Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Ngư nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất bán ngập tại các xã vùng thấp huyện sìn ...

Tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất bán ngập tại các xã vùng thấp huyện sìn hồ, tỉnh lai châu

.PDF
111
156
119

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ THU HIỀN GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT BÁN NGẬP TẠI CÁC XÃ VÙNG THẤP HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ THU HIỀN GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT BÁN NGẬP TẠI CÁC XÃ VÙNG THẤP HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU Ngành: Phát triển nông thôn Mã số ngành: 8 62 01 16 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRẦN NGỌC NGOẠN THÁI NGUYÊN - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa được dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc./. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Trần Thị Thu Hiền ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất bán ngập tại các xã vùng thấp huyện Sìn Hồ, Tỉnh Lai Châu ” tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo, các khoa, các phòng của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn GS.TS. Trần ngọc Ngoạn. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo trong Nông Lâm Thái Nguyên. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Thái Nguyên, ngày........ tháng...... năm 2018 Tác giả luận văn Trần Thị Thu Hiền iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................ ii MỤC LỤC ......................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ............................... vii MỞ ĐẦU ............................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài ..................................... 2 4. Bố cục của luận văn.................................... 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ................................ 4 1.1.1. Một số khái niệm về đất nông nghiệp ...................... 4 1.1.2. Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .............. 5 1.1.3. Vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp .................. 7 1.1.4. Đặc điểm của đất trong sản xuất nông nghiệp ................ 8 1.1.5. Nguyên tắc sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp ............ 9 1.1.6. Tổng quan về đất bán ngập ........................... 10 1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................... 11 1.2.1. Sử dụng đất bán ngập ở một số địa phương ở Việt Nam ......... 11 1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Sìn Hồ- tỉnh Lai Châu ......... 16 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 19 2.1. Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu .................. 19 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................... 19 iv 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................ 19 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................. 19 2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................. 19 2.3.1. Phương pháp thu thập và tài liệu và số liệu thứ cấp ............ 19 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ..................... 20 2.3.3. Phân tích xử lý số liệu ............................... 22 2.3.4. Phương pháp thống kê kinh tế ......................... 23 2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích, đánh giá, công thức và ý nghĩa của chỉ tiêu nghiên cứu ..................................... 23 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......... 25 3.1. Mô tả địa bàn nghiên cứu .............................. 25 3.1.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội ....................... 25 3.1.2. Điều kiện xã hội .................................. 30 3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội ...................... 32 3.2. Kết quả sử dụng đất bán ngập ........................... 48 3.2.1. Tiêu chí sử dụng đất bán ngập để sản xuất nông nghiệp: ........ 48 3.2.2. Hiệu quả kinh tế của việc bố trí cây trồng trên đất bán ngập ...... 56 3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất bán ngập ....... 67 3.2.4. Với kết quả và một số kế hoạch, quy hoạch dự kiến như trên, sau đây xin đưa ra một số nhận định ............................ 70 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất bán ngập tại 6 xã vùng thấp huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu ............................ 73 3.3.1. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ................... 73 3.3.2. Giải pháp về khoa học công nghệ và môi trường ............. 74 3.3.3. Giải pháp về chính sách, khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội .. 75 3.3.4. Chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư ...................... 76 3.4. Kết luận ......................................... 77 v TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................... 80 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật CN : Công nghiệp ĐKKD : Đăng ký kinh doanh DL : Du lịch DTVHTĐ : Diện tích vùng hồ thủy điện GDP : Tổng thu nhập quốc dân GTSX : Giá trị sản xuất HĐND : Hội đồng nhân dân HTĐSLTLC : Hồ thủy điện Sơn La tỉnh Lai Châu HTX : Hợp tác xã NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn PTTH : Phổ thông trung học QLDA : Quản lý dự án TĐC : Tái định cư TĐSL : Thủy điện Sơn La THCS : Trung học cơ sở TMDV : Thương mại dịch vụ TTCN : Tiểu thủ công nghiệp UBND : Ủy ban nhân dân XD : Xây dựng vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất vùng hồ thủy điện ............. 27 Bảng 3.2. Đất đai phân theo công dụng kinh tế giai đoạn 2015-2017......... 28 Bảng 3.3: Thực trạng phát triển kinh tế vùng hồ đến năm 2017 ................. 33 Bảng 3.4. Hiện trạng sản xuất một số cây trồng chính vùng lòng hồ .......... 36 Bảng 3.5: Hiện trạng ngành chăn nuôi vùng lòng hồ .................................. 38 Bảng 3.6: Biến động diện tích đất bán ngập .............................................. 50 Bảng 3.7. Diện tích, năng suất, sản lượng cây ngô, lúa trên đất bán ngập ....... 51 Bảng 3.8: Diện tích, năng suất, sản lượng cây ngô, lúa trên đất ruộng một vụ ................................................................................................... 52 Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế của cây lúa thuần trên đất bán ngập so với trên đất ruộng một vụ khác ........................................................ 59 Bảng 3.11: Hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí trung gian ..................... 60 Bảng 3.12: Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động .......................... 60 Bảng 3.13: Hiệu quả kinh tế của cây ngô lai trên đất bán ngập so với trên đất ruộng một vụ khác ........................................................ 61 Bảng 3.14: Hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí trung gian ..................... 62 Bảng 3.15: Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động .......................... 63 Bảng 3.16: Tổng hợp diện tích đất bán ngập theo độ dốc ............................ 70 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt. Tài nguyên đất thì có hạn không tái tạo lại được, trong khi đó dân số lại tăng nhanh dẫn đến nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích ngày càng tăng; Mặt khác các công trình thủy điện được xây dựng ngày càng nhiều, một số công trình sẽ làm giảm diện tích đất nông nghiệp của nhân dân, cụ thể diện tích đất ruộng sản xuất được hai vụ giảm đáng kể, thay vào đó các công trình thủy điện để lại một vùng đất nhỏ có thể sản xuất cho nhân dân, đó là diện tích vùng đất bán ngập nước của các lòng hồ thủy điện. Diện tích này cho năng suất các loại cây trồng trong vùng bán ngập thường đạt cao và vượt trội hơn so với các loại đất nông nghiệp khác, bởi lượng phù sa mầu mỡ, nguồn tài nguyên sạch cho sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây được sự quan tâm của Nhà nước tỉnh Lai châu được đầu tư xây dựng và phát triển một công trình thủy điện Sơn La. Thủy điện Sơn La được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2012, theo kết quả rà soát bổ sung quy hoạch di dân tái định cư công trình thủy điện Sơn La tháng 3/2006 của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thì hồ chứa ảnh hưởng đến 8 huyện thị xã thuộc 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Trong đó huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu có 6 xã nằm trong vùng ảnh hưởng. Diện tích bán ngập toàn huyện khoảng 2.049 ha, đã có một phần diện tích này được người dân sử dụng để trồng cây hàng năm vào thời gian nước rút. Trước nhu cầu đất sản xuất nông nghiệp ngày càng hạn chế, diễn biến thời tiết phức tạp thì việc tận dụng diện tích khi nước rút là hết sức cần thiết đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cho bà con nhân dân tái định cư vùng lòng hồ thủy điện. Tận dụng được 2.049 ha diện tích đất bán ngập này nhân dân các xã vùng thấp trong huyện đã tổ chức sản xuất được 420 ha (Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội vùng hồ thủy điện Sơn La tỉnh Lai Châu 2 đến năm 2020), chủ yếu là trồng cây ngô, cây lúa ngắn ngày ngoài ra còn có khả năng trồng cây rau, cây màu khác. Tuy nhiên năng suất, sản lượng của các loại cây lương thực nhân dân đã tổ chức sản xuất chưa cao, chưa ổn định, đầu tư thâm canh chưa đảm bảo quy trình kỹ thuật, chưa bố trí được nhiều loại hình sản xuất cây trồng để tận dụng hiệu quả đất bán ngập. Mặt khác việc tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả không dễ. Nên trong giai đoạn tới cũng cần có những phương hướng giải pháp cho sản xuất trên vùng bán ngập, bố trí cây trồng sản xuất hàng năm cho hợp lý nhằm tận dụng được diện tích đất đai màu mỡ vùng bán ngập và tạo ra sản phẩm nông nghiệp ổn định, tránh rủi ro trong sản xuất cho người dân sống ở vùng ven hồ. Đây chính là vấn đề cần giải quyết, giúp nhân dân ở các xã vùng thấp ven lòng hồ yên tâm sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập và mức sống của mình. Xuất phát từ thực tiễn trên và qua thời gian được học tập khóa học K 24 phát triển nông thôn tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện luận văn với đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất bán ngập tại các xã vùng thấp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng đất bán ngập tại 6 xã vùng thấp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. - Xác định hiệu quả các loại cây trồng đã sản xuất trên đất bán ngập; Xác định yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng đất bán ngập tại 6 xã vùng thấp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. - Đề xuất giải pháp sử dụng có hiệu quả đất bán ngập tại 6 xã vùng thấp huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về cách thức sử dụng đất bán ngập của người dân vùng lòng hồ thủy điện Sơn La tỉnh Lai Châu. 3 - Nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng và phương nghiên cứu khoa học cho mỗi học viên. - Quá tình học tập giúp học viên có điều kiện tiếp cận với thực tế củng cố kiến thức đã được trang bị trên nhà trường, đồng thời vận dụng lý thuyết vào thực tế một cách hiệu quả nhất. - Là tài liệu tham khảo hữu ích cho khoa chuyên môn, Nhà trường, sinh viên và cơ quan có liên quan. 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Đánh giá một cách khoa học thực trạng sản xuất đất bán ngập của người dân vùng thấp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. - Đưa ra giải pháp để phát huy tiềm năng thế mạnh, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc sử dụng đất vùng bán ngập. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất bán ngập tại các xã vùng thấp huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu một cách bền vững. 4. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục, luận văn gồm 4 chương: - Chương 1: Tổng quan tài liệu - Chương 2: Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Một số khái niệm về đất nông nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp Luật đất đai năm 2013 nêu rõ: Đất nông nghiệp là tất cả những diện tích được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, diện tích nghiên cứu thí nghiệm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Kể cả diện tích đất lâm nghiệp và các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp. 1.1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp Theo luật đất đai 2013, nhóm đất nông nghiệp được phân thành các loại sau: - Đất trồng cây hàng năm (đất canh tác) là loại đất dùng trồng các loại cây ngắn ngày, có chu kỳ sinh trưởng không quá một năm. Đất trồng cây hàng năm bao gồm: Đất 3 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch được 3 vụ/năm với các công thức 3 vụ lúa, 2 vụ lúa + 1 vụ màu,… Đất 2 vụ có công thức luân canh như lúa -lúa, lúa -màu, màu -màu,… Đất 1 vụ là đất trên đó chỉ trồng được một vụ lúa hay một vụ màu/năm. Ngoài ra đất trồng cây hàng năm còn được phân theo các tiêu thức khác và được chia thành các nhóm đất chuyên trồng lúa, đất chuyên trồng màu… - Đất trồng cây lâu năm gồm đất dùng để trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng kéo dài trong nhiều năm, phải trải qua thời kỳ kiến thiết cơ bản mới đưa vào kinh doanh, trồng một lần nhưng thu hoạch trong nhiều năm. - Đất rừng sản xuất là diện tích đất được dùng để chuyên trồng các loại cây rừng với mục đích sản xuất. - Đất rừng phòng hộ: là diện tích đất để trồng rừng với mục đích phòng hộ. - Đất rừng đặc dụng: là diện tích đất được Nhà Nước quy hoạch, đưa vào sử dụng với mục đích riêng. - Đất nuôi trồng thủy sản là diện tích đất dùng để nuôi trồng thủy sản như tôm, cua, cá. 5 1.1.2. Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 1.1.2.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững Sử dụng đất đai bền vững là nhu cầu cấp bách của nhà nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Những hiện tượng sa mạc hóa, lũ lụt, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng gia tăng là nguyên nhân của việc sử dụng đất kém bền vững làm cho môi trường tự nhiên ngày càng suy thoái. Khái niệm bền vững được nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước nêu ra hướng vào 3 yêu cầu sau: - Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận. - Bền vững về môi trường: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được đất đai, ngăn chặn sự thoái hóa đất, bảo vệ được môi trường tự nhiên. - Bền vững về xã hôi: thu hút được lao động, đảm bảo được đời sống xã hội. Theo FAO, nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả tài nguyên cho nông nghiệp (đất đai, lao động…) để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống có hiệu quả kinh tế, đáp ứng cho nhu cầu xã hội về an ninh lương thực, đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên và chất lượng của môi trường sống cho đời sau. (Nguồn theo giáo trình kinh tế phát triển nông thôn của trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên) 1.1.2.2. Về hiệu quả sử dụng đất * Khái niệm về hiệu quả Khái niệm về hiệu quả được sử dụng nhiều trong đời sống xã hội, nói đến hiệu quả người ta sẽ nghĩ đến công việc đạt kết quả tốt. Như vậy hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người mong đợi và hướng tới. Nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất. Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động hiệu quả là năng suất lao động 6 được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc là bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Trong xã hội, hiệu quả xã hội là có tác động tích cực đối với một lĩnh vực xã hội nào đó. Nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phát triển theo hai chiều: chiều rộng và chiều sâu, phát triển theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất, tăng đấu tư chi phí vật chất, lao động, kỹ thuật, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm nhiều nhà máy, xí nghiệp… Phát triển theo chiều sâu là đẩy mạnh việc áp dung khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tiến hành hiện đại hóa, tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa, nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực, chú trọng chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Phát triển theo chiều sâu là nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Theo C.Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Như vậy, hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ ra trong các hoạt động sản xuất. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối với tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của hiệu quả kinh tế sử dụng đất là: Trên một diện tích đất nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao đông thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. Xuất phát từ vấn đề này mà trong quá trình đánh giá đất nông nghiệp cần phải chỉ ra được loại hình sử dụng đất hiệu quả kinh tế cao. (Nguồn theo giáo trình kinh tế phát triển nông thôn của trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên) 7 1.1.3. Vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp Cùng với sản xuất nông nghiệp, đất cung cấp lương thực, thực phẩm một nhu cầu không thể thiếu được đối với cuộc sống con người. Bên cạnh đó đất là nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng chứa trong nó, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Theo luật: “Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”. Đất là một trong những nguồn lực quan trọng trong các ngành sản xuất. Trong công nghiệp đất đai là nền móng, làm địa điểm xây dựng hạ tầng cơ sở như: nhà xưởng, đường giao thông, làm cơ sở để tiến hành thao tác. Độ phì của đất không có tác dụng gì đối với vấn đề sản xuất ra sản phẩm của các ngành công nghiệp và xây dựng. Tuy nhiên, đối với ngành nông nghiệp độ phì của đất lại rất quan trọng có tác động đến năng suất, sản lượng của cây trồng và vật nuôi. Trong nông nghiệp đất đai đóng vai trò vô cùng quan trọng “Bản thân đất đai phát sinh như một tư liệu sản xuất”. Đối với sinh vật, đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Năng suất cây trồng vật nuôi phụ thuộc vào chất lượng đất đai. Quá trình lao động và sản xuất ra sản phẩm có quan hệ mật thiết với những đặc tính của đất, chất lượng đất quyết định. Vì vậy, đất đai có một vị trí quan trọng trong các ngành sản xuất đặc biệt là sản xuất Nông nghiệp. Đất là nguồn lực quan trọng để con người tiến hành được các hoạt động sản xuất vật chất. Đất đai tham gia vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể thì đất đai có những vai trò cụ thể khác nhau. Riêng với sản xuất nông nghiệp thì đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng. Nông nghiệp là quá trình sản xuất dựa nhiều vào yếu tố tự nhiên, do những quy luật vận động của tự nhiên tạo nên. Đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ tựa của lao động, mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng và thông qua sự phát triển của sản xuất trồng trọt mà cung cấp thức ăn cho gia súc. Do đó, đất đai 8 là tư liệu sản xuất chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp mà không gì có thể thay thế. Không có đất đai, không thể tiến hành sản xuất kinh doanh nông nghiệp vì đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao động: Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, con người với kinh nghiệm, khả năng lao động và các phương pháp canh tác khác nhau như: thâm canh, tăng vụ… tác động vào đất đai, làm thay đổi chất lượng đất đai nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi phù hợp với từng mục đích sử dụng như đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm, đất trồng hoa màu, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản… Đất đai là tư liệu lao động: Trong quá trình lao động nông nghiệp, con người đã sử dụng yếu tố đất đai như là một tư liệu lao động không thể thiếu được. Đất đai là điều kiện sống của cây trồng, vật nuôi cung cấp các chất dinh dưỡng, các yếu tố lý học, hoá học, sinh vật và các tính chất khác để cây trồng, vật nuôi có thể sinh trưởng và phát triển. (Nguồn theo giáo trình kinh tế phát triển nông thôn của trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên) 1.1.4. Đặc điểm của đất trong sản xuất nông nghiệp - Đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông lâm nghiệp, bởi vì nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất. Đất đai là đối tượng bởi lẽ nó là nơi con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng vật nuôi để tạo ra sản phẩm. - Đất đai là loại tư liệu sản xuất không thể thay thế: bởi vì đất đai là sản phẩm của tự nhiên, nếu biết sử dụng hợp lý, sức sản xuất của đất đai ngày càng tăng lên. Điều này đòi hỏi trong quá trình sử dụng đất phải đứng trên quan điểm bồi dưỡng, bảo vệ, làm giàu thông qua những hoạt động có ý nghĩa của con người. - Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt địa cầu. Đặc điểm này ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất nông lâm nghiệp và sức ép về lao động và việc làm, do nhu cầu nông sản ngày càng tăng trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Việc khai khẩn đất hoang hóa đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm cho quĩ đất nông nghiệp tăng lên. Đây là xu hướng vận động cần khuyến khích. 9 Tuy nhiên, đất đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp là đất hoang hóa, nằm trong quỹ đất chưa sử dụng. Vì vậy, cần phải đầu tư lớn sức người và sức của. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, cần phải tính toán kỹ để đầu tư cho công tác này thực sự có hiệu quả. - Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều giữa các vùng, các miền. Mỗi vùng đất luôn gắn với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu, nước,…) điều kiện kinh tế - xã hội (dân số, lao động, giao thông, thị trường,…) và có chất lượng đất khác nhau. Do vậy, việc sử dụng đất đai phải gắn liền với việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp để nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở nắm chắc điều kiện của từng vùng lãnh thổ. - Đất đai được coi là một loại tài sản, người chủ sử dụng có quyền nhất định do pháp luật của mỗi nước qui định: tạo thuận lợi cho việc tập trung, tích tụ và chuyển hướng sử dụng đất từ đó phát huy được hiệu quả nếu biết sử dụng đầy đủ và hợp lý. Như vậy, đất đai là yếu tố hết sức quan trọng và tích cực của quá trình sản xuất nông nghiệp. Thực tế cho thấy thông qua quá trình phát triển của xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh thần, các thành tựu vật chất, văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản đó là đất và sử dụng đất, đặc biệt là đất nông lâm nghiệp. (Nguồn theo giáo trình kinh tế phát triển nông thôn của trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên) 1.1.5. Nguyên tắc sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp - Đất nông nghiệp phải được sử dụng đầy đủ, hợp lý. Điều này có nghĩa là toàn bộ diện tích đất cần được sử dụng hết vào sản xuất, với việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm của từng loại đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi đồng thời gìn giữ bảo vệ và nâng cao độ phì của đất. - Đất nông nghiệp phải được sử dụng đạt hiệu quả cao. Đây là kết quả của việc sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai, việc xác định hiệu quả sử dụng đất thông qua tính toán hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau: năng suất cây trồng, chi phí đầu 10 tư, hệ số sử dụng đất, giá cả sản phẩm, tỷ lệ che phủ đất… Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất phải thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và chính sách kinh tế - xã hội trên cơ sở đảm bảo an toàn về lượng thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nông lâm sản cho xuất khẩu. - Đất nông nghiệp cần phải được quản lý và sử dụng một cách bền vững. Sự bền vững ở đây là sự bền vững cả về số lượng và chất lượng, có nghĩa là đất đai phải được bảo tồn không chỉ đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà còn cho thế hệ tương lai. Sự bền vững của đất đai gắn liền với điều kiện sinh thái, môi trường. Vì vậy, các phương thức sử dụng đất nông lâm nghiệp phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường đất, đáp ứng được lợi ích trước mắt và lâu dài. Như vậy, để sử dụng đất triệt để và có hiệu quả, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục thì việc tuân thủ những nguyên tắc trên là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng với mỗi quốc gia. (Nguồn theo giáo trình kinh tế phát triển nông thôn của trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên) 1.1.6. Tổng quan về đất bán ngập * Khái niệm về đất sản xuất bán ngập: - (WIP) - Đất vùng bán ngập là phần diện tích đất thuộc vùng lòng hồ thủy điện, thủy lợi nhưng không bị ngập nước thường xuyên, thời gian bị ngập nước trong năm tùy thuộc vào quy trình vận hành của từng hồ nhưng không quá sáu tháng, thời điểm ngập xác định được. - Đất vùng bán ngập lòng hồ thủy điện, thủy lợi là một loại hình của đất ngập nước (wetland) được hình thành do quá trình điều tiết nước của các hồ chứa hàng năm. Do vậy đất bán ngập còn được hiểu vùng đất lòng hồ được giới hạn bởi mực nước tối đa trong mùa kiệt (cao trình tích nước cực đại) và mực nước tối đa trong mùa mưa (cao trình tích nước cực tiểu). Trong hệ sinh thái rừng, đất bán ngập là loại đất tiếp giáp với mực nước lòng hồ, là nơi kết thúc dòng chảy nước bề mặt, nước ngầm trong tuần hoàn nước của mái dốc đất. Đặc điểm đất bán ngập thường ở các dạng địa hình có độ dốc trên 15 %, đất bị rửa 11 trôi, xói mòn, sạt lở, tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng, thường xuyên bị sạt lở do kết cấu kém bền vững, ngập nước lâu, ít có thực vật che phủ.Với những đặc trưng như vậy, đất bán ngập có một vị trí quan trọng trong việc điều tiết dòng chảy mặt, lũ lụt. Lượng nước giữ được trong đất, lượng nước bốc hơi, lượng nước ngầm chảy ra phụ thuộc vào đặc điểm đất bán ngập và hệ thực vật che phủ trên đất. Với sự hình thành hồ chứa nước thì các lớp thảm thực vật rừng ở vùng bán ngập bị chết vì không thích nghi với điều kiện ngập nước. - Đất sản xuất bán ngập trên địa bàn là diện tích đất thuộc lòng hồ thủy điện Sơn La, nằm dưới mốc viền lòng hồ có thời gian không ngập lụt liên tục đủ để tổ chức sản xuất từ 1 vụ cây trồng trở lên và thời gian bị ngập nước trong năm tùy thuộc vào quy trình vận hành của từng hồ nhưng không quá sáu (06) tháng. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Sử dụng đất bán ngập ở một số địa phương ở Việt Nam Các hồ chứa thủy điện được điều tiết năm theo quy luật tích nước vào cuối mùa mưa và xả nước vào đầu mùa khô. Quy luật này tạo thành đới bán ngập vùng lòng hồ chứa từ cốt mực nước dâng bình thường (MNDBT) và mực nước chết (MNC). Lợi dụng chế độ vận hành theo chu kỳ được tính toán cụ thể cho từng thời điểm tại các tháng trong năm, nhiều nơi nhân dân sống ven hồ đã tận dụng đất bán ngập để sản xuất. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình vùng lòng hồ và điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng dân cư cư trú ven hồ nên chỉ có một vài hồ chứa thủy điện có diện tích đất bán ngập được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là các công trình thủy điện đã vận hành hồ chứa ổn định như thủy điện Hòa Bình, thủy điện Trị An, thủy điện Ialy... 1.2.1.1. Vùng hồ thủy điện Hòa Bình Công trình thủy điện Hòa Bình được khởi công xây dựng năm 1979 trên sông Đà hoàn thành năm 1994, vị trí đập và nhà máy tại thị xã Hòa Bình. Nhà máy có công suất 1.920 MW. Ngoài mục tiêu cung cấp điện
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng