Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện địn...

Tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

.PDF
126
117
109

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ THỊ THU HẰNG GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên - 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ THỊ THU HẰNG GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 86.20.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tâm THÁI NGUYÊN - 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Văn Tâm. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày là trung thực. Luận văn của tôi có tham khảo một số sách, báo, tạp chí và đã được trích dẫn, ghi chú đầy đủ. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019 Tác giả luận văn Vũ Thị Thu Hằng ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, học viên đã nhận được sự giúp đỡ của các khoa, bộ môn và các giảng viên. Tôi trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Đào tạo và Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn cao học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS Nguyễn Văn Tâm, đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Định Hóa, các đồng chí Lãnh đạo các phòng, ban, chức năng của huyện Định Hóa, các tổ chức, cá nhân, bạn bè, đồng nghiệp đã hết sức quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Với hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, luận văn sẽ còn có những hạn chế, thiếu sót, tôi xin trân trọng tiếp thu những ý kiến đóng góp từ Quý Thầy, Cô, đồng nghiệp và các bạn. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, và các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019 Học viên Vũ Thị Thu Hằng iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2 3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................................2 3.1. Ý nghĩa đối với học tập và nghiên cứu khoa học ................................................2 3.2. Ý nghĩa đối với thực tiễn.....................................................................................3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ..............................................4 1.1. Tổng quan một số lý luận về huy động nguồn lực cộng đồng ............................4 1.1.1. Cộng đồng và nguồn lực cộng đồng ................................................................4 1.1.2. Huy động nguồn lực cộng đồng trong phát triển nông thôn ............................5 1.1.3. Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển nông thôn ...................................7 1.2. Một số cơ chế chính sách huy động sự tham gia của cộng đồng ở Việt Nam ...........12 1.2.1. Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng.....................................................12 1.2.2. Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng ........................................................13 1.2.3. Quy chế dân chủ cơ sở ...................................................................................14 1.2.4. Cơ chế huy động sự tham gia của cộng đồng trong chương trình thí điểm xây dựng NTM thời kỳ CNH-HĐH ................................................................................16 1.2.5. Cơ chế huy động cộng đồng trong chương trình MTQG xây dựng NTM ...........18 1.3. Kinh nghiệm huy động nguồn lực từ cộng đồng cho xây dựng NTM ..............19 1.3.2. Bài học kinh nghiệm từ các huyện trong tỉnh Thái Nguyên ..........................19 1.3.3. Bài học kinh nghiệm về huy động nguồn lực từ cộng động cho xây dựng NTM .........................................................................................................................24 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới .................................................................................................25 1.4.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ...........................................25 1.4.2. Chất lượng nguồn nhân lực trong xây dựng nông thôn mới ..........................25 1.4.3. Điều kiện kinh tế hộ và tình hình phát triển kinh tế của địa phương....................26 iv 1.4.4. Lợi ích đạt được khi thực hiện xây dựng nông thôn mới..............................27 1.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ...............................................28 1.6. Bài học kinh nghiệm rút ra cho hoạt động huy động nguồn lực cộng đồng phục vụ xây dựng NTM của huyện Định Hóa .........................................................28 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............30 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................30 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................30 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................38 Bảng 2.1: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Định Hóa ......................................38 giai đoạn 2016 -2018 (theo giá cố định) .......................................................................38 2.2. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................54 2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................54 2.3.1. Phương pháp luận...........................................................................................54 2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................54 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................56 2.3.4. Phân tích số liệu .............................................................................................56 2.3.5. Phương pháp tổng hợp, khái quát hoá............................................................57 2.3.6. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ...............................................................57 2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................58 2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực tài chính ............................................................58 2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về nguồn vật lực (đất đai).......................................................58 2.4.3. Nhóm chỉ tiêu về nguồn nhân lực ..................................................................58 Chương 3 ..................................................................................................................59 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................................59 3.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới huyện Định Hóa .......................................59 3.1.1. Công tác lập quy hoạch. đề án xây dựng NTM .............................................59 3.1.2. Phát triển sản xuất. nâng cao thu nhập cho người dân ...................................60 3.1.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ...................................................................61 3.1.4. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hoá và bảo vệ môi trường ..........................61 v 3.1.5. Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữan ninh. trật tự xã hội .............................................................................................................63 3.1.6. Kết quả huy động, sử dụng nguồn lực ...........................................................63 3.2. Đánh giá chung sau 8 năm triển khai xây dựng NTM huyện Định Hóa...............65 3.2.1. Những kết quả nổi bật đã đạt được khi triển khai Chương trình giai đoạn 2011-2018 ................................................................................................................65 3.2.2. Những hạn chế, tồn tại chủ yếu và nguyên nhân ...........................................66 3.2.3. Các bài học kinh nghiệm ................................................................................67 3.3. Thực trạng nguồn lực cho xây dựng NTM tại huyện Định Hóa .......................68 3.3.1. Huy động và sử dụng nguồn lực tài chính .....................................................68 3.3.2. Đánh giá việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới .................74 3.4. Tình hình huy động nguồn lực cộng đồng cho chương trình xây dựng NTM của 3 xã nghiên cứu .................................................................................................75 3.4.1. Khái quát chung 3 xã nghiên cứu...................................................................75 3.4.2. Sự hiểu biết của người dân và cán bộ xã, thôn về chương trình xây dựng nông thôn mới ..........................................................................................................77 3.4.3. Tình hình huy động nguồn lực xây dựng NTM ở xã Linh Thông .................79 3.4.4. Tình hình huy động nguồn lực xây dựng NTM ở xã Phượng Tiến ...............83 3.4.5. Tình hình huy động nguồn lực xây dựng NTM ở xã Sơn Phú.......................85 3.4.6. Những đóng góp của người dân và cộng đồng vào chương trình xây dựng NTM .........................................................................................................................88 3.4.7. Những khó khăn trong việc huy động nguồn lực cộng đồng vào chương trình xây dựng NTM .........................................................................................................96 3.4.8. Một số nguyên nhân dẫn đến việc huy động nguồn lực cộng đồng cho chương trình xây dựng NTM huyện Định Hóa còn khó khăn .................................98 3.4.9. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) cho việc huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng nông thôn mới huyện Định Hóa.......................100 3.5. Những giải pháp để tăng cường huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Định Hóa ........................................................................101 vi KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................106 1. Kết luận ..............................................................................................................106 2. Kiến nghị ............................................................................................................108 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................111 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa BCĐ Ban chỉ đạo BQL Ban quản lí CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CSHT Cơ sở hạ tầng HTX Hợp tác xã KT-XH Kinh tế xã hội MTQG Mục tiêu quốc gia NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NTM Nông thôn mới PTNT Phát triển nông thôn TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân VHXH Văn hoá - Xã hội VSMT Vệ sinh môi trường XĐGN Xóa đói giảm nghèo viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Định Hóa giai đoạn 2016 -2018 (theo giá cố định) 43 Bảng 2.2: Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây 45 Bảng 2.3: Số lượng gia súc và gia cầm tại thời điểm 1/10 hàng năm 46 Bảng 2.4: Diện tích rừng trồng mới tập trung phân theo loại rừng 47 Bảng 2.5: Diện tích nuôi trồng thủy sản 48 Bảng 2.6: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 49 Bảng 2.7: Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành công nghiệp 49 Bảng 2.8: Giá trị sản xuất công nghiệp 52 Bảng 2.9: Dân số trung bình phân theo giới tính và theo thành thị, nông thôn 55 Bảng 3.10. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng NTM huyện Định Hóa 70 Bảng 3.11. Quy định về vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình XD NTM 76 Bảng 3.12. Đánh giá việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tạihuyện Đinh Hóa thời gian qua (n=30) 81 Bảng 3.13: Một số thông tin 3 xã nghiên cứu thời điểm cuối năm 2018 83 Bảng 3.14: Sự hiểu biết của người dân về chương trình NTM 84 Bảng 3.15: Đánh giá của cán bộ và người dân về việc triển khai xây dựng NTM tại địa phương 86 Bảng 3.16: Kết quả sản xuất lĩnh vực trồng trọt của xã năm 2018 87 Bảng 3.17: Kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực của xã 89 ix Linh Thông năm 2018 Bảng 3.18: Kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực của xã Phượng Tiến năm 2018 91 Bảng 3.19: Kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực của xã Sơn Phú năm 2018 94 Bảng 3.20: Những công việc người dân tham gia vào xây dựng nông thôn mới tại các địa phương 96 Bảng 3.21: Ý kiến đánh giá của cán bộ xã, thôn về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng NTM 98 Bảng 3.22: Giá trị đóng góp bình quân/hộ cho xây dựng các công trình hạ tầng thuộc chương trình NTM của 3 xã nghiên cứu 99 Bảng 3.23: Một số đóng góp của nhân dân xã Sơn Phú trong xây dựng NTM năm 2018 100 Bảng 3.24: Tổng hợp giá trị đóng góp của người dân cho xây dựng NTM ở 3 xã nghiên cứu (tính đến hết tháng 12/2018) 102 Bảng 3.25: Ý kiến của các hộ dân về việc huy động nguồn lực cho chương trình xây dựng NTM 103 Bảng 3.26: Ý kiến của cán bộ xã, thôn về khó khăn huy động nguồn lực từ cộng đồng 104 x DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Sơ đồ vị trí huyện Định Hóa 38 Hình 2.2: Giá trị sẩn xuất các ngành của huyện Định Hóa từ 2016-2018 44 Hình 3.3: Giá trị vốn góp của người dân cho xây dựng NTM của 3 xã nghiên cứu tính đến năm 2018 102 xi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Vũ Thị Thu Hằng Tên luận văn: Giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 1. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng kết quả xây dựng NTM của huyện Định Hóa giai đoạn 2011-2018. -Đánh giá thực trạng huy động nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM trên địa bàn huyện Định Hóa từ năm 2011 - 2018. -Phân tích những khó khăn, hạn chế trong việc huy động nguồn lực của cộng đồng cho chương trình xây dựng NTM . - Đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh sự đóng góp của cộng đồng cho Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2020 - 2025. 2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Định Hóa 3. Phương pháp nghiên Phương pháp luận, Phương pháp thu thập số liệu, Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp. Phương pháp xử lý số liệu, phân tích số liệu, Phương pháp phân tổ Phương pháp so sánh , Phương pháp đồ thị, Phương pháp phân tích SWOT 4. Kết quả nghiên cứu Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là nhằm xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta phát triển nhanh và bền vững, có kết cấu hạ tầng tầng kinh tế xã hội đồng bộ và ngày càng hiện đại; sản xuất xii hàng hóa phát triển; xây dựng giai cấp nông dân có tinh thần tự lực, tự cường, phát triển về mọi mặt thực sự là chủ thể của nông thôn mới. Mục tiêu trên đã được Chính phủ cụ thể bằng 19 tiêu chí tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Sau 8 năm tổ chức thực hiện Chương trình được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của BCĐ Chương trình XD NTM tỉnh, BTV Huyện ủy và UBND huyện, trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả: Số tiêu chí đạt được bình quân/xã tăng 8,1 tiêu chí so với năm 2011 (Từ 2,5 tiêu chí/xã lên 10,6 tiêu chí/xã); số xã đạt chuẩn NTM đạt 5 xã; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng 19,2 triệu đồng/người/năm so với năm 2011 (năm 2011 đạt 7,8 triệu đồng, năm 2018 đạt 27 triệu đồng). Nhận thức về Chương trình XD NTM của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã được nâng lên; Hệ thống Tổ chức thực hiện từ huyện đến xã, thôn đã được thành lập theo đúng quy định của TW và qua thực tiễn hoạt động bước đầu phát huy hiệu quả; Công tác lập quy hoạch chung và lập đề án XD NTM của 23 xã đã hoàn thành, làm cơ sở để các xã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; Hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng nâng cấp; hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, an ninh - quốc phòng được đảm bảo; bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới theo hướng văn minh, tiến bộ. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) là chương trình trọng tâm, xuyên suốt của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với mục tiêu: Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; Gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; Xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; Môi trường sinh thái được bảo vệ; An ninh trật tự được giữ vững; Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Huyện Định Hóa là một huyện miền núi phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên, có 24 đơn vị hành chính cấp xã/phường gồm 1 thị trấn và 23 xã. Trên địa bàn huyện có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Tày đông nhất chiếm gần 50% dân số. Mỗi dân tộc với phong tục, tập quán khác nhau. Định Hóa có địa hình khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núi thấp, đồi cao. Xen giữa các dãy núi đá vôi và đồi, núi đất là những cánh đồng hẹp. Hướng địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phân làm hai vùng. Vùng núi cao bao gồm các xã ở phía bắc huyện có các dãy núi đá vôi và những thung lũng nhỏ hẹp. Vùng núi thấp bao gồm thị trấn Chợ Chu và các xã ở phía nam là vùng núi đất, có độ thoải lớn, có nhiều rừng già và những cánh đồng tương đối rộng, phì nhiêu (nguồn: thainguyen.gov.vn) Trong 8 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả bước đầu, nhưng nhìn chung tiến độ thực hiện Chương trình so sánh với các huyện khác còn chậm, nhiều địa phương chưa khai thác tốt những tiềm năng lợi thế, tinh thần tự lực tự cường, đoàn kết hợp tác của người dân để xây dựng NTM. Việc nghiên cứu và đề xuất 2 giải pháp huy động nguồn lực của cộng đồng, người dân trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018- 2025, theo hướng huy động tối đa nguồn lực của cộng đồng, người dân trong xây dựng NTM là cấp thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng kết quả xây dựng NTM của huyện Định Hóa giai đoạn 2011-2018. -Đánh giá thực trạng huy động nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM trên địa bàn huyện Định Hóa từ năm 2011 - 2018. -Phân tích những khó khăn, hạn chế trong việc huy động nguồn lực của cộng đồng cho chương trình xây dựng NTM . - Đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh sự đóng góp của cộng đồng cho Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2020 - 2025. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa đối với học tập và nghiên cứu khoa học Củng cố kiến thức về kỹ năng thu thập, phân tích xử lý thông tin, kỹ năng đánh giá, cập nhật và phân tích số liệu thu thập từ cơ sở vận dụng vào chuyên ngành đã học vào thực tiễn. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết trình… trong thu thập thông tin và các phương pháp tính toán xử lý số liệu, viết báo cáo. Qua đó giúp cho học viên chủ động trong đánh giá, tự tin, có phương pháp làm việc độc lập, phát huy tính sáng tạo trong việc nắm tình hình chung về lao động việc làm, về phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh cũng như phong tục tập quán của từng vùng tại địa bàn nghiên cứu. 3 3.2. Ý nghĩa đối với thực tiễn Việc đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế trong việc huy động nguồn lực của cộng đồng đầu tư cho Chương trình MTQG xây dựng NTM của huyện từ năm 2011 - 2018. Trên cơ sở đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong huy động nguồn lực của cộng đồng và những nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở trên địa bàn huyện từ 2011-2018 sẽ là tài liệu quý cho địa phương trong công tác chỉ đạo thực hiện chương trình đến năm 2025. Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm huy động tối đa nguồn lực của cộng đồng để tiếp tục đẩy mạnh Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 theo hướng phát triển nông thôn bền vững. Là tài liệu tham khảo cho các độc giả có cùng hướng nghiên cứu về huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng NTM. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan một số lý luận về huy động nguồn lực cộng đồng 1.1.1. Cộng đồng và nguồn lực cộng đồng 1.1.1.1. Cộng đồng Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng có nhiều tuyến nghĩa khác nhau, đồng thời cộng đồng cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: xã hội học, dân tộc học, y học...Khái niệm cộng đồng thường dùng để chỉ nhiều đối tượng có những đặc điểm tương đối khác nhau về quy mô và đặc tính xã hội. Ý nghĩa rộng nhất của cộng đồng là tập hợp người với các liên minh rộng lớn như toàn thế giới (cộng đồng thế giới), một châu lục (cộng đồng Châu Á, cộng đồng Châu Âu....), một khu vực (cộng đồng Asean), cộng đồng còn được áp dụng để chỉ một kiểu xã hội, căn cứ vào những đặc tính tương đồng về sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo (cộng đồng người Do Thái, cộng đồng người da đen tại Hoa Kỳ....). Nhỏ hơn nữa, cộng đồng được dùng khi gọi tên các đơn vị như làng/bản, xã, huyện...những người chung về lý tưởng xã hội, lứa tuổi, giới tính, thân phận xã hội.. . Hiểu một cách đơn giản, cộng đồng là một nhóm người có cùng những đặc điểm chung, ví dụ: đặc quyền, đặc lợi, sống với nhau, cùng chia sẻ tài nguyên và lợi ích chung,... Nói cách khác, cộng đồng là một nhóm người cùng sống với nhau trong một khu vực nhất định, có chung đặc điểm về tâm lý, tác động qua lại và sử dụng tài nguyên vốn có để đạt mục đích chung (Nguyễn Hữu Hồng,2008). Trong phạm vi đề tài này đề cập cụ thể là một cộng đồng là xã, xóm, tổ dân cư, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp. 1.1.1.2. Nguồn lực cộng đồng 5 Một cách khái quát nhất, nguồn lực từ cộng đồng là tất cả các nguồn lực thực tế trong cộng đồng giúp người dân tạo dựng cuộc sống cho chính họ (Vũ Trọng Bình,2008). Theo tác giả này, nguồn lực cộng đồng được khái niệm một cách toàn vẹn bao gồm các thành phần sau: - Các nguồn tài nguyên thiên nhiên (natural capitals): là các nguồn tài nguyên thiên nhiên tồn tại trong cộng đồng. Ví dụ: đất đai, tài nguyên rừng, thuỷ sản, các sản phẩm vật chất khác thuộc quản lý của cộng đồng. - Các nguồn tài sản vật chất (physical capitals): là các công trình được xây dựng phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho đời sống nhân dân tại cộng đồng (và các cộng đồng lân cận). Ví dụ: cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm). - Các nguồn tài sản về con người (human capitals): gồm các kỹ năng (skills), kiến thức (knowledge) và năng lực (talent) của các thành viên trong cộng đồng. - - Các nguồn tài sản xã hội (social capitals): mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng, ví dụ như niềm tin (trust). - - Các nguồn tài sản tài chính (financial capitals): là các nguồn lực kinh tế tồn tại trong cộng đồng như hệ thống ngân hàng đang hoạt động trong vùng, khả năng kinh tế của các thành viên trong cộng đồng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sâu về nguồn lực con người, vật chất của cộng đồng được huy động tham gia trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Định Hóa. 1.1.2. Huy động nguồn lực cộng đồng trong phát triển nông thôn 1.1.2.1. Vai trò của cộng đồng trong phát triển nông thôn Cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông thôn, là cơ sở cho phát triển nông thôn bền vững vì: Họ là chủ thể của sự phát triển là người trực tiếp thực hiện và là người hưởng lợi) Họ biết rõ nhất những khó khăn và nhu cầu của mình. Quản lý 6 nguồn tài nguyên như đất đai, nhà xưởng, sản phẩm địa phương mà quá trình phát triển phải dựa vào đó. Kỹ năng, truyền thống, kiến thức và năng lực của họ là tiềm năng chính để phát triển. Sự cam kết của họ là yếu tố quyết định cho sự phát triển (nếu như họ không ủng hộ một kế hoạch nào, kế hoạch đó sẽ không thực hiện được). Hơn thế nữa, một cộng đồng càng phát triển và năng động, thì càng có khả năng thu hút người dân ở lại, và giữ họ không di chuyển đi nơi khác. 1.1.2.2. Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng Theo các phân tích ở trên thì vai trò của cộng đồng trong phát triển nông thôn được xác định là rất quan trọng. Các nguồn lực cộng đồng có thể huy động cho phát triển nông thôn cũng rất đa dạng. Chính vì thế, những năm vừa qua, cách tiếp cận phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng được thực hiện phổ biến ở nhiều chương trình, dự án phát triển nông thôn trên thế giới. Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng (Community - Based Rural Development - CBRD) là phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng để phát triển các lĩnh vực khác nhau ở khu vực nông thôn. Phương pháp tiếp cận phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng được nhiều chương trình/dự án sử dụng phổ biến. Mỗi chương trình/dự án có mục tiêu riêng, có thể là nhằm tăng cường vai trò của phụ nữ trong cộng đồng, phát triển hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân, quản lý nguồn tài nguyên rừng, cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn… Chính vì thế, có rất nhiều quan niệm khác nhau về phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, có một điểm chính vẫn còn đang có nhiều tranh luận, đó là cách hiểu như thế nào là “dựa vào cộng đồng” (community based). Có ý kiến cho rằng, ở các nước đang phát triển, vấn đề phát triển nông thôn là rất quan trọng do phần lớn dân cư sống ở khu vực nông thôn và hoạt động chính là sản xuất nông nghiệp, vì thế rất nhiều tổ chức khác nhau
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất