Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈN...

Tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG

.PDF
67
767
113

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH Nguyễn Thị Nang GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số ngành: 52340201 Cần Thơ, 8/2014 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH Nguyễn Thị Nang MSSV: C1200076 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Trần Ái Kết Cần Thơ, 8/2014 2 LỜI CẢM TẠ Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Trần Ái Kết, Thầy đã dành nhiều thời gian hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt qua trình thực hiện đề tài. Sự nhiệt tình hướng dẫn và những góp ý của Thầy đã giúp tôi hoàn thiện được luận văn của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quí Thầy, Cô đã truyền đạt những bài học, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị trong cơ quan Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Kiên Giang, đặc biệt là các anh, chị phòng kế hoạch nghiệp vụ tín dụng đã nhiệt tình cung cấp thông tin và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn và tiếp cận với thực tế. Rạch Giá, ngày 3 tháng 11 năm 2014 Người thực hiện Nguyễn Thị Nang 3 TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Rạch Giá, ngày 3 tháng 11. năm 2014. Người thực hiện Nguyễn Thị Nang 4 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. Rạch Giá, Ngày tháng năm 2014 Giám đốc 5 MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 1 1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................... 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2 1.3 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 2 1.3.1 Phạm vi không gian ................................................................................... 2 1.3.2 Phạm vi thời gian ....................................................................................... 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 2 1.4 Lược khảo tài liệu ......................................................................................... 2 1.5 Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 3 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 4 2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................. 4 2.1.1 Sự cần thiết phải hỗ trợ vốn cho hộ nghèo ................................................ 4 2.1.2 Khái niện tín dụng và vai trò tín dụng đối với hộ nghèo ........................... 7 2.1.3 Các chỉ tiêu phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng ............................ 10 2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 11 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu................................................................... 11 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................. 12 Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG ....................... 13 3.1 Khái quát về Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Kiên Giang .................... 13 3.1.1 Khái quát chung về Ngân hàng Chính sách Xã hội ................................. 13 3.1.2 Khái quát về Ngân hàng chính Sách Xã hội tỉnh Kiên Giang ................. 20 3.1.3 Mô hình tổ chức của Ngân hàng Chính Sách Xã hội tỉnh Kiên Giang .... 20 3.1.4 Chương trình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Kiên Giang ............. 24 6 3.1.5 Những thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Kiên Giang ............................................................................. 25 3.2 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh và cơ cấu nguồn vốn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Kiên Giang qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ........................................................................................................... 26 3.2.1 Sơ lược về kết quả hoạt động kinh doanh ................................................ 26 3.2.2 Khái quát về nguồn vốn cho vay tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Kiên Giang qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 .......................... 29 3.3 Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Kiên Giang qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ................................... 32 3.3.1 Kết quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Kiên Giang qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ................................... 32 3.3.2 Kết quả thu nợ hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Kiên Giang qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ................................... 35 3.3.3 Kết quả dư nợ hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Kiên Giang qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ................................... 37 3.4 Đánh giá về hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Kiên Giang qua từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ......................... 39 3.4.1 Những kết quả đạt được ........................................................................... 39 3.4.2 Đánh giá hiệu quả tín dụng thông qua một số chỉ tiêu tài chính ............. 40 Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG .............................................................................................................. 42 4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp............................................................................... 42 4.1.1 Kết quả hoạt động của Ngân hàng đến ngày 30/6/2014 .......................... 42 4.1.2 Đánh giá chung ........................................................................................ 43 4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới ................................................................... 45 4.2.1 Đối với Ngân hàng ................................................................................... 45 4.2.2 Đối với chính quyền địa phương ............................................................. 47 4.2.3 Đối với Hội đoàn thể................................................................................ 48 7 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 49 5.1 Kết luận ....................................................................................................... 49 5.2 Kiến nghị..................................................................................................... 49 5.2.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương ................... 49 5.2.2 Kiến nghị với chính quyền địa phương ................................................... 50 5.2.3 Kiến nghị với Hội đoàn thể nhận ủy thác ................................................ 51 Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................ 52 Phụ lục .............................................................................................................. 54 8 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1 Đặc tính chung của người nghèo ở nông thôn .................................... 6 Bảng 3.1 Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Kiên Giang từ năm 2011 đến 6 tháng năm 2014 ................... 28 Bảng 3.2 Cơ cấu nguồn vốn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Kiên Giang ........................................................................................................ 31 Bảng 3.3 Kết quả cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại NHCSXH tỉnh Kiên Giang từ năm 2011 đến 6/2014 ....................................... 34 Bảng 3.4 Kết quả thu nợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại NHCSXH tỉnh Kiên Giang từ năm 2011 đến 6/2014 ....................................... 36 Bảng 3.5 Kết quả dư nợ hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Kiên Giang, 2011-6/2014 ...................................................................................................... 37 Bảng 3.6 Dư nợ phân theo địa bàn tại NHCSXH tỉnh Kiên Giang đến quý 3 năm 2014................................................................................................. 39 Bảng 3.7 Kết quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Kiên Giang, 2011-6/2014 ...................................................................................................... 40 Bảng 3.8 Hiệu quả tín dụng thông qua một số chỉ tiêu tài chính...................... 41 9 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Mô hình tổ chức tại NHCSXH tỉnh Kiên Giang................................ 21 Hình 3.2 Quy trình cho vay hộ nghèo............................................................... 25 10 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long NHCSXH : Ngân hàng Chính sách Xã hội UBND : Uỷ ban nhân dân HĐQT : Hội đồng quản trị ĐTCS : Đối tượng chính sách Tổ TK&VV : Tổ tiết kiệm và vay vốn ĐBDTTS : Đồng bào dân tộc thiểu số GQVL : Giải quyết việc làm 11 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu, những năm gần đây nhờ có chính sách đổi mới nền kinh tế nước ta đang tăng trưởng nhanh, đại bộ phận đời sống người dân tăng lên rõ rệt. Song một bộ phận không nhỏ dân cư đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa vẫn chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiêủ của cuộc sống. Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra mạnh là vấn đề xã hội đang được quan tâm. Chính vì lẽ đó, chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của phát triển kinh tế - xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là thiếu vốn kinh doanh, vì vậy Đảng và Nhà nước đã xác định tín dụng ngân hàng là một mắc xích không thể thiếu trong hệ thống chính sách phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Xuất phát từ những yêu cầu trên, ngày 04/10/2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thủ tướng Chính phủ cũng có Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội. Trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây để thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo thời gian qua. Cho thấy nổi lên vấn đề là hiệu quả tín dụng còn thấp ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ người nghèo. Vì vậy, làm thế nào để người nghèo nhận được và sử dụng hiệu quả vốn vay, thoát khỏi nghèo đói. Đồng thời, chất lượng tín dụng được nâng cao nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nguồn vốn tín dụng là một vấn đề được xã hội quan tâm, luận văn về đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội - Chi nhánh tỉnh Kiên Giang” nhằm nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề trong hoạt động tín dụng cho người nghèo. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội – Chi nhánh tỉnh Kiên Giang qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. 12 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (1) Khái quát về nguồn vốn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội - Chi nhánh tỉnh Kiên Giang qua các năm từ 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. (2) Phân tích thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội - Chi nhánh tỉnh Kiên Giang qua các năm từ 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014, nhằm đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo qua các năm. (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội – Chi nhánh tỉnh Kiên Giang trong những năm tới. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Bài nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Kiên Giang. 1.3.2 Phạm vi thời gian Đề tài sử dụng thông tin và số liệu thống kê năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu. Thời gian thực hiện đề tài từ khi viết đề cương đến khi hoàn thành từ ngày 11/08/2014 đến ngày 17/11/2014. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội – Chi nhánh Kiên Giang. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Âu Vi Đức (2008), “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại tỉnh Hậu Giang”. Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo, qua đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Số liệu tác giả sử dụng trong đề tài này là điều tra trực tiếp 263 hộ trên địa bàn huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Tác giả đã sử dụng mô hình Logit và Tobit để phân tích mối quan hệ giữa đặc tính của hộ vay và khả năng tiếp cận vốn của nông hộ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng vốn vay đã tác động đến mức nghèo của các hộ ảnh hưởng của vốn vay làm tăng thu nhập và chi tiêu của hộ, ảnh hưởng tích cực đến khả năng thoát nghèo của hộ. Trong cả hai mô hình điều chỉ ra các biến độc lập như: bằng khoán, tổng giá trị tài sản và chi tiêu của hộ vay đều có ý nghĩa thống kê. Tác giả kết luận các biến này có tác động rất lớn đến khả năng tiếp cận vốn vay cũng như quy mô vay của nông hộ. Hạn chế của đề tài 13 này là chưa phân tích sâu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo. Nguyễn Văn Ngân & Lê Khương Ninh (2005), “Những nhân tố quyết định đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Bộ dữ liệu mà tác giả sử dụng là bộ số liệu điều tra, phỏng vấn 240 hộ nông dân thuộc 4 tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả của mô hình 02 bước của Hecman cho thấy các biến tuổi, giới tính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tín dụng phi chính thức có quan hệ với khả năng tiếp cận nguồn vốn vay chính thức. Ảnh hưởng đến khối lượng tiền cho vay mà nông hộ vay được từ các tổ chức chính thức gồm các biến độc lập là mục đích vay, tài sản đảm bảo, diện tích đất và trình độ học vấn của chủ hộ. Nguyễn Ngọc Lam (2007),”Phân tích tình hình tiếp cận tín dụng của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Kết quả nghiên cứu như sau: tổ chức tín dụng chính thức còn đặt nặng vấn đề tài sản thế chấp đối với những nông hộ có thu nhập thấp, tạo nên vùng lẫn quẫn của sự nghèo đói. Thông qua mô hình Tobit thấy rằng nhu cầu về vay vốn của nông hộ là rất lớn. Bộ dữ liệu tác giả sử dụng là bộ số liệu điều tra mức sống dân cư năm 2004 và số liệu điều tra thực tế tại 04 tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 1.5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN Đề tài nghiên cứu gồm 4 chương Chương 1: Giới thiệu. Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Phân tích thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Kiên Giang. Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Kiên Giang. Chương 5: Kết luận và kiến nghị. 14 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Sự cần thiết phải hỗ trợ vốn cho hộ nghèo 2.1.1.1 Khái quát về tình trạng nghèo đói ở Việt Nam. Khái niệm hộ nghèo: Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu. Nó không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn tại ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà tính chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia sẽ khác nhau. Giới hạn nghèo khổ của các quốc gia được xác định bằng mức thu nhập tối thiểu để người dân có thể tồn tại được, đó là mức thu nhập mà một hộ gia đình có thể mua sắm được những vật dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, mặc, ở và các nhu cầu thiết yếu khác theo mức giá hiện hành. “Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống, còn hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng” (Chính phủ, 2011). 2.1.1.2 Nguyên nhân nghèo đói Tình trạng nghèo đói thường tập trung ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn đó là những vùng có tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Bên cạnh đó nghèo đói tập trung phần lớn ở nông thôn (90% số người nghèo sinh sống), ở các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tôc thiểu số. Có nhiều nguyên nhân nghèo ở Việt Nam, đặc biệt là hộ DTTS và vùng miền núi nông thôn xa xôi và hải đảo Cụ thể như sau: Nguyên nhân chủ quan “Một là, người nghèo còn thiếu năng lực và cơ hội tiếp cận các nguồn lực kinh tế để phát triển sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, đa dạng hóa sinh kế và tăng thu nhập để thoát nghèo bền vững, đồng thời lại là những 15 nhóm dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất trước những cú sốc về khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu và dịch bệnh. Hai là, đa số hộ nghèo, đặc biệt là hộ DTTS, sinh sống ở những vùng nông thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa, thậm chí ở những vùng cách biệt nên khó tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Trong khi đó, chất lượng các dịch vụ công như cơ sở hạ tầng, y tế giáo dục, nước sinh hoạt… chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người nghèo về số lượng và chất lượng cần thiết để cải thiện đời sống và phát triển kinh tế của họ. Ba là, nguồn lực phân bổ cho hộ nghèo, nhất là cho khu vực nông thôn và miền núi xa xôi vẫn còn thấp và rất phân tán, nên không đáp ứng nhu cầu thực tế của người nghèo; huy động nguồn lực từ cộng đồng còn hạn chế; thiếu cơ chế điều tiết và không thể lồng ghép để đạt được mục tiêu chung là “giảm nghèo nhanh và bền vững”; có nhiều chính sách và chương trình giảm nghèo dẫn đến chồng chéo giữa các Bộ, ngành. Theo báo cáo rà soát tổng quan các chương trình, dự án giảm nghèo ở Việt Nam, do UNDP hỗ trợ đã cho thấy có tổng cộng 41 chính sách, chương trình và dự án liên quan đến giảm nghèo như Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo, Chương trình 135 giai đoạn II và nghị quyết 30a/2008/NQ-CP đều có nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, cơ sở giáo dục, hỗ trợ y tế đào tạo nghề và nâng cao năng lực. Bốn là, tổ chức triển khai chính sách và chương trình giảm nghèo còn nhiều yếu kém, bất cập nên đã hạn chế kết quả giảm nghèo. Thực hiện chương trình giảm nghèo vừa qua còn theo hệ thống hành chính từ trên xuống, chưa gắn với nhiệm vụ thường xuyên, với chính sách và chương trình phát triển của các bộ, ngành; hạn chế trong thực hiện phân cấp hiệu quả các cơ chế đổi mới (như hỗ trợ trọn gói), trao quyền và huy động sự tham gia của cơ sở hoặc cộng đồng vào thiết kế, quản lý và thực hiện chương trình, chưa có hệ thống theo dõi nghèo hiệu quả” (Viện khoa học xã hội Việt Nam VASS, 2011). Nguyên nhân khách quan “Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp của nông dân, nhất là hộ nông dân nghèo. Một số vùng miền của đất nước luôn phải chịu sự tàn phá của thiên nhiên như: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh làm đất đai cằn cõi, thu hẹp diện tích đất canh tác, địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn thậm chí không có. Vì vậy, những vùng này có tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao” (Viện khoa học xã hội Việt Nam VASS, 2011). 16 2.1.2.3 Sự cần thiết phải hỗ trợ vốn cho người nghèo “Đói nghèo là hiện tượng phổ biến, đối với nước ta là một nước đang trên đà phát triển và chuyển dần sang nền kinh tế thị trường. Vì vậy mục tiêu xóa đói giảm nghèo đang được đặc lên hàng đầu xóa đói giảm nghèo sẽ hạn chế được những tệ nạn xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và thực hiện các nhóm giải pháp về đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên để hộ nghèo thực hiện theo những chính sách mà Chính phủ đề ra là vấn đề rất khó khăn vì ảnh hưởng của phong tục, tạp quán lỗi thời khó thay đổi trong thời gian ngắn, nhất là những hộ ở vùng nông thôn và hộ dân tộc thiểu số, sau đây là một số đặc tính chung của hộ nghèo ở vùng nông thôn” (Viện khoa học xã hội Việt Nam VASS, 2011). Bảng 2.1 Đặc tính chung của người nghèo ở nông thôn. Vốn tự nhiên Đất đai Thiếu đất canh tác. Vốn tài chính Thiếu vốn vay. Tình trạng tín dụng Nợ nần. Phải vay tiền Ngân hàng để mua lương thực thực phẩm. Vốn vật chất Chổ ở, hàng tiêu dùng Nhà cửa tạm bợ, đồ nội thất giá trị thấp. Vốn con người Tình trạng gia đình Các hộ gia đình mới chia tách. Hiểu biết Kinh nghiệm làm việc rất hạn chế. Trình độ học vấn Ít hiểu biết. Tình trạng bỏ học rất phổ biến vì trẻ em cũng kiếm việc làm để giúp đỡ cha mẹ. Khó thuyết phục trẻ em đến trường học. Tình trạng sức khỏe Chủ hộ gia đình là người cao tuổi và/hoặc có sức khỏe kém hay tàn tật. Nguồn: Dựa trên đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân do Viện khoa học xã hội Việt Nam VASS phối hợp thực hiện năm 2009. 17 Người nghèo được hỗ trợ vốn sẽ vươn lên tạo ra thu nhập, từ đó làm tăng sức mua, khuyến khích sản xuất phát triển. Chính phủ cũng đề ra một số chính sách đặc biệt trợ giúp người nghèo nhằm thu hẹp dần khoảng cách giữa giàu và nghèo như: - Điều tra nắm bắt được tình trạng hộ nghèo thực hiện nhiều chính sách đồng bộ, tạo việc làm, chuyển giao kỹ thuật, cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi, cung cấp những thông tin cần thiết để họ tiếp cận được với thị trường và hòa nhập với cộng đồng. - Tiếp tục triển khai mở rộng chương trình xóa đói giảm nghèo và hàng năm chi ngân sách để bổ sung quỹ cho vay xóa đói giảm nghèo. - Kết hợp chương trình cho vay xóa đói giảm nghèo với các chương trình kinh tế xã hội khác như: chương trình khuyến nông, chương trình hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, chương trình nước sạch nông thôn, dân số kế hoạch hóa gia đình, xóa mù chữ… Thực hiện một số chính sách khuyến khích và giúp đỡ hộ nghèo như: miễn giảm thuế, học phí, viện phí… 2.1.2 Khái niệm tín dụng và vai trò của tín dụng đối với hộ nghèo 2.1.2.1 Khái niệm tín dụng và tín dụng đối với người nghèo Khái niệm tín dụng “Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định” (Nguyễn Minh Kiều, 2012, trang 117-118). Một quan hệ được xem là tín dụng khi nào chứa đựng đầy đủ các nội dung sau: - Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng. - Sự chuyển nhượng này có thời hạn. - Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. Tín dụng đối với người nghèo “Khái niệm: Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là viêc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội” (Chính phủ, 2002). 18 “Tín dụng đối với người nghèo là những khoản tín dụng chỉ dành riêng cho những người nghèo (có sức lao động nhưng thiếu vốn) để phát triển sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trong thời gian nhất định và phải hoàn trả số tiền gốc và lãi tùy theo từng nguồn có thể hưởng theo lãi suất ưu đãi khác nhau nhằm giúp người nghèo nhanh chóng vượt qua nghèo đói vươn lên hòa nhập cùng cộng đồng. Tín dụng đối với người nghèo hoạt động theo những mục tiêu, nguyên tắc, điều kiện riêng khác với các loại hình tín dụng của ngân hàng thương mại” (Ngân hàng Chính sách xã hội, 2003). “Mục tiêu: Tín dụng đối với người nghèo nhằm vào việc những người nghèo không có vốn phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống, hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo không vì mục tiêu lợi nhuận” (Ngân hàng Chính sách Xã hội, 2003). “Nguyên tắc cho vay: Đối với người vay là hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp và phải có trong danh sách hộ nghèo được UBND cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ lao động Thương binh và Xã hội công bố, được tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, thành lập danh sách xác nhận của UBND cấp xã. Thực hiện cho vay có hoàn trả (gốc và lãi) theo kỳ hạn đã thỏa thuận và người vay phải sử dụng vốn đúng mục đích xin vay” (Ngân hàng Chính sách Xã hội, 2003). “Điều kiện: Tùy theo từng nguồn vốn, từng thời kỳ khác nhau, từng địa phương khác nhau có thể quy định các điều kiện phù hợp với thực tế. Nhưng một trong những điều kiện cơ bản của tín dụng đối với người nghèo đó là khi được vay vốn không phải thế chấp tài sản” (Ngân hàng Chính sách Xã hội, 2003). 2.1.2.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo Nông ngiệp nông thôn nước ta có một vai trò và vị trí quan trọng đặc biệt, vì vậy trong những năm gần đây, Đảng và Chính phủ đã rất chú trọng tập trung đầu tư trong nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh CNH-HĐH trong nông thôn, nâng cao đời sống người dân đặc biệt là đối với các hộ nghèo đói (chủ yếu ở trong khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa), muốn làm những điều này Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với các hộ đói nghèo, áp dụng các chính sách như: “hỗ trợ các hộ nghèo đói về vốn thông qua hoạt động của các ngân hàng đặc biệt là Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà cụ thể là ngân hàng phục vụ người nghèo và nay là NHCSXH. Đất nước ta đang từng ngày đổi mới, từng bước vươn lên hoà nhập cùng thế giới nhưng tỷ lệ nghèo đói ở nước ta còn cao cho nên vấn đề đầu tư phát triển nông 19 nghiệp nông thôn đặc biệt là vấn đề giảm bớt tỷ lệ các hộ nghèo đói của nước ta là một vấn đề hết sức quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước. Chính vì vậy mà tín dụng ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng trong vấn đề giảm bớt tỷ lệ các hộ nghèo đói trong cả nước. Nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn, Hội nghị lần thứ V khoá VII của Đảng đã chỉ rõ “Khai thác phát triển các nguồn tín dụng của nhà nước và nhân dân tạo điều kiện tăng tỷ lệ hộ nông dân được vay vốn sản xuất, ưu tiên cho các hộ nghèo, vùng nghèo vay vốn để sản xuất”, cụ thể tín dụng ngân hàng có những vai trò sau: “Là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói Vốn đối với người nghèo là điều kiện tiên quyết, là động lực đầu tiên giúp họ vượt qua khó khăn để thoát khỏi đói nghèo. Khi có vốn trong tay với bản chất cần cù của người nông dân, bằng chính sức lao động của bản thân và gia đình họ có điều kiện mua sắm giống, vật tư, phân bón để tiến hành sản xuất tạo ra hàng hóa, tăng thu nhập và cải thiện đời sống”. Tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi nên hiệu quả kinh tế được nâng cao Những người nghèo do hoàn cảnh bắt buộc cần có vốn để chi dùng cho sản xuất và duy trì cuộc sống nên phải chịu sự bốc lột của nạn cho vay nặng lãi, chính vì thế khi nguồn vốn tín dụng đến tận tay người nghèo thì các chủ cho vay nặng lãi sẽ không có thị trường hoạt động”. Cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới Xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành. Tín dụng cho người nghèo được thực hiện thông qua các nghiệp vụ như bình xét công khai những người được vay vốn, thực hiện các tổ tương trợ vay vốn, tạo ra sự tham gia phối hợp chặc chẽ giữa các hội đoàn thể chính trị, xã hội của cấp ủy chính quyền có tác dụng: - Tăng cường hiệu quả của cấp ủy chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. - Tạo ra sự gắn bó giữa các hội viên với các tổ chức hội thông qua việc giúp đỡ hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, cách thức làm ăn, các mô hình dự án có hiệu quả phù hợp với điều kiện của từng hộ nghèo, từng địa phương. - Thông qua các tổ tương trợ tạo điều kiện để người vay vốn có cùng hoàn cảnh gần gũi nêu cao tính tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau tăng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan