Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm kẹo mè xửng ở công ty tnhh thuận p...

Tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm kẹo mè xửng ở công ty tnhh thuận phát

.DOC
36
317
67

Mô tả:

Chương 1 Tổng quan về đề tài nghiên cứu 1.1/Sự cần thiết tăng cường chất lượng sản phẩm kẹo mè xửng tại công ty TNHH Thuận phát: Nước ta từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với quá trình mở cửa hội nhập cùng thế giới đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải tham gia vào một cuộc chạy đua thực sự, cuộc chạy đua đem lại những lợi thế trong kinh doanh. Chính vì vậy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Chất lượng sản phẩm đang trở thành một yếu tố cơ bản quyết định đến sự thành bại trong cạnh tranh, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như sự tiến bộ hay tụt hậu của nền kinh tế nói chung. Trong thời đại hiện nay xã hội phát triển và không ngừng đi lên,cùng với đó sự cạnh tranh cũng diễn ra gay gắt . Có thể khẳng định, chất lượng đang là vấn đề mang tầm quan trọng vĩ mô nhưng để nâng cao chất lượng đạt mức tối ưu nhất đòi hỏi các doanh nghiệp phải đưa chất lượng vào nội dung quản lý trong hệ thống hoạt động của mình. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm ngày càng cao, sản phẩm không chỉ đẹp, rẻ mà phải đạt chất lượng caot. Do đó, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm là yêu cầu khách quan thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm phải đạt tiêu chuẩn quốc tế,đồng thời sức ép cạnh tranh cũng tăng lên đáng kể.Điều này đặt ra trước mắt doanh nghiệp phải trả lời được câu hỏi cạnh tranh được hay là phá sản.Muốn tăng cường năng lực cạnh tranh thì đòi hỏi doanh nghiệp phải cải tiến,.Ngày nay khi xã hội phát triển cùng với đó là 1 sự thay đổi nhu cầu trong tiêu dùng.Trước kia phổ biến quan niệm ăn no ,mặc ẩm đến ngày nay câu cửa miệng đó là ăn ngon mặc đẹp,yêu cầu ngày càng cao và càng khắt khe hơn đối với sản phẩm về chất lượng,kiểu dáng mẫu mã. Năm 2010 là năm kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam đang trải qua một cuộc khủng hoảng kéo theo đó là sự thuyên giảm của tiêu dùng.Điều này tạo lên áp lực đòi hỏi doanh nghiệp phải cải tiến để tồn tại có thể là nguyên nhân của sự phá sản của rất nhiều doanh nghiệp.Đồng nghĩa với việc hạ thấp chi phí sản xuất quản lý đồng thời nâng cao chất lượng cũng là yêu cầu sống còn của mọi doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Thuận phát nói riêng 1.2/Xác lập tuyên bố trong đề tài: Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Thuận Phát em thấy quản trị chất lượng sản phẩm kẹo mè xửng đang là mối quan tâm hàng đầu của ban lãnh đạo công ty,do đó em đã lựa chon đề tài Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm kẹo mè xửng ở công ty TNHH Thuận Phát. 1.3/ Mục tiêu của nghiên cứu: - Khái quát hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng và quản trị chất lượng. - Phân tích thực trạng về chất lượng và quản trị chất lượng của doanh nghiệp. - Đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cho kẹo mè xửng công ty. 1.4/ Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong thời gian thực tập ở công ty em xin lựa chọn đi sâu nghiên cứu về sản kẹo mè xửng. Phạm vi đề tài này sẽ phân tích thực trạng và quy trình sản xuất và đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm kẹo này. 1.5/ Một số vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng và quản trị chất lượng . 2 1.5.1/ Khái niệm chất lượng và chất lượng sản phẩm : Khái niệm chất lượng đã xuất hiện từ lâu, ngày nay được sử dụng phổ biến trong sách báo. Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Do tính phức tạp đó nên hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Mỗi khái niệm đều có những cơ sở khoa học nhằm giải quyết những mục tiêu, nhiệm vụ nhất định trong thực tế. Đứng trên những góc độ khác nhau và tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể đưa ra những quan niệm về chất lượng xuất phát từ người sản xuất, người tiêu dùng, từ sản phẩm hay từ đòi hỏi của thị trường. Quan niệm xuất phát từ sản phẩm: Chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Quan niệm này đồng nghĩa chất lượng sản phẩm với số lượng các thuộc tính hữu ích của sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm có thể có nhiều thuộc tính hữu ích nhưng không được người tiêu dùng đánh giá cao.  Theo quan niệm của các nhà sản xuất: Chất lượng sản phẩm là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước.  Hiện nay trong nền kinh tế thị trường,nhu cầu thị trường được coi là xuất phát điểm của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.Quan niệm về chất lượng sàn phẩm gắn liền với nhu cầu của người tiêu dùng. Philip Crosby một chuyên gia chất lượng hàng đầu của thế giới cho rằng : Chất lượng là sự phù hợp với những nhu cầu hay đặc tính nhất định.Giá trị của định nghĩa này ở chỗ nó cho phép đo được chất lượng,khi đã đo được thì có thể đánh giá hoạt động chất lượng. Theo ông J.Juran: “Chất lượng là sự phù hợp với sử dụng, với công dụng”. 3 Còn theo A.Feigenboun: “Chất lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính kỹ thuật, công nghệ và vận hành của sản phẩm nhờ chúng mà sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng”. Phần lớn các chuyên gia về chất lượng trong nền kinh tế thị trường coi chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với nhu cầu hay mục đích sử dụng 1.5.2 Vai trò của chất lượng sản phẩm. Nền kinh tế thị trường cho phép các doanh nghiệp tự do cạnh tranh với nhau trên mọi phương diện. Chất lượng sản phẩm tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua. Mỗi sản phẩm có rất nhiều các thuộc tính chất lượng khác nhau, các thuộc tính này được coi là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Khách hàng hướng quyết định lựa chọn mua hàng vào những sản phẩm có các thuộc tính phù hợp với sở thích, nhu cầu và khả năng, điều kiện sử dụng của mình. Họ so sánh các sản phẩm cùng loại và lựa chọn loại hàng nào có những thuộc tính kinh tế - kỹ thuật thoả mãn những mong đợi của họ ở mức cao hơn. Đối với các doanh nghiệp công nghiệp, chất lượng sản phẩm luôn luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh trên thị trường. Từ đó, người tiêu dùng sẽ tin tưởng vào nhãn mác của sản phẩm và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp, nếu có thể sẽ mở rộng thị trường ra nước ngoài. Chính điều này đã tạo động lực to lớn buộc các doanh nghiệp ngày càng phải hoàn thiện để phục vụ khách hàng được tốt nhất. Nâng cao chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp đi sâu tìm tòi nghiên cứu các tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng nó vào quá trình sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ nhằm giảm lao động sống, lao động quá khứ, tiết kiệm nguyên vật liệu và nâng cao năng lực sản xuất. Do vậy, giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm từ đó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh của mình là nâng cao lợi nhuận, đây đồng thời cũng là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. 4 1.5.3/. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm : 1.5.3.1/ Các nhân tố bên trong - Nhóm yếu tố nguyên vật liệu( Materials ): Nguyên vật liệu là một yếu tố tham gia trực tiếp cấu thành thực thể của sản phẩm. Những đặc tính của nguyên liệu sẽ được đưa vào sản phẩm vì vậy chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Không thể có sản phẩm tốt từ nguyên vật liệu kém chất lượng. Muốn có sản phẩm đạt chất lượng (theo yêu cầu thị trường, thiết kế...) điều trước tiên, nguyên vật liệu để chế tạo sản phẩm phải đảm bảo những yêu cầu về chất lượng, mặt khác phải bảo đảm cung cấp cho cơ sơ sản xuất những nguyên vật liệu đúng số lượng, đúng chất lượng, đúng kỳ hạn. . - Nhóm yếu tố kỹ thuật - công nghệ - thiết bị (Machines ): Đối với những doanh nghiệp công nghiệp, máy móc và công nghệ, kỹ thuật sản xuất luôn là một trong những yếu tố cơ bản có tác động mạnh mẽ nhất đến chất lượng sản phẩm, nó quyết định việc hình thành chất lượng sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp đã coi công nghệ là chìa khoá của sự phát triển. Công nghệ: Quá trình công nghệ có ảnh hưởng lớn quyết định chất lượng sản phẩm. Đây là quá trình phức tạp, vừa làm thay đổi ít nhiều hoặc bổ sung, cải thiện nhiều tính chất ban đầu của nguyên vật liệu sao cho phù hợp với công dụng của nó. - Nhóm yếu tố phương pháp tổ chức quản lý ( Methods ): Trình độ quản trị nói chung và trình độ quản trị chất lượng nói riêng là một trong những nhân tố cơ bản góp phần đẩy nhanh tốc độ cải tiến, hoàn thiện chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp nếu nhận thức được rõ vai trò của chất lượng trong cuộc chiến cạnh tranh thì doanh nghiệp đó sẽ có đường lối, chiến lược kinh doanh đúng đắn quan tâm đến vấn đề chất lượng. Trên cơ sở đó, các cán bộ quản lý tạo ra sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa các khâu, các yếu tố của quá trình sản xuất nhằm mục đích cao nhất là hoàn thiện chất lượng sản phẩm. - Nhóm yếu tố con người ( Men ): 5 Nhóm yếu tố con người bao gồm cán bộ lãnh đạo các cấp, cán bộ công nhân viên trong một đơn vị và người tiêu dùng. Đây là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Dù trình độ công nghệ có hiện đại đến đâu, nhân tố con người vẫn được coi là nhân tố căn bản nhất tác động đến hoạt động quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi người lao động chính là người sử dụng máy móc thiết bị để sản xuất ra sản phẩm, bên cạnh đó có rất nhiều tác động, thao tác phức tạp đòi hỏi kỹ thuật khéo léo, tinh tế mà chỉ có con người mới làm được. + Đối với cán bộ lãnh đạo các cấp cần có nhận thức mới về việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có những chủ trương, những chính sách đúng đắn về chất lượng sản phẩm thể hiện trong mối quan hệ sản xuất và tiêu dùng. + Đối với cán bộ công nhân viên trong một đơn vị kinh tế trong một doanh nghiệp cần phải có nhận thức rằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm là trách nhiệm của mọi thành viên. 1.5.4.2. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. - Nhu cầu của nền kinh tế: Chất lượng sản phẩm chịu sự chi phối bởi các điều kiện cụ thể của nền kinh tế được thể hiện ở các mặt: nhu cầu của thị trường, trình độ kinh tế, khả năng cung ứng của sản xuất, chính sách kinh tế của nhà nước... Nhu cầu thị trường là điểm xuất phát của quá trình quản lý chất lượng tạo động lực, định hướng cho cải tiến và hoàn thiện chất lượng sản phẩm. Nhu cầu của thị trường rất phong phú và đa dạng về số lượng, chủng loại nhưng khả năng kinh tế thì có hạn : tài nguyên, vốn đầu tư, trình độ kỹ thuật công nghệ, đổi mới trang thiết bị. - Trình độ tiến bộ khoa học - công nghệ: Trong thời đại ngày nay, chất lượng của bất kỳ một sản phẩm nào cũng đều gắn liền với sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại, chu kỳ công nghệ sản phẩm được rút ngắn, công dụng sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng nhưng chính vì vậy không bao giờ thoả mãn với mức chất lượng hiện 6 tại mà phải thường xuyên theo dõi những biến động của thị trường về sự đổi mới của khoa học kỹ thuật liên quan đến nguyên vật liệu, kỹ thuật, công nghệ, thiết bị... - Hiệu lực của cơ chế quản lý: Khả năng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào cơ chế quản lý của mỗi nước. Cơ chế quản lý vừa là môi trường, vừa là điều kiện cần thiết tác động đến phương hướng, tốc độ cải tiến chất lượng sản phẩm. Thông qua cơ chế và các chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và kích thích:  Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư, thay đổi trang thiết bị công nghệ và hình thành môi trường thuận lợi cho huy động công nghệ mới, tiếp thu ứng dụng những phương pháp quản trị chất lượng hiện đại.  Tạo sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các doanh nghiệp, kiên quyết loại bỏ những doanh nghiệp sản xuất hàng giả, hàng nhái.  Nhà nước còn tác động mạnh mẽ đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc công nhận sở hữu độc quyền các phát minh, cải tiến nhằm ngày càng hoàn thiện sản phẩm.  Nhà nước qui định các tiêu chuẩn về chất lượng tối thiểu mà các doanh nghiệp cần đạt được thông qua việc đăng ký chất lượng để sản xuất. - Điều kiện tự nhiên : Điều kiện tự nhiên có thể làm thay đổi tính chất cơ, lý, hoá của sản phẩm qua:  Khí hậu, các tia bức xạ mặt trời có thể làm thay đổi màu sắc, mùi vị của sản phẩm hay các loại nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm.  Mưa, gió, bão làm cho sản phẩm bị ngấm nước gây ố, mốc. Độ ẩm cao và quá trình ôxy hoá mạnh gây ra rỉ sét, xám xỉn....làm biến đổi hoặc giảm chất lượng sản phẩm.  Vi sinh vật, côn trùng chủ yếu tác động vào quá trình lên men, độ tươi sống hay an toàn vệ sinh thực phẩm. - Các yếu tố về phong tục, văn hoá, thói quen tiêu dùng : Ngoài các yếu tố mang tính khách quan vừa nêu trên, các yếu tố về phong tục, văn hoá, thói 7 quen tiêu dùng cũng ảnh hưởng mạnh đến chất lượng sản phẩm mà các nhà sản xuất phải cố gắng đáp ứng. 1.5.4/ khái niệm và nội dung quản trị chất lượng: 1.5.4.1/khái niệm về quản trị chất lượng: Có rất nhiều quan điểm về quản trị chất lượng tùy theo đặc điểm của từng nền kinh tế.Sau đây là một số khái niệm của các nền kinh tế khác nhau đặc trưng cho các giai đoạn phát triển khác nhau. - Theo tiêu chuẩn quốc gia Liên Xô: “ Quản trị chất lượng là việc xây dựng, đảm bảo và duy trì mức tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng” - Quản trị chất lượng đồng bộ, JonhS Oakland. - Theo tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật Bản ( JIS – Japan Industrial Standards ): “Quản trị chất lượng là hệ thống các phương pháp tạo điều kiện sản xuất những hàng hoá có chất lượng hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng” *Theo ISO 8402:1994: “Quản trị chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản trị chung, nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích chất lượng, trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, điều khiển chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống *Theo ISO 9000: 2000: “Quản trị chất lượng là các hoạt động có phối hợp nhằm chỉ đạo và kiểm soát một tổ chức về chất lượng”.. 1.5.4.2/ Nhiệm vụ của quản trị chất lượng. Nhiệm vụ của quản trị chất lượng là xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng trong các doanh nghiệp. Trong đó: + Nhiệm vụ đầu tiên: Xác định cho được yêu cầu chất lượng phải đạt tới ở từng giai đoạn nhất định. Tức là phải xác định được sự thống nhất giữa thoả mãn nhu cầu thị trường với những điều kiện môi trường kinh doanh cụ thể. 8 + Nhiệm vụ thứ hai là: Duy trì chất lượng sản phẩm bao gồm toàn bộ những biện pháp nhằm bảo đảm những tiêu chuẩn đã được quy định trong hệ thống. + Nhiệm vụ thứ ba: Cải tiến chất lượng sản phẩm. Nhiệm vụ này bao gồm quá trình tìm kiếm, phát hiện, đưa ra tiêu chuẩn mới cao hơn hoặc đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi của khách hàng. Trên cơ sở đánh giá, liên tục cải tiến những quy định, tiêu chuẩn cũ để hoàn thiện lại, tiêu chuẩn hoá tiếp. Khi đó chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp không ngừng được nâng cao. + Nhiệm vụ thứ tư là: Quản trị chất lượng phải được thực hiện ở mọi cấp, mọi khâu, mọi quá trình. Nó vừa có ý nghĩa chiến lược vừa mang tính tác nghiệp. Ở cấp cao nhất của doanh nghiệp thực hiện quản trị chiến lược chất lượng. Cấp phân xưởng và các bộ phận thực hiện quản trị tác nghiệp chất lượng. Tất cả các bộ phận, các cấp đều có trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn và lợi ích trong quản trị chất lượng của doanh nghiệp. 1.5.4.3/ Những yêu cầu chủ yếu trong quản trị chất lượng. Quản trị chất lượng là một lĩnh vực quản trị có những đặc thù riêng, nó đòi hỏi phải thực hiện những yêu cầu chủ yếu sau: - Chất lượng phải thực sự trở thành mục tiêu hàng đầu có vai trò trung tâm trong hoạt động của các doanh nghiệp. Trước hết, cần có sự cam kết, quyết tâm thực hiện của mọi thành viên trong doanh nghiệp đặc biệt là sự cam kết của giám đốc. - Thứ hai phải coi chất lượng là nhận thức của khách hàng. Mức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng chính là mức độ chất lượng đạt được. Khách hàng là người đánh giá, xác định mức độ chất lượng đạt được chứ không phải các nhà quản lý hay người sản xuất. - Tập trung vào yếu tố con người, con người là nhấn tố cơ bản có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tất cả mọi thành viên từ giám đốc, các cán bộ quản lý cho đến người lao động đều phải xác định được vai trò và trách nhiệm trong việc đảm bảo và 9 nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, cần nâng cao về nhận thức, tinh thần trách nhiệm, đào tạo tay nghề cho cán bộ, công nhân sản xuất. - Đảm bảo tính đồng bộ và toàn diện. Công tác quản trị chất lượng phải là kết quả của một hệ thống các giải pháp mang tính đồng bộ. Có nghĩa là phải có sự phối hợp nhịp nhàng đầy trách nhiệm giữa các khâu, các bộ phận vì mục tiêu chất lượng. Tạo ra sự quyết tâm, nhất quán và thống nhất trong phương hưóng chiến lược cũng như phương châm hoạt động trong Ban giám đốc. - Các doanh nghiệp cũng cần thiết sử dụng vòng tròn chất lượng và các công cụ thống kê trong quản trị chất lượng. - Quản trị chất lượng được thực hiện bằng hành động cho nên cần văn bản hoá các hoạt động có liên quan đến chất lượng. 1.5.4.4/Vai trò của quản trị chất lượng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Có thể nói, trong giai đoạn hiện nay quản trị chất lượng chiếm vai trò rất quan trọng. Quản trị chất lượng là một phần trong hệ thống quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp, là phương tiện cần thiết để đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp luôn ổn định. Quản trị chất lượng không những làm cho chất lượng sản phẩm và dịch vụ thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, quản trị chất lượng còn giúp các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để hướng tới mục tiêu chung. Nhờ có quản trị chất lượng mà doanh nghiệp duy trì và đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng đề ra và phát hiện, thực hiện các cơ hội cải tiến chất lượng thích hợp hơn với những mong đợi của khách hàng cả về tính hữu ích lẫn giá cả. Đây chính là cơ sở để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá cả, củng cố và tăng cường vị thế, uy tín doanh nghiệp trên thị trường. Để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, các doanh nghiệp có thể tập trung cải tiến công nghệ hoặc sử dụng công nghệ mới hiện đại hơn. 10 Hướng đi này rất quan trọng nhưng gắn với chi phí ban đầu lớn và nếu quản lý việc đổi mới máy móc công nghệ sẽ gây tốn kém rất lớn. Mặt khác, có thể nâng cao chất lượng trên cơ sở giảm chi phí và tăng cường công tác quản lý chất lượng. Chất lượng sản phẩm được tạo ra từ quá trình sản xuất, các yếu tố lao động, công nghệ và con người kết hợp chặt chẽ với nhau theo những hình thức khác nhau thì sẽ tạo thành những sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Do vậy, tăng cường công tác quản trị chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp xác định đầu tư đúng hướng, khai thác quản lý sử dụng máy móc thiết bị, công nghệ và con người đạt hiệu quả cao hơn nhất là yếu tố sáng tạo của con người trong việc cải tiến không ngừng chất lượng sản phẩm dịch vụ. Hơn nữa, quản trị chất lượng đảm bảo sự kết hợp thống nhất giữa chính sách chất lượng của doanh nghiệp với chính sách các bộ phận trong doanh nghiệp, đem lại sự tin tưởng trong nội bộ doanh nghiệp và tạo cho mọi thành viên trong doanh nghiệp thêm nhiệt tình thực hiện công việc được giao. 1.5.4.5/Một số mô hình quản trị chất lượng: a.Quản trị chất lượng theo ISO 9000: - Khái niêm ISO 9000: - ISO là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành lần đầu vào năm 1987, đã được sửa đổi hai lần vào năm 1994 và 2000. - ISO 9000 đưa ra các chuẩn mực cho Hệ thống Quản lý Chất lượng, chứ không phải là tiêu chuẩn chất lượng về mặt kinh tế cho sản phẩm cụ thể. - ISO 9000 có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… và cho mọi quy mô hoạt động. * Những lợi ích của Chứng chỉ ISO 9000. DAS là một trong những tổ chức chứng nhận có trụ sở chính tại Anh quốc đã được công nhận bởi tổ chức công nhận UKAS - Vương Quốc Anh 11 (United Kingdom Accreditation Service) cho dịch vụ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 mang số hiệu công nhận 127-A. Với đội ngũ chuyên gia đánh giá được đào tạo chuyên môn về đánh giá hệ thống chất lượng ISO 2001:2000, DAS tin tưởng có thể góp phần giúp các doanh nghiệp đảm bảo sự cam kết của mình về chất lượng. Chứng nhận ISO 9000 của DAS đã là sự lựa chọn tin cậy của nhiều doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới và tại Việt Nam. Với hoạt động đánh giá chứng nhận ISO 9000, DAS tin tưởng sẽ mang lại cho doanh nghiệp: + Thế mạnh cạnh tranh trên thị trường. + Nâng cao cơ hội xuất khẩu, vượt qua các rào cản kỹ thuật, thâm nhập các thị trường xuất khẩu. + Tiết kiệm chi phí kiểm tra, thử nghiệm. + Đảm bảo đáp ứng yêu cầu của khách hàng. + Cải tiến hoạt động nội bộ, nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc. + Giảm áp lực của các yêu cầu chế định về chất lượng, giấy chứng nhận hỗ trợ cho việc lưu thông sản phẩm trên thị trường. + Nâng cao độ tin cậy của người mua. + Giảm bớt sự kiểm soát thường xuyên của khách hàng. + Đáp ứng được các yêu cầu phải có chứng chỉ ISO 9000 khi tham gia đấu thầu, bán hàng. + Lợi thế cạnh tranh đối với những công ty không được chứng nhận. + Nâng cao hình ảnh tổ chức, doanh nghiệp. 1.5.4.6/ Phương pháp quản lý chất lượng toàn diện-TQM: - Khái niệm TQM TQM: Total Quality Management – Quản lý chất lượng toàn diện. TQM là phương pháp quản lý một tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên dự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty và của xã hội. 12 Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thoả mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép. Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lý chất lượng trước đây là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt mục tiêu chất lượng đã đề ra. Các đặc điểm chung của TQM trong quá trình triển khai thực tế hiện nay tại các công ty có thể được tóm tắt như sau: - Chất lượng định hướng bởi khách hàng. - Vai trò lãnh đạo trong công ty. - Cải tiến chất lượng liên tục. - Tính nhất thể, hệ thống. - Sự tham gia của mọi cấp, mọi bộ phận, nhân viên. - Sử dụng các phương pháp tư duy khoa học như kỹ thuật thống kê, vừa đúng lúc,… - Lợi ích của việc áp dụng TQM: 1. Lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp: - Tiết kiệm chi phí thử nghiệm. - Cải tiến hoạt động nội bộ,nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc. 2. Tạo lập môi trường làm việc nội bộ và văn hóa công ty vững chắc. 3. Nâng cao độ tin cậy với người tiêu dùng. 4.Lợi thế cạnh tranh với công ty không áp dụng tiêu chuẩn. 5.Dễ dàng hơn trong việc thâm nhập thị trường các nước phát triển. 13 Chương 2 Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng quản trị chất lượng kẹo mè xửng tại công ty TNHH Thuận Phát 2.1/ Phương pháp hệ nghiên cứu về quản trị chất lượng tại công ty TNHH Thuận Phát. 2.1.1/ phương pháp thu thập dữ liệu: Báo cáo được lập trên cơ sở các phương pháp thu thập dữ liệu sau: a. Phương pháp phiếu điều tra : - Sử dụng 5 mẫu phiếu điều tra phát cho 5 người có các chức danh khác nhau. b. Phương pháp phỏng vấn : Phỏng vấn ban lãnh đạo công ty về tình hình chung của công ty, phỏng vấn nhân viên phòng kỹ thuật về tầm quan trọng của công tác phân quản trị chất lượng, c. Phương pháp tổng hợp số liệu : Tổng hợp số liệu từ báo cáo tài chính của công ty trong năm 2007 đến năm 2009, mẫu điều tra chất lượng bánh kẹo. 2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu a. Phương pháp so sánh - So sánh giữa các kỳ của 3 năm liên tục. b. Các phương pháp khác: - Phương pháp tỷ suất. - Phương pháp biểu mẫu. 14 2.2/ Đánh giá tổng quan tình hình ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến công tác quản trị chất lượng kẹo mè xửng của công ty TNHH Thuận Phát. 2.2.1/ Giới thiệu tổng quát về công ty: Công ty TNHH Thuận Phát là công ty TNHH 2 thành viên. Được thành lập vào tháng 8 năm 2005.Giấy phép kinh doanh do sở kế hoạch đầu tư Hà Tây cấp 16- 10 -2005. Tên công ty : Công ty trách nhiệm hữu hạn Thuận Phát. Trụ sở chính : khu công nghiệp An Khánh-Hoài Đức-Hà Nội Điện thoại: 0343699142 Fax : 0343699143 Ngành nghề kinh doanh chính : chế biến thực phẩm,các sản phẩm chính là kẹo mè xửng,bánh quy. Trải qua 5 năm hoạt động số cán bộ công nhân viên của công ty hiện nay là 54 người. Công ty TNHH Thuận Phát là pháp nhân theo luật pháp Việt Nam kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh, thực hiện hạch toán độc lập, có tài khoản riêng và con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ công ty và luật công ty. . Công ty TNHH Thuận Phát tuy mới hoạt động được gần 5 năm nhưng với cố gắng của tập thể cản bộ công nhân viên,ban quản trị. Nên đã đạt được những thành tựu nhất định. Với sản phẩm có chất lượng cao và nỗ lực không ngừng vươn lên cải tiến chất lượng, công ty đã và đang ngày càng tạo uy tín cao với khách hàng trên thị trường. Hiện nay, bánh kẹo thực phẩm đang trở thành một trong những ngành nghề có sự cạnh tranh gay gắt ở nước ta, do đó công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, đề ra những nhiệm vụ mới và mục tiêu mới để bắt kịp với sự phát triển chung của đất nước. 15 2.2.2/ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính 3 năm của công ty ( đơn vị:nghìn VN Đ ) Các chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu bán hàng 9.637.210 10.327.420 12.038.421 Giá vốn hàng bán 7.624.530 8.267.420 9.138.450 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.339.520 1.023.008 1.799.339 Thuế thu nhập doanh nghiệp 375.066 286.442 503.815 Thu nhập bình quân 3.246 3.538 3.884 Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009 – Phòng kế toán Qua phân tích báo cáo tài chính cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra rất tốt.năm 2009 là năm kinh tế Việt Nam và thế giới khủng hoảng nghiêm trọng nhưng công ty vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng .Đó chính là hiệu quả của cồng tác quản lý nói chung và công tác quản trị chất lượng của công ty nói riêng.Nhìn vào bảng 2.1 ta còn nhận thấy thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên của công ty qua 3 nămcó .Hiệu quả của 16 công tác quản lý không những hiệu quả trong kết quả kinh doanh mà đời sống cán bộ công nhân viên cũng được cải thiện rõ rệt qua các năm.Lương bình quân qua 3 năm đều tăng khá đều đặn. Sơ đồ 2.1:Tổ chức, bộ máy hoạt động của công ty Giám đốc Phòng hành chính - Phòng kế toán Phòng bảo vệ Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Bộ phận KCS Phân xưởng Giám đốc: Giám đốc là người quản lý điều hành trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh của công ty, là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch , có quan hệ chức năng với các phòng ban, các bộ phận khác trong công ty. - Phân xưởng :Là nơi trực tiếp sản xuất các sản phẩm bánh kẹo của công ty. Bao gồm 2 phân xưởng đó là phân xưởng sản xuất mè xửng và phân xưởng sản xuất bánh quy. - Phòng kế toán : .Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tài chính, thuchi, vay... đảm bảo các nguồn thu chi. Phụ trách công tác hạch toán kế toán, tổ chức hạch toán kinh doanh của toàn công ty, phân tích hoạt động 17 kinh tế, tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý tài chính theo các chính sách, chế độ chính sách tài chính hiện hành của Nhà nước. - Phòng kinh doanh; Có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các công tác tiếp thị giao dịch,,cung cấp các thông tin phản hồi từ thị trường.các chiến dịch quảng cáo và nhận đặt hàng của khách hàng . Ngoài ra, đây còn là bộ phận phụ trách việc chào bán. Nghĩa là các sản phẩm được chế thử rồi đem đến các hãng để chào bán, nếu được chấp nhận công ty sẽ sản xuất loại hàng đó. Theo dõi và quản lý các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và bán sản phẩm. - Phòng hành chính : Có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc về công tác hành chính pháp chế thực hiện các công cụ quản lý toàn công ty. Tiếp nhận và quản lý công văn, thực hiện các nghiệp vụ văn thư, lưu trữ, trực tiếp đón khách. Tổ chức công tác phục vụ hành chính, các hội nghị , hội thảo và công tác vệ sinh công nghiệp. Lập kế hoạch và thực hiện sửa chữa, nâng cấp các công trình nhà xưởng, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất (điện, nước, máy vi tính....) - Phòng bảo vệ : Có nhiệm vụ xây dựng các nội qui, quy chế về trật tự an toàn trong công ty, bảo vệ và quản lý tài sản trong công ty. Trực tiếp đón và hướng dẫn khách ra, vào công ty. - Phòng kỹ thuật : Phụ trách xây dựng và quản lý các quy trình công nghệ, quy cách tiêu chuẩn của sản phẩm, xác định các định mức kỹ thuật, quản lý và điều tiết máy móc thiết bị. Nắm bắt các thông tin về khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bánh kẹo,thực phẩm để ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Phòng kỹ thuật còn có nhiệm vụ kiểm tra quy cách mẫu hàng và kết hợp với ban quản lý phân xưởng để sửa chữa hàng bị hỏng lỗi. - Bộ phận KCS : Có trách nhiệm xây dựng các phương án quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí trong sản xuất, tiến hành kiểm tra nguyên phụ liệu trước khi nhập kho, kiểm tra hàng hoá trước khi giao cho khách hàng hay nhập kho. 18 2.2.2/ Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chất lượng sản phẩm kẹo mè xửng của công ty: 2.2.2.1. Các nhân tố bên trong: Để có thể tìm hiểu rõ hơn các nhân tố bên trong ta bắt đầu đi phân tích quy trính sản xuất kẹo mè xửng của công ty: Sơ đồ 2.2 :quy trình sản xuất kẹo mè xửng Bột gạo Phối trộn Cho axit nitric Đường kinh,mạch nha,nước. Nấu đến1250C , cho thêm mè,đậu phộng. Làm nguội,tạo hình Đóng gói a/ . Quản trị chất lượng nguyên vật liệu. Hiện nay, công ty có một mạng lưới cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất bảo đảm giao đúng thời hạn, chất lượng đúng yêu cầu. Công ty cũng tạo mối quan hệ lâu dài với bên cung ứng vật tư để đảm bảo quá trình sản xuất . Các đối tác cung ứng của công ty là những công ty khá giàu kinh nghiệm và uy tín trong ngành thực phẩm. Nguyên liệu chính để sản xuất ra kẹo mè xửng bao gồm : bột gao,mạch nha,đường kính,mè,đậu phộng. Nguyên liệu thường được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn cảm quan,lý hóa. - Tinh bột : yêu cầu chất lượng đối với nguyên liệu. - độ ẩm từ 13-14% . Protit: 9 % Độ axit :5,8-6,3 % Hàm lượng tro: thấp hơn 2 % 19 Tạp chất sắt : 2-3 mg/kg Tiêu chuẩn cảm quan có màu trắng sáng,nếm có vị nhạt - Mạch nha :phải đảm bảo đạt độ đường,độ ngọt dai.không có tạp chất không tan Tiêu chuẩn cảm quan phải có màu vàng trong: Tiêu chuẩn kỹ thuật: bx:80%,hàm lượng maltoza : 80 % - Đường kính : Yêu cầu lý hóa: Độ ẩm : thấp hơn 0,07 % Độ màu: iu nhỏ hơn 20 Vi khuẩn ưa nhiêt: nhỏ hơn 200 Cfu/10 gam Tiêu chuẩn cảm quan trắng trong,sờ vào ko dính đối với đường kính. Bên cạnh nguồn nguyên liệu đã có chất lượng khá ổn đinh. thì hạn chế của quá trình chuẩn bị cho nguyên liệu đầu vào đó là danh mục nhà cung câp vật liệu của công ty chưa đa dạng để có thể tạo ra sự ổn định cạnh tranh hơn về giá cả và chất lượng. Đồng thời trong quá trình bảo quản nhiệt độ và độ ẩm của kho bảo quản chưa được chú ý một cách tốt nhất,có thể gây ẩm cho nguyên liệu, làm tăng đọ ẩm,màu của bột.Đây là nguyên nhân làm cho kém hiệu quả từ khâu phối trộn ,làm giảm chất lượng nguyên liệu cũng như thành phẩm. b.Quản trị chất lượng trong sản xuất kẹo mè xửng : Nguyên liệu dùng để sản xuất kẹo mè xửng được phối trộn theo tỷ lệ sau: Đường kính: mạch nha :bột gạo:đậu phộng rang :mè :18:15:4:4:5 -Quá trình phối trộn nguyên liệu:bao gồm hai bước nhỏ : - Hồ hóa - Lọc đường 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan