Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn oda của anh vào việt nam...

Tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn oda của anh vào việt nam

.PDF
46
244
80

Mô tả:

Chuyên đề tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 PHẦN 1: THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ODA CỦA ANH VÀO VIỆT NAM.... 2 1.1 Đặc điểm nguồn vốn ODA của Anh. .......................................................2 1.1.1 Tổng quan về ODA Vương Quốc Anh .............................................2 1.1.2 Cách thức tiếp cận hợp tác phát triển của Anh. ................................6 1.2 Thực trạng thu hút ODA của Anh ở Việt Nam. ...................................7 1.2.1 Tổng quan về ODA của Anh vào Việt Nam. ...................................7 1.2.2 Các giai đoạn tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ODA của Anh. ........8 1.2.3 Cơ cấu ODA của Anh vào Việt Nam. ............................................10 1.2.4 Đặc điểm về nguồn vốn ODA của Anh tại Việt Nam. ....................11 1.3 Đánh giá ảnh hưởng của ODA Anh tới phát triển kinh tế Việt Nam....13 1.3.1 Ảnh hưởng Vĩ mô. ...........................................................................13 1.3.2. Ảnh hưởng tích cực tới công tác xoá đói giảm nghèo của Việt Nam. .... 16 1.3.3 Những hạn chế trong thu hút nguồn vốn ODA của Anh vào Việt Nam. ..18 1.3.4 Từ những kết quả đã đạt được và những yếu kém trong thu hút và sử dụng ODA , có thể rút ra bài học kinh nghiệm sau: ............................22 PHẦN 2: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT NGUỒN VỐN ODA CỦA ANH VÀO VIỆT NAM............................................................................................ 24 2.1 Cơ hội và thách thức trong thu hút ODA Anh và phương hướng sử dụng vốn ODA Anh tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2015. ..........................24 2.1.1 Cơ hội trong thu hút nguồn vốn ODA của Anh...............................24 2.1.2 Thách thức trong việc thu hút nguồn vốn ODA của Anh. ...............25 2.2 Giải pháp nâng cao khả năng thu hút ODA của Anh. ............................28 2.2.1 Giải pháp chung cho thu hút ODA của Việt Nam ...........................28 2.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút ODA của Anh. ......................38 KẾT LUẬN......................................................................................................................... 43 DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 44 Đoàn Hiếu Lớp: KTQT 48A Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Tại bất kỳ quốc gia nào trong giai đoạn phát triển một trong những yêu tố khống thể thiếu đó là nguồn vốn. Đối với các quốc gia đang phát triển để có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội nguồn vốn là một yếu tố đóng vai trò quyết định. Việc tạo ra và tìm kiếm nguồn vốn dồi dào đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế là một vấn đề mà các chính phủ các quốc gia đang phát triển đặc biệt quan tâm. Một trong những nguồn vốn rất được quan tâm ở các nước đang phát triển đó là nguồn viện trợ phát triển chính thức từ các quốc gia phát triển và các tổ chức trên thế giới. Do nhu cầu về nguồn vốn ODA của mỗi nước đang phát triển đều rất lớn, hơn nữa việc tài trợ từ các nước phát triển và các tổ chức quốc tế lại có tính ưu tiên điều đó dẫn đến việc cạnh tranh trong việc thu hút ODA từ các nước đang phát triển đòi hỏi chính phủ các nước này phải nỗ lực thay đổi và hoàn thiện chính sách nhằm nâng cao khả năng thu hút ODA của mình. ODA của Anh dành cho Việt Nam trong nhiền năm qua đã có đóng góp tích cực đối với nền kinh tế nước ta theo đà phát triển quan hệ song phương giữa hai nước. Trong thời gian gần đây Anh đã có nhiều chương trình viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam với số vốn trung bình mỗi năm khoảng 50 triệu bảng Anh. Số lượng ODA này đóng góp một phần không nhỏ trong các lĩnh vực đời sống và kinh tế quan trọng của Việt Nam. Mặt khác là một cường quốc kinh tế hàng đầu của EU, việc thu hút ODA từ Anh có hiệu quả tích cực thúc đẩy việc hợp tác phát triển của các quốc gia khác trong EU với Việt Nam. Nhận thấy vai trò quan trọng của việc thu hút nguồn vốn ODA từ Anh. Em quyết định lựa chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn ODA của Anh vào Việt Nam”. Đoàn Hiếu 1 Lớp: KTQT 48A Chuyên đề tốt nghiệp PHẦN 1 THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ODA CỦA ANH VÀO VIỆT NAM 1.1 Đặc điểm nguồn vốn ODA của Anh. 1.1.1 Tổng quan về ODA Vương Quốc Anh Vương Quốc Anh là một trong 4 quốc gia có tiềm lực kinh tế hàng đầu Châu Âu, nằm trong liên minh EC, là thành viên của nhóm G7, là một trung tâm tài chính thương mại quan trọng của thế giới và là một trong những quốc gia có nền khoa học công nghệ phát triển cao bâc nhất thế giới. Với sự phát triển của nền kinh tế và nguồn lực dồi dào về tài chính Vương quốc Anh đã mở rộng thị trường ra thế giới một cách rất mạnh mẽ thông qua việc thúc đẩy đầu tư, thương mại và hơp tác phát triển tới khắp các quốc gia trên thế giới. Anh quốc là quốc gia đứng thứ 4 thế giới, sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Pháp về khối lượng vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và lượng vốn này có xu hường liên tục tăng qua các năm. Bắt đầu từ năm 1997 chính phủ Anh đã có những thay đổi về Hợp tác phát triển quốc tế. Năm 1998 lượng tài trợ ODA của Anh chiếm 0,27% GNI cả nước với 4.315 triệu USD. Đến năm 2007 lượng vốn ODA chính phủ Anh cam kết tài trợ là 9.849 triệu USD chiếm 0,35% GNI của quốc gia này, trong đó lượng vốn giải ngân là 4.921 triệu USD bằng 57% lượng vốn cam kết. Trong năm 2008 lượng ODA cam kết tài trợ tăng lên 11.500 triệu USD chiếm 0,43% GNI và giải ngân được 64% tổng lượng vốn cam kết. (Hình 2 – nguồn OECD) Đoàn Hiếu 2 Lớp: KTQT 48A Chuyên đề tốt nghiệp Bảng 1: ODA của Anh năm 2007 – 2008 ( Nguồn DFID Việt Nam ) Mục tiêu chính trong hợp tác phát triển của chính phủ Anh là hướng vào việc cải thiện mức sống của người nghèo. Dựa trên mục tiêu này danh mục các quốc gia và các đối tượng và lĩnh vực ưu tiên nhận ODA cũng được chính phủ Anh đưa ra một cách tương ứng. Cơ cấu ODA của Anh theo quốc gia. Các quốc gia được nhận ODA nhiều nhất từ Anh tập trung chủ yếu vào khu vực châu Á, phần đông trong số đó là các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh. Tại các quốc gia này vấn đề giải quyết đói nghèo, thất nghiệp, giáo dục, môi trường..v..v đang trở thành các vấn nạn quốc gia. Trong khi đó chính phủ của họ phần đông còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý. Đây cũng chính là những quốc gia có nhiều người nghèo nhất trên thế giới. Dẫn đầu trong nhóm các quốc gia được nhận viện trợ từ Anh là Ấn Độ với lượng ODA cam kết viện trợ năm 2008 là 700 triệu USD. Tiếp theo là Iraq với 350 triệu USD cam kết trong năm 2008. Trung quốc cũng đứng trong 10 quốc gia nhận được nhiều viện trợ nhất từ Anh với 201 triệu USD cam kết năm 2008. (Hình 3 – nguồn OECD) Đoàn Hiếu 3 Lớp: KTQT 48A Chuyên đề tốt nghiệp Bảng 2. Nhóm 10 quốc gia nhận ODA của Anh nhiều nhất. ( Nguồn DFID Việt Nam ) Cơ cấu ODA theo nội dung của Vương Quốc Anh. Mục tiêu cung cấp ODA của Anh quốc là cải thiện mức sống của người nghèo trên thế giới, bởi vậy các lĩnh vực mà quốc gia này ưu tiên cung cấp ODA đều xoay quanh việc xóa đói giảm nghèo: Các lĩnh vực ưu tiên trong cung cấp ODA của Anh lần lượt là: - Hỗ trợ nâng cao năng lực của chinh phủ nước tiếp nhận: Các nội dung hỗ trợ cụ thể là hỗ trợ bầu cứ dân chủ, bảo vệ quyền con người, tăng cường khả năng quản lý tài chính công. Hoạt động này chiếm khoảng 25% lượng tài trợ song phương của Anh, năm 2009 lượng vốn tài trợ cho nội dung này lên tới 793.000.000 Bảng Anh. - Y tế: Bệnh tật được xem là vấn đề nghiêm trọng nhất đối với người nghèo, nội dung này chiếm 21% viện trợ song phương của Anh với khoảng 685.000.00 Bảng Anh trong năm 2009. Nội dung chủ yếu trong viện trợ Y tế là giải quyết các vấn đề của các bệnh dịch như HIV/AIDS, sốt rét, lao phổi..v..v và chăm sóc các đối tượng dễ bị tổn thương như phụ nữ có thai và trẻ em. Đoàn Hiếu 4 Lớp: KTQT 48A Chuyên đề tốt nghiệp - Trợ giúp tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là công cụ để giảm đói nghèo. Chính phủ Anh viện trợ cho nội dung này 16% lượng tài trợ hàng năm, trong năm 2009 lượng tài trợ cho nội dung này là vào khoảng 527.000.000 Bảng Anh. Trong đó bao gồm các tài trợ cho việc cải tạo cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế nông thôn..v..v. - Giáo dục: Chiếm 14% lượng vốn tài trợ hàng năm với 451.000.000 Bảng Anh vào năm 2009. Theo quan điểm của chính phủ Anh giáo dục cung cấp cho người dân cách nâng mình lên khỏi cuộc sống đói nghèo. Các nội dung chủ yếu là ngâng cao chất lượng giáo dục, loại bỏ các rào cản đền với giáo dục của người dân, xây dựng phòng học mới và đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên. Ngoài các nội dung kể trên viện trợ ODA của Anh còn đi vào các nội dung như Hỗ trợ nhân đạo, Dịch vụ xã hội, Nghiên cứu, Cung cấp nước sạch và vệ sinh mội trường, Bảo vệ môi trường. Những nội dung này chiếm phần còn lại trong lượng vốn viện trợ song phương của Anh. Hình 1. Cơ cấu viện trợ của Anh theo nội dung tài trợ. ( Nguồn DFID Việt Nam ) Đoàn Hiếu 5 Lớp: KTQT 48A Chuyên đề tốt nghiệp Tuy nội dung viện trợ của Anh khá đa dạng nhưng trung tâm mục tiêu đều hướng vào việc nâng cao mức sống của người nghèo vì vậy các quốc gia được nhận ODA từ Anh cũng là các quốc gia có nhiều người nghèo nhất và các nội dung ưu tiên đầu tiên là những nội dung mang lại hiệu quả cao nhất cho việc giảm nghèo. 1.1.2 Cách thức tiếp cận hợp tác phát triển của Anh. Hợp tác phát triển của Vương Quốc Anh hiện nay do Cục Phát Triển Quốc Tế (DFID) của Anh trực tiếp phụ trách. Cơ quan phụ trách hợp tác phát triển của VQ.Anh Trước đó năm 1997 các chương trình hợp tác phát triển của Anh được quản lý bởi cơ quan phát triển hải ngoại Anh (ODA). Tháng 5 năm 1997, chính phủ mới của nước Anh được bầu ra trong tuyên ngôn của mình, đã cam kết tạo ra một bộ phận mới cho phát triển quốc tế. Tháng 7 năm 1997 Bộ Phát triển Quốc tế (Department for International Development-DFID) của Anh được thành lập thay thế cho Cơ quan Phát triển hải ngoại Anh (ODA) trước đây. Mục tiêu hoạt động dài hạn của DFID là giảm nghèo khổ ở các nước nghèo, mục tiêu trước mắt là giúp 1 tỷ người nghèo trên thế giới thoát khỏi sự đói nghèo vào năm 2015 theo như Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) mà Liên hiệp quốc đã thống nhất đề ra. Sau khi thành lập DFID đã phát huy hiệu quả tích cực trong hoạt động hợp tác phát triển giữa Anh và các quốc gia khác. Thông qua DFID chính phủ Anh tìm kiếm các địa chỉ cần tài trợ tại các nước đang phát triển. Hiện nay văn phòng đại diện của DFID có mặt tại khắp các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Quy trình hình thành chính sách hợp tác phát triển của Anh. Chính phủ Anh thông qua DFID chủ động tìm kiếm địa chỉ tài trợ ở các quốc gia. Căn cứ vào chiến lược ưu tiên của của chính phủ, DFID tìm kiếm Đoàn Hiếu 6 Lớp: KTQT 48A Chuyên đề tốt nghiệp những quốc gia đang phát triển có các tiêu chí phù hợp. Đó là các quốc gia còn nhiều người nghèo, đang chịu ảnh hưởng của chiến tranh, chưa được các nhà tài trợ khác chú ý tới hay là các quốc gia có tác động lớn đến nền kinh tế thế giới trong tương lai ví dụ như Trung Quốc, Ấn Độ. Đồng thời DFID cũng đánh giá quan điểm phát triển kinh tế xã hội của các chính phủ được nhận việt trợ, chính phủ các nước này phải đưa ra được những kế hoạch nhằm xóa đói giảm nghèo và quan tâm đến nhu cầu, nguyện vọng của người nghèo. Sau khi tìm hiểu về các đối tác hợp tác phát triển của mình chính phủ Anh sẽ đưa ra chính sách hợp tác phát triển trong giai đoạn 3 năm. Trong đó đưa ra cụ thể số lượng ODA tài trợ trọng giai đoạn đó, các lĩnh vực ưu tiên tiếp nhận ODA danh mục các quốc gia được nhận ODA, cơ cấu phân bổ ODA tới các quốc gia, các hình thức viện trợ đối với quốc gia đó. Căn cứ vào chính sách này lượng vốn sẽ được chuyển tới các nước theo từng năm. Hình thức cung cấp ODA của Anh. Hình thức cung cấp ODA của Anh rất linh hoạt theo từng thời kì, dựa trên quan điểm đơn giản hóa các thủ tục, giảm thiểu sự phức tạp trong bộ máy quản lý và đưa trực tiếp nguồn vốn đến với ngươi dân. Hình thức ODA chủ yếu mà Chính phủ Anh sử dụng là ODA không hoàn lại. Thông qua hai cách tiếp cận là: - Căn cứ vào các chương trình mục tiêu của các quốc gia tiếp nhận. - Đồng tài trợ trong chương trình của các nhà tài trợ khác ( WB, 1.2 Thực trạng thu hút ODA của Anh ở Việt Nam. 1.2.1 Tổng quan về ODA của Anh vào Việt Nam. Vương quốc Anh là quốc gia đứng thứ 14 trong các cung cấp ODA cho Việt Nam, đến năm 2009 tổng lượng ODA của Anh vào Việt Nam lên đến hơn 300 triệu bảng Anh. Thông qua các cam kết dài hạn với chính phủ Việt Nam, mỗi năm chính phủ anh chuyển cho Việt Nam khoảng 50 triệu bảng Anh. Lượng tài trợ Đoàn Hiếu 7 Lớp: KTQT 48A Chuyên đề tốt nghiệp này nằm trong các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình quốc tế đang thực hiện tại Việt Nam. Toàn bộ lượng vốn này đều được giải ngân. 1.2.2 Các giai đoạn tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ODA của Anh. Năm 1992, Chính phủ Anh bắt đầu nối lại viện trợ với Việt Nam, nhưng phải tới năm 1994, mới chính thức cung cấp ODA cho Việt Nam bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại và tín dụng ưu đãi. Giai đoạn 1992 – 1998. Trong giai đoạn này chính phủ Anh đã viện trợ không hoàn lại khoảng 24 triệu euro cho 20 dự án hỗ trợ kỹ thuật trong các lĩnh vực giao thong vận tải, năng lượng, dần khí, xây dựng, giáo dục,.. Cho đến nay các dự án này đã thực hiện xong và có nhiều đóng góp thiếy thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Giai đoạn 1999 – 2003. Tháng 10 năm 1998, Chính phủ Anh đã thông qua Chiến lược hợp tác phát triển với Việt Nam giai đoạn 1999 – 2003. Mục tiêu trong gian đoạn này của là DFID thúc đẩy và hỗ trợ chính sách của chính phủ Việt Nam nhằm vừa đẩy nhanh cải cách kinh tế, vừa bảo đảm cung cấp một cách hiệu quả và thúc đẩy các dịch vụ đầu tư công cộng. Tháng 8 năm 1999, DIFID đã thiết lập Văn phòng Hỗ trợ Chương trình Việt Nam (POS) tại Hà Nội, nay gọi là Văn phòng DFID Việt Nam. Mục tiêu dài hạn của DFID ở Việt Nam là thúc đẩy sự tăng trưởng cho người nghèo, trong đó giảm mức sống nghèo khổ của Việt Nam vào năm 2015 ở mức bằng với MDG. Mục tiêu cụ thể của các chương trình và dự án trong giai đoạn 1999 – 2003 là: - Phối hợp một cách có hiệu quả hơn giữa chính phủ và các nhà tài trợ trong việc xóa bỏ nghèo khổ. - Giúp chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ hiểu hơn nữa các nguyên nhân đặc trưng và hậu quả của vấn đề nghèo đói. Đoàn Hiếu 8 Lớp: KTQT 48A Chuyên đề tốt nghiệp - Cải thiện năng lực thực hiện cải cách của chính phủ Việt Nam. - Cải thiện các cơ hội thu nhập và phát triển nhân lực cho người nghèo khu vực nông thôn. Trong giai đoạn này DFID chủ trương tăng viện trợ không hoàn lại cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Và ngân sách viện trợ phát triển mà chính phủ Anh dành cho Việt Nam tăng đáng kể qua các năm. Về hình thức hỗ trợ, bắt đầu từ năm 1998, DFID chuyển từ tiếp cận theo dự án sang tiếp cận theo chương trình ngành hoặc lĩnh vực trong khuôn khổ phát triển toàn diện (CDF). Do vậy DFID không xây dựng các dự án hợp tác song phương theo cách làm truyền thống, mà sử dụng các hình thức đồng tài trợ hoặc ủy thác để tham gia tài trợ cho Chính phủ Việt Nam và khuyến khích sự phối hợp trong các nỗi lực tập thể giữa các nhà tài trợ với Chính phủ Viểt Nam. Giai đoạn 2004 – 2006. Tháng 1 năm 2004, Chính phủ Anh đã công bố Chương trình Quốc gia hỗ trợ cho Việt Nam giai đoạn 2004 – 2006. Trong giai đoạn này Chính phủ Anh căn cứ vào hiệu quả viện trợ trong giai đoạn trước và tình hình thực tế ở Việt Nam đưa ra 3 mục tiêu tổng quát như sau. - Nâng cao hiệu quả, tác dụng và tính công bằng trong việc sử dụng nguồn lực tài chính công. - Tăng cường các nỗ lực của Chính phủ để đạt được các mục tiêu phát triển có sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội và tăng trách nhiệm giải thích của nhà nước trước người dân. - Hỗ trợ những đổi mới về kinh tế và xã hội. Trong giai đoạn này lượng vố viện trợ của Anh tiếp tục tăng lên. Năm 2003/2004 đã tăng lên khoảng 26 triệu bảng Anh. Năm 2004 DFID cam kết viện trợ 35 triệu bảng Anh. Tài khóa 2005/2006 đã tăng tới 44 triệu bảng Anh/năm. Đoàn Hiếu 9 Lớp: KTQT 48A Chuyên đề tốt nghiệp Ngày 22/2/2005 Chính phủ Việt Nam đã chấp nhận về sang kiến giảm nợ đa phương của Chính phủ Anh cho Việt Nam. Theo đó Chính phủ Anh sẽ trả nợ chơ Chính phủ Việt Nam 10% nợ đến hạn của các khoản vay Hiệp ội Phát triển quốc tế (IDA) thuộc Wold Bank trong thời gian 2005 – 2015 với tổng giá trị khoảng 90 triệu USD. Giai đoạn 2007 – 2010. Ngày 19 tháng 9 năm 2006 hai bên đã ký Thỏa thuận khung về Quan hệ đối tác phát triển giữa hai nước giai đoạn 2006 – 2015. Với thỏa thuận này chính phủ Anh sẽ viện trợ không cho Việt Nam khoảng 250 triệu Bảng Anh trong giai đoạn 2006 – 2010, trong đó dành khoảng 70% ngân sách để hỗ trợ cho các chương trình liên quan đến xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Ngày 22/11/2007, DFID đã thông báo việc Chính phủ Anh viện trợ không hoàn lại 100 triệu Bảng Anh giai đoạn 2007 – 2011 cho Chương trình PRSC với phương thức chuyển tiền trực tiếp cho chính phủ Việt Nam không thong qua Wold Bank để tiết kiệm chi phí quản lý. Trong đó năm 2008 hai bên đã thỏa thuận tài trợ 20 triệu Bảng Anh trong năm 2008. 1.2.3 Cơ cấu ODA của Anh vào Việt Nam. Cơ cấu tài trợ ODA của Anh luôn bám sát vào mục tiêu trọng tâm đưa ra là hỗ trợ việc xóa đói giảm nghèo ở quốc gia nhận tài trợ. Cũng như vậy ở Việt Nam các mục lĩnh vực mà Anh quốc đầu tư vào bao gồm Giáo dục, Y tế, Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, Hỗ trợ nhân đạo, Các dịch vụ xã hội. Trong đó Giáo Dục là lĩnh vực chiếm lượng vốn đầu tư nhiều nhất với 37% lượng vốn đầu tư vào Việt Nam. Tiếp theo là lĩnh vực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế chiếm 20% tổng lượng vốn viện trợ. Y tế chiếm 13% lượng tài trợ. ( Hình 4 ) Đoàn Hiếu 10 Lớp: KTQT 48A Chuyên đề tốt nghiệp Hình 2: Cơ cấu ODA theo nhành của Anh vào Việt Nam ( nguồn DFID Vietnam ) 1.2.4 Đặc điểm về nguồn vốn ODA của Anh tại Việt Nam. Tài trợ Chính phủ Anh, trong từng thời kỳ, luôn có những lựa chọn về hình thức, nội dung phù hợp với các ưu tiên và điêu kiện tiếp nhận và tăng cường và trò làm chủ của phía Việt Nam. Phương thức tài trợ của Cơ quan Phát triển hải ngoại (ODA) Anh trước đâu và DFID hiện nay, có tính linh hoạt. Điều này thể hiện ở sự điều chỉnh chính sách cung cấp ODA từ việc hỗ trợ kỹ thuật và tín dụng ưu đãi, sang chỉ thuần túy viện trợ không hoàn lại theo các Chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ Việt Nam, điều chỉnh hình thức cung cấp tài chính tư song phương sang đồng tài trợ với các tổ chức đa phương hoặc hỗ trợ ngân sách. Viện trợ theo các chương trình mục tiêu quốc gia: Trên thực tế nhiều nhà tài trợ thường tiếp cận việc cung cấp ODA theo dự án. Sau khi xét duyệt dự án tài trợ sẽ thành lập đơn vị quản lý việc cung cấp tài chính cho dự án đó và căn cứ vào tình hình thực hiện dự án để thực hiện công tác giải ngân. Theo hình thức tiếp cận này nguồn vốn sẽ được phân bổ theo như nội dung dự án đã được đưa ra, tuy nhiên do điều kiện thực tế và năng lực của bên tiếp nhận, nhiều dự án không được thức hiện hoặc khi đi vào Đoàn Hiếu 11 Lớp: KTQT 48A Chuyên đề tốt nghiệp thực hiện không đủ điều kiện giải ngân, điều này tạo ra một hiện tượng phổ biến tại các nước tiếp nhận ODA là chỉ giải ngân được một lượng nhỏ ODA cam kết. Hơn nữa nguồn vốn viện trợ cho dự án chỉ tập trung trong phạm vi dự án đó nên việc sử dụng nguồn vốn ODA cho các mục tiêu lớn và thực hiện trên phạm vi rộng sẽ gặp trở ngại. Khi cung cấp ODA cho Việt Nam căn cứ vào chính sách phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, chính phủ Anh đưa ra một mức cam kết tài trợ cho Việt Nam theo giai đoạn 3 năm và lượng vố này được chính phủ Việt Nam toàn quyền sử dụng, lượng vốn này sẽ được chuyển cho chính phủ Việt Nam hàng năm, chính phủ Anh chỉ theo dõi để đảm bảo lượng vốn tài trợ này được sử dụng đúng mục đích và ưu tiên cho các hoạt động xóa đói giảm nghèo. Vì vậy lượng tài trợ của Anh vào Việt Nam luôn được giải ngân 100%. Việc cung cấp viện trợ thuần túy căn cứ theo các chương trình mục tiêu quốc gia của Anh vào Việt Nam đã tạo ra một lượng vốn tập trung lớn, tạo cho chính phủ Việt Nam sự chủ động hoàn toàn với lượng vốn và đưa vào sử dụng cho các chương trình lớn của mình. Đồng tài trợ trong các chương trình lớn: Chính phủ Anh chủ trương và thúc đẩy cộng đồng tài trợ quốc tế trong việc đơn giản hóa các thủ tục nhằmg giảm bớt các thủ tục hành chính, nhằm đưa nhanh, đưa trực tiếp tài trợ tới người dân, giảm bớt các gánh nặng hành chính cho các cơ quan quản lý của cả hai bên, qua đó tăng cường hiệu quả của ODA. Do vậy, tài trợ của Anh thường không thực hiện riêng biệt mà lồng ghép, đồng tài trợ với các nhà tài trợ khác trong các chương trình lớn, nhờ vậy, đã không tạo them bộ máy quản lý hành chính cho cả hai phía (như trong các chương trình: giao thông nông thôn, cấp nước nông thôn, phát triển nông thôn, giáo dục tiểu học..được làm trong khuôn khổ các chương trình chung với WB, ADB, WHO, UNICEF), DFID là một trong những nhà tài trợ ủng hộ và thúc đẩy các nhà tài trợ thực hiện Tuyên bố Hà Nội và Kế hoạch Hành động về hài hòa hóa thủ tục trong cung cấp tiếp nhận và sử dụng ODA tại Việt Nam. Đoàn Hiếu 12 Lớp: KTQT 48A Chuyên đề tốt nghiệp Thủ tục cam kết tài chính và giải ngân cho các dự án của Anh đơn giản. Chính phủ Anh đang vận động các nước phát triển xóa bỏ các rang buộc trong viện trợ phát triển, thúc đẩy nâng cao hiệu quả viện trợ, tăng cường vai trò làm chủ của nước tài trợ. 1.3 Đánh giá ảnh hưởng của ODA Anh tới phát triển kinh tế Việt Nam. Đứng thứ 14 trong các quốc gia tài trợ cho Việt Nam, lượng vốn ODA của Anh vào Việt Nam chưa phải là một con số lớn so với các nhà tài trợ khác. Tuy nhiên Chính phủ Anh luôn có những lựa chọn tài trợ phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế của Việt Nam. Bởi vậy ODA của Anh lại có ý nghĩa rất thiết thực đối với nền kinh tế Việt Nam. 1.3.1 Ảnh hưởng Vĩ mô. Tác động của viện trợ phát triển Anh đối với kinh tế Việt Nam được thể hiện trên hai khía cạnh đóng góp trực tiếp vào sự tăng trưởng GDP và bổ xung vào nguồn vốn đầu tư của Việt Nam. Đóng góp trực tiếp vào GDP: Số liệu trong bảng 3 cho thấy, tỷ lệ đóng góp trực tiếp của ODA Anh Quốc trong tăng trưởng GDP Việt Nam đạt kỷ lục trong hai năm 1999 là 0.25% và năm 2000 là 0.21%. Tỷ trọng của tổng mức giải ngân của viện trợ phát triển của Anh trong tổng mức tăng tuyệt đối GDP hàng năm trong giai đoạn 1999 – 2009 có xu hướng giảm dần ở những năm đầu và đang ổn định dần trong những năm gần đây xấp xỉ 0.1%. Trên thực tế lượng vốn nài đóng góp khá khiêm tốn bằng khoảng 1/10 đóng góp của Nhật Bản vào tăng trường GDP của Việt Nam. Đơn vị tính: % Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tỷ trọng 0.25 0.21 0.18 0.15 0.1 0.09 0.1 0.08 0.09 0.1 0.16 Bảng 3: Đóng góp trực tiếp của ODA Anh Quốc trong tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1999 – 2009 ( Nguồn UNDP ) Đoàn Hiếu 13 Lớp: KTQT 48A Chuyên đề tốt nghiệp Về đóng góp gián tiếp vào GDP: Tuy lượng đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng GDP của Việt Nam không cao nhưng tác động gián tiếp của nguồn vốn này có vai trò quan trọng trong tăng trưởng GDP của Việt Nam. Chính phủ Anh chủ động tài trợ vào các vùng kinh tế kém phát triển, cải tạo kinh tế nông thôn, phát triển y tế, giáo dục và nâng cao khả năng quản trị của chính phủ đối với các hoạt động kinh tế. Điều đó giúp cho giảm sự mất cân bằng giữa tăng trưởng ở Việt Nam, làm giảm nguy cơ tụt hậu và bị lãng quên của các vùng kém phát triển. Giúp nâng cao mức sống của người nghèo có tác động tích cực làm giảm sự phân hóa giàu nghèo trong quá trình phát triển của Việt Nam. Các nội dung viện trợ của Anh có tác dụng lớn giúp chính phủ định hướng, cải cách việc quản lý, gián tiếp nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và tăng trưởng GDP. ODA của Anh cũng có tác dụng bổ xung vào nguồn vốn đầu tư của Việt Nam. Thông qua việc đóng góp trực tiếp vào tỷ trọng vố đầu tư và tác động gián tiếp tới thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đóng góp vào tỷ trọng vốn đầu tư: Viện trợ phát triển là nguồn bổ sung quan trọng vào tổng vốn đầu tư của Việt Nam. Trong giai đoạn 1997 – 2009 tỷ trọng đóng góp của viện trợ Anh Quốc vào khoảng 0,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Tuy nguồn vốn viện trợ phát triển của Anh trong thời gian qua còn khiêm tốn về số lượng tuy nhiên nguồn vố này đang có xu hướng tăng lên theo thời gian và là một nguồn vốn có tiềm năng trong tương lai của Việt Nam. Tác động gián tiếp tới FDI vào Việt Nam: Một ảnh hưởng to lớn của viện trợ phát triển nói chung và viện trợ phát triển của Anh Quốc nói riêng đối với tổng vốn đầu tư ở nước ta là góp phần thu hút vốn FDI ở Việt Nam. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài giữa các địa phương trong mỗi nước phụ thuộc vào các yếu tố Đoàn Hiếu 14 Lớp: KTQT 48A Chuyên đề tốt nghiệp chính là đặc điểm của thị trường chính sách ưu đãi về thuế của chính phủ sở tại, lực lượng lao động và trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng. Do vậy việc sử dụng nguồn viện trợ phát triển cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút FDI. Viện trợ phát triển được sử dụng có hiệu quả để nâng cấp các cơ sở hạ tầng quan trọng như cung cấp điện nước, thoát nước, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc và giao thông sẽ góp phần giảm bớt chi phí đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Việc tài trợ cho các chương trình giáo dục và đào tạo, y tế, tạo công ăn việc làm sẽ góp phần cải thiện chất lượng lao động, tăng sức mua của người dân qua đó thu hút những dự án đầu tư sử dụng lao động giá rẻ, có chất lượng cao hoặc các dự án nhắm đến thị trường trong nước. Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy trong giai đoạn từ năm 1988, khi Việt Nam ban hành luật đầu tư nước ngoài cho đến khi Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khu vực năm 1998, nước ta đã thu hút được một khối lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp. Tổng vốn cam kết cho giai đoạn này là 34.56 tỷ USD và trên thực tế, 14.4 tỷ USD đã được đầu tư vào Việt Nam. Số vốn FDI cam kết và thực hiện được phân bổ cho nhiều địa phương và thành phố, trong đó chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Sự thành công trong việc thu hút đầu tư FDI ở nước ta trong giai đoạn 1988 – 1998, bên cạnh các yếu tố như đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, áp dụng chính sách mở cửa, còn phải kể đến yếu tố sử dụng có hiệu quả nguồn viện trợ phát triển chính thức. Trên thực tế, nguồn viện trợ phát triển đã được phân bổ cho các địa phương có thế mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần cải thiện hạ tầng cơ sở, nâng cao chất lượng của lực lượng lao động. Viện trợ phát triển của Anh chiếm 5% tổng số viện trợ phát triển vào Việt Nam. Các lĩnh vực tập trung như giáo dục, y tế và cải cách quản lý nhà Đoàn Hiếu 15 Lớp: KTQT 48A Chuyên đề tốt nghiệp nước đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam, tạo tác động tích cực đối với thu hút FDI của Việt Nam. Mặt khác viện trợ phát triển của Anh quốc vào Việt Nam cũng đồng thời với việc tăng lên lượng vốn của các nhà đầu tư Anh vào Việt Nam. Đồng thời, Anh là quốc gia phát triển có tiếng nó trên trường quốc tế, có quan hệ gần gũi với các cường quốc khác như Mỹ, Pháp,..v..v. Việc chú trọng đến viện trợ phát triển cho Việt Nam của Anh quốc sẽ tạo hiệu ứng tích cực đối với việc cung cấp ODA và thu hút nhà đầu tư từ các quốc gia phát triển khác vào Việt Nam. 1.3.2. Ảnh hưởng tích cực tới công tác xoá đói giảm nghèo của Việt Nam. Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới năm 1986 cho đến nay, công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng. Số liệu các cuộc điều tra mức sống dân cư trong thời gian qua cho thấy, tỷ lệ dân nghèo đã giảm từ 37% vào năm 1998 xuống còn 28.9% vào năm 2002, từ 28.9% xuống còn 14.8% vào năm 2008. Điều này cho thấy định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam đặt việc xóa đóa giảm nghèo ở một vị trí quan trọng. Nguồn ODA của Anh vào Việt Nam tập trung chủ yếu vào các dự án nằm trong nội dung xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn. Đến nay đã có 15 dự án trong nội dung này được thực hiện xong đóng góp trực tiếp hơn 300 triệu bẳng Anh vào công cuộc nâng cao mức sống của người nghèo ở Việt Nam. Các dự án hiện nay đã thực hiện gồm có. - Cấp nước và vệ sinh nông thôn – viện trợ không hoàn lại 2,8 triệu bảng Anh thông qua UNICEF để hỗ trợ chương trình cấp nước nông thôn cho 14 tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên trong 2 năm 1999-2001. - Xóa đói giảm nghèo Hà Tĩnh: viện trợ 5,75 triệu bảng Anh trong giai đoạn 1997-2002. Dự án do 3 tổ chức NGO của Anh: ACTIONAID, Quỹ cứu trợ nhi đồng Anh và OXFAM Anh thực hiện. Đoàn Hiếu 16 Lớp: KTQT 48A Chuyên đề tốt nghiệp - Giao thông nông thôn II – 18,625 triệu Bảng Anh ủy thác qua WB, giai đoạn 2000-2005 hỗ trợ khôi phục và cải tạo đường nông thôn 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam. - Đồng tài trợ Tính dụng hỗ trợ giảm nghèo của WB (PRSC): Thỏa thuận cung cấp 14 triệu bảng Anh cho PRSC I và hỗ trợ PRSC II 17.227.400 USD. - Hỗ trợ kĩ thuật chuẩn bị dự án Giao thông nông thôn III (do WB tài trợ) 415.000 bảng Anh. - Chương trình giảm nghèo các tỉnh miền núi phỉa Bắc (2002 – 2007): DFID đồng tài trợ 7,5 triệu bảng Anh với WB để hỗ trợ đầu tư va cỉa thiện phân phối các dịch vụ tại cá xã nghèo nhất tại 6 tỉnh miền núi phía Bắc (Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La, Hòa Bình, Bắc Giang). - Dự án cải thiện mức sống khu vực miền Trung (2002-2007): DFID cung cấp 15 triệu USD đồng tài trợ với ADB cho các dự án xây dựng năng lực đầu tư tại các xã nghèo nhất tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và KonTum. Các dự án đang thực hiện: - HIV/AIDS: DFID tài trợ thong qua WHO 17,3 triệu bảng Anh trong 5 năm cho chương trình phòng chống HIV/AIDS. - Giáo dục tiểu học cho trẻ em bị thiệt thòi: DFID đồng tài trợ 38,8 triệu USD trong 5 năm, mục tiêu của dự án nhằm cải thiện các dịch vụ giáo dục cho trẻ em bị thiệt thòi. - Chương trình135 giai đoạn 2: 16 triệu bảng Anh. - Chương trình giao thong nông thôn 3: 26,2 triệu bảng Anh. - PRSC6: 20 triệu bảng Anh. - PRSC7 (2008-2011): 80 triệu bảng Anh. - Nâng cao hiệu quả thị trườg cho người nghèo (tài trợ qua ADB): 2 triệu bảng Anh. Đoàn Hiếu 17 Lớp: KTQT 48A Chuyên đề tốt nghiệp 1.3.3 Những hạn chế trong thu hút nguồn vốn ODA của Anh vào Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc thu hút ODA của Anh vẫn còn một số hạn chế cả về phía chủ quan và khách quan. a. Hạn chế từ phía chủ quan Tổng kết gần 20 năm chính thức tiếp nhận nguồn vốn ODA, bên cạnh những mặt thành công, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhấn mạnh, vai trò cũng như lợi ích mà nguồn vốn ODA đem lại chưa được như mong muốn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội mà nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Thiếu quy hoạch và chính sách đồng bộ trong việc thu hút và sử dụng ODA Trong số hạn chế được chỉ ra, một hạn chế quan trọng là thiếu một quy hoạch tổng thể được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm căn cứ chủ động cho việc thu hút và sử dụng nguồn ODA. Quy trình và thủ tục trong nước chậm trễ, phức tạp và thiếu minh bạch, thủ tục hành chính còn rườm rà, phải qua nhiều cửa, nhiều khâu đi kèm với đó là việc di dân tái định cư và giải phóng mặt bằng, cũng như công tác đấu thầu, năng lực quản lý và giám sát thực hiện dự án của các ban quản lý còn hạn chế và bất cập. Bên cạnh đó, vốn đối ứng bố trí chưa kịp thời, vấn đề quy hoạch vận động và sử dụng ODA đến thời điểm này vẫn chưa được hoàn chỉnh để định hướng cho các cơ quan, địa phương chủ động thu hút và sử dụng nguồn vốn này. Mặc dù môi trường pháp lý về đất đai đã được cải thiện song công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư vẫn còn là một trở ngại lớn đối với nhiều dự án ODA có XDCB do chính sách giải phóng mặt bằng và tái định cư còn thiếu đồng bộ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ dự án và chính quyền địa phương, nhận thức của người dân về giải phóng mặt bằng chưa cao và thiếu vốn đối ứng để đền bù. Tiến độ xây dựng các khu nhà tái định cư còn Đoàn Hiếu 18 Lớp: KTQT 48A Chuyên đề tốt nghiệp chậm, chất lượng chưa cao cũng đã ảnh hưởng đến tâm lý của các hộ dân phải di dời. Văn bản pháp lý chậm sửa đổi, chưa phù hợp với nhu cầu đặt ra Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình có nhiều bất cập và không nhất quán với các nghị định khác hiện vẫn còn hiệu lực như Nghị định 52/CP, 07/CP về quản lý đầu tư và xâu dựng, Nghị định 88/CP về đấu thầu, Nghị định 17/CP về quản lý ODA nên đã gây khó khăn và làm chậm tiến độ thực hiện nguồn vốn đầu tư nói chung, nguồn vốn ODA nói riêng. Năng lực cán bộ yếu kém, trách nhiệm thấp Sức hấp dẫn của ODA nằm ở chỗ khâu lập hồ sơ có nhanh hay không, dự án có sát với thực tế hay không. Bên cạnh đó còn xem xét đến năng lực của các chủ dự án. Tuy nhiên trên thực tế, lãnh đạo một số Bộ, cơ quan và địa phương chưa chỉ đạo ráo riết và đôn đốc, kiểm tra sát sao quá trình thực hiện; năng lực cán bộ quản lý ODA ở các cấp nhìn chung còn yếu thiếu tính chuyên nghiệp trong quản lý và sử dụng ODA. Cụ thể: công tác theo dõi và đánh giá dự án bị buông lỏng. Nhiều cơ quan chủ quản ở Trung ương và các tỉnh chưa quản lý được các dự án của mình. Kỷ luật báo cáo về tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thực hiện thiếu nghiêm túc. Cơ quan thụ hưởng ODA chưa phát huy đầy đủ vai trò làm chủ trong việc khai thác nguồn lực này cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội phù hợp với đặc thù của ODA, chuẩn bị và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án ODA, công tác huấn luyện và đào tạo về ODA chưa được chú ý đúng mức, cũng như trong việc đánh giá dự án...Vì vậy, tới đây Chính phủ Việt Nam cần giải quyết tốt các vấn đề này để thu hút thêm nhiều ODA phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Do đơn giá xây dựng cơ bản không được cập nhật thường xuyên, không theo sát giá thị trường nên tổng dự toán thường thấp hơn so với giá thị trường. Đoàn Hiếu 19 Lớp: KTQT 48A
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng