Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao hiệu quả chi nhánh vũng tàu...

Tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả chi nhánh vũng tàu

.PDF
97
118
87

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM  DƢƠNG NGỌC DUNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM --------------------------DƢƠNG NGỌC DUNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN NĂNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011 LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tất cả thông tin, số liệu trích dẫn từ nguồn gốc đáng tin cậy. Tác giả Dương Ngọc Dung -------------------------------- MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...... 1 1.1 Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại: ............................................ 1 1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại: ........................................... 1 1.1.2 Các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng thương mại: ..................... 2 1.1.2.1 Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn (Nghiệp vụ nợ): ....................... 2 1.1.2.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn (Nghiệp vụ có): ................................ 4 1.1.2.3 Nghiệp vụ trung gian: ............................................................ 4 1.2 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại: ................... 5 1.2.1 Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn: .............................. 5 1.2.2 Rủi ro của hoạt động huy động vốn: ............................................. 6 1.2.3 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại: .............. 6 1.2.3.1 Tiền gửi không kỳ hạn (Tiền gửi thanh toán): ........................ 7 1.2.3.2 Tiền gửi có kỳ hạn: ................................................................ 7 1.2.3.3 Tiền gửi tiết kiệm: ................................................................. 7 1.2.3.4 Phát hành các giấy tờ có giá: .................................................. 9 1.2.4 Cơ cấu vốn huy động của ngân hàng thương mại: ....................... 9 1.2.4.1 Phân loại theo đối tượng khách hàng: .................................... 9 1.2.4.2 Phân loại theo kỳ hạn: .......................................................... 10 1.2.4.3 Phân loại theo loại tiền:........................................................ 11 1.3 Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại: ..................... 11 1.3.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn của NHTM: ........................... 11 1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn: ............................. 12 1.3.2.1 Tính ổn định của nguồn vốn huy động: ................................ 12 1.3.2.2 Sự đa dạng của các hình thức huy động vốn: ....................... 13 1.3.2.3 Chi phí vốn huy động: ......................................................... 13 1.3.2.4 Khả năng đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng: ............................................................................................ 15 1.3.2.5 Sự phù hợp về cơ cấu nguồn vốn huy động, phù hợp giữa nguồn vốn huy động với các nguồn vốn khác: .................................. 16 1.3.2.6 Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn: .................. 16 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn: ................. 17 1.3.3.1 Các nhân tố khách quan: ....................................................... 17 1.3.3.2 Các nhân tố chủ quan: ........................................................... 19 Kết luận chương I ......................................................................................... 23 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU: ............................................................................................... 24 2.1 Đặc điểm, tình hình kinh tế xã hội và hoạt động huy động vốn của các TCTD trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: ................................. 24 2.1.1 Đặc điểm, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: . 24 2.1.2 Tình hình huy động vốn của các TCTD trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: ............................................................................................ 25 2.2 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam Chi nhánh Vũng Tàu (VCB VT): ................................................................. 27 2.2.1 Sơ lược về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB): ... 27 2.2.2 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Vũng Tàu (VCB VT): ................................................................ 28 2.3 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn của VCB VT: ......................................................................................................... 32 2.3.1 Các hình thức huy động vốn tại VCB VT: ................................. 32 2.3.2 Các dịch vụ hỗ trợ cho công tác huy động vốn: ......................... 35 2.3.3 Qui mô và tốc độ tăng trưởng vốn huy động của VCB VT: ....... 36 2.3.4 Cơ cấu vốn huy động tại VCB VT: ............................................ 43 2.3.5 Chi phí vốn huy động:................................................................ 52 2.3.6 Tình hình sử dụng vốn của VCB VT: ......................................... 54 2.4 Đánh giá kết quả và hạn chế trong hiệu quả huy động vốn của VCB VT giai đoạn 2008 – 2011:............................................................. 57 2.4.1 Kết quả đạt được:........................................................................ 57 2.4.2 Hạn chế: ..................................................................................... 59 2.4.2.1 Qui mô, tốc độ tăng trưởng, thị phần vốn huy động trong những năm gần đây có xu hướng giảm: ............................................ 59 2.4.2.2 Cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý:............................................ 59 2.4.2.3 Các kênh phân phối sản phẩm và hình thức huy động vốn chưa thực sự đa dạng: ....................................................................... 60 2.4.2.4 Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ cho huy động vốn vẫn còn hạn chế: ................................................................................................... 61 2.4.4 Nguyên nhân của những tồn tại: ............................................. 61 2.4.3.1 Nguyên nhân khách quan: ..................................................... 62 2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan: ........................................................ 63 Kết luận chương II ....................................................................................... 65 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU ................................................................................................ 66 3.1 Định hƣớng hoạt động huy động vốn của VCB VT: ..................... 66 3.1.1 Dự báo tình hình kinh tế xã hội và triển vọng hoạt động ngân hàng trên địa bàn giai đoạn 2011 – 2020: ...................................................... 66 3.1.2 Định hướng công tác huy động vốn của VCB VT trong thời gian tới: ........................................................................................................ 69 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại VCB VT: ........... 70 3.2.1 Áp dụng chính sách lãi suất huy động hợp lý: ............................. 70 3.2.2 Đa dạng các sản phẩm huy động vốn: ......................................... 71 3.2.3 Đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư để tăng tính ổn định cho nguồn vốn huy động: ....................................................................................... 72 3.2.4 Phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng hỗ trợ cho huy động vốn: ................................................................................ 73 3.2.5 Đẩy mạnh hoạt động maketing, chăm sóc khách hàng, chính sách khuyến mại: .......................................................................................... 74 3.2.6 Nâng cao trình độ và phong cách phục vụ của nhân viên: .......... 76 3.2.7 Cải tiến công nghệ và trang bị cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại: .. 77 3.2.8 Mở rộng mạng lưới và tăng thời gian giao dịch với khách hàng: 78 3.3 Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại VCB VT: ......................................................................................................... 78 3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ: ........................................................... 78 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: .......................... 80 3.3.3 Kiến nghị với VCB: .................................................................... 81 Kết luận chương III ...................................................................................... 83 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATM : Auto Teller Machine – Máy rút tiền tự động AUD : Đô la Úc BR – VT : Bà Rịa – Vũng Tàu CAD : Đô la Canada CHF : Franc Thụy Sĩ EUR : Đồng Euro GBP : Đồng Bảng Anh KBNN : Kho bạc Nhà nước NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHNNVN : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM : Ngân hàng thương mại Ocean bank : Ngân hàng TMCP Đại Dương Việt Nam Petro VN : Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam PVFC : Tổng công ty cổ phần tài chính dầu khí Việt Nam TCTD : Tổ chức tín dụng TMCP : Thương mại cổ phần TCKT : Tổ chức kinh tế USD : Đô la Mỹ VND : Đồng Việt Nam VCB : Vietcombank – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VCB VT : Vietcombank Vũng Tàu – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Vũng Tàu VSP : Vietsovpetro – Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt - Xô DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU STT Tên bảng, biểu Trang Bảng 2.1 Tổng hợp tình hình huy động vốn từ nền kinh tế của 25 các TCTD trên địa bàn tỉnh BR – VT. Bảng 2.2 Qui mô và tốc độ tăng trưởng vốn huy động năm 2008 37 – 2011. Bảng 2.3 Qui mô và tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ nền 41 kinh tế của VCB VT so với toàn địa bàn. Bảng 2.4 Cơ cấu vốn huy động của VCB VT theo thị trường. 43 Bảng 2.5 Cơ cấu vốn huy động của VCB VT theo loại tiền 44 Bảng 2.6 Cơ cấu vốn huy động của VCB VT theo đối tượng 45 Bảng 2.7 Cơ cấu vốn huy động của VCB VT theo kỳ hạn. 48 Bảng 2.8 Cơ cấu vốn huy động của VCB VT theo sản phẩm 50 Bảng 2.9 Chi phí vốn huy động năm 2008 – 2011 52 Bảng 2.10 Lãi suất đầu vào – đầu ra bình quân năm 2008 – 2011 53 Bảng 2.11 Bảng cân đối nguồn vốn huy động – sử dụng vốn năm 55 2008 – 2011. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ STT Tên bảng, biểu Trang Đồ thị 2.1 Thị phần huy động vốn từ nền kinh tế của các TCTD 26 trên địa bàn tỉnh BR – VT năm 2008 – 2011. Sơ đồ 2.2 Bộ máy tổ chức của VCB VT. 30 Đồ thị 2.3 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động của VCB VT so 42 với toàn địa bàn. Đồ thị 2.4 Cơ cấu vốn huy động theo thị trường tại VCB VT. 43 Đồ thị 2.5 Cơ cấu vốn huy động của VCB VT loại tiền. 44 Đồ thị 2.6 Cơ cấu vốn huy động của VCB VT theo đối tượng. 46 Đồ thị 2.7 Cơ cấu vốn huy động của VCB VT theo kỳ hạn. 48 Đồ thị 2.8 Cơ cấu vốn huy động của VCB VT theo sản phẩm. 50 Đồ thị 2.9 Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn năm 2008 – 55 2011. MỞ ĐẦU  1. Lý do chọn đề tài: Ngân hàng thương mại có vị trí quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính của mỗi quốc gia và có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nền kinh tế. Trong điều kiện thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ chưa phát triển như Việt Nam, hệ thống ngân hàng giữ vai trò chủ lực trong việc làm trung gian giữa tiết kiệm và đầu tư, là cầu nối giữa nơi thừa vốn và thiếu vốn, giữa nơi có vốn và nơi cần vốn. Vốn của NHTM bao gồm nhiều loại nhưng vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất và quan trọng nhất. Huy động vốn là điều kiện đầu tiên và là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Do vậy, yêu cầu về tăng trưởng vốn huy động với quy mô và chất lượng cao là hết sức cần thiết cho các NHTM. Đứng trước xu thế hội nhập kinh tế của khu vực và toàn cầu, cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các ngân hàng khác, VCB VT đã và đang cố gắng tìm mọi biện pháp nhằm khai thác tối đa nguồn vốn còn tiềm tàng trong các tổ chức kinh tế và dân cư để có một nguồn vốn phong phú với cơ cấu tối ưu phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Do nguồn vốn huy động có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của VCB nói riêng, nên vấn đề huy động vốn như thế nào để đạt hiệu quả cao đang rất được quan tâm hiện nay. Xuất phát từ nhận định trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam Chi nhánh Vũng Tàu”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động huy động vốn và hiệu quả huy động vốn tại VCB VT, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác huy động vốn tại VCB VT trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả huy động vốn của VCB VT. Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại VCB VT giai đoạn 2008 – tháng 6/2011. Từ đó, rút ra những kết quả, hạn chế, nguyên nhân tồn tại và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn của VCB VT. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: tổng hợp, so sánh, phân tích, đánh giá. Số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập từ phòng Vốn & Kinh doanh ngoại tệ của VCB VT, phòng tổng hợp NHNN chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Hệ thống hóa toàn bộ những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM. Phân tích thực trạng hiệu quả huy động vốn của VCB VT để tìm ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho VCB VT. 6. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, đồ thị, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về NHTM và hiệu quả huy động vốn của NHTM. Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn của VCB VT. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại VCB VT. 1 CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại: 1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thƣơng mại: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường ở các nước. Có nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại: Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Ở Pháp: NHTM là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác, và sử dụng nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính. Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư. Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam có hiệu lực vào tháng 10/1998: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”. Theo qui định tại điều 4, luật các tổ chức tín dụng Việt Nam số 47/2010/QH12 đã được Quốc hội thông qua ngày 16/06/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011: “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo qui 2 định của luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Trong đó: “Hoạt động ngân hàng” là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: a) Nhận tiền gửi; b) Cấp tín dụng; c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản” Như vậy, có thể nói rằng NHTM là một loại định chế tài chính trung gian cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại với số lượng đủ lớn để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm mục đích phục vụ phát triển kinh tế xã hội. 1.1.2 Các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng thƣơng mại: 1.1.2.1 Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn (Nghiệp vụ nợ): Là nghiệp vụ hình thành nên các nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Các nguồn vốn của NHTM bao gồm: a/ Vốn điều lệ và các quỹ: Vốn điều lệ: là nguồn vốn ban đầu khi thành lập ngân hàng, được ghi vào bảng điều lệ hoạt động của ngân hàng. Vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theo qui định của pháp luật (Ở các nước trên thế giới và Việt Nam đều có qui định mức vốn pháp định cho mỗi loại hình ngân hàng). Vốn điều lệ được hình thành từ các nguồn khác nhau tùy tính chất sở hữu của ngân hàng. Vốn điều lệ được Ngân sách Nhà nước cấp phát nếu đó là NHTM Nhà nước hoặc do các cổ đông đóng góp nếu là NHTM cổ phần. Vốn điều lệ có thể được thay đổi theo xu hướng tăng lên nhờ được cấp bổ sung, hoặc phát hành cổ phiếu bổ sung, hoặc được kết chuyển từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ theo qui định của luật pháp mỗi nước. Vốn điều lệ được sử dụng trước hết để xây dựng, mua sắm tài sản cố định, các phương tiện làm việc và quản lý, tức là tạo ra cơ 3 sở vật chất cho hoạt động ban đầu của ngân hàng. Ngoài ra, các NHTM còn được phép sử dụng vốn điều lệ để góp vốn, liên doanh, đầu tư, cấp vốn cho các công ty trực thuộc và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác. Các quỹ của ngân hàng: được hình thành khi ngân hàng đã đi vào hoạt động, được trích từ lãi ròng hằng năm của ngân hàng như: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, các quỹ dự phòng (tài chính, trợ cấp việc làm), quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác (khen thưởng, phúc lợi), lợi nhuận giữ lại. Ngoài ra, còn có các quỹ được hình thành bằng cách trích và tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng như: quỹ khấu hao cơ bản, sửa chữa tài sản, dự phòng để xử lý rủi ro… b/ Vốn huy động: Đây là nguồn vốn chủ yếu sử dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của NHTM. Nguồn vốn huy động gồm có: Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng (còn gọi là tiền gửi thanh toán hay tiền gửi giao dịch); Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân; Tiền gửi tiết kiệm của dân cư; Nguồn vốn huy động qua phát hành các giấy tờ có giá như: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu,… c/ Vốn vay: Trong trường hợp vốn tự có và vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh, NHTM có thể vay vốn từ các chủ thể sau: Vay của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn như chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá, cầm cố các giấy tờ có giá, vay lại theo hồ sơ tín dụng,… Vay của các NHTM khác qua thị trường liên ngân hàng; Vay của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế. d/ Nguồn vốn khác: 4 Vốn tiếp nhận từ ngân sách Nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án theo kế hoạch tập trung của Nhà nước; vốn tiếp nhận để cho vay ủy thác, vốn chiếm dụng của khách hàng trong quá trình thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt,… 1.1.2.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn (Nghiệp vụ có): Thiết lập dự trữ: các NHTM không sử dụng toàn bộ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, mà phải dành một phần dự trữ thích hợp nhằm đáp ứng các yêu cầu: duy trì dự trữ bắt buộc theo qui định của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện các lệnh rút tiền và thanh toán chuyển khoản của khách hàng; chi trả các khoản tiền gửi đến hạn, chi trả lãi; đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý trong ngày của khách hàng; thực hiện các khoản chi tiêu hàng ngày tại ngân hàng,…Dự trữ của ngân hàng có thể tồn tại dưới hình thức tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng khác, hoặc các chứng khoán có tính thanh khoản cao. Cấp tín dụng: đây là nghiệpvụ sử dụng phần lớn nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng và cũng là hoạt động tạo ra thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, bao gồm các nghiệp vụ cho vay (ngắn, trung và dài hạn); chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá; cho thuê tài chính; bão lãnh, bao thanh toán,… Đầu tư tài chính: NHTM sử dụng các nguồn vốn ổn định để thực hiện các hình thức đầu tư như: góp vốn, liên doanh, mua cổ phần của các công ty, mua chứng khoán và các giấy tờ có giá nhằm kiếm lời và chia sẻ rủi ro với nghiệp vụ cấp tín dụng. Sử dụng vốn cho các mục đích khác như: mua sắm thiết bị, dụng cụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh, xây dựng trụ sở ngân hàng, hệ thống kho bãi và các chi phí khác. 1.1.2.3 Nghiệp vụ trung gian: Đây là các dịch vụ mà khi ngân hàng cung cấp cho khách hàng sẽ nhận được các khoản hoa hồng và lệ phí như: dịch vụ ngân quỹ; dịch vụ ủy thác; tổ 5 chức thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng; nhận quản lý tài sản quý giá theo yêu cầu của khách hàng; kinh doanh vàng bạc, đá quý, ngoại tệ; mua bán hộ chứng khoán, phát hành hộ cổ phiếu, trái phiếu cho các công ty; tư vấn tài chính, đầu tư,… 1.2 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại: 1.2.1 Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn: Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM. Đối với nền kinh tế: Hệ thống NHTM đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Thông qua nghiệp vụ huy động vốn mà hệ thống ngân hàng tập trung hầu hết các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của xã hội, biến tiền nhàn rỗi từ chổ là phương tiện tích lũy trở thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế, giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội để tiếp cận nguồn vốn. Từ đó, thúc đẩy đầu tư sản xuất, tạo điều kiện phát triển nền kinh tế xã hội. Do vậy, hoạt động huy động vốn có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của nền kinh tế, cung cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển của mọi ngành, mọi lĩnh vực kinh tế. Đối với NHTM: Nghiệp vụ huy động vốn mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác: tín dụng, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ. Phần lớn vốn huy động bắt nguồn từ các hoạt động huy động nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp, cá nhân cũng như từ việc vay mượn các nhà đầu tư trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Nếu không có nghiệp vụ này thì ngân hàng thương mại sẽ không đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình bởi vì khi một NHTM được cấp giấy phép thành lập phải có vốn điều lệ theo quy định, nhưng vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc thiết bị cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh của 6 mình. Bên cạnh đó thông qua nghiệp vụ này NHTM có thể đo lường được sự sự tín nhiệm, uy tín của khách hàng đối với ngân hàng. Chính nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết đầu vào của ngân hàng. Đối với khách hàng: Nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng một kênh đầu tư, làm cho tiền của họ sinh lợi bằng cách gửi tiền vào ngân hàng, được hưởng lãi từ đó tạo điều kiện cho họ tăng khả năng tiêu dùng trong tương lai. Qua nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cất trữ, tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi đồng thời giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ thanh toán, tín dụng,… 1.2.2 Rủi ro của hoạt động huy động vốn: Rủi ro lãi suất: Khi lãi suất thị trường giảm, ngân hàng sẽ bị thiệt hại do trước đã huy động những nguồn vốn dài hạn với lãi suất cao. Khi lãi suất thị trường tăng, người gửi tiền sẽ thấy lãi suất mà ngân hàng trả cho họ không thỏa đáng nên họ sẽ rút tiền để đầu tư vào lĩnh vực khác có lợi hơn. Như vậy có thể thấy rủi ro lãi suất xuất hiện ở những nguồn vốn huy động có thời gian dài. Rủi ro thanh khoản: Xảy ra khi có tình trạng rút tiền hàng loạt của khách hàng làm sụt giảm nghiêm trọng nguồn vốn của ngân hàng. Hoặc khi tình hình kinh tế khó khăn dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng, các doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng hóa sẽ làm cho tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán giảm đi một cách đột ngột buộc ngân hàng phải tìm kiếm nguồn vốn khác có chi phí cao hơn để bù đắp. Rủi ro vốn chủ sở hữu: xảy ra khi vốn huy động quá lớn so với vốn chủ sở hữu, nhà đầu tư sẽ lo lắng đến khả năng hoàn trả của ngân hàng và có thể họ sẽ rút vốn khỏi ngân hàng đó. 1.2.3 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại: 7 1.2.3.1 Tiền gửi không kỳ hạn (Tiền gửi thanh toán): Là loại tiền gửi mà người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào. Do tính chất có thể rút ra bất cứ lúc nào nên dạng tiền gửi này thường chỉ được hưởng lãi suất rất thấp nhưng đổi lại người gửi tiền được sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Với loại tiền gửi này, người gửi không nhằm mục đích hưởng lãi mà chủ yếu là nhằm bảo đảm an toàn cho khoản tiền và thực hiện các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Loại tiền gửi này tuy biến động thường xuyên nhưng nó vẫn luôn có một số dư ổn định do số tiền gửi vào và rút ra trong một thời kỳ có thể bù trừ cho nhau. Để tăng nguồn tiền gửi thanh toán, ngân hàng phải đa dạng hóa và phục vụ tốt các dịch vụ trung gian, huy động nhiều khách hàng là các doanh nghiệp lớn sẽ làm cho mức dư tiền gửi bình quân tại các ngân hàng luôn cao và ổn định, tạo điều kiện cho ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này để cho vay mà không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng. 1.2.3.2 Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà người gửi tiền chỉ được rút ra sau một thời gian nhất định theo kỳ hạn đã được thỏa thuận khi gửi tiền. Mức lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn tiền gửi thanh toán nhưng những người gửi tiền loại này không được hưởng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Mục đích của người gửi tiền có kỳ hạn là để lấy lãi. Do đó lãi suất hấp dẫn, lãi suất cao là đòn bẩy, là công cụ chủ yếu để thu hút nguồn vốn. Về nguyên tắc, tiền gửi có kỳ hạn không được rút ra trước hạn, song để cạnh tranh và giữ khách hàng, các ngân hàng vẫn cho phép được rút. Tuy nhiên, người gửi tiền chỉ được hưởng lãi suất bằng lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn hoặc không hưởng lãi tuỳ theo qui định của từng ngân hàng. 1.2.3.3 Tiền gửi tiết kiệm: 8 Là khoản tiền để dành của các tầng lớp dân cư được gửi vào ngân hàng nhằm mục đích tích lũy, hưởng lãi và an toàn tài sản. Khách hàng chỉ được rút tiền theo một kỳ hạn được qui định trước. Hình thức phổ biến của tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi tiết kiệm có sổ. Khách hàng gửi tiền sẽ được cấp một sổ tiền gửi, nhận lãi định kỳ hoặc khi đáo hạn và nhận gốc khi đáo hạn. Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn khá ổn định, cho phép ngân hàng chủ động trong việc sử dụng vốn để cấp tín dụng, đầu tư. Thông thường có hai loại cơ bản, đó là:  Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút ra theo nhu cầu cầu sử dụng mà không cần báo trước cho ngân hàng. Đối với khách hàng khi lựa chọn hình thức tiền gửi này thì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn là mục tiêu sinh lợi. Đối với ngân hàng, vì loại tiền gửi này khách hàng muốn rút ra bất cứ lúc nào cũng được nên ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Vì vậy ngân hàng thường trả lãi rất thấp cho loại tiền gửi này. Khác với hình thức tài khoản tiền gửi thanh toán, mỗi lần giao dịch khách hàng phải xuất trình sổ tiền gửi và chỉ có thể thực hiện được các giao dịch ngân quỹ như là gửi tiền và rút tiền chứ không thể thực hiện được các giao dịch thanh toán như trong trường hợp tài khoản tiền gửi thanh toán.  Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khách hàng được rút ra sau một thời gian nhất định. Loại tiền gửi này cũng tương tự như tiền gửi có kỳ hạn ở các điểm: không được rút trước hạn, được hưởng lãi suất cao hơn các dạng tiền gửi không kỳ hạn và không được hưởng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Tiền gửi không kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn có chi phí sử dụng vốn (chi phí trả lãi) rất thấp. Chính vì vậy các ngân hàng nên tập trung huy động nguồn vốn này thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới có hiệu quả. Do
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất