Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng tmcp sà...

Tài liệu Giải pháp mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh điện biên phủ tphcm

.PDF
83
452
138

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN-TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ TPHCM Ngành : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hiền ( 1154020301) Lớp : 11DTNH7 TP. Hồ Chí Minh, 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN-TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ TPHCM Ngành : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hiền ( 1154020301) Lớp : 11DTNH7 TP. Hồ Chí Minh, 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung khóa luận là đề tài nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy Nguyễn Trọng Nghĩa. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Điện Biên Phủ TPHCM, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hiền ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Trọng Nghĩa, Nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy mà em đã có định hướng và những kiến thức bổ ích về cách thức nghiên cứu đề tài này, giúp em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp của mình cả về nội dung và hình thức. Thứ hai, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trường Đại học Công Nghệ TP.HCM đã vô cùng tận tâm trong việc truyền đạt những kiến thức quý giá cho các em, đặc biệt là các thầy cô khoa Tài chính Ngân hàng trong qúa trình em học tập tại trường. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo ngân hàng, tới toàn thể cán bộ, nhân viên của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Điện Biên Phủ về sự tận tình giúp đỡ của các anh chị trong thời gian thực tập vừa qua. Đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị Bộ phận xử lý giao dịch và các anh chị trong các phòng ban khác của Chi nhánh. Gần 3 tháng thực tập tại đây, em đã học hỏi được rất nhiều từ các anh chị và rút ra được nhiều bài học đáng quý. Qua quan sát và được thực hành, em đã nắm bắt được một số nghiệp vụ cần thiết và hiểu được quy trình làm việc nơi đây. Em biết được cách làm việc rất nhanh nhẹn, cẩn thận và chuyên nghiệp của các anh chị. Điều đó cho thấy kinh nghiệm đào tạo chuyên môn của ngân hàng rất cao, đó là lý do mà khách hàng đến giao dịch tại đây khá đông. Những học hỏi này đều là tiền đề để em có thể hoàn thành tốt kỳ báo cáo của mình và làm tốt công việc trong tương lai. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ngày càng phát triển, kính chúc các anh chị luôn thành đạt trên cương vị của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hiền iii MỤC LỤC  LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ....................................................................................... 3 1.1 Khái niệm về hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ...................................... 3 1.2 Đặc điểm của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ...................................... 3 1.3 Các nguyên tắc trong hình thức thanh toán không dùng tiền mặt .......................... 3 1.3.1 Quy định đối với Khách hàng bên trả tiền....................................................... 3 1.3.2 Quy định đối với bên thụ hưởng...................................................................... 4 1.3.3 Quy định về phía ngân hàng ............................................................................ 4 1.4 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ...................................................... 5 1.4.1 Hình thức thanh toán bằng Séc ........................................................................ 5 1.4.2 Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi ( UNC)- chuyển tiền ...................................... 9 1.4.3 Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (UNT) .......................................................... 12 1.4.4 Thanh tóan bằng thư tín dụng (L/C) .............................................................. 13 1.4.5 Hình thức thanh toán bằng Thẻ ngân hàng .................................................... 14 1.5 Tóm tắt Chương 1 ................................................................................................ 16 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HÌNH THỨC TTKDTM TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK – CN ĐIỆN BIÊN PHỦ TPCHM ... 18 2.1 Giới thiệu tổng quan về ngân hàng Sacombank ................................................... 18 2.1.1 Giới thiệu đơn vị thực tập_Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Điện Biên Phủ ....................................................................................................................... 19 2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ các Phòng ban tại Ngân hàng Sacombank– CN Điện Biên Phủ ................................................................................. 20 2.2 Phân tích thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ giai đoạn 2012 – 2014 ..................................................................... 25 2.2.1 2.3 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng tại Chi nhánh 25 Đánh giá thực trạng tình hình TTKDTM tại Sacombank – CN ĐBP .................. 38 2.3.1 Thuận lợi ........................................................................................................ 38 2.3.2 Khó khăn........................................................................................................ 39 v 2.4 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................. 40 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC TTKDTM TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK - CN ĐIỆN BIÊN PHỦ ......................................................................... 41 3.1 Sự cần thiết phải mở rộng và các tiêu chí đánh giá sự mở rộng hình thức TTKDTM tại Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ .......................................... 41 3.1.1 Sự cần thiết để mở rộng hình thức TTKDTM tại Ngân hàng Sacombank – CN ĐBP ...................................................................................................................... 41 3.1.2 Các tiêu chí đánh giá sự mở rộng hình thức TTKDTM tại Sacombank – CN Điện Biên Phủ ............................................................................................................. 41 3.2 Định hướng phát triển hoạt động TTKDTM của Ngân hàng Sacombank – CN ĐBP trong những năm tới .............................................................................................. 42 3.3 Giải pháp mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam nói chung .............................................................................................................................. 43 3.4 Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Sacombank- Chi nhánh Điện Biên Phủ ............................................................................................... 44 3.4.1 Giải pháp về con người.................................................................................. 44 3.4.2 Giải pháp về khoa học công nghệ.................................................................. 44 3.4.3 Giải pháp trong hoạt động Ngân hàng ........................................................... 45 3.5 Kiến nghị nhằm hoàn thiện và mở rộng hệ thống TTKDTM .............................. 46 3.5.1 Kiến nghị với chính phủ ................................................................................ 46 3.5.2 Kiến nghị với ngân hàng Nhà Nước .............................................................. 46 3.5.3 Kiến nghị với ngân hàng Sacombank ............................................................ 47 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 49 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 50 vi CHÚ THÍCH CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT KÝ TỰ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH TỪ NGỮ ATM Automated Teller Machine CBNV Cán Bộ Nhân Viên CN/PGD Chi nhánh/Phòng giao dịch GDV Giao dịch viên KH Khách hàng L/C Letter of Credit: Thư tín dụng M&A Mergers and Aquisitions:Sáp nhập và mua bán NQH Nợ Quá Hạn NHNN Ngân hàng nhà nước POS Point of Sale SPDV Sản phẩm dịch vụ TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt TCTD Tổ chức tín dụng UNC Ủy Nhiệm Chi UNT Ủy Nhiệm Thu vii DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tình hình nhân sự của Ngân hàng Sacombank – CN ĐBP năm 2014 ...............22 Bảng 2.2: Tình hình thực hiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ giai đoạn năm 2012 – 2014 ..........................................26 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ so sánh giá trị thanh toán tại Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ giai đoạn 2012 – 2014 .......................................................................................26 Bảng 2.3: Báo cáo tổng hợp tình hình thanh toán của Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ giai đoạn 2012 – 2014 .......................................................................................27 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ doanh số sử dụng Séc tại Ngân hàng Sacombank – CN ĐBP .........32 Biểu đồ 2.3: Doanh số UNC tại Sacombank – CN ĐBP giai đoạn 2012 – 2014 ..............34 Bảng 2.4: Doanh số Thẻ của Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ giai đoạn 2012 – 2014.................................................................................................................................36 Bảng 2.5: Tình hình thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) của Ngân hàng Sacombank – CN ĐBP giai đoạn 2012 – 2014 .............................................................................................. 37 viii DANH SÁCH HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 1.1 Quy trình thanh toán Séc thông thường .............................................................. 7 Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán Séc bảo chi .......................................................................8 Sơ đồ 1.3: Quy trình thanh toán Thẻ .................................................................................15 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Sacombank – CN Điện Biên Phủ .........................20 Sơ đồ 2.2: Quy trình thanh toán Séc tại Sacombank – CN ĐBP .......................................29 Sơ đồ 2.3: Quy trình bảo chi Séc .......................................................................................31 Sơ đồ 2.4: Quy trình thu hộ Séc tại Sacombank – CN ĐBP ..............................................31 Sơ đồ 2.5: Quy trình xử lý thanh toán UNC tại Ngân hàng Sacombank – CN ĐBP.........33 ix LỜI MỞ ĐẦU  TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Qua 40 năm đổi mới, phát triển và hội nhập, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, đời sống người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Chính vì vậy, lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế để phục vụ đầy đủ nhu cầu của người dân là rất lớn. Câu hỏi đặt ra: “ liệu rằng phương thức thanh toán bằng tiền mặt truyền thống hiện nay còn an toàn và thuận tiện nữa hay không?”. Một số nghiên cứu đã chỉ ra các tác hại không nhỏ của nền kinh tế tiền mặt: chi phí tốn kém cho việc in ấn, vận chuyển, bảo quản, thất thoát, rửa tiền, buôn bán gian lận, trốn thuế và nhiều tác hại phát sinh khác. Trên cơ sở đó, nhằm hạn chế những tiêu cực nêu trên, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ra đời cùng với sự phát triển của hệ thống Ngân hàng là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, để cung ứng một phương thức thanh toán hiệu quả cũng như an toàn, đòi hỏi các ngân hàng phải luôn đổi mới và đa dạng hóa các hình thức thanh toán, bên cạnh đó phải đề ra các giải pháp để từng bước nâng cao hoạt động TTKDTM tại đơn vị mình, coi hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như một sản phẩm dịch vụ quan trọng và cấp thiết. Qua khoảng thời gian được thực tập ở Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ TPHCM, nghiên cứu các mặt hoạt động đa dạng, đặc biệt là công tác thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng này, kết hợp với phần lý thuyết đã được giảng dạy tại trường ĐH Công Nghệ TPHCM, tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ “. Những giải pháp và kiến nghị nêu ra trong đề tài với mong muốn góp phần mở rộng hình thức TTKDTM tại Sacombank – CN ĐBP để đáp ứng nhu cầu thanh toán nội địa. Từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh của Ngân hàng và tạo điều kiện cho các hoạt động khác của ngân hàng phát triển.  MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Bài khóa luận phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014, đồng thời rút ra nguyên nhân, thuận lợi, khó khăn làm cho hoạt động này chưa được phát triển rộng rãi. Từ đó, đưa ra giải pháp mở rộng hoạt động TTKDTM tại Ngân hàng Sacombank - CN Điện Biên Phủ. 1  ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Số liệu để nghiên cứu viết bài khóa luận này được trích từ Tài liệu hội nghị tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ các năm 2012, 2013, và 2014. Tập trung nghiên cứu hoạt đông thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh như: hình thức thanh toán bằng Séc, Ủy nhiệm chi, Thẻ ngân hàng, Thư tín dụng L/C và một số hình thức thanh toán khác. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Điện Biên Phủ trong giai đoạn từ 2012 – 2014.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập số liệu: thu thập dữ liệu bên trong và bên ngoài đơn vị. Dữ liệu bên trong bao gồm các báo cáo tài chính, tài liệu khác của ngân hàng. Dữ liệu bên ngoài bao gồm giáo trình, sách, tạp chí, internet, các khóa luận liên quan… Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp quan sát: Được tiến hành trong thời gian thực tập ở chi nhánh. Phương pháp phỏng vấn: hỏi ý kiến trực tiếp của một số khách hàng đến giao dịch và nhân viên phòng thanh toán tại chi nhánh. Phương pháp xử lí số liệu: tổng hợp và chọn lọc những thông tin, dữ liệu thu thập được nhằm phục vụ cho công việc nghiên cứu. Cụ thể trong quá trình xử lý số liệu tôi đã sử dụng các phương pháp sau: thống kê, tổng hợp so sánh, và phân tích.  KẾT CẤU ĐỀ TÀI Bài khóa luận được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng. Chương 2: Phân tích thực trạng và đánh giá hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Sacombank - CN Điện Biên Phủ. Chương 3: Giải pháp mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG 1.1 Khái niệm về hình thức thanh toán không dùng tiền mặt Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) hay còn gọi là thanh toán chuyển khoản là phương thức trả thực hiện bằng cách trính một số tiền từ tài khoản người chi trả chuyển sang tài khoản người thụ hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của các cung ứng dịch vụ thanh toán. TTKDTM là một nghiệp vụ trung gian của Ngân hàng, ngân hàng chỉ thực hiện thanh toán khi có lệnh của chủ tài khoản, bao gồm các tổ chức kinh tế, đơn vị và cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng. Trong quan hệ TTKDTM, ngân hàng đóng vai trò tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ tài chính cho cả bên mua và bên bán với mức dịch vụ thích hợp. 1.2 Đặc điểm của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt Sự ra đời của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt gắn liền với sự ra đời của đồng tiền ghi sổ và sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Sự ra đời lớn mạnh này đã tạo điều kiện cho cá nhân và các tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng và thực hiện việc thanh toán trong và ngoài hệ thống. Trong thanh toán không dùng tiền mặt, vật trung gian trao đổi không xuất hiện như trong hình thức thanh toán dùng tiền mặt theo kiểu H-T-H mà chỉ xuất hiện dưới dạng tiền kế toán hay tiền ghi sổ và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách kê toán buộc các bên tham gia phải mở tài khoản tại Ngân hàng để giao dịch. Vai trò của Ngân hàng trong hình thức này là người tổ chức vừa là người thực hiện các khoản thanh toán, trở thành trung tâm thanh toán đối với khách hàng của mình. Nếu như Ngân hàng thực hiện tốt được vai trò của mình thì hình thức TTKDTM sẽ phát triển mạnh góp phần phát triển cho nền kinh tế hiện nay. Giảm bớt sự hiện diện của tiền mặt, tiết kiệm được một lượng chi phí đáng kể, mặt khác khi giao dịch qua Ngân hàng thì Nhà nước có thể kiểm soát được nguồn tiền, tăng tính minh bạch của các giao dịch và hạn chế được tình trạng “rửa tiền”. 1.3 Các nguyên tắc trong hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 1.3.1 Quy định đối với Khách hàng bên trả tiền Người sử dụng dịch vụ thanh toán được lựa chọn và sử dụng các dịch vụ thanh toán do Ngân hàng cung cấp phù hợp với quy định của pháp luật. Theo quy định, chủ tài 3 khoản phải có đủ số dư trên tài khoản thanh toán tại thời điểm mà giao dịch thanh toán phải thực hiện Khách hàng phải được sự hướng dẫn nghiệp vụ của Giao dịch viên về các công cụ thanh toán, yêu cầu về tính chính xác – kịp thời – nhanh chóng, ít bị phiền hà, ít tốn phí nhất. Chủ tài khoản phải tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc chi trả khoản tiền của mình, thực hiện đầy đủ, đúng các quy định về mở và sử dụng tài khoản, giấy tờ thanh toán theo mẫu do ngân hàng quy định. Các chứng từ nộp vào ngân hàng đều phải nộp theo mẫu in sẳn do ngân hàng in ấn nhượng bán. Khi lập chứng từ phải ghi chép đầy đủ các yếu tố, chữ ký, con dấu đã đăng ký tại ngân hàng Khi thanh toán qua Tổ chức dịch vụ cung ứng thanh toán, khách hàng phải tuân thủ đúng quy định và hướng dẫn của Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về việc lập chứng từ thanh toán, phương thức nộp, lĩnh tiền ở tổ chức dịch vụ thanh toán 1.3.2 Quy định đối với bên thụ hưởng Quy định này thường áp dụng đối với UNT: Bên thụ hưởng phải giao hàng đầy đủ theo đúng quy định của hợp đồng đã ký kết, lập giấy đòi tiền theo đúng thể thức đã thỏa thuận ghi trên hợp đồng, kiểm soát chặt chẽ chứng từ và nộp chứng từ vào ngân hàng phục vụ mình đúng thời gian quy định. Nếu vi phạm điều khoản ghi trong hợp đồng về chứng từ đều không có giá trị thanh toán. 1.3.3 Quy định về phía ngân hàng Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải có nghĩa vụ kiểm soát chứng từ thanh toán của khách hàng trước khi hoạch toán và thanh toán trước đảm bảo lập đúng thủ tục quy định, dấu chữ ký đúng mẫu đã đăng ký với ngân hàng và chữ ký trên chứng từ thanh toán phải đúng với mẫu đăng ký tại ngân hàng (đối với chữ ký tay) hoặc đúng với chữ ký điện tử do Ngân hàng cấp (nếu chữ ký điện tử); khả năng thanh toán của khách hàng còn đủ để chi trẻ số tiền trên chứng từ. Ngân hàng có trách nhiệm thực hiện ủy thác thanh toán của chủ tài khoản đảm bảo chính xác an toàn và thuận tiện đối chứng từ hợp lệ, được đảm bảo khả năng thanh toán. Sử dụng tài khoản kế toán thích hợp để hoạch toán các giao dịch thanh toán và giữ bí mật về số dư tài khoản tiền gửi của khách hang theo đúng quy định của pháp luật, thông báo đầy đủ kịp thời số dư tài khoản cho chủ tài khoản, gửi giấy báo nợ, giấy báo có hàng tháng, hoặc theo yêu cầu hợp lệ của chủ tài khoản. Ngân hàng có quyền từ chối đối với 4 những chứng từ không hợp lệ, không đảm bảo khả năng thanh toán, đồng thời không chịu trách nhiệm về nội dung liên quan đến hai bên khách hàng. Trên đây là những quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hình thức TTKDTM. Tùy từng hình thức thanh toán mà trách nhiệm của các bên sẽ có từng quy định cụ thể khác nhau. 1.4 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt Theo quyết định 22/NH 21/01/1994, thông tư 08/TT – NH2 do Thống đốc NHNN ban hành, các hình thức TTKDTM được áp dụng trong hệ thống ngân hàng bao gồm: Séc, Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, Thư tín dụng, Thẻ thanh toán và một số phương tiện thanh toán khác. Trong đó mọi vấn đề về TTKDTM như phạm vi, thời gian hiệu lực, quyền hạn và nghĩa vụ các bên tham gia đều được quy định rõ ràng cụ thể. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng phổ biến hầu hết các NHTM hiện nay: 1.4.1 Hình thức thanh toán bằng Séc Séc (Check, Cheque) là phương tiện thanh toán do người ký phát lập, dưới hình thức chứng từ in sẵn, lệnh cho người thực hiện thanh toán trả không điều kiện một số tiền nhất định cho người thụ hưởng. Thời gian hiệu lực tối đa là 30 ngày kể từ ngày phát hành Séc 1.4.1.1 Các chủ thể tham gia thanh toán Séc bao gồm: - Người ký phát (người phát hành): là người lập và ký tên trên tờ Séc để ra lệnh cho người thực hiện thanh toán thay mặt mình trả số tiền ghi trên Séc. - Người được trả tiền: là người mà người ký phát chỉ định có quyền hoặc chuyển nhượng quyền hưởng đối với số tiền ghi trên tờ Séc. - Người thụ hưởng: là người cầm tờ Séc mà tờ Séc đó có ghi tên người được trả tiền là chính mình, hoặc không ghi tên người được trả tiền hoặc ghi cụm từ:”Trả cho người cầm Séc”; hoặc đã chuyển nhượng bằng ký hậu cho mình thông qua dãy chữ ký chuyển nhượng liên tục. - Người thực hiện thanh toán: là đơn vị giữ tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ tài khoản, được phép làm dịch vụ hoặc nhiệm vụ thanh toán theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 91/CP ngày 25/11/1993 của Chính phủ về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt và Điều 1 Quyết định số 144/QĐ-NH1 ngày 30/6/1994 của Thống 5 đốc NHNN về điều kiện thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với các quỹ tín dụng nhân dân. - Đơn vị thu hộ: là đơn vị cùng hoặc khác hệ thống với đơn vị thanh toán, được phép làm dịch vụ hoặc nhiệm vụ thanh toán, nhận các tờ séc do người thụ hưởng nộp vào để thu hộ tiền. - Thời hạn xuất trình: là khoảng thời gian tính từ ngày phát hành đến hết ngày mà tờ Séc được xuất trình để thanh toán. 1.4.1.2 Phân loại Séc: - Séc chuyển khoản: là loại Séc mà người ký phát séc ra lệnh cho ngân hàng trích tiền từ tài khoản của mình để để chuyển sang một tài khoản khác của một người khác trong hoặc khác ngân hàng. Séc chuyển khoản không thể chuyển nhượng được và không thể lĩnh tiền mặt được. - Séc bảo chi: là loại séc được Ngân hàng xác nhận có đủ tiền bảo chứng và đảm bảo chi trả tờ Séc khi xuất trình cho Ngân hàng. Séc này cũng đưojc xem là tờ Séc chuyển khoản thông thường nhưng được NH bảo đảm chi trả bằng cách trích trước số tiền ghi trên tờ Séc từ TK của bên trả tiền đưa vào một TK riêng (TK tiền ký gửi bảo đảm thanh toán Séc) được NH làm thủ tục bảo chi và đánh dấu bảo chi Séc trước khi giao Séc cho KH. - Séc rút tiền mặt: là loại Séc mà ngân hàng thanh toán sẽ trả tiền mặt và người phát hành Séc phải chịu rủi ro khi mất Séc hoặc bị đánh cắp. Người cầm Séc không cần sự ủy quyền cũng lĩnh được tiền. - Séc du lịch: Séc du lịch là loại Séc do ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất cứ một chi nhánh hay đại lý của ngân hàng đó. Ngân hàng phát hành Séc cũng đồng thời là ngân hàng trả tiền. Người hưởng lợi là khach du lịch có tiền tại Ngân hàng phát hành Séc. Trên Séc du lịch phải có chữ ký của người hưởng lợi, khi lĩnh tiền phải ký tại chỗ để ngân hàng kiểm tra, nếu đúng ngân hàng mới trả tiền. Thời gian của Séc có hiệu lực do ngân hàng phát hành Séc và người hưởng lợi thỏa thuận, có thể có hạn hoặc có thể vô hạn. Trên Séc du lịch phải ghi rõ khu vực các ngân hàng trả tiền, ngoài khu vực đó, Séc không có giá trị lĩnh tiền. 6 1.4.1.3 Quy trình thanh toán Séc (1) Người ký phát Người thụ hưởng (2b) (5) (4) (3) Ngân hàng Ngân hàng (4) thanh toán (2a) thu hộ Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán Séc thông thường Chú thích: (1) Người ký phát phát hành séc đưa cho người thụ hưởng (2a) Người thụ hưởng nộp tờ séc và bảng kê vào ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng thu hộ) nhờ thu hộ (2b) Người thụ hưởng cũng có thể nộp trực tiếp séc vào ngân hàng phục vụ người ký phát (ngân hàng thanh toán) để được thanh toán (3) Ngân hàng thu hộ kiểm tra tờ séc và bảng kê, sau đó chuyển cho ngân hàng thanh toán (4) Ngân hàng thanh toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tờ séc, thời hạn thanh toán và các điều kiện khác, nếu đúng thì ghi “Nợ” tài khoản người ký phát. Sau đó, ngân hàng thanh toán chuyển bảng kê nộp séc và bảng kê thanh toán cho ngân hàng thu hộ thông qua trung tâm thanh toán bù trừ. Nếu không tham gia thanh toán bù trừ thì ngân hàng thanh toán chuyển tiền cho ngân hàng thu hộ thông qua NHNN (5) Khi nhận được thông báo séc được thanh toán, ngân hàng thu hộ kiểm tra và ghi “Có” vào tài khoản người thụ hưởng 7 Người ký phát (1) (2) Ngân hàng thanh toán Người thụ hưởng (3) (4b) (7) (4a) (5) Ngân hàng (6) thu hộ Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán Séc bảo chi Chú thích: (1) Người ký phát ghi đầy đủ thông tin và gửi séc đến ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng thanh toán) để yêu cầu bảo chi tờ séc. (2) Nếu đồng ý bảo chi séc thì ngân hàng thanh toán ghi cụm từ “Bảo chi” và ký trên tờ séc, thực hiện phong tỏa số tiền trên tài khoản thanh toán và đưa lại tờ séc cho người ký phát. (3) Nười ký phát đưa tờ séc bảo chi cho người thụ hưởng (4a) Người thụ hưởng nộp séc và bảng kê vào ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng thu hộ) (4b) Người thụ hưởng cũng có thể nộp trực tiếp séc vào ngân hàng phục vụ người ký phát (ngân hàng thanh toán) để được thanh toán. (5) Ngân hàng thu hộ kiểm tra tờ séc và bảng kê, hạch toán lệnh chuyển nợ đi, sau đó chuyển séc và bảng kê cho ngân hàng thanh toán. (6) Ngân hàng thanh toán kiểm tra séc, hạch toán và gửi thông báo chấp nhận hoặc không chấp nhận cho ngân hàng thu hộ. Sau đó, ngân hàng thanh toán chuyển bảng kê nộp séc và bảng kê thanh toán cho ngân hàng thu hộ thông qua trung tâm thanh toán bù trừ. Nếu không tham gia thanh toán bù trừ thì ngân hàng thanh toán chuyển tiền cho ngân hàng thu hộ thông qua NHNN. (7) Khi nhận được thông báo từ ngân hàng thanh toán, ngân hàng thu hộ kiểm tra và hạch toán xử lý thích hợp. 8  Lưu ý: Người ký phát có thể phát hành séc cho chính mình, khi đó người ký phát và người thụ hưởng là một. Nếu người ký phát và người thụ hưởng mở tài khoản cùng ngân hàng thì ngân hàng thu hộ và ngân hàng thanh toán là một. Đối với quy trình thanh toán séc bảo chi, nếu người ký phát và người thụ hưởng mở tài khoản cùng một ngân hàng thì ngân hàng có thể ghi “Có” ngay cho người thụ hưởng sau khi kiểm tra thấy tờ séc đó là hợp pháp, hợp lệ. 1.4.2 Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi ( UNC)- chuyển tiền UNC là lệnh viết của chủ tài khoản yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định, từ tài khoản hưởng để thanh toán tiền mua hàng, cung ứng hàng hóa, dịch vụ hoăc nộp thuế, thanh toán nợ... UNC được áp dụng để thanh toán cho người thụ hưởng có tài khoản cùng một Ngân hàng, khác hệ thống Ngân hàng khác tỉnh. Mẫu chứng từ UNC bao gồm các yếu tố chính sau: - Chữ lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi, số chứng từ; - Ngày, tháng, năm lập ủy nhiệm chi; - Tên địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên trả tiền; - Tên ngân hàng phục vụ bên trả tiền; - Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng; - Tên ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng; - Nội dung thanh toán; số tiền thanh toán bằng chữ và số; - Ngày, tháng, năm ủy nhiệm chi có giá trị thanh toán; - Chữ ký và mộc dấu theo đúng đã đăng ký. Ngân hàng được quy định thêm các yếu tố trên UNC cho phù hợp vơi yêu cầu quản lý và đặc thù hoạt động của đơn vị mình nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật. 1.4.2.1 Quy trình thanh toán UNC  Lập và giao nhận UNC Bên trả tiền lập lệnh UNC gửi đến ngân hàng phục vụ mình (nơi mở TKTT) để trích tài khoản trả cho bên người thụ hưởng. Ngân hàng hướng dẫn KH lập, phương thức giao nhận UNC tại đơn vị mình, đảm bảo phù hợp vơi quy đinh. 9  Kiểm soát UNC Khi nhận được UNC, Ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ đảm bảo tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ, cụ thể: - Đối với chứng từ giấy: Chứng từ phải được kiểm soát đầy đủ, chặt chẽ theo quy định của NHNN về chế độ chứng từ kê toán ngân hàng, trong đó: chứng từ phải lập đúng mẫu, đủ số liên để hoạch toán và lưu trữ. Chứng từ phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các yếu tố, khớp đúng nội dung giữa các liên, đầy đủ chữ ký và mộc dấu đã đăng ký của khách hàng và ngân hàng trên tất cả các liên. - Đối với chứng từ điện tử: Ngân hàng kiểm soát nội dung chứng từ, thông tin kỹ thuật (chữ ký điện tử, tính hợp lệ của bên khởi tạo dữ liệu, loại khuôn dạng dữ liệu, mã chứng từ.. theo đúng quy định về chứng từ điện tử. - Ngân hàng phải kiểm tra số dư và khả năng thanh toán của bên trả tiền. - Nếu trường hợp UNC không hợp lệ thì báo bên trả tiền bổ sung, chỉnh sửa hoặc trả lại  Xử lý chứng từ và hoạch toán - Tại ngân hàng phục vụ bên trả tiền: Sau khi kiểm soát, nếu UNC hợp pháp, hợp lệ và đảm bảo khả năng thanh toán thì xử lý: + Nếu bên thụ hưởng và bên trả tiền có TKTT cùng một ngân hàng thì chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận UNC của KH (trừ trường hợp có thỏa thuận khác), ngân hàng hoạch toán vào TKTT bên trả tiền, bên thụ hưởng và báo Nợ cho bên trả tiền, báo Có bên người thụ hưởng. + Nếu bên thụ hưởng không có TKTT tại Ngân hàng phục vụ bên trả tiền, thì chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận UNC của KH (trừ trường hợp có thỏa thuận khác), ngân hàng hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên trả tiền, báo Nợ cho bên trả tiền và lập lệnh chuyển tiền gửi cho ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng theo hệ thống thanh toán phù hợp. - Tại Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng: Sau khi nhận được lệnh chuyển tiền do Ngân hàng do Ngân hàng phục vụ bên trả tiền chuyển đến, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng tiến hành kiểm soát chứng từ và xử lý: 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng