Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp và vật liệu x...

Tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng khánh hòa

.PDF
128
404
81

Mô tả:

i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan: Đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu được sử dụng là trung thực, nội dung trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc và các kết quả nghiên cứu được trình bày trong bài báo cáo này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình khoa học nào khác. Nha Trang, ngày 20 tháng 6 năm 2012 Người cam đoan Nguyễn Thị Bích Liên ii LỜI CẢM ƠN Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng Khánh Hòa, em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Để hoàn thành bài báo cáo, em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong ngành, Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Duy, bạn bè, gia đình và cô chú đang công tác tại Công ty CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa. Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường đại học Nha Trang, thầy cô giáo ở Khoa kinh tế đã tận tình giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức quý báu làm nền tảng cho việc thực hiện bài báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn rất tận tâm của thầy giáo, Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Duy trong suốt quá trình em làm bài báo cáo thực tập tốt nghiệp. Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo, các cán bộ, cô chú và anh chị đang công tác tại Công ty CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa. Đặc biệt, em xin cảm ơn anh Đỗ Phúc Trường ở Phòng kinh doanh đã hướng dẫn nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Xin chân thành cảm ơn những người bạn, các cô chú, anh chị đã giúp em hoàn thiện bảng câu hỏi và đóng góp ý kiến làm nguồn dữ liệu cho việc phân tích cũng như hoàn thiện bài báo cáo. Em xin chân thành cảm ơn Hội đồng bảo vệ luận văn tốt nghiệp đã đóng góp những ý kiến quý báu để bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn. Vì còn nhiều hạn chế về kiến thức, thời gian, tài liệu thu thập và tham khảo nên bài báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiết sót. Em kính mong quý thầy cô và bạn đọc thông cảm và góp ý để bài báo cáo thêm hoàn thiện. iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT.................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................ ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..............................................................................................x DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..............................................................................................x MỞ ĐẦU...................................................................................................................11 Chương 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.....................................................................................................14 1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ...........................................14 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh...............................................................................14 1.1.2. Năng lực cạnh tranh.................................................................................15 1.1.3. Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage) .........................................17 1.2. Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter ..........................................17 1.2.1. Áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành ..........................18 1.2.2. Nguy cơ xâm nhập từ các đối thủ tiềm năng ...........................................19 1.2.3. Áp lực từ các sản phẩm thay thế..............................................................19 1.2.4. Áp lực từ phía khách hàng .......................................................................19 1.2.5. Áp lực của nhà cung ứng .........................................................................20 1.3. Năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh......................................................20 1.3.1. Quan điểm của tổ chức công nghiệp IO (Industrial Organization) .........20 1.3.2. Quan điểm dựa trên nguồn lực RBV (Resource – Based View) .............21 1.3.3. Phương thức để tạo ra lợi thế cạnh tranh .....................................................21 1.3.4. Xây dựng năng lực cạnh tranh để nâng cao lợi thế cạnh tranh................22 1.3.4.1. Tập trung xây dựng các khối tổng thể của lợi thế cạnh tranh...........22 iv 1.3.4.2. Xác định các nguồn lực cần xây dựng và duy trì..............................23 1.4. Phân tích nguồn lực của doanh nghiệp...........................................................23 1.4.1. Nguồn lực ................................................................................................23 1.4.2. Năng lực cốt lõi (Core Competencies) ....................................................24 1.4.3. Năng lực khác biệt (Distinctive Competencies) ......................................24 1.5. Tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty......................................25 1.5.1. Tài chính ..................................................................................................25 1.5.2. Nguồn nhân lực........................................................................................25 1.5.3. Năng lực sản xuất ....................................................................................27 1.5.4. Năng lực quản lý......................................................................................28 1.5.5. Uy tín .......................................................................................................28 1.5.6. Thị phần ...................................................................................................29 1.5.7. Chất lượng sản phẩm ...............................................................................30 1.5.8. Giá cả .......................................................................................................30 1.5.9. Phân phối và chính sách xúc tiến bán hàng .............................................31 1.6. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh ...................................................32 1.7. Tóm tắt những đề tài trước .............................................................................37 Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH XÂY DỰNG VÀ CÔNG TY CP XÂY LẮP VÀ VLXD KHÁNH HÒA ...............................................................................39 2.1. Tổng quan về ngành xây dựng Việt Nam.......................................................39 2.1.1. Giai đoạn khởi động (1958 – 1986).........................................................39 2.1.2. Giai đoạn đổi mới và phát triển: 1986 – 2010 .........................................42 2.1.3. Giai đoạn định hướng và phát triển (năm 2010 về sau) ..........................44 2.1.3.1. Tình hình hiện tại trong ngành xây dựng Việt Nam .........................44 2.1.3.2. Nội dung định hướng trong tương lai ...............................................44 2.1.4. Thực trạng các doanh nghiệp trong ngành xây dựng trên địa bàn thành phố Nha Trang ...................................................................................................45 2.2. Tổng quan về Công ty CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa .............................47 2.2.1. Khái quát về Công ty CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa ........................47 2.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ....................................................47 v 2.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động chủ yếu.......................49 2.2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh...................................................50 2.2.1.4. Cơ cấu tổ chức sản xuất ....................................................................53 Chương 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CP VÀ XÂY LẮP VLXD KHÁNH HÒA.............................................61 3.1. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa ...............................................................................61 3.1.1. Môi trường vĩ mô.....................................................................................61 3.1.1.1. Môi trường kinh tế ............................................................................61 3.1.1.2. Môi trường chính trị, pháp luật .........................................................62 3.1.1.3. Môi trường văn hóa, xã hội...............................................................62 3.1.1.4. Môi trường kỹ thuật công nghệ.........................................................63 3.1.1.5. Môi trường tự nhiên ..........................................................................63 3.1.2. Môi trường vi mô.....................................................................................63 3.1.2.1. Khách hàng .......................................................................................63 3.1.2.2. Nhà cung ứng ....................................................................................64 3.1.2.3. Đối thủ cạnh tranh.............................................................................65 3.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của CTCP xây lắp và VLXD Khánh Hòa ......66 3.2.1. Điều kiện bên trong .................................................................................66 3.2.1.1. Năng lực về vốn và tài chính của CTCP xây lắp và VLXD Khánh Hòa .....................................................................................................66 3.2.1.2. Khả năng nguồn nhân lực .................................................................81 3.2.1.3. Năng lực sản xuất..............................................................................82 3.2.1.4. Năng lực quản lý ...............................................................................84 3.2.1.5. Uy tín.................................................................................................85 3.2.1.6. Thị phần ............................................................................................86 3.2.1.7. Chất lượng sản phẩm ........................................................................87 3.2.1.8. Giá cả ................................................................................................88 3.2.1.9. Phân phối và chính sách xúc tiến bán hàng ......................................88 3.2.2. Điều kiện bên ngoài .................................................................................89 vi 3.2.2.1. Thể chế kinh tế ..................................................................................89 3.2.2.2. Về khoa học công nghệ.....................................................................90 3.2.2.3. Về chính sách của Nhà nước.............................................................90 3.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của CTCP xây lắp và VLXD Khánh Hòa ......91 3.3.1. Xác định yếu tố cốt lõi tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng tại thành phố Nha Trang ....................................91 3.3.1.1. Quy trình và phương pháp ................................................................91 3.3.1.2. Thiết kế chỉ tiêu đánh giá..................................................................92 3.4.3.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của CT CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa. 97 Chương 4: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CP XÂY LẮP VÀ VLXD KHÁNH HÒA ......106 4.1. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP xây lắp và vật liệu xây dựng Khánh Hòa ............................................................106 4.1.1. Nâng cao năng lực tài chính của Công ty ..............................................106 4.1.2. Đầu tư mua sắm và nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị thi công .108 4.1.3. Sử dụng các chính sách Marketing để khẳng định vị thế của Công ty..108 4.1.4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực.........................................................110 4.1.5. Một số giải pháp trong quá trình đấu thầu.............................................111 4.2. Một số kiến nghị...........................................................................................112 4.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ .................................................................112 4.2.3. Kiến nghị với các cơ cơ quan, chính quyền địa phương nơi có công trình thi công ............................................................................................................114 KẾT LUẬN .............................................................................................................116 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................119 PHỤ LỤC 01...........................................................................................................121 PHỤ LỤC 02...........................................................................................................124 PHỤ LỤC 03...........................................................................................................126 vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung Ký hiệu Nội dung CP Cổ phần TSNH tài sản ngắn hạn VLXD vật liệu xây dựng TSDH tài sản dài hạn DT doanh thu KPT khoản phải thu ĐT đối thủ HTK hàng tồn kho UBNN ủy ban nhân dân Lđ lao động QĐTT quyết định thủ tướng BQ bình quân TP thành phố ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu VNĐ Việt Nam đồng QLCL quản lý chất lượng BCH CT ban chỉ huy công trường ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản CSH chủ sở hữu ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu CBCNV cán bộ công nhân viên KHKT khoa học kỹ thuật GTXL giá trị xây lắp CNXH chủ nghĩa xã hội XD xây dựng HĐKD hoạt động kinh doanh CCDV Cung cấp dịch vụ KHCN khoa học công nghệ HH Hiện hành WTO tổ chức thương mại thế giới TS Tài sản GTHĐ Giá trị hợp đồng viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Phân loại các nguồn lực............................................................................24 Bảng 1.2: Một số thông tin đặc biệt cần tìm kiếm về cạnh tranh .............................33 Bảng 1.3: Một số thông tin cần tìm kiếm theo lĩnh vực ...........................................34 Bảng 1.4: Bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh ............................................................36 Bảng 3.1: So sánh tổng quan với một số Công ty đối thủ tại tỉnh Khánh Hòa .........66 Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty ................................................................67 Bảng 3.3: Cơ cấu tài sản của Công ty từ năm 2009 - 2011.......................................69 Bảng 3.4: Bảng số liệu về sự biến động của tài sản..................................................71 Bảng 3.5: Bảng số liệu về sự biến động của nguồn vốn ...........................................74 Bảng 3.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2009 - 2011.............75 Bảng 3.7: Bảng vòng quay các khoản phải thu.........................................................77 Bảng 3.8: Bảng hệ số thể hiện khả năng thanh toán ................................................78 Bảng 3.9: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản..................................................................79 Bảng 3.10: Các chỉ số sinh lời...................................................................................80 Bảng 3.12: Cơ cấu và độ tuổi lao động của Công ty.................................................81 Bảng 3.13: Bảng phân loại nhân viên theo trình độ lao động...................................81 Bảng 3.11: Danh sách máy móc, thiết bị công nghệ.................................................82 Bảng 3.12: Tốc độ gia tăng sản lượng bê tông của Công ty từ năm 2009-2011 ......83 Bảng 3.13: Một số công tình tiêu biểu Công ty đã nhận thầu...................................86 Bảng 3.14: Bảng điểm đánh giá của các chuyên gia đối với các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành xây dựng tại TP. Nha Trang ......93 Bảng 3.15: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các DN hoạt động trong ngành XD tại TP. Nha Trang và mức độ quan trọng của các nhân tố.............95 Bảng 3.16: Ma trận hình ảnh cạnh tranh ...................................................................97 ix DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh ................................................16 Hình 1.2: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter ...............................18 Hình 1.3: Vai trò của nguồn lực và năng lực ...........................................................21 Hình 1.4: Mô hình các yếu tố quyết định của lợi thế cạnh tranh .............................21 Hình 1.5: Các lợi thế cạnh tranh của Porter .............................................................22 Hình 1.6: Xây dựng các khối tổng thể của lợi thế cạnh tranh ..................................23 Hình 1.7: Phương pháp chuyên gia ..........................................................................36 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty ...........................................................50 Hình 2.2: Quá trình tiếp nhận đơn đặt hàng..............................................................53 Hình 2.3: Nhiệm vụ bộ phận xây lắp công trình.......................................................57 Hình 3.1: Thể chế thị trường xây dựng .....................................................................62 x DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng giá trị xây lắp từ năm 1986 - 1990 .......................42 Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng giá trị xây lắp từ năm 1990 – 1995.......................43 Biểu đồ 3.1: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của Công ty từ năm 2009 – 2011 ..............66 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu tài sản của Công ty từ năm 2009 -2011 ...................................69 Biểu đồ 3.3: Sự tăng trưởng của tài sản của Công ty từ năm 2009-2011 .................69 Biểu đồ 3.4: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Công ty từ năm 2009 - 2011 ..........................................................................................76 Biểu đồ 3.5: Tốc độ gia tăng sản lượng bê tông của Công ty từ năm 2009-2011 ....83 11 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang tích cực chuẩn bị hành trang cho mình để phát triển một cách bền vững nhất. Trong quá trình thực hiện các cam kết song phương, đa phương và hòa mình vào tổ chức WTO, một nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của nền kinh tế, đó là nâng cao năng lực cạnh tranh. Bởi lẽ “Cạnh tranh là một quy luật vận hành của kinh tế thị trường”. Khi đề cập đến cạnh tranh thì không thể không nhắc tới “Năng lực cạnh tranh” - Sự tồn tại và sức sống của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào biết cách vận dụng tất cả những thế mạnh của mình, có sự đầu tư kỹ lưỡng về năng lực cạnh tranh, luôn nắm bắt những cơ hội của môi trường kinh doanh sẽ phát triển một cách bền vững trên thị trường. Do vậy, để từng bước vươn lên giành thế chủ động trong quá trình hội nhập thì nâng cao năng lực cạnh tranh chính là tiêu chí phấn đấu của các doanh nghiệp Việt Nam. Ý thức được tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp đã nỗ lực hết mình cho mục tiêu đó và đạt được những thành tích nhất định. Công ty CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa đã không ngừng đổi mới các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và tổ chức để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Trên thực tế, kết quả đạt được còn khiêm tốn, vẫn chưa đạt yêu cầu của sự phát triển kinh tế thị trường. Là một trong những Công ty hoạt động trong ngành xây dựng, với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa luôn coi trọng và không ngừng hoàn thiện để phát triển và thực hiện tốt những nhiệm vụ kinh tế - chính trị. Nhận thấy tầm quan trọng của việc đánh giá thực trạng cũng như mong muốn đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về xây dựng của Công ty em quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng Khánh Hòa” làm đề tài tốt nghiệp của mình. 12 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa, thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009 – 2011. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh và công cụ phân tích năng lực cạnh tranh. Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Một là: Hệ thống hóa những cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Hai là: Khảo sát các điều kiện về nguồn lực và hoạt động kinh doanh, từ đó làm rõ năng lực cạnh tranh của Công ty CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa. Ba là: Đưa ra các định hướng, tìm kiếm và đề xuất giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu nguồn lực và năng lực cạnh tranh của Công ty CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty từ đó nghiên cứu và đánh giá ảnh hưởng của các tác nhân đó từ năm 2009 đến năm 2011. Đề tài nghiên cứu các hoạt động kinh doanh: mua bán nguyên liệu, vật tư, sản xuất bê tông tươi, xây lắp và đấu thầu. Phạm vi nghiên cứu là các Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn thành phố Nha Trang. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp: thu thập qua các tài liệu, ấn phẩm, báo cáo của Công ty. Dữ liệu sơ cấp: thu thập từ việc xin ý kiến các chuyên gia thông qua bảng câu hỏi. 13 4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu Dữ liệu thứ cấp: sử dụng phương pháp trích dẫn tài liệu hệ thống và bổ sung cơ sở khoa học về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tổng hợp số liệu, tính toán một số chỉ tiêu cần thiết để so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu đó của Công ty từ năm 2009 đến năm 2011. Dữ liệu sơ cấp: Tổng hợp, phân loại và sử dụng phần mềm Excel để tính điểm số trung bình tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, trên cơ sở đó đánh giá năng lực cạnh tranh cho Công ty CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa dựa trên nền tảng lý thuyết ma trận hình ảnh cạnh tranh. 5. Ý nghĩa và những đóng góp của luận văn 5.1. Những đóng góp của luận văn - Nghiên cứu mô hình Porter’s Five Forces của Giáo sư Michael Porter để từ đó ứng dụng vào một doanh nghiệp cụ thể. - Nghiên cứu phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix). - Phân tích những nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Công ty CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. 5.2. Ý nghĩa của luận văn Luận văn là một nghiên cứu khoa học mới đối với Công ty CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa, lý do từ trước đến nay tại Công ty chưa có một đề tài mang tính khoa học nghiên cứu về vấn đề mà luận văn đề cập đến. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chương 2: Tổng quan về Công ty CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa 14 Chương 4: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa Chương 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Thuật ngữ “Cạnh tranh” có nguồn gốc từ tiếng La Tinh, ý nghĩa chủ yếu là sự đấu tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm đạt được những ưu thế, lợi thế, mục tiêu xác định. Trong hình thái cạnh tranh thị trường, quan hệ ganh đua xảy ra giữa hai chủ thể cung, cũng như chủ thể cầu, cả hai nhóm này tiến tới cạnh tranh với nhau và được liên kết với nhau bằng giá cả thị trường. Theo P.A Samuelson và W.D.Nordhaus, hai nhà kinh tế học Mỹ trong cuốn kinh tế học (xuất bản lần thứ 12), nêu: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường”.[1] Từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) định nghĩa cạnh tranh trong cơ chế thị trường là: “Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hóa về phía mình”.[1] Theo Karl Heinrich Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.[1] Theo cuốn “Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh” cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường, là năng lực phát triển của kinh tế thị trường. Cạnh tranh là sự sống còn của mỗi doanh nghiệp, đó là sự ganh đua giữa các nhà doanh nghiệp trong việc giành một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao lợi thế của mình 15 trên thị trường để đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần.[1] Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất”.[2] Theo Giáo sư Michael Porter: “Cạnh tranh hiểu theo cấp độ doanh nghiệp là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh”.[1] Tóm lại, cạnh tranh được hiểu là việc các doanh nghiệp ganh đua nhau bằng cách sử dụng nhiều biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn nhằm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng, từ đó giành lấy khách hàng của đối thủ, mở rộng thị phần hay nguồn lực và thu được lợi nhuận tối đa. 1.1.2. Năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp…một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra và có các lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thỏa mãn tốt hơn những đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh.[3] 16 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện khả năng của doanh nghiệp trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần tạo ra thu nhập và phát triển bền vững.[4] Quan điểm của M.Poter: theo quan điểm quản trị chiến lược phản ánh trong các tác phẩm của M.Poter, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu là năng lực chiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ các sản phẩm cùng loại (hay sản phẩm thay thế) của doanh nghiệp đó.[1] Theo quan điểm tổng hợp của VarDwer, E.Martin và R.Westgren: năng lực cạnh tranh của một ngành, một doanh nghiệp được thể hiện ở việc tạo ra và duy trì lợi nhuận, thị phần trên các thị trường trong nước và nước ngoài. Lợi nhuận và thị phần là hai chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chúng có mối quan hệ tỷ lệ thuận, lợi nhuận và thị phần càng lớn thể hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao. Ngược lại, lợi nhuận và thị phần giảm hoặc nhỏ phán ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bị hạn chế hoặc chưa cao.[1] Năng lực cạnh tranh là một khái niệm động, được cấu thành bởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vi mô và vĩ mô. Thực tế, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả yêu cầu của khách hàng. Nếu doanh nghiệp có lợi thế về mặt này thì có hạn chế về mặt khác. Điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu: Marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, hệ thống thông tin… Vấn đề cơ bản là doanh nghiệp phát huy tốt nhất điểm mạnh mình để tạo nên năng lực cạnh tranh cốt lõi. Qua đó, doanh nghiệp tiếp tục phát huy, kết hợp mềm dẻo với nguồn lực sẵn có để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo dựng nên lợi thế cạnh tranh cho mình. Năng lực Năng lực cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh bền vững Năng lực cạnh tranh cốt lõi Lợi thế cạnh tranh Hình 1.1: Năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh 17 1.1.3. Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage) Lợi thế cạnh tranh là giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng, giá trị đó vượt quá chi phí dùng để tạo ra nó. Giá trị mà khách hàng sẵn sàng để trả và ngăn trở việc đề nghị những mức giá thấp hơn của đối thủ cho những lợi ích tương đương hay cung cấp những lợi ích độc nhất hơn là phát sinh một giá cao hơn.[5] Khi một doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp đó sẽ có cái mà các đối thủ khác không có, nghĩa là doanh nghiệp hoạt động tốt hơn đối thủ hoặc làm được những việc mà các đối thủ không thể làm được. Về cơ bản, lợi thế cạnh tranh phát sinh từ các giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho người mua, giá trị này phải lớn hơn chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra. Có hai lợi thế cạnh tranh cơ bản: chi phí tối ưu (cost leadership) và khác biệt hóa (differentiation).[6] Lợi thế cạnh tranh là nhân tố cần thiết cho sự thành công và tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp đều muốn cố gắng phát triển lợi thế cạnh tranh và nỗ lực hết sức để xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững. Điều này sẽ tránh được những hành động bắt chước của đối thủ. 1.2. Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter Muốn cạnh tranh tốt và đạt được mục tiêu thì doanh nghiệp phải xác định thị hiếu tiêu dùng và cách thức cạnh tranh phù hợp nhất. Để biết mức độ cạnh tranh của một ngành thì doanh nghiệp phải tập trung phân tích môi trường ngành. Dựa vào kết quả phân tích doanh nghiệp sẽ nhận ra những cơ hội và thách thức, qua đó biết vị trí của mình và phương pháp cạnh tranh hiệu quả nhất. Doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình Năm tác lực cạnh tranh của Michael Porter (Năm lực lượng của Porter – Porter’s Five Forces) để phân tích mức độ cạnh tranh của ngành. Mô hình Năm lực lượng của Porter được xuất bản lần đầu tiên trên tạp chí Harvard Bussiness Review năm 1979 với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. Mô hình Năm lực lượng của Porter được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Điểm mạnh của mô hình này là cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận. Ngoài ra, mô hình còn giúp doanh nghiệp phân tích xem có nên gia nhập vào một hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không. Môi trường kinh doanh 18 hiện nay lại có tính “động”, nên mô hình này được áp dụng để tìm kiếm trong một ngành nhất định các khu vực cần cải thiện để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Theo Michael Porter: cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau: - Áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành - Nguy cơ xâm nhập của các đối thủ tiềm năng - Áp lực từ các sản phẩm thay thế - Áp lực từ phía khách hàng - Áp lực của nhà cung ứng Các đối thủ tiềm năng Nguy cơ đe dọa từ những người trong cuộc Các đối thủ cạnh tranh trong ngành Khách hàng Nhà cung ứng Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng Cuộc cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh hiện tại Quyền lực thương lượng của người mua Nguy cơ đe dọa từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế Sản phẩm thay thế Hình 1.2: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter [7] 1.2.1. Áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành Tính chất và cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại trong ngành phụ thuộc vào yếu tố sau: - Số lượng và quy mô của đối thủ cạnh tranh trong ngành - Tốc độ tăng trưởng của ngành - Chi phí cố định và chi phí lưu kho - Tính khác biệt của sản phẩm, dịch vụ và các chi phí chuyển đổi - Năng lực của ngành - Tính đa dạng của ngành 19 - Các rào cản về sự tham gia và rút lui 1.2.2. Nguy cơ xâm nhập từ các đối thủ tiềm năng Nguy cơ xâm nhập vào một ngành phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập thể hiện qua các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện thời mà các đối thủ mới có thể dự đoán. Nếu các rào cản hay có sự trả đũa quyết liệt của các nhà cạnh tranh hiện hữu đang quyết tâm phòng thủ thì khả năng xâm nhập của các đối thủ mới rất thấp. Theo Michael Porter, có 6 nguồn rào cản xâm nhập chủ yếu: - Kinh tế quy mô - Khác biệt hóa sản phẩm - Các đòi hỏi về vốn - Chi phí chuyển đổi ngành kinh doanh - Kênh phân phối - Những ưu thế tuyệt đối về chi phí không liên quan đến quy mô 1.2.3. Áp lực từ các sản phẩm thay thế Các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của một ngành bằng cách đặt một ngưỡng tối đa cho mức giá mà các công ty trong ngành có thể kinh doanh có lãi. Các loại sản phẩm có tính thay thế cho nhau nên sẽ dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường. Khi giá của sản phẩm chính tăng thì sẽ khuyến khích xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại. Vì vậy, việc phân tích sản phẩm thay thế là rất quan trọng bởi nó cho phép doanh nghiệp xác định ngành hàng kinh doanh có hiệu quả và chuyển hướng kinh doanh hay đa dạng hóa sản phẩm. 1.2.4. Áp lực từ phía khách hàng Áp lực từ phía khách hàng chủ yếu có hai dạng là đòi hỏi giảm giá hay mặc cả để có chất lượng phục vụ tốt hơn. Chính điều này làm cho các đối thủ chống lại nhau, dẫn tới làm tổn hao mức lợi nhuận của ngành. Áp lực từ khách hàng xuất phát từ các điều kiện: - Số lượng khách hàng ít - Khách hàng mua một lượng lớn sản phẩm và tập trung - Lượng khánh hàng chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng của người bán - Các sản phẩm không có tính khác biệt và là các sản phẩm cơ bản 20 - Khách hàng vận dụng chiến lược hội nhập dọc ngược chiều - Sản phẩm ngành không quan trọng đối với chất lượng sản phẩm của người mua - Khách hàng có đầy đủ thông tin về thị trường 1.2.5. Áp lực của nhà cung ứng Nhà cung ứng có thể khẳng định quyền lực của họ bằng cách đe dọa tăng giá hay giảm chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Do đó, nhà cung ứng có thể chèn ép lợi nhuận của một ngành khi ngành đó không có khả năng bù đắp chi phí tăng lên trong giá thành sản xuất. Áp lực từ nhà cung ứng sẽ tăng lên nếu: - Số lượng nhà cung ứng ít - Sản phẩm thay thế không có sẵn - Sản phẩm của nhà cung ứng là yếu tố đầu vào quan trọng đối với hoạt động của khách hàng - Sản phẩm của nhà cung ứng có tính khác biệt và được đánh giá cao bởi các đối thủ của người mua - Người mua phải gánh chịu một chi phí cao do thay đổi nhà cung ứng - Các nhà cung ứng đe dọa hội nhập dọc thuận chiều 1.3. Năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh 1.3.1. Quan điểm của tổ chức công nghiệp IO (Industrial Organization) Quan điểm này tập trung vào cơ cấu lực lượng trong một ngành, môi trường cạnh tranh và ảnh hưởng của chúng tới lợi thế cạnh tranh. Giáo sư Michael Porter đã ủng hộ quan điểm này, theo ông xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh là phân tích các lực lượng bên ngoài, sau đó quyết định và hành động dựa trên kết quả thu được. Mối quan tâm lớn của quan điểm IO là doanh nghiệp so sánh với đối thủ cạnh tranh, đồng thời cho rằng lợi thế cạnh tranh liên quan tới vị trí trong ngành. Mô hình 5 tác lực cạnh tranh nắm bắt được ý tưởng chính về lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Michael Porter, 5 tác lực cạnh tranh xác định những quy luật cạnh tranh trong bất cứ ngành công nghiệp nào. Mục đích của việc phân tích cấu trúc ngành là xác định những nhân tố then chốt cho cạnh tranh thành công, đồng thời nhận ra cơ hội và đe dọa. Chìa khóa thành công nằm ở khả năng khác biệt của doanh nghiệp trong việc giải quyết mối quan hệ với các tác lực cạnh tranh đó. Bên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất