Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh chậm tiến ở lớp 6...

Tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh chậm tiến ở lớp 6

.DOC
20
123
105

Mô tả:

MỤC LỤC Nội Dung Trang 1. Mở đầu 3 1.1. Lí do chọn đề tài 3 1.2. Mục đích nghiên cứu 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu 4 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 5 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 5 2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 7 2.3.1. Các giải pháp thực hiện: 7 a. Tìm hiểu, phân luồng đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm: 7 b. Bầu Ban Cán sự lớp và phân công nhiệm vụ cụ thể: 8 c. Lập sơ đồ lớp: 10 d. Giáo dục đạo đức học sinh qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần: 10 e. Tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải 12 trí, thông qua các hoạt động lên lớp và ngoại khóa : f. Phối hợp với các lực lượng: Ban cán sự, Phụ huynh, Ban đại diện 13 Phụ huynh học sinh,Giáo viên bộ môn – Ban giám hiệu nhà trường : 2.3.2. Các trường hợp vi phạm, giải pháp giải quyết, xử lý có hiệu quả: 14 a. Nhóm học sinh chậm tiến (Năm học 2018-2019) 14 b. Các biện pháp giải quyết, xử lý các trường hợp vi phạm trên: 14 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, 16 bản thân, đồng nghiệp và nhà trường: 3. Kết luận và kiến nghị 18 3.1. Kết luận 18 1 3.2. kiến nghị 19 Tài iệu tham khảo 20 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC HỌC SINH CHẬM TIẾN Ở LỚP 6 2 1. MỞ ĐẦU: 1.1. Lí do chọn đề tài. Như chúng ta biết, giáo dục đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Bởi vậy Đảng và nhà nước ta đã xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” ( Điều 61- Hiến pháp 2013). Để thực hiện được điều đó thì mỗi giáo viên trong nhà trường phải xác định rõ được vai trò, nhiệm vụ của mình. Giáo dục học sinh chậm tiến là một trong những mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục ở trường trung học cơ sở hiện nay. Trong đó việc giáo dục học sinh chậm tiến ngày càng tiến bộ có ý nghĩa góp phần làm hạn chế những khuyết điểm của học sinh. Khắc phục những tồn tại ở học đường để môi trường giáo dục luôn phát triển lành mạnh, tạo điều kiện cho các em môi trường học tập và rèn luyện tốt nhất. Vì vậy việc nghiên cứu và áp dụng đề tài trong công tác chủ nhiệm: “giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh chậm tiến” sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm nói chung thực hiện tốt vai trò quản lý giáo dục của mình. Làm cho hiệu quả giáo dục mang tính chất thiết thực hơn, chất lượng hơn. Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy rằng việc giáo dục học sinh chậm tiến có hiệu quả là một trong những mục tiêu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Trung học cơ sở hiện nay. Trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn phải đối đầu với những tình huống gay cấn, những sai phạm, vi phạm ở lớp, ở trường, ở gia đình do những học sinh chậm tiến gây ra. Một số em học yếu dễ bị bạn bè lôi cuốn, cám dỗ, sa vào “bóng đen” ngoài xã hội như : game, rượu chè, bài bạc, gây rối, đánh nhau, kể cả trộm cướp, ma túy. Các em dễ bị lợi dụng, tiếp tay những hành vi xấu, những thói quen xấu khiến các em thờ ơ với việc học, trốn học, bỏ giờ. Nếu như không có biện pháp thích hợp để ngăn chặn và uốn nắn kịp thời thì nguy cơ bỏ học của học sinh chậm tiến sẽ xảy ra. Không những vậy mà tình trạng này còn ảnh hưởng xấu đến nề nếp học tập của lớp, ảnh hưởng đến cả quá trình giáo dục của lớp,của nhà trường. Thực tế cho thấy rất nhiều phụ huynh ở xa địa bàn trường học, ít có thời gian theo dõi việc sinh hoạt, học tập của con. Nên không biết con mình học tập, quan hệ với bạn bè như thế nào ? Nhất là những học sinh ở nhà với ông bà hay cô gì chú bác... thoát khỏi sự quan tâm của cha mẹ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho học sinh chậm tiến lại càng chậm tiến hơn. Trong xu thế phát triển chung của thời đại, giáo viên cần hiểu rõ mình là nhà giáo dục chứ không đơn thuần là những chuyên gia truyền đạt kiến thức. Có nghĩa là người giáo viên phải biết phát triển ở người học ý thức về các giá trị đạo đức, tinh thần, thẩm mĩ, tạo nên bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Giáo viên phải bằng 3 chính nhân cách của mình tác động đến học sinh hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giúp học sinh biết cách học, cách tự rèn luyện cả về phẩm chất, năng lực cá nhân nhằm hình thành những nhân cách đáp ứng yêu cầu của xã hội, giáo viên cần biết tạo ra động lực và giúp đỡ học sinh tiến bộ Từ những băn khoăn, mong muốn đem lại hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm và giáo dục học sinh chậm tiến. Thực hiện tốt nhất mục tiêu: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tôi đã nghiên cứu và áp dụng đề tài này trong suốt những năm qua. Vậy làm thế nào để quản lý các em tốt nhất, làm thế nào để từng bước giáo dục các em học sinh chậm tiến ngày càng tiến bộ về mọi mặt. Tôi luôn băn khoăn , suy nghĩ và từ những kinh nghiệm sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm. Tôi đã nghiên cứu và áp dụng thành công “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC HỌC SINH CHẬM TIẾN Ở LỚP 6” nhằm khắc phục, hạn chế , khuyết điểm cho các em, định hướng đúng đắn những hành vi, những chuẩn mực cần phải có ở học sinh cấp II. 1.2. Mục đích nghiên cứu: * Giáo viên: - Giáo viên gần gũi với học sinh chậm tiến, hiểu học sinh hơn để từ đó giáo dục các em ngày càng tốt hơn. - Góp phần nâng cao công tác giáo dục đạo đức học sinh chậm tiến cho giáo viên chủ nhiệm để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. * Học sinh: - Giúp học sinh chậm tiến không ngại gần gũi,ngại tiếp xúc với giáo viên và các bạn trong lớp tạo điều kiện để học sinh phát huy tối đa khả năng của mình trong học tập, hoạt động lớp, nhà trường. Rèn luyện đạo đức theo hướng tích cực để trở thành con người hoàn thiện hơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này được thực hiện ở một số các đối tượng là học sinh chậm tiến lớp 6 trường Trung học cơ sở sở tại. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, xử lí thông tin. - Phương pháp thử nghiệm. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Các phương pháp khác có liên quan. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: 2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục là quá trình tác động hình thành nhân cách người học, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người 4 được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướng thiện, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hô ̣i. Làm thế nào để sự nghiê ̣p giáo dục mang lại hiê ̣u quả tốt? Đây chính là trách nhiê ̣m chung của toàn xã hô ̣i, của tất cả những người làm công tác giáo dục. Bên cạnh công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm cũng đóng một vai trò khá quan trọng. Công tác chủ nhiệm là một công việc thường xuyên, khá gắn bó với người giáo viên và hầu như giáo viên dạy bộ môn nào cũng từng trải qua công tác này. Vì vậy, đối với mỗi nhà giáo trong quá trình đảm nhiệm trọng trách này đều tích luỹ cho mình một số kinh nghiệm riêng. Việc giáo dục các đối tượng học sinh chậm tiến chúng ta phải tìm ra những giải pháp thích hợp. Định hướng đúng đắn cho các em trong các hoạt động giáo dục. Chúng ta không thể áp dụng cách thức giáo dục của trung học cơ sở giống như tiểu học. Có như vậy thì chúng ta mới có thể giáo dục học sinh một cách đúng đắn nhất về nhân cách cũng như nhận thức của học sinh trong từng giai đoạn phát triển. Trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của học sinh, Chúng ta cũng không thể áp dụng một cách cứng nhắc, rập khuôn mà tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh mà ta có những cách thức giáo dục thích hợp nhất cho các em. Để các em có thể phát triển một cách hài hòa trong học tập, nhận thức và hành vi. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm : Việc giáo dục hạnh kiểm cho học sinh ở trường Trung học cơ sở hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn nhất định. Ở lứa tuổi này các em có những biểu hiện, suy nghĩ hành động còn nông nổi, Mặc dù sự phát triển về tâm sinh lý của các em có thể xem như là ổn định. Nhưng các em chưa thể vững vàng nếu như không được giáo dục đến nơi, đến chốn, không được định hướng đúng lúc, đúng chỗ. Mọi sự cám dỗ ở ngoài học đường như sự thu hút của công nghệ điện tử, điện thoại,intơnet….dễ lôi kéo các em sa vào các cạm bẫy và dễ dàng bỏ bê việc học, dẫn tới kết quả học hành sa sút hẳn hoặc học sinh bị mất căn bản kiến thức sẽ xa rời học tập. Bên cạnh đó một bộ phận phụ huynh học sinh lo làm kinh tế phó mặc con cái cho nhà trường. Thật vậy giáo dục hạnh kiểm cho học sinh đã khó, giáo dục học sinh chậm tiến lại càng khó hơn. Hầu hết ở các lớp đều có học sinh chậm tiến, Sự chậm tiến của các em đều do nhiều nguyên nhân khác nhau và tác động khác nhau. Những năm trước đây việc giáo dục học sinh chậm tiến ở một số lớp thường kém hiệu quả. Nguyên nhân do giáo viên chưa có những biện pháp, giải pháp tối ưu nhất để giáo dục thành công đối với học sinh chậm tiến. Chính vì vậy, cần có những giải pháp 5 mới để “Giáo dục học sinh chậm tiến có hiệu quả” và hạn chế những phát sinh không đáng có của học sinh. Trong xã hô ̣i hiê ̣n nay, nền kinh tế thị trường làm cho đời sống, ý thức của người dân được cải thiê ̣n hơn, ai ai cũng từ chỗ “no cơm ấm áo” dần dần tiến tới “ăn ngon mă ̣c đẹp”, chăm lo cho tương lai con cái nhiều hơn; chính sách mở cửa, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước cũng rất đa dạng. Điều đó đã tác đô ̣ng ít nhiều đến sự nhâ ̣n thức, hiểu biết của học sinh. Chúng ta dễ dàng nhâ ̣n thấy rằng học sinh ngày nay thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo và hiểu biết hơn. Tuy nhiên cũng không thể không bàn tới mă ̣t trái của nền kinh tế thị trường. Những cái xấu đã và đang len lỏi vào thế hê ̣ trẻ. Nó làm lu mờ lí trí, bôi đen nhân cách khiến những người làm công tác giáo dục, các bâ ̣c phụ huynh phải băn khoăn, lo lắng. Qua thực tế, ta nhâ ̣n thấy đạo đức học sinh đang có nhiều vấn đề cần bàn, đạo hiếu, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” dường như bị xem nhẹ. Rồi các tê ̣ nạn xã hô ̣i như lưu truyền, tiếp xúc văn hóa phẩm đồi trụy, cờ bạc, ma túy …. hậu quả khôn lường. Đau lòng hơn nữa là có những học sinh xem thường, vô lễ, thậm chí chống đối lại thầy cô giáo đang dạy mình mà đằng sau đó là một sự bao che dung túng của gia đình. Thực trạng này luôn là rào cản, gây khó khăn cho những người làm công tác giáo dục nói chung và công tác chủ nhiê ̣m nói riêng. Bởi vì người giáo viên chủ nhiê ̣m đâu chi là quản lí các em mà còn phải dạy dỗ, phải chịu trách nhiê ̣m về mặt học tâ ̣p, đạo đức của các em. Do đó, chủ nhiê ̣m lớp là một công việc không hề đơn giản. Năm học 2018- 2019 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm khối lớp 6 cụ thể là lớp 6B( đầu yếu và trung bình của khối 6). Đây là năm học đầu tiên của cấp hai nên các em có rất nhiều thay đổi về tâm lí. Sau khi nhận danh sách lớp chủ nhiệm, qua kết quả học lực, hạnh kiểm của năm học trước, qua kết quả khảo sát đầu năm và qua việc tìm hiểu về các đối tượng học sinh trong lớp từ học sinh, giáo viên chủ nhiệm cũ, gia đình học sinh, bạn bè và các tổ chức trong trường như Đoàn, Đội, cùng sự tiếp xúc với các em trong các tuần lễ đầu của năm học tôi có nhìn nhận chung về tập thể lớp như sau: Tập thể lớp chưa mạnh, nề nếp lớp chưa được tốt, ti lệ học sinh có hạnh kiểm trung bình, học lực yếu, kém cao. Cụ thể (theo kết quả khảo sát đầu năm): - Học lực: Giái Tổng sốố SL Kh¸ % 35 Trung b×nh YÕu KÐm SL % SL % SL % SL % 2 5.7 25 71.4 7 20 1 2.9 - Hạnh kiểm: Tổng sốố Tốốt Kh¸ Trung b×nh YÕu 6 35 SL % SL % SL % SL 23 65.7 8 22.8 4 11.5 0 % Cụ thể số học sinh chậm tiến của lớp là: 4/35 1, Em Đỗ trọng Nam: Em là học sinh lầm lì, ít nói, hay ngủ gục trong lớp, hay bỏ giờ, trang phục đến lớp chưa đúng quy định. 2, Em Hoàng Đình Vũ: Là một học sinh chậm tiến nhất trong số những học sinh chậm tiến của lớp. Thường xuyên bỏ giờ, không thuộc bài cũ, bài mới không soạn, không chép bài. Hay nói leo, nói năng ,cư xử chưa được lễ phép. 3, Em Trịnh Đình Tình : Trong lớp hay nói chuyện, không thuộc bài, đi trễ, bỏ giờ, tác phong không đúng quy định. 4, Em Đỗ duy Khánh: Trong giờ học hay nói chuyện, ít chú ý nghe giảng. Các giáo viên bộ môn của lớp phản ánh lại tinh thần thái độ học tập của em rất mệt mỏi. Nói năng thiếu lễ phép. Giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay đã cực kì khó khăn, giáo dục đạo đức cho những đối tượng là học sinh chậm tiến càng khó khăn hơn nhiều. Qua thực tế công tác nhiều năm ở trường sở tại tôi nhận thấy đã có một số giáo viên rất quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh chậm tiến nói riêng, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số giáo viên chưa thật sự sát sao, chưa có những giải pháp phù hợp, vì thế những chuyển biến về đạo đức của các đối tượng học sinh chậm tiến còn chậm. Từ thực trạng trên để làm tốt công tác chủ nhiệm tôi xin đưa ra một số giải pháp giáo dục mà tôi đã áp dụng thành công trong công tác chủ nhiệm những năm qua ở trường Trung học cơ sở sở tại. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 2.3.1. Giải pháp thực hiện: a. Tìm hiểu, phân luồng đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm: - Để giáo dục học sinh có hiệu quả thì giáo viên chủ nhiệm phải hiểu sâu sắc về các em. Từ đó mới có thể đặt ra được những tác động sư phạm thích hợp. Trước tiên giáo viên chủ nhiệm tiến hành cho học sinh làm lý lịch đầu năm (Họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi đang ở ghi cụ thể thôn, xã, huyện). Họ tên cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng, nghề nghiệp, số điện thoại cần liên lạc. Đặc biệt yêu cầu các em ghi cụ thể hoàn cảnh gia đình của mình. - Trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, xu hướng, sở thích, thái độ trong quan hệ với tập thể lớp. - Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn của năm học trước về tình hình chung của lớp cũng như tình hình học tập và rèn luyện của học sinh. 7 - Trao đổi với phụ huynh học sinh để có thêm những thông tin về đối tượng học sinh. Qua việc tìm hiểu học sinh, giáo viên chủ nhiệm phân luồng đối tượng giáo dục của mình theo các nội dung mà mình định tìm hiểu chẳng hạn như: Về hoàn cảnh gia đình (thành phần gia đình, bao nhiêu anh chị em..). Về đặc điểm của học sinh (kết quả học tập và rèn luyện của những năm học trước, về nguyện vọng, sở thích...). Kết quả phân nhóm học sinh được ghi vào sổ chủ nhiệm theo từng mục nội dung, như vậy giáo viên chủ nhiệm đã có bức tranh toàn cảnh về tình hình học sinh của lớp cũng như của từng cá nhân học sinh. Trên cơ sở đó giáo viên dự kiến kế hoạch công tác giáo dục đối với lớp và đối với từng cá nhân học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp có thể phân học sinh của lớp thành 3 đối tượng. + Đối tượng 1: Gồm những học sinh tích cực. + Đối tượng 2: Gồm những học sinh không có biểu hiện gì xấu nhưng không thể hiện rõ tính tích cực của mình trong tập thể lớp. + Đối tượng 3: Đó là những học sinh có nhiều biểu hiện yếu kém về học tập hoặc tư cách đạo đức, những em này cần phải được quan tâm nhiều nhất. b. Bầu Ban Cán sự lớp và phân công nhiệm vụ cụ thể: * Lựa chọn đội ngũ: Để chọn một đội ngũ cán bộ lớp tốt phải dựa trên cơ sở: + Học sinh có đạo đức tốt và kết quả học tập khá, giỏi. + Kinh nghiệm chi đạo lớp từ những năm học trước hoặc có uy tín trước tập thể lớp, nói năng truyền cảm lưu loát trước đám đông. + Có ý thức làm gương cho các bạn về học tập, tác phong đi đầu trong mọi công tác, để gây ảnh hưởng và sự tôn trọng trong bạn bè. + Có đủ tư cách thay mặt giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở kịp thời các biểu hiện sai trái. Góp ý với bạn bè về những vi phạm: không thuộc bài, đi học trễ, nói chuyện trong lớp, bỏ giờ... * Nhiệm vụ cụ thể của Ban cán sự lớp: Mỗi một chức vụ của cán sự lớp đều gắn với một nhiệm vụ cụ thể. Giáo viên chủ nhiệm cần giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán sự lớp để ban cán sự lớp phát huy tốt nhất vai trò của mình. - Lớp trưởng: Tổ chức, theo dõi hoạt động tự quản của lớp (dưới sự chi đạo, cố vấn của giáo viên chủ nhiệm) như: Các tiết sinh hoạt tập thể lớp hằng tuần, các cuộc hội ý cán bộ cốt cán của lớp, các hoạt động giáo dục theo qui mô lớp. Luôn luôn có trách nhiệm quản lý lớp trong mọi hoạt động tập thể của trường, nhận xét, đánh giá kết quả thi đua các mặt của lớp hàng tháng, học kỳ và năm học. 8 - Lớp phó học tập: Tổ chức, điều khiển các hoạt động tự quản học tập của lớp, tổ chức thi tìm hiểu, giải đáp thắc mắc trong học tập. Đề xuất với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn về kế hoạch, nội dung học tập. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập, điều khiển các cán sự bộ môn hoạt động tự học. Có kế hoạch giúp đỡ các bạn yếu kém, theo dõi, đánh giá kết quả học tập của lớp hằng tuần, hằng tháng, học kỳ. Báo cáo với giáo viên chủ nhiệm, trao đổi với đội ngũ tự quản để có nhận định đánh giá hoạt động chung của lớp. - Lớp phó văn thể mỹ: Điều khiển và theo dõi các hoạt động văn thể của lớp. Tham gia tập huấn múa hát tập thể, các hoạt động văn nghệ do trường đề ra. Hằng tuần nhận xét đánh giá kết quả trước lớp. - Lớp phó Lao động – Kỷ luật: Nhận nhiệm vụ, tổ chức, phân công, điều khiển các buổi lao động, vệ sinh của lớp.Nhận xét, đánh giá kết quả. Bên cạnh đó hỗ trợ cho lớp trưởng việc theo dõi kỷ luật của lớp. Hàng tuần, hàng tháng (hoặc học kỳ) tổng hợp kết quả và báo cáo cho lớp trưởng. - Nhiệm vụ của chi đội trưởng : Nắm bắt và tiếp thu những thông báo, chi thị của Đội để kịp thời triển khai cho đội viên trong chi đội thực hiện đầy đủ. - Tổ trưởng: Theo dõi quản lý tổ viên trong tổ về các mặt học tập, nề nếp, tác phong, điểm hoạt động... Hằng tuần tổng kết báo cáo cho chi đội trưởng. Thường xuyên đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong tổ thực hiện đúng theo nội quy của lớp, của trường. - Tổ phó: Nhận nhiệm vụ từ tổ trưởng. Tổ chức phân công theo dõi các tổ viên thực hiện, nhận xét, báo cáo cho tổ trưởng. - Nhiệm vụ của cờ đỏ: Theo dõi kiểm tra, đánh giá, giữ gìn trật tự kỷ luật, thực hiện nội qui của lớp và tổ. Báo cáo kết quả hằng tuần, hằng tháng cho chi đội trưởng và báo cáo trước lớp. - Trao đổi đề xuất với liên đội về biện pháp và khắc phục những hạn chế trong quá trình theo dõi. - Cán sự chức năng: + Cán sự môn học: Là những học sinh học tốt ở các môn học để hướng dẫn lớp giải các bài tập trong 15 phút đầu giờ. Nêu ra một số hướng hoặc một số phương pháp để giúp học tốt các môn theo kinh nghiệm của bản thân. Liên hệ với giáo viên bộ môn, đề đạt nguyện vọng của lớp, xin ý kiến của giáo viên bộ môn ... nhằm giúp lớp học có hiệu quả. + Cán sự tài chính: Thu, giữ quỹ lớp, quản lý chi tiêu... + Thư ký lớp: Bảo quản, ghi chép nhật ký, nghị quyết, biên bản họp lớp ... 9 - Lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng phải phối hợp với nhau khi thực hiện nhiệm vụ, luôn có kế hoạch quan tâm giúp đỡ các bạn chậm tiến trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm. c. Lập sơ đồ lớp: Qua tìm hiểu sơ lược học sinh trong lớp, giáo viên chủ nhiệm tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh. + Căn cứ tình trạng sức khỏe của học sinh: Học sinh thấp ngồi trước, cao ngồi sau. Học sinh bị cận ngồi gần bảng... + Căn cứ học lực của học sinh: Học sinh yếu kém ngồi gần học sinh khá, giỏi. + Căn cứ vào hạnh kiểm của học sinh: Học sinh chậm tiến sẽ được xếp ngồi gần ban cán sự lớp hoặc ngồi gần với học sinh ngoan hiền, Tránh tình trạng sắp xếp các em chậm tiến ngồi gần nhau. + Căn cứ vào nhiệm vụ của ban cán sự lớp: Phân bố đều ở các vị trí trước, giữa, sau. + Phân bố học sinh nam nữ, học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu rải đều ở các tổ. Sau đó chia lớp thành 04 tổ, mỗi tổ có 01 tổ trưởng, 01 tổ phó. Lập sơ đồ lớp thành 03 bản, dán vào sổ đầu bài 01 bản, lớp trưởng giữ 01 bản, giáo viên chủ nhiệm giữ 01 bản để tiện cho việc theo dõi. d. Giáo dục đạo đức học sinh qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần: Giáo viên chủ nhiệm cần phải xác định rõ mục tiêu của tiết sinh hoạt nhằm đề ra nội dung thực hiện thích hợp. Giáo viên dựa trên các thông báo hoặc nội dung, kế hoạch của nhà trường đề ra trong các cuộc họp Hội đồng sư phạm hoặc trong tiết sinh hoạt dưới cờ, để cụ thể hóa nội dung tiết sinh hoạt của lớp. Về tổ chức: Lớp trưởng điều khiển tiết sinh hoạt. Trước tiên các tổ lần lượt báo cáo về tình hình tổ của mình những việc làm được và chưa được. Nêu cụ thể những cá nhân vi phạm khuyết điểm. Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớp. Về nề nếp, việc thực hiện nội quy (cờ đỏ báo cáo).Thủ quỹ báo cáo tình hình thu chi của lớp. Lớp trưởng thông qua bảng xếp loại thi đua giữa các tổ - cá nhân, thông báo trước lớp về mặt nào làm được, mặt nào còn hạn chế cần khắc phục? Lớp trưởng nêu rõ những mặt tiến bộ của các bạn chậm tiến, cá biệt và tuyên dương trước lớp. Sau đó các thành viên trong lớp có ý kiến. Lớp trưởng nhận xét, đề ra kế hoạch và phát động thi đua trong tuần tới. Qua việc báo cáo của các tổ trưởng, lớp trưởng. Giáo viên chủ nhiệm cần nêu lên được sự tiến bộ của các em cụ thể ở những điểm nào? nhất là các em học yếu ,chậm tiến. Đồng thời động viên các em cố gắng tích cực trong việc phát huy khả năng và năng lực sẵn có của mình. Bên cạnh đó nhắc nhở những học sinh vi phạm, thi hành kỷ 10 luật nghiêm khắc đối với các em đó. Tuy nhiên, điều chúng ta dễ dàng cảm hóa được các đối tượng học sinh vi phạm, học sinh chậm tiến là trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm cần gặp gỡ, trao đổi, tâm sự cùng các em. Có thái độ thân thiện với các em, các em nhìn mình là cảm thấy gần gũi, chứ không phải gặp mình là sợ la, sợ bị mắng. Tạo cho học sinh có cảm giác giáo viên như là người bạn thân, bạn tâm tình. Luôn lắng nghe ý kiến của mình khi mình vui buồn đều có thể chia sẻ với thầy cô, khích lệ mình khi mình gặp khó khăn trong gia đình, bế tắc trong học tập... Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, đôn đốc các em thực hiện đúng theo nội quy trường lớp. Kiểm điểm kịp thời những hành vi vi phạm, ngăn ngừa không để cho những hành vi xấu này có cơ hội phát sinh thêm. Luôn dạy các em cách học làm người, cách sống, cách cư xử lễ phép với mọi người, nêu những gương tốt, việc tốt để các em học tập noi theo. Đôi lúc kể cho các em nghe một mẩu chuyện trong sách, báo, internet để các em tự rút ra bài học cho bản thân. Vào các tiết sinh hoạt chủ nhiệm hằng tuần, ngoài việc kiểm điểm các hoạt động trong tuần. Giáo viên chủ nhiệm cần hướng cho lớp tổ chức các hoạt động vui chơi, thi đua giữa các tổ như “thi giọng hát hay”, thi “đố vui để học”, tổ chức sinh hoạt theo các chủ đề của ngày lễ... Giáo viên chủ nhiệm cần động viên, khuyến khích cho tất cả học sinh trong lớp cùng tham gia, đặc biệt cần chú ý đưa các học sinh chậm tiến cùng tham gia hoạt động này, Tạo hoạt động lành mạnh và bổ ích cho các em nhằm giúp các em nhận ra những ngày tháng ở trường thật vui, thật ý nghĩa. Trên tinh thần đó có ý thức thi đua lành mạnh, thoải mái xác định đúng động cơ học tập cùng rèn luyện và giúp đỡ nhau tiến bộ. Tổ trưởng báo cáo về tình hình tổ Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớp 11 Lớp trưởng thực hiện việc sơ kết tuần Giáo viên đánh giá nhận xét e. Tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, thông qua các hoạt động lên lớp và ngoại khóa : Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, văn nghệ thể thao là yêu cầu tất yếu của tuổi trẻ. Bởi vậy, bên cạnh các hoạt động học tập, lao động của lớp. Giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm cố vấn cho cán bộ lớp tổ chức cho cả lớp vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khỏe như: Các trò chơi dân gian , các hoạt động thể thao, văn nghệ, tham quan, du lịch, cắm trại, lễ hội truyền thống văn hóa của trường... Các hoạt động này giúp các em sảng khoái tinh thần, mở mang trí tuệ, phát triển thể chất, tăng cường sức khỏe, hình thành các phẩm chất cơ bản như: lòng yêu nước, yêu quê hương, tình cảm thầy trò, tinh thần tập thể, lòng nhân ái, thái độ đúng đắn... Đồng thời hình thành các phẩm chất, ý thức cá nhân như: trung thực, kỷ luật, khiêm tốn, tự trọng, kiên trì, dũng cảm, lễ phép, lịch sự, tế nhị, biết tự kiềm chế . Văn nghệ Trò chơi giân gian 12 Tập võ Thể thao f. Phối hợp với các lực lượng: Ban cán sự, Phụ huynh, Ban đại diện Phụ huynh học sinh,Giáo viên bộ môn – Ban giám hiệu nhà trường : “Đông tay thì vỗ nên kêu”. Chúng ta phải kết hợp nhiều thành viên quan tâm theo dõi giúp đỡ các em thì các em sẽ nhanh tiến bộ. * Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với Ban cán sự, Phụ huynh, Ban đại diện hội phụ huynh học sinh. Giáo viên chủ nhiệm giao cho một em cán sự lớp có tinh thần giúp đỡ bạn một quyển sổ theo dõi, em này ghi chép lại những diễn biến quá trình học tập ở lớp. Những mặt ưu khuyết hằng ngày rồi cuối tuần giao lại cho cô chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm xem xét, ghi nhận xét và đề nghị của mình rồi gởi đến gia đình phụ huynh, Bằng cách giao quyển sổ này cho em ban cán sự lớp chuyển đến tay phụ huynh. Phụ huynh nắm bắt được tình hình của con mình và có ý kiến phản hồi. Cứ thế, giữa phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm và em cán sự lớp kia luôn phối hợp lẫn nhau, đều có trách nhiệm giúp đỡ em học sinh đó ngày càng tiến bộ. Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên liên lạc với Ban đại diện phụ huynh học sinh để bàn bạc, trao đổi thông tin. Nhằm đề ra những biện pháp khắc phục uốn nắn kịp thời. * Phối hợp với giáo viên dạy các môn học: Hiệu quả giáo dục của một lớp phụ thuộc một phần quan trọng vào hoạt động và phẩm chất của giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn của lớp. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên liên hệ, có sự phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn để giáo dục các em. Trao đổi với giáo viên bộ môn về những học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện (hoàn cảnh gia đình, ý thức kỷ luật kém…). Đồng thời tiếp thu ý kiến của giáo viên bộ môn phản ánh để cùng hỗ trợ, phối hợp tác động tới lớp nói chung và từng học sinh nói riêng. * Phối hợp với ban Giám hiệu nhà trường: Để giáo dục học sinh lớp mình phụ trách, giáo viên phải dựa vào kế hoạch giáo dục chung của nhà trường. Đồng thời dựa vào tình hình cụ thể của lớp để xây dựng kế hoạch đề ra biện pháp để giáo dục học sinh lớp mình. Thường xuyên báo cáo tình hình lớp, kết quả giáo dục, ý chí, nguyện vọng 13 của học sinh lớp mình với ban Giám hiệu trường. Đồng thời đề xuất xin ý kiến về biện pháp giáo dục học sinh chậm tiến với ban Giám hiệu. 2.3.2. Các trường hợp vi phạm, giải pháp giải quyết, xử lý có hiệu quả: a. Nhóm học sinh chậm tiến (Năm học 2018-2019) 1, Em Đỗ trọng Nam: Em là học sinh lầm lì, ít nói, hay ngủ gục trong lớp, hay bỏ giờ, trang phục đến lớp chưa đúng quy định. 2, EmHoàng Đình Vũ: Là một học sinh cá biệt nhất trong số những học sinh cá biệt của lớp. Thường xuyên bỏ giờ, không thuộc bài cũ, bài mới không soạn, không chép bài. Hay nói leo, nói năng ,cư xử chưa được lễ phép. 3, EmTrịnh Đình Tình : Trong lớp hay nói chuyện, không thuộc bài, đi trễ, bỏ giờ, tác phong không đúng quy định. 4, Em Đỗ Duy Khánh: Trong giờ học hay nói chuyện, ít chú ý nghe giảng. Các giáo viên bộ môn của lớp phản ánh lại tinh thần thái độ học tập của em rất mệt mỏi. Nói năng thiếu lễ phép. b. Các biện pháp giải quyết, xử lý các trường hợp vi phạm trên: * Biện pháp chung: Bản thân tôi đã vận dụng phối hợp các biện pháp a, b, c, d, e, f về giáo dục học sinh chậm tiến đã trình bày trên một cách khoa học, phù hợp với từng đối tượng học sinh. * Biện pháp cụ thể cho từng trường hợp vi phạm: 1, Em Đỗ trọng Nam: Để giúp em hoạt bát, vui vẻ, tích cực học tập một cách nghiêm túc và chuyên cần, thực hiện đúng tác phong của học sinh bản thân tôi đã làm như sau: + Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em hay bỏ giờ, ngủ gục, tác phong chưa đúng quy định. + Gặp riêng em để trao đổi, phân tích cho em thấy tác hại về tác phong, thái độ học tập không đúng của em. + Đến thăm gia đình em, báo cho bố mẹ của em biết về những biểu hiện của em xảy ra trong lớp. + Thường xuyên gần gũi, tâm sự cùng em .Động viên, nhắc nhở, tạo niềm tin cho em, giúp em từng bước khắc phục dần hạn chế. + Tác động động cơ học tập để em thấy rõ tầm quan trọng của việc học. Đưa tranh ảnh về nạn thất học, và phân tích cho em thấy những học sinh thất học phải làm những việc nặng nhọc, bị bạn bè xem thường và xa lánh. Ngược lại những bạn có học thì làm việc thuận lợi, dễ dàng, càng ngày càng tiến thân, bạn bè ngưỡng mộ, và đây cũng là niềm vinh dự lớn đối với gia đình. 14 * Kết quả: Sau thời gian ba tháng áp dụng những biện pháp này, em đã tiến bộ dần .Đi học chuyên cần hơn, tác phong gọn gàng hơn trước. Không còn tình trạng ngủ trong lớp nữa, cởi mở hơn trong giao tiếp. 2, Em Hoàng Đình Vũ Để giúp em này học tập tiến bộ, tự giác học tập, không nói leo, nói năng được lễ phép hơn, bản thân đã làm như sau: + Phân công cán sự lớp thường xuyên kiểm tra bài cũ, việc chép bài, soạn bài của em rồi báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên có biện pháp giúp những em này thấy được tác hại của việc không thuộc bài, không soạn bài, chép bài và hướng dẫn cho các em phương pháp học thuộc bài cũ ở nhà. + Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên kiểm tra việc học tập của em đối với môn dạy cuả mình, ban đầu kiểm tra bài cũ với câu hỏi dễ, bài tập dễ, để em làm được và khen em trước lớp. Lời khen của giáo viên là niềm khích lệ quan trọng với các em. + Vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm tổ chức trò chơi “Nói lời hay” hoặc “thi nói lời hay” có thưởng để các em nhận thức đúng về văn hóa ngôn ngữ. Từ đó nói năng lịch sự, lễ phép hơn. Phát ngôn đúng lúc, đúng chỗ. + Thường xuyên gần gũi, động viên giúp đỡ về cả tinh thần lẫn vật chất. Chẳng hạn như khi lên lớp đôi lúc tôi thấy em có vẻ buồn về điều gì đó. Tôi gần gũi, động viên an ủi để em thấy được mình luôn được quan tâm chia sẻ từ giáo viên chủ nhiệm. Bên cạnh đó qua việc tìm hiểu, được biết em còn thiếu sách vở. Tôi mua tặng cho em ba cuốn sách giáo khoa và hai cuốn vở. Đây là món quà tuy nhỏ nhưng là nguồn động viên rất lớn đối với em. * Kết quả: Qua thời gian rèn luyện với biện pháp đã trình bày trên. Cuối cùng tôi đã cảm hóa được em. Em đã dần đi vào nề nếp học tập. Hiện tượng nói leo không còn nữa. Cách cư xử lễ phép hơn. 3, EmTrịnh Đình Tình Để giúp em này có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, tôi đã làm như sau: + Giáo viên chủ nhiệm nói nhỏ với học sinh trong lớp, đừng ai nói gì với em này khi em khơi chuyện trong giờ học. + Giáo viên chủ nhiệm trao đổi, nói chuyện với em như trường hợp em Vũ. + Nhắc nhở em luyện tập những thói quen sinh hoạt hằng ngày như khuyên em nên lập thời gian biểu dán vào góc học tập và thực hiện đúng theo thời gian biểu đã đề ra. Dần dần tự hình thành cho mình một nề nếp sinh hoạt, học tập có hiệu quả. + Phối hợp với phụ huynh theo dõi nề nếp sinh hoạt, học tập của em có đúng theo thời gian biểu hay không. + Phối hợp ban cán sự bộ môn thường xuyên kiểm tra, theo dõi, giúp đỡ em tiến bộ. 15 * Kết quả: Sau thời gian áp dụng các biện pháp này, em Tình đã có sự nhận thức hơn về việc thực hiện nội quy của trường, lớp. Em đã có nhiều tiến bộ, được bạn bè yêu thương giúp đỡ. 4, Em Đỗ Duy Khánh Để giúp em tích cực học tập một cách nghiêm túc, thực hiện đúng tác phong của học sinh, tôi làm như sau: + Tìm hiểu nguyên nhân, phân tích cho em thấy được những việc làm nào có lợi và không có lợi cho bản thân em. + Gặp gia đình để trao đổi về thái độ hành vi chưa tốt của em. + Phân công ban cán sự theo dõi thường xuyên, chặt chẽ hơn. Giúp đỡ, nhắc nhở, động viên em học tập, rèn luyện tốt hơn. + Phối hợp với giáo viên bộ môn giảng dạy ở lớp để phản ánh kịp thời những hành vi, thái độ chưa tốt của em. + Vào những tiết sinh hoạt tôi thường gặp riêng em để tâm sự. Kể cho em nghe một số gương tốt, việc tốt cần học tập noi theo. + Tặng cho em những cuốn sách hay, thiết thực trong cuộc sống để em đọc. + Dạy em cách cư xử đúng mực, uốn nắn cho em cách nói năng có thưa, dạ. * Kết quả: Sau thời gian gần gũi, động viên, nhắc nhở. Em đã tiến bộ rất nhiều. Tinh thần, thái độ học tập tốt hơn, nói năng lễ phép với thầy cô, được bạn bè yêu thương giúp đỡ. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường: Sau khi thực hiện những giải pháp trên với các lớp tôi chủ nhiệm, suốt nhiều năm học qua các lớp đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Việc tìm hiểu, phân nhóm học sinh đã giúp giáo viên chủ nhiệm nắm rõ về đặc điểm từng học sinh trong lớp và có biện pháp giáo dục dục đúng đắn cho từng nhóm đối tượng học sinh một cách có hiệu quả. Việc lựa chọn đội ngũ, phân công giao nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên trong ban cán sự lớp đã đem lại hiệu quả cao trong việc quản lý, nề nếp và chất lượng học tập của lớp. Các em làm việc rất nhiệt tình, với tinh thần trách nhiệm cao. Có những trường hợp giáo viên chủ nhiệm vắng mặt nhưng các em vẫn quản lý lớp tốt, thay mặt giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở kịp thời các biểu hiện sai trái, góp ý với bạn bè về những vi phạm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Lập sơ đồ lớp như trên đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong học tập và rèn luyện của học sinh. Ban cán sự ngồi trước, giữa và sau dễ cho việc theo dõi, quản lý, nhắc nhở lớp. Học sinh chậm tiến ngồi gần ban cán sự lớp. Ban cán sự lớp giúp đỡ các em tiến bộ. Như chúng ta đã từng biết “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Với sự giúp đỡ 16 động viên của người bạn ngồi cạnh sẽ giúp cho học sinh chậm tiến tiến bộ, bản thân các học sinh này sẽ cố gắng, phấn đấu trong học tập và rèn luyện hơn, hạn chế vi phạm. Bản thân đã thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong việc phối hợp cùng với ban cán sự lớp, phụ huynh, ban đại diện phụ huynh học sinh, các giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu nhà trường đã từng bước giáo dục thành công học sinh chậm tiến. Theo thời gian, những bài học về đạo đức, nhân cách trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm hằng tuần đã giúp học sinh luôn nhớ, vững tin hơn trước những khó khăn, thách thức của cuộc sống. Tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để học sinh giao tiếp, hình thành ý thức, năng lực hòa nhập vào cộng đồng xã hội sau này. * Kết quả thực hiện qua các năm học: Năm học 2016-2017; 2017 -2018 tôi cũng được nhà trường giao nhiệm vụ, chủ nhiệm lớp đầu yếu và tôi đã áp dụng những giải pháp trên và thành công, cụ thể: - Học lực Năm học Lớp TS HS Giỏi % khá % TB % Yếu % kém % 2016-2017 6b 35 2 5.7 5 14.2 27 77.2 1 2.9 0 2017-2018 7b 35 4 11.4 7 20 24 68.6 0 0 - Hạnh kiểm Năm học Lớp TS HS Tốt % khá % TB % Yếu % 2016-2017 6b 35 28 80 6 17.1 1 2.9 0 2017-2018 7b 35 31 88.6 4 11.4 0 0 0 Năm học 2018-2019 tôi tiếp tục được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 6 đầu yếu và tôi đã áp dụng những giải pháp đó kết quả: - Học lực: Giái SL Kh¸ % Trung b×nh YÕu KÐm SL % SL % SL % SL % 2.9 Đầu năm 0 2 5.7 25 71.4 7 20 1 Học kỳ I 0 4 11.4 25 71.4 6 17.2 0 Giữa học kỳ II 0 4 11.4 26 74.3 5 14.3 - Hạnh kiểm: Kh¸ Tốốt SL % SL Trung b×nh % SL % YÕu SL % 17 Đầu năm 23 65.7 8 22.8 4 11.5 Học kỳ I 27 77.1 6 17.2 2 5.7 Giữa học kỳ II 29 82.9 5 14.2 1 2.9 0 Qua việc áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh chậm tiến các em đã có sự tiến bộ rõ rệt. Số lượng học sinh có hạnh kiểm Trung bình,yếu giảm đáng kể qua các học kỳ, năm học. Học sinh có hạnh kiểm khá, tốt tăng dần . Tóm lại, “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC HỌC SINH CHẬM TIẾN Ở LỚP 6” đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm của giáo viên. Mỗi một biện pháp đều là “kim chỉ nam” dạy dỗ học sinh được giáo viên vận dụng linh hoạt và xuyên suốt cả một quá trình dạy học và quản lý học sinh của lớp mình. Những biện pháp mà tôi đã chắc lọc, nghiên cứu, vận dụng có ý nghĩa thiết thực, liên quan trực tiếp đến khả năng định hướng đúng đắn về hành vi, chuẩn mực, nề nếp học tập,ở trường, ở nhà và những mối quan hệ cần thiết trong quá trình hình thành nhân cách của các em. Sự tiến bộ của học sinh như tôi đã trình bày ở trên đã đem lại niềm vui vô bờ bến và đồng thời cũng đã khẳng định sự thành công việc thực hiện đề tài này. 3/ Kết luận, kiến nghị: 3.1: Kết luận Rèn luyện đạo đức và nhân cách của học sinh là một trong những vấn đề cần phải quan tâm và đặt lên hàng đầu. Câu “Tiên học lễ, hậu học văn” cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Nó nhắc nhở chúng ta phải biết tu dưỡng đạo đức, nhân cách, bởi đó chính là thước đo giá trị tinh thần của con người. Giáo dục học sinh cần phải phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội để có hướng đi đúng đắn. Rèn luyện học sinh thành những con người có tài, có đức giúp ích cho xã hội. Việc giáo dục học sinh không chi ngày một, ngày hai là được. Vì thế giáo viên chủ nhiệm không nên chủ quan, nóng vội. Một câu nói vô tình, một trách phạt nôn nóng, một hành xử thiếu cân nhắc đôi khi gây tổn thương đến các em. Cho nên trước mọi sai lầm, vi phạm của học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần hết sức bình tĩnh, bao dung, và độ lượng để xem xét, giải quyết xử lý. Với học sinh chậm tiến, cá biệt thì chúng ta không nên ảo tưởng là các em sẽ tiến bộ ngay sau một vài lần nhắc nhở, xử phạt của giáo viên chủ nhiệm. Có khi các em tiếp tục vi phạm, đôi khi còn nghiêm trọng hơn. Chính những lúc này giáo viên chủ nhiệm cần thể hiện bình tĩnh và năng lực sư phạm cũng như năng lực chịu đựng, kiên trì trong việc giáo dục các em. Tóm lại: Những giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh chậm tiến mà tôi đã thể hiện trong đề tài này. Đã thật sự giúp học sinh chậm tiến, rèn luyện hạnh kiểm của mình ngày càng tiến bộ và học tập tốt hơn. Góp phần nâng cao hiệu quả công tác 18 chủ nhiệm và công tác giáo dục ở nhà trường. Như chúng ta đã biết việc giáo dục phẩm chất cho học sinh không chi tiến hành ngày một, ngày hai mà phải lâu dài. Chúng ta cần phải kiên trì, cần tìm ra nguyên nhân để có biện pháp xử lý thích hợp. Các biện pháp xử lý cần “Mềm dẻo nhưng cương quyết”. Mặc dù những biện pháp “Giáo dục học sinh chậm tiến” chưa phải là những biện pháp lớn. Nhưng mỗi một biện pháp đều được hình thành từ tấm lòng yêu thương học sinh, mong muốn giáo dục học sinh nên người. Cũng chính nhờ đề tài này mà tôi đã tự tin hơn, làm tốt hơn công tác chủ nhiệm của mình trong các năm học. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của Ban giám khảo và đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn chinh hơn. 3.2: Kiến nghị a) Đối với nhà trường: + Nhà trường cần bổ sung thêm các loại sách, tài liệu liên quan đến vấn đề giáo dục học sinh để giáo viên tiện tham khảo, nghiên cứu. + Tổ chức hội nghị công tác chủ nhiệm để giáo viên chủ nhiệm có thể học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm. b) Đối với giáo viên chủ nhiệm: Phải quan tâm nhiều hơn về việc giáo dục học sinh chậm tiến, Phải nghiên cứu về nhiều đề tài giáo dục học sinh chậm tiến để giáo dục học sinh chậm tiến có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường. c) Đối vơí phụ huynh: Tất cả phụ huynh nhất là phụ huynh của học sinh chậm tiến phải có trách nhiệm nhiều hơn về vai trò của người cha, người mẹ phải đặc biệt quan tâm đến con mình và thường xuyên liên hệ với giáo viên để cùng giáo viên giáo dục con mình ngày càng tiến bộ. Tài liệu tham khảo 19 1.Tài liệu tập huấn giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn tâm lý – Giáo dục cho học sinh trung học( Hà Nội 2013) của Bộ giáo dục và đào tạo chương trình phát triển giáo dục trung học (lưu hành nội bộ). 2.T ài liệu tập huấn về công tác chủ nhiệm trong trường trung học cơ sở trung học phổ thông.( Hà nội 2011 quyển 1) Bộ giáo dục và đào tạo( lưu hành nội bộ). 3.Tài liệu tập huấn về công tác chủ nhiệm trong trường trung học cơ sở trung học phổ thông.( Hà nội 2011 quyển2) Bộ giáo dục và đào tạo( lưu hành nội bộ). 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan