Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị co.opmart cần thơ...

Tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị co.opmart cần thơ

.PDF
77
409
118

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ  SƠN QUỐC TRUNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI SIÊU THỊ CO.OPMART CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CẦN THƠ, 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ  SƠN QUỐC TRUNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI SIÊU THỊ CO.OPMART CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã ngành: 60340102 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS LƯU THANH ĐỨC HẢI CẦN THƠ, 2016 i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Lưu Thanh Đức Hải đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện thành công đề tài khoa học “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.opmart Cần Thơ”. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Giáo sư, Phó Giáo Sư, Tiến sĩ đã giảng dạy lớp MBA K1 Đ2, hội đồng thẩm định đề cương, Ban giám hiệu Trường Đại Học Tây Đô đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Bước đầu nghiên cứu thực tế và thời gian cũng hạn chế nên còn nhiều thiếu sót, kính mong Thầy, Hội đồng thẩm định và các đồng nghiệp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ sửa chữa những gì còn thiếu sót. Tôi xin chân thành cảm ơn! ii LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.opmart Cần Thơ” sử dụng số liệu từ thống kê nghiên cứu và khảo sát phỏng vấn thực tế năm 2016. Và kết quả đề tài nghiên cứu chưa công bố trên bất cứ luận văn nào. Cần Thơ, ngày tháng năm 2016 Người thực hiện đề tài SƠN QUỐC TRUNG iii TÓM TẮT Đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.opmart Cần Thơ” được thực hiện từ tháng 09 năm 2015 đến tháng 08 năm 2016. Nội dung nghiên cứu của đề tài là phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.opmart để từ đó đưa ra các giải hàm ý quản trị nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị. Đề tài nghiên cứu 6 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tại siêu thị: phương tiện hữu hình, hàng hóa, độ tin cậy, đội ngũ nhân viên, chính sách tiêu dùng, giải quyết khiếu nại. Thông tin được thu thập bằng cách phỏng vấn 200 khách hàng đã và đang mua sắm tại siêu thị Co.opmart Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích hành vi mua sắm của khách hàng tại siêu thị Co.opmart Cần Thơ, các đánh giá của khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, đồng thời mô tả thông tin cá nhân của đối tượng phỏng vấn. Từ kết quả phân tích, ghiên cứu cũng đã đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.opmart Cần Thơ dựa trên các quan điểm phát triển của siêu thị; kết quả nghiên cứu của đề tài; các ý kiến đóng góp của khách hàng trong quá trình phỏng vấn. Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.opmart Cần Thơ bao gồm: tạo niềm tin cho khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại siêu thị; nâng cao chất lượng hàng hóa; cải thiện phương tiện hữu hình; cải thiện chính sách tiêu dùng; nâng cao thái độ phục vụ của nhân viên, tăng cường các chính sách giải quyết khiếu nại, giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ các từ ý kiến của khách hàng. Từ khoá: siêu thị, chất lượng dịch vụ. iv ABSTRACT The thesis "Solutions for improving the quality of services at Co.opmart Can Tho Supermarket" was carried out from September in 2015 to August in 2016. Research content of the thesis was to analyze and assess the current status the quality of service in supermarkets Co.opmar then propose solutions to improve the quality of services at the supermarket. Research topics 6 Factors affecting the quality of services in the supermarket are: tangible; merchandise; reliability; staffs; consumer’s policy; resolving complaints. Information was collected from 200 customers have been buying at supermarkets Co.opmart Can Tho. Research using descriptive statistical methods to analyze the behavior of customers shopping at the supermarket Co.opmart Can Tho, customer evaluation of the factors affecting the quality of service and describes the personal information of respondents. Results of factor analysis was shortened 6 initial factor into 5 new factors include: tangible, merchandise, reliability, staffs, consumer’s policy. Research has also suggested measures to improve the quality of services at supermarkets Co.opmart Can Tho based on the perspective development of the supermarket; Results of the research study; the comments of customers in the interview process. The measures to improve quality of service in supermarkets Co.opmart Can Tho include: creating confidence for customer in the quality of services at the supermarket; improve the quality of goods; tangible improvements; improve consumer's policies; improve service attitude of staff; strengthen policies to settle complaints; solutions to improve the quality of services from customer reviews. Keywords: supermarkets, service quality. v MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 2 2.1 Mục tiêu chung........................................................................................... 2 2.2 Mục tiêu cụ thể........................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 2 3.1 Không gian nghiên cứu............................................................................... 2 3.2 Thời gian nghiên cứu.................................................................................. 2 4. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2 5.1 Phương pháp thu thập số liệu...................................................................... 2 5.2 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 3 6. Lược thảo tài liệu ............................................................................................. 3 7. Bố cục của luận văn ......................................................................................... 8 Chương 1................................................................................................................. 9 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỊCH VỤ VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ...................... 9 1.1 Lý luận chung về chất lượng dịch vụ .............................................................. 9 1.1.1 Khái niệm dịch vụ ................................................................................... 9 1.1.2 Khái niệm chất lượng dịch vụ .................................................................. 9 1.1.3 Khái niệm sự hài lòng khách hàng ........................................................... 9 1.2 Các lý luận chung về siêu thị .........................................................................10 1.2.1 Khái niệm siêu thị...................................................................................10 1.2.2 Đặc trưng của siêu thị .............................................................................11 1.2.3 Phân loại siêu thị......................................................................................12 1.3 Các lý luận chung về dịch vụ bán lẻ...............................................................13 1.3.1 Khái niệm về bán lẻ ................................................................................13 1.3.2 Các phương pháp bán lẻ .........................................................................14 1.3.3 Các yêu cầu của dịch vụ bán lẻ ...............................................................16 Chương 2................................................................................................................19 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG .....................................19 KINH DOANH VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI SIÊU THỊ .............................19 CO.OPMART CẦN THƠ .......................................................................................19 2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, xã hội và cơ sở hạ tầng tại thành phố Cần Thơ .....................................................................................................................19 2.1.1 Vị trí địa lý .............................................................................................19 2.1.2 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................19 2.1.3 Dân số và tổ chức hành chính .................................................................20 2.1.4 Cơ sở hạ tầng..........................................................................................20 2.2 Tổng quan hệ thống siêu thị tại Việt Nam thời gian qua.................................21 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển...........................................................21 2.2.2 Giới thiệu một số siêu thị tại Việt Nam...................................................23 2.3 Sơ lược về tình hình hoạt động của siêu thị Co.opmart Cần Thơ....................30 2.3.1 Giới thiệu về siêu thị Co.opmart Cần Thơ...............................................30 2.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của siêu thị Co.opmart Cần Thơ năm 2013 – 2015 .............................................................................................................32 2.3.3 Khách hàng mục tiêu của siêu thị Co.opmart Cần Thơ ............................32 2.4 Vai trò của siêu thị Co.opmart Cần Thơ cùng với sự phát triển của TPCT .....33 vi 2.4.1 Đáp ứng nhu cầu mua sắm và giải trí của người dân thành phố Cần Thơ.33 2.4.2 Thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân............................................33 2.4.3 Góp phần giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi cho địa phương ......34 2.4.4 Thúc đẩy nền kinh tế TPCT phát triển ....................................................34 2.5 Kết quả nghiên cứu thực trạng chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.opmart Cần Thơ .....................................................................................................................35 2.5.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ...............................................35 2.5.2 Thông tin về độ tuổi và giới tính.............................................................35 2.5.3 Thông tin về trình độ học vấn và nghề nghiệp.........................................37 2.5.4 Thông tin về tình trạng hôn nhân ............................................................38 2.5.5 Thu nhập bình quân ................................................................................38 2.6 Hành vi mua sắm của khách hàng tại siêu thị.................................................39 2.7 Kết quả nghiên cứu thống kê mô tả................................................................40 2.7.1 Kết quả thống kê mô tả nhân tố phương tiện hữu hình ............................43 2.7.2 Kết quả thống kê mô tả nhân tố hàng hóa................................................44 2.7.3 Kết quả thống kê mô tả nhân tố độ tin cậy ..............................................45 2.7.4 Kết quả thống kê mô tả nhân tố đội ngũ nhân viên..................................46 2.7.5 Kết quả thống kê mô tả nhân tố chính sách tiêu dùng..............................47 2.7.6 Kết quả thống kê mô tả nhân tố giải quyết khiếu nại ...............................48 2.7.7 Kết quả thống kê mô tả nhân tố sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ............................................................................................................49 2.8 Đánh giá chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.opmart Cần Thơ .........................49 Chương 3................................................................................................................51 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI SIÊU THỊ CO.OPMART CẦN THƠ .......................................................................................51 3.1 Cơ sở đề xuất ................................................................................................51 3.2 Các giải pháp chung nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.opmart Cần Thơ ..............................................................................................................53 3.2.1 Tăng cường các chính sách giải quyết khiếu nại......................................53 3.2.2 Tạo niềm tin cho khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại siêu thị........53 3.2.3 Nâng cao chất lượng hàng hóa ................................................................54 3.2.4 Gia tăng phương tiện hữu hình................................................................54 3.2.5 Nâng cao chính sách tiêu dùng................................................................55 3.2.6 Nâng cao thái độ phục vụ của nhân viên .................................................56 3.2.7 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ từ ý kiến của khách hàng ............57 KẾT LUẬN ............................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................61 vii DANH MỤC BẢNG Danh sách bảng Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Co.opmart Cần Thơ năm 2013 – 2015 Bảng 2.2: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Bảng 2.3: Thông tin chung về hành vi mua sắm của khách hàng tại siêu thị Bảng 2.4: Kết quả thống kê các biến ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của siêu thị Bảng 2.5: Kết quả thống kê nhân tố phương tiện hữu hình tác động đến chất lượng dịch vụ tại siêu thị Bảng 2.6: Kết quả thống kê nhân tố hàng hóa tác động đến chất lượng dịch vụ tại siêu thị Bảng 2.7: Kết quả thống kê nhân tố độ tin cậy tác động đến chất lượng dịch vụ tại siêu thị Bảng 2.8: Kết quả thống kê nhân tố đội ngũ nhân viên tác động đến chất lượng dịch vụ tại siêu thị Bảng 2.9: Kết quả thống kê nhân tố chính sách tiêu dùng tác động đến chất lượng dịch vụ tại siêu thị Bảng 2.10: Kết quả thống kê nhân tố giải quyết khiếu nại tác động đến chất lượng dịch vụ tại siêu thị Bảng 2.11: Kết quả thống kê các biến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ Bảng 3.1: Cơ sở đề xuất giải pháp Trang Trang 32 Trang 35 Trang 39 Trang 41 Trang 43 Trang 44 Trang 45 Trang 46 Trang 47 Trang 48 Trang 49 Trang 51 viii DANH MỤC HÌNH Danh sách hình Trang Hình 2.1: Khách hàng của siêu thị Co.opmart Cần Thơ Trang 33 Hình 2.2: Giới tính của đối tượng nghiên cứu Trang 36 Hình 2.3: Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu Trang 37 Hình 2.4: Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu Trang 37 Hình 2.5: Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu Trang 38 Hình 2.6: Hôn nhân của đối tượng nghiên cứu Trang 38 Hình 2.7: Thu nhập của đối tượng nghiên cứu Trang 39 Hình 2.8: Phương tiện hữu hình tác động đến chất lượng dịch vụ Trang 43 Hình 2.9: Hàng hóa tác động đến chất lượng dịch vụ Trang 44 Hình 2.10: Độ tin cậy tác động đến chất lượng dịch vụ Trang 45 Hình 2.11: Đội ngũ nhân viên tác động đến chất lượng dịch vụ Hình 2.12: Chính sách tiêu dùng tác động đến chất lượng dịch vụ Hình 2.13: Giải quyết khiếu nại tác động đến chất lượng dịch vụ Hình 2.14: Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ Trang 46 Trang 44 Trang 48 Trang 49 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TPCT Thành phố Cần Thơ TM&DV Thương mại & Dịch vụ ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long TTTM Trung tâm thương mại 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện trên cả nước có khoảng 130 trung tâm thương mại, 700 siêu thị, hơn 1.000 cửa hàng tiện lợi. Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng Thư ký Hiệp hội Các nhà bán lẻ: “Với 90 triệu dân, trong đó dân số trẻ, những người thường xuyên mua sắm trên các kênh bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 50%, Việt Nam vẫn là điểm đến của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Trong khi đó, kênh bán lẻ hiện đại mới chỉ chiếm 20%, dự kiến đến năm 2020, Việt Nam sẽ nâng tỷ lệ này lên 45%, vì vậy cơ hội khai thác thị trường này còn rất lớn.”Hiện nay, ngoài các nhà bán lẻ lớn đã kinh doanh lâu năm tại Việt Nam, một số nhà bán lẻ mới đã bắt đầu vào Việt Nam đầu tư như: Công ty Lotte Mart tăng mức đầu tư vào Việt Nam với số vốn 50 triệu USD; Takashimaya – tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật Bản, cũng đã công bố dự án trung tâm mua sắm Aeon Tân Phú Celadon tại Thành phố Hồ Chí Minh với mức đầu tư 109 triệu USD; tập đoàn E – Mart (Hàn Quốc) đã ký kết thiết lập liên doanh bán lẻ với Tập đoàn U&I tại Việt Nam với vốn đầu tư ban đầu 80 triệu USD…. Trong thời gian gần đây, không chỉ các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài mới đẩy mạnh đầu tư mà các nhà bán lẻ Việt Nam cũng đang từng bước mở rộng hệ thống chuỗi kinh doanh của mình. Theo ông Quách Cường, Giám đốc khu vực phía Bắc của Saigon Co.op, kế hoạch đến năm 2015 đơn vị sẽ phát triển chuỗi siêu thị mang thương hiệu Co.opmart lên con số 100 trên toàn quốc. Những điều trên đều phản ánh viễn cảnh khả quan của thị trường bán lẻ trong nước thời gian tới, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội lựa chọn nơi mua sắm và từ đó sẽ có những yêu cầu cao hơn đối với các lựa chọn của bản thân mình. Trong những năm gần đây, nhu cầu mua sắm của người dân liên tục tăng. Đời sống người dân được nâng cao, thói quen sinh hoạt cũng như nhu cầu mua sắm của người dân cũng đã thay đổi. Cùng với xu hướng chung của cả nước, thị trường bán lẻ tại Thành phố Cần Thơ (TPCT) cũng không ngoại lệ. Người dân dần quen với việc mua sắm tại các siêu thị lớn, mang đến cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Kinh doanh siêu thị xuất hiện mang đến diện mạo mới cho ngành thương mại bán lẻ thành phố với những nơi mua sắm tiện nghi, thuận lợi cho người dân, làm thay đổi thói quen mua sắm truyền thống của một bộ phận dân cư. Tại Cần Thơ hiện nay, bên cạnh những siêu thị tiện lợi, đã xuất hiện nhiều hệ thống siêu thị của các doanh nghiệp trong và ngoài nước với những cái tên quen thuộc như Co.opmart, 2 Lottemart, Metro, Vinmark, Big C… Cuộc chạy đua đang trong giai đoạn sôi nổi giữa các siêu thị trên địa bàn, các cửa hàng tự chọn, siêu thị mini… Vì vậy, các siêu thị này không ngừng cải thiện và nâng cao về chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao của người dân. Tuy nhiên, khi mà sự khác biệt về giá cả và chất lượng sản phẩm không còn đáng kể thì chất lượng dịch vụ đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra sự khác biệt cho một doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế đó đề tài được thực hiện nhằm đưa ra các “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.opmart Cần Thơ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.opmart Cần Thơ. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về dịch vụ và chất lượng dịch vụ của siêu thị. - Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.opmart Cần Thơ. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.opmart Cần Thơ. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tại siêu thị Co.opmart Cần Thơ. 3.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 09/2015 đến tháng 08/2016, số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2013 đến năm 2015. 4. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.opmart Cần Thơ. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thu thập số liệu a) Nguồn dữ liệu thứ cấp 3 Tiếp cận các số liệu thứ cấp bao gồm: - Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thống kê, tạp chí, bài báo, các trang web, cổng thông tin của TPCT, Tổng cục thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, website chính thức của siêu thị Co.opmart Cần Thơ để giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu, tình hình hoạt động chung của siêu thị. - Số liệu thứ cấp của siêu thị Co.opmart Cần Thơ được thu thập từ năm 2013 – 2015 bao gồm: những thành tựu đã đạt được từ khi thành lập đến nay, kết quả hoạt động kinh doanh của siêu thị Co.opmart Cần Thơ, thống kê phân loại khách hàng mục tiêu. b) Thu số liệu sơ cấp  Đối tượng phỏng vấn Những khách hàng đến mua sắm tại siêu thị Co.opmart Cần Thơ.  Phương pháp chọn mẫu Đề tài chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất theo kiểu thuận tiện, phỏng vấn trực tiếp 200 khách hàng đến mua sắm tại siêu thị Co.opmart Cần Thơ.  Bảng câu hỏi Gồm có 4 phần là phần quản lý, phần sàng lọc, phần nội dung chính, và phần thông tin cá nhân. Trong phần nội dung chính, các đáp viên được hỏi để lựa chọn mức độ đồng ý đối với những phát biểu được đánh giá bằng thang đo Likert 5 mức độ về đo lường chất lượng dịch vụ. - Thang đo chất lượng dịch vụ siêu thị bao gồm 6 nhân tố: Phương tiện hữu hình, hàng hóa, độ tin cậy, nhân viên phục vụ, chính sách tiêu dùng và giải quyết khiếu nại được đo lường bằng 34 biến quan sát. - Thang đo sự hài lòng về chất lượng dịch vụ được đo lường bằng 3 biến quan sát. 5.2 Phương pháp phân tích số liệu - Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh số tương đối tuyệt đối, biểu đồ, thống kê mô tả: thống kê mô tả là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát các đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp quy nạp, diễn giải, phân tích, so sánh và tổng hợp. 6. Lược thảo tài liệu Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Trang (2006), Chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng đối với siêu 4 thị tại TPHCM, tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 9, số 10. Nghiên cứu sử dụng thang đo chất lượng dịch vụ bán lẻ (Dabholka & Ctg), đồng thời tác giả thực hiện nghiên cứu định tính để điều chỉnh và bổ sung các thành phần của chất lượng dịch vụ siêu thị tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy chất lượng dịch vụ siêu thị là khái niệm đa hướng bao gồm năm thành phần: (1) Tính đa dạng của hàng hóa, (2) Khả năng phục vụ của nhân viên, (3) Cách thức trưng bày trong siêu thị, (4) Mặt bằng siêu thị, (5) An toàn trong siêu thị. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi chi tiết với khách hàng nữ (độ tuổi từ 21 trở lên) tại 4 hệ thống siêu thị tại TP. HCM là : (1) Coopmart, (2) Maximart, (3) Citimart, (4) Cora. Mẫu được chọn theo phương pháp phân tầng và không theo tỷ lệ với kích thước mẫu là 318 mẫu. Phương pháp phân tích là sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha để đánh giá các thang đo và tiếp tục được kiểm định độ tin cậy tổng hợp, tính đơn nguyên, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt thông qua phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA. Phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết cùng với các giả thuyết. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng chất lượng dịch vụ siêu thị bao gồm năm thành phần: (1) Chủng loại hàng hóa, (2) Khả năng phục vụ của nhân viên, (3) Trưng bày hàng hóa, (4) Mặt bằng siêu thị, (5) Mức độ an toàn trong siêu thị. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng nếu tăng chất lượng dịch vụ thì sẽ làm tăng mức độ thỏa mãn của khách hàng. Khách hàng sẽ trung thành với siêu thị khi họ thỏa mãn với dịch vụ hàng hóa mà siêu thị cung cấp. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố tuổi và thu nhập không làm ảnh hưởng đến vai trò của chất lượng dịch vụ đối với sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng đối với siêu thị. Lê Văn Huy và Ngô Thị Sa Ly (2010), Các nhân tố tác động đến trải nghiệm mua sắm giải trí, tuyển tập báo cáo Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 7, Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Nghiên cứu ứng dụng mô hình trải nghiệm mua sắm giải trí của Irahim (2002), đồng thời tác giả thực hiện nghiên cứu định tính để điều chỉnh và bổ sung các thành phần của mô hình trải nghiệm mua sắm giải trí tại Việt Nam. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi được thiết kế để phỏng vấn khách hàng của các siêu thị chính tại thành phố Đà Nẵng. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện với kích thước mẫu là 319. Bằng phương pháp phân tích nhân tố và kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha, nhóm nhân tố bán lẻ bao gồm: nhân tố không khí, đặc điểm siêu thị, quan cảnh bên trong, đặc điểm siêu thị và giá trị tăng thêm. Nhóm nhân tố khách hàng bao gồm: định hướng hưởng thụ và định hướng 5 thực lợi. Sau đó hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và kiểm định mô hình bằng phương pháp phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trải nghiệm mua sắm giải trí bị tác động bởi ba nhóm nhân tố: các nhân tố cửa hàng bán lẻ, các nhân tố khách hàng và nhân tố vận chuyển đã tác động thuận chiều đến trải nghiệm mua sắm giải trí. Mặt khác, có sự khác biệt đáng kể về mức trải nghiệm mua sắm giải trí giữa các khách hàng thuộc các độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính khác nhau và không có sự khác biệt đáng kể về mức độ trải nghiệm mua sắm giải trí giữa các khách hàng có các thu nhập khác nhau. Hà Văn Hùng (2012), Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Vinatex Biên Hòa 2, báo cáo nghiên cứu khoa học, Đại học Lạc Hồng. Bài viết tập trung vào phân tích những nhân tố có thể tác động đến chất lượng dịch vụ của siêu thị Vinatex Biên Hòa 2 để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. Hai phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Mô hình nghiên cứu ban đầu gồm có 5 nhân tố: (1) Phương tiện hữu hình, (2) Độ tin cậy, (3) Nhân viên phục vụ, (4) Chính sách tiêu dùng, (5) Giải quyết khiếu nại. Nhưng trong quá trình đánh giá độ tin cậy, phân tích nhân tố kết quả cho thấy chỉ có 4 nhân tố tác động đó là các nhân tố: (1) Độ tin cậy, (2) Phương tiện hữu hình, (3) Chính sách tiêu dùng, (4) Giải quyết khiếu nại. Trong đó nhân tố độ tin cậy có ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp đến là nhân tố phương tiện hữu hình, giải quyết khiếu nại và chính sách tiêu dùng. Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ của siêu thị chỉ ở mức trung bình. Mức độ hài lòng của khách hàng với nhân tố phương tiện hữu hình là cao nhất, thứ 2 là giải quyết khiếu nại, tiếp đến là chính sách tiêu dùng và cuối cùng độ tin cậy có mức hài lòng là thấp nhất. Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Quốc Nghi (2012), Giải pháp phát triển ngành thương mại và dịch vụ để thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm động lực phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long. Kỷ yếu khoa học, trang 47-55. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ siêu thị, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ các siêu thị bán lẻ trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Tuy chỉ có 5 siêu thị lớn kinh doanh tổng hợp, nhưng trong đó đã có 3 siêu thị của nước ngoài là Metro, Big C và Lotte. Vì vậy, việc nâng cao về chất lượng dịch vụ của siêu thị là vấn đề cần thiết hơn bao giờ hết để các siêu thị có thêm sức mạnh trong cuộc đua này. Nguồn dữ liệu để phục vụ cho nghiên cứu được phỏng vấn ngẫu nhiên 220 khách hàng đến siêu thị mua sắm. Các phương pháp được sử dụng để phân tích dữ liệu là: thống kê mô tả, phân tích tần số, phân tích nhân tố và phân tích bảng chéo. Qua phân tích thực trạng ngành TM&DV của thành phố 6 Cần Thơ, nhóm tác giả rút ra một số kết luận như sau: Thứ nhất, ngành TM&DV TP. Cần Thơ có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế thành phố, góp phần củng cố vị thế trung tâm kinh tế của vùng ĐBSCL. Trong đó, phải kể đến các ngành quan trọng như: ngành bán lẻ, tài chính, giáo dục …; Thứ hai, bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành TM&DV cũng còn tồn tại những hạn chế, khó khăn cần khắc phục như: cơ sở hạ tầng, các công tác quản lý còn yếu… Dựa trên thực trạng, thành tựu đạt được và một số khó khăn tồn tại cần khắc phục, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành TM&DV hơn nữa, từ đó giúp nền kinh tế TP. Cần Thơ phát triển mạnh mẽ, xứng đáng với vai trò trung tâm động lực của vùng ĐBSCL. Nguyễn Thị Thanh Hà (2015), Nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị Co.opmart Cần Thơ trong xu thế hội nhập quốc tế, luận văn thạc sĩ, trường Đại Học Tây Đô. Nghiên cứu phân tích các yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh cho siêu thị Co.opmart Cần Thơ, từ đó đề ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị trong xu hướng hội nhập quốc tế. Mô hình nghiên cứu gồm 6 nhóm nhân tố: (1) Hàng hóa, (2) Không gian, (3) Giá cả, (4) Nhân viên, (5) Vật chất, (6) tin cậy. Các phương pháp được sử dụng để phân tích dữ liệu là: thống kê mô tả, kiểm định Cronbach Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy đa biến. Trong quá trình đánh giá độ tin cậy, phân tích nhân tố kết quả cho thấy 6 nhân tố đều có tác động. Qua phân tích nghiên cứu rút ra giải pháp: (1) Gia tăng yếu tố cơ sở vật chất, (2) Giảm giá hàng bán các mặt hàng trong siêu thị, (3) Gia tăng yếu tố hàng hóa, (4) Gia tăng yếu tố không gian, (5) Gia tăng niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ của siêu thị. Đỗ Minh Nhã (2007), Đánh giá chất lượng dịch vụ Nhà hàng – Khách sạn tại tỉnh Bạc Liêu, luận văn thạc sĩ, trường Đại Học Cần Thơ. Là một nghiên cứu dựa trên sự đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu dịch vụ của du khách đến ăn, nghỉ ở các nhà hàng – khách sạn tại tỉnh Bạc Liêu trong năm 2007. Đề tài ứng dụng lý thuyết mô hình 5 khoảng cách trong chất lượng dịch vụ và thang đo đánh giá chất lượng dịch vụ SERVQUAL của Parasuraman (1991). Bằng phương pháp thảo luận với các chuyên gia, nghiên cứu đã điều chỉnh thang đo cho phù hợp mục đích đánh giá chất lượng dịch vụ ngành nhà hàng – khách sạn tại tỉnh Bạc Liêu. Thang đo đánh giá chất lượng dịch vụ ngành nhà hàng – khách sạn được kiểm định độ tin cậy, mối tương quan và phân tích nhân tố, đảm bảo sự phù hợp về thống kê cũng như tính khoa học của nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu cho thấy tổng thể chất lượng dịch vụ ngành nhà hàng – khách sạn của tỉnh Bạc Liêu chỉ đạt ở mức độ trung bình, khách du lịch chưa hài lòng. 7 Nguyễn Thế Huy (2007), Hoàn thiện nâng cao chất lượng dịch vụ của hệ thống Khách sạn – Nhà hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ, luận văn thạc sĩ, trường Đại Học Cần Thơ. Sử dụng mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman (1991) để đo lường chất lượng dịch vụ được càm nhận của du khách quốc tế về hệ thống khách sạn – nhà hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ, qua đó đánh giá sự thõa mãn của nhóm khách này. Nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ cảu hệ thống khách sạn – nhà hàng trên địa bang thành phố Cần Thơ về yếu tố nhân khẩu học và các giải pháp đối với năm khía cạnh để đánh giá chất lượng dịch vụ là yếu tố hữu hình, sự đáng tin cậy, sự nhiệt tình, sự đảm bảo và lòng thông cảm. Kết quả nghiên cứu về chất lượng dịch vụ nói chung cho thấy khách hàng cảm nhận chung về chất lượng dịch vụ của hệ thống khách sạn – nhà hàng trên địa bang thành phố Cần Thơ là rất hài lòng. Tuy nhiên, mức rất hài lòng chỉ ở gần mức hài lòng. Trần Thị Thúy An (2008), Đánh giá mức độ thỏa mãn của du khách về chất lượng dịch vụ của khách sạn Golf Cần Thơ, luận văn đại học, trường Đại Học Cần Thơ. Sử dụng mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman để đo lường chất lượng dịch vụ được cảm nhận của du khách, sử dụng các thông tin điều tra từ việc phỏng vấn để đánh giá sự hài lòng của du khách thông qua phương pháp phân tích bản chéo (Cross-Tabulation) và phương phapWTP (Willingness To Pay). Kết hợp thông tin từ các nhân viên khách sạn để biết được nguyên nhân gây ra hạn chế. Từ kết quả trên cho thấy chất lượng dịch vụ của khách sạn Golf cung cấp cho du khách là khá tốt. Tuy nhiên còn một số hạn chế: khả năng giao tiếp của nhân viên chưa hài lòng du khách, trang phục của nhân viên chưa gây được ấn tượng, máy vi tính ở phòng internet chưa đáp ứng đủ nhu cầu du khách. Kết hợp với phương pháp phân tích ma trận SWOT để làm cơ sở đề ra các giải pháp thu hút khách hàng. Đối với nhà nghiên cứu như Song & Wu (2006) trích bởi Phạm Lê Hồng Nhung (2009); Akbaba (2006); Nadiri và Husain (2008); Tsaur, Chang và Yen (2007) trích bởi Nguyễn Quốc Nghi và Hoàng Thị Hồng Lộc (2009) đã sử dụng phương pháp đánh giá mức độ quan trọng và mức độ thực hiện dịch vụ (Importance Performance Analysis – IPA) để đánh giá chất lượng dịch vụ của nhà hàng, khách sạn, và hãng lữ hành ở Hồng Kong (sử dụng 5 chỉ tiêu đo lường dịch vụ của Parasuraman); đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú của của ngành du lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng phương pháp phân tích mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận của khách hàng (Service Quality – SERVQUAL); sử dụng phương pháp phân tích mức độ cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ lưu trú (Service performance – SERVPERF) hoặc đánh giá chất lượng 8 dịch vụ vận chuyển ở nhiều quốc gia qua đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ nói chung. Thông qua việc lược thảo các tài liệu nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu kế thừa các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ. Nghiên cứu còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích hành vi mua sắm của khách hàng tại siêu thị Co.opmart Cần Thơ, các đánh giá của khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, đồng thời mô tả thông tin cá nhân của đối tượng phỏng vấn. Bên cạnh đó, những nghiên cứu trên còn góp phần giúp cho tác giả đề ra các hàm ý quản trị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị. Từ những định hướng cơ bản này, tác giả tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về phương pháp nghiên cứu cũng như cơ sở lý luận để thực hiện bài viết một cách tốt nhất. 7. Bố cục của luận văn Chương 1: Cơ sở lý thuyết về dịch vụ và chất lượng dịch vụ Chương 2: Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.opmart Cần Thơ Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ siêu thị Co.opmart Cần Thơ 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỊCH VỤ VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ 1.1 Lý luận chung về chất lượng dịch vụ 1.1.1 Khái niệm dịch vụ Dịch vụ là những hoạt động hoặc là chuỗi hoạt động mà thông thường ít hoặc nhiều chúng ta không thể sờ thấy về mặt tự nhiên được, nhưng không nhất thiết xảy ra sự tác động qua lại giữa một bên là khách hàng và một bên là người cung cấp dịch vụ và/hoặc tiềm lực về mặt vật lý của sản phẩm và/hoặc hệ thống người cung cấp mà nó được cung cấp như là những giải pháp cho vần đề của người tiêu dùng (Gronroos, 1009). Dịch vụ là có thể nhận biết, tính hữu hình của hoạt động cũng là mục tiêu chính của sự thực hiện theo cách nhằm cung cấp sự thỏa mãn mong muốn của khách hàng (Waller, 1990). Dịch vụ là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung cấp và khách hàng, cũng như nhờ các hoạt động của người cung cấp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng (ISO 9004-2:1991E). 1.1.2 Khái niệm chất lượng dịch vụ Theo quan điểm hướng về khách hàng, chất lượng dịch vụ đồng nghĩa với việc đáp ứng mong đợi của khách hàng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Do vậy, chất lượng được xác định bởi khách hàng, như khách hàng mong muốn. Do nhu cầu của khách hàng thì đa dạng, cho nên chất lượng cũng sẽ có nhiều cấp độ tùy theo đối tượng khách hàng. Chất lượng dịch vụ là do khách hàng quyết định. Như vậy, chất lượng là phạm trù mang tính chủ quan, tuỳ thuộc vào nhu cầu, mong đợi của khách hàng. Do vậy, cùng một mức chất lượng dịch vụ nhưng các khách hàng khác nhau sẽ có cảm nhận khác nhau, và ngay cả cùng một khách hàng cũng có cảm nhận khác nhau ở các giai đoạn khác nhau. Đối với ngành dịch vụ, chất lượng phụ thuộc nhiều vào nhân viên cung cấp dịch vụ, do vậy khó đảm bảo tính ổn định. Đồng thời, chất lượng mà khách hàng cảm nhận phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại vi: môi trường, phương tiện thiết bị, phục vụ, thái độ của nhân viên phục vụ… 1.1.3 Khái niệm sự hài lòng khách hàng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng