Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam...

Tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam

.PDF
188
626
124

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI ----------------------------------- TRỊNH ANH TUẤN GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Thương mại Mã số: 62.34.10.01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: Người hướng dẫn 1: PGS.TS Lê Danh Vĩnh Người hướng dẫn 2: TS. Trịnh Thị Thanh Thủy Hà Nội, Năm 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả Trịnh Anh Tuấn ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án .................................................................... 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................. 4 2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 4 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 4 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................. 5 3.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 5 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án ...................................................... 5 4.1. Phương pháp phân tích và thống kê...................................................... 6 4.2. Phương pháp so sánh .............................................................................. 6 4.3. Phương pháp khảo sát thực tế ............................................................... 6 5. Những đóng góp mới của Luận án ........................................................... 6 5.1. Những đóng góp về lý luận và thực tiễn................................................ 6 5.2. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của Luận án ......... 9 6. Kết cấu nội dung của Luận án ................................................................ 10 PHẦN TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU................... 11 1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước........................................................ 11 iii 2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài........................................................ 15 3. Những vấn đề được nghiên cứu trong luận án ...................................... 17 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT CẠNH TRANH ................................................................................ 19 1.1. Một số khái niệm có liên quan ............................................................. 19 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và các hình thái cạnh tranh ............................ 19 1.1.2. Khái niệm và lịch sử hình thành pháp luật cạnh tranh ...................... 22 1.1.3. Khái niệm về thực thi pháp luật cạnh tranh ....................................... 27 1.1.4. Khái niệm hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh ............................. 29 1.2. Tiêu chí để đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh .......... 31 1.2.1. Nhóm tiêu chí bên trong .................................................................... 32 1.2.2. Nhóm tiêu chí bên ngoài .................................................................... 36 1.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh của một số nước và bài học đối với Việt Nam .................................................. 40 1.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản ............................................................... 40 1.3.2. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ .................................................................. 50 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................. 61 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2014 ................ 67 2.1. Tổng quan về pháp luật cạnh tranh Việt Nam ................................... 67 2.1.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh ........ 70 2.1.2. Quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh ........................................... 70 2.1.3. Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh ............................ 80 2.1.4. Quy định về Cơ quan cạnh tranh ....................................................... 82 2.1.5. Quy định về quy trình tố tụng cạnh tranh .......................................... 83 iv 2.2. Thực trạng hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh của Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2014 .............................................................................. 84 2.2.1. Thực trạng vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam ....................................................... 84 2.2.2. Thực trạng công tác điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh ................. 89 2.2.3. Thực trạng hoạt động tăng cường sự tiếp cận pháp luật cạnh tranh của cơ quan thực thi ......................................................................................... 103 2.3. Đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh của Việt Nam trong giai đoạn 2005 đến 2014 ............................................................................. 106 2.3.1. Đánh giá theo nhóm tiêu chí bên trong ........................................... 106 2.3.1.1. Đánh giá về tính hợp pháp của pháp luật cạnh tranh ........... 106 2.3.1.2. Đánh giá về tính thực tiễn của pháp luật cạnh tranh ............ 111 2.3.2. Đánh giá theo nhóm tiêu chí bên ngoài ........................................... 117 2.3.2.1. Đánh giá về công tác tổ chức thực thi pháp luật cạnh tranh 117 2.3.2.2. Đánh giá về khả năng tiếp cận và tuân thủ pháp luật cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp ........................................................... 120 2.3.3. Một số bất cập và nguyên nhân ....................................................... 123 2.3.3.1. Một số bất cập ........................................................................ 123 2.3.3.2. Nguyên nhân của những bật cập ........................................... 127 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM129 3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ......................................................... 129 3.1.1. Bối cảnh trong nước ........................................................................ 129 3.1.2. Bối cảnh quốc tế .............................................................................. 130 3.2. Những vấn đề đặt ra đối với nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh trong thời gian tới ở Việt Nam .............................................. 131 3.2.1. Tạo lập một sân chơi bình đẳng cho cộng đồng doanh nghiệp ....... 131 3.2.2. Đáp ứng được các yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội................... 132 v 3.2.3. Phù hợp với các cam kết mới của Việt Nam trong các Hiệp định song phương và đa phương ................................................................................ 133 3.3. Quan điểm và định hướng nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh trong thời gian tới ............................................................................ 134 3.3.1. Quan điểm ........................................................................................ 134 3.3.2. Định hướng ...................................................................................... 134 3.4. Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh ........................................................................................... 135 3.4.1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật cạnh tranh................... 135 3.4.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan cạnh tranh ................... 147 3.4.3. Nâng cao nhận thức của các cơ quan liên quan và cộng đồng doanh nghiệp về pháp luật cạnh tranh .................................................................. 152 3.4.4. Tăng cường hợp tác quốc tế............................................................. 153 KẾT LUẬN ................................................................................................. 155 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .............. 159 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 160 PHỤ LỤC .................................................................................................... 165 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Viết tắt Nghĩa Tiếng Việt CTKLM Cạnh tranh không lành mạnh CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNBH Doanh nghiệp Bảo hiểm HCCT Hạn chế cạnh tranh LCT Luật Cạnh tranh QLCT Quản lý cạnh tranh TĐKTNN Tập đoàn kinh tế Nhà nước TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTKT Tập trung kinh tế vii TIẾNG ANH Viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt AML Antimonopoly Law Luật Chống độc quyền ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á APEC Asia-Pacific Economic Cooperation, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương DOJ Department of Justice Bộ Tư pháp Hoa Kỳ EU European Union Liên Minh Châu Âu Federal Trade Commission Ủy Ban thương mại liên bang Hoa Kỳ FTC ICN International Competition Network Mạng lưới cạnh tranh quốc tế JFTC Japan Fair Trade Commission Ủy Ban Thương mại lành mạnh Nhật Bản WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới viii DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Số vụ việc áp dụng các biện pháp xử lý từ 2005-2013của JFTC ....... 43 Bảng 1.2. Số vụ xử lý vi phạm của JFTC theo hành vi vi phạm ........................ 44 Bảng 2.1. Nguồn nhân lực của Cục Quản lý cạnh tranh ..................................... 87 Bảng 2.2. Số vụ việc hạn chế cạnh tranh đã điều tra, xử lý trong giai đoạn 2006-2014 ............................................................................................. 89 Bảng 2.3. Số vụ việc hạn chế cạnh tranh giai đoạn 2006 - 2014 ........................ 91 Bảng 2.4. Phân loại vụ việc điều tra tiền tố tụng theo nhóm ngành, lĩnh vực .... 93 Bảng 2.5. Số vụ việc tập trung kinh tế giai đoạn 2005 - 2014 ............................ 99 Bảng 2.6. Phân loại các vụ việc TTKT theo nhóm hành vi .............................. 100 Bảng 2.7. Phân loại vụ việc TTKT theo nhóm ngành nghề.............................. 100 Bảng 2.8. Thống kê các loại hình doanh nghiệp tham gia TTKT..................... 102 Bảng 2.9. Thời điểm DN bắt đầu nhận thức về Luật Cạnh tranh ..................... 121 Bảng 2.10 Kênh thông tin giúp doanh nghiệp nhận biết Luật Cạnh tranh ....... 121 Bảng 2.11. Đánh giá của DN về mức độ hiểu biết các quy định của pháp luật cạnh tranh ............................................................................................ 122 ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Số tiền phạt JFTC áp dụng đối với hành vi thỏa thuận ấn định giá và thông thầu giai đoạn 2005-2013 ........................................................... 45 Hình 1.2. Số tiền phạt do Cục chống độc quyền tiến hành từ 2004 - 2013 ........ 57 Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh [43] ............................... 87 Hình 2.2. Số vụ việc hạn chế cạnh tranh giai đoạn 2006 - 2014 ........................ 92 Hình 2.3. Phân loại vụ việc điều tra tiền tố tụng giai đoạn 2006-2014 .............. 92 Hình 2.4. Cơ cấu vụ việc điều tra tiền tố tụng theo nhóm ngành, lĩnh vực ........ 94 Hình 2.5. Vụ việc cạnh tranh không lành mạnh giai đoạn 2006 - 2013 ............. 95 Hình 2.6. Vụ việc CTKLM theo nhóm hành vi vi phạm .................................... 96 Hình 2.7. Tổng số tiền phạt vụ việc CTKLM ..................................................... 97 Hình 2.8. Số vụ việc tập trung kinh tế giai đoạn 2005 - 2014 ............................ 99 Hình 2.9. Số lượng vụ việc TTKT theo nhóm ngành nghề .............................. 101 Hình 2.10. Các loại hình doanh nghiệp tham gia TTKT .................................. 102 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong thời gian qua, cùng với chính sách đổi mới, mọi thành phần kinh tế được khuyến khích và tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tham gia kinh doanh trên thị trường. Từ đó, cạnh tranh ngày càng trở nên mạnh mẽ trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng mức độ cạnh tranh, đã xuất hiện những hành vi cản trở, hạn chế cạnh tranh, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh của đất nước. Trước thực tế đó, năm 2004, Quốc hội đã ban hành Luật Cạnh tranh nhằm điều tiết các hành vi cạnh tranh, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo các cơ hội cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt đối xử cho các doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Theo quy định của Luật Cạnh tranh, các hành vi như thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền và tập trung kinh tế cũng như các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh. Từ khi có hiệu lực đến nay, pháp luật cạnh tranh đã bước đầu phát huy vai trò tích cực trong việc phát triển môi trường cạnh tranh lành mạnh, xử lý những hành vi làm sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, số lượng vụ việc cạnh tranh được điều tra, xử lý là chưa nhiều (08 vụ hạn chế cạnh tranh và 122 vụ cạnh tranh không lành mạnh). Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam trong thời gian qua chưa được như kỳ vọng là do còn nhiều bất cập về quy định của pháp luật cạnh tranh, bộ máy thực thi và nhận thức của cộng đồng. 2 Thứ nhất, một số quy định của pháp luật cạnh tranh khó thực thi - Cơ sở để xác định thị trường liên quan: theo quy định Luật Cạnh tranh hiện hành việc xác định một doanh nghiệp có vi phạm các hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm: lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, tập trung kinh tế, thoả thuận hạn chế cạnh tranh được xác định trên cơ sở yếu tố thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan. Do đó, vấn đề xác định thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan là hết sức quan trọng có yếu tố quyết định trong quá trình thực thi. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành thì các yếu tố để xác định thị trường liên quan là không phù hợp với thực tế do đó gây nhiều khó khăn trong quá trình thực thi. - Về kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế (mua bán và sáp nhập): theo Điều 18 của Luật Cạnh tranh, pháp luật cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan (trừ trường hợp quy định tại Điều 19). Đồng thời, các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30-50% trên thị trường liên quan phải thông báo cho cơ quan cạnh tranh trước khi tiến hành các hoạt động tập trung kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp rất khó để tự xác định thị phần của mình trên thị trường liên quan và như vậy rất khó để biết xem mình có thuộc ngưỡng bị cấm hoặc phải thông báo tập trung kinh tế hay không. Do đó, các quy định hiện nay về vấn đề này là không có tính khả thi. - Pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay chưa quy định rõ ràng về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Các quy định hiện hành chỉ đề cập đến các hình thức biểu hiện bên ngoài một cách cứng nhắc, chưa tiếp cận được bản chất phản cạnh tranh của hành vi. Chẳng hạn, thỏa thuận ấn định mức giá sàn, giá trần; thỏa thuận tăng giá hoặc giảm giá (không chỉ ở mức cụ thể) hoặc thỏa thuận duy trì giá bán lại cho bên thứ ba... là những thỏa thuận có bản chất hạn 3 chế cạnh tranh, nhưng chưa được quy định. Trong khi hành vi kinh doanh, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có hành vi thỏa thuận thay đổi ngày càng phức tạp với nhiều dạng thức khác nhau thì tiếp cận quy định “cứng” như hiện nay sẽ gây khó khăn cho cơ quan thực thi trong quá trình điều tra, xử lý các vụ việc cụ thể. Ngoài ra, thực tiễn một số vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được cơ quan cạnh tranh xem xét, xử lý cho thấy các hiệp hội đều là tổ chức đứng sau, giữ vai trò tổ chức, lôi kéo doanh nghiệp tham gia và giám sát việc thực thi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp. Thậm chí trong nhiều vụ việc, Hiệp hội còn ban hành các “quyết định”, các “nghị quyết” về giá cả, sản lượng... trên thị trường để các doanh nghiệp thành viên thực hiện. Tuy nhiên, các hành vi nêu trên của hiệp hội lại chưa được điều chỉnh trong các quy định hiện hành. Thứ hai, mô hình cơ quan thực thi chưa phù hợp - Hiện nay cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam bao gồm hai cơ quan: Cục Quản lý cạnh tranh (Cơ quan QLCT) và Hội đồng cạnh tranh (HĐCT). Một trong những nhiệm vụ và chức năng của Cơ quan QLCT là thụ lý, tổ chức điều tra các vụ việc liên quan đến hạn chế cạnh tranh để HĐCT xử lý theo quy định của pháp luật. Như vậy, sau khi thụ lý và điều tra, Cơ quan QLCT sẽ phải chuyển vụ việc sang HĐCT để tiến hành xử lý vi phạm. Trong khi đó, HĐCT lại được thành lập và hoạt động theo cơ chế liên ngành nên việc vận hành rất khó linh hoạt trong điều kiện các cơ quan nhà nước của Việt Nam như hiện nay. Chính vì vậy, để xử lý được vụ việc cạnh tranh, Cơ quan QLCT và HĐCT phải tiến hành rất nhiều thủ tục và nhiều công đoạn dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong việc phối kết hợp giữa hai cơ quan này. - Bên cạnh đó, ngoài chức năng thực thi pháp luật cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh còn phải thực hiện thêm các chức năng thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phòng vệ thương mại dẫn tới nguồn lực dành cho công tác quản lý cạnh tranh bị hạn chế. 4 Thứ ba, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về pháp luật cạnh tranh chưa cao Trong số các vụ việc đã xử lý trong thời gian qua, số vụ việc do doanh nghiệp nộp hồ sơ khiếu nại không nhiều (chiếm khoảng hơn 20%), hầu hết các vụ xử lý là do cơ quan cạnh tranh tự phát hiện thông qua các phương tiện đại chúng. Điều này cho thấy, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về vấn đề này là chưa cao. Vì những lý do nêu trên, việc lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sĩ kinh tế sẽ góp phần đưa pháp luật cạnh tranh đến gần hơn với cuộc sống. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình khoa học đã công bố liên quan đến chủ đề nghiên cứu của đề tài luận án, xác định những vấn đề đã được các nhà khoa học nghiên cứu, những vấn đề chưa được nghiên cứu để nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu. - Đánh giá tổng quan về pháp luật cạnh tranh và thực thi pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam. - Làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật cạnh tranh và hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam. 5 - Phân tích đánh giá thực trạng thực thi pháp luật cạnh tranh của Việt Nam từ khi Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực đến nay, từ đó rút ra những bất cập cần được hoàn thiện. - Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu a. Về nội dung - Nghiên cứu nội dung các văn bản pháp luật về cạnh tranh của Việt Nam (bao gồm Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành), các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện pháp luật cạnh tranh. - Đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam. b. Về không gian Hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam và nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Australia, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc… c. Về thời gian - Đánh giá thực trạng thực thi pháp luật cạnh tranh từ năm 2005 - 2014. - Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh của Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết 6 hợp phân tích định tính và định lượng, đề tài luận án áp dụng các phương pháp cụ thể sau đây. 4.1. Phương pháp phân tích và thống kê Được sử dụng nhằm hệ thống hóa các công trình nghiên cứu, lý luận cơ bản về các vấn đề liên quan trong Đề tài nghiên cứu của mình, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp phân tích, thống kê để làm rõ các thuật ngữ, những lý luận sử dụng trong lĩnh vực cạnh tranh, các kết quả nghiên cứu, những vấn đề đang tồn tại mà được các công trình khoa hoc trước đây đã nghiên cứu. 4.2. Phương pháp so sánh Nhằm kiểm chứng tính chính xác của thông tin được thu thập, phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về xây dựng và thực thi pháp luật cạnh tranh và trong phần phân tích đánh giá thực trạng theo khung lý thuyết. 4.3. Phương pháp khảo sát thực tế Bên cạnh việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chính sách cạnh tranh được trình bày trong các đề tài khoa học, các công trình nghiên cứu, các ấn bản khoa học, phương pháp khảo sát thực tế được sử dụng trong trao đổi với chuyên gia, điều tra mẫu một số doanh nghiệp là đối tượng điều chỉnh của Luật. Phương pháp này cung cấp những số liệu, tài liệu cho đánh giá thực trạng về nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về pháp luật cạnh tranh của Việt Nam, từ đó làm cơ sở đề xuất trong luận án. 5. Những đóng góp mới của Luận án 5.1. Những đóng góp về lý luận và thực tiễn a. Về lý luận + Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả thực thi pháp luật 7 cạnh tranh, cụ thể là làm rõ những khái niệm cơ bản về cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh, vị trí vai trò của pháp luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, các đối tượng, yếu tố liên quan đến công tác thực thi pháp luật cạnh tranh, các mô hình tổ chức quản lý nhà nước về pháp luật cạnh tranh trên thế giới. + Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh, rút ra bài học và điều kiện áp dụng cho Việt Nam. b. Về thực tiễn - Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia về nội dung pháp luật, cơ quan thực thi, các biện pháp nâng cao hiệu quả thực thi, từ đó kiến nghị bài học có thể áp dụng ở Việt Nam. - Đề tài luận án phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam trong thời gian vừa qua (trong đó đặc biệt chú trọng đến hoạt động điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, các hoạt động tuyên truyền phổ biến...) chỉ ra những thành tựu, tồn tại, khó khăn và nguyên nhân, xác định những vấn đề đặt ra cho công tác thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam, tựu trung là: + Về nội dung các văn bản pháp luật: Một số quy định liên quan đến quy trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, quy định về xác định thị trường liên quan và quy định về kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế theo quy định của Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn hiện không phù hợp và khó có thể áp dụng trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay ở Việt Nam. + Về cơ quan cạnh tranh: Cục Quản lý cạnh tranh hiện nay là cơ quan thuộc Bộ Công Thương không đảm bảo vị trí độc lập, còn ôm đồm nhiều chức năng làm phân tán nguồn lực. + Về nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp: Trong thời gian gần đây 8 nhận thức cộng đồng doanh nghiệp về pháp luật cạnh tranh đã có cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp. Đây là một phần nguyên nhân nhiều doanh nghiệp khi quyền lợi của mình bị xâm hại không biết sử dụng pháp luật cạnh tranh như là một công cụ để bảo vệ mình. - Xác định bối cảnh trong nước, quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh trong thời gian tới. Luận án đã đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh trong thời gian tới, bao gồm: + Hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh, cần xây dựng Luật sửa đổi bổ sung Luật cạnh tranh, trong đó cần làm rõ tiêu chí xác định thị trường liên quan, minh bạch quy trình xử lý vụ việc, áp dụng hình thức xử lý vi phạm hợp lý dựa trên cơ sở phạm vi và mức độ vi phạm; bổ sung và hoàn thiện các quy định liên quan đến các nhóm hành vi vi phạm. + Kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy cơ quan thực thi, theo đó đề xuất thành lập một Ủy ban Cạnh tranh độc lập và đặc biệt chú trọng công tác cán bộ trong thực thi pháp luật cạnh tranh. + Nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, cần thực hiện các hoạt động tuyên truyền phổ biến có trọng điểm đến các nhóm doanh nghiệp trong từng lĩnh vực; đa dạng hóa các hình thức tuyên tuyền; thúc đẩy và sử dụng hiệu quả phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền tới cộng đồng doanh nghiệp. + Hợp tác quốc tế, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với cơ quan cạnh tranh nước ngoài và tham gia tích cực vào các diễn đàn cạnh tranh khu vực và trên thế giới để tận dụng kinh nghiệm và đào tạo cán bộ. 9 5.2. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của Luận án Từ nghiên cứu lý luận, thực tiễn của Việt Nam và kinh nghiệm của các nước, nghiên cứu đã chỉ ra hai nhóm tiêu chí làm căn cứ đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh: + Các tiêu chí thể hiện chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm tính hợp pháp và tính thực tiễn của văn bản quy phạm pháp luật. + Các tiêu chí thể hiện mối quan hệ tương tác của quy phạm pháp luật đối với xã hội bao gồm khả năng tổ chức thực thi của cơ quan thi hành pháp luật và khả năng tiếp cận, tuân thủ của các đối tượng điều chỉnh mà văn bản quy phạm pháp luật hướng tới. Nghiên cứu đã chỉ ra các bất cập trong quá trình thực thi pháp luật cạnh tranh của Việt Nam trong thời gian qua. Các giải pháp được đưa ra là các giải pháp từ phía Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, trong đó chỉ rõ tính khả thi, tính hữu dụng của giải pháp, cụ thể: + Đối với giải pháp hoàn thiện nội dung pháp luật về cạnh tranh ở Việt Nam: Luận án đã chỉ ra những quy định cần sửa đổi bổ sung phù hợp trên cơ sở xây dựng Luật Cạnh tranh sửa đổi. + Đối với giải pháp kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực cơ quan điều tra. Luận án đã chỉ ra Việt Nam không nên tách hai cơ quan cạnh tranh riêng biệt và thực hiện cơ chế Hội đồng như hiện nay và nên thành lập một cơ quan riêng biệt, độc lập. + Giải pháp nâng cao nhận thức, khả năng tham gia của doanh nghiệp trong việc thực hiện luật: Trên thực tế, để một văn bản pháp luật đi vào cuộc sống, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp là hết sức cần thiết và đòi hỏi phải có nguồn lực. Do đó, Luận án chỉ rõ trong thời gian tới, 10 cơ quan cạnh tranh cần đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, tập trung tuyên tuyền trực tiếp đến các doanh nghiệp trong từng ngành, lĩnh vực riêng biệt và thiết lập quan hệ chặt chẽ với các cơ quan truyền thông. 6. Kết cấu nội dung của Luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan, kết luận và phụ lục, nội dung của Luận án được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Chương 2: Thực trạng công tác thực thi pháp luật cạnh tranh của Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2014 Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan