Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp mở rộng thanh toán khôhg dùng tiền mặt trong nền kinh tế việt nam hiện...

Tài liệu Giải pháp mở rộng thanh toán khôhg dùng tiền mặt trong nền kinh tế việt nam hiện nay

.PDF
29
155
68

Mô tả:

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1 . Khái niệm và ñặc ñiểm và ý nghĩa của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. 1.1.1 . Khái niệm Tiền mặt theo nghĩa hẹp, ñó là tiền do Ngân hàng Trung ương phát hành ra và nằm trong tay công chúng hay ngoài hệ thống ngân hàng. Còn theo nghĩa rộng nhất, tiền mặt có thể ñược hiểu là những thứ có thể sử dụng trực tiếp ñể thanh toán các giao dịch và bao gồm cả tiền gửi ngân hàng. Như vậy, trong trường hợp này khái niệm tiền mặt ñược dùng ñể chỉ dạng có khả năng thanh toán cao nhất của tài sản, bao gồm các ñồng tiền do Ngân hàng Trung ương phát hành ra và ñược công chúng giữ ñể chi tiêu, tiền gửi ở tài khoản vãng lai hay tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có thể rút ra bất cứ lúc nào bằng cách viết séc. Thanh toán, trong các mối quan hệ kinh tế, ñược hiểu một cách khái quát nhất là việc thực hiện chi trả bằng tiền giữa các bên trong những quan hệ kinh tế nhất ñịnh. Tiền ở ñây ñược hiểu là bất cứ cái gì ñược chấp nhận chung trong việc thanh toán ñể nhận hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc trong việc trả nợ. Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là tổng hợp mọi quan hệ chi trả tiền tệ ñược thực hiện bằng cách trích chuyển một số tiền từ tài khoản của người trả sang tài khoản của người nhận ñược mở tại ngân hàng, dưới sự kiểm soát tác nghiệp của hệ thống các ngân hàng. 1.1.2 Đặc ñiểm của thanh toán không dùng tiền mặt. Sự ra ñời của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt gắn liền với sự ra ñời của ñồng tiền ghi sổ và sự phát triển của nó gắn liền với sự phát t riển của hệ thống ngân hàng. Sự tồn tại và lớn mạnh của hệ thống này ñã tạo ñiều kiện cho cá nhân và các tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và thực hiện việc thanh toán thông 2 qua việc chuyển khoản trong hệ thống ngân hàng. thanh toán không dùng tiền mặt là một hình thức vận ñộng tiền tệ mà ở ñây tiền vừa là công cụ ñể kế toán, vừa là công cụ ñể chuyển hóa hình thức giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Nó có một số ñặc ñiểm sau: + Trong thanh toán không dùng tiền mặt sự vận ñộng của tiền tệ ñộc lập với sự vận ñộng của hàng hóa cả về thời gian lẫn không gian và thường không có sự ăn khớp nhau. Đây là ñặc ñiểm quan trọng và nổi bật nhất của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. + Trong thanh toán không dùng tiền mặt, vật trung gian trao ñổi không xuất hiện như trong hình thức thanh toán dùng tiền mặt theo kiểu H-T-H mà chỉ xuất hiện dưới dạng tiền kế toán hay tiền ghi sổ và ñược ghi chép trên các chứng từ sổ sách kế toán. ñây là ñặc ñiểm riêng của thanh toán không dùng tiền mặt. + Trong thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng vừa là người tổ chức vừa là người thực hiện các khoản thanh toán. Chỉ có ngân hàng, người quản lý tài khoản tiền gửi của các khách hàng mới ñược quyền trích chuyển những tài khoản này theo các nguyên tắc chuyên môn ñặc thù như là một nghiệp vụ riêng của mình. Với nghiệp vụ này, ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán ñối với các khách hàng của mình. Với những ñặc ñiểm nêu trên, thanh toán không dùng tiền mặt nếu ñược tổ chức và thực hiện tốt sẽ phát huy ñược tác dụng tích cực của nó. Trong tương lai, theo ñà phát triển của xã hội và theo nhu cầu của thị trường, thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong việc lưu chuyển tiền tệ và trong thanh toán giá trị của nền kinh tế. 1.1.3 Nguyên tắc thanh toán không dùng tiền mặt ( thanh toán qua ngân hàng ) Muốn thanh toán qua ngân hàng, khách hàng phải chấp hành ñúng quy ñịnh của ngân hàng nhà nước về thanh toán qua ngân hàng cũng như những hướng dẫn cụ thể của từng ngân hàng. Dù là khách hảng của ngân hàng nào khi muốn thanh toán qua ngân hàng cũng phải tuân thủ theo những nguyên tắt sau: Phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, trên tài khoản phải có số dư ñể ñáp ứng nhu cầu thanh toán. Chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm về việc chi trả vượt quá số dư 3 trên tài khoản và chịu phạt theo tỷ lệ TTKDTM (trừ trường hợp ñã có thỏa thuận thấu chi với ngân hàng ), chịu trách nhiệm trên những sai sót, lợi dụng trên những giấy tờ thanh toán của những người ñược chủ tài khoản ủy quyền ký thay. Khi thực hiện thanh toán qua ngân hàng, chủ tài khoản phải chấp hành những quy ñịnh và hướng dẫn của ngân hàng về việc lập những giấy tờ thanh toán, phương thức nộp, lĩnh tiền ở ngân hàng . trên các giấy tờ thanh toán duấ và chữ ký phải ñúng mẫu ñã ñăng ký tại ngân hàng. Chủ tài khoản phải tự theo dõi tài số dư tiền gửi tại ngân hàng, nếu số liệu của ngân hàng và sổ sách của mình có sự chênh lệch thì phải báo nbgay cho ngân hàng biết ñể cùng nhau ñối chiếu, ñiều chỉnh số liệu cho khớp ñúng. Ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ thanh toán của khách hàng, số dư trên tài khoản và chi trả kịp thời theo yêu cầu của khách hàng, mọi sai sót do chủ quan của ngân hàng làm thiệt hại ñến khách hàng ñều phải bồi thường theo quy ñịnh. 1.1.4 Ý nghĩa của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt : Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức sử dụng công cụ tiền tệ tiến bộ nhất nó tạo ra tiền ñề ñể áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mang lại những lợi ích kinh tế to lớn. Thanh toán không dùng tiền mặt ra ñời và phát triển trên cơ sở của nền kinh tế thị trường. Song chính nó lại trở thành nhân tố thúc ñẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển, do ñó nó vừa ñược coi là “ñứa con” sinh ra của kinh tế thị trường lại ñược xem như “bà ñỡ” của nền kinh tế hàng hoá, nó góp phần ñẩy nhanh tốc ñộ quá trình tái sản xuất xã hội, nó là khâu ñầu và cũng là khâu kết thúc của quá trình sản xuất, nó liên quan ñến toàn bộ quá trình lưu thông hàng hoá, tiền tệ của các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội. - Đối với khách hàng: Khi giao dịch với ngân hàng ñể thanh toán họ phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Tiền này có thể sử dụng bất cứ lúc nào và nó có tính thanh khoản gần như 100%. Quá trình thanh toán này nhanh hơn tiền mặt và giảm ñược rất nhiều chi phí liên quan ñến quá trình vận chuyển, kiểm ñếm tiền mặt mà họ phải chịu. Giảm thiểu các rủi ro như trộm cắp, hỏa hoạn. 4 Ngoài ra khi khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng và duy trì số tiền gửi , họ còn ñược hưởng những lợi ích khác như ñược trả lãi, ñược cung cấp dịch vụ ngân hàng với nhiều ưu ñãi… - Đối với ngân hàng: Thanh toán không dùng tiền mặt tạo ñiều kiện cho Ngân hàng tập chung tăng cường ngồn vốn ñể ñầu tư ñúng chỗ có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế. Qua hình thức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ tập trung ñược khoản thanh toán của khách hàng mở tài khoản ở các Ngân hàng, muốn thanh toán ñược thì trên tài khoản phải có số dư, ñiều này ñã tạo ra một nguồn vốn nhàn rỗi và tập trung vào ngân hàn. Càng nhiều khách hàng tham gia vào hoạt ñộng thanh toán này thì số vốn càng lớn và bằng kênh tín dụng riêng của mình ngân hàng có thể ñầu tư khi nền kinh tế kêu gọi vốn phát triển. - Đối với nền kinh tế: Thanh toán không dùng tiền mặt tạo ñiều kiện dễ dàng cho việc kiểm soát lạm phát. Thông qua việc khống chế tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ tái chiết khấu... ngân hàng Trung ương gián tiếp ñiều hoà khối lượng tiền tệ cung ứng góp phần bảo ñảm cho nền kinh tế ở một mức ñộ ổn ñịnh. Căn cứ vào việc thanh toán luân chuyển tiền tệ mà hoạch ñịnh các chính sách cần thiết. Với ý nghĩa to lớn ñó, ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển người dân sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt như là một thói quen văn hoá không thể thiếu ñược. Thanh toán không dùng tiền mặt tạo ñiều kiện giúp Ngân hàng trung ương dự ñoán và kiểm soát ñồng tiền ñối với nền kinh tế ñể sử dụng và phát huy các ñòn bẩy kinh tế như lãi suất, tỷ trọng tín dụng trung dài hạn, tỷ giá hối ñoái… mà không cần phải dùng tới các mệnh lệnh hành chính ñể kiểm soát và ñịnh hướng nền kinh tế. Thanh toán không dùng tiền mặt có ý nghĩa quan trọng ñến việc tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ ñó giảm bớt những phí tổn to lớn của xã hội có liên quan ñến việc phát hành và lưu thông tiền. Trước hết ñó là tiết kiệm chi phí in tiền, sau ñó là những chi phí cho việc kiểm ñếm, chuyên chở, bảo quản và huỷ bỏ tiền cũ, rách mà vấn ñề bức xúc nhất hiện nay ñó là việc chuyên chở và bảo quản tiền mặt. 5 1.2 – Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt : 1.2.1 Séc : Séc là môt tờ lệnh trả tiền của chủ tài khoản ñược lập trên mẫu ñã quy ñịnh sẵn, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích tiền từ tài khoản tiền gửi của mình ñể trả cho người thụ hưởng có tên trên tờ séc hay người cầm tờ séc ñó. Séc là loại chứng từ thanh toán ñược áp dụng rộng rãi ở tất cả các nước trên thế giới, quy ñịnh sử dụng séc ñã ñược chuẩn hoá trên Công ước quốc tế. Séc ñược sử dụng ñể thanh toán tiền hàng, dịch vụ, nộp thuế, trả nợ… hoặc ñược dùng ñể rút tiền mặt tại các chi nhánh ngân hàng. Tất cả các khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng ñều có quyền sử dụng séc ñể thanh toán. Thời hạn hiệu lực của séc, tùy theo quy ñịnh trước, thường là 15 ngày kể từ ngày chủ tài khoản phát hành séc ñến ngày người thụ hưởng nộp séc vào ngân hàng (gồm cả ngày chủ nhật và ngày lễ). 1.2.2 Ủy nhiệm chi ( UNC ) : Trong các phương tiện thanh toán không dùng tiền măt hiện nay tại Việt Nam, có thể nói UNC là phương tiện thanh toán ñược sử dụng phổ biến nhất vì ñơn giản về thủ tục, có phạm vi thanh toán rộng. khi có nhu cầu thanh toán chủ tài khoản ( công ty hoặc cá nhân) lập lệnh theo mẫu của ngân hàng- nơi quản lý tài khoản và gửi tới ngân hàng. Ngay khi nhận ñược lệnh, ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của UNC, số dư tài khoản và sẽ thực hiện trong thời gian không quá một ngày làm việc kể từ thời ñiểm nhận ñược lệnh chi hay UNC do khách hàng gửi ñến. Bên cạnh những ưu ñiểm thì UNC vẫn còn co thể gây thiệt hại cho bên bán một khi bên mua thiếu thiện chí thanh toán, bên mau có thể lập UNC ñưa ñến cho ngân hàng nhưng sau ñó lại yêu cầu hủy ngay, khi mà ngân hàng chưa kịp xử lý lệnh và cũng có thể gây thiệt hại cho bên mua trong trường hợp ñã thanh toán tiền nhưng chất lượng hàng nhận không như mong ñợi. trong các trường hợp này ngân hàng chỉ cung cấp dịch vụ theo ñúng nghĩa của nó. 6 1.2.3 Ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu ( UNT ) : Nhờ thu là phương thức thanh toán trong ñó người xuất khẩu sau khi giao hàng và cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu thì uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra. Khi áp dụng phương thức thanh toán này các bên liên quan sẽ tuân theo qui tắc thống nhất về nhờ thu chứng từ thương mại URC (Uniform Rule for Collection) do phòng thương mại quốc tế ICC phát hành năm 1995.Theo URC 522 ñể tiến hành phương thức thanh tóan nhờ thu bên bán phải lập chỉ thị nhờ thu ( Collection Instruction) gửi cho ngân hàng uỷ thác. Các ngân hàng tham gia nghiệp vụ nhờ thu chỉ ñược thực hiện theo ñúng chỉ thị, với nội dung phù hợp qui ñịnh URC ñược dẫn chiếu. Chỉ thị nhờ thu là văn bản pháp ly ñiều chỉnh quan hệ giữa Ngân hàng với bên nhờ thu Các bên tham gia phương thức thanh toán: - Người xuất khẩu (người uỷ nhiệm thu / Người hưởng lợi ) - Ngân hàng nhận uỷ nhiệm thu :là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu - Ngân hàng ñại lý (ngân hàng thu tiền):là ngân hàng phục vụ bên mua - Người nhập khẩu(người trả tiền / Bên mua) 1.2.4 Thư tín dụng(TTD): TTD là hình thức thanh toán theo sự thoả thuận giữa hai bên bán và mua trong ñiều kiện bên bán ñòi hỏi bên mua phải có ñủ tiền ñể chi trả phù hợp với giá trị hàng hoá mà bên bán ñã giao theo hợp ñồng hay ñơn ñặt hàng ñã ký. TTD thường dùng ñể thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản ở hai ngân hàng khác nhau, có thể cùng hoặc khác hệ thống ( trường hợp khác hệ thống thì nơi ngân hàng bên bán ñóng trụ sở phải có ngân hàng cùng hệ thống với ngân hàng mở TTD và tham gia thanh toán bù trừ với ngân hàng bên bán). Mỗi TTD chỉ ñược dùng ñể thanh toán cho một người thụ hưởng. Thời hạn hiệu lực của một TTD là 3 tháng kể từ ngày ngân hàng bên mua nhận mở TTD. Mức tiền tối thiểu cuả một TTD là 10 triệu ñồng. 7 1.2.5 Thẻ thanh toán Thẻ thanh toán là một công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng của mình ñể thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, thanh toán công nợ hay lĩnh tiền mặt tại các ngân hàng ñại lý thanh toán hay các quầy trả tiền mặt tự ñộng. Thẻ thanh toán có nhiều loại nhưng có một số loại thẻ sau ñược sử dụng phổ biến: - Thẻ ghi Nợ: Người sử dụng loại thẻ này không phải lưu ký tiền vào tài khoản " Đảm bảo thanh toán thẻ". Căn cứ ñể thanh toán thẻ là số dư tài khoản tiền gửi của chủ sở hữu thẻ tại ngân hàng và hạn mức thanh toán tối ña do ngân hàng phát hành thẻ quy ñịnh. Hạn mức của thẻ ñược ghi vào bộ nhớ của thẻ nếu là thẻ ñiện tử hoặc ñược ghi vào dải băng từ nếu là thẻ từ. Loại thẻ này áp dụng cho những khách hàng có quan hệ tốt, thường xuyên và có tín nhiệm với ngân hàng. - Thẻ ký quỹ thanh toán(thẻ loại B) : là loại thẻ mà ñể ñược sử dụng thẻ, khách hàng phải lưu ký một số tiền nhất ñịnh vào tài khoản " Đảm bảo thanh toán thẻ" thông qua việc tính tiền gửi hoặc nộp tiền mặt. Số tiền ký quỹ là hạn mức của thẻ và ñược ghi vào bộ nhớ của thẻ. Thẻ này áp dụng rộng rãi cho mọi khách hàng. - Thẻ tín dụng (thẻ loại C): áp dụng với những khách hàng có ñủ ñiều kiện ñược ngân hàng ñồng ý cho vay tiền ñể mua thẻ. Mức tiền cho vay ñược coi như hạn mức tín dụng và ñược ghi vào bộ nhớ của thẻ, khách hàng chỉ ñược thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng ñã ñược ngân hàng chấp thuận. 1.2.6 Dịch vụ ngân hàng ñiện tử : Về nguyên tắc, thực chất của dịch vụ Ngân hàng ñiện tử là việc thiết lập một kênh trao ñổi thông tin tài chính giữa khách hàng và Ngân hàng nhằm phụcvụ nhu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng của khách hàng một cách thực sự nhanhchóng, an toàn và thuận tiện. Hiện nay dịch vụ Ngân hàng ñược các Ngân hàng thương mại Việt Nam cung cấp qua các kênh chính sau ñây: Ngân hàng trên mạng Internet (Internetbanking), Ngân hàng tại nhà (Home-banking), Ngân hàng tự ñộng qua ñiện thoại (Phonebanking);Ngân hàng qua mạng thông tin di ñộng (Mobile-banking)… 8 Ngân hàng trên mạng Internet (Internet-banking) Internet-banking là dịch vụ cung cấp tự ñộng các thông tin sản phẩm và dịch vụ NH thông qua ñường truyền Internet. Đây là một kênh phân phối rộng các sản phẩm và dịch vụ NH tới khách hàng ở bất cứ nơi ñâu và bất cứ thời gian nào. Với máy tính kết nối Internet, khách hàng có thể truy cập vào website của NH ñể ñược cung cấp các thông tin, hướng dẫn ñầy ñủ các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng. Các dịch vụ Internet-banking cung cấp:xem số dư tài khoản tại thời ñiểm hiện tại, vấn tin lịch sử giao dịch; xem thông tin tỷ giá; lãi suất tiền gửi tiết kiệm; thanh toán hóa ñơn ñiện, nước, ñiện thoại; khách hàng có thể gửi tất cả các thắc mắc, góp ý về sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng và ñược giải quyết nhanh chóng. Ngân hàng tại nhà (Home-banking): Ứng dụng và phát triển Home-banking là một bước phát triển chiến lược của các NHTM Việt Nam trước sức ép rất lớn của tiến trình hội nhập toàn cầu về dịch vụ NH. Đứng về phía khách hàng, Home-banking ñã mang lại những lợi ích thiết thực như tiết kiệm chi phí, thời gian. Và khẩu hiệu “Dịch vụ Ngân hàng 24 giờ mỗi ngày, bảy ngày mỗi tuần” chính là ưu thế lớn nhất mà mô hình Ngân hàng “hành chính” truyền thống không thể nào sánh ñược. Ngân hàng qua ñiện thoại (Phone-banking): Phone-banking ñược cung cấp qua một hệ thống máy chủ và phần mềm quản lý ñặt tại NH, liên kết với khách hàng thông qua tổng ñài của dịch vụ. Thông qua các phím chức năng ñược khái niệm trước, khách hàng sẽ ñược phục vụ một cách tự ñộng hoặc thông qua nhân viên tổng ñài. Khi ñăng ký sử dụng dịch vụ Phone-banking, khách hàng sẽ ñược cung cấp một mã khách hàng, hoặc mã tài khoản, tùy theo dịch vụ ñăng ký, khách hàng có thể sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau. Ngân hàng qua mạng di ñộng (Mobile-banking): Cùng với sự phát triển của mạng thông tin di ñộng, các NHTM Việt Nam cũng ñã nhanh chóng ứng dụng những công nghệ mới này vào các dịch vụ NH. Về nguyên tắc, thông tin bảo mật ñược mã hóa và trao ñổi giữa trung tâm xử lý của NH và thiết bị di ñộng của khách hàng (ñiện thoại di ñộng, Pocket PC, Palm…). 9 1.3 Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt 1.3.1 Thanh toán bù trừ Thanh toán bù trừ là thanh toán vốn giữa các tổ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước khác hệ thống nhưng cùng ñịa bàn thông qua tài khoản tại ngân hàng Nhà nước d ñơn vị ngân hàng Nhà nước ñứng ra tổ chức và chủ trì thanh toán bù trừ. 1.3.2 Thanh toán ñiện tử liên ngân hàng Thanh toán ñiện tử liên ngân hàng là phương thức thanh toán ñiện tử sử dụng mạng thanh toán CITAD do sở giao dịch NHNN Việt Nam làm chủ trì và các NHTM làm thành viên. Thanh toán ñiện tử liên ngân hàng có hai hình thức là thanh toán ñiện tử giá trị cao ( số tiền thanh toán từ 500 triệu trở lên ) và giá trị thấp ( số tiền thanh toán dưới 500 triệu ). 1.3.3 Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng khác Hình thức này áp dụng ñối với các ngân hàng cùng hoặc khác hệ thống nhưng cùng ñịa bàn và có quan hệ giao dịch thanh toán thường xuyên với nhau. Một ngân hàng có tài khoản tiền gửi ở nhiều ngân hàng khác sẽ tạo ñiều kiện chuyển tiền thuận lợi và nhanh chóng. KẾT LUẬN CHƯƠNG I Tiền mặt ñã xuất hiện từ lâu và là phương thức thanh toán không thể thiếu ở bất cứ quốc gia nào. Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển, có rất nhiều phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiện ñại hơn nhiều ra ñời và ñược gọi chung là phương thức TTKDTM. Chương 1 ñã ñề cập ñến các phương tiện ñược sử dụng khi thực hiện TTKDTM làm cơ sở ñể phân tích tình trạng của việc sử dụng cũng như ñưa ra các giải pháp trong các chương sau 10 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM 2.1. Đặc ñiểm kinh tế xã hội Việt Nam giai ñoạn hiện nay. Những thuận lợi, khó khăn ñối với công tác phát triển , mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt . 2.1.1 Thuận lợi Sau 20 năm ñổi mới kể từ Đại hội Đảng VI năm 1986, nền Việt Nam ñã ra khỏi khủng hoảng kinh tế, ñạt ñược tốc ñộ tăng trưởng nhanh, tăng cường cơ sở vật chất và tạo tiền ñề cho giai ñoạn phát triển mới công nghiệp hóa – hiện ñại hóa ñất nước, sớm ñưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, phấn ñấu ñến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện ñại. Đó là hai trong số những thành tựu mà Việt Nam ñạt ñược qua 20 năm ñổi mới. Với nền kinh tế ngày càng phát triển với nhiều thành phần kinh tế, cùng với sự ñi lên của nền kinh tế, việc xây dựng một hệ thống thanh toán tiện lợi và hiện ñại sẽ càng thúc ñẩy cho sự ñi lên của nến kinh tế. 2.1.2 Khó khăn Nền kinh tế Việt Nam ñang chuyển từ nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ, bao cấp, tập trung sang nền kinh tế thị trường; thanh toán trong dân cư với nhau phổ biến là bằng tiền mặt, mọi sự tiếp cận với phương tiện thanh toán mới, công nghệ thanh toán mới ñang ở mức ban ñầu cả về tổ chức và thực hiện. Mặt khác thu nhập của dân nói chung còn ở mức thấp; nhu cầu thiết yếu dân vẫn mua ở chợ “tự do” là chủ yếu; thêm vào ñó thói quen sử dụng tiền mặt, ñơn giản, thuận tiện bao ñời nay không dễ một sớm, một chiều thay ñổi nhanh ñược; ñồng thời muốn sử dụng phương tiện thanh toán hiện ñại lại cũng cần có sự hiểu biết nhất ñịnh. Cơ chế, chính sách, môi trường và tổ chức quản lý thanh toán hiện ñại trong ñiều kiện nền kinh tế ở Việt Nam, trước sự bùng nổ và phát triển thương mại ñiện tử, công nghệ thông tin trên thế giới, thì còn khá nhiều bất cập, nhiều ñiều phải bàn và làm. 11 2.2. Tình hình chung về hệ thống ngân hàng Việt Nam Về tổ chức bộ máy: ngân hàng Việt Nam ñã ñược thiết lập thành một mạng lưới cung cấp dịch vụ ngân hàng phong phú, phục vụ mọi thành phần kinh tế. Tính ñến năm 2008, hệ thống tổ chức tín dụng ở Việt Nam bao gồm: + 5 NHTM nhà nước + 1 NH chính sách xã hội + 40 NHTM CP + 5 NH liên doanh + 39 chi nhánh NH nước ngoài + 5 NH 100% vốn nước ngoài + Hệ thống quy tín dụng nhân dân + 17 công ty tài chính + 13 công ty cho thuê tài chính … Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam năm 2008 Việc ký kết hiệp ñịnh thương mại song phương Việt Mỹ và gia nhập WTO giúp cho thị trường tài chính ngân hàng của Việt Nam mở cửa hơn nhiều so với trước ñây. Số lượng các ngân hàng nước ngoài ñến Việt Nam ngày càng nhiều tạo ra một môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh cao. Việc các ngân hàng, tập ñoàn tài chính nước ngoài mở rộng hoạt ñộng tại thị trường Việt Nam thông qua con ñường sở hữu vốn cổ phần trong các NHTM Việt Nam ñem lại nhiều lợi ích cho cả hai bên trong quá trình cạnh tranh và hợp tác. Trong ñó các NHTM Việt Nam không những nâng cao ñược năng lực tài chính mà còn có ñiều kiện tiếp tục hiện ñại hoá công nghệ ñổi mới quản trị ñiều hành, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,... theo tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng kinh doanh trên thị trường quốc tế. 2.3. Tình hình mở rộng tài khoản cá nhân qua các năm Dịch vụ tài khoản cá nhân của hệ thống ngân hàng thương mại phát triển khá nhanh. Trong năm 2008, dịch vụ thẻ ngân hàng và mở tài khoản cá nhân phát triển nhanh chóng. Đến nay, toàn hệ thống ngân hàng có khoảng 15 triệu tài khoản cá nhân, 12 tăng 36% so với cuối năm 2007; số lượng thẻ trong lưu thông ñạt khoảng 13,4 triệu thẻ, tăng 46% so với cuối năm 2007 với 142 thương hiệu thẻ thuộc 39 tổ chức phát hành thẻ.. Tốc ñộ tăng trung bình mỗi năm khoảng 150% về số tài khoản và 120% về số dư. Có ñược kết quả như trên là do nhiều yếu tố tác ñộng như: môi trường pháp lý trong lĩnh vực thanh toán ngân hàng có những thay ñổi theo hướng phù hợp hơn, mạng lưới ñiểm giao dịch phục vụ khách hàng của các ngân hàng ñược mở rộng, thanh toán ñiện tử liên ngân hàng ñược triển khai có hiệu quả,… Các ngân hàng thương mại ñã có nhiều nỗ lực trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật; chú trọng phát triển ña dạng và phong phú các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện ñại; bắt ñầu quan tâm ñến công tác tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo, khuyến mãi cho các sản phẩm dịch vụ của mình khi ñưa ra thị trường. 2.4. Tình hình sử dụng tiền mặt trong lưu thông . Tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm dần. Bảng 1: tỷ trọng tiền mặt so với tổng các phương tiện thanh toán Năm 1997 2001 2004 2005 2006 2007 2008 % 32,2 23,7 20,3 19 17,21 16,36 14,6 Điều này phản ánh thói quen thanh toán của người dân ñang thay ñổi, thanh toán bằng tiền mặt có xu hướng giảm mà thay vào ñó là các hình thức thanh toán bằng các phương tiện thanh toán phi tiền mặt như thẻ ATM, thẻ tín dụng , thẻ trả trước… , trong khi khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt tăng cao 13 Bảng 2: thể hiện diễn biến tổng phương tiện thanh toán năm 2008 Nguồn : Báo cáo thường niên của NHNN năm 2008 Bảng 3: thể hiện cơ cấu tổng phương tiện thanh toán Nguồn : Báo cáo thường niên của NHNN năm 2008 2.5. Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt Năm 2008 từ 5 tỉnh thành phố triển khai hệ thống ñiện tử liên ngân hàng giai ñoạn 1 ñã ñược triển khai mở rộng ra 63 tỉnh, thành phố trong cả nước nhờ kết quả thực hiện dự án hiện ñại hóa hệ thống thanh toán giai ñoạn 2. Hệ thống thanh toán ñiện tử 14 liên NH, từ 2/5/2002 ñến 3/2008 ñãthực hiện: 18.450.737 lệnh thanh toán tương ứng 17.075.000 tỷ ñồng. Bình quân mỗi ngày thực hiện từ 35.000 ñến 45.000 lệnh thanh toán với 33.000 tỷ ñồng. Thời gian thực hiện bình quân một lệnh là 10 giây. 2.5.1. Tình hình thanh toán qua thẻ Dịch vụ phát hành thẻ ngân hàng và các dịch vụ tiện ích ñi kèm với thẻ tiếp tục phát triển. Lượng thẻ lưu thông ñến cuối tháng 12/2008 ñã ñạt ñến 15 triệu thẻ ( tăng 36% so với cuối năm 2007), với 160 thương hiệu thẻ thuộc 40 tổ chức phát hành thẻ, ñã lắp dặt ñược hơn 7.600 ATM và gần 25.000 thiết bị POS/EDC phục vụ cho các hoạt ñộng thanh toán. Dưới sự chỉ ñạo của NHNN, 2 liên minh thẻ lớn nhất ( chiếm hơn 80% thị trường thẻ Việt Nam ) là Banknetvn và Smartlink ñã tiến hành kết nối hệ thống ATM giữa các ngân hàng thành viên của 2 liên minh với nhau, tạo ñiều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng sử dụng thẻ. Tại VN hiện nay, có rất nhiều thương hiệu thẻ tín dụng quốc tế như: Master Card, Visa Card, American Express,... do các Cty Tài Chính nước ngoài làm chủ thươg hiệu. Tẻ ghi nợ cũng có 2 loại là thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ ghi nợ nội ñịa. Thẻ ghi nợ quốc tế có các thương hiệu như: Visa Debit Card, Visa Electron Card, MasterCard Dynamic, MasterCard Electronic, Master MTV Debit Card... Thẻ ghi nợ nội ñịa có VCB Connect 24, Đông Á, Techcombank, Inconbank, BIDV, Agribank... Bảng 4: Hệ thống ATM và POS Năm 2007 2009 Máy ATM 4.020 8.800 POS 12.548 25.000 Cùng với việc ñẩy mạnh triển khai hệ thống Core Banking ñệ hiện ñại hóa hệ thống thanh toán nội bộ, và kế toán khách hàng, mở rộng mạng lưới, ngân cấp phần mềm, bảo mật mạng,… các ngân hàng cũng không ngừng ña dạng hóa, phát triển và cải tiến dịch vụ của mình, phát triển và ứng dụng các kênh giao dịch trực tuyến như thanh toán 15 ngân hàng qua Internet, Mobile/SMS… phục vụ nhiều ñối tượng khách hàng, doanh nghiệp trong giao thương hiện ñại. 2.5.2. Tình hình thanh toán bằng Séc Séc là một trong những phương tiện thanh toán ñã có lâu ñời ở các nước phát triển, thanh toán bằng séc ở Bồ Đào Nha còn chiếm tới 81% trong tổng lượng giao dịch, ở Ireland là 70%, ở Pháp là 56%, ở Anh là 51%; Còn ở nước ta, thanh toán bằng séc ñã ra ñời từ những năm 1960 nhưng ñến nay, phương tiện thanh toán này ngày càng giảm. Hiện nay, tỷ lệ thanh toán bằng séc mới chiếm khoảng 2% trong tổng thanh toán phi tiền mặt. Việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền phức nếu khách mua và khách bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng, buộc các NHTM phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của NHNN nhưng hiện tại, NHNN chưa có Trung tâm thanh toán bù trừ séc. 2.5.3. Tình hình thanh toán bằng ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu Ở Việt Nam hiện nay ,các ngân hàng cũng ñã mở ra rất nhiều dịch vụ nhằm tạo ñiều kiện cho việc thanh toán quốc tế giữa các doanh nghiệp trong nước trở nên thuận lợi hơn.Nhiều ngân hàng ngoài dịch vụ thanh toán theo L/C,chuyển tiền thì nhờ thu xuất nhập khẩu, nhờ chi cũng rất phổ biến với rất nhiều lợi ích như HSBC,VIB,LienVietBank… 2.5.4. Dịch vụ ngân hàng ñiện tử Hiện nay có khá nhiều dịch vụ ngân hàng ñiện tử ñược các ngân hàng triên khai và ñưa vào hoạt ñộng như: ACB cung cấp các loại dịch vụ ngân hàng ñiện tử như: Internet Banking, Phone Banking, Mobile Banking, Home Banking, Call Center. Đối với dịch vụ Internet Banking, Techcombank cung cấp các dịch vụ như Fast e-Bank (dịch vụ cho các khách hàng doanh nghiệp) và Fast i-Bank (dịch vụ cho các khách hàng cá nhân). Với dịch vụ Home Banking, Techcombank cung cấp cho khách hàng 3 dịch vụ chính như :Techcombank Mail Access , Techcombank Mobile Access , Techcombank Voice Access. Vietcombank có dịch vụ ngân hàng trực tuyến VCB-iBanking ,VCB SMS-Banking (dịch vụ ngân hàng qua ñiện thoại di ñộng) , VCB-Money (hay còn gọi là dịch vụ ngân hàng tại nhà) …….. 16 Loại hình khá nhiều nhưng hiệu quả sử dụng các dịch vụ này còn khá thấp, tính tiện ích của nó chưa ñược phát huy hết, hơn nữa tín tin cậy an toán vẫn còn thiếu. 2.6 - Những hạn chế trong thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam và các nguyên nhân 2.6.1. Các mặt hạn chế: - Nhìn chung, thanh toán bằng tiền mặt còn rất phổ biến trong nền kinh tế. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm ñại ña số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư. - Số người sử dụng dịch vụ ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, lao ñộng ở khu vực có vốn ñầu tư nước ngoài, nhân viên công sở có thu nhập cao và ổn ñịnh. - Các máy ATM phân bổ chủ yếu ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp . Với dân số nước ta hơn 80 triệu dân thì bình quân 45.000 dân có 1 ATM. Lượng ATM như vậy quá thấp nếu so với các quốc gia láng giềng (Trung Quốc: 19.000 dân/ATM, Singapore: 2.638 dân/ATM). Theo thống kê, khoảng 80% giao dịch qua ATM là ñể rút tiền mặt. - Chất lượng, tiện ích và tính ña dạng về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chưa phong phú. Phương thức giao dịch chủ yếu tiếp xúc trực tiếp và mặt ñối mặt. Để ñược nhận một sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, các chủ thể tham gia thường phải ñến các ñiểm giao dịch của ngân hàng. chất lượng dịch vụ trả lương qua tài khoản và chăm sóc khách hàng chưa tốt (máy ATM hết tiền, gặp trục trặc kỹ thuật, việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện chưa nhanh chóng, kịp thời, Hiện các ñiểm chấp nhận thẻ thanh toán ngân hàng chỉ có ở siêu thị, nhà hàng, khách sạn lớn và rất khan hiếm ở chợ, khu dân cư... chưa tạo sự thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng thẻ thanh toán. Trong khi ñó, chính chợ và khu dân cư là nơi thu hút người dân ñến với thanh toán không dùng tiền mặt". - Thương mại ñiện tử (TMĐT) còn nhiều rào cản: trong những năm gần ñây, TMĐT ñã ñược ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp có website tăng từ 31% năm 2005 lên 45% năm 2008, tỷ lệ doanh nghiệp ñã xây dựng mạng nội bộ năm 2008 ñạt trên 88% so với 84% của năm trước. Hiện có tới 99% số doanh nghiệp 17 ñã kết nối internet. Tuy nhiên, do thói quen mua sắm của người tiêu dùng và khâu thanh toán khiến TMĐT Việt Nam chậm phát triển; người mua và người bán vẫn thực hiện theo phương thức “tiền trao cháo múc”, vì người tiêu dùng lo ngại mua phải sản phẩm không dùng ñược hoặc chất lượng không ñạt như mong muốn. Hệ thống pháp lý bảo vệ thông tin cá nhân vẫn còn thiếu những quy ñịnh, chế tài cụ thể về bảo vệ ñối tượng sử dụng TMĐT. Nhìn chung, việc phát triển TMĐT ở Việt Nam hiện còn mang tính tự phát, ñầu tư cho TMĐT ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào tầm nhìn, quan ñiểm của lãnh ñạo doanh nghiệp. - Cạnh tranh bằng thương hiệu, chất lượng dịch vụ chưa phổ biến. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, thay vì sáng tạo ra sản phẩm mới hoặc tạo ra giá trị gia tăng trên sản phẩm cùng loại trên thị trường, lại chỉ tập trung vào yếu tố giá cả nhằm ñánh bại ñối thủ cạnh tranh. Khi mà khách hàng không nhận thấy sự khác biệt giữa các sản phẩm của những ngân hàng khác nhau, vì vậy mà họ dễ dàng từ bỏ một sản phẩm dịch vụ mang thương hiệu này ñể ñến với một sản phẩm có thương hiệu khác. - Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chỉ tập trung phát triển tại các ñô thị lớn, khu công nghiệp và khu chế xuất. Thiếu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoạt ñộng mang tính chuyên nghiệp, phục vụ cho một số ñối tượng, một số lĩnh vực hoặc vùng sâu, vùng xa, nông thôn và các ñịa phương có nền kinh tế kém phát triển. - Phí dịch vụ thanh toán còn khá cao và khó chấp nhận ñối với những giao dịch thanh toán mức trung bình, ñặc biệt ñối với các giao dịch liên ngân hàng và liên tỉnh. Ngoài ra, một số phương tiện thanh toán khi sử dụng khách hàng còn phải trả thêm phụ phí so với việc sử dụng tiền mặt. - Hệ thống thanh toán cốt lõi là hệ thống thanh toán liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, mặc dù ñược cải thiện rất nhiều sau khi hoàn tất giai ñoạn I của Dự án hiện ñại hệ thống thanh toán, nhưng vẫn chưa ñáp ứng ñược nhu cầu gia tăng về hoạt ñộng thanh toán giữa các ngân hàng. Theo thiết kế ban ñầu, hệ thống thanh toán liên ngân hàng có khả năng xử lý 4.500 giao dịch/ngày. Nhưng từ khi ñi vào hoạt ñộng ñến này, hệ thống thường xuyên lâm vào tình trạng quá tải với số lượng giao dịch bình quân lên tới 10.000 giao dịch/ngày; 18 - Đội ngũ nhân sự làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực thanh toán vẫn còn thiếu và yếu. 2.6.2. Các nguyên nhân gây nên những hạn chế: - Thói quen và nhận thức: Tiền mặt trở thành một công cụ thanh toán không hạn chế về ñối tượng và phạm vi sử dụng. Tiền mặt có ñiểm ưu việt rất lớn là thanh toán tức thời và vô danh, thủ tục ñơn giản. Vì vậy, tiền mặt ñã trở thành một công cụ rất ñược ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu ñã trở thành thói quen khó thay ñổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp. Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán hiện nay là lực cản lớn trong việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. - Thiếu ñộng cơ kinh tế ñủ mạnh ñể khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt: ñối với nhiều ñối tượng giao dịch, các công cụ và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt không chứng tỏ có lợi ích hơn hẳn về kinh tế so với tiền mặt. Ngược lại, thanh toán không dùng tiền mặt còn phải trả phí cho ngân hàng, thậm chí còn bị tính giá cao hơn (ñối với một số ñơn vị chấp nhận thẻ), không ñược chào ñón tại các quầy thanh toán... - Kinh tế không chính thức phát triển: ñây là nền kinh tế xuất phát từ ñặc ñiểm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo quy mô nhỏ, lẻ, với loại hình này thì khả năng tiếp nhận phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt là rất khó khăn. Ngoài ra, một bộ phận rất lớn của nền kinh tế không chính thức là kinh tế ngầm liên quan tới hoạt ñộng buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, tham nhũng..., luồng luân chuyển tiền tệ phục vụ các hoạt ñộng này có thể rất lớn. Đối với những người tham gia các giao dịch này, cho dù phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt có thuận tiện thì ñó vẫn không phải là phương tiện thanh toán ñược lựa chọn, xuất phát từ nhu cầu che dấu nguồn gốc giao dịch và danh tính của ñối tượng tham gia. - Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện, mặc dù trong thời gian vừa qua hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán ñã cải thiện nhiều, song vẫn chưa ñầy ñủ và ñồng bộ. - Vốn ñầu tư vừa thiếu, vừa ñược sử dụng kém hiệu quả: từ giác ñộ các ngân hàng thương mại, vấn ñề lớn nhất trong phát triển hoạt ñộng thanh toán là những hạn chế về vốn ñầu tư. Vốn ñầu tư ñòi hỏi phải rất lớn và thời gian thu hồi vốn dài hạn. Vì vậy, 19 chỉ có những ngân hàng lớn, có tiềm lực mạnh về tài chính, chủ yếu là các ngân hàng thương mại Nhà nước hiện nay mới có khả năng tập trung ñầu tư lớn về trang thiết bị phục vụ cho hoạt ñộng thanh toán. Các ngân hàng nhỏ chủ yếu chọn cách chia sẻ mạng lưới với các ngân hàng lớn. Tuy nhiên, khả năng chia sẻ mạng lưới và hạ tầng kỹ thuật khác giữa các ngân hàng còn hạn chế, do các ngân hàng chưa tìm ñược tiếng nói chung ñể ñi ñến thoả thuận kết nối thống nhất nhằm chia sẻ hạ tầng kỹ thuật. - Công tác ñào tạo cơ bản cũng như chuyên sâu trong lĩnh vực thanh toán cho cán bộ làm nghiệp vụ thanh toán chưa ñáp ứng ñược yêu cầu. - Thông tin tuyên truyền chưa ñược quan tâm, chú trọng. Những mục tiêu chiến lược, ñịnh hướng và các chính sách lớn ñể phát triển hoạt ñộng thanh toán chưa ñược công bố ñầy ñủ cho công chúng. Vì vậy, không chỉ người dân mà thậm chí nhiều doanh nghiệp còn rất ít hiểu biết hoặc hiểu biết mơ hồ về các dịch vụ thanh toán và phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. - Trình ñộ dân trí thấp sẽ sinh ra tâm lý “ngại“ khi sử dụng các phương tiện hiện ñại có ñộ phức tạp cao, do ñó thanh toán không dùng tiền mặt không phát triển. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 ñã phân tích thực trạng hoạt ñộng TTKDTM của nền kinh tế Việt Nam, qua ñó phác họa tổng quan công tác thanh toán qua ngân hàng với những thành tựu ñạt ñược cũng như hạn chế. Trên cơ sở ñó ñề xuất các giải pháp nhằm mở rộng các dịch vụ thanh toán hiện ñại ở chương 3 20 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 3.1. Kinh nghiệm chuyển ñổi sang nến kinh tế thanh toán không dùng tiền mặt tại các nước và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam : 3.1.1. Kinh nghiệm tại các nước: -Tại Hàn Quốc: Thanh toán bằng tiền mặt chỉ chiếm 20% trong tỷ lệ thanh toán, TTKDTM là 80%. Có ñược kết quả trên là do Hàn Quốc hoạch ñịnh ñược chiến lược tổng thể, dài hạn, ñã xây dựng và tổ chức quản lý, vận hành ñược hệ thống thanh toán và các phương tiện thanh toán dựa trên nền tảng cơ sở pháp lý ñồng bộ gồm Luật hối phiếu, Luật kinh doanh thẻ tín dụng, Luật Séc cùng một số chuyên biệt ñiều chỉnh về việc thanh toán. Hàn Quốc ñã xây dựng Trung tâm thanh toán bù trừ ñầu tiên tại Seoul, do cơ quan thanh toán bù trừ và viễn thông tài chính Hàn Quốc (KFTC) trực tếp vận hành, ñến năm 1995 có 50 trung tâm trên toàn quốc. Tham gia vào hệ thống này là ngân hàng trung ương và những ngân hàng lớn cùng với một số tổ chức phi tài chính. Tại các trung tâm thanh toán bù trừ, các phương tiện séc, hối phiếu…ñược thanh toán bù trừ cho nhau bằng các nghiệp vụ với sự hỗ trợ ñắc lực của mạng máy tính. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt ñộng ngân hàng, nhất là trong lĩnh vực thanh toán ñược ngân hàng trung ương rất quan tâm, thành lập vụ công nghệ thông tin, có các phòng chuyên môn ñể quản lý, vận hành, bảo trì máy tính và hệ thống thông tin -Tại Thái Lan: Thẻ ngân hàng ñược phát triển mạnh và sử dung phổ biến trong những năm gần ñây (có khoảng trên 10 triệu thẻ). Việc sử dung thẻ ñược phát triển mạnh mẽ là do các ngân hàng thương mại ñã trang bị hệ thống gần 10000 máy ATM tại các trung tâm kinh tế trên phạm vi cả nước ñược liên kết với nhau thông qua Trung tâm chuyển mạch ATM quốc gia. Trung tâm chuyển mạch ATM quốc gia, còn thực hiện việc quyết toán và ñối chiếu các giao dịch ATM cho tất cả các ngân hàng thành viên của mình, ñồng thời cung cấp các dịch vụ khác như: chuyển tiền cá nhân trực tuyến, dịch
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan