Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp tại ngân hàng ...

Tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội

.PDF
104
201
80

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN TIỀN GỬI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI Giáo viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Thị Thuý Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Ánh Hồng Mã sinh viên : A11321 Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng HÀ NỘI – 2011 LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới cô giáo - Ths. Nguyễn Thị Thuý, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận văn. Nhờ có sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của cô, em đã tìm ra được những điểm sai và thiết sót của mình trong quá trình viết luận văn để có thể kịp thời sửa chữa nhằm hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo trường Đại học Thăng Long, các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Kinh tế trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho em được làm luận văn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Ngoài ra em cũng xin cám ơn các cán bộ nhân viên công tác tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hà Nội đã quan tâm và tận tình giúp đỡ em trong việc cung cấp tài liệu thực tế để em có thể hoàn thành bài luận văn một cách tốt nhất. Thang Long University Library MỤC LỤC Chương 1 .............................................................................................................................. 1  NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN TIỀN GỬI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................... 1  1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại ........................................................................... 1  1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại ....................................................................... 1  1.1.2 Những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại (các dịch vụ ngân hàng) 2  1.2 Tổng quan về doanh nghiệp ........................................................................................ 6  1.2.1 Khái niệm ............................................................................................................. 6  1.2.2 Thực trạng của doanh nghiệp hiện nay ................................................................ 7  1.2.3 Vai trò của doanh nghiệp ................................................................................... 10  1.3 Nguồn vốn tiền gửi doanh nghiệp của ngân hàng thương mại ................................. 12  1.3.1 Các hình thức huy động nguồn vốn tiền gửi doanh nghiệp ............................... 12  1.3.2 Đặc điểm nguồn vốn tiền gửi doanh nghiệp của ngân hàng thương mại........... 16  1.3.3 Vai trò của nguồn vốn tiền gửi doanh nghiệp đối với ngân hàng thương mại .. 17  1.3.3.1 Nguồn tiền gửi doanh nghiệp là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng ...... 17  1.3.3.2 Nguồn tiền gửi doanh nghiệp đáp ứng một phần phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ....................................................................................... 17  1.3.3.3 Tăng khả năng cạnh tranh trong ngành ....................................................... 18  1.4 Chất lượng nguồn tiền gửi doanh nghiệp ................................................................. 18  1.4.1 Các chỉ tiêu định tính ......................................................................................... 18  1.4.2 Các chỉ tiêu định lượng ...................................................................................... 19  1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tiền gửi của doanh nghiệp .......................... 24  1.5.1 Các nhân tố kiểm soát được ............................................................................... 24  1.5.1.1 Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng ....................................................... 24  1.5.1.2 Chiến lược huy động nguồn tiền gửi doanh nghiệp của Ngân hàng ........... 24  1.5.1.3 Mạng lưới và các hình thức huy động nguồn tiền gửi doanh nghiệp .......... 25  1.5.1.4 Công nghệ Ngân hàng ................................................................................. 26  1.5.1.5 Uy tín của Ngân hàng .................................................................................. 26  1.5.1.6 Năng lực và trình độ của cán bộ Ngân hàng ............................................... 26  1.5.2 Các nhân tố không kiểm soát được .................................................................... 27  1.5.2.1 Môi trường pháp lý ...................................................................................... 27  1.5.2.2 Môi trường chính trị .................................................................................... 27  1.5.2.3 Môi trường kinh tế....................................................................................... 28  1.5.2.4 Môi trường văn hoá ..................................................................................... 28  KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................... 29  Thang Long University Library Chương 2 ............................................................................................................................ 30  THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TIỀN GỬI CỦA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................................................... 30  2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội....................................................................... 30  2.1.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam .. 30  2.1.2 Lịch sử hình thành Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội....................................................................................... 31  2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban....................................................... 32  2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................. 32  2.1.3.2 Nhiệm vụ của các phòng ban ...................................................................... 34  2.1.4 Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội ..................................................... 36  2.1.4.1 Công tác huy động vốn ................................................................................ 36  2.1.4.2 Hoạt động sử dụng vốn (chủ yếu là cho vay) .............................................. 41  2.1.4.3 Các hoạt động kinh doanh khác .................................................................. 44  2.1.4.4 Kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương ..... 45  Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội ................................................................................ 45  2.2 Thực trạng chất lượng tiền gửi doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội ............................................... 46  2.2.1 Khái quát hoạt động thu hút tiền gửi tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam 46  2.2.2 Khái quát hoạt động thu hút tiền gửi tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam ....................................................................................................... 48  2.2.3 Khái quát hoạt động thu hút tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội ..................................................... 55  2.2.3.1 Các văn bản hướng dẫn huy động vốn ........................................................ 55  2.2.3.2 Chất lượng huy động nguồn tiền gửi doanh nghiệp .................................... 63  2.2.4 Đánh giá chất lượng nguồn vốn tiền gửi doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam ......................................................................... 70  2.2.4.1 Thành tựu đạt được...................................................................................... 70  2.2.4.2 Những tồn tại và hạn chế ............................................................................. 71  2.2.4.3 Nguyên nhân của tồn tại .............................................................................. 72  KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................... 75  Thang Long University Library CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................ 76  GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN TIỀN GỬI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................................ 76  3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam ........................................................................................................... 76  3.2 Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – chi nhánh thành phố Hà Nội .......................................................... 77  3.3 Định hướng hoạt động thu hút tiền gửi của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội ......................................................... 80  3.4 Định hướng hoạt động huy động vốn doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội ...................................... 81  3.5 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn tiền gửi doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội .......................... 82  3.5.1 Tiếp tục thực hiện đa dạng các hình thức huy động vốn nguồn tiền gửi doanh nghiệp .......................................................................................................................... 82  3.5.2 Thực hiện tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt .................................... 82  3.5.3 Duy trì chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý ...................................................... 83  3.5.4 Phát triển mạng lưới và nâng cao uy tín ............................................................ 84  3.5.5 Đẩy mạnh chiến lược Marketing........................................................................ 85  3.5.6 Phát huy tối đa yếu tố con người ....................................................................... 86  3.6 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng nguồn vốn tiền gửi doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội ......................................................................................................................................... 86  3.6.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam .... 86  3.6.1.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý dựa trên điều kiện cụ thể của Chi nhánh ....................................................................................................................... 86  3.6.1.2 Phát triển và mở rộng mạng lưới Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam .................................................................................................... 87  3.6.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ............................................................ 88  3.6.2.1 Về lãi suất .................................................................................................... 88  3.6.2.2 Về tỷ giá ...................................................................................................... 88  KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 90  DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 91  Thang Long University Library DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ ATM Auto transfer Machine BIDV Bank for investment and development of VN DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước HSC Hội sở chính NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương NHNN – CSTT Ngân hàng Nhà nước – Chính sách tiền tệ TC Tổ chức TCTD Tổ chức tín dụng TDQT Tín dụng quốc tế TDQT Tín dụng quốc tế Techcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam TG Tiền gửi TGDN Tiền gửi doanh nghiệp TMCP Thương mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn Viettinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam VN Việt Nam WTO World Trade Organization DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC Bảng 1.1: Số lượng doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm ........................................ 7 Hình 1.1: Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp thời kỳ 2000 – 2008 chia theo loại hình doanh nghiệp (Năm gốc = 2000) ..................................................................................................... 8 Bảng 1.2: Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp....................................................................................................................... 10 Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh ................................................................... 33 Hình 2.2: Biểu đồ huy động vốn cuối kỳ qua các năm ...................................................... 38 Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh thành phố Hà Nội (theo tính chất nguồn huy động) ............................................................................................................................ 39 Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của chi nhánh thành phố Hà Nội (theo kỳ hạn).......... 40 Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội .................................................................................. 42 Bảng 2.4: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tháng 12/2010 .................................................. 44 Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội .................................................................................. 45 Bảng 2.6: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm thông thường và Tổ chức kinh tế ............................. 55 Bảng 2.7: Lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn bậc thang theo số dư tiền gửi đối với VNĐ ... 57 Bảng 2.8: Lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn bậc thang theo số dư tiền gửi đối với VNĐ.......... 58 Bảng 2.9: Lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn bậc thang theo số dư tiền gửi đối với USD .......... 58 Bảng 2.10: Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn linh hoạt đối với VNĐ ............................................. 59 Bảng 2.11: Lãi suất khi rút tiền gửi trên tài khoản theo kỳ hạn chi tiết đối với VNĐ ....... 59 Bảng 2.12: Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn linh hoạt đối với USD ............................................. 60 Bảng 2.13: Lãi suất khi rút tiền gửi trên tài khoản theo kỳ hạn chi tiết đối với USD ........ 60 Bảng 2.14: Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi đối với VNĐ ........................................... 61 Bảng 2.15: Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi đối với USD............................................ 61 Bảng 2.16: Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất siêu thả nổi đối với VNĐ ................................... 62 Bảng 2.17: Tiền gửi đầu tư lãi suất thả nổi đối với Tổ chức đối với VNĐ ........................ 62 Thang Long University Library Bảng 2.18: Tiền gửi thanh toán lãi suất bậc thang ............................................................. 63 Bảng 2.19: Tỷ lệ chi phí cho một đơn vị vốn nguồn tiền gửi doanh nghiệp ...................... 65 Bảng 2.20: Tỷ trọng nguồn tiền gửi doanh nghiệp trên tổng nguồn vốn huy động ........... 66 Bảng 2.21: Tỷ trọng nguồn tiền gửi doanh nghiệp ngắn hạn trên tổng nguồn vốn huy động ............................................................................................................................................ 67 Bảng 2.22: Tỷ trọng nguồn tiền gửi doanh nghiệp trung và dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động ............................................................................................................................. 68 Bảng 2.23: Hiệu quả cận biên............................................................................................. 69 Bảng 2.24: Tỷ lệ rút tiền đột xuất trên tổng nguồn tiền gửi doanh nghiệp huy động được70 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp đỡ các nhà đầu tư, phát triển thị trường vốn, thị trường ngoại hối, tham gia thanh toán và hỗ trợ thanh toán... Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động huy động vốn là một lĩnh vực quan trọng, là xương sống, quyết định mọi hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và nó còn là nguồn vốn chủ yếu, quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng. Nhưng hoạt động huy động vốn lại rất khó khăn và phức tạp. Trong đó nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp là nguồn vốn huy động gây nhiều khó khăn hơn cả. Nguồn vốn này có tính ổn định thấp gây ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Xuất phát từ thực tiễn trên, với những kiến thức đã được học ở trường, cùng với những kiến thức thu nhận được trong thời gian thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế tại ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh thành phố HN vừa qua, em mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn tiền gửi của doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội ” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. 2. Mục đích nghiên cứu của khoá luận Nghiên cứu những lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn từ các doanh nghiệp. Tìm hiểu về hoạt động huy động vốn từ các doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại, những khó khăn của hoạt động huy động vốn này. Đi sâu tìm hiểu những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong hoạt động huy động vốn từ các doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua, cũng như những nguyên nhân của những kết quả, hạn chế đó. Đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế, loại bỏ những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn từ doanh nghiệp của các ngân hàng. Thang Long University Library 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : Lý luận chung về chất lượng nguồn vốn tiền gửi, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng huy động tiền gửi của doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Phạm vi nghiên cứu : Phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn vốn tiền gửi của doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp khoa học như : phương pháp chỉ số, phân tích, so sánh và tổng hợp. Sử dụng số liệu thống kê để luận chứng. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn được trình bày theo 3 chương với nội dung cơ bản như sau : Chương 1 : Những lý luận cơ bản về chất lượng nguồn tiền gửi các doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại. Chương 2 : Thực trạng chất lượng tiền gửi của các doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội. Chương 3 : Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội. Chương 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN TIỀN GỬI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Trong chương 1, chúng ta sẽ trình bày tổng quan về Ngân hàng thương mại, các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Tiếp đó ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mai, chất lượng của hoạt động huy động vốn này được thể hiện qua các chỉ tiêu như thế nào và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tiền gửi của doanh nghiệp ra sao. 1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả. Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng giao dịch trực tiếp với các tổ chức kinh tế và cá nhân bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân hàng. Sự có mặt của ngân hàng thương mại trong các hoạt động kinh tế xã hội đã cho ta thấy ở đâu có hệ thống ngân hàng thương mại phát triển thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế. Theo đạo luật ngân hàng cộng hoà Pháp khẳng định: “Ngân hàng thương mại là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”. Ở Mỹ: “NHTM là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính”. Ở Ấn Độ: “NHTM là cơ sở xác nhận các khoản tiền gửi để cho vay, tài trợ và đầu tư”. Đó là các quan niệm về Ngân hàng đứng trên giác độ luật pháp. Còn đứng trên giác độ tài chính Ngân hàng thì sao? Một định nghĩa khác về Ngân hàng được nhà kinh tế học David Begg đưa ra như sau: “Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính có giấy phép kinh doanh của Chính phủ để cho vay tiền và mở các tài khoản tiền gửi”. Ở Việt Nam, theo Luật các TCTD năm 2010, có khái niệm Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận. 1 Thang Long University Library Bên cạnh đó, luật cũng định nghĩa: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng” và “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp có thể thực hiện một hoặc một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân”. Còn Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một trong các nghiệp vụ sau đây: 9 Nhận tiền gửi 9 Cấp tín dụng 9 Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản Như vậy, mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau về định nghĩa NHTM, nó tuỳ thuộc vào tập quán pháp luật của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ. Nhưng khi đi sâu vào phân tích, khai thác nội dung của từng định nghĩa đó, người ta dễ dàng nhận thấy rằng: 9 Ngân hàng thương mại là một tổ chức được phép nhận ký thác của công chúng với trách nhiệm hoàn trả. 9 Ngân hàng thương mại là một tổ chức được phép sử dụng ký thác của công chúng để cho vay, chiết khấu và thực hiện các dịch vụ tài chính khác. 1.1.2 Những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại (các dịch vụ ngân hàng) Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh nghiệp. Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ một cách có hiệu quả. ™ Mua bán ngoại tệ Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi (mua bán) ngoại tệ - một ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại khác và hưởng phí dịch vụ. Trong thị trường tài chính ngày nay, mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn nhất thực hiện vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao. ™ Nhận tiền gửi Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động được tiền. Một trong những nguồn quan trọng là các khoản tiền gửi (thanh toán và tiết kiệm của khách hàng). Ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn. Trong cuộc cạnh tranh để tìm và dành được các 2 khoản tiền gửi, các ngân hàng đã trả lãi cho tiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hy sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh. Trong lịch sử đã có những kỷ lục về lãi suất, chẳng hạn các ngân hàng Hy Lạp đã trả lãi suất 16%/năm để thu hút các khoản tiết kiệm nhằm mục đích cho vay đối với các chủ tàu ở Địa Trung Hải với lãi suất gấp đôi hay gấp ba lãi suất tiết kiệm. ™ Cho vay Cho vay thương mại Ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với những người bán (người bán chuyển các khoản phải thu cho ngân hàng để lấy tiền trước). Sau đó là bước chuyển tiếp từ chiết khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng (là người mua), giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. Cho vay tiêu dùng Trong giai đoạn đầu, hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng rủi ro vỡ nợ tương đối cao. Sự tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnh tranh trong cho vay đã buộc các ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng như một khách hàng tiềm năng. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tín dụng tiêu dùng trở thành một trong những loại tín dụng tăng trưởng nhanh nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển. Tài trợ dự án Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho xây dựng nhà máy mới đặc biệt là trong ngành công nghệ cao. Do rủi ro trong loại hình tín dụng này nói chung là cao song lãi lại lớn. Một số ngân hàng còn cho vay đầu tư vào đất. ™ Bảo quản vật có giá Các ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong bảo quản. Ngân hàng giữ vàng và giao cho khách tờ biên nhận (giấy chứng nhận do ngân hàng phát hành). Do khả năng chi trả bất cứ lúc nào cho giấy chứng nhận nên giấy chứng nhận đã được sử dụng như tiền – dùng để thanh toán các khoản nợ trong phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng phát hành. Lợi ích của việc sử dụng phương tiện thanh toán bằng giấy thay cho bằng kim loại đã khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để 3 Thang Long University Library đổi lấy giấy chứng nhận của ngân hàng. Đó là hình thức đầu tiên của giấy bạc ngân hàng. Ngày nay, vật có giá được tách khỏi tiền gửi và khách hàng phải trả phí bảo quản. ™ Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán Khi các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng, họ nhận thấy ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của họ. Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền không cần phải đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách (còn được gọi là séc), khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ nhận được tiền. Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt (an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí) đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho các doanh nhân. Khi ngân hàng mở chi nhánh, thanh toán qua ngân hàng được mở rộng phạm vi, càng tạo nhiều tiện ích cho các doanh nhân. Điều này đã khuyến khích các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng để nhờ thanh toán hộ. Như vậy, một dịch vụ mới, quan trọng nhất được phát triển đó là tài khoản tiền gửi giao dịch (demand deposit), cho phép người gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch vụ. Việc đưa ra loại tài khoản tiền gửi mới này được xem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong công nghiệp ngân hàng. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thể thức thanh toán được phát triển như Uỷ nhiệm chi, nhờ thu, L/C, thanh toán bằng điện, thẻ, … ™ Quản lý ngân quỹ Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp và nhiều cá nhân. Nhờ đó, ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng. Do có kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thu ngân, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách dịch vụ quản lý ngân quỹ, trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. ™ Tài trợ các hoạt động của Chính phủ Khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của ngân hàng đã trở thành trọng tâm chú ý của các Chính phủ. Do nhu cầu chi tiêu lớn và thường là cấp bách trong khi thu không đủ, Chính phủ các nước đều muốn tiếp cận với các khoản cho vay của Ngân hàng. Trong điều kiện các ngân hàng tư nhân không muốn tài trợ cho Chính phủ vì rủi ro cao, Chính phủ thường dùng một số đặc quyền trao đổi lấy các khoản vay của những ngân hàng lớn. Khi NHTW thành lập, Chính phủ đều tìm cách tham dự hoặc trực tiếp can thiệp 4 để có được các khoản tín dụng lớn. Ngày nay, Chính phủ giành quyền cấp giấy phép hoạt động và kiểm soát các ngân hàng. Các ngân hàng được cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải cam kết thực hiện với mức độ nào đó các chính sách của Chính phủ và tài trợ cho Chính phủ. Các ngân hàng phải mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được hoặc phải cho vay với các điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp của Chính phủ. ™ Bảo lãnh Do khả năng thanh toán của ngân hàng cho một khách hàng rất lớn và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của các khách hàng, nên ngân hàng có uy tín trong bảo lãnh cho khách hàng. Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh. Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hoá và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác, … ™ Cho thuê thiết bị trung và dài hạn Nhằm để bán được các thiết bị, đặc biệt là các thiết bị có giá trị lớn, nhiều hãng sản xuất và thương mại đã cho thuê (thay vì bán) các thiết bị. Cuối hợp đồng thuê, khách hàng có thể mua (do vậy còn gọi là hợp đồng thuê mua). Rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn thuê các thiết bị, máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua, trong đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê. Hợp đồng cho thuê thường phải đảm bảo yêu cầu khách hàng phải trả tới hơn 2/3 giá trị của tài sản cho thuê. Do vậy, cho thuê của ngân hàng cũng có nhiều điểm giống như cho vay, và được xếp vào tín dụng trung và dài hạn. ™ Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính các ngân hàng có rất nhiều chuyên gia về quản lý tài chính. Vì vậy, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ. Dịch vụ uỷ thác phát triển sang cả uỷ thác vay hộ, uỷ thác cho vay hộ, uỷ thác phát hành, uỷ thác đầu tư,… Thậm chí, các ngân hàng đóng vai trò là người uỷ thác trong di chúc, quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản, bảo quản các tài sản có giá. Nhiều khách hàng còn coi ngân hàng như một chuyên gia tư vấn tài chính. Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, về quản lý tài chính, về thành lập, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. 5 Thang Long University Library ™ Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán Nhiều ngân hàng đang phấn đấu cung cấp đủ các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thoả mãn mọi nhu cầu. Đây là một trong những lý do chính khiến các ngân hàng bắt đầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác mà không phải nhờ đến người kinh doanh chứng khoán. Trong một vài trường hợp, các ngân hàng tổ chức ra công ty chứng khoán hoặc công ty môi giới chứng khoán. ™ Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bán bảo hiểm cho khách hàng, điều đó đảm bảo việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng bị chết, bị tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán. ™ Cung cấp các dịch vụ đại lý Nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt động không thể thiết lập chi nhánh hoặc văn phòng ở khắp mọi nơi. Nhiều ngân hàng (thường ngân hàng lớn) cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lý cho các ngân hàng khác như thanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ,… 1.2 Tổng quan về doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm Nói đến doanh nghiệp chúng ta có thể có một khái niệm chung nhất: doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập để tiến hành các hoạt động kinh doanh không bị pháp luật cấm, thực hiện các chức năng sản xuất, chế biến, chế tạo sản phẩm hoặc mua bán hàng hoá, làm dịch vụ cung ứng nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường, xã hội. Thông qua các hoạt động hữu ích đó, doanh nghiệp có thể đạt được nhiều mục đích khác nhau trong đó có mục đích căn bản là thu lợi nhuận hoặc lãi. Theo luật doanh nghiệp của quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, doanh nghiệp được định nghĩa là “Tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. 6 1.2.2 Thực trạng của doanh nghiệp hiện nay Năm 2008 nền kinh tế toàn cầu biến động phức tạp: giá xăng dầu tăng mạnh và giá lương thực leo thang, khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ vào tháng 9/2008 và nền kinh tế thế giới bắt đầu rơi vào thời kỳ suy thoái. Năm 2009, sự suy giảm kinh tế toàn cầu chưa có dấu hiệu dừng lại. Trước sự suy thoái của nền kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động không ít và chịu không ít khó khăn. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp thành lập mới không ngừng tăng qua các năm. Tại thời điểm 31/12/2009, số lượng doanh nghiệp thực tế hoạt động là 248,847 doanh nghiệp, tăng 21% so với năm 2008 (tăng 43159 doanh nghiệp), gấp 5.9 lần số lượng doanh nghiệp năm 2000. Bảng 1.1: Số lượng doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm Chỉ tiêu 2000 Tổng số doanh nghiệp 42.288 155.771 5.759 3.494 35.004 147.316 1.525 4.961 Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 2007 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2008 2009 205.688 248.847 3.286 3.369 196.776 238.932 5.626 6.546 (Nguồn : Niên giám thống kê 2010) Tuy số lượng doanh nghiệp tăng nhanh nhưng lại có sự khác biệt lớn giữa các khu vực doanh nghiệp. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục giảm số lượng do chủ trương cổ phần hoá của Nhà nước từ nhiều năm nay. Song trong năm 2009 số lượng doanh nghiệp Nhà nước có tăng nhẹ so với năm 2008. Số lượng doanh nghiệp Nhà nước tại thời điểm 31/12/2009 là 3.369 doanh nghiệp, chiếm 1,4% tổng số doanh nghiệp, tăng 2,5% so với năm 2008. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sự tăng trưởng ổn định. Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2009 là 6.546 doanh nghiệp, chiếm 2,63% tổng số doanh nghiệp, tăng 16,4% so với năm 2008. 7 Thang Long University Library
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng