Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao hiệu quả phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hà...

Tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp á châu - chi nhánh lạc long quân

.PDF
59
200
109

Mô tả:

TR RƯỜNG ĐẠI HỌ ỌC MỞ TP. T HỒ C CHÍ MIN NH CHƯƠNG C G TRÌNH H ĐÀO TẠO T ĐẶ ẶC BIỆT T KH HÓA LUẬ ẬN TỐT T NGHIỆ ỆP CHUY YÊN NG GÀNH TÀI T CHÍÍNH – NG GÂN HÀ ÀNG GIẢII PHÁ ÁP NÂN NG CA AO HIỆU QUẢ Q PHƯƠ ƠNG THỨC T C THA ANH T TOÁN TÍN DỤ ỤNG CHỨN C NG TỪ Ừ TẠI NHTM N MCP Á CHÂ ÂU - CH HI NH HÁNH LẠC LONG G QUÂ ÂN SVT TH : BÙ ÙI THỊ THU T TH HỦY MSS SV : 088540309113 Ngàn nh : Tàài chính – Ngân hàng GVH HD : Th hS. DƯƠ ƠNG TẤ ẤN KHO OA Thành phố p Hồ C Chí Minh – tháng 44/ 2012 LỜI CẢM ƠN DÑE Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Dương Tấn Khoa, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Em xin cảm ơn các thầy, cô của trường Đại học Mở TP.HCM đã cung cấp cho em nền tảng kiến thức quý báu giúp em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình. Cháu xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chú Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Lạc Long Quân. Em xin cảm ơn các anh chị trong phòng Thanh toán quốc tế và Tín dụng doanh nghiệp cũng như những người đã hỗ trợ em âm thầm để em có điều kiện thực hiện đề tài. Trong suốt thời gian tập sự tại chi nhánh, em đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ rất tận tình của mọi người. Nhờ đó đã giúp em hoàn thành bài khóa luận này, đồng thời giúp em học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu trong công việc. Em cũng xin cảm ơn những người đã tận tâm giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian em thực thiện khóa luận này. Cuối cùng em xin chúc toàn thể mọi người dồi dào sức khỏe, vui vẻ và gặt hái được nhiều thành công trong công việc. Chúc cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu-Chi nhánh Lạc Long Quân phát triển và luôn lớn mạnh không ngừng. Do trình độ hiểu biết còn nhiều hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầ cô chỉ bảo thêm để đề tài được tốt hơn. Bùi Thị Thu Thủy i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) CNĐKKD : Chứng nhận đăng ký kinh doanh ĐVT : Đơn vị tính NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHPH : Ngân hàng phát hành TTTT : Trung tâm thanh toán TTQT : Thanh toán quốc tế TDCT : Tín dụng chứng từ XK : Xuất khẩu NK : Nhập khẩu XNK : Xuất nhập khẩu EIB : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank) L/C : Thư tín dụng B/L : Vận đơn đường biển (Bill of Lading) ICC : Phòng thương mại quốc tế ISP : Quy tắc thực hành thư tín dụng dự phòng quốc tế (International Standby Practices) ISBP : Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (International Standard Banking Practice for the Examination of Documents Under Documentary Credits) UCP : Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits) SWIFT : Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng toàn thế giới (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication) ii MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.....................................................................................................1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI…………………………………………………………......1 1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………………………………........2 1.3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU.……………………………………………………….....2 1.4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.………………………………………………......3 1.5.KẾT CẤU ĐỀ TÀI………………………………………………………………......3 CHƯƠNG 2: TTQT VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT...............................4 2.1.HOẠT ĐỘNG TTQT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM……………...….4 2.1.1.Vai trò của TTQT…………………………………………………………...…..5 2.2.PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT……………………………………...….. 6 2.2.1.Đặc trưng của phương thức TDCT………………………………………...…....7 2.2.2.Vai trò của phương thức TDCT…………………………………………...……7 2.2.3.Thư tín dụng........................................................................................................8 2.2.4.Văn bản pháp lý liên quan hoạt động TTQT theo phương thức TDCT…...….11 2.3.ƯU NHƯỢC ĐIỂM PHƯƠNG THỨC TDCT………………………………...…..13 2.3.1.Đối với người XK………………………………………………………...…..13 2.3.2.Đối với người NK.............................................................................................14 2.3.3.Đối với các ngân hàng.......................................................................................15 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT TẠI NHTMCP Á CHÂU-CHI NHÁNH LẠC LONG QUÂN………………………….......16 3.1.GIỚI THIỆU VỀ NHTMCP Á CHÂU…………………………………………….16 3.2.GIỚI THIỆU VỀ NHTMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH LẠC LONG QUÂN…….19 3.2.1.Giới thiệu về NHTMCP Á Châu – Chi nhánh Lạc Long Quân……………...19 3.2.2.Phân tích tình hình hoạt động NHTMCP Á Châu- Chi nhánh Lạc Long Quân ba năm vừa qua…………………………………………………………………………...22 a.Tình hình huy động vốn………………………………………………………..22 iii b.Tình hình sử dụng vốn…………………………………………………………24 c.Hoạt động TTQT................................................................................................25 3.3.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TDCT TẠI NHTMCP Á CHÂU-CHI NHÁNH LẠC LONG QUÂN............................................................................................26 3.3.1.Quy trình nghiệp vụ thanh toán TDCT tại NHTMCP Á Châu – Chi nhánh Lạc Long Quân………………………………………………………………………………26 3.3.2.Thực trạng thanh toán L/C tại NHTMCP Á Châu – Chi nhánh Lạc Long Quân……………………………………………………………………………………..30 3.3.3.Đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT của NHTMCP Á Châu – Chi nhánh Lạc Long Quân ba năm vửa qua……………………………………………………………..33 a.Những kết quả đạt được………………………………………………………..36 b.Những tồn tại…………………………………………………………………..37 c.Nguyên nhân…………………………………………………………………...40 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT TẠI NHTMCP Á CHÂU- CHI NHÁNH LẠC LONG QUÂN……………......43 4.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ACB TRONG THỜI GIAN TỚI....................43 4.1.1.Định hướng chung……………………………………………………………..43 4.1.2.Định hướng phát triển trong hoạt động thanh toán TDCT…………………....44 4.2.NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHTMCP Á CHÂU-CHI NHÁNH LẠC LONG QUÂN……………………………...45 4.2.1.Về phía NHTMCP Á Châu-Chi nhánh Lạc Long Quân.................................45 a. Không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác Marketing…………………….45 b. Hoàn thiện cơ sơ vật chất……………………………………………………...46 c. Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn cho khách hàng. Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn ngoại tệ khi thanh toán…………………………....46 d. Chiến lược trong việc thu hút khách hàng mới và giữ khách hàng truyền thống……………………………………………………………………………...46 e. Sắp xếp bộ máy tổ chức, luôn luôn quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và nghiệp vụ…………………………………………………………………47 iv 4.3.KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………… 47 4.3.1.Đối với Hội sở NHTMCP Á Châu…………………………………………… 47 a. Mở rộng thêm văn phòng đại diện ở các nước………………………………..47 b. Cung cấp đầy đủ thông tin về bảo hiểm và các hãng tàu cho khách hàng…..48 c. Chú trọng đầu tư và sử dụng hiệu quả công nghệ hiện đại vào quy trình thanh toán TDCT………………………………………………………………………………48 d. Quản lý chặt chẽ và hoàn thiện quy trình kiểm tra, kiểm soát L/C…………..49 4.3.2. Đối với chính phủ............................................................................................49 KẾT LUẬN……………………………………………………………………………..50 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………..51 v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ biểu đồ Trang 3.1 Tổng tài sản NHTMCP ACB 17 3.2 Vốn huy động NHTMCP ACB 17 3.3 Dư nợ cho vay NHTMCP ACB 18 3.4 Lợi nhuận trước thuế NHTMCP ACB 18 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 3.11 Nguồn vốn tự huy động NHTMCP Á Châu-Chi nhánh Lạc Long Quân Tình hình dư nợ NHTMCP Á Châu-Chi nhánh Lạc Long Quân Doanh số và số lượng L/C NK của NHTMCP Á Châu – Chi nhánh Lạc Long Quân Doanh số và số lượng L/C XK của NHTMCP Á Châu – Chi nhánh Lạc Long Quân Tình hình thanh toán XNK tại NHTMCP Á Châu-Chi nhánh Lạc Long Quân Phí dịch vụ tại NHTMCP Á Châu - Chi nhánh Lạc Long Quân Doanh số thanh toán L/C XNK của NHTMCP Á Châu Chi nhánh Lạc Long Quân 23 24 31 33 35 35 38 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng Trang bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh NHTMCP Á Châu-Chi 21 nhánh Lạc Long Quân 3.2 Tình hình huy động vốn của NHTMCP Á Châu-Chi nhánh 22 Lạc Long Quân 3.3 Tình hình dư nợ của NHTMCP Á Châu-Chi nhánh Lạc 24 Long Quân 3.4 Doanh số TTQT của NHTMCP Á Châu-Chi nhánh Lạc 26 Long Quân 3.5 Doanh số và số lượng L/C NK NHTMCP Á Châu-Chi 30 nhánh Lạc Long Quân 3.6 Doanh số và số lượng L/C XK NHTMCP Á Châu-Chi 32 nhánh Lạc Long Quân 3.7 Tình hình thanh toán XNK NHTMCP Á Châu-Chi nhánh 34 Lạc Long Quân 3.8 Doanh số thanh toán L/C XNK của NHTMCP Á Châu-Chi 38 nhánh Lạc Long Quân vii Khóa luận tốt nghiệp khóa 2008-2012 GVHD: Th.S Dương Tấn Khoa CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Cùng với sự mở cửa và phát triển ổn định của nền kinh tế chung, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước tiến phù hợp với các cam kết của WTO. Thương mại quốc tế phát triển kéo theo sự phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng làm trung gian cho hoạt động mua bán quốc tế, làm cho TTQT có cơ sở phát triển và được sử dụng rộng rãi. Và do đó nhiệm vụ của hệ thống ngân hàng Việt Nam trước thách thức bước ra biển lớn với những đợt sóng cạnh tranh dữ dội đòi hỏi phải có những chính sách phát triển linh hoạt và đầu tư đa dạng, bộ phận TTQT của các ngân hàng phải làm việc nhiều hơn và đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao hơn. TTQT là khâu vô cùng quan trọng quyết định hiệu quả của quá trình trao đổi và giao lưu buôn bán giữa các nước. Với nhiều phương thức thanh toán đa dạng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển và tình hình cụ thể thì ngày nay phương thức thanh toán TDCT đang được sử dụng phổ biến và chiếm một vai trò quan trọng. Trong chu trình thanh toán này thì NHTM là chất xúc tác giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Là một trong những ngân hàng thành công nhất trong khối thương mại cổ phần trong nhiều năm qua, NHTMCP Á Châu (sau đây gọi tắt là ACB) không ngừng phấn đấu vươn lên nhằm khẳng định vị thế dẫn đầu của mình, tiếp tục đóng góp vào thành công chung của nền kinh tế Việt Nam. Trong những năm qua ACB nói chung, NHTMCP Á Châu - Chi nhánh Lạc Long Quân nói riêng đã không ngừng đổi mới và nâng cao các nghiệp vụ thanh toán của mình để phục vụ tốt cho khách hàng. Đặc biệt hoạt động TTQT trong những năm gần đây phát triển khá nhanh, một phần bởi thanh toán qua thư tín dụng đảm bảo an toàn cho các đối tác tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng đem lại thu nhập cho hoạt động của ngân hàng. Để phục vụ tốt cho khách hàng, ngân hàng đã không ngừng đổi mới và nâng cao các nghiệp vụ thanh SVTH: Bùi Thị Thu Thủy 1 Khóa luận tốt nghiệp khóa 2008-2012 GVHD: Th.S Dương Tấn Khoa toán của mình. ACB cũng như NHTMCP Á Châu-Chi nhánh Lạc Long Quân luôn muốn nâng cao hiệu quả phương thức thanh toán TDCT để ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn nữa. Do đó, giải pháp phù hợp và đem lại hiệu quả cho hoạt động TDCT là một đòi hỏi bức thiết để hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động TTQT, phù hợp với môi trường hội nhập. Với suy nghĩ như trên, em chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả phương thức thanh toán TDCT tại NHTMCP Á Châu-Chi nhánh Lạc Long Quân” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Để đề ra được những giải pháp phù hợp với thực tế tại NHTMCP Á Châu-Chi nhánh Lạc Long Quân đề tài nghiên cứu đi sâu tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến chi nhánh, cụ thể qua những câu hỏi đặt ra như sau: ♦ Đâu là điểm mạnh và đâu là điểm yếu trong phương thức TDCT tại chi nhánh? ♦ Khách hàng cần được tư vấn những gì trước khi tiến hành thương lượng ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài thanh toán bằng thư tín dụng? ♦ Giải pháp nào cho hai vấn đề nêu trên? Trong quá trình đi tìm lời giải cho những câu hỏi nghiên cứu vừa nêu để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra, đề tài nhằm vào các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau: ♦ Hệ thống hoá những khái niệm cơ bản về TTQT và phương thức thanh toán TDCT. ♦ Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động nghiệp vụ TTQT bằng phương thức TDCT tại NHTMCP Á Châu-Chi nhánh Lạc Long Quân, từ đó rút ra những kết quả đã đạt được, những tồn tại, khó khăn và nguyên nhân của những tồn tại đó tại chi nhánh. ♦ Đề xuất những giải pháp khắc phục những tồn tại nêu trên, đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán bằng thư tín dụng tại NHTMCP Á Châu-Chi nhánh Lạc Long Quân. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Á Châu-Chi nhánh Lạc Long Quân khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên do những hạn chế về mặt thời gian và điều kiện tiếp SVTH: Bùi Thị Thu Thủy 2 Khóa luận tốt nghiệp khóa 2008-2012 GVHD: Th.S Dương Tấn Khoa cận thực tế có hạn, do đó luận văn tốt nghiệp của em chỉ tập trung phân tích hoạt động thanh toán phương thức TDCT của tại NHTMCP Á Châu-Chi nhánh Lạc Long Quân trong ba năm vừa qua: 2009, 2010 và 2011. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm: ♦ Nghiên cứu dữ liệu thứ cấp, thống kê số liệu qua các năm từ báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh. ♦ Phân tích và đánh giá số liệu. ♦ So sánh sự biến động của các dãy số theo thời gian. 1.5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI: Với mục đích tìm ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT tại NHTMCP Á Châu-Chi nhánh Lạc Long Quân, kết cấu luận văn gồm bốn chương: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Tổng quan về hoạt động TTQT và TDCT Chương 3: Thực trạng phương thức thanh toán TDCT tại NHTMCPÁ Châu-Chi nhánh Lạc Long Quân. Chương 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán TDCT tại NHTMCP Á Châu-Chi nhánh Lạc Long Quân. SVTH: Bùi Thị Thu Thủy 3 Khóa luận tốt nghiệp khóa 2008-2012 GVHD: Th.S Dương Tấn Khoa CHƯƠNG 2 TTQT VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT 2.1. HOẠT ĐỘNG TTQT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM: “TTQT là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau.” (Tiến sĩ Trầm Thị Xuân Hương, “TTQT”, NXB Thống kê – TP.HCM 2010) Một số đặc điểm của TTQT ở Việt Nam như sau: ♦ Trước hết, TTQT diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phục vụ các giao dịch thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế thông qua mạng lưới ngân hàng thế giới. ♦ Tiền tệ trong TTQT thường không phải là tiền mặt mà tiền tệ tồn tại dưới hình thức các phương tiện thanh toán như thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, hối phiếu, kỳ phiếu và séc ghi bằng ngoại tệ. ♦ TTQT là việc thanh toán được thực hiện bằng các loại tiền của các quốc gia trên thế giới tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa người Mua và người Bán: thể hiện rõ trong hợp đồng ngoại thương. Hiện nay thực tế đồng tiền được sử dụng phổ biến nhất trong giao dịch ngoại thương là đồng Đô la Mỹ (USD), kế đến là đồng tiền chung Châu Âu (EURO), đồng Yên Nhật, đồng Bảng Anh. ♦ Do tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam thiếu thông tin về bảo hiểm và giá cả cước tàu hoặc container, do đó đa số các doanh nghiệp khi XK lựa chọn điều kiện FOB (Free On Board – Giao hàng lên tàu) có nghĩa là người xuất hàng chỉ có trách nhiệm đến khi hàng lên tàu, còn trong quá trình vận chuyển thì người NK nước ngoài sẽ lo hoàn toàn. Khi NK lựa chon CIF (C – cost: Tiền hàng; I – insurance: Bảo hiểm; F – freight: Cước phí), người bán phải giao hàng qua lan can tàu tại cảng gửi hàng, phải mua bảo hiểm cho hàng hóa và thuê tàu hoặc container vận chuyển hàng hóa đến cảng dỡ hàng. SVTH: Bùi Thị Thu Thủy 4 Khóa luận tốt nghiệp khóa 2008-2012 GVHD: Th.S Dương Tấn Khoa Hiện nay trên thế giới, có nhiều phương thức thanh toán như : Phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ, phương thức nhờ thu, phương thức TDCT. Mỗi phương thức thanh toán có những ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi bài luận này chỉ nghiên cứu về phương thức thanh toán TDCT. 2.1.1. Vai trò của TTQT: Khi việc thanh toán giữa các đối tác với nhau vượt ra phạm vi của một quốc gia, nó đòi hỏi phải có những tổ chức trung gian tài chính đứng ra dàn xếp, thực hiện các nghiệp vụ chuyên môncủa mình, hệ thống NHTM là một định chế tài chính trung gian có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình này. Nó đặc biệt quan trọng bởi vì các NHTM với những chức năng của mình là cầu nối không thể thiếu trong hoạt động thanh toán giữa các nước với nhau và cũng bởi vì nó có các mối quan hệ đại lý rộng khắp với các ngân hàng khác trên thế giới. Những mối quan hệ đó giúp cho việc thanh toán diễn ra nhanh chóng và thuận tiện, rút ngắn thời gian thu hồi vốn và tiết kiệm được chi phí. Với sự ủy thác của khách hàng trong việc thu tiền, các NHTM không chỉ bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong các giao dịch thanh toán mà còn tư vấn cho họ nhằm tạo nên sự tin tưởng, hạn chế rủi ro trong quan hệ thanh toán với các đối tác nước ngoài. Phí thu được từ hoạt động TTQT góp phần không nhỏ vào tổng thu nhập của các ngân hàng. TTQT không chỉ đem lại nguồn thu dịch vụ cho ngân hàng, mở rộng vốn, đa dạng hoá các dịch vụ mà còn nâng cao vị thế, uy tín của các ngân hàng trên thị trường tài chính quốc tế. Trong quá trình lưu thông hàng hóa, TTQT là khâu cuối cùng, do vậy nếu thanh toán thực hiện nhanh chóng và liên tục, giá trị hàng hoá XNK được thực hiện sẽ có tác dụng thúc đẩy tốc độ thanh toán và giúp các doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Thông qua TTQT còn tạo nên các mối quan hệ tin cậy giữa doanh nghiệp và ngân hàng, từ đó có thể tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp được các ngân hàng tài trợ vốn trong trường hợp doanh nghiệp thiếu vốn, hỗ trợ về mặt kỹ thuật thanh toán thông qua việc hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thanh toán với các đối tác. TTQT cũng tạo ra nguồn thu ngoại tệ cho các ngân hàng thông qua việc chuyển tiền vào tài khoản của các khách hàng XK, các ngân hàng có thể sử dụng nguồn ngoại tệ SVTH: Bùi Thị Thu Thủy 5 Khóa luận tốt nghiệp khóa 2008-2012 GVHD: Th.S Dương Tấn Khoa đó cho các khách hàng NKvay để thanh toán với phía đối tác. Do đó TTQT có liên quan mật thiết đến nghiệp vụ huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán trong nước, bảo lãnh và kinh doanh ngoại tệ của các NHTM. Qua những phân tích trên cho thấy TTQT ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của các NHTM trong nước nói riêng và các ngân hàng khác trên thế giới nói chung. 2.2. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT: “TDCT là một thỏa thuận bất khả hủy được phát hánh bởi một NH (NH mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) thanh toán cho người thụ hưởng trị giá hối phiếu khi chứng từ theo quy định được xuất trình đến NH hoàn toàn phù hợp với thư tín dụng.” (Tiến sĩ Trầm Thị Xuân Hương, “TTQT”, NXB Thống kê – TP.HCM 2010) Các bên tham gia trong phương thức thanh toán TDCT: ♦ Người xin mở thư tín dụng (Appicant) là nhà NK/ người mua. ♦ Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary) là người bán/ người XK. ♦ NHPH thư tín dụng (Issuing Bank/ Opening Bank) là ngân hàng đại diện cho người NK. ♦ Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising Bank) là ngân hàng ở tại nước người thụ hưởng, đảm bảo quyền lợi và đại diện quyền lợi cho người bán. Ngoài các bên tham gia vừa đề cập trên đây còn có thể có các ngân hàng khác tham gia trong phương thức thanh toán này, bao gồm: ♦ Ngân hàng xác nhận: là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng bảo đảm việc trả tiền cho người XK trong trường hợp NHPH hành thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán. Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo thư tín dụng hay là một ngân hàng khác do người XK yêu cầu. Thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế. ♦ Ngân hàng thanh toán: có thể là ngân hàng mở thư tín dụng hoặc có thể là ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định thay mình thanh toán trả tiền hay chiết khấu hối phiếu cho người XK. SVTH: Bùi Thị Thu Thủy 6 Khóa luận tốt nghiệp khóa 2008-2012 GVHD: Th.S Dương Tấn Khoa ♦ Ngân hàng thương lượng: là ngân hàng đứng ra thương lượng bộ chứng từ và thường là ngân hàng thông báo L/C. Trường hợp L/C quy định thương lượng tự do thì bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể là ngân hàng thương lượng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp L/C quy định thương lượng tại một ngân hàng nhất định. Ngân hàng chuyển nhượng, ngân hàng chỉ định, ngân hàng hoàn trả, ngân hàng đòi tiền, ngân hàng chấp nhận, ngân hàng chuyển chứng từ. Tất cả được giao trách nhiệm cụ thể trong thư tín dụng. 2.2.1. Đặc trưng của phương thức TDCT: Trong nghiệp vụ TDCT, việc thanh toán được thực hiện trên cơ sở xét thể hiện của chứng từ, NH không cần nhìn thấy hàng hóa. Nét đặc trưng khác của thư tín dụng chính là mặc dù được hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán, nhưng sau khi phát hành, nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Theo điều 4, mục a, UCP 600 “Về bản chất, thư tín dụng là một giao dịch riêng biệt với các hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác mà các hợp đồng này có thể làm cơ sở của thư tín dụng. Các ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế, thậm chí ngay cả trong thư tín dụng có bất cứ sự dẫn chiếu nào đến các hợp đồng như thế. Vì vậy sự cam kết của một ngân hàng để thanh toán, thương lượng thanh toán hoặc thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào khác trong thư tín dụng không phụ thuộc vào các khiếu nại hoặc các biện hộ của người yêu cầu phát sinh từ các quan hệ của họ với NHPH hoặc với người hưởng”. 2.2.2. Vai trò của phương thức TDCT: So với các phương thức thanh toán khác thì phương thức TDCT đem lại nhiều ưu điểm hơn. Nếu như với phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer-T/T), lợi thế sẽ nghiêng về phía người bán nhiều hơn, trong khi đó bất lợi lại thuộc về người mua hàng do họ phải thanh toán tiền trước sau đó mới được nhận hàng. Còn trong phương thức nhờ thu thì ngược lại người mua có lợi hơn do họ có quyền lựa chọn giữa việc nhận hàng hay không nhận hàng và việc thanh toán lại hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người mua. Riêng đối với phương thức TDCT, quyền lợi của hai bên đều được bảo đảm, người bán giao hàng và xuấttrình chứng từ phù hợp với quy định của thư tín dụng thì chắc chắn sẽ nhận được SVTH: Bùi Thị Thu Thủy 7 Khóa luận tốt nghiệp khóa 2008-2012 GVHD: Th.S Dương Tấn Khoa tiền, người mua thanh toán tiền và nhận được hàng hoá như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Mặt khác, ở đây cam kết thanh toán không phải từ phía người mua mà từ một tổ chức trung gian tài chính là ngân hàng. Do vậy cam kết thanh toán đó là chắc chắn và đầy đủ uy tín. Người bán không phải quan tâm nhiều đến khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng đó. Nếu thấy uy tín của tổ chức tín dụng đó vẫn chưa đảm bảo, người bán có thể yêu cầu có thêm một ngân hàng khác xác nhận thư tín dụng, 2.2.3. Thư tín dụng: Thư tín dụng là một chứng thư trong đó NHPH thư tín dụng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho nhà XK (người thụ hưởng) nếu nhà XK xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng. (Tiến sĩ Trầm Thị Xuân Hương, “TTQT”, NXB Thống kê – TP.HCM 2010) a. Nội dung chủ yếu của một thư tín dụng: Thư tín dụng thông thường chứa đựng những nội dung cơ bản như sau: ♦ Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C: Số hiệu L/C: Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó. Tác dụng của số hiệu là dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện L/C. Số hiệu của L/C còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán của L/C, đặc biệt là tham chiếu khi lập hối phiếu đòi tiền. Địa điểm mở L/C: Là nơi ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người hưởng lợi. Địa điểm này liên quan đến việc tham chiếu luật lệ áp dụng giải quyết mâu thuẫn hay nếu có bất đồng xảy ra. Ngày mở L/C: Là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực về sự cam kết của ngân hàng mở L/C đối với người thụ hưởng. Ngày mở L/C còn có ý nghĩa như là ngày ngân hàng mở L/C chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của người nhập khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cũng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người NK có thực hiện việc mở L/C đúng thời hạn như trong hợp đồng không. SVTH: Bùi Thị Thu Thủy 8 Khóa luận tốt nghiệp khóa 2008-2012 GVHD: Th.S Dương Tấn Khoa ♦ Loại thư tín dụng: Mỗi loại L/C đều có tính chất, nội dung khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụ của những người có liên quan tới thư tín dụng cũng rất khác nhau. Do đó, khi mở thư tín dụng, người có nhu cầu cần phải xác định cụ thể loại thư tín dụng nào cần mở. ♦ Tên, địa chỉ của những người liên quan: Những người liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ bao gồm người yêu cầu mở L/C, người hưởng lợi L/C, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo L/C cần được chỉ rõ ràng tên và địa chỉ trong thư tín dụng. ♦ Số tiền của thư tín dụng: Số tiền của thư tín dụng là một nội dung rất quan trọng. Vì vậy, việc quy định nó trong L/C cũng rất chặt chẽ thể hiện qua số tiền trong L/C phải được ghi vừa bằng số, vừa bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Tên đơn vị tiền tệ phải rõ ràng, cụ thể, không nên ghi số tiền dưới dạng một số tuyệt đối vì như vậy có thể có khó khăn trong việc giao hàng và nhận tiền của bên bán. Cách tốt nhất là dựa vào cách ghi số lượng mà ghi số tiền cho hợp lý, nếu số lượng có thể ghi chính xác thì số tiền ghi chính xác, nếu không thì ghi dung sai cho phép. Theo điều 30 UCP 600 thì các từ “vào khoảng”, “xấp xỉ”, “độ chừng” hoặc các từ tương đương được hiểu là dung sai cho phép 10%. ♦ Thời hạn hiệu lực của L/C: Thời hạn hiệu lực là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người XK nếu người XK xuất trình bộ chứng từ thanh toán trong thời hạn đó và phù hợp với những điều khoản đã quy định trong L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C. ♦ Thời hạn trả tiền của L/C: Thời hạn trả tiền có liên quan tới việc trả tiền ngay hay trả tiền về sau. Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào quy định của hợp đồng. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng (nếu trả tiền ngay) hoặc có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của thư tín dụng (nếu trả tiền có thời hạn). Trong trường hợp này phải lưu ý là hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. SVTH: Bùi Thị Thu Thủy 9 Khóa luận tốt nghiệp khóa 2008-2012 GVHD: Th.S Dương Tấn Khoa ♦ Thời hạn giao hàng: Thời hạn giao hàng được ghi trong thư tín dụng và cũng do hợp đồng thương mại quy định. Đây là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao hàng cho bên mua kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực. Thời hạn giao hàng liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. Nếu hai bên thoả thuận kéo dài thời hạn giao hàng một số ngày thì đương nhiên ngân hàng mở thư tín dụng cũng phải hiểu rằng thời hạn hiệu lực của thư tín dụng cũng được kéo dài thêm một số ngày tương ứng. Nhưng trên thực tế một khi người mua và người bán đã thoả thuận kéo dài thời hạn giao hàng thêm một số ngày thì thời hạn hiệu lực của L/C cũng được kéo dài thêm một số ngày tương ứng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xảy ra nhiều trường hợp thời hạn giao hàng được mở rộng nhưng thời hạn hiệu lực thì không. ♦ Điều khoản về hàng hoá: Điều khoản về hàng hoá là điều khoản chỉ ra những quy định có liên quan đến hàng hoá, bao gồm tên hàng, số lượng và trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký hiệu, …. ♦ Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá: Điệu kiện, cơ sở giao hàng (FOB,CIF…), nơi gửi hàng, nơi giao hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng… cũng được ghi vào L/C. Thông thường điều kiện giao hàng tuỳ thuộc vào khả năng cung ứng hàng của người XK, khả năng nhận hàng của người NK, khả năng vận chuyển của phương tiện vận tải, hàng hoá phải được giao trên boong tàu. Nếu nhận thấy những điều kiện giao hàng trong L/C không thể thực hiện được thì người XK có thể đề nghị điều chỉnh L/C. ♦ Các chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình: Yêu cầu về việc ký phát và xuất trình các loại chứng từ cần phải được nêu rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ trong L/C. Các yêu cầu này xuất phát từ đặc điểm của hàng hoá, của phương tức vận tải, của công tác thanh toán và tín dụng, của tính chất hợp đồng và các nguồn pháp lý có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng đó. ♦ Cam kết trả tiền của ngân hàng mở thư tín dụng: Cam kết của ngân hàng mở L/C là nội dung cuối cùng của L/C và nó ràngbuộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C đối với L/C này Nói chung nội dung cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C trong các mẫu L/C đều như nhau. SVTH: Bùi Thị Thu Thủy 10 Khóa luận tốt nghiệp khóa 2008-2012 GVHD: Th.S Dương Tấn Khoa ♦ Những điều kiện đặc biệt khác: Những điều kiện khác có thể liệt kê như phí ngân hàng được tính cho bên nào, điều kiện đặc biệt hướng dẫn đối với ngân hàng chiết khấu, dẫn chiếu số UCP áp dụng. ♦ Chữ ký của ngân hàng mở L/C: L/C thực chất là một khế ước dân sự. Do vậy người ký L/C cũng phải là người có năng lực hành vi, năng lực pháp lý để tham gia và thực hiện một quan hệ dân luật. Nếu gửi bằng telex, swift thì không có chữ ký, khi đó căn cứ vào mã khoá (testkey) của L/C. b. Các loại thư tín dụng: Phân loại theo trách nhiệm và nghĩa vụ: ♦ L/C có thể huỷ ngang (Revocable L/C): Là loại L/C mà người mở (nhà NK) có quyền đề nghị NHPH sửa đổi, bổ sung, hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp thuận và thông báo trước của người thụ hưởng (nhà XK). ♦ L/C không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): Là loại L/C mà sau khi đã mở và nhà XK đã chấp nhận, thì NHPH không được sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C, trừ khi có sự thoả thuận khác của các bên tham gia. Hiện nay L/C được dùng rất phổ biến trên thế giới. ♦ L/C xác nhận (Confirmed L/C): Là L/C không thể hủy ngang trong đó có một NH khác xác nhận đảm bảo trả tiền theo L/C cùng với NHPH. Phân loại theo thời hạn thanh toán: ♦ L/C trả ngay (L/C at sight): Là L/C trong đó NHPH cam kết thanh toán cho người thụ hưởng khi họ xuất trình bộ chứng từ hợp lệ theo L/C. ♦ L/C trả châm (Usane L/C): Là L/C trong đó NHPH cam kết thanh toán cho người thụ hưởng theo thời hạn quy định trong thư tín dụng khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ hợp lệ theo L/C. 2.2.4. Văn bản pháp lý liên quan hoạt động TTQT theo phương thức TDCT: Nhóm 1: Các quy tắc quốc tế ♦ UCP 600: Quy tắc và thực hành thống nhất về TDCT - Union Customs an practice for Documentary Credit SVTH: Bùi Thị Thu Thủy 11 Khóa luận tốt nghiệp khóa 2008-2012 GVHD: Th.S Dương Tấn Khoa ♦ ISBP 681: Tập quán ngân hàng để kiểm tra chứng từ theo TDCT International standard banking practice for the examination of document under documentary credit. ♦ URR 725: Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng theo TDCTUniform rules for bank to bank reimbursements under documentary credits. ♦ ISP 98: Quy tắc thực hành về tín dụng dự phòng quốc tế - International stanby practices. ♦ URC 522: Quy tắc thống nhất về nhờ thu – ICC Uniform rules for Collections. ♦ Quy định cấm vận của Mỹ ♦ Incoterms 2010 (thay thế 2000) – Bàn quy tắc các điều kiện thương mại trong mua bán quốc tế Nhóm 2: Các quy định luật pháp Việt Nam ♦ Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài quy định danh mục hàng hóa cấm XK, NK theo giấy phép của Bộ Thương Mại và bộ quản lý chuyên ngành. ♦ Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 ♦ Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN của Thống Đốc NHNN về quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm. ♦ Quyết định số 1233/2001/QĐ-NHNN của Thống Đốc NHNN sửa đổi điều 15 của Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN về quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm. ♦ Quyết định 09/2008/QĐ-NHNN ngày 10/04/2008 của Thống Đốc NHNN về cho vay ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú. Hiện nay văn bản được sử dụng phổ biến nhất trong nghiệp vụ TTQT giữa các NHTM là văn bản “Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” phiên bản số 600 (gọi tắt là UCP 600). Bản UCP đầu tiên được ICC phát hành từ năm 1933 với mục đích khắc phục các xung đột về luật điều chỉnh tín dụng chứng từ giữa các quốc gia bằng việc xây dựng một bản quy tắc thống nhất cho hoạt động TDCT. Theo đánh giá của các chuyên gia, UCP là bản quy tắc (thông lệ quốc tế) tư nhân thành công nhất SVTH: Bùi Thị Thu Thủy 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất