Bộ phận hỗ trợ khách hàng: o Phối hợp các bộ phận khác thực hiện công tác tổ chức, quản lý và phát triển nguồn khách hàng; o Hỗ trợ khách hàng trong các hoạt động với ngân hàng; Bộ phận tín dụng: - - Chuyên viên khách hàng cá nhân: hướng dẫn, triển khai thực hiện các sản phẩm, dịch vụ khách hàng cá nhân như bán sản phẩm tín dụng, lập kế hoạch cho vay, giám sát, kiểm tra, thu hồi nợ,… Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp: hướng dẫn triển khai thực hiện các sản phẩm, dịch vụ khách hàng doanh nghiệp như lập kế hoạch cho vay, giám sát, kiểm tra, thu hồi nợ, đề xuất điều chỉnh hoạt động cho vay,… 8.4. Kết quả hoạt động kinh doanh: Dưới đây là kết quả kinh doanh của phòng giao dịch Giảng Võ ngân hàng ACB: Kết quả hoạt động kinh doanh tính đến 31/12/2016 Chỉ tiêu 31/12/2016 KH 2016 So với KH 2016 (+/-) % TH KH Nội tệ (tỷ đồng) Nguồn vốn Trong đó dân cư Dư nợ Tỷ lệ DN trung, dài hạn 2.345 2.907 -428 80,67 73% 66% 7% 110,61 1.852 2.844 -992 65,12 16% 32% -16% 50,00 Ngoại tệ (ngàn USD) Nguồn vốn Trong đó dân cư Dư nợ Tỷ lệ DN trung, dài hạn 4.046 120 3.926 3.371,67 96% 0% 1 100,00 13.628 18.773 -5.145 72,59 24% 21% 3% 114,89 Dư nợ nền kinh tế (cả ngoại tệ quy đổi VND, tỷ đồng) Tổng dư nợ nền kinh tế 2.374 3.296 -922 72,02 Tr/đó: - Dư nợ DN 2.180 3.052 -872 71,4 194 244 -50 79,5 Tỷ lệ nợ xấu 2,83% 2,5% 0,3% 113,2 Tr/đó: - Tỷ lệ nợ xấu DN 2,24% 2,3% -0,1% 97,39 9,45% 5,0% 12,29% 189 -5558 82,35 - Dư nợ HSX&CN - Tỷ lệ nợ xấu HSX & CN Thu dịch vụ (triệu đồng) Tổng doanh thu phí dịch vụ 25.942 31.500 Tài chính (triệu đồng) Lợi nhuận khoán TC - V2 -46.298 5.000 -51.298 925,96 Kết quả kinh doanh tính đến 31/12/2017 Chỉ tiêu 31/12/2017 KH 2017 So với KH 2017 (+/-) % TH KH Nội tệ (tỷ đồng) Nguồn vốn Trong đó dân cư Dư nợ Tỷ lệ DN trung, dài hạn 3.504 3150 354 111,24 66% 75% -9% 88 2.147 2.320 -173 92,54 13% 20,4% -7% 65,1 Ngoại tệ (ngàn USD) Nguồn vốn Trong đó dân cư Dư nợ Tỷ lệ DN trung, dài hạn 6.320 5.000 1.320 176,4 96% 90% 6% 106,67 14.322 16.500 -2.178 86,8 14% 15% -1% 93,33 Dư nợ nền kinh tế (cả ngoại tệ quy đổi VND) Tổng dư nợ nền kinh tế 3.269 3.100 169 105,45 Tr/đó: - Dư nợ DN 2.958 2.896 62 102,14 311 204 107 152,45 Tỷ lệ nợ xấu 2,70% 2,2% 0,5% 102,73 Tr/đó: - Tỷ lệ nợ xấu DN - Tỷ lệ nợ xấu HSX & CN 1,80% 2,0% -0,2% 90 11,20% 5,0% 6,2% 224 -3,775 87,49 -29,97 193,65 - Dư nợ HSX&CN Thu dịch vụ (tỷ đồng) Thu dịch vụ 26,414 30,198 Tài chính (tỷ đồng) Lợi nhuận khoán TC - V2 -61,97 -32,00 Kết quả kinh doanh tính đến 31/12/2018: Chỉ tiêu 31/12/2018 KH 2018 So với KH 2018 (+/-) % TH KH Nội tệ (tỷ đồng) Nguồn vốn 3.129 3.100 29 100,94 61% 80% -19% 76,25 2.296 2.512 -216 91,4 22% 18,00% 4% 122,22 Trong đó tỷ lệ dân cư Dư nợ Tỷ lệ DN trung, dài hạn Ngoại tệ (ngàn USD) Nguồn vốn 3.413 4.000 -587 85,32 94% 74% 20% 124,52 12.761 15.234 -2.473 83,76 13% 11% 2% 121,15 Trong đó dân cư Dư nợ Tỷ lệ DN trung, dài hạn Dư nợ nền kinh tế (cả ngoại tệ quy đổi VND) Tổng dư nợ nền kinh tế 2.660 3.028 -368 87,84 Tr/đó: - Dư nợ KHPN 2.415 2.747 -332 87,91 - Dư nợ KHCN 245 281 -36 87,18 Tỷ lệ nợ xấu (%) 7,923% 1,93% 6% 410,97 Tr/đó: - Nợ xấu KHPN 7,95% 1,6% 2,05% 496,87 - Nợ xấu KHCN 7,35% 5,3% 6,35% 138,68 -8,331 71,4 -446,94 -354,2 Dịch vụ (tỷ đồng) Thu dịch vụ 20,799 29,130 Tài chính (tỷ đồng) Chênh lệch khoán tài chính -348,54 98,40 II. Đề xuất đề tài nghiên cứu: 1. Lý do chọn đề tài: Theo khảo sát của Ngân hàng thế giới World Bank, thánh toán không sử dụng hình thức tiền mặt đang trở thành phương thức phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới với giá trị chi tiêu của người tiêu dùng chiếm hơn 90% tổng số giao dịch hàng ngày và con số này đang ngày càng tăng lên. Tỷ lệ tiền mặt trong tổng lượng tiền của nền kinh tế tại Hoa Kỳ chỉ chiếm khoảng 7,7% và tại các nước châu Âu chiếm 10% theo cuộc khảo sát năm 2016. Hệ thống thanh toán nhanh và hiện đại đã và đang được nhân rộng trên toàn thế giới, đáp ứng nhu cầu thanh thoán nhanh đang ngày càng tăng cao của người tiêu dùng. Và tại Việt Nam đó cũng là 1 xu thế tất yếu khi ngày càng nhiều người tiêu dùng sử dụng hình thức thanh toán không tiền mặt này cho các giao dịch của mình. Nắm bắt được xu thế này, các NHTM trong và ngoài nước có trụ sở tại Việt Nam đã tích cực tung ra các sản phẩm tín dụng, đáp ứng nhu cầu thanh toán của người tiêu dùng như Internet Banking, các loại thẻ Credit, thẻ Prepaid,… Đây là 1 khoản thu lớn cho các NHTM, góp phần cho sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng Việt Nam, thúc đấy thị trường tiêu dùng của Việt Nam. Và trong giai đoạn biến động với bối cảnh hội nhập như hiện nay, 1 trong những nhân tố đáng quan tâm của các NHTM chính là hoạt động cho vay, đã và đang được các NHTM khai thác 1 cách triệt để. Với thương hiệu được gây dựng từ những năm 93, ngân hàng ACB đã đưa ra rất nhiều chính sách, chiến lược để tiến thân vào thị trường đầy cạnh tranh này. Rất nhiều gói sản phẩm cho vay đối với các khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã được tung ra, đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu của thị phần này. Dựa theo những kiến thức tiếp thu được khi học tập tại Đại Học Kinh tế Quốc dân, và thông qua các hoạt động thực tiễn khi thực tập tại Phòng giao dịch ngân hàng ACB chi nhánh Giảng Võ, em thấy hoạt động cho vay với khách hàng cá nhân (KHCN) là 1 đề tài cần khai thác và nghiên cứu cụ thể. Do đó, em chọn đề tài “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại Phòng giao dịch ACB Giảng Võ” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu nhằm tìm hiểu kĩ hơn về hoạt động cho vay KHCN ở phòng giao dịch Giảng Võ ngân hàng ACB; những tiềm lực mà phòng giao dịch đang có như về nhân lực, nguồn dữ liệu, ngân sách, khả năng thanh khoản, khả năng thu hồi nợ,... Từ đó nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN, tăng hiệu quả kinh doanh của phòng giao dịch Giảng Võ ngân hàng ACB. Sau khi nghiên cứu đề tài này, ta sẽ tìm câu trả lời cho 5 câu hỏi: 1. Thế nào là hoạt động cho vay KHCN? 2. Các nhân tố tác động hết hoạt động cho vay này là gì? 3. Làm thế nào để đánh giá hoạt động này có hiệu quả hay không? Các tiêu chí đánh giá 4. Thực tế hoạt động cho vay của phòng giao dịch Giảng Võ đã hiệu quả hay có những khó khăn gì cần giải quyết 5. Đề ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của hoạt động này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng: Hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng ACB. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay của phòng giao dịch của ACB chi nhánh Giảng Võ trong 3 năm 2016, 2017, 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để có thể nghiên cứu một cách có logic và đầy đủ nhất, em dự kiến sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp xử lý dữ liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê mô tả. - - - Phương pháp định thu thập dữ liệu: nhằm mục đích thu thập các số liệu cần thiết để nắm bắt được hoạt động cho vay KHCN của phòng giao dịch, kết quả kinh doanh của cơ sở. Phương pháp xử lý dữ liệu: từ những số liệu lấy được từ ngân hàng, xử lý tính toán để tính toán các chỉ số phân tích, đánh giá Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn các anh chị nhân viên trong phòng, hiểu hơn về hoạt động cho vay KHCN và tham vấn các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động này Phương pháp thống kê mô tả: từ các số liệu thu thập được diễn giải thành các đồ thị, bảng số liệu để dễ dàng nắm bắt được tình hình kinh doanh của phòng giao dịch cũng như kết quả hoạt động của dịch vụ cho vay KHCN Từ những phương pháp này, em sẽ có những nhận định một cách khái quát về tình hình hoạt động của ngân hàng và đưa ra những giải pháp phù hợp với kế hoạch tương lai của phòng giao dịch và nâng cao hiệu quả của nó. 5. Đề cương nghiên cứu: Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại. 1.1. Tổng quan về hoạt động cho vay 1.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay KHCN 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay KHCN 1.1.3. Vai trò của hoạt động cho vay KHCN 1.1.4. Phân loại hoạt động cho KHCN 1.2. Hiệu quả hoạt động cho vay KHCN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan