Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của mỹ đối v...

Tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu việt nam

.DOCX
108
243
138

Mô tả:

LUẬN VĂN: Định hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu của đề tài: Việt Nam và Hoa Kỳ là hai quốc gia có quan hệ thương mại phát triển và không ngừng mở rộng. Kể từ sau khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết năm 2001, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước đã có nhiều khởi sắc. Điều này phù hợp với lợi ích thương mại của cả hai nước, phù hợp với xu thế hội nhập, mở cửa hiện nay của các quốc gia trên thế giới cũng như chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong những năm vừa qua, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh. Một trong số các mặt hàng xuất khẩu lớn vào thị trường Hoa Kỳ ta phải kể đến là mặt hàng đồ gỗ. Hoa Kỳ là nước nhập khẩu đồ gỗ hàng đầu trên thế giới. Đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ được đánh giá là có chất lượng tốt, kiểu dáng sáng tạo, giá cả khá cạnh tranh, vì thế tạo được độ tín nhiệm cao đối với người tiêu dùng. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ những năm vừa qua không ngừng tăng. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường này đạt 16,1 triệu USD vào năm 2001. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên 1100 triệu USD (tăng gấp 68 lần so với kim ngạch năm 2001). Tuy nhiên, thị trường Hoa Kỳ là thị trường khó tính, rất khắt khe về chất lượng hàng hoá nói chung và mặt hàng đồ gỗ nói riêng. Do vậy, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong những năm vừa qua tuy đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng khích lệ song vẫn chưa xứng với tiềm năng của mình. Sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam vẫn chưa thực sự đáp ứng những yêu cầu về rào cản kỹ thuật của thị trường Hoa Kỳ. Đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ vẫn chưa cạnh tranh được với đồ gỗ của Trung Quốc và Canada. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn hết sức lúng túng khi phải đối mặt với những rào cản mới của thị trường này. Vì vậy, Việt Nam muốn xuất khẩu thành công vào thị trường Hoa Kỳ thì cần phải có những biện pháp hữu hiệu vượt qua những rào cản kỹ thuật của thị trường này từ phía nhà nước và doanh nghiệp. Chính vì lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam” với mục đích đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho các doanh nghiệp của Việt Nam thành công hơn nữa trong hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Mỹ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Nghiên cứu lý luận chung về rào cản kỹ thuật của Mỹ và thực trang đáp ứng các rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam trong những năm gần đây. Đồng thời đưa ra những kiến nghị đối với nhà nước và giải pháp đối với những doanh nghiệp ngành gỗ nhằm nâng cao khả năng vượt rào cản kỹ thuật giúp hoạt động xuất khẩu đỗ gỗ sang thị trường Mỹ đạt hiệu quả hơn. Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài tập chung nghiên cứu các vẩn đề sau Một số lý luận chung về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam trong xu hướng tự do hóa thương mại như hiện nay. Trên cơ sở lý luân chung đó đề tài đi sâu vào phân tích thực trang đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang thị thường Mỹ trong thời gian qua. Từ đó cùng với các kiến thức đã đựơc tích lũy trong quá trình học tập tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với nhà nước và giải pháp cho các doanh nghiệp nhằm giúp các mặt hàng đồ gỗ vượt qua các rào cản kỹ thuật của thi trường Mỹ trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu: Rào cản kỹ thuật của thị trường Hoa kỳ đối với mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Trên giác độ nhà nước nghiên cứu các rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam từ 2001 tới nay. 4. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp duy vật biên chứng dựa trên tính logic của vấn đề nghiên cứu. Đồng thời vận dụng phương pháp tổng hợp số liệu, thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích đánh giá báo cáo để đưa ra những nhận định và giải pháp thích hợp nhất. 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục gồm có ba chương chính: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và thực tiễn về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam Chương 2: Thực trạng đáp ứng rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ THỰC TIỄN VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU VIỆT NAM 1.1. Lý luận chung về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế 1.1.1. Khái niệm về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế Như một tất yếu khách quan, khi các hàng rào thuế quan được các nước giảm sử dụng theo xu hướng tự do hoá thương mại, các hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế ngày càng được gia tăng áp dụng để bảo hộ sản xuất trong nước.Trong các hàng rào phi thuế quan, hệ thống rào cản kỹ thuật được xem là một trong những nhóm biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn hàng nhập khẩu. Rào cản kỹ thuật là nhà nước đưa ra những yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm đòi hỏi sản phẩm xuất khẩu hay nhập khẩu phải đạt tới một tiêu chuẩn nhất định mới được xuất khẩu ra nước ngoài hay nhập khẩu vào thị trường nội địa. Đây là những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, đo lường an toàn lao động, bao bì đóng gói đặc biệt là các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịch đối với động thực vật, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường sinh thái đối với máy móc thiết bị và dây truyền công nghệ (không có chất phế thải độc hại, tiếng ồn không quá mức…). Những quy định này xuất phát từ đòi hỏi thực tế của đời sống xã hội và phản ánh trình độ phát triển của văn minh nhân loại. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường khéo léo sử dụng các quy định này giữa một cách thiên lệch giữa các công ty trong nước và công ty nước ngoài biến chúng thành công cụ cạnh tranh cho nước chủ nhà trong quan hệ thương mại quốc tế. Về mặt kinh tế nhưng quy định này có tác dụng bảo hộ thị trường trong nước, hạn chế và làm méo mó dòng vận động của hàng hóa trên thị trường thế giới. WTO yêu cầu các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn cũng như thủ tục xác định không được tạo ra các trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế, phải đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử, đảm bảo hài hòa hóa. Tuy nhiên các thành viên có thể đưa ra các biên pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, sức khỏe con người, động thực vật, ngăn ngừa các hành động xấu mà nước này cho là thích hợp. Với điều kiện là các biện pháp đó không được áp dụng theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử tùy tiện, hay hạn chế vô lý đối với thương mại quốc tế. WTO cũng yêu cầu các thành viên tích cực soan thảo các tiêu chuẩn và tham gia vào các tiêu chuẩn quốc tế như ISO (International Sandard Organization). Trong trường hợp các quốc gia không thể áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vì lý do phương hại tới lợi ích quốc gia thì phải sớm công bố trên các báo chí giúp các nước khác biết được tiêu chuẩn mà mình áp dụng; Thông báo cho ban thư ký WTO biết và phải giải trình mục đích. Khi cần thiết phải cung cấp các bản sao về tiêu chuẩn đó và giành thời gian hợp lý để các nước khác góp ý đối với việc soạn thảo các tiêu chuẩn này. Hiệp định rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) đề cập tới lợi ích khi sử dụng hàng rào kỹ thuật: Đối với người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn và sử dụng sản phẩm thích hợp có chất lượng và thông số kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của mình; Đối với người sản xuất phải quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng; Đối với nhà kinh doanh dễ dàng đàm phán về một mặt hàng. Xuất phát từ mục đích bảo vệ lợi ích người tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ, bảo vệ người lao động, bảo vệ môi trường sống…, nên đây là nhóm các biện pháp được WTO cho phép áp dụng để điều tiết xuất nhập khẩu. Nhưng các biện pháp này phải được công bố công khai và phù hơp với các quy định của WTO. Đứng trên góc độ thương mại quốc tế, việc đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật một mặt nhằm nâng cao uy tín hàng hóa sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích quốc gia và người tiêu dùng; Mặt khác còn thực hiên mục đích điều tiết thương mại quốc tế hoặc bảo hộ sản xuất trong nước. Các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế rất đa dạng và được áp dụng rất khác nhau ở các nước tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước. Các rào cản này có thể được chia làm các loại hình sau: - Căn cứ vào cấp độ của tiêu chuẩn có: Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn vùng, tiêu chuẩn ngành… - Căn cứ vào mục đích đặt ra các tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn để quản lý chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn quản lý môi trường nhằm đảm bảo sản xuất hài hòa với môi trường sống. Một số bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm được áp dụng cho từng nhóm sản phẩm có tính chuyên ngành như: SA 8000, HACCP, GMP, ISO 14000… Tiêu chuẩn SA 8000 (Social Accountability) quy định về trách nhiệm xã hội của một tổ chức, một doanh nghiệp đối với người lao động, điều kiện làm việc của người lao đông; HACCP (Hazard Analysis Critical Control Points) là tiêu chuẩn dùng để quản lý chất lượng thực phẩm; GMP ( Good Manufacturing Practice) là tiêu chuẩn áp dụng với sản phẩm dược phẩm và thực phẩm; ISO 14000 bao gồm các hệ thống liên quan tới hệ thống quản lý môi trường (như ISO 14001 và 14004) và các tiêu chuẩn liên quan tới các công cụ quản lý môi trường (các tiêu chuẩn khác của bộ tiêu chuẩn ISO 14000). Trong thực tế hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia có thể đạt tiêu chuẩn ISO, nhưng lại không đáp ứng được tiêu chuẩn của quốc gia nhập khẩu nếu như họ quy định cao hơn thì khó có thể thâm nhập vào thị trường nước nhập khẩu. - Theo nội dung của rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế có: Các tiêu chuẩn, quy định vệ sinh an toàn dịch tễ; Các quy định chế biến sản xuất theo quy định môi trường; Các yêu cầu về nhãn mác; Các yêu cầu về đóng gói bao bì; Phí môi trường; Nhãn sinh thái. 1.1.2. Tác động của rào cản kỹ thuật tới nước xuất khẩu Hàng rào kỹ thuật trong thương mại thực chất là những biện pháp kỹ thuật cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ người tiêu dùng và là công cụ trực tiếp bảo hộ sản xuất trong nước. Đây cũng là rào cản hợp lý hạn chế nhập khẩu những hàng hóa không đạt tiêu chuẩn ảnh hưởng xấu tới môi trường, sức khỏe con người, động thực vật… Đứng trên góc độ nhà xuất khẩu để phân tích một cách chi tiết thì rào cản kỹ thuật tác động trên hai khía cạnh sau. 1.1.2.1. Tác động tích cực - Khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trong thương mại quốc tế. Để thâm nhập vào được một thị trường thì hàng hóa từ bên ngoài phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của thị trường nước nhập khẩu. Mặc dù tuân thủ các yêu cầu này không phải là bắt buộc nhưng ai không tuân thủ thì thị trường tẩy chay. Nên rào cản kỹ thuật là động lực giúp các nhà xuất khẩu tìm mọi cách để vượt qua, đáp ứng những yêu cầu dù khắt khe tới đâu. Do đó, họ phải chủ động cải tiến, trang bị máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế vào sản xuất, quy trình chế biến của doanh nghiệp, bồi dưỡng năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ. Kết quả là năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, của doanh nghiệp tại nước xuất khẩu ngày càng được nâng cao và khẳng định trên thị trường thế giới. - Bảo vệ môi trường sống Khi đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của nước nhập khẩu thì hoạt động sản xuất đó mặc nhiên cũng tuân thủ quy định bảo vệ môi trường. Do đó sẽ hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên của nước xuất khẩu. Có thể nói, rào cản kỹ thuật đã có những đóng góp đáng kể vào công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái và góp phần phát triển bền vững. - Các bên đối tác dễ dàng hiểu nhau khi đàm phán về một mặt hàng Nhờ những yêu cầu kỹ thuật đã được công bố rộng rãi bằng văn bản và các phương tiện thông tin chung nên nhà xuất khẩu dễ dàng tiếp cận và thực thi. Khi có vướng mắc phát sinh về hàng hóa cả hai bên chỉ cần đối chiếu với các quy định, văn bản có sẵn về chuẩn hàng hóa. Đàm phán dễ dàng và nhanh chóng hơn. 1.1.2.2. Tác động tiêu cực Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, rào cản kỹ thuật cũng tạo cho nhà xuất khẩu không ít những khó khăn. Với tư cách là công cụ bảo hộ trực tiếp được thừa nhận, rào cản kỹ thuật gây sự cản trở hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, quan hệ thương mại giữa các bên. Để phù hợp với các tiêu chuẩn này vừa khó khăn vừa tốn kém. Ngoài các tiêu chuẩn quy định do các tổ chức quốc tế đưa ra, các rào cản này còn do các nước tự đặt. Có khi các tiêu chuẩn này cùng được đặt ra nhưng lại không thống nhất gây sự không đồng bộ trong các rào cản thậm chí sự không đồng bộ giữa các vùng các miền trong cùng một quốc gia. Sự phức tạp cản trở thương mại giữa hai bên nếu bên xuất khẩu không hiểu rõ luật. Ngoài ra do sự chênh lệch về trình độ giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, các nước nhập khẩu có nền kinh tế phát triển thường đưa ra các yêu cầu quá cao so với trình độ đáp ứng của nước xuất khẩu là các nước đang phát triển. Các rào cản này thực sự đã trở thành những thách thức lớn đối với các nước có trình độ thấp hơn. Sự hạn chế về năng lực, kinh nghiệm cũng như trình độ khoa học công nghệ… của các nước xuất khẩu sẽ khiến họ khó có thể vượt qua các rào cản này. 1.2. Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam 1.2.1. Rào cản kỹ thuật của Mỹ trong thương mại quốc tế Mỹ đối mặt với sự cạnh tranh của luồng hàng hoá từ các nước đang phát triển. Kết quả là Mỹ đã phản ứng lại tình trạng này bằng cách đặt ra nhiều yêu cầu chặt chẽ gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu, đặc biệt là từ các nước đang phát triển khi họ muốn xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ. Chính sách của Mỹ về việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục quy trình công nhận với chất lượng hàng nhập khẩu dựa trên Hiệp định về rào cản kỹ thuật đối thương mại của vòng đàm phán Urugoay cùng với luật áp dụng các hoạt động của WTO, chương 9 của Hiệp định tự do Bắc Mỹ và các văn bản luật áp dụng hiệp định này. Các rào cản kỹ thuật trong thương mại được sử dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông nghiệp chế biến. 1.2.1.1. Quy định về sức khỏe và an toàn  Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSA) Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (viết tắt là CPSC) là cơ quan của chính phủ Hoa kỳ có trách nhiệm về tính an toàn của các sản phẩm tiêu dùng tại Hoa Kỳ. CPSC thực hiện vai trò này thông qua việc ban hành những tiêu chuẩn về an toàn sản phẩm có tính bắt buộc, cũng như thông qua sự hợp tác với khu vực công nghiệp để xây dựng những tiêu chuẩn an toàn dựa trên sự đồng thuận (cũng gọi là những tiêu chuẩn an toàn tự nguyện). Ngoài ra ủy ban theo dõi những thương tật và tử vong có liên quan đến sản phẩm và cùng làm việc với công ty để thu hồi những sản phẩm có khuyết điểm ra khỏi thị trường. Bất cứ hàng tiêu dùng nào muốn nhập khẩu vào Mỹ cũng đều bị từ chối nếu sản phẩm đó không tuân thủ một tiêu chuẩn an toàn sản phẩm hiện hành, hoặc yêu cầu về nhãn hiệu được quy định, được chứng nhận hoặc được xác định là có hại. Nguyên tắc chung là nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng phải phát hành giấy chứng nhận khẳng định hàng phù hợp với các tiêu chuẩn qui định và phải dán nhãn trên sản phẩm ghi rõ ngày và nơi sản xuất sản phẩm, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, chứng nhận tuân thủ các luật lệ áp dụng và mô tả ngắn gọn các luật lệ đó. Theo định nghĩa trong CPSA, các sản phẩm tiêu dùng là những sản phẩm hay những bộ phận của sản phẩm đó được sản xuất, phân phối hoặc có công dụng để sử dụng lâu dài hoặc tạm thời trong và xung quanh hộ gia đình, khu cư xá… Những sản phẩm không nằm trong phạm vi điều chỉnh của CPSA bao gồm máy bay, động cơ và thiết bị máy bay, mỹ phẩm, dược phẩm, súng đạn, thực phẩm, một số loại tàu thuyền, thiết bị xe động cơ, thuốc lá và các loại thuốc trừ sâu. Để trừng phạt việc không tuân thủ các quy định của CPSA hình thức chủ yếu là từ chối không cho nhập hàng vào Hoa Kỳ. Ngoài ra, có thể tiến hành các thủ tục bắt giữ, cảnh báo sản phẩm nếu sản phẩm đó được coi là có thể gây nguy hiểm. Khi CPSC xác định một sản phẩm nguy hiểm, CPSC yêu cầu nhà sản xuất thông báo cho công chúng biết khuyết tật hoặc sự không phù hợp của sản phẩm và yêu cầu nhà sản xuất phải sửa chữa, thay thế sản phẩm hoặc trả lại tiền cho người tiêu dùng. Ngoài ra, nhà sản xuất vi phạm luật lệ và có sản phẩm gây tổn thương cho người sử dụng có thể bị phạt về dân sự hay hình sự. Đạo Luật Cải Tiến An Toàn Sản Phẩm Tiêu Dùng (CPSIA) được Ủy Ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ ban hành và có hiệu lực từ 12.11.2008. Theo đó, các sản phẩm là đối tượng điều chỉnh bởi các điều luật, các quy định về an toàn sản phẩm tiêu dùng khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều bắt buộc phải có chứng nhận hợp chuẩn tổng quát (GCC). Giấy chứng nhận này phải được kèm theo cho từng lô hàng nhập khẩu. Riêng đối với sản phẩm tiêu dùng dành cho trẻ em là đối tượng điều chỉnh bởi các điều luật, các quy định về an toàn sản phẩm trẻ em, kết quả thử nghiệm sử dụng cho chứng nhận hợp chuẩn tổng quát phải được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm độc lập được CPSC chỉ định.  HACCP – Quy chế kiểm dịch động thực vật của FDA HACCP (phân tích mối nguy cơ xác nhận điểm tới hạn) là tiêu chuẩn chất lượng hàng thực phẩm. Là hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích và xác định các tiêu chuẩn thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh, ngăn chặn các nguy cơ về sinh học, hóa học trong sản xuất chế biến và bảo quản thực phẩm đưa vào thị trường Mỹ. HACCP được ban hành tháng 12/1995 đưa vào áp dụng với thủy sản Mỹ và thủy sản nhập khẩu từ nước ngoài. Từ 1/1/1999 áp dụng rộng rãi cho các hàng thực phẩm khác như nước hoa quả, đồ hộp, các loại thịt chế biến từ gia cầm. Để đảm bảo đúng tiêu chuẩn HACCP, các nhà sản xuất ở Mỹ cũng như nhà sản xuất ở nước ngoài xuất khẩu hàng hóa đó vào Mỹ phải có cơ sở sản xuất (nhà xưởng, kho, thiết bị, môi trường, người làm việc…) theo đúng các quy chuẩn an toàn vệ sinh dùng phổ biến trên thế giới như GMP (các thông lệ thực hiện sản xuất tốt hợp vệ sinh); SSOP (thủ tục thực hiện các tiêu chuẩn vệ sinh). Các quy định này gắn với an toàn vệ sinh sản xuất, bảo quản vận tải thể hiện qua kiểm tra thực tế và qua chứng nhận bằng các văn băn quy định. Trong tôm cá, thịt, kiểm tra cả tỷ lệ kháng sinh, hóa chất ở thực phẩm do người sản xuất sử dụng khi chăn nuôi. HACCP được vận dụng kiểm tra trong thực phẩm đóng hộp, trong dược phẩm, hóa mỹ phẩm.  Luật liên bang về các chất nguy hiểm Luật liên bang về các chất nguy hiểm quy định về việc dán nhãn những sản phẩm độc hại dùng trong gia đình có thể gây thương tích hoặc bệnh tật đáng kể cho người sử dụng khi sử dụng chúng một cách bình thường. Các chất đó bao gồm các chất độc, chất ăn mòn, chất dễ cháy hoặc nổ, chất gây khó chịu cho người, hoặc chất gây nhạy cảm mạnh… Ngoài các thông tin hướng dẫn cách bảo quản và sử dụng, nhãn hàng còn phải hướng dẫn các biện pháp sơ cứu nếu xảy ra tai nạn. Đồng thời cũng cấm những sản phẩm quá nguy hiểm hoặc độc hại đến mức mà việc thực hiện đầy đủ những qui định về nhãn hàng cũng không bảo vệ được thích đáng người tiêu dùng, đặc biệt là các đồ dùng trẻ em. Để xác minh việc tuân thủ các quy định của Luật liên bang về các chất nguy hiểm, CPSC có thể điều tra các địa điểm sản xuất, chế biến, đóng gói, kho phân phối hoặc chứa hàng nhập khẩu, phương tiện dùng để vận chuyển hoặc cất giữ các chất nguy hiểm. Mỹ cấm tất cả các sản phẩm nhập khẩu không tuân thủ các yêu cầu về nhãn hàng của Luật liên bang về các chất nguy hiểm. Khi phát hiện sản phẩm vi phạm hải quan Mỹ yêu cầu dán lại nhãn đối với các sản phẩm đó. Nếu sau khi dán lại nhãn mà vẫn không đạt yêu cầu, hàng sẽ phải tái xuất nếu không sẽ bị tiêu hủy. 1.2.1.2. Xuất xứ và thương hiệu hàng hóa  Quy tắc xuất xứ Xuất xứ của hàng hóa được nhập khẩu vào lãnh thổ hải quan của Mỹ có thể tác động đến mức thuế suất áp dụng, quyền được hưởng lợi từ các chương trình đặc biệt, khả năng được phép nhập khẩu, hạn ngạch thuế chống bán phá giá, hoặc thuế chống bán hạ giá (do được chính phủ hỗ trợ), mua sắm chính phủ và yêu cầu ký mã hiệu. Có hai loại quy tắc xuất xứ cơ bản: không ưu đãi và có ưu đãi. Quy tắc không ưu đãi nói chung được áp dụng khi không có hiệp định thương mại đa phương và song phương. Quy tắc ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa để xác định có đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đặc biệt theo các hiệp định thương mại hoặc luật lệ đặc biệt như ưu đãi phổ cập thuế quan (GSP), Hiệp định thương mại tự do Băc Mỹ (NAFTA), luật lệ tăng trưởng và đào tạo thuận lợi cho Châu Phi (AGOA). Ngoài ra còn có quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may. Những quy tắc này được ghi trong Luật thuế quan năm 1930, luật thuế quan 1984, luật thương mại và cạnh tranh 1988. Đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Mỹ đều phải ghi xuất xứ một cách cụ thể về tên hàng hóa nước sản xuất bằng tiếng Anh với hình thức dễ đọc và ở vị trí dễ thấy trên vỏ đựng hàng hóa để cho người mua cuối cùng ở Mỹ biết tên của nước xuất xứ, nơi hàng hóa được sản xuất hoặc chế tạo. Các hàng hóa được miễn không phải ký mã hiệu trong trường hợp cụ thể là ngoại lệ đối với quy định này. Có thể định nghĩa người mua cuối cùng là người cuối cùng ở Mỹ nhận được hàng hóa dưới hình thức như lúc nhập khẩu. Nói chung nếu một hàng hóa nhập khẩu sẽ được sử dụng cho sản xuất ở Mỹ, làm ra một sản phẩm có tên, đặc điểm, công dụng khác lúc được nhập khẩu, thì người sản xuất là khách hàng cuối cùng. Một hàng hóa được bán lẻ với hình thức như lúc nhập khẩu thì người mua lẻ là người mua cuối cùng. Một người sử dụng hàng hóa nhập khẩu trong một quy trình sản xuất làm thay đổi cơ bản hàng hóa nhập khẩu đó là người mua cuối cùng, nhưng nếu quy trình đó chỉ có tác động nhỏ không làm thay đổi hình thức bên ngoài của hàng hóa, thì người ra công hàng hóa đó không phải là người mua cuối cùng. Một số loại hàng hóa không phải ký mã hiệu để cho biết tên nước xuất xứ, nghĩa là nơi hàng hóa được trồng, chế tạo hoặc sản xuất. Tuy nhiên, bao bì ngoài cũng thường được giao cùng với hàng hóa cho người mua cuối cùng ở Mỹ phải được ký mã hiệu cho biết tên tiếng Anh của nước xuất xứ hàng hóa. Ngoại lệ khác các cấp loại hàng hóa cũng được miễn ghi ký mã hiệu cho biết tên nước xuất xứ hàng hóa. Yêu cầu ký mã hiệu đặc biệt, yêu cầu ký mã hiệu nước xuất xứ không liên quan đến những yêu cầu ký mã hiệu hoặc nhãn hiệu của các cơ quan chính phủ khác đối với những sản phẩm cụ thể. Ví dụ một số hàng hóa nhất định phải theo yêu cầu ký mã hiệu xuất xứ đặc biệt như: Ống sắt thép và các bộ phận gá thép ống, vòng đệm nắp hố, khung và nắp đậy và các bình khí nén phải được ký mã hiệu theo một trong bốn phương pháp sau: đóng dấu bằng khuôn, đúc chữ nổi, mài mòn hoặc chạm khắc. Những trường hợp gian lận xuất xứ hàng hóa được quy đinh tại phần 42 luật thương hiệu hàng hóa năm 1946 (15.U.S.1124) quy định rằng một hàng hóa của nước ngoài có tên hoặc ký mã hiệu được cố ý gán cho để làm cho người ta tin rằng hàng hóa đó được sản xuất tại Mỹ hoặc bất cứ nước hoặc địa điểm nào ở ngoài nước Mỹ nhưng thực tế lại không phải là nơi hàng hóa đó được sản xuất ra, sẽ không được nhập khẩu qua bất cứ trạm hải quan nào của Mỹ. Trong nhiều trường hợp các từ “United States”, chữ “U.S.A”, hoặc tên của bất cứ địa điểm hay thành phố nào của Mỹ xuất hiện trên hàng hóa của nước ngoài, hoặc trên bao bì của hàng hóa đó, bị coi là cố ý làm cho người ta tin rằng hàng hóa đó được sản xuất ở Mỹ, trừ khi tên của nước xuất xứ được ghi ở ngay sát tên của địa điểm xuất xứ nội địa. Đối với tất cả hàng hóa vi phạm quy định về xuất xứ khi được nhập khẩu vào Mỹ đều bị biện pháp trừng phạt là chịu mức thuế là 10% tổng giá trị (không kể các loại chi phí khác). Đồng thời nhà nhập khẩu vẫn phải thực hiện những quy định có liên quan khác. Ví dụ hầu hết hàng hóa trên bao bì không ghi rõ xuất xứ sẽ bị giữ tại hải quan cho tới khi nhà nhập khẩu thu xếp tái xuất, tiêu hủy/maketing lại cho đúng quy định dưới sự giám sát của hải quan Mỹ. Nếu có một phần hàng hóa đã được thông quan sẽ phải được thu hồi về kho ngoại quan của Mỹ cho tới khi nhà nhập khẩu thu xếp tái xuất, tiêu hủy/maketing lại cho đúng quy định. Phần 1907(a) của OTCA tăng mức phạt tối đa có thể lên tới 100.000 USD cho lần đầu của việc cố tình vi phạm thay đổi hoặc xóa maketing xuất xứ và 250.000 USD cho lần tiếp theo.  Thương hiệu và tên thương mại Hàng hóa mang thương hiệu giả sẽ bị giữ lại và tịch thu. Một thương hiệu giả được định nghĩa là thương hiệu không có đích thực, trùng hoặc không thể phân biệt với một thương hiệu đã được đăng ký. Các ký tự sao chép hoặc làm giả được hải quan Mỹ lưu hồ sơ có thể bị giữ lại, có thể bị bắt giữ và tịch thu. Việc xuất khẩu các hàng hóa “tương tự” hoặc “chợ đen” nếu thương hiệu đó đã được đăng ký và đã được hải quan lưu hồ sơ và có biện pháp chống hàng chợ đen. Trong những trường hợp đó hàng hóa có thể bị thu giữ, bắt giữ và tịch thu. Hải quan Mỹ cũng có biện pháp chống tương tự đối với các hàng hóa không được phép mang tên thương mại đã được hải quan lưu hồ sơ theo quy định. Miễn trừ cá nhân cho hàng hóa có mang một thương hiệu vi phạm luật có thể giành cho các hàng hóa đi cùng với bất kỳ ai đến Mỹ khi hàng hóa đó được sử dụng cho cá nhân chứ không phải để bán. Luật cho phép chỉ được mang một hàng hàng hóa vi phạm thương hiệu vào Mỹ. Cá nhân có thể vận dụng quyền miễn trừ này một lần trong thời gian 30 ngày (19 U.S.C. 1526(d); 19 CER 148.55). Đặc biệt Mỹ rất chú trong tới vấn đề bản quyền. Hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ mà ăn cắp bản quyền đã được đăng ký bảo hộ sẽ bị bắt giữ và tịch thu. Điều này được nói rất rõ trong luật sở hữu trí tuệ của Mỹ. 1.2.1.3. Hệ thống quản lý tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội – SA 8000 Thuộc vào quy định của đạo đức kinh doanh. Môt trong những yêu cầu của người tiêu dùng tại các nước Bắc Mỹ và Châu Âu là các nhà sản xuất và cung ứng dịch vụ phải có cam kết chặt chẽ về trách nhiêm đối với xã hội, trong đó chủ yếu là với người lao động. Hệ thống quản lý SA 8000 đang được quan tâm và được áp dụng với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Ngày nay ở nhiều nước nhất là ở Bắc Mỹ và Châu Âu xây dựng SA 8000 dựa trên tuyên bố toàn cầu về nhân quyền, công ước nhân quyền trẻ em, công ước về phân biệt đối xử với phụ nữ của Liên Hợp Quốc, 12 công ước của tổ chức Lao Động Quốc Tế (ILO) là những nguyên tắc cơ bản đối với quyền con người tại nơi làm việc của từng nước không kể đến trình độ phát triển của quốc gia đó. Các quốc gia này là tiền đề cho tất cả các công ước khác mà họ đưa ra để có sự tiến bộ cá nhân và điều kiện nơi làm việc. Cụ thể một số điểm vận dụng SA 8000 - Không được sử dụng lao động trẻ em (vị thành niên) - Không được sử dụng người lao động khi không đảm bảo điều kiện sức khỏe cho người lao động - Tôn trọng quyền tự do hiệp hội và quyền thỏa ước tập thể - Phải cam kết không phân biệt đối xử với người lao động về các mặt tuyển dụng, lương bổng, đào tạo, đề bạt, nghỉ việc, hưu trí. - Không áp dụng các hình phạt thể xác, tinh thần, các tiêu chuẩn làm việc của ngành. - Đảm bảo hệ thống “vì người lao động trong các doanh nghiệp”. - Đảm bảo an toàn lao động, đền bù cho người lao động khi xảy ra tai nạn. - Cải thiện mối quan hệ với tổ chức công đoàn Doanh nghiệp được chứng chỉ SA 8000 có thể chưng bày chứng chỉ đó trong xí nghiệp, nhà máy, ở catalogue, trên các biển quảng cáo và trên các trang Web nhưng không được ghi trên sản phẩm. 1.2.1.4. Các quy định bảo vệ môi trường EPA chịu trách nhiệm đảm bảo các bang phải kiểm tra độ an toàn của sản phẩm đối với môi trường, ví dụ trong luật kiểm soát thuốc trừ sâu môi trường và luật kiểm soát chất độc các loại thuốc trừ sâu dự định được phép sử dụng ở Mỹ bao gồm thuốc trừ sâu nhập khẩu phải được đăng ký với với EPA. Ngoài ra việc nhập khẩu thuốc trừ sâu phải được thông báo cho EPA. Trong một số trường hợp, Mỹ sử dụng các công cụ thương mại để thi hành điều khoản môi trường, đặc biệt chú trọng tới môi trường biển. Việc thực thi những điều khoản này do hai cơ quan: Bộ ngoại giao và Ủy ban Bảo vệ khí quyển và đại dương quốc gia (NOAA) thuộc bộ thương mại. 1.2.2. Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam Bên cạnh chịu tác động của rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu nói chung. Mặt hàng đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường này còn chịu một số rào cản kỹ thuật riêng biệt đặc thù. Các quy định của Mỹ về gỗ và đồ gỗ như sau: HTS 44 - Gỗ và sản phẩm gỗ: Bao gồm gỗ củi, gỗ đốt lấy than, gỗ cây, gỗ vụn, mạt gỗ, gỗ làm đường ray, gỗ xẻ, gỗ băm, gỗ lạng, gỗ ván ép, gỗ ép từ vụn gỗ, gỗ làm khung, gỗ đóng thùng hàng, gỗ mỏ, gỗ xây dựng… và các đồ dùng dụng cụ bằng gỗ, như mắc áo, đồ gỗ nhà bếp… Đối với danh mục này, việc nhập khẩu phải: 1. Phù hợp với quy định của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) về giám định tại cảng đến. 2. Phù hợp với các quy định Luật liên bang về sâu bệnh ở cây. 3. Phù hợp với quy định của Hội đồng thương mại Liên bang (FTC), Hội đồng An toàn tiêu dùng (nếu là hàng tiêu dùng). 4. Phù hợp với các quy định về lập hóa đơn (đối với một số hàng gỗ). 5. Phù hợp với các quy định của FWS về giấy phép nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu của nước xuất xứ, các quy định về tài liệu giao hàng và hồ sơ theo dõi (nếu là loại gỗ quý hiếm). 6. Nhập vào cửa khẩu/cảng theo chỉ định của FWS và phù hợp với các quy định của FWS và Hải quan về việc thông báo hàng đến và giám định tại cảng đến (nếu thuộc loại hàng quý hiếm). 7. Nhập khẩu gỗ cây phải xin giấy phép của APHIS thuộc USDA. 8. Nhập khẩu gỗ quý hiếm phải ghi nhãn (Marking) rõ ràng bên ngoài container tên, địa chỉ người xuất khẩu và người nhập khẩu, mô tả chính xác chủng loại gỗ. Bảng 1.1. Những văn bản pháp luật điều tiết chế độ nhập khẩu hàng hóa thuộc nhóm HTS44 Số văn bản Loại biện pháp áp dụng Cơ quan nhà nước điều hành 15 USC 1263 Quy chế an toàn tiêu dùng APHIS PPQ, FWS, USCS 16 USC 1531 Cấm nhập khẩu thịt thú giữ APHIS PPQ, FWS, USCS 16 USC 3371 et seg. Cấm nhập khẩu động vật APHIS PPQ, FWS, USCS quý mà nước khác cấm 18 USC 42 et seg. Thủ tục khai báo hải quan APHIS PPQ, FWS, USCS 19 CFR 12. 10 et seg. Vệ sinh dịch tễ APHIS PPQ, FWS, USCS 7 CFR Part 351 CITES Cấm nhập khẩu động thực APHIS PPQ, FWS, USCS vật quý hiếm (Nguồn: http://www.ecvn.com) HTS 94 - Đồ nội thất: Bao gồm các loại ghế, đồ đạc dụng cụ trong bệnh viện, các đồ đạc trong nhà, văn phòng, giường tủ, bàn ghế, đệm, đèn và các tấm ngăn xây dựng làm sẵn… Các đồ dùng này có thể làm hoàn toàn bằng kim loại, gỗ, nhựa, hay làm khung có bọc da, vải hoặc các vật liệu khác. Đối với danh mục hàng này, việc nhập khẩu phải: 1. Phù hợp với các tiêu chuẩn sản phẩm tiêu dùng của Uỷ ban An toàn tiêu dùng (CPSC) về an toàn tiêu dùng. 2. Đối với đệm: phù hợp với các tiêu chuẩn Underwriter’s Laboratory (UL), do CPSC quản lý. 3. Các đồ có thành phần là vải dệt phải ghi theo các quy định TFPLA về xác định nguồn gốc vải. Bảng 1.2. Những văn bản pháp luật điều tiết chế độ nhập khẩu hàng hóa thuộc nhóm HTS94 Số văn bản Loại biện pháp áp dụng Cơ quan nhà nước điều hành 15 UCS 1191 - 1204 Luật về hàng dệt may dễ FTC, CPSC, USCS cháy 15 UCS 1263 Quy chế an toàn tiêu dùng FTC, CPSC, USCS 15 UCS 70 - 77 TFPIA – Luật về hàng dệt FTC, CPSC, USCS may 16 CFR 1610, 1611 Tiêu chuẩn hàng dệt may dễ cháy FTC, CPSC, USCS 1615, 1616, 1630 – 1632 Quy chế nhãn mác dệt may 19 CFR 1112b (Nguồn: http://www.ecvn.com) Căn cứ vào các quy định chung của Mỹ về đồ gỗ nhập khẩu ở trên có thể phân chia các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng này thông qua các nội dung như sau: 1.2.2.1. Quy định về sản phẩm tiêu dùng an toàn CPSC Quy định này được thể hiện rõ trong 2 đạo luật “Đạo luật về an toàn sản phẩm tiêu dùng” và “Đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng” Từ năm 2001 tới 2008 đối với các mặt hàng gỗ nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ chịu sự quy định chung trong các quy định của đạo luật về an toàn sản phẩm tiêu dùng. Từ năm 2008 có thêm “Đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng” viết tắt là CPSIA đã được Quốc hội Mỹ thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8/2008. Văn bản quy định những điều kiện liên quan đến nhập khẩu một số mặt hàng chiếm thị phần xuất khẩu lớn của Việt Nam. Từ ngày 15/8/2009, một số quy định mới trong Đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng sẽ tác động trực tiếp đến việc sản phẩm dệt may và đồ gỗ nội thất của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Đây là một đạo luật rất phức tạp, có tính bắt buộc chứng nhận tiêu chuẩn cao hơn so với luật cũ, nếu vi phạm có thể dẫn đến các mức phạt dân sự và hình sự, đồng thời Chính phủ Mỹ có thể ra lệnh tiêu hủy sản phẩm nếu vi phạm. Việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn phải được thực hiện bởi một cơ quan đánh giá độc lập do CPSC công nhận. Giấy chứng nhận này phải kèm theo sản phẩm hay chuyến hàng xuất khẩu sản phẩm và phải có sẵn để cho CPSC và Hải quan Mỹ kiểm tra khi có yêu cầu. Đối với sản phẩm đồ gỗ nhập khẩu việc nhập vào Hoa Kỳ không cần xin giấy phép nhập khẩu. Tuy nhiên, mặt hàng này cũng có một số quy định khá chặt chẽ đối với các sản phẩm nội thất dành cho trẻ em, đồ nội thất có thành phần dệt và đồ nội thất chiếu sáng. Các loại đồ gỗ khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ cần đưa ra 2 loại chứng nhận: Chứng nhận hợp chuẩn tổng quát (GCC – General Conformity Certificate) và Kiểm nghiệm bắt buộc bởi tổ chức thứ ba (Third party testing). Tất cả các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đều phải có giấy chứng nhận cho tất cả các lô hàng nhập khẩu, theo đó:  Đối với sản phẩm tiêu dùng -> cần GCC  Đối với sản phẩm trẻ em -> cần cả GCC & Kiểm nghiệm từ tổ chức thứ ba 1. Giấy chứng nhận hợp chuẩn tổng quát (GCC)  Đây là một chứng nhận tự ban hành, hoặc là một tuyên bố đảm bảo sự phù hợp của nhà cung cấp.  Chứng nhận này phải được cung cấp bởi nhà nhập khẩu, chứ phòng luật hay tổ chức thứ ba không thể làm thay. Về cơ bản, nhà nhập khẩu sẽ phối hợp với nhà sản xuất để hoàn tất giấy chứng nhận này. Chứng nhận này phải được kèm theo mỗi đợt xuất hàng. Nội dung của GCC gồm các yếu tố sau:  Phải được trình bày bằng tiếng Anh  Đặc điểm nhận dạng của sản phẩm được chứng nhận  Liệt kê những quy định an toàn sản phẩm của CPSC được chứng nhận cho sản phẩm đó  Thông tin về nhà sản xuất  Thông tin về nhà nhập khẩu Mỹ  Thông tin liên hệ người có trách nhiệm lưu giữ các kết quả kiểm nghiệm  Ngày và nơi sản xuất sản phẩm  Ngày và nơi sản phẩm được kiểm nghiệm phù hợp với các quy định nêu ra ở trên Ngày hiệu lực áp dụng GCC là ngày 12/11/2008, áp dụng cho các sản phẩm được sản xuất từ ngày này về sau. 2. Kiểm nghiệm bắt buộc của tổ chức thứ ba (Mandatory Third Party Testing)  Áp dụng cho một số quy định cụ thể dành cho sản phẩm trẻ em (như giường tầng trẻ em, cũi, đồ gỗ, tất cả các loại đồ chơi, vải, đồ ngủ trẻ em).  Tất cả các nhà nhập khẩu sản phẩm trẻ em bắt buộc phải có giấy chứng nhận của tổ chức thứ ba nhằm chứng minh rằng sản phẩm đó thỏa mãn những quy định an toàn cho sản phẩm trẻ em.  Việc kiểm nghiệm phải được thực hiện trước khi được nhập khẩu và đưa ra thị trường hay dự trữ lưu kho.  Các chứng nhận phải được kèm theo trong tất cả các chuyến xuất hàng và sẵn sàng cung cấp cho các nhà phân phối và bán lẻ.  Kiểm nghiệm trên tất cả các loại vật liệu và phải thực hiện trên thành phẩm. Kiểm nghiệm trên một bộ phận đại diện không được chấp nhận. Các nhà sản xuất thành phẩm thông qua việc thu gom bán thành phẩm từ các đơn vị sản xuất khác cần lưu ý điều này, và hợp tác với các nhà cung ứng của mình.  Tổ chức kiểm nghiệm thứ ba phải có chứng nhận ISO 17025, đã đăng ký và phê chuẩn bởi CPSC.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan