Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp kiểm soát quy trình cho vay tại ngân hàng liên doanh shinhanvina...

Tài liệu Giải pháp kiểm soát quy trình cho vay tại ngân hàng liên doanh shinhanvina

.PDF
95
215
96

Mô tả:

BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP.HCM --------------- Phan Thò Myõ Kieàu GIAÛI PHAÙP KIEÅM SOAÙT QUY TRÌNH CHO VAY TAÏI NGAÂN HAØNG LIEÂN DOANH SHINHANVINA LUAÄN VAÊN THAÏC SYÕ KINH TEÁ Tp. Hoà Chí Minh, thaùng 10 naêm 2009 BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP.HCM --------------- Phan Thò Myõ Kieàu GIAÛI PHAÙP KIEÅM SOAÙT QUY TRÌNH CHO VAY TAÏI NGAÂN HAØNG LIEÂN DOANH SHINHANVINA Chuyeân ngaønh: Kinh teá Taøi chính - Ngaân haøng Maõ soá : 60.31.12 LUAÄN VAÊN THAÏC SYÕ KINH TEÁ NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC: TS. LEÂ THÒ THANH HAØ Tp. Hoà Chí Minh, thaùng 10 naêm 2009 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Danh mục các bảng, hình Mục lục Lời mở đầu Chương 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1 Lý luận chung về rủi ro tín dụng ngân hàng ................................................................. 1 1.1.1 Khái quát về rủi ro tín dụng..................................................................................... 1 1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng.......................................................................................... 2 1.1.3 Nguyên nhân rủi ro tín dụng.................................................................................... 3 1.1.3.1 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía Ngân hàng thương mại .............. 3 1.1.3.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía khách hàng................................. 4 1.1.3.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ môi trường kinh doanh ...................... 5 1.2 Lý luận chung về kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng ............................................... .7 1.2.1 Khái niệm về kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng .....................................................7 1.2.2 Sự cần thiết của kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng .........................................7 1.2.3 Phương pháp kiểm soát rủi ro tín dụng ......................................................................8 1.2.3.1 Xây dựng quy trình tín dụng hợp lý, an toàn, hiệu quả..................................8 1.2.3.2 Lựa chọn mô hình đánh giá rủi ro tín dụng ................................................14 1.2.3.3 Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng ..........................................................20 1.2.4 Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm soát rủi ro tín dụng............................... 22 1.2.4.1 Quy mô hoạt động của ngân hàng...............................................................22 1.2.4.2 Trình độ quản lý của cán bộ quản lý và năng lực của cán bộ tín dụng.........22 1.2.4.3 Môi trường hoạt động.................................................................................22 1.3 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng một số quốc gia ...................................................23 1.3.1 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng một số quốc gia .................................................23 1.3.1.1 Canada .............................................................................................. ............23 1.3.1.2 Các nước Châu Âu (Anh – Pháp – Ý – Đức) ................................................24 1.3.2 Bài học kinh nghiệm ....................................................................................................25 Chương 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH SHINHANVINA 2.1 Giới thiệu Ngân hàng liên doanh ShinhanVina………………………………………...27 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ……………………………………………………. 27 2.1.2 Cơ cấu tổ chức ……………………………………………………………………… 28 2.1.3 Sản phẩm – dịch vụ của Ngân hàng …………………………………………………30 2.1.4 Kết quả hoạt động của Ngân hàng ShinhanVina từ năm 2006 đến tháng 6 năm 2009 31 2.2 Thực trạng kiểm soát quy trình cho vay tại Ngân hàng ShinhanVina ……………….36 2.2.1 Quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng ShinhanVina…………………………………36 2.2.1.1 Quy trình cấp tín dụng ……………………………………………………...36 2.2.1.2 Đánh giá việc thực hiện quy trình tín dụng ………………………………...41 2.2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ShinhanVina………………..42 2.2.2.1 Quy mô tín dụng…………………………………………………………….42 2.2.2.2 Cơ cấu dư nợ tín dụng ……………………………………………………...43 2.2.3 Thực trạng về kiểm soát hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ShinhanVina...…………46 2.3 Đánh giá về chất lượng kiểm soát quy trình cho vay tại Ngân hàng ShinhanVina......49 2.3.1 Kết quả đạt được trong công tác kiểm soát quy trình cho vay……………………....49 2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân ……………………………………………………………..53 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM SOÁT QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH SHINHANVINA 3.1 Định hướng phát triển tại Ngân hàng ShinhanVina ……………...……………………58 3.1.1 Định hướng phát triển kinh doanh ……………...……………………………………58 3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng ………………..………………………….59 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát quy trình cho vay tại Ngân hàng ShinhanVina……………………………………………………………………………….59 3.2.1 Sắp xếp lại nhân sự phòng tín dụng ………………………………………………….60 3.2.1.1 Sắp xếp lại nhân sự …………………………………………………………60 3.2.1.2 Thành lập hội đồng tái thẩm định tại Hội sở ……………………………….63 3.2.2 Giám sát việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay ……………………………...64 3.2.2.1 Nghiêm túc thực hiện trình tự các bước của quy trình cho vay ……………64 3.2.2.2 Nâng cao vai trò của kiểm soát nội bộ ……………………………………..67 3.2.3 Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ ……………………………………………….68 3.2.4 Áp dụng các chế độ đãi ngộ nhân viên ……………………………………………...69 3.3 Kiến nghị…………………………………………………………………………………..70 Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Quy trình tín dụng cơ bản Bảng 1.2: Mô hình xếp hạng của công ty MOODY Bảng 1.3: Mô hình xếp hạng của công ty STANDARD &POOR Bảng 2.1: Qui mô hoạt động của Ngân hàng ShinhanVina năm 2006, 2007, 2008 và 6 tháng năm 2009 Bảng 2.2: Qui mô hoạt động của Ngân hàng IndoVina năm 2006, 2007, 2008 Bảng 2.3: Các chỉ số về hiệu quả hoạt động của ngân hàng ShinhanVina năm 2006, 2007, 2008 và 6 tháng năm 2009 Bảng 2.4: Các chỉ số về hiệu quả hoạt động của ngân hàng IndoVina năm 2006, 2007, 2008 Bảng 2.5: Quy mô dư nợ tín dụng tại Ngân hàng ShinhanVina Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn vay Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo đối tượng vay Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành nghề cho vay Bảng 2.9: Các nhóm nợ tại Ngân hàng ShinhanVina Bảng 2.10: Các nhóm nợ xấu tại Ngân hàng ShinhanVina Bảng 2.11: Các chỉ tiêu về chất lượng dư nợ tín dụng tại Ngân hàng ShinhanVina Bảng 2.12: Bảng chấm điểm tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng ShinhanVina DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Các loại rủi ro tín dụng Hình 1.2: Sơ đồ các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng ShinhanVina Hình 2.2: Biểu đồ tăng trưởng tài sản, vốn huy động, dư nợ cho vay, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng ShinhanVina Hình 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay Hình 2.4: Biểu đồ dư nợ xấu tại Ngân hàng ShinhanVina Hình 2.5: Quy trình phê duyệt hồ sơ tại chi nhánh Ngân hàng ShinhanVina Hình 2.6: Quy trình tái thẩm định, phê duyệt hồ sơ của Chi nhánh tại Hội sở Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu lại nhân sự phòng tín dụng Ngân hàng ShinhanVina LỜI MỞ ĐẦU Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Sự khó khăn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng trên thế giới trong thời gian gần đây, đặc biệt là sự sụp đổ hàng loạt các ngân hàng hàng đầu thế giới như:UBS, Indy Mac, Lehman Brothers… đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ và ảnh hưởng đến toàn thế giới hiện nay. Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của các ngân hàng chủ yếu là do buông lỏng kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng ở Mỹ, đặc biệt là các khoản tín dụng cho vay bất động sản. Với mức đóng góp trên 60% lợi nhuận của ngân hàng, tín dụng giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động của bất kỳ một ngân hàng nào. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong nước và với các ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO, sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Tình hình đó đã đặt ra cho các nhà quản trị Ngân hàng vấn đề về kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế những biến động xấu không lường trước gây ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Ngân hàng Nhà Nước và các Ngân hàng thương mại Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng, tuy nhiên vì mục tiêu gia tăng lợi nhuận nên chất lượng kiểm soát rủi ro tín dụng còn chưa được quan tâm đúng mức. Từ đó xuất hiện ngày càng nhiều các khoản nợ quá hạn là nguyên nhân tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động của các ngân hàng. Mục tiêu của đề tài Đề tài dựa trên sự tập hợp những cơ sở lý luận về tín dụng và công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng cụ thể là họat động cho vay; Đồng thời phân tích thực trạng tín dụng và quy trình quản lý rủi ro họat động cho vay thực tế tại Ngân hàng liên doanh Shinhan Vina; Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm soát quy trình cho vay trong Ngân hàng này. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ShinhanVina. Phạm vi nghiên cứu: đề tài giới hạn nghiên cứu hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp và kiểm soát rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay này, từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát quy trình cho vay tại ngân hàng ShinhanVina. Phương pháp nghiên cứu Đề tài dùng phương pháp duy vật biện chứng, so sánh và phân tích. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Việc xây dựng các giải pháp kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng giúp các nhà quản trị ngân hàng hạn chế các rủi ro trong quá trình cấp tín dụng tại ngân hàng mình công tác; đồng thời còn dự phòng trước giải pháp cho những tình huống xấu có thể xảy ra tránh lúng túng, rơi vào bị động. Mục đích cuối cùng của kiểm soát rủi ro trong tín dụng ngân hàng vẫn là hạn chế tới mức thấp nhất những tác động xấu, sơ xuất trong khâu thẩm định, cho vay và quản lý khoản vay sau khi giải ngân nhằm lành mạnh hoá hoạt động của ngân hàng, giúp ngân hàng phát triển bền vững và lâu dài. Đặc biệt, đề tài tập trung vào nghiên cứu hoạt động cho vay các đối tượng là doanh nghiệp cũng như thực trạng kiểm soát quy trình cho vay tại Ngân hàng Liên doanh ShinhanVina, từ đó đưa ra những giải pháp hiệu quả cho việc kiểm soát quy trình cho vay tại Ngân hàng này. Bố cục của đề tài Chương 1: Tổng quan về rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng Chương 2: Thực trạng kiểm soát quy trình cho vay tại Ngân hàng Liên doanh ShinhanVina Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát quy trình cho vay tại Ngân hàng Liên doanh ShinhanVina Chương 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG 1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1.1 Khái quát về rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng. Như vậy, rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng. Rủi ro tín dụng tiềm ẩn trong tất cả các khâu, từ khi nhận hồ sơ xin vay của khách hàng, thẩm định khoản vay, thực hiện công chứng tài sản đảm bảo, giải ngân, giám sát khoản vay sau giải ngân và thu hồi vốn, lãi đến hạn, và rủi ro tín dụng xuất hiện trong khâu thu hồi vốn gốc và lãi. Căn cứ vào khoản 01 Điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (Ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.” Như vậy, có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ và khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán của ngân hàng. 1 Đây còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng Hình 1.1: Các loại rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch Rủi ro lựa chọn Rủi ro bảo đảm Rủi ro danh mục Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro nội tại Rủi ro tập trung Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được chia ra làm hai loại: rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục (xem hình 1.1). Rủi ro giao dịch: là rủi ro phát sinh trong quá trình giao dịch xuất phát từ những hạn chế trong quá trình giao dịch, xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.  Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.  Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong các hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo.  Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề. 2 Rủi ro danh mục: Là một hình thức của rủi ro tín dụng phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành hai loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.  Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. Ví dụ, loại hình cho vay cầm cố chứng khoán được đánh giá là loại hình tín dụng tiềm ẩn rủi ro nội tại. Vì đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là phát triển nóng và không ổn định. Do đó, giá trị của cổ phiếu thế chấp sẽ có biên độ thay đổi rất lớn nên có thể dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản của các cổ phiếu này khi giá trị nó giảm mạnh trên thị trường và gây ra tổn thất về thu hồi vốn vay của ngân hàng trong trường hợp phát mãi tài sản thế chấp này.  Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho quá trình vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. 1.1.3 Nguyên nhân rủi ro tín dụng 1.1.3.1 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía Ngân hàng thương mại Rủi ro tín dụng phát sinh mà nguyên nhân xuất phát từ phía Ngân hàng thường do các nguyên nhân sau sau: Một là, do sự hạn chế trong năng lực quản lý của Ngân hàng thể hiện ở các vấn đề sau: - Ngân hàng không có đủ thông tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh giá khách hàng,… dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay, hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng. 3 - Ngân hàng thiếu một bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý rủi ro, quản lý hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc từng ngành nghề, sản phẩm địa phương khác nhau để phân tán rủi ro, các dự báo cần thiết trong từng thời kỳ. - Ngân hàng không giải quyết hợp lý quan hệ giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn sử dụng, cụ thể là: dự trữ vốn quá ít so với nhu cầu bảo đảm thanh toán, từ đó dẫn đến mất khả năng thanh toán nếu khách hàng có nhu cầu rút vốn nhiều; hoặc dự trữ vốn quá nhiều, gây ứ đọng vốn, lãng phí trong sử dụng vốn; hoặc lấy vốn ngắn hạn cho vay dài hạn quá mức quy định. - Ngoài ra, năng lực và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng ngân hàng chưa đủ tầm và vấn đề quản lý sử dụng, đãi ngộ cán bộ ngân hàng chưa thỏa đáng. Hai là, do sự chủ quan, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng thể hiện như sau: - Do sự lơi lỏng trong quá trình giám sát trong và sau khi cho vay nên ngân hàng không phát hiện kịp thời hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích. - Quá tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm, coi đó là vật đảm bảo chắc chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi tiền vay. Ba là, do Ngân hàng chạy theo lợi nhuận, buông lỏng quản lý rủi ro Một số ngân hàng do áp lực của việc đạt chỉ tiêu về lợi nhuận đề ra mà sao lãng việc coi trọng chất lượng khoản vay, quá lạc quan và tin tưởng vào sự thành công của phương án kinh doanh của khách hàng. Bên cạnh đó, do sự cạnh tranh chưa thực sự lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng, Ngân hàng chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay 1.1.3.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía khách hàng Một là, khách hàng cố tình lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ngân hàng biểu hiện như sau: 4 - Khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích mà khách hàng trình bày với ngân hàng khi làm hồ sơ vay vốn. Ngoài ra, khách hàng không có thiện chí thanh toán nợ vay khi đến hạn. - Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên, những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đế các doanh nghiệp khác. Hai là, do năng lực kinh doanh của khách hàng yếu kém dẫn đến việc sử dụng vốn vay không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ dẫn tới việc mất khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng, biểu hiện ở các đặc điểm sau: - Doanh nghiệp vay vốn đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý. - Doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất, ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế. - Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch. Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. 1.1.3.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ môi trường kinh doanh Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gồm có: - Sự thay đổi của môi trường tự nhiên như: thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổn thất cho khách hàng vay vốn kinh doanh. 5 - Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới: bởi vì nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia công,… vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu. - Sự tấn công của hàng nhập lậu: với hàng trăm km biên giới trên bộ và trên biển cùng địa hình địa lý phức tạp và tình hình nghèo khó của dân cư vùng biên giới, cuộc chiến đấu với hàng nhập lậu đã kéo dài dai dẳng từ rất nhiều năm qua mà kết quả là hàng lậu vẫn tràn lan tại các thành phố lớn, làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này. - Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương trong việc triển khai. Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có, song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều bất cập. - Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng; năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu; nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát còn lạc hậu, chậm được đổi mới; vai trò kiểm toán chưa được phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu; thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu;… - Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập. Hiện nay, trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của Ngân hàng nhà nước đã hoạt động hơn một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin 6 tín dụng. Tuy nhiên, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin. - Sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vật liệu đầu vào tăng làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng, khó khăn tài chính dẫn đến không có khả năng trả nợ. 1.2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.2.1 Khái niệm về kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng Kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Trong đó, tiếp cận rủi ro một cách khoa học là cách nhận biết rủi ro thông qua việc tập hợp có hệ thống thông tin về tình hình cho vay của tổ chức tín dụng cũng như tình hình kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng. Từ đó đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. 1.2.2 Sự cần thiết của kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng Kiểm soát rủi ro tín dụng trước hết góp phần bảo vệ an toàn cho chính ngân hàng. Việc kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng rất quan trọng, mang ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của ngân hàng. Thông thường tại các ngân hàng Việt Nam, hoạt động tín dụng mang lại tỷ trọng lợi nhuận cao trong tổng thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên tín dụng lại là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro dễ dẫn tới nguy cơ không thu hồi được vốn cho vay. Vì vậy, nếu lơi lỏng kiểm soát rủi ro trong tín dụng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến thua lỗ kéo dài và làm cho ngân hàng bị phá sản. Kiểm soát rủi ro đảm bảo an toàn cho hệ thống Ngân hàng Thương Mại và nền kinh tế. Đối với nền kinh tế, tín dụng giữ vai trò quan trọng là kênh cung cấp vốn hiệu quả cho nền kinh tế, giúp nền kinh tế phát triển bền vững. Nếu việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại không tốt mà hệ lụy là sự phá sản của ngân hàng sẽ dẫn đến sự hoảng loạn của người dân và làm cho người dân hoang 7 mang, rút tiền đồng loạt làm mất khả năng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng, gây sụp đổ cả hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, rủi ro tín dụng còn ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ giữa các nước rất chặc chẽ nên rủi ro tín dụng tại một nước luôn ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan. Kiểm soát rủi ro tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, tín dụng ngân hàng là nguồn cung cấp vốn hữu hiệu, kịp thời giúp các doanh nghiệp có được vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Trong quá trình kiểm soát rủi ro tín dụng đối với các khoản vay của doanh nghiệp, Ngân hàng Thương Mại phát hiện những bất cập trong tình hình tài chính của các doanh nghiệp và kịp thời tư vấn, giúp doanh nghiệp có biện pháp khắc phục kịp thời. 1.2.3 Phương pháp kiểm soát rủi ro quy trình cho vay Để kiểm soát được rủi ro trong hoạt động tín dụng hiệu quả các nhà quản trị ngân hàng cần xây dựng cho ngân hàng mình những phương pháp kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng. Đây là các cách hiệu quả nhất để phát hiện và hạn chế rủi ro trong quá trình kiểm soát rủi ro tín dụng mỗi ngân hàng. Một số biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng thường được các Ngân hàng Thương Mại trong nước và trên thế giới áp dụng hiện nay là xây dựng quy trình tín dụng hợp lý, an toàn, hiệu quả, lựa chọn mô hình đánh giá rủi ro tín dụng hợp lý và sử dụng các tiêu chí đánh giá rủi ro. 1.2.3.1 Xây dựng quy trình tín dụng hợp lý, an toàn, hiệu quả Việc thiết lập và không ngừng hòan thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với họat động tín dụng của ngân hàng. Về mặt hiệu quả, quy trình tín dụng hợp lý góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản trị, quy trình tín dụng có các tác dụng sau đây: 8  Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong họat động tín dụng.  Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính.  Quy trình tín dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong họat động tín dụng. Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Hầu hết các ngân hàng thương mại đều tự thiết kế cho mình một quy trình tín dụng cụ thể bao gồm nhiều bước đi khác nhau với kết quả cụ thể của từng bước đi. Một quy trình tín dụng chung nhất có thể khái quát như sau: Bảng 1.1: Quy trình tín dụng căn bản Các giai đọan Nhiệm vụ của của quy trình tín Nguồn thông tin ngân hàng dụng Lập hồ sơ đề nghị Khách hàng đi Tiếp xúc phổ biến cấp tín dụng vay cung cấp và hướng dẫn thông tin khách hàng lập hồ sơ vay vốn Phân tích tín - Hồ sơ đề nghị - Tổ chức thẩm dụng vay từ giai đọan định về các mặt trước chuyển tài chính và phi sang. tài chính do nhân - Các thông tin bổ viên tín dụng sung từ phỏng hoặc bộ phận vấn, hồ sơ lưu thẩm định thực trữ,… hiện Quyết định tín - Các tài liệu và - Quyết định cho dụng thông tin từ giai vay hoặc từ chối đọan trước cho vay dựa vào chuyển sang và kết quả phân tích. báo cáo kết quả thẩm định. - Các thông tin bổ sung 9 Kết quả của mỗi giai đoạn Hoàn thành bộ hồ sơ vay để chuyển sang giai đọan sau. - Báo cáo kết qủa thẩm định để chuyển sang bộ phận có thẩm quyền để quyết định cho vay. - Quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay dựa vào kết quả thẩm định. - Tiến hành các thủ tục pháp lý như ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng công chứng, và các lọai hợp đồng khác. Giải ngân - Quyết định cho vay và các hợp đồng liên quan. - Các chứng từ làm cơ sở giải ngân. - Thẩm định các chứng từ theo các điều kiện của hợp đồng tín dụng trước khi giải ngân - Chuyển tiền vào tài khỏan tiền gửi của khách hàng hoặc chuyển trả cho nhà cung cấp theo yêu cầu của khách hàng. Giám sát và thanh - Các thông tin từ lý tín dụng nội bộ ngân hàng. - Các báo cáo tài chính định kỳ của khách hàng. - Các thông tin khác. - Phân tích biến động tài khỏan , báo cáo tài chính, kiểm tra mục đích sử dụng vay vốn. - Tái xét và xếp hạng tín dụng. - Thanh lý hợp đồng tín dụng. - Báo cáo kết quả giám sát và đưa ra các giải pháp xử lý. - Lập các thủ tục để thanh lý tín dụng. Tùy theo đặc điểm tổ chức và quản trị, mỗi ngân hàng đều tự thiết kế và xây dựng cho mình một quy trình tín dụng riêng. Sau đây là chi tiết các bước của quy trình tín dụng căn bản: Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị tín dụng Lập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, nó được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Lập hồ sơ tín dụng là khâu quan trọng, thu thập thông tin làm cơ sở thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và quyết định cho vay. Tùy theo đặc điểm và quy mô khoản vay, nhân viên tín dụng yêu cầu khách hàng lập hồ sơ với những thông tin khác nhau. Nhìn chung, một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng những thông tin sau:  Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng.  Thông tin về khả năng sử dụng và hòan trả vốn của khách hàng.  Thông tin về đảm bảo tín dụng. Để thu thập những thông tin căn bản như trên, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng các lọai giấy tờ sau:  Giấy đề nghị vay vốn. 10  Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng, chẳng hạn giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ họat động.  Phương án sản xuất kinh doanh và kế họach trả nợ, hoặc dự án đầu tư.  Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất.  Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay.  Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết. Bước 2: Phân tích tín dụng Phân tích tín dụng là đi sâu tìm hiểu về khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn tới rủi ro cho ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm sóat những lọai rủi ro đó và dự kiến những biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác, phân tích tín dụng còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng làm cơ sở của quyết định cho vay. Cách thức thu thập thông tin và phân tích cụ thể một hồ sơ tín dụng như thế nào sẽ được trình bày trong những chương thẩm định tín dụng ngắn hạn. Bước 3: Quyết định và ký hợp đồng tín dụng Quyết định tín dụng là việc chấp nhận cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau và ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả họat động tín dụng của ngân hàng. Một điều không may là khâu quan trọng này lại là khâu khó xử lý nhất và thường dễ phạm phải sai lầm nhất. Có hai sai lầm cơ bản thường xảy ra trong khâu này:  Quyết định cho vay đối với một khách hàng không tốt.  Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt. Cả hai lọai sai lầm này đều dẫn đến thiệt hại đáng kể cho ngân hàng. Lọai sai lầm thứ nhất dễ dẫn đến thiết hại do nợ quá hạn hoặc nợ không thể thu hồi, tức thiệt 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng