Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch nhtmcp quố...

Tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch nhtmcp quốc tế việt nam

.DOC
69
89
139

Mô tả:

Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính LỜI MỞ ĐẦU Xã hội ngày càng phát triển, cùng với nó là một nhu cầu ngày càng cao của loài người. Để thoả mãn nhu cầu đó, hoạt động đầu tư trên toàn thế giới nói chung và Việt nam nói riêng diễn ra ngày càng nhiều với quy mô ngày càng lớn, đặc biệt là các hoạt động đầu tư theo dự án. Tuy nhiên, không phải bất cứ một dự án đầu tư nào cũng mang lại hiệu quả như mong muốn của người lập mà trong nó luôn chứa đựng rủi ro. Hậu quả của các rủi ro đối với hoạt động đầu tư đã và đang làm hao tổn một lượng nguồn lực xã hội rất lớn. Đầu tư là hoạt động thiết yếu để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của loài người. Nhưng trước khi tiến hành triển khai dự án đầu tư thì việc khẳng định tính khả thi của dự án cùng với các biện pháp đối phó với những tình huống xấu xảy ra trong tương lai là điều hết sức cần thiết nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại cho xã hội đó là hoạt động thẩm định. Xuất phát từ những suy nghỉ trên, trong quá trình thực tập tại Sở giao dịch NHTMCP Quốc Tế Việt Nam em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch NHTMCP Quốc Tế Việt Nam” Chuyên đề này gồm 3 chương: Chương 1: Phương pháp luận về thẩm định dự án đầu tư. Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch NHTMCP Quốc Tế Việt Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch NHTMCP Quốc Tế Việt Nam. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Tài Chính Doanh Nghiệp, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của cô Bạch Thị Thanh Hà cùng sự giúp đỡ ân cần của các anh chị cán bộ tại Phòng khách hàng doanh nghiệp Sở giao dịch NHTMCP Quốc Tế Việt Nam đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, tháng 4 năm 2011 Sinh viên Đàm văn Hưng SV:Đàm Văn Hưng 1 Lớp: K45/11.11 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 1.1. Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư. 1.1.1 Dự án đầu tư. Đầu tư là hoạt động sử dụng vốn trong một thời gian khá dài nhằm mục đích thu lại lợi nhuận. Về bản chất, dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc hiện đại hoá các tài sản cố định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng và nâng cao chất lượng của sản phẩm trong một khoảng thời gian xác định. Về hình thức thể hiện, dự án đầu tư là tài liệu trong đó nghiên cứu một cách đầy đủ, khoa học và toàn diện toàn bộ nội dung các vấn đề có liên quan đến công trình đầu tư, nhằm giúp cho việc ra quyết định đầu tư được đúng đắn và đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư . 1.1.2. Thẩm định dự án đầu tư. 1.1.2.1. Khái niệm về thẩm định dự án đầu tư. Thẩm định dự án đầu tư là quá trình một cơ quan chức năng (nhà nước hoặc tư nhân) thẩm tra, xem xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện về các mặt pháp lý, các nội dung cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả, tính khả thi, tính hiện thực của dự án, để quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư.... Với các ngân hàng thương mại do đặc thù của mình nên có một cách nhìn nhận cụ thể hoá hơn về khái niệm thẩm định. Theo đó, thẩm định dự án được hiểu là: việc tổ chức một cách khách quan, toàn diện các nội dung cơ bản liên quan đến tính khả thi và khả năng hoàn trả vốn đầu tư của dự án để phục vụ cho việc xem xét, quyết định cho khách hàng vay vốn đầu tư dự án. SV:Đàm Văn Hưng 2 Lớp: K45/11.11 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính 1.1.2.2. Mục đích của thẩm định dự án đầu tư - Đối với chủ dự án: Là người bỏ vốn ra để thực hiện dự án với mục tiêu mang lại lợi nhuận, họ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính khả thi của dự án. Do đó, trước khi dự án được triển khai, chủ đầu tư phải tiến hành thẩm định dự án với mục đích đánh giá khả năng sinh lời của dự án. Hơn nữa, trong một giai đoạn nhất định thì chủ đầu tư luôn có nhiều dự án khác nhau, việc triển khai cùng một lúc nhiều dự án là rất khó. Vì vậy, chủ đầu tư tiến hành thẩm định các dự án này với mục đích đánh giá khả năng sinh lời của mỗi dự án cũng như ưu, nhược điểm của chúng qua đó lựa chọn dự án tối ưu để đầu tư đồng thời hạn chế một cách tối đa các rủi ro co thể xảy ra. - Đối với các nhà đầu tư: Là người tài trợ cho dự án, để đảm bảo thu về cả gốc và lãi thì trước khi quyết định cho vay, các NHTM đều tiến hành thẩm định dự án đầu tư. Như vậy, đối với các ngân hàng mục đích của thẩm định không chỉ là đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của dự án mà quan trọng hơn đó hoàn là khả năng trả vốn đầu tư, hoàn trả cả gốc và lãi từ khoản vốn mà chủ đầu tư đã vay ngân hàng . - Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: Là người quyết định xem nên đầu tư nguồn lực xã hội vào lĩnh vực nào. Với vai trò của mình các cơ quan quản lý Nhà nước tiến hành thẩm định dự án với mục đích kiểm tra sự cần thiết, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án cũng như những ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực của dự án đối với cộng đồng, với môi trường sinh thái... Qua đó quyết định dự án nào được triển khai, dự án nào được triển khai trước để đảm bảo hiệu quả cao nhất của nguồn lực xã hội. 1.2. Nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư trong Ngân hàng thương mại. 1.2.1 Sự cần thiết của thẩm định dự án đầu tư tại các NHTM. Hoạt động chủ yếu của NHTM là đi vay để cho vay. Do đó để đảm bảo an toàn và phát triển trong kinh doanh thì các NHTM phải đảm bảo thu cả gốc và lãi các khoản cho vay của mình. Tuy nhiên, hoạt động của các ngân hàng SV:Đàm Văn Hưng 3 Lớp: K45/11.11 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính luôn chứa đựng khả năng xảy ra rủi ro như: rủi ro về tín dụng, rủi ro về thanh toán, rủi ro về chuyển hoán vốn, rủi ro về lãi suất, rủi ro về hối đoái.... Trong đó rủi ro trong các khoản cho vay của ngân hàng là rất lớn đặc biệt là đối với các khoản vay trung và dài hạn mà hậu quả do nó gây ra có thể tác động nặng nề đến các hoạt động kinh doanh khác, thậm chí đe doạ sự tồn tại của NHTM. Rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động cho vay của NHTM, tuy nhiên có thể giảm thiểu thông qua công tác thẩm định dự án đầu tư, thẩm định khách hàng vay vốn. Bởi vì, thẩm định dự án đầu tư, thẩm định khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng: - Có quyết định chủ trương bỏ vốn đầu tư đúng đắn có cơ sở đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư. - Phát hiện và bổ sung thêm các giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi cho việc triển khai thực hiện dự án, hạn chế giảm bớt các yếu tố rủi ro. - Tạo ra căn cứ để kiểm tra viêc sử dụng vốn đúng mục đích, đối tượng và tiết kiệm vốn đầu tư trong quá trình thực hiện. - Có cơ sở tương đối vững chắc để xác định được hiệu quả đầu tư của dự án cũng như khả năng hoàn vốn, trả nợ của dự án và chủ đầu tư. - Rút kinh nghiệm để thực hiện các dự án sau được tốt hơn. 1.2.2. Những nguồn thông tin để thẩm định. Một nguyên nhân gây ra những rủi ro rất lớn cho hoạt động của NHTM đó là “thông tin không cân xứng”. Thông thường để được vay vốn, khách hàng thường cung cấp cho ngân hàng những thông tin đôi khi không trung thực, hoặc do độ trễ của thông tin dẫn tới những kết luận sai từ phía ngân hàng. Đặc biết là trong công tác thẩm định, thông tin đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thẩm định. Do đó, viêc thu thập thông tin để đảm bảo chất lượng thẩm định là rất quan trọng. SV:Đàm Văn Hưng 4 Lớp: K45/11.11 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính 1.2.2.1. Thông tin thu thập được từ khách hàng. - Qua việc tiến hành phỏng vấn người xin vay vốn: ngân hàng có thể có được những thông tin ban đầu về doanh nghiệp như quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên chức, bản chất của sản phẩm dự án. Qua phỏng vấn khách hàng ngân hàng còn có thể kiểm tra tính trung thực của khách hàng và từ đó có thể biết được ý muốn trả nợ của họ đối với ngân hàng hay không. - Thông tin từ các báo cáo tài chính: Bất kì một hồ sơ vay vốn nào khi gửi tới ngân hàng đều phải có các bản báo cáo tài chính, nhất là những dự án xin vay vốn với số lượng lớn, thời gian dài như số liệu về tài sản, vốn tự có, những khoản nợ ...và các thông tin phản ánh tình hình tài chính của họ. Những thông tin này là hết sức quan trọng vì nó cho biết khả năng trả trợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng, tuy nhiên nó không phải là căn cứ để ra quyết định tín dụng vì nó chỉ là kết quả của quá khứ . - Điều tra nơi hoạt động SXKD: Khi một doanh nghiệp xin vay vốn thì việc xuống cơ sở sản xuất kinh doanh của họ để kiểm tra là cần thiết đối với cán bộ tín dụng. Qua kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng cán bộ tín dụng có thể biết được trình độ quản lý tổ chức nhân sự của doanh nghiệp, tình hình hàng tồn kho, tình trạng sản xuất, vật đảm bảo thế chấp xin vay vốn ...Đó là những thông tin phản hồi khá chính xác phản ánh hiện trạng thực có của doanh nghiệp giúp cán bộ ngân hàng có thể có thêm những thông tin cần thiết trước khi quyết định cho vay. 1.2.2.2. Thông tin do ngân hàng lưu trữ. Dựa vào những thông tin đã được lưu trữ trong sổ sách của ngân hàng mà cán bộ tín dụng có thể nắm bắt được một số thông tin như là khách hàng đã từng có quan hệ với ngân hàng hay chưa, nếu có thì việc trả nợ trước đây diễn ra như thế nào, đồng thời thông qua đó cán bộ tín dụng còn có thể biết được số dư trên tài khoản của khách hàng hiện giờ như thế nào.Từ đó biết SV:Đàm Văn Hưng 5 Lớp: K45/11.11 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính được tình hình tài chính của họ cũng như triển vọng và khả năng kinh doanh của họ. Còn với khách hàng chưa có quan hệ với ngân hàng thì có thể dựa trên tài khoản của khách hàng tại ngân hàng khác để xin cấp thông tin. 1.2.2.3. Một số nguồn thông tin khác. Ở nước ta hiện nay có trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của ngân hàng Nhà nước.Tại đây cán bộ tín dụng có thể lấy các thông tin cần thiết cho quyết định tín dụng của mình. Ngân hàng cũng có thể thu thập thông tin từ các ngân hàng khác, hoặc khi cần thiết có thể mua thông tin... 1.2.3. Các nhân tố tác động tới chất lượng thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thương mại. 1.2.3.1. Chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Chất lượng thẩm định dự án đầu tư là một khái niệm trừu tượng, không thể định lượng, đứng trên góc độ đối tượng thẩm định khác nhau thì chất lượng thẩm định dự án được hiểu có điểm khác nhau. Trên quan điểm của một Ngân hàng thương mại (một nhà tài trợ) thì hoạt động thẩm định dự án đầu tư được cho là có chất lượng khi mà thông qua quá trình xem xét, đánh giá dữ liệu, thông số ở hồ sơ dự án trình lên cũng như phân tích những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính, Ngân hàng có thể ra quyết định tài trợ hợp lý, phát hiện được những điểm chưa phù hợp mà chủ đầu tư không phát hiện ra hoặc cố tình che dấu. Từ đó yêu cầu và thuyết phục chủ đầu tư điều chỉnh dự án theo hướng phù hợp nhất để việc tài trợ hiệu quả và thu hồi được vốn. Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư là một trong những nhân tố có quyết định chất lượng tín dụng. Do đó, việc xác định nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định là rất quan trọng để trên cơ sở các nhân tố đó đưa ra những giải pháp thích hợp tác động tới từng nhân tố để từng bước nâng cao chất lượng nghiệp vụ thẩm định. SV:Đàm Văn Hưng 6 Lớp: K45/11.11 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính 1.2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định. Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án thành hai loại sau: * Nhân tố chủ quan: - Nhân tố con người: luôn chi phối hoạt động trong mọi quy trình thẩm định. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ thẩm định ngân hàng là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Do các dự án đầu tư của các doanh nghiệp xin vay vốn thuộc nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Hơn nữa, cán bộ thẩm định dựa trên các số liệu do doanh nghiệp cung cấp, các thông tin thu thập được để phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định cuối cùng về việc đầu tư hay không. Do đó để có thể đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, hiệu quả kinh tế của dự án thì yêu cầu đặt ra đối với cán bộ thẩm định ngân hàng phải có trình độ học vấn tốt, có trình độ tổng hợp về các ngành nghề kinh tế, có năng lực làm việc, luôn cập nhật các thông tin thị trường, cần loại bỏ tính cá nhân hình thức trong quá trình thẩm định. - Cơ sở vật chất, kỹ thuật của Ngân hàng: Cơ sở vật chất kĩ thuật của ngân hàng bao gồm các phương tiện, trang thiết bị, máy tính, mạng thông tin tín dụng liên ngân hàng ... Trên thực tế cán bộ tín dụng sẽ tính toán các hệ số chỉ tiêu kinh tế của dự án nhanh và chính xác hơn nếu dựa trên các máy tính hiện đại từ đó sẽ đưa ra được những kết luận chính xác hơn. - Nhân tố quản lý: đây là việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm một cách khoa học và hợp lý, phát huy tốt vai trò độc lập đối với từng cán bộ trong công tác chung. Cần đánh giá tổng hợp nhằm đưa ra quyết định tối ưu bảo đảm tính khách quan công bằng và hiệu quả cho từng thành viên tham gia thẩm định. - Phương pháp thẩm định: Phương pháp hợp lý là phương pháp vận dụng phù hợp với loại hình, đặc điểm của dự án, thể hiện được khả năng SV:Đàm Văn Hưng 7 Lớp: K45/11.11 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính nhanh nhạy của Ngân hàng trước sự biến động của môi trường dự án. Thẩm định với phương pháp đúng giúp cho qua trình đánh giá dự án có tính khoa học hơn, dễ kiểm tra hơn. * Nhân tố khách quan: bao gồm các nhân tố bên ngoài dự án như các yếu tố về luật pháp, chính sách, khủng hoảng... Nhân tố khách quan thường tác động tới công tác thẩm định trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động. Do vậy tác động của nó là khá lớn, người thẩm định cần dự báo về chúng để có thể loại bỏ, phòng tránh một cách tốt nhất. 1.2.3. Quy trình thẩm định dự án đầu tư trong Ngân hàng thương mại. Sơ đồ 1: Lưu đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư (1), (2): Trưởng phòng tín dụng tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án vay vốn. (3): nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để cán bộ phòng tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ. (4): Nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký, giao nhận hồ sơ, vào sổ theo dõi và giao cho cán bộ thẩm định trược tiếp thẩm định. (5),(6), (7): Trên cơ sở đối chiếu các quy định tại các hướng dẫn và nội dung yêu cầu, Cán bộ thẩm định tổ chức xem xét thẩm định dự án đầu tư và khách hàng xin vay vốn. Nếu cần thiết, đề nghị cán bộ tín dụng hoặc khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm. (8): Cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định trình trưởng phòng tín dụng xem xét. (9), (10): Trưởng phòng tín dụng kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ thông qua hoặc yêu cầu Cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ các nội dung. (11), (12): Phòng thẩm định lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm báo cáo thẩm định cho phòng Tín dụng. SV:Đàm Văn Hưng 8 Lớp: K45/11.11 Chuyên đề cuối khóa Phòng tín dụng Học viện Tài chính Cán bộ thẩm định (1) Đưa yêu cầu giao hồ sơ vay vốn Trưởng phòng tín dụng Tiếp nhận hồ sơ (3) ( (2) (3) Chưa đủ điều kiện Kiểm tra sơ bộ (4) Nhận hồ sơ để thẩm định (7) Bổ sung, giải trình (5) (6) Thẩm định Chưa đạt yêu cầu ( 10 ) (8) Lập báo cáo thẩm (9) định Kiểm tra, kiểm soát ( 11 ) Nhận lại hồ sơ và ( 13KQKD ) Lưu hồ sơ, tài liệu ( 12 ) ( 13 ) SV:Đàm Văn Hưng 9 Lớp: K45/11.11 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính 1.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư trong Ngân hàng thương mại. 1.3.1. Đánh giá sơ bộ theo các nội dung tài chính của dự án. - Mục tiêu, sự cần thiết của đầu tư dự án - Quy mô đầu tư: công suất thiết kế, giải pháp công nghệ cơ cấu sản phẩm & dịch vụ đầu ra của dự án, phường án tiêu thụ sản phẩm . - Quy mô vốn đầu tư: Tông vốn đầu tư, vốn chủ sở hữu, vốn tự có được cấp, vốn vay, vốn liên doanh liên kết - Dự kiến tiến độ triển khai dự án 1.3.2. Phân tích về thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. 1.3.2.1. Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án - Phân tích quan hệ cung cầu đối với sản phẩm đầu ra của dự án - Định dạng sản phẩm của dự án - Đặc tính nhu cầu đối vời sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án. - xác định tổng nhu cầu của hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án 1.3.2.2. Đánh giá các nguồn cung cấp sản phẩm - Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng được bao nhiêu. - Dự báo biến động của thị trương trong tương lai khi có các doanh nghiệp khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án - Sản lượng nhập khẩu trong nhiều năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới. - Dự đoán sự ảnh hưởng của các chính sách XNK khi Việt Nam tham gia với các nước trong khu vực và trên thế giới đến thị trường sản phẩm - Đưa ra các số liệu dự kiến về tổng cung, tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm, dịch vụ của dự án SV:Đàm Văn Hưng 10 Lớp: K45/11.11 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính 1.3.2.3. Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm * Thị trường nội địa: - Hình thức mẫu mã, chất lượng sản phẩm của dự án so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường như thế nào? Có ưu điểm gì không? - Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu thụ không? - Giá cả sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường như thế nào? có rẻ hơn không? * Thị trường nước ngoài: - Sản phẩm có đạt được các tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không? - Quy cách, chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu điểm như thế nào so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu? - Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi các hạn ngạch không? - Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuất khẩu dự kiến hay chưa? Kết quả như thế nào? 1.3.2.4. Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối Xem xét đánh giá trên các mặt: - Sản phẩm của dự án được dự kiến tiêu thụ theo phương thức nào? Có cần hệ thống phân phối không? - Mạng lưới phân phối của dự án đã được thiết lập hay chưa? Mạng lưới phân phối đó có phù hợp với thị trường hay không. Ước tính chi phí thiết lập mạng lưới phân phối khi tính toán hiệu quả của dự án . - Phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để tính toán các khoản phải thu khi tính toán nha cầu vốn lưu động ở phần tính toán hiệu quả dự án - Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vao một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định xem có thể xảy ra việc bị ép giá hay không. 1.3.2.5. Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án, Cán bộ thẩm định phải đưa ra được các dự SV:Đàm Văn Hưng 11 Lớp: K45/11.11 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm dự án sau khi đưa vào hoạt động theo các chỉ tiêu - Sản lượng sản xuất, tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm - Diễn biến giá bán sản phẩm dịch vụ đầu ra hàng năm 1.3.3. Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và sản phẩm đầu vào. Trên cơ sở hồ sơ dự án và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền KHCN đánh giá khả năng đáp ứng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án : - Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm. - Các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào - Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên liệu đầu vào ( nếu có ) - Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu. Tất cả những đánh giá trên nhằm kết luận được hai vấn đề chính sau: - Dự án có chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào hay không? - Những thuận lợi và khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào. 1.3.4. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật. - Địa điểm xây dựng - Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án - Công nghệ, thiết bị - Quy mô, giải pháp xây dựng - Môi trường, phòng cháy chữa cháy 1.3.5. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án. - Xem xét kinh nghiệm, trình độ vận hành của chủ đầu tư dự án, đánh giá sự hiểu biết của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành công nghệ thiết bị của dự án . - Xem xét năng lực, uy tín các nhà thầu: Tư vấn, thi công... SV:Đàm Văn Hưng 12 Lớp: K45/11.11 Chuyên đề cuối khóa - Học viện Tài chính Khả năng ứng xử của khách hàng như thế nào khi thị trường dự kiến bị mất. - Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án, số lượng lao động cần thiết, đòi hỏi tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án 1.3.6. Phân tích các hệ số tài chính của doanh nghiệp. Các hệ số tài chính phản ánh đặc trưng tài chính của doanh nghiệp gồm: - Hệ số khả năng thanh toán. - Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản. - Hệ số hiệu suất hoạt động. - Hệ số khả năng sinh lời. - Hệ số giá thị trường. Hệ số khả năng thanh toán – liquidity Ratios: - Hệ số khả năng thanh toán hiện thời hay khả năng thanh toán nợ ngắn hạn - current ratio: một trong những thước đo khả năng thanh toán của công ty được sử dụng rộng rãi nhất. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = + Tổng tài sản lưu động bao hàm cả khoản đầu tư tài chính. Số nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong khoảng thời gian dưới 12 tháng: Các khoản vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải trả người lao động, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản phải trả khác có thời hạn dưới 12 tháng. +Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. - Hế số thanh toán nhanh: Quick ratio: Tỷ số thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng được gọi là “Tài sản có SV:Đàm Văn Hưng 13 Lớp: K45/11.11 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính tính thanh khoản”, “tài sản có tính thanh khoản” bao gồm tất cả tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho: Hệ số thanh toán nhanh = Mức trung bình hợp lý cho tỷ lệ này là 1 vì nó cho thấy nếu doanh nghiệp bán đi các tài sản tương đương tiền và thu hồi được các khoản phải thu thì nó có thể thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán đi hàng tồn kho. - Hệ số thanh toán tức thời. Đây là tỷ lệ thể hiện chính xác nhất khả năng thanh toán của doanh nghiệp vì nó loại bỏ tính không chắc chắn của các khoản phải thu cũng như khả năng chuyển đổi thành tiền chậm của dự trữ. Nó được tính bằng cách lấy tiền mặt và các khoản coi như tiền mặt (tiền gửi ngân hàng, ngân phiếu...) chia cho tổng số nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán tức thời = Nhìn vào chỉ tiêu này, người ta có thể biết được toàn bộ số nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo trả ngay lập tức là bao nhiêu. Thực tế cho thấy, tỷ lệ này nếu > 0,5 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan, còn nếu < 0,5 thì cho thấy công tác quản lý dự trữ, tiêu thụ và các khoản phải thu chưa tốt dẫn đến doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán, công nợ và do đó, có thể phải bán gấp hàng hóa, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. - Hệ số thanh toán lãi vay: times interest earned ratio Tỷ lệ này cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào. Một doanh nghiệp nếu có hệ số nợ quá cao, khả năng trả lãi vay lại thấp sẽ không thể vay thêm được nữa vì các chủ đầu tư, chủ nợ mặc dù thích một lợi nhuận kỳ vọng cao nhưng lại ghét rủi ro. Vì vậy, doanh nghiệp cần quyết định sử dụng nợ sao cho cân bằng được giữa lợi nhuận và rủi ro. SV:Đàm Văn Hưng 14 Lớp: K45/11.11 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính Hệ số thanh toán lãi vay = Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản: - Hệ số nợ – Debt ratio: Hệ số này cho thấy bao nhiều phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay. Hệ số nợ = Tổng số nợ: bao gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính gồm: các khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay hay phát hành trái phiếu dài hạn. Tổng nguồn vốn: toàn bộ nguồn vốn của công ty tại thời điểm báo cáo. - Hệ số cơ cấu tài sản: Phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp: tài sản lưu động, tài sản cố định và tài sản dài hạn. + Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn = + Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn = Cần căn cứ vào ngành kinh doanh và tình hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp để đánh giá mức độ hợp lý trong việc đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiêp. Hệ số hiệu suất hoạt động: Activity ratios. Các hệ số về hiệu suất hoạt động đo lường hoạt động kinh doanh của một công ty. Để nâng cao hệ số hoạt động, các nhà quản trị phải biết là những tài sản chưa dùng hoặc không dùng không tạo ra thu nhập vì thế công ty cần phải biết cách sử dụng chúng cho có hiệu quả hoặc loại bỏ chúng đi. SV:Đàm Văn Hưng 15 Lớp: K45/11.11 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính - Vòng quay hàng tồn kho : Inventory turnover ratio Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào. Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động của doanh nghiệp. Hàng tồn kho là một khoản đầu tư cần thiết để đảm bảo tính liên tục của sản xuất và không bỏ lỡ cơ hội trong kinh doanh. Tuy nhiên, nếu tồn kho quá nhiều sẽ khiến vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng, thậm chí, doanh nghiệp có thể bị thua lỗ do giá trị hàng tồn kho giảm. Do đó, vòng quay hàng tồn kho là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn luân chuyển. Con số này càng cao chứng tỏ khả năng bán ra càng lớn. - Kỳ thu tiền trung bình: Là một hệ số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Kỳ thu tiền của doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Kỳ thu tiền trung bình (ngày) = -Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác: Chỉ tiêu này được dùng nhằm đo lường hiệu quả việc sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Nó cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác: = Vòng quay tài sản hay toàn bộ vốn: SV:Đàm Văn Hưng 16 Lớp: K45/11.11 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ vốn hiện có của doanh nghiệp và được xác định: Vòng quay tài sản hay toàn bộ vốn trong kỳ = Hệ số sinh lời - Profitability ratios: - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay hệ số lãi ròng – Net profit margin ratio: Phản ánh 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (hệ số lãi ròng) = - Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE): Return on equity ratio Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. ROE = Tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA) – Return on total assets ratio Đo lường khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn đầu tư vào công ty. ROA = Hệ số giá thị trường – Market value ratio: Hệ số giá trên thu nhập ( hệ số P/E): Hệ số giá trên thu nhập = Tỷ suất cổ tức: Tỷ suất cổ tức = 1.3.7. Thẩm định hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ. Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên nhằm hỗ trợ cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Việc xây dựng hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích SV:Đàm Văn Hưng 17 Lớp: K45/11.11 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính ở trên sẽ được lượng hoá thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán. Trên cơ sở những căn cứ trên, Cán bộ thẩm định phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập kèm báo cáo thẩm định gồm: - Báo cáo kết quả kinh doanh. - Dự kiến nguồn vốn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ. Nguồn trả nợ của khách hàng cơ bản được huy động từ ba nguồn chính: - Lợi nhuận sau thuế để lại (thông thường tính bằng 50 – 70%) - Khấu hao cơ bản - Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án Có rất nhiều phương pháp thẩm định hiệu quả tài chính của dự án, tuy nhiên trên thực tế người ta thường sử dụng các phương pháp sau: 1.3.7.1. Phương pháp truyền thống. Theo phương pháp này, việc đánh giá hiệu quả tài chính của dự án được dựa trên doanh thu và chi phí phải bỏ ra trong cả đời dự án.  lợi nhuận =  Thu -  Chi Dự án được chấp nhận nếu lợi nhuận > 0 Ưu điểm: là đơn giản, dễ tính Nhược điểm: Không tính đến giá trị thời gian của tiền, không xác định được dòng tiền của dự án 1.3.7.2. Phương pháp giá trị hiện tại ròng - NPV (Net Present Value). Giá trị hiện tại thuần của 1 dự án là giá trị của dòng tiền dự kiến trong tương lai được quy về hiện tại trừ đi vốn đầu tư dự kiến ban đầu của dự án. Công thức: n CFt  CFo t t 1 (1  r ) NPV  SV:Đàm Văn Hưng 18 Lớp: K45/11.11 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính Trong đó : CFo :Là vốn đầu tư ban đầu của dự án. CFt :Dòng tiền thuần của đầu tư ở năm t. n :Vòng đời của dự án. r : là tỉ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hóa. NPV: Giá trị hiện tại thuần (ròng) của DAĐT Lãi suất chiết khấu được sử dụng để đánh giá giá trị hiện tại của dòng tiền dự kiên trong tương lai phải tương xứng với mức độ rủi ro của dự án. Vấn đề quan trọng mà chúng ta cần biết là lãi xuất chiết khấu phải tính thêm một phần rủi ro thích hợp. Ứng dụng của NPV trong thẩm định dự án đầu tư - Khi một dự án đầu tư là độc lập về mặt kinh tế với các dự án khác, việc chấp nhận hay từ bỏ dự án phụ thuộc vào NPV âm tính hay dương tính. NPV > 0: chấp nhận dự án NPV < 0: loại bỏ dự án NPV = 0: Tùy vào quan điểm của nhà đầu tư - Chọn giữa các dự án loại trừ lẫn nhau, trong rất nhiều trường hợp, sự lựa chọn phải được thực hiện giữa những dự án loại trừ lẫn nhau. Việc chấp nhận một trong những dự án này đòi hỏi phải từ bỏ các dự án còn lại. Khi áp dụng tiêu chuẩn NPV đối với các dự án loại trừ lẫn nhau, chúng ta sẽ chọn dự án nào có NPV cao nhất, miễn là NPV>0. Ưu nhược điểm của phương pháp NPV: - Phương pháp giá trị hiện tại thuần có nội dung quan trọng hơn các tiêu chuẩn thẩm định dự án đầu tư khác bởi vì: Thứ nhất: Tiêu chuẩn NPV ghi nhận tiền tệ có giá trị theo thời gian, một đồng hôm nay có giá trị hơn một đồng ngày mai bởi vì một đồng hôm nay có thể được đầu tư trực tiếp tạo ra thu nhập tăng thêm. Bất kỳ một nguyên tắc SV:Đàm Văn Hưng 19 Lớp: K45/11.11 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính đầu tư nào không ghi nhận giá trị thời gian của tiền tệ thì sẽ không thể đưa ra quyết định đúng đắn được. Thứ hai: NPV chỉ dựa trên 2 dữ kiện đó là dòng tiền được dự đoán từ dự án và chi phí cơ hội của đồng vốn. Thứ 3: vì giá trị hiện tại đều được đo lường bởi một đồng ngày hôm nay nên ta có thể cộng dồn nó lại. Nếu bạn có hai dự án A và B thì tiêu chuẩn NPV sẽ giúp bạn biết được nhanh chóng giá trị hiện tại NPV của dự án đầu tư kết hợp là gì: NPV ( A + B ) = NPV(A) + NPV(B) - Tuy nhiên giá trị hiện tại thuần NPV có nhược điểm đó là nó không thể đưa ra kết quả lựa chọn khi các dự án không đồng nhất về mặt thời gian cũng như xếp hạng ưu tiên trong việc lựa chọn các dự án đầu tư khi nguôn vốn của doanh nghiệp bị giới hạn. 1.3.7.3. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (The Internal Rate of Return IRR). NPV là một tiêu chuẩn thẩm định dự án đầu tư hấp dẫn, bởi vì nó xem xét đến thước đo thời gian của dòng tiền và sử dụng tỷ suất sinh lợi cần thiết áp dụng vào dự án với tư cách là lãi suất chiết khấu. Nhưng NPV không phải là tiêu chuẩn duy nhất mà công ty có thể áp dụng, IRR cũng sẽ là 1 tiều chuẩn phù hợp. Xét về khía cạnh kỹ thuật, IRR của một dự án là lãi suất chiết khầu mà tại đó NPV của dự án bằng 0. IRR và quyết định chấp nhận hoặc loại bỏ dự án + Trường hợp các dự án độc lập lẫn nhau, dự án nào có: IRR>r : chấp nhận dự án IRR - Xem thêm -

Tài liệu liên quan