Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của viễn thông long an...

Tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của viễn thông long an

.PDF
120
109
110

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN VĂN CƯỜNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA VIỄN THÔNG LONG AN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG TP. HỒ CHÍ MÍNH - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, nội dung nêu trong luận văn là trung thực. Đồng thời tôi cũng cam đoan rằng kết quả nghiên cứu này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Trần Văn Cường MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn .............................................................................. 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2 3.1 Ðối tuợng nghiên cứu ........................................................................................... 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2 5. Cấu trúc luận văn......................................................................................................... 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH ............... 4 1.1 KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH .................................................... 4 1.2 Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH 6 1.3 ĐỐI TƯỢNG CỦA PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH .......................... 7 1.4 TIÊU CHÍ TRONG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH .......................... 8 1.4.1 Bảo đảm tính toàn diện và tính hệ thống ....................................................... 8 1.4.2 Bảo đảm sự cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích xã hội ........ 8 1.4.3 Bảo đảm sự cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động9 1.5 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH ................................. 9 1.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế xã hội ........................................... 9 1.5.1.1 Chỉ tiêu đóng góp cho ngân sách qua các loại thuế .................................. 9 1.5.1.2 Thu nhập bình quân của người lao động ................................................ 10 1.5.2 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực .................................................. 10 1.5.2.1 Năng suất lao động bình quân ................................................................ 10 1.5.2.2 Lợi nhuận bình quân trên một lao động.................................................. 11 1.5.3 Các chỉ tiêu về hiệu quả tài chính ................................................................ 11 1.5.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng (ROS- Return On Sales)..... 11 1.5.3.2 Hiệu quả sử dụng chi phí ........................................................................ 12 1.5.3.3 Hiệu quả sử dụng tài sản ......................................................................... 13 1.5.3.4 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu .......................................................... 15 1.6 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH ................ 17 1.6.1 Ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan (các nhân tố nội tại của doanh nghiệp) 18 1.6.1.1 Trình độ quản lý của doanh nghiệp ........................................................ 18 1.6.1.2 Nguồn nhân lực ...................................................................................... 18 1.6.1.3 Sản phẩm và dịch vụ ............................................................................... 19 1.6.1.4 Thị phần và danh tiếng ........................................................................... 19 1.6.1.5 Năng lực tài chính của doanh nghiệp ..................................................... 20 1.6.1.6 Năng suất lao động ................................................................................. 20 1.6.2 Ảnh hưởng của các nhân tố khách quan (các nhân tố của môi trường bên ngoài) 20 1.6.2.1 Tác động của chính sách kinh tế, tài chính và thuế khóa của chính phủ 21 1.6.2.2 Thị trường và đối thủ cạnh tranh ............................................................ 22 1.6.2.3 Ảnh hưởng của sự thay đổi về công nghệ .............................................. 23 1.6.3 Mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả kinh doanh.............................................. 23 Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA VIỄN THÔNG LONG AN .................................................................................. 25 2.1 TỔNG QUAN VỀ VIỄN THÔNG LONG AN ...................................................... 25 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triền của Viễn thông Long An .............................. 25 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ ................................................................................... 26 2.1.2.1. Chức năng ................................................................................................ 26 2.1.2.2. Nhiệm vụ .................................................................................................. 26 2.1.3 Các đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc của VNPT Long An........ 28 2.1.3.1 Các đơn vị kinh tế trực thuộc .................................................................... 28 2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Viễn thông Long An ......................................................... 31 2.1.5 Các sản phẩm, dịch vụ chính của Viễn thông Long An ................................... 32 2.1.5.1 Dịch vụ điện thoại cố định có dây ............................................................. 32 2.1.5.2 Dịch vụ điện thoại VoiP (Voice Over Internet Protocol) .......................... 32 2.1.5.3 Dịch vụ điện thoại di động Vinaphone...................................................... 33 2.1.5.4 Dịch vụ Truyền hình MyTV...................................................................... 33 2.1.5.5 Dịch vụ chứng thực chữ kí số VNPT - CA ............................................... 34 2.1.5.6 Dịch vụ VNTracking ................................................................................. 34 2.1.5.7 Dịch vụ Internet MegaVNN ...................................................................... 35 2.1.5.8 Dịch vụ Internet cáp quang FiberVNN ..................................................... 35 2.1.5.9 Dịch vụ khác.............................................................................................. 36 2.1.6 Nguồn nhân lực của Viễn thông Long An ....................................................... 36 2.1.7 Cơ sở vật chất hiện nay của Viễn thông Long An ........................................... 39 2.1.8 Tình hình doanh thu của Viễn thông Long An................................................. 40 2.1.9 Tình hình chi phí của Viễn thông Long An ..................................................... 41 2.1.10 Tình hình lợi nhuận của Viễn thông Long An ............................................... 43 2.2 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA VIẾN THÔNG LONG AN ................................................................................................... 44 2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về kinh tế xã hội .............................................. 44 2.2.1.1 Thu nhập bình quân của người lao động ................................................... 44 2.2.1.2 Tỷ suất thuế trên tài sản............................................................................. 45 2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả sử dụng lao động ........................................ 47 2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính........................................................... 47 2.2.3.1 Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu bán hàng (ROS) ....................................... 47 2.2.3.2 Hiệu quả sử dụng chi phí........................................................................... 49 2.2.3.3 Hiệu quả sử dụng tài sản (ROA) ............................................................... 50 2.2.3.4 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (ROE) ................................................. 51 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA VIỄN THÔNG LONG AN............................................................................................................................. 52 2.3.1 Điểm mạnh ....................................................................................................... 52 2.3.2 Điểm yếu .......................................................................................................... 53 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA VIỄN THÔNG LONG AN .......................... 57 3.1 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN VÀ MỤC TIÊU CỦA VNPT VÀ VIỄN THÔNG LONG AN TRONG GIAI ĐOẠN SẮP TỚI ......................................................... 57 3.1.1 Quan điểm ........................................................................................................ 57 3.1.2 Định hướng....................................................................................................... 58 3.1.2 Mục tiêu............................................................................................................ 58 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA VIỄN THÔNG LONG AN.............................................................................................................. 60 3.2.1 ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG .................................................................................... 60 3.2.2 HOÀN THIỆN CÁC QUY TRÌNH NỘI BỘ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ TIẾT KIỆM CHI PHÍ ....... 63  Cải thiện công tác quản trị nguồn nhân lực..................................................... 67 3.2.3 NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN ..................... 70 3.2.4 TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG MARKETING VÀ PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG 73 3.2.4.1 Tăng cường nghiên cứu thị trường và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng . 73 3.2.4.2 Củng cố các dịch vụ truyền thống và đầu tư phát triển sản phẩm mới xây dựng các gói cước tích hợp ........................................................................................... 75 3.2.4.3 Tăng cường công tác tiếp thị, bán hàng và chăm sóc khách hàng ............ 76 3.2.4.4 Xây dựng đội ngũ quan hệ công chúng chuyên nghiệp ............................ 79 3.2.4.5 Phát triển các dịch vụ mới ......................................................................... 79 3.2.5 TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH ................................ 80 3.2.5.1 Giải pháp tiết kiệm chi phí ........................................................................ 80 3.2.5.2 Hoàn thiện chương trình quản trị rủi ro .................................................... 82 3.2.6 HIỆU QUẢ TỔNG HỢP CỦA CÁC GIẢI PHÁP .......................................... 84 3.3 CÁC KIẾN NGHỊ VỞI TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM. 85 KẾT LUẬN ................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 88 Phụ lục 1 PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA ......................................... 90 Phụ lục 2 BẢNG TỔNG HỢP THAM VẤN Ý KIẾN CHUYÊN GIA ...... 92 Phụ lục 3 Quyết định thành lập Viễn thông Long An Phụ lục 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viễn thông Long An DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tình hình nhân sự của Viễn thông Long An từ năm 2010 đến 2014 ...... 36 Bảng 2.2 Thống kê nhân sự của Viễn thông Long An tại ngày 31/12/2014........... 37 Bảng 2.3 Thống kê nhân sự tại các đơn vị trực thuộc ngày 31/12/2014................. 38 Bảng 2.4 Thống kê tài sản cố định tại ngày 31/12/2014 ......................................... 39 Bảng 2.5 Thống kê doanh thu giai đoạn 2009-2014 ............................................... 40 Bảng 2.6 Thống kê chi phí giai đoạn 2009-2014 .................................................... 42 Bảng 2.7 Thống kê doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2009-2014 .......................... 43 Bảng 2.8 Thu nhập bình quân giai đoạn 2009-2014 ............................................... 44 Bảng 2. 9 Tỷ suất thuế trên tài sản giai đoạn 2009-2014 ........................................ 46 Bảng 2.10 Hiệu quả sử dụng lao động .................................................................... 47 Bảng 2.11 Tỷ suất sinh lợi của doanh thu giai đoạn 2009-2014 ............................. 48 Bảng 2.12 Hiệu quả sử dụng chi phí giai đoạn 2009-2014 ..................................... 49 Bảng 2.13 Hiệu quả sử dụng tài sản giai đoạn 2009-2013 ..................................... 50 Bảng 2.14 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu giai đoạn 2009-2014 ....................... 51 Bảng 3.1 Các chỉ tiêu cơ bản giai đoạn 2015-2016 ............................................... 59 Bảng 3.2 Số lượng lao động tại các trung tâm sau khi cơ cấu ................................ 61 Bảng 3.3 Khái toán chi phí tái cơ cấu tổ chức ....................................................... 62 Bảng 3.4 Diện tích đất sử dụng tại các đơn vị tại ngày 31/12/2014 ....................... 71 Bảng 3.5 Tài sản là thiết bị viễn thông tại 31/12/2014 .......................................... 72 Bảng 3.6 Hiệu quả sử dụng lao động sau khi thực hiện các giải pháp .................. 85 DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ Hình 1.1 Sơ đồ phân tích hiệu quả kinh doanh (Phạm Văn Dược, 2013) ................ 8 Hình 1.2 Các nhân tố khách quan tác động đến hiệu quả kinh doanh .................... 21 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy tại ngày 31/12/2014.............................................. 31 Đồ thị 2.1 Xu hướng doanh thu giai đoạn 2009-2014 ........................................... 40 Đồ thị 2.2 Biểu đồ doanh thu- chi phí giai đoạng 2009-2014................................ 43 Đồ thị 2.3 Xu hướng tiền lương của người lao động ............................................. 45 Đồ thị 2.4 Xu hướng tỷ suất thuế trên tài sản ........................................................ 46 Đồ thị 2.5 Xu hướng của ROS giai đoạn 2009-2014 .............................................. 48 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADSL : Asymmetric Digital Subscriber Line (đường dây thuê bao số bất đối xứng) CNTT : Công nghệ thông tin DNNN : Doanh nghiệp nhà nước OTT : Over the top (các ứng dụng internet miễn phí) ROA : Return on Asset (Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản) ROE : Return on Equity (Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) ROS : Return on Sales (Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu) TT : Trung tâm TTVT : Trung tâm viễn thông VDC : Công ty Truyền số liệu VNPT : Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VT : Viễn thông VTN : Công ty Viễn thông liên tỉnh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tình hình kinh tế của đất nước đang ở vào một trong những giai đoạn rất khó khăn, nợ xấu ngày càng tăng chưa có giải pháp hữu hiệu để xử lý, thâm hụt ngân sách tiến đến ngưỡng giới hạn của sự an toàn, số doanh nghiệp phá sản không thuyên giảm. Trước tình hình đó, việc tái cấu trúc lại các tập đoàn kinh tế nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh là một yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, ngoài những khó khăn thách thức nêu trên, việc Việt Nam đang đàm phán tham gia “Hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định tự do thương mại (FTA) với EU cũng là những cơ hội cho đất nước và các doanh nghiệp năng động biết tận dụng cơ hội để mở rộng thị trường. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, một trong những doanh nghiệp nhà nước có truyền thống anh hùng trong cả chiến tranh giải phóng đất nước và xây dựng tổ quốc, cũng không đứng ngoài dòng chảy của nền kinh tế đất nước. Việc tái cấu trúc tập đoàn, tách Công ty thông tin di động Mobifone ra khỏi tập đoàn và cổ phần hóa, cấu trúc lại các công ty và các đơn vị thành viên để xây dựng Tập đoàn hùng mạnh là yêu cầu mà chính phủ và nhân dân đưa ra cho tập đoàn. Viễn thông Long An, một đơn vị thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, cũng không đứng ngoài dòng chảy đó. Dù là một đơn vị hoạt động tương đối hiệu quả trong thời gian qua, nhưng trước những yêu cầu thay đổi của nền kinh tế, việc cải tiến để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của đơn vị là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn này, tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Viễn thông Long An” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Viễn thông Long An trong thời gian sắp tới, cụ thể gồm: 2  Phân tích hiện trạng hiệu quả kinh doanh của Viễn thông Long An trong giai đoạn 2009-2014.  Từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của Viễn thông Long An. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Ðối tuợng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Do giới hạn về thời gian và khuôn khổ của luận văn thạc sỹ, luận văn tập trung vào:  Phân tích thực trạng kinh doanh giai đoạn 2009-2014, từ đó đưa ra giải pháp cho giai đoạn 2015-2016.  Không gian nghiên cứu: Viễn thông Long An.  Nội dung: tập trung phân tích thực trạng kinh doanh, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm mục đích tăng hiệu quả kinh doanh cho Viễn thông Long An giai đoạn 2015-2016. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, so sánh, và phân tích,... đồng thời vận dụng những kiến thức về phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh đã học để tổng hợp, lý giải những vấn đề đặt ra. Luận văn sử dụng các số liệu báo cáo kinh doanh của Viễn thông Long An để phân tích, lý giải về hiện trạng hiệu quả kinh doanh, cũng như xây dựng các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị. 3 5. Cấu trúc luận văn Ðể thực hiện mục đích của luận văn, ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục; nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương như sau:  Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần.  Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Viễn thông Long An.  Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Viễn thông Long An. Vì thời gian nghiên cứu hạn hẹp và trình độ còn nhiều hạn chế nên luận văn này chắc chắn sẽ có những khiếm khuyết nhất định, tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành và quý báo của quý Thầy Cô. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH 1.1 KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể đạt đuợc hiệu quả kinh doanh cao khi sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. Tùy theo các góc độ nghiên cứu mà các nhà kinh tế có thể đưa ra các định nghĩa khác nhau về hiệu quả kinh doanh. Sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu: Thứ nhất, hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực của doanh nghiệp để đạt đuợc kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất (Nguyễn Tấn Bình, 2005). Thứ hai, một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước sử dụng phổ biến là : hiệu quả kinh tế của một quá trình kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định. Đây là khái niệm tương đối đầy đủ phản ánh được tính hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh Từ hai định nghĩa trên về hiệu quả kinh doanh ta có thể rút ra khái niệm về hiệu quả kinh doanh như sau: "Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quả trình sản xuất. Hiệu quả kinh doanh còn biểu hiện sự vận dụng khéo léo giữa lý luận và thực tiễn của nhà quản trị doanh nghiệp nhằm khai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhân công để nâng cao lợi nhuận”. Hiệu quả kinh doanh là biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó hay là mối quan hệ tương quan giữa kết quả đưa ra và yếu tố đầu vào. Hiệu quả này chỉ đạt được khi kết quả đầu ra lớn hơn yếu tố đầu vào hay chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. 5 Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một trong những biện pháp để doanh nghiệp góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và bền vững. Hiệu quả kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện mở mang và phát triển sản xuất, đầu tư mua sắm tài sản cố định, nâng cao đời sống nguời lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nuớc. Phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của quản lý kinh doanh, căn cứ vào các tài liệu hạch toán và các thông tin kinh tế khác, bằng những phương pháp nghiên cứu thích hợp, phân giải mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế nhằm làm rõ bản chất của hoạt động kinh doanh, nguồn lực tiềm năng cần được khai thác, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp (Phạm Văn Dược, 2013). Hiệu quả kinh doanh phải đuợc xem xét một cách toàn diện cả về thời gian và không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và trách nhiệm bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên của đất nước. Về thời gian, hiệu quả kinh doanh đạt được trong từng giai đoạn, từng thời kỳ không được làm giảm sút hiệu quả các giai đoạn, các thời kỳ kinh doanh tiếp theo, không vì lợi ích truớc mắt mà quên đi lợi ích lâu dài. Về không gian, hiệu quả kinh doanh chỉ có thể coi là đạt đuợc một cách toàn diện khi toàn bộ hoạt động của các bộ phận, các đơn vị mang lại hiệu quả và không ảnh huởng đến hiệu quả chung (Bùi Xuân Phong, 2013). Hiệu quả kinh doanh được biểu hiện bằng chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Ðây là mục tiêu số một, nó chi phối toàn bộ quá trình kinh doanh. Nhiệm vụ chủ yếu của phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp là đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của từng bộ phận và chung cho toàn doanh nghiệp. Ðánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực kinh doanh, đánh giá hiệu quả cuối cùng của kinh doanh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận. Trên cơ sở đó có các biện pháp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh (Bùi Xuân Phong, 2013). 6 1.2 Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH Phân tích hoạt động kinh doanh không những là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là công cụ để cải tiến quản lý trong kinh doanh. Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn những khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện và khai thác hết. Chỉ có thông qua phân tích, doanh nghiệp mới có thể phát hiện và khai thác được chúng để mang lại hiệu quả cao hơn. Thông qua phân tích mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc các vấn đề phát sinh và từ đó có những giải pháp thích hợp để cải tiến hoạt động quản lý có hiệu quả hơn (Phạm Văn Dược, 2013). Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đề ra các quyết định kinh doanh. Thông qua tài liệu phân tích cho phép các nhà quản lý nhận thức đúng đắn về khả năng, những hạn chế cũng như thế mạnh của doanh nghiệp mình. Trên cơ sở này, nhà quản trị có thể ra các quyết định đúng đắn để đạt được những mục tiêu, chiến lược kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. Để hoạt động kinh doanh đạt được kết quả mong muốn, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh. Dựa trên các dữ liệu có được, thông qua phân tích, doanh nghiệp có thể dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới để đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp như tài chính, lao động, máy móc..., doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động bên ngoài như khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh... Doanh nghiệp sẽ dự đoán các rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra và có phương án phòng ngừa trước khi chúng xảy ra. Với các ý nghĩa trên, phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các cấp độ quản lý khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp, mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như nhà đầu tư, quản lý nhà nước, đối tác làm ăn... 7 Đối với nền kinh tế: việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên của đất nước, tạo ra nhiều của cải hơn cho xã hội, nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân. Đối với nhà đầu tư: thông qua phân tích hiệu quả kinh doanh, nhà đầu tư sẽ nhận thấy được tiềm năng của doanh nghiệp để có quyết định đầu tư phù hợp. Những doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao sẽ dễ dàng huy động nguồn vốn để phát triển doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh trên thương trường. Ngược lại những doanh nghiệp có hiệu quả thấp sẽ không thể huy động được vốn để mở rộng, sẽ phải thu hẹp sản xuất, nhường tài nguyên lại cho các doanh nghiệp hiệu quả hơn. Đối với người lao động: khi doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả sẽ tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, tạo ra thu nhập cao hơn cho người lao động, giúp họ có cuộc sống vật chất và tinh thần tốt hơn đồng thời cũng cải thiện môi trường làm việc tốt hơn. Ngược lại, khi người lao động yên tâm, gắn bó với doanh nghiệp thì họ sẽ có nhiều điều kiện và quyết tâm để nâng cao năng suất lao động, góp phần ngược trở lại làm tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. 1.3 ĐỐI TƯỢNG CỦA PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH Đối tượng của phân tích hiệu quả kinh doanh là quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh cùng với các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Ta có thể khái quát đối tượng phân tích qua sơ đồ trong hình 1.1 dưới đây. Các kết quả do quá trình hoạt động kinh doanh mang lại, có thể là kết quả quá khứ hoặc các kết quả dự kiến có thể đạt được trong tương lai và là kết quả tổng hợp từ nhiều quá trình hoạt động khác nhau. Các kết quả này được biểu hiện dưới dạng các chỉ tiêu kinh tế. 8 Quá trình và kết Đối tượng nghiên cứu quả hoạt động kinh doanh Các nhân tố tác Chỉ tiêu kinh tế động Hình 1.1 Sơ đồ phân tích hiệu quả kinh doanh (Phạm Văn Dược, 2013) Phân tích hiệu quả kinh doanh không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động kinh tế, mà còn phân tích đến các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự biến động của các chỉ tiêu. Nhân tố là các yếu tố cấu thành nên chỉ tiêu kinh tế. Vì vậy các nhân tố tác động đến các chỉ tiêu kinh tế cũng là đối tượng nghiên cứu của phân tích hiệu quả kinh doanh. 1.4 TIÊU CHÍ TRONG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH 1.4.1 Bảo đảm tính toàn diện và tính hệ thống Tính toàn diện và tính hệ thống thể hiện ở chỗ khi xem xét phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ta cần chú ý đến tất cả các yếu tố của cả quá trình sản xuất kinh doanh. Không chỉ xem xét ở gốc độ thời gian mà phải bao gồm cả gốc độ không gian của doanh nghiệp. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh phải phù hợp với sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp. 1.4.2 Bảo đảm sự cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích xã hội Ngày nay trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp rất được coi trọng, nhất là khi doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thì đây là một tiêu chí bắt buộc để tham gia vào chuỗi. Doanh nghiệp phải đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng. Bảo vệ môi trường, đóng góp cho cộng đồng là một trong những nội dung của tiêu chí này. 9 1.4.3 Bảo đảm sự cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động Đây là tiêu chí dựa trên tầm nhìn dài hạn vì suy cho cùng thì thành công của doanh nghiệp ngoài tầm nhìn và trí tuệ của lãnh đạo doanh nghiệp, đều đến từ sự đóng góp của yếu tố con người, một nguồn lực then chốt của mọi doanh nghiệp. Sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp và việc chăm lo cho đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và lâu dài. Việc chăm lo cho người lao động và chính sách nhân sự hợp lý cũng giúp cho doanh nghiệp giữ và thu hút được nhân tài về với mình. 1.5 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể phân chia thành 3 nhóm chỉ tiêu chính: chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động, chỉ tiêu về hiệu quả tài chính, trong đó chỉ tiêu về hiệu quả tài chính thường được quan tâm nhiều hơn. 1.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế xã hội Chỉ tiêu này như tên gọi không chỉ xét trên góc độ kinh tế mà còn xét đến khía cạnh xã hội để đánh giá hiệu quả kinh doanh, nó đảm bảo tính toàn diện cho việc phân tích đánh giá. Do yêu cầu của sự phát triển bền vững cho nền kinh tế, mọi doanh nghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh phải đạt hiệu quả nhằm tồn tại và phát triển còn phải đạt được hiệu quả về mặt kinh tế xã hội. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội bao gồm các chỉ tiêu sau: 1.5.1.1 Chỉ tiêu đóng góp cho ngân sách qua các loại thuế Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt…. Chỉ tiêu này được định lượng dựa vào tỷ suất thuế trên vốn. Tỷ suất này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh tế mà doanh nghiệp tạo ra càng lớn, chỉ tiêu này được tính như sau: 10 Tổng số thuế nộp ngân sách Tỷ suất thuế trên vốn = x 100 Tổng tài sản bình quân 1.5.1.2 Thu nhập bình quân của người lao động Chỉ tiêu này cho biết thu nhập bình quân của một lao động tại doanh nghiệp, nó phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp vào việc cải thiện đời sống cho người lao động. Chỉ tiêu này cũng thể hiện sự chia sẽ lợi ích của doanh nghiệp cho người lao động và cộng đồng. Chỉ tiêu này được tính như sau: Thu nhập bình quân của người lao động Tổng thu nhập của người lao động = Tổng số lao động bình quân trong kỳ 1.5.2 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực Trong các nguồn lực của doanh nghiệp thì nguồn nhân lực luôn được xem là nguồn lực chủ chốt. Việc sử dụng lao động hợp lý sẽ giúp cải thiện được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực phản ánh các chính sách của doanh nghiệp tác động lên người lao động nhằm làm tăng năng suất. Việc tăng năng suất của người lao động ngoài việc cải tiến khâu quản lý, còn phải chú trọng đến việc đầu tư máy móc thiết bị để tiến tới cơ khí hóa và tự động hóa hoạt động sản xuất. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực gồm các chỉ tiêu sau: 1.5.2.1 Năng suất lao động bình quân Chỉ tiêu này cho biết doanh thu mà một lao động của doanh nghiệp tạo ra. Tùy theo ngành nghề khác nhau mà chỉ tiêu này sẽ có các giá trị khác nhau, thông thường doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại sẽ có chỉ tiêu này cao hơn doanh nghiệp sản
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất